Trong suốt 18 năm qua, Công ty vừa thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa nghiêm túc rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm khắc phục những khó khăn cả về chủ quan lẫn khách quan.
Bài học thứ nhất là: Công tác tổ chức cán bộ
Nhận thấy rõ được công tác tổ chức cán bộ có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy Công ty luôn quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ với ý thức con người là nhân tố quyết định tất cả.
Hiện nay tình hình nhân sự ở Tổng Công ty XNK Tổng hợp I tương đối ổn định. Đó trước hết là nhờ ban lãnh đạo Công ty đã đề ra và thực hiện một số giải pháp bước đầu. Do đó có thể nói việc thuyên chuyển nhân viên và điều chỉnh giữa các bộ phận là bước đi đúng đắn của lãnh đạo Công ty. Ngoài ra Công ty còn đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật vào sản xuất và giải quyết số lao động dôi dư do chuyển đổi dây chuyền công nghệ tiên tiến.
Trong 3 năm (1995 - 1996 - 1997) Công ty đã đào tạo 118 lượt người về nghiệp vụ, vi tính và ngoại ngữ. Tăng cường đào tạo cán bộ theo chương trình đào tạo hợp lý, kết hợp đào tạo chính quy trong nước và nước ngoài hoặc mời các chuyên gia về phổ biến các chuyên đề có liên quan đến nghiệp vụ XNK, hạch toán kế toán, thanh toán quốc tế, lập hợp đồng, chứng từ thanh toán. Bên cạnh việc đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, Công ty còn chủ trương đề bạt cán bộ tại chỗ để bổ xung cho các vị trí lãnh đạo trong bộ máy của Công ty. Trong thời gian từ 1982 - 1993, Công ty đã đề bạt tại chỗ tổng số 25 người trong đó có 3 Phó Giám đốc, 6 Trưởng phòng, 1 Giám đốc, 2 Phó Giám đốc chi nhánh, 13 Phó phòng. Đến năm 1993, Công ty đã có bộ máy hoạt động đầy đủ gọn nhẹ với đội ngũ cán bộ nòng cốt tương đối mạnh đảm bảo yêu cầu chuyên môn vào thời điểm đó, với tổng biên chế 146 người.
25 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổng hợp hoạt động của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
báo cáo tổng hợp
hoạt động của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I
Sau đại hội lần thứ 6 của Đảng, nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Từ đó đến nay, nền kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc quan trọng dưới sự tác động của nhiều chủ trương, chính sách kinh tế mới.
Trong xu thế ngày càng trở thành một chỉnh thể thống nhất của nền kinh tế thế giới, các quan hệ được mở rộng đa phương đa dạng dưới nhiều hình thức. Bên cạnh các quan hệ ngoại giao, đầu tư quốc tế thì thương mại quốc tế đặc biệt phát triển. Trong đó xuất khẩu lại được coi là hoạt động cơ bản của thương mại quốc tế.
Hoạt động xuất khẩu xuất hiện từ rất sớm, với những vai trò hết sức to lớn như tạo khả năng xâm nhập thị trường quốc tế, giải quyết công ăn việc trong nước, tạo nguồn thu ngoại tệ phục vụ hoạt động nhập khẩu, phát triển kinh tế đất nước... Do đó xuất khẩu phải được nghiên cứu cả về phương diện lý luận và thực tiễn một cách khách quan và khoa học. Đây cũng là vấn đề phức tạp đang đặt ra với tất cả các nhà quản lý, nhà khoa học và kinh doanh.
Trong thời gian vừa qua em đã có những hiểu biết sơ lược về Công ty như sau:
I - lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của Công ty XNK tổng hợp I.
1. Lịch sử hình thành
Đầu những năm 1980, Nhà nước ban hành nhiều chủ trương chính sách phát triển kinh tế, khuyến khích các ngành,các địa phương nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu trên thị trường trong nước và quốc tế.Nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được một phần nào nhu cầu thị trường,nhưng cũng đã có nhiều sản phẩm xuất khẩu vượt chỉ tiêu phải giao nộp kế hoạch, bên cạnh đó còn có sự xuất hiện nhu cầu xuất khẩu ngoài các nghị định thư trao đổi hàng clearing. Trong đó, việc mở rộng quyền xuất nhập khẩu cho các ngành, các địa phương, quyền được sử dụng số ngoại tệ thu được do xuất khẩu địa phương từ các tỉnh Trung Du miền núi đều dấy lên sôi nổi và rầm rộ. Thị trường bắt đầu có sự cạnh tranh trong kinh doanh hàng xuất nhập khẩu.
Bên cạnh những kết quả đạt được, thể hiện trong nhịp độ tăng kim ngạch lại phát sinh nhiều hiện tượng tranh mua, tranh bán ở cả thị trường trong và ngoài nước. Cụ thể như các cuộc “Chiến tranh con tôm”, “chiến tranh dược liệu”... đã bùng nổ gây ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, phá giá trị trường, dẫn đến nguy cơ mất thị trường. Công ty XNK tổng hợp ra đời trong hoàn cảnh đó, nhận nhiệm vụ trước Bộ, góp phần giải quyết mâu thuẫn này bằng các biện pháp kinh tế, thu hút các đầu mối đã bung ra nhằm tập trung về một mối.
Căn cứ vào nghị định số 231/CP ngày 21/06/1979 của Hội đồng Chính phủ quy định nghĩa vụ, quyền hạn, cơ cấu bộ máy của Bộ Ngoại Thương. Để phục vụ kịp thời việc xuất nhập khẩu vật tư, hàng hoá theo yêu cầu của ngành và địa phương.
Theo đề nghị của đồng chí Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ.
Bộ trưởng Bộ Ngoại Thương đã quyết định thành lập công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I.
Công ty này được chính thức thành lập từ ngày 15/12/1981 theo Quyết định số 1365/TCCB của Bộ Ngoại Thương, nhưng phải đến tháng 08/1982 mới thực tế đi vào hoạt động, với trụ sở chính đặt tại 46 Ngô Quyền - Hà Nội và lấy tên giao dịch là: GENERALEXIM - Hà Nội.
Công ty trực thuộc Bộ Thương Mại, hoạt động theo chế độ hạch toán, có tư cách pháp nhân, vốn và tài sản riêng tại Ngân hàng. Một điểm cũng cần nói tới là trong năm 1993 theo quyết định số 858/TCCN của Bộ Thương Mại đã quyết định hợp nhất Công ty phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu vào Công ty XNK tổng hợp I, giúp tạo thêm cho Công ty những thế và lực mới hết sức to lớn.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy cán bộ của Công ty.
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyển chức năng, mô hình tổ chức bộ máy của Công ty được thể hiện trong sơ đồ dưới đây.
Sơ đồ số I:
Sơ đồ và kết cấu bộ máy tổ chức của Công ty XNK Tổng hợp I
Giám đốc
P. Giám đốc hành chính
P. Giám đốc kinh doanh
P. Giám đốc tài chính
khối
phục vụ
khối
kinh doanh
khối
quản lý
Phòng hành chính
Phòng kho vận
Các phòng nghiệp vụ XNK
Các liên doanh
Hệ thống cửa hàng
Hệ thống cơ sở SX
Các
chi nhánh
Phòng tổ chức
Phòng tổng hợp
Phòng kế toán tài vụ
Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của từng phòng ban và quyền quản lý của nó được cụ thể hoá như sau:
Ban Giám Đốc: lãnh đạo tình hình chung của Công ty, ra quyết định, ký duyệt các hợp đồng lớn, quản lý về các mặt hoạt động khác...
