Báo cáo Tình hình hoạt động kinh doanh và quy trình tín dụng tại Ngân hàng Đại Tín

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẠI TÍN 1.1.Những nét chính về Ngân hàng Đại Tín 1.1.1.Lịch sử thành lập Ngân hàng 1.1.2.Mạng lưới hoạt động 1.1.3.Sản phẩm dịch vụ chính 1.1.4. Định hướng và mục tiêu phát triển 1.2.Giới thiệu cơ cấu, bộ máy sơ đồ tổ chức 1.2.1. Sơ đồ tổ chức Ngân hàng Đại Tín 1.2.2 Cơ cấu và nhân sự Chi nhánh tại Hà Nội PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẠI TÍN 2.1.Tình hình hoạt động tại Ngân hàng Đại Tín trong thời gian qua 2.1.1.Nguồn vốn 2.1.2.Sử dụng vốn 2.1.3.Kết quả kinh doanh 2.2.Quy trình tín dụng tại Ngân hàng Đại Tín PHẦN III: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 3.1.Kết quả đạt được 3.2.Những khó khăn tồn tại 3.3.Một số giải pháp PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẠI TÍN 1.1.Những nét chính về Ngân hàng Đại Tín 1.1.1.Lịch sử thành lập Ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Đại Tín (tên khác TRUSTBank) chính thức thành lập vào năm 1989, với tên gọi là Ngân hàng TMCP nông thôn Rạch Kiến - ngân hàng cổ phần đầu tiên của tỉnh Long An được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0047/NH-GP ngày 29/12/1993. Ngân hàng TMCP nông thôn Rạch Kiến được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động Ngân hàng Thương mại cổ phần Đô thị và đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín theo quyết định số 2136/QĐ-NHNN ngày 17/09/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Việc chấp thuận cho Ngân hàng Đại Tín chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn sang Ngân hàng TMCP đô thị tạo điều kiện cho Ngân hàng nâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của TRUSTBank với mục tiêu phấn đấu trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế, cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng từ cơ bản đến cao cấp, hoàn thành mục tiêu đưa TRUSTBank trở thành một trong số các ngân hàng có chất lượng phục vụ tốt nhất tại Việt Nam. Ban đầu trụ sở chính đóng tại số 1, thị tứ Long Hòa, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, Việt Nam và chuyển đến địa chỉ mới tại số 145-147-149 Hùng Vương, phường 2, Thị xã Tân An, Tỉnh Long An từ ngày 21/08/2008. 1.1.2.Mạng lưới hoạt động Hiện nay, Ngân hàng TMCP Đại Tín đã có mạng lưới cơ bản phủ sóng trên tất cả 3 miền Việt Nam với 53 Chi nhánh và Phòng giao dịch. Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng tiếp tục được mở rộng cùng với nhịp độ tăng trưởng và ngày càng lớn mạnh của Ngân hàng, dự kiến đạt con số 60 vào cuối năm 2009. Cụ thể mạng lưới phủ sóng của Ngân hàng hiện tại như sau: Tại khu vực miền Bắc: 01 chi nhánh và 08 phòng giao dịch Tại khu vực miền Trung: 01 chi nhánh và 03 phòng giao dịch Tại khu vực miền Đông Nam Bộ: 02 chi nhánh và 01 phòng giao dịch Tại Thành phố HCM: 01 chi nhánh và 16 phòng giao dịch Tại khu vực đồng bằng SCL: 01 hội sở, 03 chi nhánh, 16 phòng giao dịch 1.1.3.Sản phẩm dịch vụ chính : Là một Ngân hàng Thương mại Cổ phần, Đại tín Ngân hàng cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp, đáp ứng nhu cầu của thị trường bao gồm: Huy động vốn (nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức) bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ Sử dụng vốn (cho vay ngắn - trung - dài hạn, đầu tư, hùn vốn liên doanh - liên kết ) bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ Cung cấp các Dịch vụ ngân hàng (dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, chuyển tiền, dịch vụ bảo lãnh ) Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng đang tiếp mở rộng mạng lưới hoạt động trên khắp cả nước, đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cũng như nâng cao chất lượng phục vụ của mình nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1838 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình hoạt động kinh doanh và quy trình tín dụng tại Ngân hàng Đại Tín, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẠI TÍN 1.1.Những nét chính về Ngân hàng Đại Tín 1.1.1.Lịch sử thành lập Ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Đại Tín (tên khác TRUSTBank) chính thức thành lập vào năm 1989, với tên gọi là Ngân hàng TMCP nông thôn Rạch Kiến - ngân hàng cổ phần đầu tiên của tỉnh Long An được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0047/NH-GP ngày 29/12/1993. Ngân hàng TMCP nông thôn Rạch Kiến được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động Ngân hàng Thương mại cổ phần Đô thị và đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín theo quyết định số 2136/QĐ-NHNN ngày 17/09/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Việc chấp thuận cho Ngân hàng Đại Tín chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn sang Ngân hàng TMCP đô thị tạo điều kiện cho Ngân hàng nâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của TRUSTBank với mục tiêu phấn đấu trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế, cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng từ cơ bản đến cao cấp, hoàn thành mục tiêu đưa TRUSTBank trở thành một trong số các ngân hàng có chất lượng phục vụ tốt nhất tại Việt Nam. Ban đầu trụ sở chính đóng tại số 1, thị tứ Long Hòa, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, Việt Nam và chuyển đến địa chỉ mới tại số 145-147-149 Hùng Vương, phường 2, Thị xã Tân An, Tỉnh Long An từ ngày 21/08/2008. 