Báo cáo Tình hình hoạt động và phương hướng kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Techcombank

MỞ ĐẦU Với mục tiêu tăng cường sự gắn kết giữa lý luận với thực tế, kết hợp học tập ở nhà trường với phục vụ xã hội, thực tập tốt nghiệp là một nội dung học tập rất quan trọng và cần thiết cho các sinh viên khoa Kinh tế đầu tư nói riêng và trường Đại học Kinh tế quốc dân nói chung. Hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ thực tập và căn cứ kế hoạch thực tập tốt nghiệp đã được xây dựng cho chuyên ngành Kinh tế đầu tư, trong thời gian qua, em đã thực tập ở Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank). Sau bốn tuần thực tập, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong Ngân hàng, đặc biệt là các anh chị trong phòng Thẩm định dự án trung và dài hạn, em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp về những vấn đề chung của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam. Kết cấu báo cáo tổng hợp: gồm 3 chương - Chương I: Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). - Chương II: Tình hình hoạt động của Techcombank trong năm 2006 - Chương III: Phương hướng kế hoạch kinh doanh của Techcombank trong năm 2008 Do thời gian thực tập còn ít nên những hiểu biết của em về ngân hàng Techcombank còn hạn chế vì thế báo cáo tổng hợp không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô hướng dẫn. Em xin chân thành cảm ơn! LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) I- Giới thiệu khái quát II. Lịch sử hình thành III- Mạng lưới, cơ cấu tổ chức 1. Mạng lưới của Techcombank 1.1. Hội sở chính của Techcombank 1.2. Sở giao dịch và các chi nhánh 1.3. Phòng giao dịch và các quỹ tiết kiệm 2. Cơ cấu tổ chức IV- Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng 1. Sản phẩm & Dịch vụ Ngân hàng cá nhân 1.1. Tiết kiệm 1.2. Tài khoản 1.3. Tín dụng bán lẻ 1.4. Dịch vụ bán lẻ Doanh nghiệp 1.5. Sản phẩm và dịch vụ khác 2. Sản phẩm & dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp 2.1. Dịch vụ tài khoản 2.2. Tín dụng Doanh nghiệp 2.3. Sản phẩm ngoại hối và quản trị rủi ro 2.4. Dịch vụ thanh toán trong nước 2.5. Dịch vụ thanh toán quốc tế 2.5. Dịch vụ bảo lãnh 2.6. Dịch vụ bao thanh toán 3. Sản phẩm & Dịch vụ Ngân hàng điện tử CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TECHCOMBANK TRONG NĂM 2006 I - Những thành tích mà Techcombank đã đạt được trong những năm qua II- Tình hình hoạt động của Techcombank trong năm 2006 1. Tổng quan 2. Tình hình hoạt động cụ thể 2.1. Dịch vụ khách hàng cá nhân 2.2. Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp 2.3. Hoạt động liên ngân hàng 2.4. Công nghệ thông tin 2.5. Quản trị rủi ro tổng hợp 2.6. Hợp tác quốc tế 2.7.Đội ngũ nhân viên CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA TECHCOMBANK TRONG NĂM 2008 I- Các định hướng kinh doanh chủ đạo toàn hệ thống 2008 1. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển cơ sở khách hàng cá nhân và dịch vụ ngân hàng bán lẻ đa dạng 2. Phát triển các sản phẩm ngân hàng doanh nghiệp, chú trọng bán chéo các sản phẩm dịch vụ với trọng tâm 3. Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển mạng lưới tại các vùng ưu tiên theo chiến lược đã đề ra 4. Tập trung phát triển nguồn lực nhằm chuẩn bị cho các bước phát triển lớn năm 2008 với trọng tâm 5. Tập trung xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động với các nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu 6. Tiếp tục hoàn thiện và triển khai các dự án hiện đại hóa ngân hàng, các chương trình hợp tác với đối tác trong phát triển kinh doanh với trọng tâm ưu tiên II- Các chỉ tiêu chính xây dựng kế hoạch 2008 1. Các mục tiêu chung toàn hệ thống 2. Kế hoạch phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng 2.1. Phát triển tín dụng 2.2. Chất lượng tín dụng 2.3. Kế hoạch huy động vốn 2.4. Kế hoạch phát triển dịch vụ 2.5. Lợi nhuận gộp sau dự phòng 2.6. Kế hoạch phát triển khách hàng KẾT LUẬN

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2098 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình hoạt động và phương hướng kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Techcombank trong việc thực hiện chiến lược tăng tốc qua phát triển tổng tài sản, tín dụng, dịch vụ, mạng lưới, phát triển sản phẩm mới cũng như quan hệ với các đối tác chiến lược Trong năm tổng tài sản của Techcombank đã tăng lên đến gần 18000 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 1500 tỷ đồng, duy trì vị trí một trong các ngân hàng cổ phần hàng đầu về quy mô và vốn điều lệ. Lợi nhuận trước thuế của cả năm 2006 đạt trên 356 tỷ, là ngân hàng có mức lợi nhuận cao thứ 3 trong hàng ngũ các ngân hàng cổ phần. Mạng lưới trải dài 15 tỉnh, thành trên cả nước với 73 điểm giao dịch. Số lượng cán bộ nhân viên đạt 1584 người Doanh thu cho cả năm 2006 đạt 1398 tỷ đồng. Doanh thu từ khu vực dịch vụ cả năm 2006 đạt 132 tỷ, khẳng định vị trí dẫn đầu của Techcombank trong khối các NHCP. Doanh thu dịch vụ thuần đạt 101 tỷ, tăng khoảng 52% so với cả năm 2005, và chiếm 20% tổng doanh thu thuần, nhờ vào sự tăng trưởng đều và mạnh của nhiều loại dịch vụ như: thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, bảo lãnh, dịch vụ tín dụng, dịch vụ thẻ…Tổng nguồn vốn huy động cho cả năm 2006 đạt 14637 tỷ đồng, tăng gần 6000 tỷ so với năm 2005. Trong đó huy động từ khu vực dân cư đạt 6684.45 tỷ đồng, chiếm 46% trong tổng huy động vốn. Dư nợ tín dụng tính đến 31.12.2006 đạt trên 8810 tỷ đồng, tăng trên 3000 tỷ so với năm 2005 Có thể nói, năm 2006 là năm Techcombank ra mắt nhiều sản phẩm bán lẻ mới với các tính năng hiện đại như: chứng chỉ tiền gửi, hệ thống tài khoản, các sản phẩm tiết kiệm…Các sản phẩm này được khách hàng rất quan tâm và hưởng ứng. Tiêu biểu sản phẩm Chứng chỉ tiền gửi Lộc Xuân đã huy động được gần 300 tỷ sau 2 tháng triển khai. Tài khoản tiết kiệm đa năng F@stUni trở thành sản phẩm chủ lực của ngân hàng chỉ sau vài tháng, sản phẩm tiết kiệm giáo dục đã có trên 200 khách hàng với tổng giá trị hợp đồng trên 3.5 tỷ đồng sau chưa đầy 1 tháng chính thức cung cấp, sản phẩm thanh toán qua tin nhắn điện thoại di động F@stMobiPay đã gây được tiếng vang nhất định trên thị trường Hoạt động thanh toán và phát hành thẻ của Techcombank phát triển mạnh mẽ với tổng số thẻ phát hành lũy kế tính đến 31.12.2006 đã đạt gần 130.000 thẻ (con số này vào cuối năm 2005 là 50000 thẻ). Tổng số máy ATM và POS được Techcombank lắp đặt và triển khai tương ứng là 98 và 2313. Năm 2006 là năm khởi sắc đối với công tác phát triển các sản phẩm thẻ mới với sự ra mắt thẻ phát hành ngay F@stAccess vào đầu năm 2005. Thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa tuy mới chính thức được cung cấp trung tuần tháng 12.2006 đã đạt con số phát hành lũy kế trên 3000 thẻ Đối với phân đoạn khách hàng doanh nghiệp trong năm 2006, Techcombank tiếp tục đẩy mạnh công tác marketing, quảng bá sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng. Công tác Marketing trực tiếp được đẩy mạnh thông qua các cuộc hội