Khối các phòng quản lý và dịch vụ:
- Phòng tổ chức cán bộ:
+ Giúp Ban Giám đốc quản trị toàn bộ nhân lực của Công ty
+ Tham mưu cho Giám đốc về sắp xếp nhân lực cho phù hợp với cơ
cấu Công ty.
+ Quy hoạch cán bộ dài hạn và ngắn hạn
+ Đưa ra các chính sách chế độ về lao động, tiền lương
+ Tuyển dụng và điều tiết lao động phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
- Phòng tổng hợp:
+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm và chiến lược kinh doanh
dài hạn.
+ Lập báo cáo hoạt động kinh doanh từng tháng, quý, năm trình
Giám đốc
+ Tổ chức công tác nghiên cứu thị trường, giao dịch đàm phán lựa
chọn khách hàng.
+ Kế hoạch chiến lược truyền thông, khuyến mại về Công ty.
- Phòng hành chính:
+ Phục vụ nhu cầu văn phòng phẩm của Công ty, tiếp khách và quản
lý toàn bộ tài sản của Công ty.
+ Kế hoạch sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên.
- Phòng kế toán:
+ Giao kế hoạch tài chính cho các phòng ban.
+ Hạch toán đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty theo
kế hoạch (tháng, quý, năm)
+ Lo toàn bộ vốn phục vụ cho hoạt động của các phòng ban trong
Công ty.
+ Lập bảng cân đối tài sản, bản báo cáo tài chính cuối năm trình
Giám Đốc.
+ Quyết toán với cơ quan cấp trên (Bộ) và các cơ quan hữu quan về
tổ chức hoạt động, thu chi tài chính hàng năm.
- Phòng kho vận:
+ Giao nhận toàn bộ hàng hoá kinh doanh của Công ty
+ Quản lý và bảo dưỡng toàn bộ xe của Công ty
+ Được phép kinh doanh vận tải, chuyên chở hàng hoá.
Khối các phòng kinh doanh:
- Các phòng nghiệp vụ:
+ Phòng nghiệp vụ 1,5,6,7 kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp.
+ Phòng nghiệp vụ 2 chuyên nhập khẩu.
+ Phòng nghiệp vụ 3 chuyên gia công hàng xuất khẩu.
+ Phòng nghiệp vụ 4 chuyên lắp ráp xe máy.
- Hai cửa hàng bán buôn và bán lẻ hàng hoá.
Cửa hàng 46 Ngô Quyền.
Cửa hàng 28 Trần Hưng Đạo.
- Liên doanh xây dựng trụ sở văn phòng cho thuê tại số 52 Quang
Trung - Hà Nội.
- Xây dựng Công ty cổ phần khách sạn tại số 7 Triệu Việt Vương -
Hà Nội.
- Các chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng.
- Bộ phận sản xuất:
+ Xí nghiệp may Đoan Xá tại Hải Phòng.
+ Xưởng lắp ráp xe máy tại Tương Mai - Hà Nội.
+ Xưởng sản xuất và chế biến sản phẩm gỗ (trực thuộc phòng 6) tại
Cầu Diễn - Từ Liêm - Hà Nội.
Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I là một Công ty lớn, với nghiệp vụ chủ yếu là xuất nhập khẩu mang tính chất tổng hợp nên việc tổ chức cơ cấu bộ máy một cách hiệu quả tránh cồng kềnh là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu tổ chức của Công ty như hiện nay ta thấy tương đối phù hợp với điều kiện của Công ty: Các phòng phân định một cách rạch ròi với những chức năng, nghiệp vụ cụ thể của mình tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của họ. Song còn một điều không mấy thuận lợi đó là phòng tổng hợp với nhiệm vụ làm công tác thị trường lại thuộc khối quản lý chứ không thuộc khối kinh doanh gây sự vòng vèo trong truyền đạt thông tin thị trường đến các phòng ban thuộc khối kinh doanh.
3. Tình hình cán bộ công nhân viên của Công ty.
ở Công ty, các nhân viên thuộc các phòng ban chủ yếu đều là lực lượng trẻ, năng động và có trình độ, đây là một trong số những điểm mạnh của công ty. Trong tổng số cán bộ thì khoảng 80% ở trình độ đại học. Số cán bộ công nhân viên của Công ty trong những năm gần đây có tăng nhưng với mức độ thấp, đó là sự quán triệt tinh thần gọn nhẹ và hiệu quả trong cơ cấu quản lý, tiết kiệm chi phí, lấy hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu số một.
Biểu số 1: Số lượng cán bộ công nhân viên toàn Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I những năm 1990 - 1999.
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
Số lượng cán bộ CNV (người)
207
298
379
392
412
430
450
460
460
Trong tổng số nhân lực của Công ty nổi lên một số bộ phận được phân bổ cụ thể như sau:
* Ban Giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc
* Phòng tổ chức cán bộ: 18 nhân viên
* Phòng hành chính tổng hợp: 15 nhân viên
* Phòng kế toán tài vụ: 22 nhân viên.
* Chi nhánh tại Hải Phòng: 34 cán bộ
* Chi nhánh tại Đà Nẵng: 36 cán bộ.
* Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: 40 cán bộ
* Xí n ghiệp may Đoan Xá tại Hải Phòng: 172 người.
* Số nhân viên phân bố cho 7 phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu là 68 người.
Về vấn đề nhân lực Công ty luôn coi yếu tố chất lượng là hàng đầu. Cũng xuất phát từ đó Công ty thường xuyên coi trọng công tác đào tạo, cử các cán bộ đi học tập nâng cao trình độ quản lý kinh doanh, đối với công nhân viên thì áp dụng những biện pháp khích lệ nhằm phát huy tính năng động sáng tạo, nâng cao tri thức và tay nghề để họ sẵn sàng gắn bó với Công ty.
4.Tình hình tài chính của Công ty.
Từ khi mới thành lập (1981) chỉ có số vốn là 139 nghìn đồng đến nay Công ty đã có một số vốn rất lớn duy trì và phát huy tốt khả năng sản xuất kinh doanh, hoàn thành các chỉ tiêu được giao. Đồng thời thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước, góp phần nâng cao đời sống công nhân viên trong toàn Công ty.
Biểu số 2: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của Công ty XNK Tổng hợp I.
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Vốn cố định
Vốn lưu động
Vốn đầu tư XDCB
Nộp ngân sách
Lợi nhuận để lại
Thu nhập bq/người/năm (1000 đ)
Giá trị
Mức tăng
Giá trị
Mức tăng
1990
5.437
8.213
1.567
4.563
1.549
540
1991
7.823
10.124
1.976
7.648
2.357
593
1992
10.646
13.600
2.204
11.651
3.530
610
1993
11.496
16.778
1.636
23.588
3.600
613,7
1994
13.129
22.866
2.109
36.765
2.882
763,5
1995
14.210
24.125
1.542
40.000
3.000
880,6
1996
14.300
25.837
52.913
3.400
896
1997
15.076
27.643
49.240
5.025
910
1998
Theo số liệu trên ta thấy số vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản phân bổ không đều qua các năm mà công ty tiến hành đầu tư tuy theo tình hình từng thời kỳ. Tốc độ tăng của vốn cố định ngày càng chậm so với vốn lưu động, chứng tỏ công ty đang hết sức tranh thủ đồng vốn hiện có. Tuy nhiên, không phải công ty không chú ý đến những yếu tố dài hạn.