1.1.2.Mạng lưới hoạt động Hiện nay, Ngân hàng TMCP Đại Tín đã có mạng lưới cơ bản phủ sóng trên tất cả 3 miền Việt Nam với 53 Chi nhánh và Phòng giao dịch. Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng tiếp tục được mở rộng cùng với nhịp độ tăng trưởng và ngày càng lớn mạnh của Ngân hàng, dự kiến đạt con số 60 vào cuối năm 2009. Cụ thể mạng lưới phủ sóng của Ngân hàng hiện tại như sau: Tại khu vực miền Bắc: 01 chi nhánh và 08 phòng giao dịch Tại khu vực miền Trung: 01 chi nhánh và 03 phòng giao dịch Tại khu vực miền Đông Nam Bộ: 02 chi nhánh và 01 phòng giao dịch Tại Thành phố HCM: 01 chi nhánh và 16 phòng giao dịch Tại khu vực đồng bằng SCL: 01 hội sở, 03 chi nhánh, 16 phòng giao dịch 1.1.3.Sản phẩm dịch vụ chính : Là một Ngân hàng Thương mại Cổ phần, Đại tín Ngân hàng cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp, đáp ứng nhu cầu của thị trường bao gồm: Huy động vốn (nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức) bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ Sử dụng vốn (cho vay ngắn - trung - dài hạn, đầu tư, hùn vốn liên doanh - liên kết…) bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ Cung cấp các Dịch vụ ngân hàng (dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, chuyển tiền, dịch vụ bảo lãnh…) Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ… Ngân hàng đang tiếp mở rộng mạng lưới hoạt động trên khắp cả nước, đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cũng như nâng cao chất lượng phục vụ của mình nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. 1.1.4. Định hướng và mục tiêu phát triển: TRUSTBank định hướng trở thành một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị phát triển, có nghiệp vụ đa dạng, chất lượng phục vụ cao, công nghệ ngân hàng hiện đại, mạng lưới kênh phân phối rộng dựa trên nền tảng mô hình tổ chức và quản lý theo chuẩn mực quốc tế, công nghệ thông tin hiện đại, công nghệ ngân hàng tiên tiến, từng bước đưa TRUSTBank trở thành một thương hiệu ngân hàng bán lẻ có uy tín trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế...xem chi tiết Dựa trên nền tảng định hướng nêu trên, Ngân hàng TMCP Đại Tín sẽ tiếp tục đưa ra các giải pháp mới nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra:             Tăng vốn điều lệ: đảm bảo lộ trình do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đề ra, đến năm 2010 vốn điều lệ tăng lên 3.000 tỷ đồng. Phát triển nguồn vốn huy động: hiện đại hóa công nghệ ngân hàng trực tuyến, cho ra các sản phẩm đa dạng, chương trình khuyến mại phù hợp, đáp ứng nhu cầu thiết thực và tốt nhất với từng đối tượng khách hàng. Xác định đối tượng và chính sách hoạt động kinh doanh: xác định đối tượng đầu tư tín dụng phù hợp để vừa nhanh chóng tạo ra lợi nhuận, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định và lâu dài. Nghiên cứu đầu tư, tham gia liên doanh góp vốn đối với một số dự án trọng điểm; cơ cấu lại tài sản sinh lời nhằm đảm bảo hoạt động an toàn và ổn định thông qua các nghiệp vụ đầu tư trên thị trường liên Ngân hàng, đầu tư trái phiếu, chứng khoán. Xác định thị trường và lĩnh vực kinh doanh khác: nhanh chóng nắm bắt các cơ hội kinh doanh trên thị trường mục tiêu, có kế hoạch thâm nhập các thị trường tiềm năng. Phát triển các dịch vụ Ngân hàng: nâng cấp chất lượng dịch vụ hiện có, tạo điều kiện hỗ trợ cho các nghiệp vụ khác phát triển, liên kết với các Ngân hàng bạn để phát triển các dịch vụ Ngân hàng nhằm phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.         Phát triển mạng lưới hoạt động: tiếp tục phát triển mạng lưới đến các vùng trọng điểm kinh tế trong nước nhằm giúp cho Ngân hàng tiếp cận và mang sản phẩm Ngân hàng đến với khách hàng. Phát triển nguồn nhân lực: Với một kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp, chính sách tiền lương, thưởng hợp lý, Ngân hàng có thể thu hút và đào tạo được nhiều cán bộ, nhân viên giỏi và có tâm huyết với nghề, từ đó dễ dàng vượt qua khó khăn, thử thách, phát triển an toàn và bền vững. Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng: là một trong những định hướng quan trọng của Ngân hàng, nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn công tác quản trị, điều hành, đồng thời là nền tảng cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại. 1.2.Giới thiệu cơ cấu, bộ máy sơ đồ tổ chức 1.2.1. Sơ đồ tổ chức Ngân hàng Đại Tín Ngân hàng TMCP Đại Tín (TRUSTBank) đã thiết lập một cơ cấu quản trị điều hành phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại (Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ) và các hướng dẫn về các tổ chức và hoạt động của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc ngân hàng TMCP Nhà nước và nhân dân (Quyết định 1087/QĐ-NHNN ngày 27/08/2001 của Ngân hàng Nhà nước). Hội đồng quản trị Hội đồng Quản trị (HĐQT) của Ngân hàng Đại Tín gồm 7 thành viên, họp định kỳ hàng quý để thảo luận các vấn đề liên quan đến hoạt động của Ngân hàng. Hội đồng có vai trò xây dựng định hướng chiến lược tổng thể và định hướng hoạt động lâu dài cho Ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho Ban điều hành. Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Hoàng Văn Toàn, Phó Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Đình Mậu. Ban kiểm soát Nhiệm vụ của Ban là kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống TRUSTBank về sự tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý của ngành ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Đại Tín. Qua đó, Ban Kiểm soát đánh giá chất lượng điều hành và hoạt động của từng đơn vị, tham mưu cho Ban điều hành, cũng như đề xuất khắc phục yếu kém, đề phòng rủi ro, nếu có. Ban điều hành Ban điều hành gồm có Tổng Giám đốc điều hành chung và 5 Phó Tổng Giám đốc phụ tá cho Tổng Giám đốc. Ban điều hành có chức năng cụ thể hóa chiến lược tổng thể và các mục tiêu do HĐQT đề ra, bằng các kế hoạch và phương án kinh doanh, tham mưu cho HĐQT các vấn đề về chiến lược, chính sách và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng. Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đại Tín là ông Trần Sơn Nam. Các Phó Tổng giám đốc là ông Đỗ Hoàng Linh, ông Nguyễn Văn Tùng, bà Huỳnh Thị Đơ, bà Lâm Hồng Trinh và bà Ngô Kim Huệ. Bộ máy nhân sự của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Đại Tín tính đến ngày 23/10/2009 là 668 người và cũng tiếp tục tăng lên đi cùng với sự mở rộng mạng lưới hoạt động các chi nhánh. Đa số cán bộ nhân viên trong Ngân hàng có trình độ Đại học và trên Đại học, thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn tại trung tâm Đào tạo của Trustbank và các trường Đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước. 1.2.2 Cơ cấu và nhân sự Chi nhánh tại Hà Nội Hiện tại (tính đến tháng 23/01/2010) Chi nhánh của Trustbank tại Hà Nội có mạng lưới gồm 1 Chi nhánh và 8 Phòng giao dịch như sau: Chi nhánh HN: (địa chỉ) 96 Bà Triệu, P.Hàng Bài, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội. PGD Cầu Giấy: 126 Nguyễn Phong Sắc, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. PGD Đống Đa: 163 Đặng Tiến Đông, P.Trung Liệt, Q.Đống Đa, Hà Nội. PGD Hào Nam: 165 Phố Hào Nam, P.Ô Chợ Dừa, Q.Đống Đa, Hà Nội. PGD Từ Liêm: Số 6 Xuân La, Xuân Đỉnh, H.Từ Liêm, Hà Nội. PGD Trung Hoà: 30 Nguyễn Thị Định, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội. PGD Hoài Đức: Km6 tỉnh lộ 419, thôn Chùa Tổng, La Phù, H.Hoài Đức, Hà Nội. PGD Thạch Thất: Lô 8 KCN Kim Khí, Xã Phùng Xá, H.Thạch Thất, Hà Nội. PGD Sơn Đồng: Ngã tư Sơn Đồng, tỉnh lộ 62 Sơn Đồng, H.Hoài Đức, Hà Nội. Tổng nhân sự của toàn Chi nhánh Hà Nội khoảng trên 90 người (bao gồm cả nhân viên chính thức và nhân viên học việc, thử việc). Người đứng đầu Chi nhánh Hà Nội là Ông Vũ anh Tuấn - Giám đốc. Hai Phó Giám đốc là ông Lê Như Ngọc và ông Phạm Anh Thăng. Bộ phân tín dụng (Phòng kinh doanh), Trưởng phòng là ông Doãn Mậu Quế. Về cơ cấu tổ chức, Chi nhánh có 05 Phòng nghiệp vụ: Phòng Hành chính - Tổ chức. Phòng Kinh doanh. Phòng Kế toán - tài chính Phòng Đầu tư Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn. PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẠI TÍN 2.1.Tình hình hoạt động tại Ngân hàng Đại Tín trong thời gian qua 2.1.1.Nguồn vốn: Vốn điều lệ: Đến ngày 31/12/09 đạt 1500 tỷ đồng, tăng 996 tỷ đồng, tốc độ tăng 198% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 18% trong tổng nguồn vốn hoạt động Vốn huy động từ TCKT và dân cư: Số dư tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và dân cư đến 31/12/09 đạt 4.634 tỷ đồng, tăng 2.618 tỷ đồng, tốc độ tăng 130% so với đầu năm, thực hiện 97% kế hoạch. Doanh số huy động cả năm đạt 30.412 tỷ đồng, doanh số chi trả đạt 27.794 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với năm trước. Vốn huy động từ NHNN và các TCTD khác: Nguồn vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng trong năm 2009 cũng góp phần đáng kể trong tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng. Số dư huy động và vay từ NHNN, các TCTD khác đến 31/12/09 là 2.229 tỷ đồng, tăng 1.869 tỷ, tốc độ tăng 519% so với đầu năm Tổng tài sản đến 31/12/2009 đạt 8.516 tỷ đồng, tăng 5.526 tỷ đồng, tốc độ tăng 185% so với đầu năm, thực hiện 118% kế hoạch. 2.1.2.Sử dụng vốn: Hoạt động tín dụng: Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2009 đạt 5.214 tỷ đồng, tăng 3.590 tỷ đồng, tốc độ tăng 221% so với đầu năm, chiếm 75% tổng tài sản có sinh lời. Doanh số cho vay cả năm đạt 8.858 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 5.268 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với năm trước. Theo hình thái tiền tệ, dư nợ VND đạt 5.213 tỷ đồng, tăng 3.589 tỷ đồng, tốc độ tăng 221% so với đầu năm; dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 1 tỷ đồng. Theo kỳ hạn, dư nợ cho vay ngắn hạn là 4.078 tỷ đồng, tăng 2.815 tỷ đồng, tốc độ tăng 223% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 78%; dư nợ cho vay trung, dài hạn là 1.136 tỷ đồng, tăng 775 tỷ đồng, tốc độ tăng 215% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 22% trong tổng dư nợ. Theo loại hình khách hàng, dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 1.418 tỷ đồng, tăng 886 tỷ đồng, tốc độ tăng 157% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 27%; dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt 3.796 tỷ đồng, tăng 2.724 tỷ đồng, tốc độ tăng 254% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 73% trong tổng dư nợ. Dư nợ xấu đến 31/12/09 là 2,3 tỷ đồng, tăng 0,3 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm tỷ lệ 0,04% trên tổng dư nợ; số dư bảo lãnh là 88 tỷ đồng, giảm 71% so với đầu năm Hoạt động đầu tư: Số dư các khoản đầu tư đạt 711 tỷ, tăng 708 tỷ so với đầu năm, trong đó số dư đầu tư góp vốn, mua cổ phần là 68 tỷ, số dư đầu tư kinh doanh chứng khoán là 643 tỷ, tăng 640 tỷ so với đầu năm. 2.1.3.Kết quả kinh doanh: Thu nhập: Tổng thu nhập năm 2009 là 699 tỷ đồng, tăng 503 tỷ đồng, tốc độ tăng 257% so với năm 2008, đạt 112% kế hoạch. Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng 65% tăng 140% so với năm 2008, trong đó thu lãi cho vay chiếm 88% tồng thu từ hoạt động tín dụng. Thu nhập ngoài tín dụng chiếm tỷ trọng 35%,tăng gấp 34 lần so với năm 2008, thu từ kinh doanh chứng khoán đạt 14,59 tỷ đồng, thu khác đạt 222 tỷ đồng. Chi phí: Tổng chi phí năm 2009 là 637 tỷ đồng, tăng 470 tỷ đồng, tốc độ tăng 282% so với năm 2008, vượt 66% so với kế hoạch. Chi phí từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng 56%, tăng 194%, trong đó chi trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng 98% trong tổng chi hoạt động tín dụng. Chi phí ngoài hoạt động tín dụng, chiếm tỷ trọng 44% trong tổng chi phí. Lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuân trước thuế năm 2009 đạt 62 tỷ đồng, tăng 116% so với năm 2008, đạt 26% kế hoạch năm 2009. Trong đó: Lợi nhuận từ HĐ Tín dụng : 98,57 tỷ đồng Lợi nhuận từ HĐ Dịch vụ : 0,11 tỷ đồng Lợi nhuận từ KD ngoại hối: -0,84 tỷ đồng Lợi nhuận từ KD chứng khoán : -3,73 tỷ đồng Lợi nhuận từ hoạt động khác: 102,49 tỷ đồng Chi phí quản lý điều hành : 134,14 tỷ đồng Tuy tổng thu nhập thực hiện vượt 12% kế hoạch với số tuyệt đối tăng 76 tỷ đồng, nhưng do tổng chi phí vượt 66% kế hoạch với số tuyệt đối tăng 254 tỷ đồng nên lợi nhuận trước thuế năm 2009 chỉ đạt 26% kế hoạch. 2.2.Quy trình tín dụng tại Ngân hàng Đại Tín Một quy trình tín dụng từ lúc tiếp nhận đơn xin vay vốn của khách hàng cho tới khi kí kết hợp đồng với khách hàng của một ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Đại tín nói riêng thì một cán bộ tín dụng thường phải trải qua các bước công việc sau: Bước 1: Phỏng vấn khách hàng vay Khi có khách hàng đến đề nghị vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ làm bước đầu tiên là thực hiện phỏng vấn khách hàng. Nội dung phỏng vấn: Tùy theo đối tượng khách hàng là tổ chức hay cá nhân, hộ gia đình…để có nội dung phỏng vấn phù hợp. Mục đích của việc phỏng vấn nhằm tìm hiểu các thông tin về tính pháp lý, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, trình độ chuyên môn quản lý, uy tín của khách hàng trong quan hệ tín dụng, trong đời sống; nghề nghiệp, nơi làm việc, nhu cầu, mục đích của khoản vay, khả năng thu nhập hoàn trả gốc, lãi, tài sản dự dịnh đảm bảo cho khoản vay, tình hình, đặc điểm của tài sản…Đồng thời tư vấn cho khách hàng các thông tin về điều kiện cho vay, thời hạn, lãi suất cho vay…phù hợp với mục đích, quy mô vốn cần vay cũng như phù hợp với đặc thù, tình hình hoạt động và khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn. Sau khi phỏng vấn, nếu khách hàng không đáp ứng đủ các điều kiện về vay vốn (tình trạng pháp lý, tài chính không đủ điều kiện theo quy định, phương án sử dụng vốn không hiệu quả, không khả thi…) thì giải thích lý do và khuyên họ không nên làm đơn đề nghị vay vốn hoặc chỉ đồng ý cho vay một phần nhu cầu vốn tùy theo tình hình thực tế mà cán bộ tín dụng xét thấy. Trường hợp khách hàng đáp ứng đủ điều kiện vay vốn thì hướng dẫn cho khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Bước 2: Yêu cầu khách hàng lập, cung cấp hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ Một bộ hồ sơ tín dụng bao gồm Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ tín dụng, Hồ sơ tài chính và Hồ sơ tài sản (dưới đây trình bày quy trình tín dụng của khoản vay có tài sản bảo đảm). Cán bộ tín dụng là người có nghĩa vụ hoàn thành tất cả các loại hồ sơ này đối với từng món cho vay. Để hoàn thiện các hồ sơ này thì cán bộ tín dụng phải yêu cầu khách hàng cung cấp các loại giấy tờ, hồ sơ, tài liệu sau: Phục vụ Hồ sơ pháp lý: Các tài liệu giấy tờ khách hàng cần cung cấp phục vụ cho Hồ sơ pháp lý bao gồm: - Giấy đăng ký kinh doanh, đăng ký mẫu dấu, đăng ký thuế (nếu có). - Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức (các nội dung quan trọng: quyền hạn, chức năng của Hôi đồng quản trị/hội đồng thành viên, của Giám đốc/người đại diện theo pháp luật, cơ cấu, tổ chức, hoạt động...). - Biên bản góp vốn của các thành viên góp vốn thành lập doanh nghiệp, tổ chức. - Quyết định về việc bổ nhiệm chủ tịch Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc/Giám đốc, Kế toán trưởng. - Giấy Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của khách hàng vay vốn hoặc người đứng đầu doanh nghiệp, tổ chức vay vốn. - Biên bản họp Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị của doanh nghiệp, tổ chức về việc thông qua kế hoạch vay vốn ngân hàng, ủy nhiệm người đứng ra thay mặt doanh nghiệp, tổ chức vay vốn ngân hàng (nếu đại diện vay vốn là đại diện theo ủy quyền). - Giấy tờ thể hiện tình trạng hôn nhân của khách hàng (nếu là cá nhân), sổ Hộ khẩu. Phục vụ Hồ sơ vay vốn: Các tài liệu giấy tờ khách hàng cần cung cấp phục vụ cho Hồ sơ vay vốn bao gồm: - Giấy đề nghị vay vốn ngân hàng trong đó nêu rõ mức vốn, thời hạn, lãi suất mà khách hàng đề nghị vay đi kèm phương án vay và trả nợ. - Phương án sử dụng vốn vay: khách hàng lập phương án/dự án kinh doanh đối với doanh nghiệp hoặc kế hoạch sử dụng vốn vay đối