thảo, gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp ngành nghề như: hội thảo các doanh nghiệp gỗ, điều, năng lượng…Đặc biệt, Techcombank càng ngày càng chú trọng việc cung cấp các sản phẩm “trọn gói, một cửa” cho các doanh nghiệp thông qua các mối liên kết, hợp tác với các đối tác cung cấp dịch vụ logistic như Vinalink, Vinafco, Germandept… Hoạt động kinh doanh của Techcombank trong năm đã được đánh giá cao ở trong và ngoài nước. Tháng 9/2006 Techcombank đã được tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín thế giới Moody’s xếp hạng với các đánh giá rất khả quan theo đó, xếp hạng tín nhiệm của Techcombank theo đánh giá của Moody’s đã đạt xấp xỉ các ngân hàng hàng đầu Việt Nam. 2. Tình hình hoạt động cụ thể 2.1. Dịch vụ khách hàng cá nhân Tiếp tục đẩy mạnh định hướng Ngân hàng bán lẻ, trong năm 2006, dịch vụ Ngân hàng cá nhân đã có bước phát triển vượt bậc trong mọi lĩnh vực từ huy động vốn đến tín dụng tiêu dùng và đặc biệt là dịch vụ thẻ và tài khoản. Doanh số huy động và tín dụng và đặc biệt là số lượng khách hàng cá nhân đã tăng trưởng nhảy vọt trong năm. Số lượng khách hàng cá nhân đã tăng lên đến 144817 khách hàng, so với 78725 khách hàng cuối năm 2005 Về huy động vốn Năm 2006, đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, lượng vốn đổ vào thị trường chứng khoán cũng tăng lên đáng kể. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư rót vào thị trường chứng khoán tăng mạnh. Thực tế đó đã đặt ra thử thách không nhỏ cho công tác huy động vốn của Techcombank nói riêng và của các ngân hàng thương mại nói chung. Tuy nhiên, có thể nói công tác huy động vốn trong năm 2006 của Techcombank tiếp tục là điểm nhấn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vốn huy động từ dân cư năm 2006 đạt 6684.45 tỷ đồng tăng 72% so với năm 2005 chiếm 46% trong cơ cấu huy động chung của Ngân hàng Bảng cơ cấu huy động vốn Tỷ VNĐ Cơ cấu 31/12/2005 31/12/2006 So sánh 31/12/05 Tổng nguồn huy động 9259 14636 158% Các TCKT 2382 2882 121% Dân cư 3891 6684 172% Các TCTD 2986 5070 170% Tín dụng bán lẻ Với sự tăng trưởng của nền kinh tế, mức sống của người dân tăng lên, nhu cầu của các cá nhân về sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng cao và tinh tế hơn. Thói quen tích lũy đang dần thay thế bởi một hành vi tiêu dùng mới, thay vì tích lũy người dân đã dần quen với các sản phẩm tín dụng ngân hàng, tạo lập một cuộc sống tiện nghi ngay bằng nguồn vốn hỗ trợ của ngân hàng. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tiếp tục là thế mạnh của Techcombank trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ và được nhiều khách hàng đón nhận và đánh giá cao như Sản phẩm tín dụng trọn gói, Gia đình trẻ, Nhà mới, Ô tô xịn. Đặc biệt là sản phẩm Thấu chi tài khoản cá nhân F@stAdvance đã gây tiếng vang khi cho phép thấu chi tới 300 triệu đồng đối với hình thức có thế chấp và 100 triệu đối với hình thức tín chấp. Đây là một sự cải tiến đột phá của Techcombank so với các ngân hàng bạn Chính nhờ các yếu tố đó, trong năm 2006 dư nợ cho vay bán lẻ của ngân hàng tiếp tục có sự tăng trưởng đáng kể, tổng dư nợ cho vay khách hàng dân cư đến cuối tháng 12.2006 đạt 2817 tỷ đồng tăng 80.5% Các sản phẩm bán lẻ có dư nợ lớn là cho vay nhà (chiếm 37.9% tổng dư nợ cho vay bán lẻ), cho vay ô tô, cho vay hộ kinh doanh cá thể, và các hình thức cho vay tiêu dùng khác. Tỷ lệ nợ 3-5 của khách hàng cá nhân là 1.58% trong năm 2006 giảm 0.42% so với năm 2005. Bảng tỷ lệ huy động vốn và tín dụng bán lẻ Tỷ VNĐ 2004 2005 2006 Huy động dân cư 2129 3892 6684.45 Cho vay bán lẻ 940 1560 2817 Tỷ lệ cho vay/Huy động 44% 40% 42% Các sản phẩm mới dành cho khách hàng cá nhân Năm 2006, là năm mà khách hàng cá nhân của Techcombank “được mùa”các sản phẩm bán lẻ. Trên cơ sở những cuộc điều tra, nghiên cứu, nhằm nắm bắt nhu cầu của khách hàng, rất nhiều sản phẩm mới trong 1 tháng, khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn khi đến với Techcombank. Sự nỗ lực trong công tác phát triển sản phẩm cũng phần nào thể hiện được định hướng trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Chứng tỏ cam kết tiên phong về công nghệ, các sản phẩm mới của Techcombank đều được phát triển dựa trên nền công nghệ hiện đại, phù hợp với phong cách sống năng động và hiện đại của khách hàng. Chùm sản phẩm trong hệ thống “Siêu tài khoản” là một minh chứng điển hình cho các nỗ lực cải tiến về công nghệ. Với các sản phẩm tiết kiệm Tiết kiệm đa năng (cho phép rút gốc linh hoạt), Tiết kiệm trả lãi định kì (cho phép khách hàng tính lãi theo quý hoặc tháng tại mọi điểm giao dịch của Techcombank), Tiết kiệm giáo dục (sản phẩm liên kết Ngân hàng – Bảo hiểm), khách hàng đã có thể tiết kiệm cận với các tiện ích toàn diện cho một cuộc sống hiện đại. Năm 2006 chứng kiến sự hợp tác đầu tiên trên lĩnh vực Ngân hàng – Bảo hiểm của Việt Nam, giữa Techcombank với Bảo Việt Nhân Thọ: trên cơ sở mối hợp tác này Techcombank và Bảo Việt Nhân Thọ đã cùng ra mắt hai sản phẩm bancassurance, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam: tiết kiệm giáo dục và Bảo hiểm tín dụng cho sản phảm Nhà mới và ô tô xịn. Chỉ trong tháng triển khai đầu tiên đã có trên 200 khách hàng trên địa bàn Hà nội đăng ký tham gia sản phẩm Tiết kiệm Giáo dục trong đó hợp đồng cao nhất trị giá 360 triệu đồng với kỳ hạn 2 năm, có 7% khách hàng ký với kỳ hạn cao nhất là 10 năm. Bên cạnh đó, năm 2006 đánh dấu bước cải tiến đột phá của Techcombank khi chính thức ra mắt thẻ thanh toán Quốc tế Techcombank Visa, cho phép chủ thẻ sử dụng để thanh toán và rút tiền trên phạm vi toàn cầu. Thẻ cũng được tích hợp thêm các tính năng thấu chi, tiết kiệm, và truy vấn thông tin tài khoản từ xa Homebanking. Năm 2006 cũng là năm khởi đầu cho nỗ lực tham gia thương mại điện tử của Techcombank với việc chính thức cung cấp sản phẩm thanh toán hóa đơn hàng hóa qua tin nhắn điện thoại di động F@stMobiPay. Đây là bước đầu tiên trong lộ trình triển khai cổng thanh toán điện tử của Techcombank. Sản phẩm đã thu hút được sự quan tâm của giới truyền thông và khách hàng Công tác phát hành thẻ và thanh toán thẻ Với tốc độ tăng trưởng trung bình 300%/năm của thị trường thẻ Việt Nam hiện nay, công tác phát hành thẻ và thanh toán thẻ của Techcombank tiếp tục được tiếp sức. Năm 2006, cũng là năm đánh dấu giai đoạn phát triển mới trong công tác phát hành và thanh toán thẻ của Techcombank với việc Trung tâm thẻ được tách riêng thành đơn vị kinh doanh và hạch toán độc lập. Qua đó, tạo động lực cho các cán bộ, nhân viên trong Trung tâm nỗ lực làm việc và thúc đẩy hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Trên cơ sở phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của Compass Plus, Techcombank đã đa dạng hóa các sản phẩm thẻ theo tính năng phục vụ khách hàng. Sản phẩm thẻ trao ngay F@stAccess-i đáp ứng nhu cầu khách hàng về mặt thời gian, thủ tục. Sản phẩm thẻ F@stAccess đáp ứng nhu cầu của khách về một công cụ quản lý tài chính hiện đại và hiệu quả…Đặc biệt cuối năm 2006, vơi sự kiện