Là một công ty làm ăn có hiệu quả với tốc độ quay vòng vốn 6 vòng/ năm và các khoản lợi nhuận cũng được phân bổ hợp lý: Dành 45% lợi nhuận ngân sách Nhà nước; còn lại 55% phân bổ cho 3 quỹ, trích sang quỹ phát triển sản xuất tối thiểu phải là 35% và còn lại là quỹ khen thưởng và phúc lợi.
II - Các giai đoạn hoạt động kinh doanh của Công ty:
Nhìn lại 18 năm hoạt động của Công ty có thể tạm chia thành 2 giai đoạn lớn. Trong mối giai đoạn, Công ty đều phải giải quyết 3 vấn đề lớn. Đó là tổ chức và cán bộ, định hướng phát triển Công ty và tạo vốn và phát triển vốn.
1. Sự vận hành và phát triển của Công ty
Giai đoạn I: Từ ngày thành lập Công ty đến đầu năm 1993 (11 năm)
Thời kỳ cuối 1981 đến 1993, đất nước ta đã trải qua những biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội. Do chính sách đổi mới của Đảng, kinh tế thị trường với cách quản lý theo cơ chế kế hoạch tập trung và bị suy kiệt do khủng hoảng kéo dài hàng chục năm. Chính sách quản lý XNK, lúc “thắt” lúc “mở “, không đồng bộ, khi thì chồng chéo không phù hợp với diễn biến phức tạp của thị trường hàng hoá .
Thị trường trong nước thiếu vốn, thiếu hàng trầm trọng, thời gian sau tình hình được cải thiện hơn.
Hoạt động tài chính, ngân hàng phát triển chậm hơn kinh doanh mang nặng tính quản lý bao cấp hơn phục vụ. Tiền tệ biến động phức tạp (đổi tiền VN năm 1985 ), lạm phát liên tục tăng cao. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ /Rúp CN thời gian kéo dài do Nhà nước ấn định không phù hợp với tương quan sức mua thực tế, sau Nhà nước lại đột ngột ddieef chỉnh nâng cao tới 2,6 lần (1988). Chính sách thuế cùng đầy biến động, phát sinh nhiều sắc thuế mới như thuế XNK, thuế vốn, thuế lợi tức, thuế doanh thu, .... tỷ suất thuế đã cao lại hay điều chỉnh không phù hợp với chu kỳ hàng hoá .
Về tổ chức kinh doanh ngoại thương, trước đây (1981) chỉ có 12 đơn vị thuộc bộ Ngoại thương được kinh doanh XNK trực tiếp, quan hệ kinh doanh với địa phương đều tập trung qua 1 đầu mối thống nhất là Công ty XNK tỉnh . Nhiều mặt hàng XNK lớn được bàn giao cho các Bộ quản lý sản xuất, xuất hiện thêm các Công ty XNK chuyên ngành . Năm 1990 do việc hợp nhất 3 Bộ Ngoại thương và Nội thương, Bộ Vật tư đồng thời do áp dụng chính sách khuyến khích phát triển thương mại, các đầu mối tập trung kinh doanh XNK theo quản lý hành chính địa phương teo dần xuất hiện nhiều chủ thể thuộc các thành phần sở hữu tham gia hoạt động XNK với quy mô khác nhau (Theo thống kê của bộ Thương mại tính đến đầu 1993 có tới 1200 đơn vị được phép kinh doanh XNK). Cạnh tranh trong kinh doanh XNK ngày càng trở nên gay gắt, có cả yếu tố thiếu lành mạnh như lừa đảo, chộp giật, chiếm dụng vốn của nhau trong kinh doanh . Sự thâm nhập của các công ty nước ngoài thông qua các VP Đ D trên thị trường VN, càng làm cho cạnh tranh thêm phức tạp, gay gắt . Nạn buôn lậu, trốn thuế... phổ biến , có cả quy mô lớn .
Ngoài nước, Mỹ bao vây kinh tế, thị trường Liên Xô, Đông Âu tan rã làm chúng ta mất hàng loạt thị trường cung ứng và tiêu thụ hàng XNK, mất nguồn viện trợ chính yếu .
Đời sống cán bộ ăn lương hết sức khó khăn, bấp bênh sau được cải thiện đôi chút nhưng so với phát triển xã hội vẫn ở mức thấp .
Để xây dựng và phát triển Công ty, toàn thể Công ty đã tập trung cao độ giả quyết tốt các mặt sau :
1- Công tác tổ chức cán bộ :
Việc làm đầu tiên trong Công ty phải lo tổ chức bộ máy, ổn định tổ chức và đào tạo cán bộ. Trong công tác đào tạo, Công ty lấy công tác thực tiễn làm cơ sở đào tạo tại chỗ, thường xuyên tổ chức các buổi học tập, trao đổi kinh nghiệm nội bộ, rút kinh nghiệm trong cách làm hoặc nêu các vấn đề phát sinh, trao đổi tìm cách giải quyết. Chính nhờ những việc làm này, trong thời gian ngắn đã nâng dần kiến thức cho anh chị em làm công tác nghiệp vụ, quản lý, Công ty tranh thủ các chỉ tiêu đào tạo, gửi cán bộ đi học trong và ngoài nước hoặc mời các chuyên gia về phổ biến các chuyên đề có liên quan đến nghiệp vụ XNK, hạch toán kế toán, thanh toán quốc tế, lập hợp đồng, chứng từ thanh toán... Bên cạnh việc đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, Công ty còn chủ trương đề bạt cán bộ tại chỗ để bổ xung cho các vị trí lãnh đạo trong bộ máy của Công ty. Trong thời gian từ 1982 - 1993, Công ty đã đề bạt tại chỗ tổng số 25 người trong đó có 3 Phó giám đốc, 6 trưởng phòng, 1 Giám đốc, 2 phó giám đốc chi nhánh, 13 phó phòng... Đến năm 1993, Công ty đã có bộ máy hoạt động đầy đủ, gọn nhẹ với đội ngũ cán bộ nòng cốt tương đối mạnh đảm bảo yêu cầu chuyên môn vào thời điểm đó, với tổng biên chế 146 người.
Một mặt quan trọng khác trong công tác cán bộ là chăm lo đời sống mọi mặt cho CBCNV: Công ty đặt ra mục tiêu đảm bảo cho anh chị em CBCNV một đời sống kinh tế tạm đủ, không phải lo nghĩ nhiều để anh chị em yên tâm công tác, đây là một việc làm thiết thực và là động cơ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty. Hàng năm có tổ chức dù là nghỉ mát cho toàn thể CBCNV. Đặc biệt, Công ty còn vận dụng chính sách “Nhà nước và nhân dân cùng làm” xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng để làm nhà cho hầu hết CBCNV trong Công ty.
Công ty hết sức coi trọng việc xây dựng đoàn kết nội bộ, phát huy được vai trò lãnh đạo của Đảng tạo điều kiện mọi mặt cho công tác đoàn thể.
2. Vấn đề xác định định hướng phát triển đúng
Thời gian đầu thành lập Công ty phải tập trung giải quyết một số vấn đề mang tính nguyên tắc như: Nguyên tắc hạch toán mới “lấy thu bù chi” phạm vi kinh doanh, ngành hàng, những nguyên tắc riêng về hoạt động cho Công ty trong việc lựa chọn phương thức kinh doanh, sử dụng vốn ngoại tệ, thu hoa hồng uỷ thác bằng ngoại tệ, lập quỹ hàng hoá...
Do yêu cầu phát triển của thị trường, trong từng giai đoạn Công ty còn đề nghị được nhận thêm cách nhiệm vụ khác như:
+ Bán vật tư nhập theo NĐT với Liên Xô và Đông Âu, nhập vật tư phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.