với cá nhân trong đó nêu rõ nguồn vốn vay sẽ được sử dụng vào mục đích gì, cách thức sử dụng vốn ra sao, hiệu quả tài chính dự kiến tạo ra như thế nào (tính toán chi phí, doanh thu, lợi nhuận dự kiến), từ đó dự tính phương án và kế hoạch trả nợ cho ngân hàng. - Các số chứng từ, hóa đơn, hợp đồng kinh tế đầu ra, đầu vào liên quan trực tiếp tới khoản vay… Phục vụ Hồ sơ tài chính: Các tài liệu giấy tờ khách hàng cần cung cấp phục vụ cho hồ sơ tài chính bao gồm: - Báo cáo tài chính (gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kêt quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính) 2 năm gần nhất (nếu chưa hết năm thì phải có báo cáo tài chính tính tới thời điểm đề nghị vay vốn). Ngoài ra có thể yêu cầu cung cấp thêm bảng chi tiết một số tài khoản về phải thu, phải trả, tài sản, nguồn vốn…để làm cơ sở đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. - Các báo cáo kiểm toán (nếu có). - Bảng kê khai thuế có xác nhận của cơ quan thuế (nếu có); - Một số chứng từ, hóa đơn, hợp đồng kinh tế đầu ra, đầu vào mà doanh nghiệp, tổ chức đã và đang thực hiện, minh chứng cho sự hoạt động liên tục của doanh nghiệp, tổ chức. Phục vụ Hồ sơ tài sản bảo đảm: Các tài liệu giấy tờ khách hàng cần cung cấp phục vụ cho Hồ sơ tài sản bảo đảm bao gồm: - Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, căn hộ. - Các giấy tờ về bảo hiểm cho tài sản bảo đảm (nếu cần)… Nếu tài sản bảo đảm là của cá nhân, hộ gia đình thì phải bổ sung thêm các loại giấy tờ sau: - Chứng minh nhân dân của vợ (hoặc chồng), Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng, giấy đăng ký kết hôn, giấy CMND của các thành viên từ 15 tuổi trở lên trong Hộ gia đình nếu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho Hộ gia đình. Bước 3: Tiến hành thẩm định, đánh giá và lập các tờ trình thẩm định Sau khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, cán bộ tín dụng kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ, nếu như chưa đầy đủ thì yêu cầu khách hàng vay bổ sung. Trường hợp không đủ điều kiện, không phù hợp với chính sách cho vay của Ngân hàng thì báo cáo cho lãnh đạo phòng xem xét và thông báo cho khách hàng lý do từ chối cho vay (trả lời trực tiếp hoặc bằng văn bản). Khi hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ thì tiếp nhận, lập phiếu giao nhận hồ sơ với khách hàng, lập giấy hẹn thẩm định với khách hàng (tối đa 3 ngày làm việc đối với khoản vay ngắn hạn và 5 ngày làm việc đối với khoản vay trung, dài hạn). Khâu thẩm định là một khâu quan trọng nhất trong quy trình tín dụng, khi đó cán bộ tín dụng sẽ căn cứ vào các hồ sơ, tài liệu, thông tin do khách hàng cung cấp và thông tin bên ngoài thu thập được sẽ đánh giá, suy xét về tình hình của khách hàng vay, về tính an toàn, tính khả thi, hiệu quả khoản vay và về tài sản bảo đảm cho khoản vay. Ngoài thông tin thu được từ khách hàng thì Cán bộ tín dụng cần phải tiến hành điều tra, thu thập, khai thác thông tin từ các nguồn sau: Thông tin thu được do tiếp xúc trực tiếp với khách hàng: Cán bộ tín dụng sẽ phải trực tiếp đến gặp gỡ, tiếp xúc với khách hàng, tham quan nơi cư trú, trụ sở doanh nghiệp, xưởng sản xuất…để thẩm định lại các thông tin do khách hàng cung cấp, ghi chép, đánh giá nhận xét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, hiện trạng tài sản, tư cách, đạo đức, nhân thân khách hàng… Thông tin từ các ngân hàng đã từng có quan hệ với khách hàng. Thông tin từ các khách hàng và đối tượng khác có liên quan tới khách hàng (nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, khách hàng tiêu thụ sản phẩm đầu ra, các đối tác, bạn bè làm ăn, thậm chí là những người có quen biết, hàng xóm láng giềng …). Thông tin từ các cơ quan quản lý khách hàng (cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra, cơ quan chủ quản, cơ quan đơn vị đã từng công tác với khách hàng là cá nhân…). Thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC). Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chí: báo chí, đài, truyền hình, internet… Các nguồn thông tin càng đa dạng, phong phú, đầy đủ thì càng có cơ sở và căn cứ để đánh giá về khách hàng một cách chính xác và toàn diện. Một kênh thông tin quan trọng và mang tính bắt buộc phải có là thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (hỏi tin từ website: qua đó biết được quan hệ dư nợ và tình hình thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng trong lịch sử và trong hiện tại với các tổ chức tín dụng. Trên cơ sở các nguồn thông tin từ hồ sơ khách hàng cùng các nguồn thông tin bên ngoài khác thu thập được, Cán bộ tín dụng tiến hành lập báo cáo thẩm định để trình lãnh đạo phê duyệt (gọi là Tờ trình thẩm định khách hàng). Trong báo cáo thẩm định phải trình bày được các nội dung cơ bản sau: a) Đánh giá về bản thân khách hàng: Đầu tiên phải đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng (bao gồm năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự). Với khách hàng là doanh nghiệp phải đánh giá được mô hình tổ chức, tư cách và khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo, tình hình hoạt động chung của ngành nghề kinh doanh, quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng, nhận xét về trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, gia đình, xã hội của những người lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức… Với khách