đón nhận thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa gia nhập dòng sản phẩm thẻ, Techcombank đã đáp ứng được nhu cầu sở hữu một chiếc thẻ có thể thanh toán trên phạm vi toàn cầu của khách hàng. Nhờ nỗ lực cải tiến và đa dạng hóa các dòng sản phẩm thẻ, tổng số thẻ phát hành lũy kế đến cuối năm 2006 đạt 78436 thẻ, tăng trên 200% so với năm 2005. Tổng số dư trên tài khoản thẻ tăng lên đáng kể, đạt 354.5 tỷ đồng vào cuối năm. Tính đến cuối năm 2006 Techcombank phát triển được 2319 đơn vị chấp nhận thẻ. Doanh số thanh toán qua POS lũy kế trong năm 2006 đạt 18126 tỷ đồng. Số lượng máy ATM được lắp đặt và triển khai là 98 máy. Số lượng giao dịch thành công trên các máy ATM cũng được Techcombank cải thiện liên tục, tăng sự hài lòng của khách hàng. Với việc thành lập Ban dịch vụ Khách hàng, các khách hàng thẻ đã có một đường dây nóng hỗ trợ 24/7 các phản hồi của khách hàng, khắc phục nhanh chóng các sự cố xảy ra. Đây cũng là một nỗ lực rất lớn của Techcombank trong việc chăm sóc khách hàng tốt hơn với chất lượng cao hơn. 2.2. Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp tiếp tục là nguồn thu chính thức của Techcombank về lãi suất tín dụng và phí dịch vụ. Năm 2006 cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về tín dụng và huy động doanh nghiệp. Đặc biệt thu nhập phi tín dụng đã tăng mạnh đưa Techcombank trở thành ngân hàng cổ phần dẫn đầu về lĩnh vực này. Huy động vốn Tổng số vốn huy động từ doanh nghiệp đạt 3178 .22 tỷ đồng chiếm 21.2% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, đạt mức tăng trưởng so với năm 2005 là 33%. Số lượng khách hàng tổ chức kinh tế cũng tăng lên từ 1575 khách hàng trong năm 2005 lên 2073 khách hàng trong năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 31.6%. Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục là phân đoạn khách hàng quan trọng của Techcombank, chiếm 30% trong tổng huy động vốn từ các khách hàng doanh nghiệp Tín dụng doanh nghiệp Tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đến cuối năm 2006 đạt 5993 tỷ đồng tăng 57% so với năm 2005. Chiếm tỷ trọng 68% trong tổng dư nợ cho vay khách hàng của Techcombank. Tỷ lệ nợ 3-5 đối với khách hàng doanh nghiệp là 3.8% tăng 0.7% so với năm 2005. Trong tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp 65% là cho vay ngắn hạn phần còn lại là cho vay trung dài hạn. Cho vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động cho vay của ngân hàng (57.9% trong tổng dư nợ khách hàng doanh nghiệp). Về mặt cơ cấu ngành nghề trong dư nợ tín dụng doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng đáng kể vẫn là các ngành công nghiệp và nông lâm thủy sản. Dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ phi tín dụng khác Thanh toán quốc tế tiếp tục là thế mạnh của Techcombank trong các dịch vụ phi tín dụng, duy trì vị trí một trong các ngân hàng TMCP có thị phần cao nhất về thanh toán quốc tế. Chất lượng thanh toán quốc tế ổn định với tỷ lệ điện chuẩn đạt mức 99.1%, được nhiều định chế tài chính uy tín trên thế giới công nhận tỏng nhiều năm liên tục như Citibank, the Bank of NewYork, Wachovia…Ngoài ra, Techcombank cũng được khách hàng coongnhaanj là ngân hàng đạt hiệu quả cao trong thanh toán quốc tế cũng nha tài trợ thương mại, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về tính nhanh chóng và chính xác. Doanh số thanh toán quốc tế năm 2006 đạt 1342 triệu USD, tăng 32% so với năm 2005. Trong đó, doanh số thanh toán nhập khẩu đạt xấp xỉ 882 triệu USD, doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 460 triệu USD. Doanh thu từ nhóm dịch vụ này đạt 54 tỷ đồng, chiếm 54% doanh thu dịch vụ thuần của Techcombank. Phát triển sản phẩm mới dành cho khách hàng doanh nghiệp Trong năm 2006, Techcombank cũng đã triển khai nghiên cứu nhiều sản phẩm mới phục vụ nhóm khách hàng doanh nghiệp, tập trung vào các sản phẩm mang tính trọn gói, qua đó giúp khách hàng giảm thiểu các thủ tục và chi phí. Đặc biệt phải kể đến các sản phẩm như Tín dụng kho vận (logistic finance) trên cơ sở liên kết với các công ty kho vận Vinafco, Vinalink, Germandept và sản phẩm thanh toán quốc tế trọn gói cho khách hàng doanh nghiệp. Không chỉ quảng bá, giới thiệu sản phẩm gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng, trong năm 2006, Techcombank đã đẩy mạnh công tác tiếp thị trực tiếp cho các doanh nghiệp ngành nghề. Hình thức “đối thoại với doanh nghiệp” đã được triển khai thông qua các cuộc hội thảo, tọa đàm tư vấn cho các doanh nghiệp về các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng, đồng thời thông qua các cuộc đối thoại này, Techcombank đã giúp giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp về vốn vay, hình thức thanh toán…Theo dự kiến, hoạt động đối thoại với doanh nghiệp sẽ được tổ chức mỗi tháng một lần để tìm hiểu những vướng mắc cũng như các nhu cầu của doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau Về mặt mô hình tổ chức đối với tín dụng doanh nghiệp nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung của toàn hệ thống, ngân hàng đã bước đầu có những thay đổi trong đó tập trung hỗ trợ và phát triển hoạt động bán. Công tác thẩm định tín dụng được điều hành tập trung tại Hội sở với bộ phận tín dụng của các chi nhánh được tổ chức trực thuộc Khối tín dụng khách hàng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức và mô hình kinh doanh đang được nghiên cứu cấu trúc lại theo hướng tiếp thu mô hình hoạt động hiện đại của HSBC bsg phù hợp với điều kiện, môi trường kinh doanh của Việt Nam. Trong đó tổ chức hoạt động của Khối khách hàng bán lẻ và Khối khách hàng doanh nghiệp sẽ theo hướng kết hợp giữa mô hình chiều dọc và chiều ngang. Các Chi nhánh, Phòng giao dịch sẽ được phân biệt thuộc các khối khác nhau với các nhiệm vụ chuyên môn và mảng khách hàng chuyên biệt. 2.3. Hoạt động liên ngân hàng Techcombank vẫn tiếp tục là một ngân hàng có hoạt động tích cực trên thị trường liên ngân hàng tính đến thời điểm 31/12/2006 số dư tiền gửi của Techcombank tại các tổ chức tín dụng là 4867 tỷ đồng (tăng 51% so với thời điểm cuối năm 2005) trong đó 409 tỷ là tiền gửi tới ngân hàng nhà nước và 4458 tỷ là tiền gửi tại các ngân hàng khác. Tiền gửi và tiền ủy thác của các ngân hàng tại Techcombank cũng đạt con số 5070 tỷ đồng tăng 1916 tỷ đồng so với cuối năm 2005, tốc độ tăng trưởng là 61%. Trên thị trường kinh doanh chứng từ có giá, Techcombank cũng đạt sự tăng trưởng tốt. Nghiệp vụ kinh doanh các giấy tờ có giá vượt hơn 20% so với kế hoạch đặt ra từ đầu năm. Đến cuối năm 2006 số dư của nghiệp vụ kinh doanh này là 2876 tỷ đồng tăng 48% so với thời điểm cuối năm 2005 2.4. Công nghệ thông tin Công nghệ ngân hàng tiếp tục là một sự ưu tiên trong định hướng phát triển của Techcombank trong năm 2006 nhằm đem đến cho các khách hàng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại, chính xác, tự động, trực tuyến Trong năm 2006, Techcombank đã hoàn thiện việc triển khai hệ thống thông tin nội bộ sử dụng giải pháp tiên tiến có bản quyền của Microsoft