Báo cáo Tổng hợp giai đoạn đầu thực tập tại Vụ Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương

Sau quá trình thực tập tổng hợp tại Vụ Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương, tôi đã có cái nhìn thực tế hơn, sâu hơn về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Bộ cũng như của Vụ xuất nhập khẩu. Đặc biệt tôi đã có nhiều kiến thức thực tế về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam những năm qua. Trong thời gian vừa qua, mặc dù có nhiều bỡ ngỡ và mới mẻ khi lần đầu tiên tiếp xúc với hoạt động thực tế, nhưng được sự chỉ đạo tận tình của GS.TS Đặng Đình Đào, chú Phạm Quang Minh, và các cán bộ trong vụ Xuất nhập khẩu, tôi đã tích luỹ được những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để hoàn thành báo cáo tổng hợp này cũng như công việc sau này.

doc64 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổng hợp giai đoạn đầu thực tập tại Vụ Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Nhóm nhiên liệu, khoáng sản 9.366 23,5 9.726 20,0 13.305 21,0 3. Nhóm chế biến, CN và TCMN 22.259 55,9 28.914 59,5 36.215 59,1 (Nguồn: Bộ Công thương) Nhìn chung, sự chuyển dịch trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006-2008 vẫn còn chậm và chưa ổn định qua các năm, trong đó, tỷ trọng của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm dần từ 20,6% năm 2006 xuống còn 20,1% năm 2008; nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản đã giảm mạnh từ 23,1% năm 2006 xuống 19,5% năm 2007 nhưng đã tăng trở lại trong năm 2008 và chiếm tỷ trọng 21,5% năm 2008; nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ có xu hướng tăng nhẹ nhưng không đều qua các năm và chiếm tỷ trọng 58,4% trong cơ cấu hàng xuất khẩu năm 2008 2.2. Đánh giá những kết quả đạt được Trên cơ sở những kết quả đạt được trong hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2006-2008, có thể rút ra một số nhận định cơ bản như sau: a. Những thành tựu chủ yếu: - Quy mô và tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu đã được mở rộng và tăng trưởng ở mức độ cao. - Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã có những chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô. Nhiều mặt hàng xuất đã mở rộng được quy mô sản xuất, nâng cao giá trị xuất khẩu như dệt may, giày dép, thuỷ sản, gạo... - Công tác phát triển thị trường xuất khẩu đạt được nhiều thành tựu quan trọng, vừa mở ra những thị trường mới, vừa thâm nhập và khai thác tốt hơn những thị trường đang có. b. Những hạn chế cơ bản: - Xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài như sự biến động giá cả trên thị trường thế giới hay sự xuất hiện của các rào cản thương mại mới của nước ngoài. - Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa hợp lý. Xuất khẩu chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các mặt hàng như khoáng sản (dầu thô, than đá), nông, lâm, thủy, hải sản, trong khi các mặt hàng công nghiệp như dệt may, gia giày, điện tử và linh kiến máy tính.. chủ yếu vẫn mang tính chất gia công. - Năng lực cạnh tranh còn yếu kém ở cả 3 cấp độ (nền kinh tế, doanh nghiệp và mặt hàng xuất khẩu). - Nhập siêu ở mức cao và chưa có giải pháp kiềm chế hiệu quả, triệt để, đã ảnh hưởng tiêu cực đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế như cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tế, nguồn lực đầu tư... 3. Nhập khẩu giai đoạn 2006-2008 3.1 Tình hình nhập khẩu giai đoạn 2006-2008 Kim ngạch nhập khẩu năm 2007 đạt 62,68 tỷ USD, tăng 39,6% so với năm 2006, trong đó, các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 40,96 tỷ USD, tăng 144,2%, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,7 tỷ USD, tăng 131,7%. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng cần nhập khẩu tăng 41,4%, nhóm hàng nhập khẩu cần phải kiểm soát tăng 28,1% và nhóm hàng hạn chế nhập khẩu tăng 49,6%. Bảng 8: Kim ngạch nhập khẩu theo nhóm hàng năm 2007 (Đơn vị tính: kim ngạch triệu USD; tỷ trọng % ; Nguồn: Bộ Công thương) Nhóm hàng Năm 2006 Năm 2007 % Tăng KN tỷ trọng KN tỷ trọng Tổng trị giá nhập khẩu 44.891 100 62.682 100 39,6 1. Nhóm hàng cần nhập khẩu 34.692 77,3 49.057 78,3 41,4 2. Nhóm hàng nhập khẩu cần kiểm soát 7.604 16,9 9.743 15,5 28,1 3.Nhóm hàng hạn chế nhập khẩu 2.595 5,8 3.882 7,9 49,6 Bước sang năm 2008, tốc độ nhập khẩu vẫn tăng ở mức cao, cả về số lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2007, nguyên nhân chủ yếu là: Trước hết, chủ yếu vẫn là những nguyên nhân tương tự dẫn đến tình hình nhập siêu tương đối cao của năm 2007, trong đó đặc biệt là yếu tố giá tăng cao nhưng tác động sâu hơn do giá tiếp tục tăng cao hơn nhiều, do đầu tư cho sản xuất và tăng trưởng kinh tế, hiệu quả đầu tư chưa cao, ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế sau khi gia nhập WTO và nhu cầu tiêu dùng, sức mua trong nước tăng, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tuy đã đạt mức cao nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng nhập khẩu. Ngoài ra còn một số nguyên nhân đặc trưng cho đầu năm 2008 là: Nhiều mặt hàng nhập khẩu được giảm thuế so với năm 2007 và các năm trước đó nên phần lớn các mặt hàng nhập khẩu đều tăng mạnh về số lượng so với cùng kỳ năm 2007. Do đồng đô la Mỹ mất giá kể cả so với đồng tiền Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nên một số nhà nhập khẩu tích cực đẩy mạnh nhập khẩu với mục đích đề phòng tiếp tục tăng giá và không loại trừ cả mục đích hy vọng thu được lợi nhuận cao. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và đầu tư tăng, theo đó, nhập khẩu cho đầu tư và nguyên nhiên phụ liệu cho sản xuất đều tăng. Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đã tăng 46% trong 6 tháng 2008 so với cùng kỳ năm ngoái, chất dẻo nguyên liệu tăng 39,8%, điện tử, máy tính và linh kiện tăng 42,8%.... Một số dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm, hàng hóa thay hàng nhập như lọc hóa dầu, phôi thép, phân bón, nguyên phụ liệu ngành dệt may đang trong quá trình xây dựng, chưa đi vào hoạt động; công nghiệp phụ trợ còn kém phát triển... cũng là nguyên nhân dẫn đến phải nhập khẩu từ bên ngoài. Do đời sống được cải thiện, một bộ phận dân cư xuất hiện tâm lý chuộng hàng ngoại (trong khi hàng sản xuất trong nước không kém hơn về chất lượng, mẫu mã) cũng là yếu tố kích thích nhập khẩu. Xuất hiện tình trạng nhập khẩu chờ giá tăng để thu lợi (như thép và phôi thép)… Kim ngạch nhập khẩu tháng 6 ước đạt 7,27 tỷ USD, tăng 42,9% so với cùng kỳ 2007, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2008 lên 45,1 tỷ USD, (bình quân mỗi tháng nhập khẩu 7,5 tỷ USD), tăng 62,6% so với cùng kỳ năm 2007. Có thể thấy một tín hiệu đáng mừng, đó là kim ngạch nhập khẩu và nhập siêu đã giảm dần trong các tháng vừa qua (nhập khẩu tháng 4 là 8,23 tỷ USD với nhập siêu 3,2 tỷ USD, tháng 5 là 7,67 tỷ USD với nhập siêu là 1,9 tỷ USD và đến tháng 6 nhập siêu chỉ còn 1,14 tỷ USD). Với kết quả như vậy, nhập siêu 6 tháng 2008 đã giảm hơn nhiều so với dự kiến, chỉ còn 14,8 tỷ USD, bằng 48,8% so với xuất khẩu. Bảng 9: Kim ngạch nhập khẩu theo nhóm hàng 6 tháng đầu năm 2008 ( Đơn vị tính: kim ngạch triệu USD; tỷ trọng %; Nguồn Bộ Công thương) Nhóm hàng 6 tháng 2007 6T 2008 % Tăng KN tỷ trọng KN tỷ trọng Tổng trị giá nhập khẩu 27.735 100 45.105 100 62,6 1. Nhóm hàng cần nhập khẩu 21.791 78,6 34.221 75,9 57,0 2. Nhóm hàng nhập khẩu cần kiểm soát 4.111 14,8 8.013 17,8 94,9 3.Nhóm hàng hạn chế nhập khẩu 1.833 6,6 2.871 6,4 56,6 Theo đánh giá của Bộ Công Thương, nhập khẩu và qua đó nhập siêu năm nay tăng chủ yếu là do giá cả hàng hoá và nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng mạnh, nhu cầu trong nước tuy cũng tăng nhưng không phải là nguyên nhân chính, cụ thể: kim ngạch nhập khẩu tăng 17,37 tỷ USD so với cùng kỳ 2007, trong đó, tăng do giá trên 4,6 tỷ USD, tăng do lượng là 3,6 tỷ USD và tăng do cả giá và lượng (không xác định cụ thể tăng do giá hay lượng) là 9,1 tỷ USD. Ước tính chung nhập khẩu tăng do giá chiếm khoảng 70% và tăng do khối lượng chỉ khoảng 30%. Đánh giá tình hình nhập khẩu theo nhóm hàng: Nhóm 1: Nhóm mặt hàng cần thiết phải nhập khẩu. Nhóm này gồm các mặt hàng: thép, phôi thép, phân bón, xăng dầu, chất dẻo, sợi, bông, hóa chất nguyên liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng, tân dược, điện tử, máy tính và linh kiện, vải, nguyên phụ liệu dệt may, da, clinker, nguyên liệu dược phẩm, sản phẩm hóa chất, thuốc trừ sâu và nguyên liệu, kim loại thường khác, gỗ nguyên liệu, thức ăn gia súc và nguyên liệu, lúa mỳ, bột giấy, cao su các loại, kính xây dựng. Đây là nhóm mặt hàng thiết yếu, là đầu vào cho sản xuất và xuất khẩu, do đó phải đảm bảo nhập khẩu để ổn định sản xuất và xuất khẩu. Hiện, nhóm này đang chiếm tỷ trọng 76% trên tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong 6 tháng 2008, kim ngạch nhập khẩu của nhóm này đạt 34,2 tỷ USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2007. Một số mặt hàng có khối lượng và kim ngạch tăng đột biến so với cùng kỳ 2007 là: thép thành phẩm tăng 61,5% về lượng và 102% về trị giá; phôi thép tăng 81,8% về lượng và 174,8% về trị giá; Phân bón tăng 16,8% về lượng và 126,9% về trị giá; Xăng dầu tăng 11,4% về lượng và 86% về trị giá; Máy móc, thiết bị phụ tùng tăng 46% về trị giá; Thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 85% về trị giá; Bột giấy tăng 117,9% về lượng và 89% về trị giá.... Tuy nhiên, tốc độ nhập khẩu 6 tháng đã bắt đầu có xu hướng giảm (từ 71% trong 4 tháng xuống 66,3% trong 5 tháng và xuống còn 62,6% trong 6 tháng) phù hợp với dự báo của Bộ Công Thương. Cụ thể, nhiều mặt hàng lượng và trị giá nhập khẩu trong tháng 6 đã giảm đáng kể so với bình quân 5 tháng đầu năm 2008 như: sắt thép giảm 49% về lượng và 35,3% về giá trị, phôi thép giảm 80,2% về lượng và 75,6 về giá trị, phân bón giảm 57% về lượng và 46% về giá trị. Nhóm 2: Nhóm mặt hàng nhập khẩu tuy vẫn cần thiết nhưng cần phải kiểm soát. Nhóm này gồm các mặt hàng: sản phẩm chế tạo từ gang thép, than cốc và các sản phẩm hóa dầu, hàng hóa khác (trong đó có đá quý và vàng bạc kim cương...), chiếm tỷ trọng 18% trên tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu nhóm này ước đạt 8 tỷ USD, tăng 95% so với cùng kỳ năm 2007. Trong nhóm hàng hoá này thì đáng chú ý là mặt hàng vàng có tốc độ tăng trưởng mạnh so với năm 2007 (6 tháng đầu năm 2008, lượng nhập khẩu đạt trên 90 tấn với kim ngạch khoảng 2,8 tỷ USD). Nhóm 3: Nhóm mặt hàng cần hạn chế nhập khẩu gồm: nguyên phụ liệu thuốc lá, hàng tiêu dùng, ô tô nguyên chiếc, linh kiện ô tô, linh kiện và phụ tùng xe gắn máy. Tỷ trọng nhóm này ở mức thấp nhất so với 2 nhóm trên, chiếm khoảng 6% trên tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong các tháng đầu năm 2008, nhất là quý I, một số mặt hàng có số lượng và kim ngạch tăng đột biến so với cùng kỳ 2007 là: Ô tô nguyên chiếc dưới 12 chỗ và linh kiện ô tô …. Tuy nhiên, tốc độ nhập khẩu ô tô nguyên chiếc trong tháng 6 đã bắt đầu có xu hướng giảm mạnh, giảm 60,6% về lượng và 59% về giá trị so với bình quân 5 tháng đầu năm. Những thành tựu về xuất khẩu thời gian qua là rõ ràng và to lớn, song Việt Nam vẫn là một nước nhập siêu. Xét theo thị trường nhập khẩu, Việt Nam có thâm hụt thương mại duy nhất với Châu Á và thặng dư thương mại với tất cả các châu lục khác. Năm 2007, thâm hụt thương mại với châu lục này lên trên 29 tỷ USD, tăng gấp 1,6 lần so với năm 2006. Trong đó, nhập siêu với Trung Quốc là 9,1 tỷ USD, gấp hơn 2 lần năm ngoái; nhập siêu với Đài Loan là 5,8 tỷ USD, tăng 50%; Singapore là 5,4 tỷ USD, tăng 16,5%; Hàn Quốc 4,1 tỷ USD, tăng 34,8%; Thái Lan 2,7 tỷ USD, tăng 26,5%. Việt Nam nhập siêu lớn từ các nước này do hàng hoá của các nước này có sức cạnh tranh cao hơn và phù hợp về cơ cấu mặt hàng tiêu dùng, sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác, ngay cả đối với những thị trường Việt Nam vốn xuất siêu như Hoa Kỳ, EU thì năm 2007 nhập khẩu của Việt Nam từ những thị trường này cũng tăng cao (Hoa Kỳ 73%, EU 66%) do thực hiện các cam kết giảm thuế và tác động của việc tăng giá đồng Euro. Và điều này đã tác động đến sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng xấu tới cán cân thanh toán, tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế với bên ngoài và làm giảm hiệu quả xuất khẩu, giảm nguồn thu từ xuất khẩu. Nhìn chung, tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008 có sự tăng đột  biến ảnh hưởng xấu đến cán cân thương mại. 3.2. Một số tồn tại và hạn chế trong nhập khẩu giai đoạn 2006-2008 - Tỷ trọng nguyên, nhiên vật liệu trong các mặt hàng nhập khẩu còn cao, máy móc thiết bị còn thấp như hiện nay cho thấy mức độ đổi mới công nghệ nước ta rất chậm. Xét về dài hạn, yếu kém về công nghệ sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá thay thế nhập khẩu. - Tính gia công của sản xuất, tính đại lý của thương mại ở nước ta còn rất lớn. Tỷ trọng nguyên liệu nhập siêu cao cho thấy ngành công nghiệp phụ trợ nước ta đang còn kém phát triển, công nghiệp chế