+ Đổi hàng với Tiệp
+ Giao một số mặt hàng theo NDDT lạc, cà phê cho Liên Xô (1987), tinh dầu - Liên Xô, đay - Triều Tiên...
+ Nhập hàng tiêu dùng phục vụ chương trình cải cách giá - lương - tiền của Nhà nước.
+ Đầu tư cho sản xuất: Đông lạnh Đồng Hới, xí nghiệp măng Lang Chánh, thiết bị đóng ép đay Hải Hưng, Hà Nam Ninh, dây chuyền sản xuất mũi giày Bắc Thái và Hà Bắc.
+ Nhập hàng phi mậu dịch phục vụ đối tượng 156...
+ XNK uỷ thác hàng gia công may mặc.
+ Tham gia vận động thành lập Ngân hàng XNK và là một cổ đông lớn của Ngân hàng.
+ Một số chuẩn bị về cơ sở vật chất cho việc kinh doanh bất động sản và đầu tư cho sản xuất: Mua nhà 53 Quang Trung, 7 Triệu Việt Vương, kho Đoạn Xá HP, nhận bàn giao kho Tương Mai...
Sau thời kỳ phát triển rực rỡ của công tác XNK uỷ thác cho địa phương 1985 - 1989 cùng với sự teo dần của các đầu mối.
+ Sau giai đoạn tự doanh hàng nhập sôi động mà trọng tâm là quỹ hàng hoá 1985 - 1989 mang lại hiệu quả kinh doanh đáng kể. Sự phát triển nhanh chóng của thị trường làm lợi nhuận kinh doanh giảm xuống - việc kinh doanh hàng phi mậu dịch là giải pháp thay thế trong bài toán hiệu quả kinh doanh.
+ Ngay từ đầu những năm 1990, nhận thấy kinh doanh XNK khó có thể phát triển lớn, Công ty đã xác định hướng phát triển mới là kinh doanh đồng thời với đầu tư cho sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực mới về bất động sản và đầu tư cho ngân hàng.
Việc định hướng đúng còn thể hiện trên lĩnh vực thị trường và thương nhân (bạn hàng): Trong từng thời kỳ, Công ty đã chú ý xây dựng cho mình một đội ngũ bạn hàng và thị trường phù hợp với phạm vi và quy mô kinh doanh trong đó lấy thị trường nội là gốc là môi trường sống. Công ty luôn coi bạn hàng là đối tượng phục vụ để thu hút khách hàng đi với mình, và khi đã hợp tác với nhau Công ty hết sức hợp tác, tạo điều kiện để hai bên cùng phát triển. Nhờ vậy, uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao. Tại các hội nghị khách hàng các năm 1985, 1987... nhiều đại biểu khách hàng (Vĩnh Phú, Bắc Thái, Thanh Hoá...) đã bày tỏ sự biết ơn với Công ty do sự hợp tác xây dựng trong quan hệ kinh doanh. Về thị trường ngoại, Công ty cũng xây dựng được một số thương nhân chính góp phần ổn định kế hoạch kinh doanh của Công ty, kế hoạch sản xuất của nhiều địa phương cơ sở trong nước hoặc góp phần đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong nước. Những thành công đáng kể trên lĩnh vực này là các việc:
+ Nhập bao đay phục vụ đóng lạc giao theo NĐ thư với Liên Xô năm 1987, nhập đường phục vụ nhu cầu trong nước năm 1989 với thời gian giao dịch và điều hàng về trong vòng một tuần.
+ Xây dựng quan hệ làm ăn dài hạn về gia công may mặc với POSCELIN, PETER... từ đầu 1991 đến nay.
3. Vấn đề tạo vốn và bảo toàn phát triển vốn:
Khi thành lập, hầu như không được giao vốn, nhiệm vụ XNK uỷ thác là chính. Được Nhà nước cho cơ chế tạo vốn bằng cách thu 1% hoa hồng ngoại tệ qua XNK uỷ thác, Công ty không chỉ dừng lại ở đây mà chủ động tự doanh hàng nhập thông qua việc lập quỹ hàng hoá.
Khi việc kinh doanh quỹ hàng hoá không còn phù hợp với thị trường nữa, Công ty đã chủ động tìm các việc làm khác có hiệu quả hơn để thay thế như việc tự doanh hàng điện tử, làm hàng phi mậu dịch, lắp ráp điện tử, xe máy, đầu tư tài chính...
Do vậy, Công ty đã tạo lập được một số vốn tương đối lớn. Từ 139.000 đ (12/1981) đến năm 1993 đã có tổng số vốn khoảng 34 tỷ đồng. Nhờ có việc làm đúng đắn này, Công ty chẳng những vẫn bảo toàn vốn mà còn vượt qua những khó khăn thử thách.
- Việc Nhà nước nợ khê đọng vốn của Công ty từ 1986 - 1990 phát sinh trong việc Công ty ứng tiền nhập hàng phục vụ chương trình giá - lương - tiền trị giá vốn 2,5 triệu USD.
- Tiền giao hàng theo chỉ tiêu pháp lệnh cho Liên Xô năm 1987 mặt hàng lạc - cà phê trị giá 4,5 triệu Rúp.
- Chênh lệch do điều chỉnh tỷ giá một tỷ đồng năm 1988.
- Công nợ khó đòi phát sinh trong thời kỳ Nhà nước sắp xếp lại doanh nghiệp 1990 - 1991 đã đưa vào lưới nợ: 10 tỷ đồng đến nay vẫn chưa giải quyết xong.
Tóm lại, giai đoạn 1981 đến 1993 là giai đoạn phát triển đi lên từ hai bàn tay trắng trong bối cảnh thị trường mới mở đầy biến động, Công ty đã tự khẳng định mình tạo được thế phát triển ổn định cho giai đoạn sau và có những đóng góp đáng kể cho Ngân sách Nhà nước. Cụ thể:
a - Kim ngạch XNK:
1982 thực hiện 11,8 triệu USD đạt 100% kế hoạch Bộ giao
1983 - 12,647 - 103% -
1984 - 19,463 - 108% -
1985 - 35,560 - 114% -
1986 - 46,813 - 116% -
1987 - 51,349 - 118% -
1988 - 49,257 - 115% -
1989 - 44,418 - 109% -
1990 - 40,655 - 102% -
1991 - 27,024 - 101,2% -
1992 - 31,900 - 106,34% -
b - Đóng góp ngân sách:
1982
Tổng cộng các khoản
6.174.204
đồng
1983
-
71.889.790
đồng
1984
-
93.940.138
đồng
1985
-
2.624.995
đồng
1986
-
81.109.952
đồng
1987
-
852.835.115
đồng
1988
-
2.294.617.070
đồng
1989
-
2.084.271.142
đồng
1990
-
6.751.825.942
đồng
1991
-
6.526.543.703
đồng
1992
-
7.784.665.440
đồng
Ngoài ra, Công ty còn xây dựng và đưa vào sử dụng 20.000 m2 kho và 1.500 m2 nhà xưởng may mặc tại Đoạn xá HP. Cải tạo kho Tương Mai thanh khu kho mới khang trang an toàn đủ điều kiện bảo quản các mặt hàng có giá trị cao.
Mua khu vực 53 Quang Trung, 7 Triệu Việt Vương với mục đích liên doanh khai thác bất động sản.
Đầu tư mua cổ phần tải Ngân hàng EIB tổng số 5,5 tỷ đồng mở đầu việc tham gia hoạt động tài chính.