như: Windows Server 2003 R2 – hệ điều hành mạng mới nhất của Microsoft, Exchange Server 2003 – phần mềm máy chủ E-mail mới nhất của Microsoft, cùng với phần mềm quản lý hệ thống MOM, SMS và phần mềm bảo mật ISA 2006 của hãng Microsoft . Các giải pháp công nghệ này được tích hợp lại để xây dựng lên hệ thống thông tin nội bộ là nền tảng cho hệ thống thông tin của Techcombank. Với mô hình mới này, việc mở rộng thêm các Chi nhánh và Phòng giao dịch dựa trên cơ sở hạ tầng mạng sẽ được thực hiện dễ dàng, đáp ứng nhu cầu mở rộng mạng lưới, cũng như đảm bảo an toàn tối đa cho hoạt động của hệ thống công nghệ thông tin đang vận hành tại Techcombank. Đến hết quí IV năm 2006, Techcombank cũng đã hoàn tất giai đoạn 1 của việc triển khai hệ thống lưu trữ Backup dữ liệu mạng SAN và đưa vào khai thác tại Hội sở đồng thời cung cấp dung lượng lưu trữ mailbox cho các chi nhánh khu vực phía bắc. Triển khai hệ thống lưu trữ dữ liệu này về cơ bản đã giúp Techcombank khắc phục được vấn đề cấp thiết tải về mặt dung lượng và tốc độ xử lý thông tin cũng như góp phần đảm bảo an toàn dữ liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh về mặt công nghệ với các ngân hàng khác. Trên cơ sở các nguyên tắc thiết kế theo mô hình 3 lớp, Techcombank sẽ có được một hệ thống WAN có cáu trúc thuận tiện cho việc vận hành, mở rộng và phân bổ lại, dễ quản lý khắc phục sự cố, cân bằng tải tối ưu hóa năng suất mạng, có tính dự trữ và độ sẵn sàng cao, hạn chế tắc nghẽn và hồi phục nhanh khi có sự cố xảy ra. Hệ thống mạng này sẽ giúp Techcombank đảm bảo được chất lượng dịch vụ phục vụ cho các giao dịch quan trọng và chủ chốt tại ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng tiếp tục phát triển ứng dụng phần mềm quản trị ngân hàng lõi (core – banking), phiên bản T24 (T24r5) với việc hoàn thiện quy trình sản phẩm của Treasury, triển khai Module All in One Account… Techcombank cũng là ngân hàng tiên phong trong việc xây dựng và triển khai giải pháp cân nguồn tự động – FTP (Fund Transfer Pricing). Đây là một giải pháp hiệu quả trong việc hỗ trợ quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế Nền tảng công nghệ hiện đại trên sẽ là cơ sở để Techcombank bứt phá trong năm 2007 bằng việc tung ra hàng loạt sản phẩm giá trị gia tăng mang hàm lượng công nghệ cao, đặc biệt là các sản phẩm hướng tới các khách hàng cá nhân, phục vụ chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ giai đoạn 2005-2010 2.5. Quản trị rủi ro tổng hợp Techcombank nhận thức rằng: Rủi ro hầu như có mặt trong từng nghiệp vụ Ngân hàng và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào năng lực quản trị rủi ro. Vì vậy, tại Techcombank tất cả các hoạt động đều liên quan ở một mức độ nhất định đến việc phân tích, đánh giá, chấp nhận và quản lý rủi ro. Những loại rủi ro chính thường gặp tại Techcombank gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động. Công tác quản trị rủi ro đã được Techcombank xác định là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển Techcombank đến 2010. Các chính sách và biện pháp quản lý rủi ro tại Techcombank được xây dựng nhằm nhận biết, phân tích các rủi ro chiến lược để hạn chế và quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doanh và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động cho ngân hàng. Techcombank cũng thường xuyên xem xét và điều chỉnh lại các chính sách quản trị rủi ro nhằm thích ứng tốt nhất với những rủi ro diễn ra trong môi trường kinh doanh. Năm 2006 đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của công tác quản trị và kiểm soát rủi ro với sự tư vấn của HSBC và các chuyên gia của các tổ chức kinh tế khác. Với quan điểm tiếp cận hoạt động quản trị rủi ro mang tính hệ thống và quản lý tập trung cao, Techcombank đã thành lập phòng Quản trị và kiểm soát rủi ro Hội sở. Việc thành lập phòng này được xem là như là bước quan trọng đầu tiên trong việc thống nhất quản lý toàn bộ các phần rủi ro chính của Ngân hàng, vốn năm ở các bộ phận khác nhau. Như vậy, toàn bộ các loại rủi ro chính của Techcombank được tích hợp và thống nhất quản lý, đáp ứng tố hơn nữa nhu cầu kiểm soát cho phát triển Quản trị rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là nguy cơ tiềm tàng gắn liền với việc cấp tín dụng cho khách hàng. Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp khách hàng không trả đủ cả gốc và lãi của khoản vay hoặc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn cam kết trong hợp đồng tín dụng. Các biện pháp và quá trình quản lý rủi ro tín dụng Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng đã được Techcombank phát triển từ rất lâu và được xem như là phần hành rủi ro chính do tổng số dư nợ từ hoạt động tín dụng đã chiếm tới hơn 50% tổng tài sản của Techcombank. Sau khi thành lập phòng Quản trị rủi ro, bộ phận quản trị rủi ro tín dụng thuộc phòng đã tích cực rà soát lại công tác kiểm soát tín dụng trên toàn hệ thống, nghiên cứu và áp dụng các kỹ thuật quản lý danh mục tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là các kỹ thuật kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ và tín dụng doanh nghiệp của HSBC Hồng Kông. Một loạt các hệ thống báo cáo kiểm soát đã được nghiên cứu thành công và đề xuất áp dụng như: - Hệ thống báo cáo kiểm soát rủi ro sản phẩm thấu chi tín chấp F2 với các kỹ thuật lần đầu tiên được giới thiệu vào áp dụng như: net flow, hard core, vintage analysis… - Hệ thống chấm điểm rủi ro tín dụng bán lẻ cũng được dành riêng cho sản phẩm F2. - Hệ thống chấm điểm rủi ro tín dụng doanh nghiệp được xây dựng tiếp nối phương pháp định lượng đã được ban hành từ năm 2005 và có sửa đổi, cải tiến và áp dụng một phần các thông lệ của Basel II theo các chuyên gia HSBC. Theo khuyến cáo của các chuyên gia và để phù hợp với quy mô đã phát triển khá lớn của Techcombank, hệ thống xếp hạng tín dụng bán lẻ sẽ được xây dựng theo mô hình phân hóa thành từng hệ thống riêng cho mỗi loại sản phẩm bán lẻ. Ngoài ra, hàng loạt các báo cáo khác như: danh mục tín dụng theo ngành, báo cáo chi tiết nợ quá hạn, nguyên nhân và giải pháp cũng đã được liên tục cải tiến. Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng với bộ báo cáo trên đã giúp ban lãnh đạo có cái nhìn tốt hơn về diễn biến chất lượng tín dụng của toàn hệ thống và là thông tin tham mưu tốt trong việc ra quyết định kinh doanh. Quản trị rủi ro thị trường Rủi ro thị trường là nguy cơ trong đó giá trị tài sản hay lợi nhuận của ngân hàng bị ảnh hưởng xấu do những biến động thị trường. Rủi ro trhij trường gồm: rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, và rủi ro giá. Rủi ro thị trường phát sinh do sự bất cân xứng giữa cơ cấu và kỳ hạn của tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng. Các biện pháp và quá trình quản lý rủi ro thị trường Techcombank là một trong những ngân hàng đầu tiên áp dụng thành công hệ thống quản trị rủi ro thị trường từ năm 2003. Trong năm 2006, các mô hình này tiếp tục được cải tiến theo hướng cập nhật những kỹ thuật tiên tiến nhất và sửa đổi các khoản mục cho khớp với các hoạt động phát sinh mới của Techcombank. Chính sách quản trị rủi ro lãi suất với báo cáo khe hở kỳ hạn (GAP analysis) vẫn đang được tiến hành, giúp Techcombank duy trì khe hở kỳ hạn trong hạn mức an toàn cho phép. Ngoài ra, các kỹ thuật về thời lượng (Duration and Modified Duration) – mô hình tiên tiến hơn trong quản trị rủi ro lãi suất – cũng đang được nghiên cứu và áp dụng vào hệ thống với tính khả thi rất cao. Trong hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản, hệ thống hạn mức dòng tiền ra tối đa (MCO) vẫn đang được duy trì và kiểm soát tốt, giúp Ban điều hành và phòng Nguồn vốn có được cái nhìn kịp thời về diễn biến thanh khoản, và ra quyết định kịp thời. Chính sách quản trị rủi ro thanh khoản và các kỹ thuật đặt hạn mức cũng đang được nghiên cứu lại toàn diện và sẽ ban hành sửa đổi kịp thời cho phù hợp với quy mô của Techcombank. Song song với việc quản trị rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản, hệ thống hạn mức cho quản trị rủi ro ngoại hối theo mô hình giá trị rủi ro ( Value at risk) cũng đang được tiến hành nghiên cứu và ứng dụng. Việc quản trị rủi ro trên thị trường hàng hóa tương lai (Commodity) cũng đang từng bước được hoàn thiện và hoạt động theo cơ chế 24/24h, đảm bảo từng giao dịch trên thị trường được kiểm soát chặt chẽ kịp thời đảm bảo mục tiêu phát triển hiệu quả và an toàn. Quản trị rủi ro hoạt động Rủi ro hoạt động là nguy cơ phát sinh tổn thất gắn liền với các lỗi phát sinh trong quá trình vận hành ngân hàng, do việc không tuân thủ các quy trình nghiệp vụ, do sự gian lận và ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài. Đây là một rủi ro truyền thống của ngân hàng,nhưng các phương pháp kiểm soát rủi ro hoạt động lại rất mới, ngay cả đối với các ngân hàng tiên tiến trên thế giới. Trong những năm gần đây, nhiều ngân hàng Việt Nam đã phải gánh chịu những tổn thất không nhỏ do rủi ro hoạt động gây ra Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro hoạt động Techcombank đã thành lập một bộ phận riêng cho hoạt động này, trực thuộc phòng Quản trị rủi ro với công việc đầu tiên là quản trị rủi ro lien quan đến IT và từng bước xây dựng đội ngũ kiện toàn IT, một hoạt động rất mới ở Việt Nam. Với sự trợ giúp của chuyên gia HSBC, bộ phận quản trị rủi ro IT đã nghiên cứu các chuẩn thông lệ để quản lý rủi ro hoạt động nói chung và IT nói riêng để đánh giá nhằm đưa ra phương pháp quản lý rủ ro hiệu quả và phù hợp với Techcombank, Basel II (chuẩn quốc tế trong việc đo lường tính đầy đủ về vốn của ngân hàng) được lựa chọn làm phương pháp quản trị rủi ro hoạt động. Trong năm 2006, bộ phận quản trị rủi ro hoạt động đã xây dựng được các quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử, bước đầu áp dụng chuẩn COBIT (ISACA) trong kiểm soát IT và chuẩn ISO 17799 về an ninh thông tin cho ngân hàng. Dự kiến năm 2007 Techcombank sẽ tiến hành kiểm toán toàn bộ hoạt động của IT theo kỹ thuật tiên tiến, giúp ban điều hành có cái nhìn chính xác, kịp thời hơn về công tác IT của Techcombank. Việc đánh giá rủi ro hoạt động tại Techcombank trong năm 2007 cũng sẽ được tiến hành định kỳ hàng quý, hàng tháng tùy theo mức độ quan trọng của các hoạt động, hệ thống đẻ có những phương án điều chỉnh, ứng phó kịp thời với các rủi ro sẵn có hay mới nảy sinh. Các phương pháp và hoạt động của bộ phận đều tuân theo các quy định hiện hành của Techcombank, của ngân hàng nhà nước cũng như các quy định của pháp luật Như vậy, hệ thống quản trị rủi ro của Techcombank đã được triển khai một cách đồng bộ và từng bước được nâng cấp cho phù hợp với ccs chuẩn mực quản trị rủi ro tiên tiến trên thế giới.Hệ thống này là chỗ dựa vững chắc để phát triển kinh doanh một cách an toàn và bền vững trong tương lai 2.6. Hợp tác quốc tế Trong năm 2006, nền kinh tế Việt Nam hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh té thế giới trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam cũng đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Không nằm ngoài dòng chảy chung, Techcombank cũng đã có nhiều nỗ lực cải tiến, đổi mới để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời, Techcombank chú trọng hoạt động liên kết và hợp tác quốc tế, nhằm tận dụng và phát huy được lợi thế của các đối tác, đặc biệt là các đối tác nước ngoài. Trên cơ sở hợp đồng hợp tác chiến lược giữa Techcombank và HSBC cuối năm 2005, trong năm 2006 hai bên đã triển khai hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có 2 lĩnh vực chính sau: Hợp tác kinh doanh nhằm tận dụng lợi thế của cả hai bên. Đáng chú ý phải kể đến hợp tác trong Dịch vụ quản lý tiền tệ, một trong các dịch vụ quan trọng của HSBC. Techcombank với mạng lưới chi nhánh rộng khắp đã hỗ trợ các khách hàng của HSBC tại những nơi HSBC không có chi nhánh. HSBC cũng tiến hành chuyền giao công nghệ để Techcombank có thế cung cấp dịch vụ Quản lý tiền tệ cho khách hàng của mình. Hai bên đang gấp rút chuẩn bị một số đề án hợp tác kinh doanh khác trong các lĩnh vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp. HSBC còn trợ giúp có hiệu quả cho Techcombank qua mọt hợp đồng riêng với ngân sách đáng kể nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro của Techcombank, đẩy mạnh công tác phát triển sản phẩm…Trên cơ sở sự hợp tác giữa Techcombank và HSBC trong năm 2006, HSBC dự kiến tăng tỷ lệ cổ phần tại Techcombank lên 20% trong năm 2007 sau khi được các cơ quan chức năng phê duyệt. Đối với hoạt động ngân hàng đại lý, hệ thống đại lý của Techcombank trong năm 2006 vẫn tiếp tục được mở rộng, đưa ngân hàng trở thành một trong những ngân hàng cổ phần Việt Nam được khách hàng nước ngoài chấp nhận nhiều nhất ngay cả tại các thị trường khó tính như Nhật Bản hoặc Tây Âu. Techcombank đã có mạng lưới ngân hàng đại lý tại gần 100 quốc gia với trên 400 ngân hàng và trên 11000 địa chỉ trên toàn thế giới. Hiện tại, Techcombank đang tiếp tục trao đổi với nhiều ngân hàng nước ngoài để thiết lập hoặc tiếp tục nâng hạn mức xác nhận L/C và hạn mức FX và các khoản tài trợ thương mại khác theo mô hình TFFP của ADB…Nhiều ngân hàng dẫn đầu trên thế giới đang có những bước tiếp cận và tăng cường quan hệ với Techcombank. Về mặt quan hệ song phương và đa phương với các tổ chức tín dụng quốc tế trong năm vừa qua Techcombank đã được ADB và Ngân hàng nhà nước Việt Nam lựa chọn tham gia dự án tài chính nhà ở cho người có thu nhập thấp đô thị với hạn mức 15 tỷ đồng, chứng tỏ năng lực và uy tín của Techcombank ngày càng được nâng lên trên trường quốc tế. Một số dự án với các tổ chức tín dụng quốc tế khác triển khai từ c ác năm trước cũng thu được những kết quả nhất định như: Dự án Tài chính nông thôn với Worldbank với hạn mức tín dụng trung dài hạn là 70 tỷ đồng cho SMEs; Dự án tài trợ tín dụng trung dài hạn doanh nghiệp vừa và nhỏ của Eu với dư nợ 50 tỷ đồng; Dự án tài trợ thường niên cho doanh nghiệp Việt Nam của ADB với giá trị 5 triệu USD; Dự án Tiết kiệm năng lượng của WB với mục đích hỗ trợ tài chính nhằm khuyến khích cac doanh nghiệp đầu tư vào các biện pháp tiết kiệm điện, trong dự án này Techcombank tham gia với tư cách là thể chế tài chính quản lý dự án; Dự án hỗ trợ đầu tư công nghệ sạch của Thụy Sĩ với giá trị 5 triệu USD, trong đó Techcombank được lựa chọn tham gia và đã ký văn bản ghi nhớ với đại sứ quán Thụy sĩ tại Việt Nam, đã khẳng định năng lực của Techcombank trong lĩnh vực năng lượng điện. Trên cơ sở các kết quả đạt được từ các dự án này, Techcombank đặt mục tiêu trong những năm tới sẽ trở thành ngân hàng thu xếp tài chính số 1 tại Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng điện. Ngoài ra Techcombank cũng đang chuẩn bị để được tham gia vào các dự án quan trọng khác trong những năm tiếp theo 2.7.