biến tăng trưởng chậm, các ngành sản xuất phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu. - Tỷ trọng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu cao thể hiện giá trị gia tăng thấp của nhiều mặt hàng xuất khẩu như dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử. Nhập khẩu chưa kích thích xuất khẩu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao giá trị gia tăng. - Muốn hạn chế nhập siêu, lành mạnh hoá cán cân thương mại đang trong tình trạng thâm hụt, về nguyên tắc có thể hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, trong bối cảnh nước ta lực lượng sản xuất còn ở trình độ thấp, đang đẩy mạnh hội nhập, nới lỏng rào cản để thực hiện tự do hoá thương mại thì nhập khẩu thiết bị máy móc, nguyên, nhiên, vật liệu có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. III. Đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giai đoạn 2001-2008 Đánh giá tình hình xuất khẩu giai đoạn 2001-2008 Những thành tựu cơ bản Một là qui mô và tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu đã được mở rộng và tăng trưởng ở mức độ khá cao Hai là cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã có những chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô Ba là công tác phát triển thị trường xuất khẩu đạt được nhiều thành tựu quan trọng, vừa mở ra những thị trường mới, vừa thâm nhập và khai thác tốt hơn những thị trường đang có. Trong đó thị trường Châu Phi và Trung Đông là 2 thị trường tiềm năng, đang được khai thác, tiếp tục được Chính phủ lựa chọn là thị trường trọng điểm 2009 Bốn là các chủ thể tham gia xuất khẩu không ngừng được mở rộng, đa dạng hoá và hoạt động ngày càng hiệu quả. Những hạn chế cơ bản - Xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài như sự biến động giá cả trên thị trường thế giới hay sự xuất hiện của các rào cản thương mại mới của nước ngoài. - Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa hợp lý. Xuất khẩu chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các mặt hàng như khoáng sản (dầu thô, than đá), nông, lâm, thủy, hải sản, trong khi các mặt hàng công nghiệp như dệt may, gia giày, điện tử và linh kiến máy tính.. chủ yếu vẫn mang tính chất gia công. - Năng lực cạnh tranh còn yếu kém ở cả 3 cấp độ (nền kinh tế, doanh nghiệp và mặt hàng xuất khẩu). - Nhập siêu ở mức cao và chưa có giải pháp kiềm chế hiệu quả, triệt để, đã ảnh hưởng tiêu cực đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế như cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tế, nguồn lực đầu tư... 2. Đánh giá tình hình nhập khẩu giai đoạn 2001-2008 - Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu chuyển dịch theo hướng tích cực, nhóm hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng chiếm khoảng 36%, nhóm nguyên, nhiên vật liệu chiếm khoảng 61%, hàng tiêu dùng và các mặt hàng nhập khẩu khác chiếm khoảng 2.7% - Tuy nhiên tỷ trọng nguyên, nhiên vật liệu trong các mặt hàng nhập khẩu còn cao, máy móc thiết bị còn thấp như hiện nay cho thấy mức độ đổi mới công nghệ nước ta rất chậm. Xét về dài hạn, yếu kém về công nghệ sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá thay thế nhập khẩu. - Tính gia công của sản xuất, tính đại lý của thương mại ở nước ta còn rất lớn. Tỷ trọng nguyên liệu nhập siêu cao cho thấy ngành công nghiệp phụ trợ nước ta đang còn kém phát triển, công nghiệp chế biến tăng trưởng chậm, các ngành sản xuất phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu. - Tỷ trọng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu cao thể hiện giá trị gia tăng thấp của nhiều mặt hàng xuất khẩu như dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử. Nhập khẩu chưa kích thích xuất khẩu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao giá trị gia tăng. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU VÀ KIỀM CHẾ NHẬP SIÊU GIAI ĐOẠN 2009-2010 Mục tiêu, phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu giai đoạn 2009- 2010 Mục tiêu tổng quát. Mục tiêu tổng quát của hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2008-2010 là phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, đồng thời tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô. Phương hướng chính đẩy mạnh xuất khẩu Để đạt được các mục tiêu trên, các phương hướng chính đẩy mạnh xuất khẩu cần triển khai thực hiện là: Một là, thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu đối với các mặt hàng truyền thống, các mặt hàng sản xuất do bị hạn chế về cơ cấu (diện tích, năng suất, thời tiết…) không có điều kiện tăng nhiều về khối lượng, trong đó đặc biệt chú ý đến các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Hai là, tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao, có đóng góp quan trọng cho việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu cũng như giải quyết nhiều công ăn việc làm, góp phần ổn định xã hội như các sản phẩm chế biến, công nghiệp chế biến: dệt may, giầy dép, đồ gỗ, linh kiện điện tử, sản phẩm nhựa, dây cáp điện… Ba là, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xúc tiến doanh nghiệp, tìm kiếm và mở rộng thị trường, đẩy mạnh đầu tư sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có tiềm năng phát triển không bị hạn chế về khả năng sản xuất, sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước như: hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm cao su, hàng thực phẩm chế biến, hoá mỹ phẩm, sản phẩm cơ khí, dịch vụ phần mềm… Bốn là, tập trung khai thác theo chiều sâu, chiều rộng đối với các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường xuất khẩu trọng điểm đi đôi với việc phát triển các thị trường có chung đường biên giới với Việt Nam thông qua việc xem xét điều chỉnh những quy định không phù hợp hạn chế xuất khẩu thời gian qua. Năm là, tận dụng các lợi thế từ các hiệp định thương mại song phương (FTA); gắn thị trường xuất khẩu với thị trường nhập khẩu, thông qua đó đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu ở các thị trường hiện có mức nhập siêu lớn nhằm giảm nhập siêu của cả nước; xây dựng và thực hiện lộ trình giảm nhập siêu trong giai đoạn 2008 - 2010 Sáu là, rà soát và phát hiện các mặt hàng có khả năng sản xuất nhưng không hoặc chưa bị hạn chế về thị trường như đồ nhựa các loại, sản phẩm cơ khí và vali, túi xách, mũ ô dù… Trên cơ sở các đánh giá, dự báo về khả năng sản xuất, diễn biến giá cả xuất khẩu, thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn tới, Bộ Công thương đưa ra chỉ tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt mức 26% và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trung bình cả giai đoạn 2008-2010 đạt mức 19,6%/năm. Cụ thể: Về hàng hoá xuất khẩu Bảng 10: Dự báo kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2008-2010 Đơn vị tính: kim ngạch triệu USD; tăng % Nội dung 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2008-2010 KN KN Tăng KN Tăng KN Tăng KN Tăng Tổng số 48.560 61.200 26,0 70.600 15,4 82.900 17,4 214.700 19,6 - Nhóm nông, lâm, thuỷ sản 9.920 11.680 17,7 12.760 9,2 14.000 9,7 38.440 12,2 - Nhóm nhiên liệu, khoáng sản 9.726 13.305 36,8 11.240 -15,5 9.700 -13,7 34.245 2,5 - Nhóm chế biến, CN và TCMN 28.914 36.215 25,3 46.600 28,7 59.200 27,0 142.015 27,0 (Nguồn: Bộ công thương) Những chỉ tiêu trên thể hiện rõ quan điểm “Coi việc tập trung đầu tư vào nhóm hàng công nghiệp để mở rộng sản xuất, khai thác thêm những mặt hàng mới, thị trường mới và đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao giá trị gia tăng của nhóm hàng nông sản là hai khâu trọng tâm để đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2009-2010”. Quan điểm này dựa trên những nhận định quan trọng sau: Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng nguyên, nhiên liệu sẽ có xu hướng giảm dần do tác động của sự sụt giảm lượng xuất khẩu dầu thô và than đá theo kế hoạch đã được đề ra trong những năm tới; đặc biệt là kể từ năm 2009, khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động và sẽ sử dụng nguồn dầu thô trong nước. Thứ hai, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản sẽ có xu hướng giảm dần do gặp phải nhiều hạn chế về khả năng mở rộng qui mô nuôi, trồng và chủ yếu phải dựa vào gia tăng hàm lượng chế biến để nâng cao giá trị xuất khẩu. Thứ ba, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ sẽ có xu hướng tăng mạnh do có nhiều điều kiện để mở rộng qui mô sản xuất (đặc biệt là thông qua hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ bắt đầu đi vào hoạt động trong giai đoạn này), phát triển thị trường mới, mặt hàng mới, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng nhờ đổi mới công nghệ. Thứ tư, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng khác sẽ có xu hướng tăng do nhiều mặt hàng mới được phát hiện, có tiềm năng phát triển, chưa bị hạn chế về sản xuất và thị trường. Về cơ cấu thị trường xuất khẩu Bảng 11: Dự báo cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2009-2010 Đơn vị tính: kim ngạch triệu USD; cơ cấu % Khu vực thị trường Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 % Tăng KN bq 2008-2010 KN Cơ cấu KN Cơ cấu KN Cơ cấu KN Cơ cấu  Tổng KN 48.560 100 61.200 100 70.600 100 82.900 100 119,6 - Châu Á: 21.000 43,8 26.000 42,5 29.900 42,4 35.300 42,6 119,0 Nhật bản 5.700 11,9 6.600 10,8 7.600 10,8 9.000 10,9 116,5 Trung Quốc 3.200 6,7 4.100 6,7 5.000 7,1 6.200 7,5 124,7 ASEAN 7.800 16,3 10.000 15 11.000 15,6 12.800 15,4 118,2 Hàn Quốc 1.200 2,5 1.600 2,6 2.000 2,8 2.500 3,0 127,8 Đài Loan 1.100 2,3 1.400 2,3 1.700 2,4 2.100 2,5 124,1 - Châu Âu : 9.520 19,8 12.000 19,6 13.700 19,4 16.100 19,4 119,2 EU 8.500 17,7 10.800 17,6 12.500 17,7 15.000 18,1 120,9 - Châu Mỹ 11.660 24,3 15.000 24,5 17.600 24,9 20.800 25,1 121,4 Hoa kỳ 10.234 21,3 13.000 22,1 15.500 22,0 18.500 22,3 121,9 - Châu Đại Dương 4.000 8,3 5.200 8,5 6.000 8,5 6.900 8,3 120,1 - Châu Phi Tây Nam Á 1.820 3,8 3.000 4,9 3.400 4,8 3.800 4,6 130,0 (Nguồn Bộ Công thương) Tiếp tục quán triệt phương châm đa phương hóa và đa dạng hóa thị trường. Các thị trường chủ lực của ta trong giai đoạn 2008-2010 sẽ vẫn là thị trường châu Á (Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông), châu Âu (chủ yếu là EU), Bắc Mỹ (Hoa kỳ, Canada) và châu Đại dương (Australia). Ngoài ra tiếp tục khai thác, thâm nhập một số thị trường truyền thống hoặc thị trường mới như Nga, Trung Đông, Mỹ La tinh, châu Phi Dự kiến, khu vực thị trường châu Á tăng nhẹ tỷ trọng từ 42,5% năm 2008 lên 42,6% năm 2010 và vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Âu giảm nhẹ tỷ trọng từ 19,6% năm 2008 xuống 19,4% vào năm 2010. Xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Mỹ tăng tỷ trọng từ 24,5% năm 2008 lên 25,1% vào năm 2010. Khu vực thị trường châu Đại Dương có tỷ trọng giảm từ 8,5% năm 2008 xuống 8,3% năm 2010. Tỷ trọng xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Phi giảm từ 4,9% năm 2008 xuống 4,6% năm 2010. Phương hướng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực Với mục tiêu “chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô, theo đó, tỷ trọng của các nhóm hàng nông - lâm - thuỷ sản và nhiên liệu - khoáng sản sẽ có xu hướng giảm dần và nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ sẽ có xu hướng tăng dần. 2.4 Phương hướng xuất khẩu vào các thị trường chủ lực Trong năm 2009 (và có thể nhiều năm tiếp theo), thị trường xuất khẩu chính, chủ yếu và quan trọng của Việt Nam vẫn là các nước Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc… Nên đối với các thị trường trọng điểm này cần có ngay một sự phân loại, nghiên cứu, đánh giá sâu sắc để đề ra những chiến lược kinh doanh với từng thị trường cụ thể, từng sản phẩm cụ thể trong đó đặc biệt tính toán đến việc chuẩn bị hàng hóa chớp thời cơ, đẩy mạnh xuất khẩu vào Quý 3 và Quý 4, khi dự báo kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục ở các khu vực này. Phương hướng xuất khẩu vào các thị trường cụ thể như sau: - Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam; ngoài dầu thô và khoáng sản thì các mặt hàng thuỷ sản, dệt may, đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng chế tạo của Việt Nam... đang được người Nhật ngày càng ưa chuộng. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật đạt 5,7  tỉ USD, tăng 9,6% so với năm 2006. Thị trường khu vực này hiện chiếm khoảng 11,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Với việc triển khai thực hiện giai đoạn 3 của “Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản” nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tăng cường khả năng cạnh tranh, đồng thời triển khai ký kết Hiệp định Việt Nam + Nhật Bản, tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Nhật Bản năm 2008 sẽ gặp thuận lợi hơn. Phấn đấu, xuất khẩu đến năm 2010 đạt 9 tỷ USD, tăng 16,5%/năm trong giai đoạn 2008-2010. Cụ thể là: Bảng 12: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vào Nhật giai đoạn 2008-2010 Đơn vị tính: kim ngạch triệu USD; cơ cấu % Nội dung 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 GĐ 2008-2010 KN KN Tăng KN Tăng KN Tăng KN Tăng Tổng KN XK vào Nhật 5.700 6.600 15,8 7.600 15,2 9.000 18,4 23.200 16,5 KNXK mặt hàng chủ lực 3.864 4.980 25,0 5.930 19,1 7.330 23,6 18.240 22,6 1. Dệt may 705 810 14,9 1.000 23,5 1.300 30,0 3.110 22,8 2. Giầy dép 112 140 25,0 180 28,6 230 27,8 550 27,1 3. Thủy sản 754 800 6,1 1.000 25,0 1.300 30,0 3.100 20,4 4. Các mặt hàng chế tạo 940 1.300 38,3 1.900 46,2 2.700 42,1 5.900 42,2 5. Đồ gỗ và TCMN 340 430 26,5 550 27,9 700 27,3 1.680 27,2 6. Xăng dầu 1.013 1.500 48,1 1.300 -13,3 1.100 -15,4 3.900 6,5 (Nguồn: Bộ Công thương) - Thị trường Trung Quốc: Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với Việt Nam. Quan hệ ngoại giao cấp cao giữa 2 nước được tăng cường là tiền đề quan trọng cho sự phát triển thương mại giữa hai nước trong thời kỳ tới. Tuy nhiên kể từ năm 2003 trở lại đây, ta liên tục phải nhập siêu từ thị trường Trung Quốc, mức nhập siêu hàng năm khoảng trên 2 tỷ USD, đặc biệt, nhập siêu tăng đột biến trong năm 2007 hơn 9,1 tỷ USD. Điều này cho thấy ta chưa phát huy được những lợi thế về vị trí địa lý và việc Trung Quốc gia tăng nhu cầu nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Các mặt hàng có thể đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này gồm: thuỷ sản, rau quả nhiệt đới, hạt điều, gạo, sắn lát và tinh bột sắn, dây cáp điện… Riêng đối với mặt hàng đồ gỗ, dù Trung Quốc là nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới nhưng vẫn cần nhập khẩu nhiều loại đồ gỗ giả cổ. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 3,2  tỉ USD, tăng 5,6% so với năm trước. Giai đoạn 2008-2010, tình hình kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng cao kéo theo việc gia tăng nhu cầu nhập khẩu các nhóm hàng nguyên nhiên liệu như cao su, than đá và đặc biệt là dầu thô. Ngoài ra, nếu triệt để tận dụng cơ hội thì các mặt hàng nông sản và hải sản của Việt Nam có khả năng tăng khá do tác động của việc thực hiện Chương trình Thu hoạch sớm giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Mục tiêu xuất khẩu vào Trung Quốc đến năm 2010 đạt 6,2 tỷ USD, tăng 24,7%/năm trong giai đoạn 2008-2010 năm. Việc đẩy mạnh xuất khẩu vào Trung Quốc tham khảo tại Đề án Phát triển xuất khẩu với thị trường Trung Quốc được phê duyệt tại Quyết định số 023/2007/QĐ-BTM. - Thị trường ASEAN: ASEAN là một thị trường khá lớn với trên 600 triệu dân, lại ở sát nước ta. Tuy nhiên, do cơ cấu hàng hóa của ta và ASEAN có nhiều điểm giống nhau, ta lại ở trình độ phát triển thấp hơn nên thời gian qua hàng hóa của ta chưa thâm nhập được nhiều vào thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu vào ASEAN có xu hướng tăng chậm, trong khi kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN tăng tương đối nhanh nên nhập siêu từ khu vực này đang có xu hướng tăng mạnh. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ta vào ASEAN hiện nay vẫn là dầu thô, gạo, một số mặt hàng nông sản, thuỷ sản, linh kiện điện tử, vi tính và hàng bách hóa trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là gạo và dầu thô. Do kim ngạch phụ thuộc nhiều vào 2 mặt hàng này nên tăng trưởng xuất khẩu còn thiếu tính ổn định Bảng 13: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vào ASEAN giai đoạn 2008-2010 Đơn vị tính: kim ngạch triệu USD; cơ cấu % Nội dung 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 GĐ 2008-2010 KN KN Tăng KN Tăng KN Tăng KN Tăng Tổng KN XK vào ASEAN 7.800 10.000 28,2 11.000 10,0 12.800 16,4 33.800 18,2 KN các mặt hàng chủ lực 5.015 6.931 21,2 7.395 6,7 7.830 5,9 22.156 11,2 1. Gạo 1.050 1.400 33,3 1.600 14,3 1.600 0,0 4.600 15,9 2. Cà phê 145 160 10,3 180 12,5 200 11,1 540 11,3 3. Rau 25 31 25,2 45 43,8 60 33,3 136 34,1 4. Thuỷ sản 168 190 13,1 240 26,3 300 25,0 730 21,5 5. Dệt may 175 200 14,3 230 15,0 270 17,4 700 15,6 6. Điện tử 678 950 40,1 1.600 68,4 2.400 50,0 4.950 52,8 7. Xăng dầu 2.774 4.000 44,2 3.500 -12,5 3.000 -14,3 10.500 5,8 ( Nguồn: Bộ công thương) Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN đạt 7,8  tỉ USD, tăng 21,7% so với năm trước. Dự kiến, đến năm 2010 xuất khẩu đạt 12,8 tỷ USD, tăng 18%/năm giai đoạn 2008-2010. Việc thực hiện đầy đủ các cam kết theo CEPT/AFTA đã và đang tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập vào thị trường các nước ASEAN. Tuy nhiên, những lợi thế do việc gia nhập ASEAN của Việt Nam trong thời gian qua vẫn chưa được các doanh nghiệp trong nước tận dụng để thâm nhập thị trường khu vực và thế giới - Thị trường EU: Kim ngạch xuất khẩu của Việt nam vào EU năm 2008 dự kiến đạt 10,8 tỷ USD, tăng 23,5% so với năm 2007. Phấn đấu, kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 15 tỷ USD, tăng bình quân 20,9%/năm giai đoạn 2008-2010. Bảng 14: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vào EU giai đoạn 2008-2010 (Đơn vị tính: kim ngạch triệu USD; cơ cấu %) Nội dung 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 GĐ 2008-2010 KN KN Tăng KN Tăng KN Tăng KN Tăng Tổng KN XK vào EU 8.500 10.800 27,1 12.500 15,7 15.000 20,0 38.300 20,9 KN các mặt hàng chủ lực 5.945 6.950 16,9 8.080 16,3 9.400 16,3 24.430 16,5 1. Dệt may 1.450 1.700 17,2 2.000 17,6 2.300 15,0 6.000 16,6 2. Giầy dép 2.143 2.500 16,7 2.800 12,0 3.200 14,3 8.500 14,3 3. Thủy sản 912 1.150 26,1 1.400 21,7 1.700 21,4 4.250 23,1 4. Cà phê 840 820 -2,4 900 9,8 1.000 11,1 2.720 6,2 5. Sản phẩm gỗ 600 780 30,0 980 25,6 1.200 22,4 2.960 26,0 (Nguồn : Bộ Công thương) Về thị trường: Tiếp tục khai thác triệt để các thị trường trọng điểm có kim ngạch lớn, cụ thể là Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào các thị trường "mới" của EU. Về mặt hàng: Bên cạnh những mặt hàng đã có chỗ đứng trên thị trường như dệt may, giày dép, nông thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ ..., cần phát triển các mặt hàng mới, có triển vọng tăng kim ngạch như sản phẩm cơ khí, chế tạo (gia công), linh kiện vi tính và điện tử - Thị trường Hoa Kỳ: Kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ năm 2007 đạt 10,2 tỷ USD, tăng 39% so với năm 2006, trong đó kim ngạch hàng dệt may đạt 4,4 tỷ USD. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng vào Hoa Kỳ đã tăng mạnh do kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng mạnh như dệt may, thủy sản, sản phẩm gỗ, cà phê... Phấn đấu, kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 18,5 tỷ USD, tăng 21,9%/năm giai đoạn 2008-2010. Bảng 15: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vào Hoa Kỳ giai đoạn 2008-2010 Đơn vị tính: kim ngạch triệu USD; cơ cấu % Nội dung 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 GĐ 2008-2010 KN KN Tăng KN Tăng KN Tăng KN Tăng Tổng KN XK vào Hoa Kỳ 10.234 13.000 27,0 15.500 19,2 18.500 19,4 47.000 21,9 KN các mặt hàng chủ lực 7.705 9.270 20,3 11.220 21,0 13.420 19,6 33.910 20,3 1. Dệt may 4.470 5.400 20,8 6.500 20,4 7.600 16,9 19.500 19,4 2. Giầy dép 885 1.100 24,3 1.300 18,2 1.600 23,1 4.000 21,9 3. Sản phẩm gỗ 948 1.150 21,3 1.400 21,7 1.700 21,4 4.250 21,5 4. Thủy sản 729 860 18,0 1.000 16,3 1.200 20,0 3.060 18,1 5. Cà phê 200 220 10,0 260 18,2 320 23,1 800 17,1 6. Điện tử, linh kiện máy tính 273 270 -1,1 380 40,7 500 31,6 1.150 23,7 7. Túi xách, vali, mũ ô dù 200 270 35,0 380 40,7 500 31,6 1.150 35,8 ( Nguồn: Bộ Công thương - Thị trường châu Phi: Phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu vào khu vực thị trường này đạt mức 23,3%/năm, đến năm 2010 đạt kim ngạch khoảng 2,8 tỷ USD và chiếm tỷ trọng khoảng 2,8%. Tập trung ưu tiên phát triển một số thị trường trọng điểm có sự ổn định cao và còn nhiều tiềm năng như Nam Phi, Ai Cập, Marốc, Tanzania. Trong đó, Nam Phi vẫn là thị trường trọng tâm của khu vực này để từ đây xâm nhập sang các quốc gia khác. Một số mặt hàng cần tập trung khai thác trong thời gian tới là thuỷ sản, đồ gỗ, hàng cơ khí, máy móc động cơ điện, thủ công mỹ nghệ hoá mỹ phẩm, nông sản, cà phê, hạt tiêu... Những khó khăn về vận chuyển và thanh toán vẫn là rào cản lớn nhất ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực thị trường này. - Thị trường châu Đại Dương: Trọng tâm vẫn là thị trường Australia và New Zealand. Phấn đấu duy trì mức tăng trưởng khá ở khu vực thị trường này, ổn định tăng trưởng ở mức khoảng 15,7%/năm, đến năm 2010 đạt kim ngạch khoảng 5,6 tỷ USD và chiếm tỷ trọng khoảng 7,7%. Các mặt hàng xuất khẩu chính cần tập trung khai thác ở khu vực thị trường này là dệt may, giày dép, thuỷ sản, xe đạp, đồ nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, cà phê, hạt điều. II. Mục tiêu và phương hướng kiềm chế nhập siêu giai đoạn 2009-2010 Mục tiêu Mục tiêu tổng quát của hoạt động nhập khẩu giai đoạn 2008-2010 là đảm bảo ổn định nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ trong nước và xuất khẩu, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và GDP. Phát triển sản xuất các mặt hàng trong nước thay thế hàng nhập khẩu. Từng bước hạn chế và kiểm soát nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất được và tiến tới giảm thâm hụt cán cân thương mại. Phương hướng Để đạt được mục tiêu trên, các phương hướng chính cần triển khai thực hiện là: - Ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ đầu tư và sản xuất trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu. - Kiểm soát nhập khẩu một cách có hiệu quả thông qua chính sách thuế và các biện pháp phi thuế. Có chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, tăng cường sử dụng máy móc, vật tư, thiết bị sản xuất trong nước trong các dự án sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, góp phần giảm nhập siêu. - Sử dụng hiệu quả các biện pháp đồng bộ như rào cản kỹ thuật, chính sách tiền tệ, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và chống lãng phí trong đầu tư, xây dựng cơ bản. - Giảm cầu hợp lý đối với nhóm I và II như thông qua chính sách thuế và các biện pháp phi thuế, cắt giảm các dự án đầu tư, khuyến khích tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng… Trên cơ sở phương hướng đó, Bộ Công Thương đề ra mục tiêu phấn đấu cụ thể đối với các nhóm hàng như sau: Bảng 18: Kim ngạch nhập khẩu các nhóm hàng giai đoạn 2008-2010 Đơn vị tính: kim ngạch triệu USD; tăng % Nội dung 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2008-2010 KN KN Tăng KN Tăng KN Tăng KN Tăng Tổng số 62.682 80.200 27,9 88.500 10,3 95.700 8,1 264.400 15,5 - Nhóm hàng cần nhập khẩu 49.057 63.001 28,4 67.500 7,1 71.500 5,9 202.001 13,8 - Nhóm hàng nhập khẩu cần kiểm soát 9.743 12.944 32,9 16.300 25,9 19.000 16,6 48.244 25,1 - Nhóm hàng hạn chế nhập khẩu 3.882 4.255 9,6 4.700 10,5 5.200 10,6 14.155 10,2 Trên cơ sở các đánh giá, dự báo về khả năng sản xuất, diễn biến giá cả trong nước và thế giới, thị trường nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn tới, Bộ Công thương đưa ra chỉ tiêu phấn đấu giảm tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2008-2010 ở mức 15,5%/năm. III. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu giai đoạn 2009-2010 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu Xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên - phụ liệu Triển khai xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên - phụ liệu, đóng vai trò là đầu mối tổ chức nhập khẩu và cung ứng nguyên - phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trong nước, đặc biệt là trong một số lĩnh vực như sản xuất hàng dệt may, dày dép, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa... nhằm nâng cao khả năng cung ứng nguyên liệu cho sản xuất một cách kịp thời và với chi phí thấp hơn. Vấn đề này mặc dù đã được đặt ra nhiều năm nay đối với nhiều mặt hàng ngành hàng nhưng cho đến nay kết quả vẫn rất khiêm tốn. Trong thời gian tới đề nghị nhà nước cho phép triển khai các khu tập trung như những khu công nghiệp, khu bảo thuế, trung tâm buôn bán nguyên phụ liệu (dệt may, giầy dép…) và cho phép các nhà đầu tư phân phối hàng hoá trong nước và nước ngoài vào hoạt động. Những trung tâm này có thể là nơi cung cấp nguyên phụ liệu cho một ngành hàng cũng có thể là trung tâm tổng hợp. Thực hiện chương trình hiện đại hoá và cải cách thủ tục hải quan Xây dựng lộ trình rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất - nhập khẩu để giảm thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất - nhập khẩu của Việt Nam xuống đạt mức trung bình của khu vực ASEAN thông qua việc tăng cường áp dụng các biện pháp để tiến hành hải quan điện tử, hải quan một cửa. 1.3 Đẩy mạnh đàm phán với các nước Sớm triển khai ký kết các thỏa thuận song phương và công nhận lẫn nhau về kiểm dịch thực vật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Australia, New Zealand… để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc thanh toán cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông, thuỷ sản. Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu - Thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu: Hình thức bảo hiểm xuất khẩu (hỗ trợ của Chính phủ) được áp dụng phổ biến tại các nước phát triển như Đức, Áo, Italy, Nhật Bản… nhưng chưa được áp dụng tại Việt Nam Trong khi thực tiễn kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều rủi ro. Do vậy, áp dụng biện pháp bảo hiểm xuất khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu là cần thiết và phù hợp với các quy định của WTO. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các hình thức hỗ trợ trực tiếp cho xuất khẩu như thưởng xuất khẩu, thưởng thành tích xuất khẩu... bị bãi bỏ. Cần sử dụng nguồn vốn này và bổ sung thêm để thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư: (1) nghiên cứu, cải tạo giống cây trồng, vật nuôi; (2) đổi mới, chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản hàng hoá xuất khẩu; (3) đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất hàng xuất khẩu. - Điều tiết tỷ giá hối đoái, kiềm chế lạm phát: Tỷ giá hối đoái có tác dụng tích cực hoặc hạn chế đến công tác xuất nhập khẩu. Do đó, điều tiết tỷ giá hợp lý sao cho vừa thu hút được vốn nước ngoài, vừa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hướng tới khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu phục vụ cho việc tăng trưởng kinh tế và vẫn kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý là cần thiết. Mặt khác, các Bộ ngành sản xuất cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của các nước bạn hàng làm cho tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu có thể tăng lên khi tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thông qua tăng tỷ giá. Với Việt nam, là một nước nhỏ nên hiệu ứng từ việc phá giá đến xuất khẩu là không lớn trong khi áp lực lên lạm phát là rõ rệt hơn nên cần cân nhắc mức độ phá giá ở mức hợp lý khi điều hành tỷ giá trong các bối cảnh cụ thể để tránh áp lực lạm phát quá lớn gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế nói chung. - Ưu tiên cấp tín dụng và đảm bảo cung ứng đủ vốn cho người nông dân và các doanh nghiệp thu mua nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu với lãi suất hợp lý. Các mặt hàng cần ưu tiên trước mắt là thủy sản, gạo, cà phê, hạt điều, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa. - Đẩy mạnh tuyên truyền và khuyến khích các doanh nghiệp đa dạng hóa đồng tiền thanh toán và phòng ngừa rủi ro về tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu Nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến xuất khẩu - Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao để thúc đẩy hợp tác, đầu tư và buôn bán giữa Việt Nam với các nước, thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam để từ đó tạo nên những làn sóng chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu có nhiều tiềm năng. - Đổi mới công tác tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại theo hướng chú trọng vào khâu tổ chức và cung cấp thông tin thị trường, giảm bớt các chương trình khảo sát thị trường mang tính nhỏ lẻ. Tập trung xúc tiến thương mại tại các thị trường trọng điểm có kim ngạch nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, một số nước EU…, và các mặt hàng trọng điểm mà khả năng sản xuất trong nước không bị hạn chế nhưng thiếu thị trường tiêu thụ. Tập trung nguồn vốn xúc tiến thương mại đối với những mặt hàng có sự tăng trưởng, có sự đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu. - Nghiên cứu và phát triển hình thức xúc tiến doanh nghiệp nhằm kêu gọi các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới vào đầu tư sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu tại Việt Nam… . Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu Xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng nguồn lao động trong một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về nguồn lao động như lĩnh vực sản xuất hàng dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, sản phẩm cơ khí…. Đồng thời, chú trọng khâu thiết kế, tạo dáng sản phẩm; Tổ chức nghiên cứu, đào tạo đội ngũ nhân viên thiết kế để đa dạng hoá và không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm chế biến cho phù hợp với thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước. . Nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng Nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng trong việc cung cấp thông tin, thống nhất thực hiện các chiến lược phát triển sản xuất, liên kết trong kinh doanh, đàm phán ký kết hợp đồng, tránh để khách hàng lợi dụng ép giá gây thua thiệt chung. Cần có cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành quản lý và các Hiệp hội ngành hàng để tạo sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành. Nhà nước cần có sự hỗ trợ nhất về tài chính cho hoạt động của Hiệp hội. Các Bộ, ngành và Hiệp hội cần phối hợp tổ chức mạng lưới thông tin dự báo tình hình thị trường, giá cả, cung cầu hàng hoá ở thị trường trong nước và nước ngoài cung cấp cho các hội viên và doanh nghiệp. Giải pháp kiềm chế nhập siêu Các giải pháp ngắn hạn a. Kiểm soát chặt nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu, theo đó phân chia nguồn hàng nhập khẩu thành 3 nhóm: - Nhóm mặt hàng cần phải nhập khẩu: Đây là nhóm mặt hàng thiết yếu, là đầu vào cho sản xuất và xuất khẩu, do đó phải đảm bảo và tạo thuận lợi cho nhập khẩu để ổn định sản xuất xuất khẩu. - Nhóm cần kiểm soát nhập khẩu: Tuy nhóm này cũng có những mặt hàng cần nhập khẩu nhưng nhìn chung việc nhập khẩu cần có biện pháp kiểm soát. Trong đó, Bộ Công Thương đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu ban hành các quy định theo hướng chặt chẽ hơn trong tiếp cận ngoại tệ để hạn chế nhập khẩu như hạn chế bán ngoại tệ cho nhà nhập khẩu. - Nhóm hạn chế nhập khẩu: Đối với nhóm này, đề nghị áp dụng như nhóm 2 là Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu ban hành quy định về tiếp cận ngoại tệ để hạn chế nhập khẩu; Đối với mặt hàng ô tô dưới 9 chỗ nguyên chiếc và linh kiện ô tô, đề nghị nâng thuế tiêu thụ đặc biệt, tăng các loại phí hoặc áp dụng chế độ hạn ngạch đăng ký đối với từng địa phương, trước hết là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để hạn chế tiêu dùng trong nước... b. Tiếp tục thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường, cân đối cung cầu các hàng hóa cơ bản của nền kinh tế. Trong đó, đặc biệt quan tâm việc nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo xu hướng giá cả và thị trường thế giới trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, qua đó đề xuất những giải pháp bình ổn thị trường, cân đối cung – cầu hiệu quả. c. Quản lý nhập khẩu bằng giấy phép (tự động) để kiểm soát nhập khẩu đối với các mặt hàng như: Hàng tiêu dùng, Ôtô dưới 12 chỗ ngồi và bộ linh kiện ô tô dưới 12 chỗ ngồi, điện thoại di động… Việc áp dụng giấy phép nhập khẩu sẽ giúp kiểm soát được số lượng nhập khẩu, từ đó có các biện pháp thích hợp để kiềm chế nhập khẩu. d. Hạn chế nhập khẩu qua việc quy định thời hạn nộp thuế. Theo quy định hiện hành hàng hoá không phải là hàng tiêu dùng được ân hạn nộp thuế nhập khẩu, TTĐB, VAT là 30 ngày kể từ ngày thông quan. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã áp dụng đưa xe ôtô dưới 9 chỗ ngồi vào danh mục hàng tiêu dùng phải nộp thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt và VAT trước khi thông quan. Biện pháp này tỏ ra hữu hiệu trong việc kiềm chế tốc độ nhập khẩu. e. Phát động rộng rãi trong nhân dân phong trào tiết kiệm và sử dụng hàng Việt Nam. . Các giải pháp trung hạn và dài hạn: a. Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu: - Thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, cân bằng cán cân thanh toán được coi là giải pháp chủ yếu, lâu dài để hạn chế nhập siêu. b. Phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, thay thế hàng nhập khẩu - Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển xuất khẩu, giảm nhập khẩu bằng việc đẩy mạnh sản xuất hàng trong nước, các loại nguyên liệu, các mặt hàng phụ trợ cho sản xuất tiêu dùng, sản xuất hàng xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu cũng là một biện pháp quan trọng để hạn chế nhập siêu. - Các tập đoàn, các Tổng công ty Nhà nước, các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sớm đưa các dự án đầu tư về điện, phân bón, thép, cơ khí, dệt may vào sản xuất nhằm thay thế các mặt hàng nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu. c. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ - Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cần được coi là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Việt nam. Mục tiêu của phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam là thay thế nhập khẩu, đảm bảo nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chủ chốt của đất nước. Một số ngành ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ trong thời gian tới là: Cơ khí, Dệt may, Da giầy, Điện tử. - Rà soát lại các cơ sở sản xuất các ngành phụ trợ tại các công ty nhà nước, ưu tiên cấp vốn và tạo các điều kiện khác để đổi mới thiết bị, thay đổi công nghệ tại những cơ sở đã có quy mô tương đối lớn. Lập chế độ tư vấn kỹ thuật và quản lý để mời các chuyên gia nước ngoài vào giúp thay đổi công nghệ và cơ chế quản lý tại các doanh nghiệp. - Đặc biệt khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các ngành công nghiệp phụ trợ, với sự hỗ trợ đặc biệt về vốn, và những ưu đãi đặc biệt về thuế (miễn thuế nhập khẩu thiết bị và công nghệ, miễn thuế doanh thu, v.v.). - Việt Nam nên tiếp nhận nhanh sự hỗ trợ này để nhanh chóng tăng khả năng cung cấp các mặt hàng công nghiệp phụ trợ hiện có, nhất là các mặt hàng đang sản xuất tại các doanh nghiệp nhà nước. - Kêu gọi doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào việc sản xuất trong các ngành công nghiệp phụ trợ. d. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật - Nghiên cứu xây dựng các biện pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với các ngành, sản phẩm công nghiệp nhằm bảo vệ sản phẩm trong nước khỏi sự cạnh tranh không công bằng trên thị trường trong nước, phù hợp với các quy định của WTO và các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam ký kết. Hoàn thiện hoặc ban hành mới các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường nói chung cũng như đối với hàng hoá nhập khẩu, trước mắt là đối với những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, tiêu dùng, sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường. - Chủ động rà soát những mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh do việc cắt giảm thuế quan theo cam kết WTO và AFTA mà trong nước có khả năng sản xuất để có biện pháp hạn chế nhập khẩu và khuyến khích sản xuất trong nước. e. Đẩy mạnh hoạt động hội nhập, hợp tác quốc tế, trong đó quan tâm việc chủ động đàm phán, ký kết các hiệp định song phương và đa phương thiết lập các khu vực mậu dịch tự do theo hướng tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. f. Trao đổi với các đối tác thương mại mà Việt Nam nhập siêu (trước hết là Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc...) để phối hợp tìm giải pháp giảm nhập vào Việt Nam và tăng xuất từ Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với các quy tắc của WTO, theo đó khuyến khích việc các thành viên có quyền yêu cầu cân bằng thương mại lẫn nhau. g. Chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong tiêu dùng và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trong nước. Áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Nâng cao hiệu quả trong đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và sản xuất dùng hàng nhập khẩu nói riêng, cần thực hiện tốt quy hoạch, lập đề án khả thi sát với yêu cầu, tiêu chuẩn và định mức, đi đôi với việc giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện. KẾT LUẬN Sau quá trình thực tập tổng hợp tại Vụ Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương, tôi đã có cái nhìn thực tế hơn, sâu hơn về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Bộ cũng như của Vụ xuất nhập khẩu. Đặc biệt tôi đã có nhiều kiến thức thực tế về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam những năm qua. Trong thời gian vừa qua, mặc dù có nhiều bỡ ngỡ và mới mẻ khi lần đầu tiên tiếp xúc với hoạt động thực tế, nhưng được sự chỉ đạo tận tình của GS.TS Đặng Đình Đào, chú Phạm Quang Minh, và các cán bộ trong vụ Xuất nhập khẩu, tôi đã tích luỹ được những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để hoàn thành báo cáo tổng hợp này cũng như công việc sau này. Vì còn rất hạn chế về kiến thức cũng như những kinh nghiệm thực tế nên báo cáo này không thể trách khỏi còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, nhận xét của GS.TS Đặng Đình Đào để tôi có thể hoàn thành báo cáo này. Tôi xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Các báo cáo của Bộ công thương Bản tinh kinh tế 2008 Thời báo kinh tế Việt Nam tháng 1/2009 www.Vneconomy.vn www.vnexpress.net Tạp chí tài chính, tháng 12/2008 MỤC LỤC Trang Lời mở đầu 1 KẾT LUẬN 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31658.doc