Giai đoạn 2: Từ đầu 1993 đến 1998
Đặc điểm:
Trong giai đoạn này là kinh tế thị trường theo xu hướng mở tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Quản lý kinh doanh XNK thông qua cơ chế quota, chỉ tiêu ... Việc điều hành XNK thông qua đầu mối đối với nhiều mặt hàng lớn, kim ngạch cao ... trong đó Công ty chỉ được tham gia một số ít mặt hàng với số lượng thấp làm cho danh mục hàng kinh doanh của Công ty nhiều đa dạng nhưng các mặt hàng lớn còn lại rất ít, nhiều mặt hàng bị mất như gạo, cà phê, tân dược, hải sản, than...
- Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh, với chính sách ủng hộ tư nhân, trả lương cao đã thu hút nhiều cán bộ giỏi vào các Công ty nước ngoài.
- Chính sách đổi mới kinh tế làm cho ngày càng nhiều các Công ty, cơ sở thuộc tất cả các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh XNK trực tiếp trong khi sản xuất chưa phát triển kịp làm cho cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiều khi cạnh tranh không lành mạnh, bất trắc nếu không thận trọng rất dễ mất hàng mất vốn. Số doanh nghiệp trực tiếp XNK từ 12 doanh nghiệp năm 1981 tăng lên 1.400 doanh nghiệp 1998.
- Các chính sách của Nhà nước về việc hình thành các Công ty lớn có sự trợ giúp của Nhà nước về mọi mặt từ khâu sản xuất đến lưu thông làm Công ty mất thị trường và nhiều mặt hàng lớn. Lãi suất Ngân hàng trong nước quá chênh lệch so với lãi suất quốc tế hạn chế đầu tư cho kinh doanh sản xuất, thuế các loại quá cao, hay điều chỉnh đột ngột không phù hợp với chu kỳ vận động hàng hoá làm cho việc tính toán phương án kinh doanh rất khó khăn.
- Những ưu đãi về cơ chế trước đây mà Công ty là một trong những đơn vị được hưởng ngày càng mất dần. Những dịch vụ lớn có lãi suất 5% - 10% hầu như không có, lãi gộp chỉ còn bình quân 2,7 - 3%.
Tháng 7/1993 là bước ngoặt của Công ty về tổ chức và cán bộ lãnh đạo: Theo quyết định của Nhà nước đồng chí Mai Văn Dâu giám đốc Công ty được đề bạt lên làm Thứ trưởng Bộ Thương Mại, đồng thời Bộ quyết định sáp nhập Công ty Promexim cũ vào Tổng hợp với số nợ khó đòi 2,1 tỷ đồng, lỗ 900 triệu đồng, hàng tồn kho ô tô lỗ hơn 2 tỷ, hàng tranh chấp khiếu nại 3 tỷ. Hàng tồn kho và nợ khó đòi của cả 2 Công ty trị giá là 37 tỷ. Nợ quá hạn của Promexim cũ 15 tỷ đồng. Số CBCNV của Công ty từ 146 người kể cả hợp đồng tăng lên 389 người, sau tăng tới 450 người do tuyển thêm công nhân cho Xí nghiệp may Đoạn Xá Hải Phòng. CBCNV thì đông trong khi chất lượng cán bộ về nghiệp vụ và ngoại ngữ, tin học... nhìn chung yếu so với điều kiện kinh doanh mới. Nhu cầu đời sống theo mức chung của xã hội phát triển ngày một cao hơn, trong khi lợi nhuận thu được giảm.
Đứng trước những khó khăn Ban chấp hành Đảng uỷ và Ban Giám đốc đã có những chủ trương đúng và kịp thời như sau
- Trước hết, Công ty nhanh chóng hoàn thành việc hợp nhất giữa hai Công ty theo xu hướng ổn định tối đa để cán bộ yên tâm công tác, tập trung tất cả cho hoạt động kinh doanh sản xuất, tạo việc làm ổn định cho tất cả CBCNV. Công ty quy hoạch và đào tạo lại cán bộ, hàng năm đã chi cho đào tạo 100 triệu đồng. Tổng số đào tạo 4 năm: 60 lượt người. Đề bạt tại chỗ 10 phó phòng lên trưởng phòng, và 7 phó phòng mới. Quan tâm đến đời sống CBCNV theo quan điểm mới, gắn giữa công việc, hiệu quả và thu nhập. Chế độ giao 4 chỉ tiêu kim ngạch - lương - phí - lợi nhuận bước đầu đã có tác dụng khuyến khích cán bộ tìm việc làm, hạn chế chi tiêu, quan tâm hơn đến hạch toán nghiệp vụ kế toán, và hiệu quả công việc. Phát huy được vai trò lãnh đạo của Đảng và các tổ chức đoàn thể theo quy định phân công trách nhiệm của từng tổ chức và chính quyền. Nên đã tạo được sự chủ động, không chồng chéo và tăng cường đoàn kết.
- Về hoạt động kinh doanh: Nét nổi bật trong giai đoạn này là đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, tạo ra 3 mảng kinh doanh - sản xuất - và dịch vụ trong đó lấy kinh doanh XNK làm trọng tâm.
Hoạt động kinh doanh XNK giai đoạn này đòi hỏi phải bám sát thị trường nội và ngoại. Về mặt hàng Công ty vẫn tiếp tục duy trì và phát triển mặt hàng gia công may mặc XK ổn định tới 50% kế hoạch kinh doanh, phát triển thêm gia công đồ chơi. Qua hơn 3 năm kinh doanh trên lĩnh vực gia công may mặc, Công ty thấy rõ mặc dầu hiệu quả kinh doanh mặt hàng không lớn, nhưng đây là đóng góp tích cực về mặt xã hội mang lại công ăn việc làm cho hàng vạn người lao động. Năm 1993 Công ty có quan hệ với 15 xí nghiệp, đến năm 1996 Công ty có quan hệ với 28 xí nghiệp. Năm 1995 Công ty được xếp thứ 11 trong số trên 300 xí nghiệp và Công ty xuất khẩu may mặc cả nước. Ngoài mặt hàng GCMM Công ty chủ trương làm mọi mặt hàng, lô hàng không kể lớn bé miễn là có hiệu quả. Trong kinh doanh áp dụng linh hoạt các hình thức uỷ thác, tự doanh. Các mặt hàng lớn như lạc, thiếc... Công ty chú trọng đầu tư “chất xám” theo sát thị trường, quyết định thời điểm mua và bán, kinh doanh có hiệu quả cao.
Về nhập khẩu mở rộng đối tượng phục vụ cả 5 thành phần kinh tế theo nguyên tắc nắm hàng, có tiền thì mới giao hàng. Nên trong 4 năm vừa qua Công ty không bị lừa đảo và mất vốn. Trong khi nhiều doanh nghiệp khác rơi vào tình trạng này. Trong cơ chế thị trường Công ty đặc biệt chú ý tới công tác pháp lý trong kinh doanh như xây dựng hợp đồng mẫu, điều tra thương nhân về uy tín, khả năng tài chính và kịp thời có những biện pháp để sử lý khi thấy đối tác của mình có biểu hiện mất khả năng tài chính và lừa đảo. Trong thời gian qua Công ty đã giải quyết thành công 23 vụ tranh chấp với các Công ty nước ngoài thu về cho Công ty trên 10 tỷ đồng, hạn chế tổn thất và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bên cạnh kinh doanh XNK, Công ty đã mở rộng sang khâu bán lẻ bằng cách tổ chức 3 cửa hàng của Công ty và xây dựng các điểm bán đại lý với một số mặt hàng. Đây không chỉ là biện pháp tạo thêm công ăn việc làm cho CBCNV trong Công ty mà còn nhằm mục đích tạo chỗ đứng cho Công ty trên thị trường nội địa.