Đội ngũ nhân viên Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh và mở rộng mạng lưới trên toàn hệ thống, lượng cán bộ nhân viên (CBNV) của Techcombank cũng gia tăng nhanh chóng. Tính đến ngày 31.12.2006, tổng số CBNV của Techcombank là 1584 người, tăng 545 người so với năm 2005. Số CBNV trung bình năm 2006 là 1334 người. Chất lượng CBNV cũng không ngừng được nâng cao với 78% CBNV có trình độ Đại học và trên Đại học. Không chỉ coi trọng kiến thức, nghiệp vụ vấn đề trau dồi đạo đức cho đội ngũ cán bộ nhân viên cũng từng bước trở thành một vấn đề được đặc biệt quan tâm tại Techcombank. Những giá trị chuẩn mực, đạo đức đã được ban hành. Những quy chế về các hành vi mong muốn từ nhân viên không còn là bảng liệt kê mà đã thực sự đi vào cuộc sống thành kim chỉ nam cho những hành động của đội ngũ nhân viên Techcombank trong quá trình tác nghiệp Cũng trong năm 2006, phòng quản lý nhân sự đã phối hợp với trung tâm công nghệ xây dựng và triển khai chương trình Điều tra đánh giá nội bộ các chức danh quản lý của Techcombank online. Đây là chương trình đánh giá các cán bộ quản lý dành cho CBNV Techcombank. Kết quả của chương trình này là cơ sở để ngân hàng có những cải tiến hơn nữa trong công tác quản trị. Phần mềm quản trị nhân sự và đào tạo cũng được nâng cấp và đưa vào sử dụng giúp cho việc quản trị nhân sự cho toàn hệ thống nhanh chóng và chuyên nghiệp, đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Công tác đào tạo cũng được tăng cường, hỗ trợ tích cực cho hoạt động của ngân hàng. Ban đào tạo đã phối hợp với các tổ chức đào tạo có danh tiếng như Trung tâm đào tạo ngân hàng (BTC), Hiệp hội ngân hàng, Thames, Cdoc…xây dựng và triển khai các khóa đào tạo phù hợp với nhu cầu của các CBNV,phục vụ hiệu quả công việc. Đặc biệt trong năm 2006, Techcombank đã hợp tác với các tổ chức quốc tế để thực hiện các chương trình đào tạo cho CBNV như Dự án Seco của chính phủ Thụy Sĩ đào tạo “ chứng chỉ cho cán bộ tín dụng bậc cơ bản”, chất lượng đào tạo quốc tế; Dự án SMEDF của chính phủ Việt Nam và Cộng đồng Châu Âu tài trợ CBNV tham dự các chương trình đào tạo về kỹ năng phỏng vấn khách hàng, hiểu và thẩm định kế hoạch kinh doanh, thẩm định hồ sơ vay vón trung và dài hạn, quản lý danh mục đầu tư. Bên cạnh các khóa đào tạo do bên ngoài tổ chức, các khóa đào tạo do nội bộ tổ chức cũng được thực hiện thường xuyên, kịp thời giúp CBNV nắm vững quy trình nghiệp vụ, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng Có thể nói việc xây dựng và triển khai chiến lược phát triển nhân sự và đào tạo đội ngũ kế thừa tại Techcombank năm vừa qua đã được đầu tư thích đáng và hoạt động hiệu quả, đem lại cho Techcombank một đội ngũ nhân lực vừa hồng vừa chuyên đáp ứng tốt nhu cầu phát triển mạnh của ngân hàng trong tương lai CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA TECHCOMBANK TRONG NĂM 2008 I- Các định hướng kinh doanh chủ đạo toàn hệ thống 2008 1. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển cơ sở khách hàng cá nhân và dịch vụ ngân hàng bán lẻ đa dạng - Tập trung ưu tiên triển khai các chương trình Marketing, bán và phát triển sản phẩm thẻ, đặc biệt là thẻ ghi nợ nội địa và ghi nợ quốc tế, phát hành lũy kế 300000 thẻ các loại trong đó phát hành tối thiểu 50000 thẻ Visa/F@stAccess debit. Khai thác làm chủ hệ thống chuyển mạch và quản lý thẻ để khai thác tối đa các tính năng của hệ thống, phát triển các sản phẩm mới liên quan đến thẻ.Hoàn thiện hệ thống mở kết nối với tổ chức thẻ quốc tế Master. Phấn đầu xây dựng kế hoạch đạt doanh thu các loại phí và dịch vụ liên quan đến thẻ đạt tối thiểu 10 tỷ đồng năm 2008 - Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ tín dụng tiêu dùng với trọng tâm là các sản phẩm thâu chi cá nhân trên thẻ ghi nợ, tài trợ ôtô trả góp (Auto loan), sản phẩm cho vay trả góp mua sản phẩm điện tử, nội thất, thiết bị tiêu dùng lâu bền với giá trị lướn và tín dụng kinh doanh cá thể và thẻ tín dụng quốc tế - Các bộ phận giao dịch và bán lẻ trên toàn hệ thống tập trung phát triển và bán các sản phẩm tiết kiệm gắn với tài khoản như Tiết kiệm đa năng, tiết kiệm trả lãi hàng tháng, tiết kiệm điện tử…Nghiên cứu đơn giản hóa tối đa thủ tục gửi tiết kiệm. Phát triển mạnh các sản phẩm tiết kiệm liên quan đến tài khoản trên nền tảng công nghệ, mức độ tự động hóa cao nhằm đến các đối tượng khách hàng thể nhân nhằm tận dụng ưu thế về công nghệ để thu hút, mở rộng khách hàng và cơ sở vốn huy động dân cư. - Hoàn thiện bộ máy phòng Cho vay nhà tại Hội sở, phát triển mạnh mẽ nhóm sản phẩm cho vay nhà ở (morgaged loan) như “ nhà mới”, “ gia đình trẻ”…,sản phẩm tín dụng chủ đạo và lâu dài của Techcombank, theo hướng tiêu chuẩn hóa, đại trà và chứng khoán hóa nhằm tạo thu dịch vụ. Liên kết chặt chẽ với các hoạt động khác: tư vấn, bảo hiểm, tiết kiệm, thanh toán . Tập trung phát triển cho vay nhà ở thông qua các phòng giao dịch trên dịa bàn lớn (HCM, Hà nội, Hải phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai). - Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách hàng thể nhân đối với khách hàng Thẻ tín dụng và Khách hàng tín dụng tiêu dùng làm tiền đề kiểm soát rủi ro hiệu quả, đồng thời tăng số lượng khách hàng được thẩm định một cách đại trà, tạo cơ sở cho hoạt động phát hành thẻ tín dụng, thấu chi cũng như những sản phẩm tín dụng tiêu dùng mới - Xác định hệ thống các Phòng giao dịch là kênh phân phối và bán chính các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cá nhân. 2. Phát triển các sản phẩm ngân hàng doanh nghiệp, chú trọng bán chéo các sản phẩm dịch vụ với trọng tâm: - Phát triển tín dụng một cách có chọn lọc, tập trung củng cố các khách hàng truyền thống, đánh giá, thẩm định kỹ càng các khách hàng mới. Tập trung vào các khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, đội ngũ quản lý có kinh nghiệm; đặc biệt chú trọng đến các doanh nghiệp có chiến lược phát triển rõ ràng, có năng lực điều hành và quản lý, có báo cáo tài chính minh bạch được kiểm toán hoặc có thương hiệu tốt. Ưu tiên mở rộng hoạt động và thu hút khách hàng trong các khu công nghiệp, các khu chế xuất, các khách hàng có hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. - Cung cấp tín dụng đi đôi với việc bán chéo sản phẩm bán lẻ, sản phẩm đầu tư, phái sinh và các dịch vụ ngân hàng khác, nhằm đa