hàng là cá nhân thì phải đánh giá được các yếu tố về nhân thân, nghề nghiệp, quá khứ công tác, trình độ chuyên môn, trình độ học vấn, uy tín, tác phong, tư cách đạo đức, quan hệ xã hội…của bản thân khách hàng. b) Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng: Thông qua báo cáo tài chính khách hàng cung cấp, đánh giá về độ trung thực, chính xác của các số liệu trên báo cáo tài chính. Trên cơ sở tính toán, phân tích các chỉ tiêu của báo cáo tài chính để đánh giá năng lực tài chính, tình hình hoạt động, quy mô, cơ cấu và tính thanh khoản của tài sản và nguồn vốn, tình hình vay nợ, mức độ đảm bảo an toàn và rủi ro vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Thông qua các hóa đơn chứng từ, hợp đồng kinh tế đầu vào, đầu ra để đánh giá tình hình hoạt động của khách hàng trên các giác độ: tính liên tục và ổn định, quy mô hoạt động, tình hình luân chuyển và quay vòng vốn, tình hình tiêu thụ sản phẩm đầu ra, hiệu quả hoạt động... Với khách hàng là cá nhân phải xem xét, đánh giá kỹ lưỡng quy mô và mức độ ổn định của các nguồn thu nhập (chính, phụ)… c) Đánh giá về hiệu quả, tính khả thi của phương án sử dụng vốn và phương án trả nợ: Thẩm định, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án sử dụng vốn: sự cần thiết đầu tư, địa điểm, quy mô, công suất, công nghệ, các yếu tố đầu vào, giá cung ứng nguyên liệu, thị trường và khả năng tiêu thụ, phân phối sản phẩm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, phương diện tổ chức quản lý nhân lực… Tính toán lại và đánh giá hiệu quả tài chính dự kiến của phương án kinh doanh: doanh thu, chi phí, lợi nhuận, phương án sử dụng tiền vay và trả nợ của khách hàng. Đánh giá các yếu tố khác của phương án/dự án như: điều kiện về đảm bảo vệ sinh môi trường, các tác động tích cực, tiêu cực và hiệu quả kinh tế - xã hội do phương án/dự án mang lại… d) Đưa ra ý kiến tổng hợp và đề xuất cho vay: Sau khi xem xét, phân tích tất cả các yếu tố trên, trong Tờ trình thẩm định khách hàng, Cán bộ tín dụng sẽ nhận xét về khoản vay, đề xuất có cho vay hay không cho vay. Nếu xét thấy có thể cho vay thì phải đề xuất rõ: Mức cho vay, phương thức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, phương thức giải ngân, phương thức trả nợ, các điều kiện về đảm bảo cho khoản vay, các điều kiện cần bổ sung trong hợp đòng tín dụng... Phần cuối của Tờ trình thẩm định khách hàng sẽ là phần phê duyệt cho vay của lãnh đạo Phòng kinh doanh và Giám đốc chi nhánh, cũng phải có đầy đủ ý kiến về các nội dung cơ bản vừa nói ở trên. Ngoài tờ trình Thẩm định khách hàng, Cán Bộ tín dụng phải lập Tờ trình thẩm định tài sản bảo đảm, Biên bản định giá tài sản bảo đảm trong đó nêu đánh giá, thẩm định của mình về tài sản được khách hàng dự định đảm bảo cho khoản vay. Tờ trình phải nêu được mối quan hệ sở hữu của khách hàng với tài sản bảo đảm, mối quan hệ giữa khách hàng với Người bảo lãnh (nếu việc vay vốn của khách hàng được bảo lãnh bằng tài sản của người thứ ba), mô tả chi tiết về vị trí, đặc điểm, hiện trạng của tài sản bảo đảm, tính toán được giá trị của tài sản bảo đảm từ đó làm căn cứ để xác định giá trị mà tài sản có thể đảm bảo được cho khoản vay. Căn cứ để định giá giá trị tài sản bảo đảm Cán bộ tín dụng có thể tham khảo từ nhiều nguồn thông tin: Trực tiếp khảo sát thực tế tài sản bảo đảm, tham khảo thông tin giá cả từ các tài sản có vị trí, đặc điểm và hiện trạng tương đồng với tài sản cần định giá, căn cứ vào các quy định pháp luật phù hợp đối với tài sản đang định giá, dùng các phương pháp tính toán số học và các phương pháp thẩm định để tiến hành định giá, tham khảo các thông tin từ thị trường, từ các tin mua bán, rao vặt trên các phương tiện thông tin đại chúng… Sau khi tính toán được giá trị thực tế còn lại của tài sản bảo đảm, Cán bộ tín dụng tiến hành lập Tờ trình thẩm định tài sản bảo đảm, Biên bản thẩm định giá trị tài sản bảo đảm trong đó trình bày được đầy đủ các nội dung thẩm định đã nêu, đưa ra đề xuất về giá trị mà tài sản có thể đảm bảo cho khoản vay sao cho vừa đảm bảo tính an toàn của việc cho vay, đồng thời vừa phản ánh được thực tế giá trị của tài sản trên thị trường. Bước 4: Trình lãnh đạo xem xét, phê duyệt khoản vay Sau khi đã lập Tờ trình thẩm định khách hàng, Tờ trình thẩm định tài sản bảo đảm, Cán bộ tín dụng trình toàn bộ Hồ sơ vay vốn để lãnh đạo phòng xem xét, phê duyệt. Lãnh đạo Phòng kinh doanh (tín dụng) sẽ xem xét toàn bộ hồ sơ vay vốn, thẩm định lại các nội dung đã được tính toán, sau đó cho ý kiến đề xuất của mình vào Tờ trình thẩm định. Giám đốc chi nhánh căn cứ Tờ trình thẩm định đã có ý kiến, chữ ký của Cán bộ tin dụng và lãnh đạo Phòng kinh doanh để xem xét và quyết định cho vay hay không cho vay và thống nhất các điều khoản cho vay, đề nghị sửa đổi điều khoản hay yêu cầu bổ sung, cung cấp thêm thủ tục, hồ sơ nếu xét thấy chưa đầy đủ. Bước 5: Tiến hành ký kết Hợp đồng tín dụng Sau khi khoản vay được lãnh đạo phòng và Giám đốc phê duyệt đồng ý cho vay thì Cán bộ tín dụng sẽ cùng khách hàng hoàn chỉnh thủ tục, hồ sơ; cùng nhau thống nhất các điều khoản cho vay đã được lãnh đạo phòng phê duyệt. Sau khi đã thống nhất, Cán bộ tín dụng tiến hành soạn thảo Hợp đồng tín dụng. Mẫu Hợp đồng tín dụng do Ngân hàng TMCP Đại Tín ban hành với các nội dung, đề mục yêu cầu sẽ làm căn cứ để các Cán bộ tín dụng soạn thảo các hợp đồng với khách hàng. Hợp