Trên lĩnh vực sản xuất. Năm 1994 Công ty đã xây dựng và đưa vào sản xuất 1 xí nghiệp may mặc XK tại Đoạn xá Hải Phòng ở quy mô vừa 150 máy và khoảng 200 công nhân. Đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới. Xí nghiệp đã được thai nghén từ giai đoạn trước (1953) nhưng khi triển khai có rất nhiều khó khăn mà chủ yếu là năng lực quản lý của Công ty còn yếu. Ngoài ra Công ty còn tổ chức dây chuyền lắp ráp xe máy dạng CKD, liên kết chế biến gỗ v.v...
Về hoạt động dịch vụ đầu tư: Theo xu hướng phát triển kinh tế và thương mại, mảng hoạt động này đã được Công ty quan tâm ngay từ những năm 1992 -1993, tuy nhiên việc triển khai thực hiện có nhiều vướng mắc do Công ty thay đổi tổ chức, do thủ tục hành chính phức tạp mãi đến năm 1994 Công ty mới lo xong thủ tục xây dựng liên doanh 53 Quang Trung, năm 1995 mới xong thủ tục xây dựng 7 Triệu Việt Vương... hiện nay 2 công trình này đang ở trong giai đoạn thi công, sẽ hoàn thiện trong năm 1997 với số vốn đầu tư trên 10 triệu USD.
Trong cả 3 mảng kinh doanh - sản xuất - dịch vụ, Công ty luôn luôn chú trọng vấn đề an toàn và hiệu quả vốn. Công tác hạch toán công tác quản lý được chú trọng trong tất cả các khâu nghiệp vụ, phục vụ quản lý và kế toán. Hàng năm, Công ty đều giao chỉ tiêu tài chính cho các phòng nghiệp vụ, sau đó có đối chiếu tổng kết, đánh giá từng phòng và coi đây là một chỉ tiêu quan trọng trong việc trả lương xét thưởng. Trong hai năm 1993 - 1994 Công ty đã giải quyết cơ bản hàng tồn do hai Công ty để lại và thu hồi được vốn...
Kết quả hoạt động thực tế:
Năm 1993: Thực hiện 46 triệu USD đạt 102% KH nộp NS 41 tỷ 897 triệu
Năm 1994: Thực hiện 49.222.434 USD đạt 103,19% KH được giao
Nộp ngân sách 40 tỷ 645 triệu.
Năm 1995: Thực hiện 56.611.229 USD đạt 113,2% KH được giao
Nộp ngân sách 39 tỷ 839 triệu.
Năm 1996: Thực hiện 60.000.000 USD đạt 108% kế hoạch
Nộp ngân sách 42 tỷ 970 triệu.
Năm 1997:
Mức tăng trưởng hàng năm hơn 10%.
Các chỉ tiêu tài chính đều thực hiện vượt kế hoạch được giao được coi là một trong các đơn vị dẫn đầu trong ngành thương mại về các hoạt động kinh doanh sản xuất. Bốn năm liên tục Công ty được nhận cờ thi đua luân lưu của Chính phủ (1992 - 1993 - 1994 - 1995). Năm 1996 được thưởng Huân chương lao động hạng nhất. Hoạt động đoàn thể năm 1994, 1995 được tặng cờ và bằng khen của Tổng liên đoàn lao động.
2. Kết quả thu được của Công ty trong các giai đoạn.
Căn cứ vào kết quả thu được và tình hình phát triển của Công ty, có thể chia chặng đường đi của Công ty thành các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: (từ khi thành lập 12/1981 đến cuối năm 1984)
Đây là giai đoạn đầu, công ty đang chập chững và tìm bước đi sao cho đúng hướng, cũng do mới thành lập nên quan hệ giữa Công ty với các cơ sở trong nước chưa được xác lập, chưa mấy địa phương biết đến hoặc còn chưa đủ tin vào uy tín của Công ty, còn đối với nước ngoài tên tuổi của Công ty thì cũng là rất mới.
Tuy nhiên, trong điều kiện đó Công ty đã tìm ra hướng đi cho mình, ngoài việc ổn định lại bộ máy tổ chức, nâng cao một bước trình độ nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ công nhân viên, sơ bộ rút ra được một số kinh nghiệm để giai đoạn sau của Công ty đi vào đúng quỹ đạo hoạt động. Kết quả giai đoạn này tuy chưa cao song cũng đã làm dấy lên được tinh thần tự khẳng định mình. Điều này được thể hiện qua các chỉ tiêu nêu trong bảng dưới đây.
Biểu số 3: Kim ngạch XNK của Công ty XNK Tổng hợp 1 những năm 1982 - 1984.
Năm
Thực hiện (USD)
Hoàn thành KH (%)
1982
11.800.000
100
1983
12.647.000
103
1984
19.463.000
108
Giai đoạn II: (Từ 1985 - 1989)
Sau những năm mày mò và sơ bộ khẳng định được một số yếu tố cần phải tập trung xây dựng, kết hợp với những kinh nghiệm thực tế Công ty đã tập trung sức lực cho hoạt động của mình vào những vấn đề đó. Chẳng hạn về vấn đề phương thức kinh doanh, vấn đề quan hệ sở hữu giữa Công ty với các cơ sở trong và ngoài nước, vấn đề xây dựng quỹ hàng hoá, cơ sở vật chất cho kinh doanh...
Qua việc chấn chỉnh và nâng cao nhận thức Công ty đã thu được những tiến bộ đáng kể. Sau đây là chỉ tiêu về kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty.
Biểu số 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty XNK Tổng hợp I những năm 1985 - 1989
Năm
Thực hiện (USD)
Hoàn thành KH (%)
1985
35.560.000
114
1986
46.818.000
116
1987
51.349.000
118
1988
49.054.000
115
1989
44.418.000
109
Về đầu tư phát triển lâu dài: Công ty đã tham gia giúp đỡ xây dựng một số cơ sở tại Đồng Hới, Thanh Hoá, Hải Hưng, Hà Nam Ninh, Bắc Thái, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Tuyên, ...
Giai đoạn III: (Từ 1990 đến nay)
Trong giai đoạn này, tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều biến động lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế. Nhất là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có nhiều thay đổi trong việc quản lý vĩ mô của Nhà nước như: Số lượng Công ty xuất nhập khẩu tăng lên nhiều, nhiều đơn vị chuyên doanh đã chuyển sang kinh doanh tổng hợp. Bên cạnh đó là việc thu hẹp thị trường do khủng hoảng ở các nước xã hội chủ nghĩa, tính cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Nhưng Công ty đã xác định được đúng hướng trong sản xuất và kinh doanh, biết vận dụng linh hoạt phương thức kinh doanh, nhậy bén tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước, tìm ra những sản phẩm mà thị trường đang có nhu cầu và phù hợp với khả năng kinh doanh của Công ty. Kết quả là năm 1990 Công ty bắt đầu triển khai công tác sản xuất - xuất khẩu hàng may mặc.
Ngành may mặc đối với Công ty thực sự là mới mẻ song qua thời gian đầu chập chững với những chuyến hàng xuất đi ít ỏi, Công ty đã dần mở rộng được thị trường và đưa kim ngạch xuất khẩu mặt hàng may mặc nói riêng và các mặt hàng khác nói chung lên đến những con số đáng khích lệ.
Biểu số 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu và kim ngạch xuất nhập khẩu hàng may mặc của Công ty 1990 - 1997.