dạng hóa nguồn thu. Tăng cường các nguồn thu phí từ việc cấp, gia hạn, hạn mức tín dụng, phí thu xếp tài chính - Nghiên cứu cải tiến để đẩy mạnh phát triển sản phẩm thấu chi doanh nghiệp, thử nghiệp mở rộng đối tượng được cung cấp sản phẩm dưới hình thức tín chấp. - Nghiên cứu phát triển và từng bước hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp điện tử (telebank, internet banking…). Tiếp tục phát triển các sản phẩm nguồn vốn và giao dịch tiền tệ đa dạng (các sản phẩm ngoại hối mới trên FX, MM, kinh doanh vàng…), nghiên cứu các sản phẩm tiền gửi gắn liền với đầu tư cho các khách hàng doanh nghiệp. - Đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm tư vấn, các công cụ quản trị rủi ro cho các doanh nghiệp, các sản phẩm phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá, rủi ro giá như swap, futures, forward. - Kết hợp với các đối tác trong việc hợp tác dịch vụ Logistic, kho bãi, vận chuyển, bảo quản hàng hóa, bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đồng thời tạo giá trị gia tăng cho khách hàng. - Đóng gói các sản phẩm chuẩn hóa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặt mục tiêu một cán bộ tín dụng tại chi nhánh địa phương có thể quản lý 50 khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Tập trung việc Marketing, tiếp thị khách hàng Doanh nghiệp lớn, cung cấp các sản phẩm dịch vụ đặc thù cho các khách hàng lớn có nhu cầu đặc biệt, tạo sự khác biệt về chất lượng dịch vụ và khả năng phục vụ khách hàng của Techcombank. - Xác định các chi nhánh địa phương là kênh phân phối và bán chủ yếu đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hội sở (thông qua sở giao dịch) và chi nhánh vùng phía Nam được giao nhiệm vụ tập trung phân phối và bán các sản phẩm dịch vụ phục vụ nhóm các khách hàng doanh nghiệp lớn (các tập đoàn kinh doanh lớn của nhà nước và khu vực tư nhân, các nhóm công ty nước ngoài có quy mô lớn…) và các dự án đầu tư lớn. 3. Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển mạng lưới tại các vùng ưu tiên theo chiến lược đã đề ra. - Hoàn thiện mô hình các phong giao dịch đô thị (TSO) với hình ảnh một trung tâm dịch vụ tài chính bán lẻ quy tụ các loại hình dịch vụ cung cấp trong các lĩnh vực tài chính như: ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư…Các phòng giao dịch được tổ chức thành mạng lưới chính trong việc bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cá nhân (Personal banking) của Techcombank.Các phòng giao dịch được đánh giá tính hiệu quả dựa trên các tiêu thức về phát triển cơ sở khách hàng cá nhân và sản phẩm bán lẻ, được đánh giá riêng so với các Chi nhánh. Tiếp tục định hướng phủ dầy các Phòng giao dịch tại 02 thành phố lớn (Hà nội và TP HCM). - Các chi nhánh địa phương được định hướng tập trung vào các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ theo chiến lược mục tiêu đã chọn. Đội ngũ cán bộ chi nhánh là những người bán hàng chuyên nghiệp, am hiểu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, có khả năng marketing tiếp thị khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.Các chi nhánh địa phương khi cần được hỗ trợ bán hàng từ các chuyên gia cao cấp của Hội sở và các chi nhánh vùng. - Các chi nhánh vùng với vai trò là trung tâm hỗ trợ và xử lý các hoạt động nghiệp vụ của từng vùng được tập trung xây dựng nguồn lực với các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực tín dụng, thanh toán quốc tế, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng…Chi nhánh vùng là đầu mối đáng giá, tiếp xúc và Marketing các khách hàng là các doanh nghiệp lớn, thẩm định các dự án cho vay trung, dài hạn…Với nguồn lực được đầu tư đủ mạnh, các chi nhánh vùng phải có khả năng tư vấn và cấu trúc các sản phẩm cao cấp , theo yêu cầu cho khách hàng doanh nghiệp lớn. Khi cần các chi nhánh vùng sẽ có sự hỗ trợ đầy đủ về sản phẩm của các bộ phận chức năng Hội sở. 4. Tập trung phát triển nguồn lực nhằm chuẩn bị cho các bước phát triển lớn năm 2008 với trọng tâm; - Rà soát lại khả năng, phẩm chất của các Trưởng phòng giao dịch, đòi hỏi tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với các Trưởng phòng giao dịch là những trưởng nhóm bán hàng (Sale manager), có khả năng cùng với các nhân viên của mình đẩy mạnh hoạt động ngân hàng cá nhân tại mỗi điểm bán hàng. Có khả năng tư duy không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, và hình ảnh của điểm giao dịch của mình. Các cán bộ ở phòng Giao dịch phải có hiểu biết sâu sắc về sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ. - Phát triển kỹ năng cho các cán bộ khách hàng của các Chi nhánh địa phương tập trung vào các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, gồm cả kỹ năng bán hàng, kỹ năng thuyết trình, đàm phán. - Xây dựng quy trình tuyển chọn các cán bộ có kinh nghiệm từ các chi nhánh địa phương để tập trung nguồn lực cho đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, cán bộ khách hàng ở các chi nhánh vùng và Hội sở, đặc biệt các cán bộ ở Phòng Thẩm định của Hội sở và Chi nhánh Hồ Chí Minh, phòng tiếp thị khách hàng Doanh nghiệp lớn. - Chú trọng công tác đào tạo và quy hoạch nguồn cán bộ tại chỗ, áp dụng trên toàn hệ thống một cách có hiệu quả quy chế “ Luân chuyển cán bộ” kết hợp với chế độ đãi ngộ cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và mở rộng mạng lưới trong năm 2008. Tập trung tuyển nội bộ và đào tạo mới 40-50 cán bộ quản lý các phòng giao dịch và các phòng kinh doanh, nghiệp vụ. Tuyển từ nội bộ và bên ngoài và tiến hành đào tạo đồng bộ từ 15-20 cán bộ cấp chi nhánh. 5. Tập trung xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động với các nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu: - Lên một chương trình cải thiện chất lượng dịch vụ của các cán bộ giao dịch khách hàng đặc biệt là đối với kế toán giao dịch. Trong đó quy định chi tiết về thái độ của các giao dịch viên đối với khách hàng, trách nhiệm của kiểm soát viên trong việc giám sát thái độ của Teller, quy định chế tài đối với giao dịch viên, kiểm soát viên, giám đốc chi nhánh khi phát hiện có thái độ không đúng với khách hàng. Thuê ngoài các đơn vị đi kiểm tra giám sát việc thực hiện các nội dung nâng cao chất lượng dịch vụ này. - Tăng cường chất lượng phân tích và kiểm soát rủi ro tín dụng. Phấn đầu giảm tỷ lệ nợ xấu loại 3-5 của từng cán bộ tín dụng (theo Account officer trong hệ thống), để đưa tiêu chí này thành một trong các cơ sở đánh giá hiệu quả công tác của cán bộ tín dụng. Triển khai đồng bộ hệ thống thẩm định và kiểm soát rủi ro tín dụng thông qua củng cố 2 phòng thẩm định tín dụng phía Bắc và phía Nam trực thuộc khối khách hàng doanh nghiệp, tăng cường đội ngũ các chuyên gia tín dụng và phân tích cao cấp - Tập trung tổ chức và triển khai đồng bộ hoạt động của hệ thống quản trị rủi ro thông qua phòng Quản trị rủi ro và các phòng kiểm soát nội bộ, pháp chế và kiếm soát tuẩn thủ, KTTC trong đó tập trung triển khai các hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và bước đầu xây dựng hệ thống