đồng sau khi được soạn thảo xong sẽ trình lãnh đạo phòng và Giám đốc xem xét, kiểm tra lại lần cuối các điều khoản đã được thống nhất, sau đó cùng với khách hàng, hai bên sẽ tiến hành cùng nhau ký kết Hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng sẽ được lập nhiều bản: - 01 (một) bản giao cho Khách hàng giữ. - 01 (một) bản Cán bộ tín dụng dùng để lưu Hồ sơ tín dụng. - 01 (một) bản chuyển cho Phòng Kế toán – Tài chính để thực hiện giải ngân và thu nợ. Bước 6: Lập, ký kết và công chứng Hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản bảo đảm Sau khi Hợp đồng tín dụng được ký kết, Cán bộ tín dụng có trách nhiệm đề nghị khách hàng giao bản chính các giấy tờ tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, lập phiếu biên nhận hồ sơ giấy tờ, đồng thời cùng với khách hàng hoàn thiện Hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu cho vay có bảo đảm bằng tài sản), trình trưởng Phòng xem xét đề nghị Giám đốc chi nhánh phê duyệt. Hợp đồng đảm bảo tiền vay phải được công chứng, chứng thực (nếu quy định phải công chứng) và được đăng ký giao dịch bảo đảm. Tiến hành phong tỏa tài sản bảo đảm (nếu pháp luật có quy định), Cán bộ tín dụng lập Thông báo phong tỏa tài sản trình lãnh đạo Phòng, Giám đốc ban hành để gửi các tổ chức, cá nhân liên quan. Bước 7: Tạo tài khoản tín dụng trên SmartBank Cán bộ tín dụng tiến hành lập và nhập đầy đủ, chính xác các thông tin về tài khoản cho khách hàng và cho khản vay trên phần mềm SmartBank. Bước 8: Giải ngân khoản vay Sau khi đã hoàn thiện các thủ tục thì Cán bộ tín dụng sẽ làm việc với Phòng ké toán để tiến hành giải ngân khoản vay cho khách hàng theo quy định. Các công việc Cán bộ tín dụng cần thực hiện sau khi giải ngân: Kiểm tra sau cho vay Trong vòng một tháng kể từ ngày giải ngân, Cán bộ tín dụng thực hiện việc kiểm tra sau cho vay lần đầu tiên và lập Biên bản kiểm tra sau cho vay. Việc kiểm tra sau cho vay (kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, kiểm tra hiện trạng tài sản bảo đảm…) cần phải tiến hành định kỳ hoặc đột xuất khi Cán bộ tín dụng cảm thấy cần thiết, khi phát hiện việc sử dụng vốn vay có vấn đề…Việc kiểm tra sau cho vay là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng diễn ra đúng mục đích và có hiệu quả, kịp thời phát hiện những rủi ro, những biến cố theo chiều hướng không mong muốn, nằm ngoài dự tính của khoản vốn vay hoặc với tài sản bảo đảm để kịp thời đưa ra hướng xử lý phù hợp… Đôn đốc việc trả nợ gốc và lãi Cán bộ tín dụng có trách nhiệm kết hợp với Kế toán viên theo dõi và đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Thanh lý Hợp đồng tín dụng Khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi thì Hợp đồng tín dụng sẽ được thanh lý. Cán bộ tín dụng thực hiện một số công việc sau: - Lập biên bản nhận bàn giao đối với Phòng kho quỹ về hồ sơ tài sản bảo đảm. - Lập đề nghị xuất ngoại bảng đối với Phòng kế toán. - Lập phiếu trả Hồ sơ tài sản bảo đảm. - Lập thông báo giải chấp. - Lập đơn đề nghị xóa đăng ký giao dịch bảo đảm theo mẫu của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Lưu trữ Hồ sơ tín dụng Cán bộ tín dụng là người có trách nhiệm lưu giữ và bảo quản hồ sơ tín dụng theo quy định của Pháp luật và quy định của Ngân hàng Đại Tín. PHẦN III: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 3.1.Kết quả đạt được Nhìn chung Ngân hàng Đại Tín đã thực hiện tốt các chủ trương của NHNN về điều hành tiền tệ, tín dụng nhằm ổn định thị trường. Mặt khác, thực hiện cân đối lại nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm bảo thanh khoản và các tỷ lệ an toàn, triển khai nhiều chương trình sản phẩm, tiện ích mới, rà soát lại các mặt hoạt động, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, các quy chế, quy trình tiếp tục được triển khai thực hiện…nhờ vậy nên đã duy trì , phát triển được hoạt động và đạt được những kết quả nhất định. Thứ nhất,đảm bảo thanh khoản và các chỉ số hoạt động ( thời điểm 31/12/2009). Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: 29,18% ( quy định 8%). Tỷ lệ khả năng chi trả trong 7 ngày : 1,12 (quy định >=1). Tỷ lệ khả năng chi trả trong 1 tháng : 34% ( quy định >=25%). Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung - dài hạn: 0,5% ( quy định <= 30%). Thứ hai, các chỉ tiêu chính có tốc độ tăng trưởng cao: Tổng tài sản tăng 185% , tài sản Có sinh lời tăng 255%, vốn huy động TCKT và dân cư tăng 130%, dư nợ cho vay tăng 221%, mạng lưới hoạt động tăng lên con số 61 điểm hoạt động (so với đầu năm). Thứ ba, kiểm soát tốt nợ xấu: dư nợ xấu đến cuối năm chiếm tỷ lệ 0,04% trên tổng dư nợ, giảm 0,08% so với đầu năm, đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch được giao. Thứ tư, đã thực hiện trích lập đầy đủ dự phòng chung và dụ phòng cụ thể theo đúng quy định của NH. Thứ năm kịp thời ban hành các quy chế, quy trình nghiệp vụ phù hợp với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 3.2.Những khó khăn tồn tại Mặc dù Ngân hàng đã có những biện pháp tích cực, tuy nhiên một số chỉ tiêu như Vốn điều lệ, vốn huy động, lợi nhuận không hoàn thành kế hoạch. Một số khó khăn chủ yếu: Thứ nhất, khó khăn trong việc cân đối nguồn vốn sử dụng vốn và cân đối về kỳ hạn. Đến cuối năm 2009, tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động thị trường là 113%, tăng 32% so với đầu năm. Tuy vẫn đảm bảo về tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn theo quy định, nhưng xét thực chất, Ngân hàng có biểu hiện lệch về kỳ hạn. Thứ hai, về nhân sự mặc dù đã được chú trọng và bổ sung, tuy nhiên việc bố trí nhân sự có trình độ nghiệp vụ, có năng lực công tác, đặc biệt là ở các vị trí quản lý vẫn chưa theo kịp yêu cầu phát triển của Ngân hàng. Thứ ba về hiệu quả hoạt động. Nguồn thu tạo ra lợi nhuận ròng của Ngân hàng chủ yếu từ hoạt động tín dụng, trong khi đó mặt bằng lãi suất huy động ngày càng tăng cao, chênh lệch giữa lãi suất huy động- cho vay thu hẹp, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Ngân hàng. Hoạt động kinh doanh tiền tệ, kinh doanh vàng, thanh toán quốc tế, dịch vụ, kiều hối chưa phát triển, thu nhập từ những hoạt động này chiếm tỷ trọng rất nhỏ, ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch lợi nhuận của Ngân hàng. Thu nhập từ hoạt động đàu tư, góp vốn liên doanh chưa đạt kế hoạch, tốc độ phát triển mạng lưới cao đã làm tăng chí phí tài sản, thiết bị, nhân sự…gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động ngân hàng. 3.3.Một số giải pháp Trước tiên , trong công tác quản trị điều hành cần hoàn thiện, điểu chỉnh bổ sung các quy chế, quy trình, hướng dẫn, làm cơ sở cho việc thực hiện các mặt nghiệp vụ, đảm bảo hoạt động thống nhất, ổn định, an toàn và hiệu quả. Điều hành hoạt động trên cơ sở cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn theo tiền tệ, kỳ hạn và tuân thủ những quy định về tỷ lệ an toàn trong các hoạt động. Tiếp đến công tác huy động vốn cần nghiên cứu, triển khai các chương trình khuyến mại, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích…đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Thực hiện các chính sách ưu đãi lãi suất linh hoạt, kịp thời nhằm thu hút khách hàng. Cải tiến phong cách giao dịch, xây dựng tác phong giao tiếp chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Với công tác đầu tư kinh doanh cần tích cực tìm kiếm dự án hiệu quả, đẩy mạnh đầu tư dài hạn, nâng cao hiệu quả trong hoạt động đầu tư liên doanh. Thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường, chọn cổ phiếu các doanh nghiệp, các ngành có tỷ suất sinh lợi cao, tính thanh khoản tốt và phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội để đầu tư, kinh doanh nhằm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Với công tác thanh toán quốc tế và KD ngoại hối thì cần phát triển các sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu, tăng cường công tác tiếp thị thu hút khách hàng giao dịch. Kết hợp theo dõi diễn biến thị trường trong nước và thế giới, nắm bắt thời cơ thuận lợi trong kinh doanh ngoại hối nhằm tăng thu nhập cho ngân hàng. Đặc biệt trong công tác tín dụng cần tập trung tăng trưởng dư nợ phù hợp với quy mô nguồn vốn huy động. Nâng cao chất lượng công tác tín dụng, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản vay, tích cực đôn đốc thu nợ và lãi đến hạn, tránh để phát sinh nợ quá hạn và lãi treo. Bên cạnh đó nghiên cứu xây dựng các chương trình, sản phẩm tín dụng đa dạng theo từng nhóm đối tượng khách hàng như cho vay thấu chi, bao thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, cho vay qua mạng, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng…Hoàn thiện và triển khai thực hiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo đúng quy định của NHNN. Đồng thời cải tiến các quy trình tín dụng nhằm rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cho khách hàng. Trong số các nghiệp vụ kinh doanh của mình thì tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu và cũng là nội dung chủ yếu của bản thân các nhân viên của toàn hệ thống. Đây là nghiệp vụ tạo ra lợi nhuận cao nhất, nó chiếm khoảng 2/3 lợi tức nghiệp vụ ngân hàng có từ tiền lãi cho vay. Nhưng đây cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Có vô số các rủi ro khác nhau khi cho vay, xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc không chi trả được nợ khi đến hạn làm cho ngân hàng bị phá sản gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho toàn bộ nền kinh tế. Quá trình phát triển của Việt Nam theo hướng CNH - HĐH theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của Đảng, Nhà nước đòi hỏi việc triển khai ngày càng nhiều các dự án đầu tư, với nguồn vốn trong và ngoài nước, thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong đó, nguồn vốn cho vay theo dự án đầu tư của NHTM ngày càng phổ biến, cơ bản và quan trọng đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ. Đó cũng là một thách thức không nhỏ đối với các NHTM về sự an toàn và hiệu quả của nguồn vốn cho vay theo dự án. Bởi vì, các dự án đầu tư thường đòi hỏi số vốn lớn, thời gian kéo dài và rủi ro rất cao. Để đi đến chấp nhận cho vay, thì thẩm định dự án đầu tư về mặt tài chính dự án đầu tư là khâu quan trọng, quyết định chất lượng cho vay theo dự án của ngân hàng. Thẩm định tài chính dự án đầu tư ngày càng có ý nghĩa vô cùng to lớn, đảm bảo lợi nhuận, sự an toàn cho ngân hàng. Những năm vừa qua, mặc dù các NHTM đã chú trọng đến công tác thẩm định nhưng nhìn chung kết quả đạt được chưa cao, gây ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của NH. Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh 96 Bà Triệu-Ngân hàng Đại Tín “

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1514.doc
Tài liệu liên quan