Năm
Tổng kim ngạch XNK
Kim ngạch XNK hàng may mặc (1000 USD)
Thực hiện (1000 USD)
So với kế hoạch (%)
1990
40.655
102
300
1991
27.000
100
8600
1992
31.900
106
13600
1993
46.000
102
18044
1994
49.223
103
18847
1995
56.612
113
26875
1996
63.357
115
25649
1997
78.432
170
27852
1998
Tóm lại, trong giai đoạn vừa qua tuy có nhiều biến động, nhiều khó khăn trong Công ty đã bám sát thực tế thị trường, mạnh dạn tìm ra phương thức làm ăn mới. Biến từ nhận thức tới hành động cho nên tới nay Công ty không những đã trụ vững mà còn đang phát triển một cách mạnh mẽ; giữ vững được uy tín với khách hàng và cơ quan quản lý cấp trên.
III - Những bài học kinh nghiệm
Trong suốt 18 năm qua, Công ty vừa thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa nghiêm túc rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm khắc phục những khó khăn cả về chủ quan lẫn khách quan.
Bài học thứ nhất là: Công tác tổ chức cán bộ
Nhận thấy rõ được công tác tổ chức cán bộ có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy Công ty luôn quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ với ý thức con người là nhân tố quyết định tất cả.
Hiện nay tình hình nhân sự ở Tổng Công ty XNK Tổng hợp I tương đối ổn định. Đó trước hết là nhờ ban lãnh đạo Công ty đã đề ra và thực hiện một số giải pháp bước đầu. Do đó có thể nói việc thuyên chuyển nhân viên và điều chỉnh giữa các bộ phận là bước đi đúng đắn của lãnh đạo Công ty. Ngoài ra Công ty còn đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật vào sản xuất và giải quyết số lao động dôi dư do chuyển đổi dây chuyền công nghệ tiên tiến.
Trong 3 năm (1995 - 1996 - 1997) Công ty đã đào tạo 118 lượt người về nghiệp vụ, vi tính và ngoại ngữ. Tăng cường đào tạo cán bộ theo chương trình đào tạo hợp lý, kết hợp đào tạo chính quy trong nước và nước ngoài hoặc mời các chuyên gia về phổ biến các chuyên đề có liên quan đến nghiệp vụ XNK, hạch toán kế toán, thanh toán quốc tế, lập hợp đồng, chứng từ thanh toán... Bên cạnh việc đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, Công ty còn chủ trương đề bạt cán bộ tại chỗ để bổ xung cho các vị trí lãnh đạo trong bộ máy của Công ty. Trong thời gian từ 1982 - 1993, Công ty đã đề bạt tại chỗ tổng số 25 người trong đó có 3 Phó Giám đốc, 6 Trưởng phòng, 1 Giám đốc, 2 Phó Giám đốc chi nhánh, 13 Phó phòng... Đến năm 1993, Công ty đã có bộ máy hoạt động đầy đủ gọn nhẹ với đội ngũ cán bộ nòng cốt tương đối mạnh đảm bảo yêu cầu chuyên môn vào thời điểm đó, với tổng biên chế 146 người.
Đồng thời, để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, ban lãnh đạo đã phát động phong trào tự học hỏi lẫn nhau, tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, tinh thần làm chủ của công đoàn trên mọi hoạt động của Công ty.
Mặt quan trọng khác trong công tác cán bộ là chăm lo đời sống mọi mặt cho cán bộ công nhân viên: Công ty đặt ra mục tiêu đảm bảo cho anh chị em cán bộ công nhân viên, mặt đời sống kinh tế tạm đủ, không phải lo nghĩ nhiều để anh chi em yên tâm công tác, đây là một việc làm thiết thực và là động cơ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty.
Công ty hết sức coi trọng việc xây dựng đoàn kết nội bộ, phát huy được vai trò lãnh đạo của Đảng tạo điều kiện mọi mặt cho công tác đoàn thể.
Bài học thứ 2: Kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty. Công ty luôn quan tâm đến việc đa dạng hoá kinh doanh. Đón trước những lĩnh vực có hiệu quả về mặt xã hội và kinh tế để đầu tư. Ví dụ như may mặc là mặt hàng không có hiệu quả kinh tế cao nhưng đã góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng vạn người. Như vậy có thể nói ngoài mặt kinh tế, Công ty còn quan tâm đến lợi ích xã hội. Ngoài xí nghiệp may mặc của Công ty, Công ty còn có quan hệ giúp đỡ cho 30 xí nghiệp vệ tinh của cả nước qua hình thức nhận uỷ thác xuất khẩu. Từ lĩnh vực XNK, chúng tôi nhanh chóng chuyển sang đầu tư vào ngân hàng, sản xuất hàng XK, kinh doanh địa ốc, kinh doanh dịch vụ, phương châm kinh doanh là bám thị trường trong và ngoài nước, bám khách hàng tạo ra những mặt hàng truyền thống và bạn hàng tin cậy.
Bài học thứ 3: Thường xuyên chăm lo tạo vốn, bảo toàn và phát triển vốn cho đơn vị.
Trong thực hiện kế hoạch, chú trọng hiệu quả, đảm bảo an toàn và phát triển vốn. Tranh thủ vốn bên ngoài để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Từ nguồn vốn ban đầu chỉ vẻn vẹn 139.000 VNĐ, Nhà nước không cấp vốn do có quan niệm và suy nghĩ là kinh doanh uỷ thác không cần vốn trong ngày đầu thành lập, Công ty đã có chính sách gây dựng và phát triển vốn cho hoạt động của Công ty. Do vậy, đến năm 1993 Công ty đã có tổng số vốn khoảng 34 tỷ đồng. Năng động tháo gỡ khó khăn, xin phép được hưởng cơ chế “lấy thu bù chi”, thu hoa hồng ngoại tệ, cân đối thu chi, lập và phát triển quỹ hàng hoá tăng cường tự doanh hàng XNK để tạo thêm vốn, chủ động chọn những lĩnh vực đầu tư có hiệu quả.
Công ty luôn có biện pháp bảo toàn vốn có hiệu quả, nên trong bối cảnh đồng tiền trượt giá hàng chục %/tháng cuối những năm 1980 đầu 1990, diễn biến thị trường, cạnh tranh phức tạp bị mất vốn, bị chiếm dụng vốn... Công ty vẫn vững mạnh.
Bài học thứ tư: Đa dạng hoá hoạt động kinh doanh sản xuất và làm dịch vụ trên cơ sở tính toán năng lực quản lý, trình độ cán bộ và hiệu quả công việc.
Từ hoạt động thực tiễn ngoài lĩnh vực chính là XNK Công ty đã đầu tư vào ngân hàng XNK 1989, đầu tư sản xuất may mặc năm 1993, đầu tư xây dựng khách sạn và văn phòng cho thuê 1994. Thực tế đã chứng minh chủ trương trên là đúng. Trong điều kiện kinh tế thị trường, cạnh tranh quyết liệt nhiều xí nghiệp phá sản, hoặc giảm sút, nhưng Công ty Tổng hợp I mặc dù sát nhập hai Công ty vẫn ổn định và phát triển.
Bài học thứ 5: Giữ chữ tín trong kinh doanh.