kiểm soát rủi ro hoạt động. - Tập trung hoàn thiện và triển khai Hệ thống điều chuyển vốn nội bộ mới làm tiền đề cho hệ thống thông tin quản lý (MIS), nhằm đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của tất cả các chi nhánh, phòng ban Hội sở đến từng cá nhân trên toàn hệ thống. Xây dựng và thực hiện việc đo lường và đánh giá hiệu quả từng sản phẩm dịch vụ, tiến tới phân loại và đánh giá hiệu quả giao dịch đối với từng nhóm khách hàng. 6. Tiếp tục hoàn thiện và triển khai các dự án hiện đại hóa ngân hàng, các chương trình hợp tác với đối tác trong phát triển kinh doanh với trọng tâm ưu tiên: - Khai thác tối ưu hệ thống SWITCHING và Quản lý thẻ CMS, triển khai mạng POS/ATM một cách đồng bộ. - Tiếp tục hoàn thiện nâng cấp T24 và triển khai các module treasury, Al in One account và Multibook trong năm 2008. Nghiên cứu để sớm mua và đưa vào hoạt động các phần mềm về CRM, quản trị rủi ro trong năm 2008. Xây dựng phương án tổ chức lại mạng lưới LAN từng địa bàn và mạng WAN một cách hợp lý nhằm tiết kiệm đầu tư thiết bị đầu cuối và kiểm soát an ninh và bảo mật thông tin tốt hơn. - Hoàn thiện đề án mạng, an ninh và dự phòng dữ liệu với cấu trúc lại mạng và xúc tiến giai đoạn 2 hệ thống an ninh và dự phòng dữ liệu. - Tập trung xây dựng và hoàn thiện một chương trình Marketing và truyền thông tổng hợp kết hợp với chương trình truyền thông nội bộ về sản phẩm nhằm tạo nên một sức bật mới trong việc truyền bá các đặc tính ưu việt, khác biệt của bộ các sản phẩm chủ đạo của Techcombank trong lĩnh vực thẻ và tính dụng tiêu dùng. - Củng cố hoạt động của Trung tâm dịch vụ khách hàng theo hướng là đầu mối xử lý các khiếu nại và phản ánh của khách hàng, đầu mối trong việc tổ chức cung cấp thông tin cho khách hàng, là đầu mối nghiên cứu lượng về khách hàng thông qua hệ thống dữ liệu khách hàng và là một trong các đầu mối để giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trực tiếp qua hệ thống các phương tiện điện tử (điện thoại, thông tin di động, internet, Email…) - Phối hợp với các đơn vị nội bộ và các đối tác bên ngoài để hoàn thiện và phát triển thêm các dịch vụ mới về thanh toán thẻ như thanh toán hóa đơn (điện thoại, điện nước…), dịch vụ SMS Payment. Đẩy mạnh khai thác toàn diện các chương trình hợp tác liên kết tiếp thị: với các nhà cung cấp dịch vụ, các siêu thị và các kênh phân phối và dịch vụ lớn khác nhằm tăng khả năng kết nối bán các sản phẩm bán lẻ đa dạng. - Xây dựng các sản phẩm, dịch vụ về Private banking, quản lý tài sản và liên kết với công ty quan lý quỹ, công ty chứng khoán nhằm hướng tới các khách hàng cá nhân có thu nhập cao và các nhà đầu tư chuyên nghiệp. II- Các chỉ tiêu chính xây dựng kế hoạch 2008 1. Các mục tiêu chung toàn hệ thống: - Tổng tài sản tăng 50% so với năm 2007 đạt 27 nghìn tỷ. Trong đó, vốn huy động dân cư đạt 11000 tỷ và các tổ chức kinh tế đạt 5000 tỷ (tăng 70%); - Vốn tự có năm 2008 đạt 2400 tỷ (tăng 40%); - Phát hành thêm 200000 thẻ, đưa con số lũy kế thẻ lên 300000 thẻ trong đó tối thiểu 50000 thẻ Visa/F@stAccess Debit, lắp đặt mới thêm 100 ATM và 1500 POS - Chênh lệch lãi suất đầu vào-đầu ra (NIM) tối thiểu 3.5%; lợi nhuận trên một lao đọng tăng 5% so với năm 2007. - Thu nhập dịch vụ 180 tỷ (tăng 50%); tỷ lệ thu nhập dịch vụ/thu nhập hoạt động thuần 20% trong năm 2008. - Dư nợ cho vay 15000 tỷ đồng (tăng 50%) trong đó dư nợ cho vay dân cư chiếm 33% và đạt 5000 tỷ. Nợ loại 3-5 đạt 3% tổng dư nợ.Nợ loại 2 dưới 8% tổng dư nợ - Lãi gộp trước thuế đạt 480 tỷ (tăng 40%) với cổ tức duy trì ở mức 18%. 2. Kế hoạch phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng 2.1. Phát triển tín dụng Kế hoạch phát triển dư nợ được lập theo các định hướng sau: Tổng dư nợ đến thời điểm 31/12/2008 tăng tối thiểu 50% so với cuối năm 2006 . Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/ tổng dư nợ chiếm từ 33% đến 40% (tùy theo đặc thù từng chi nhánh). Các phòng giao dịch lập kế hoạch dư nợ cho vay doanh nghiệp (trừ một số phòng giao dịch theo định hướng nâng cấp lên chi nhánh ). 2.2. Chất lượng tín dụng Năm 2008 việc đánh giá chất lượng tín dụng sẽ dựa trên 2 chỉ tiêu chính: Tỷ lệ nợ từ loại 3-5 phát sinh từ 1/1/2003 chiếm dưới 3% tổng dư nợ (đã trừ đồng tài trợ) Tỷ lệ nợ loại 2 chiếm 7-8% tổng dư nợ Việc xây dựng chỉ tiêu chất lượng tín dụng phải được gắn liền với các chỉ tiêu phát triển tín dụng và cũng được phân định chi tiết theo các tiêu chí của chỉ tiêu phát triển dư nợ. Trong chỉ tiêu dư nợ quá hạn, yêu cầu các chi nhánh lưu ý tỷ lệ nợ quá hạn không thu được lãi hoặc coi như không thu được lãi và tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng mất không thu hồi được. 2.3. Kế hoạch huy động vốn: - Tiền gửi của các TCKT tăng 60-70% so với năm 2007. - Huy động tiết kiệm dân cư: tăng tối thiểu 60% so với năm 2006 2.4. Kế hoạch phát triển dịch vụ: Căn cứ chiến lược phát triển Techcombank tới 2010, các dịch vụ phi tín dụng sẽ được đẩy mạnh trên cơ sở tận thu các loại phí hợp lý, bộ sản phẩm đa dạng, hàm lượng công nghệ cao, phấn đấu thu nhập dịch vụ thuần đạt 20% tổng thu nhập hoạt động thuần trong năm 2008. Do vậy, trong năm 2008 kế hoạch phát triển dịch vụ được tập trung theo các định hướng chính sau: Tổng thu nhập dịch vụ tăng tối thiểu 50% so với năm 2007, trong đó các nhóm thu phí dịch vụ chính: Thu dịch vụ trong nước (trong đó dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ gắn liền với tín dụng là trọng tâm…): tăng tối thiểu 40%. Thu dịch vụ thanh toán quốc tế: tăng tối thiểu 50% Thu các dịch vụ thẻ tăng tối thiểu 300% Nhóm dịch vụ giao dịch thị trường tiền tệ và hàng hóa tăng tối thiểu 40% 2.5. Lợi nhuận gộp sau dự phòng Chỉ tiêu lợi nhuận gộp được xác định đối với các chi nhánh trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu doanh thu, kế hoạch về chi phí trong năm kế hoạch được xác định chi tiết theo từng tháng, phải đảm bảo lợi nhuận gộp sau dự phòng: Tăng tối thiểu 35% so với năm 2007, đối với các chi nhánh và phòng giao dịch có thời gian hoạt động trên 2 năm. Tăng tối thiểu 50% đối với các chi nhánh, phòng giao dịch có thời gian hoạt động trên 1 năm. Tăng tối thiểu 80% đối với các chi nhánh và phòng giao dịch có thời gian hoạt động dưới 1 năm. 2.6. Kế hoạch phát triển khách hàng - Mức tăng trưởng tài khoản cá nhân, tài khoản thẻ, tài khoản tiết kiệm, tỷ lệ tài khoản động… - Mức tăng trưởng bán chéo, tỷ lệ sử dụng nhiều sản phẩm. KẾT LUẬN Tuy thời gian thực tập chưa nhiều, nhưng qua bốn tuần, em đã có được những hiểu biết tổng quan về sự ra đời, cơ cấu tổ chức cũng như các hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, và đã được tiếp xúc với những công việc thực tế tại Ngân hàng. Đây là những kiến thức rất bổ ích hỗ trợ rất nhiều cho em trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp và công tác sau này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo: Th.S Trần Thị Mai Hoa và các anh chị trong phòng Thẩm định Ngân hàng Techcombank đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH43.doc
Tài liệu liên quan