Giữ gìn chữ “tín” trong kinh doanh, sòng phẳng và có chiếu cố lẫn nhau trong quan hệ buôn bán... là phương châm hoạt động trên thị trường nội và ngoại của Công ty. Nhờ vậy, trong từng giai đoạn phát triển Công ty đã xây dựng được một mạng lưới bạn hàng rộng khắp. Có những thương nhân chỉ muốn ký hợp đồng với Tổng hợp I, có những mặt hàng nhờ Tổng hợp I kinh doanh doanh mà giá xuất khẩu có thể nâng lên 5 - 10 USD/ so với giá thị trường... Tôn trọng và chấp hành pháp luật giúp Công ty tồn tại và phát triển vững vàng, qua nhiều lần, nhiều đợt thanh tra kiểm tra đặc biệt là đợt tổng kiểm tra của thanh tra Nhà nước năm 1995 Công ty đều được đánh giá là đơn vị làm ăn nghiêm túc, có hiệu quả.
Bài học thứ sáu: Vận dụng chính sách Nhà nước, có cơ chế kết hợp giữa công việc và lợi ích vật chất để CBCNV gắn bó với Công ty. Ngoài việc làm và thu nhập hàng tháng, Công ty đã chăm lo xây dựng nhà ở cho hầu hết CBCNV Tổng hợp cũ và mới có thời gian công tác từ 5 năm trở lên. Theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.
iv - nhiệm vụ chủ yếu của công ty và phương hướng thực hiện trong thời gian tới
1. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty:
Trong cơ chế thị trường nước ta hiện nay, Công ty XNK Tổng hợp I, gặp không ít khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường trong và ngoài nước.
Với mục đích là thông qua hoạt động kinh doanh để đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, làm tốt công tác xuất nhập khẩu, phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước góp phần nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng thu ngoại tệ và phát triển kinh tế đất nước, Công ty cũng cần tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu như:
- Xuất khẩu hoặc uỷ thác xuất khẩu mọi mặt hàng xuất khẩu của địa phương và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế mà các ngành được phép xuất khẩu.
- Nhập khẩu vật tư hàng hoá phục vụ cho sản xuất và đời sống theo yêu cầu của các địa phương, ngành mà các doanh nghiệp và các đơn vị đó không nhập khẩu hoặc nhập khẩu không đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất và tiêu dùng.
- Kinh doanh vật tư, hàng hoá nhập khẩu hoặc sản xuất ở trong nước phục vụ cho các địa phương, các ngành, các doanh nghiệp.
Quản lý và sử dụng tốt tiền vốn, tài sản theo chế độ quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước, quản lý tốt đội ngũ cán bộ nhân viên của Công ty, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên thông thạo về nghiệp vụ hiểu biết về pháp luật phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
Như vậy ngoài nhiệm vụ phải thực hiện đúng phạm vi hoạt động đã quy định như: Trực tiếp xuất nhập khẩu, xuất nhập khẩu uỷ thác, gia công xuất khẩu, sản xuất và dịch vụ thương mại công ty còn có những quyền hạn khác. Cụ thể:
+ Được cho thuê văn phòng, kinh doanh khách sạn cho thuê, kho tàng nhà xưởng, phương tiện nâng xếp dỡ.
+ Được liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
+ Được đại lý và mở cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng xuất nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước theo quy định hiện hành của Nhà nước.
+ Giao dịch và ký kết các hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá và các dịch vụ thương mại khác với nước ngoài như tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh và môi giới thương mại.
+ Kiến nghị với Bộ việc thành lập các cơ quan đại diện, các đại lý ở trong và ngoài nước, tham gia các tổ chức kinh tế hoạt động phù hợp với chức năng của Công ty.
2. Phương hướng thực hiện nhiệm vụ trên.
Phần trên đã trình bày những bài học kinh nghiệm rút ra từ những năm tháng hoạt động của Tổng Công ty XNK Tổng hợp I. Từ đó làm nền móng để đề ra phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.
Bước vào thời kỳ kế hoạch 1996 - 2000 và 2010 Công ty XNK Tổng hợp I đứng trước những thử thách mới Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, sẽ tham gia APEC WTO. Kinh tế trong nước đòi hỏi duy trì mức tăng trưởng 10%/năm, kim ngạch XNK tăng 28 - 30%/năm, nhiều thành phần kinh tế sở hữu đa dạng tham gia hoạt động trên thị trường Việt Nam làm cho cạnh tranh gay gắt hơn, chính sách quản lý của Nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn. Trước những khó khăn phức tạp của giai đoạn mới, nếu Công ty không có những chuẩn bị trước sẽ bị hụt hẫng.
a. Phương hướng kinh doanh:
Mở rộng thị trường và thương nhân phục vụ cho định hướng theo hướng đa dạng hoá kinh doanh sản xuất, trong đó lấy kinh doanh XNK làm trọng tâm. Phát triển hoạt động XNK theo hướng kinh doanh tổng hợp với tốc độ tăng kim ngạch 5% - 10%/năm chú trọng xây dựng một số mặt hàng lớn:
Về xuất khẩu: Đẩy mạnh hơn nữa công tác XK đặc biệt chú ý
hàng dệt và may mặc, ngoài gia công phát triển
hàng xuất FOB để tăng giá trị đẩy mạnh XK lạc,
cafe, thiếc, gỗ, tiểu thủ công v.v...
Về nhập khẩu: Hàng xơ sợi, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị,
hàng tiêu dùng.
Đa dạng hoá kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực khách sạn, du lịch, cho thuê văn phòng, kho tàng, dịch vụ thương mại, chuẩn bị điều kiện tham gia hoạt động tài chính...
b. Trong quản lý: Đổi mới chế độ quản lý Công ty cho phù hợp với cơ chế thị trường. Nghiên cứu xin Bộ và các cơ quan quản lý cho phép cổ phần hoá Công ty nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm và mở rộng vốn hoạt động và tăng hiệu quả kinh doanh.
c. Tiếp tục có kế hoạch và dành chi phí cho đào tạo cán bộ. Ưu tiên sử dụng cán bộ của Công ty trên cơ sở đào tạo lại. Quan tâm đời sống CBCNV đảm bảo ổn định đời sống thông qua kết quả hoạt động kinh doanh. Tiếp tục hoàn thiện chế độ khoán chỉ tiêu.
d. Đầu tư chiều sâu:
Trong năm 1995/1996 Công ty đã đầu tư 20 tỷ đồng vào ngân hàng, trung tâm thương mại 53 Quang Trung, 7 Triệu Việt Vương cố gắng đưa vào khai thác sớm. Mở rộng sản xuất may mặc đón thị trường Mỹ. Nghiên cứu đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản và các ngành công nghiệp khác.
Tóm lại, 18 năm qua là một chặng đường không dài so với lịch sử hình thành và phát triển một doanh nghiệp, nhưng đã phải trải qua những thử thách gay go và quyết liệt trong bước đường đi lên từ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường.
18 năm Công ty liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch, đóng góp nghĩa vụ cho ngân sách 194 tỷ. 15 năm liên tục kinh doanh có hiệu quả. Từ số vốn ít ỏi 139.000 đồng, được Bộ Thương Mại cho cơ chế đến nay đã có số vốn trên 40 tỷ gấp hàng nghìn lần.
18 năm luôn mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho số cán bộ ban đầu 50 người đến nay đã tăng lên 9 lần (450 người). Đời sống CBCNV nhiều người không có nhà ở đến nay đa số đã có nhà ở và có đất để xây nhà.
Tổng số cán bộ nhân viên trong các phòng ban trực thuộc Công ty là 250 người với mức lương bình quân hàng năm là 800.000 đ/người/tháng (không kể các CBCNV ở các chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc Công ty).
Tóm lại trên đây là những hiểu biết căn bản về Tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1. Với thời gian không dài, nhưng có ý nghĩa hết sức lớn lao về hiểu biết thực tế về công ty.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC340.doc