Báo cáo TỔNG HỢP Khái quát về Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Rủi ro của sự tập trung vào các khách hàng lớn: Ngân hàng hiện có mức độ tập trung vào các khách hàng tiền gửi cũng như tiền vay khá lớn. Tuy không phải đối mặt với rủi ro do khách hàng vì đây đều những công ty lớn có uy tín, tình hình tài chính rất tốt và ổn định nhưng VCB sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh để có thể giữ mối quan hệ lâu dài với các khách hàng này, đặc biệt khi các ngân hàng của các tổng công ty lớn được thành lập có thể sẽ thu hút một lượng lớn khách hàng này ra khỏi VCB. Rủi ro của sự tập trung vào các khách hàng lớn: Ngân hàng hiện có mức độ tập trung vào các khách hàng tiền gửi cũng như tiền vay khá lớn. Tuy không phải đối mặt với rủi ro do khách hàng vì đây đều những công ty lớn có uy tín, tình hình tài chính rất tốt và ổn định nhưng VCB sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh để có thể giữ mối quan hệ lâu dài với các khách hàng này, đặc biệt khi các ngân hàng của các tổng công ty lớn được thành lập có thể sẽ thu hút một lượng lớn khách hàng này ra khỏi VCB

doc18 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo TỔNG HỢP Khái quát về Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO TỔNG HỢP Khái quát về Ngân hàng ngoại thương Việt Nam 1.Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng ngoại thương Việt Nam 1.1 Quá trình hình thành Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). Theo Quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua gần 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm 2007, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 59 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 145 phòng giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ hơn 7900 người. Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư... Tổng tài sản của NHNT tại thời điểm cuối năm 2007 lên tới xấp xỉ 197 nghìn tỷ VND (tương đương 12,3 tỷ USD), tổng dư nợ đạt hơn 95,5 nghìn tỷ VND (5,96 tỷ USD). 1.2 Lịch sử và thành tựu Ngày 30 tháng 10 năm 1962, NHNT được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). Ngày 01 tháng 04 năm 1963, chính thức khai trương hoạt động NHNT như là một ngân hàng đối ngoại độc quyền. Năm 1978, NHNT thành lập Công ty Tài chính ở Hồng Kông – Vinafico Hong Kong. Ngày 14 tháng 11 năm 1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM NN hoạt động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày 14 tháng 11 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Năm 1993, NHNT được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Hai. Năm 1993, NHNT thành lập ngân hàng liên doanh với đối tác Hàn Quốc (First Vina Bank) nay là ShinhanVina Bank. Năm 1994, NHNT thành lập Công ty Thuê mua và Đầu tư trực thuộc NHNT nay là Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản. Năm 1995, NHNT được tạp chí Asia Money – tạp chí tiền tệ uy tín ở Châu Á bình chọn là Ngân hàng hạng nhất tại Việt Nam năm 1995. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT trên cơ sở Quyết định số 68/QĐ-NH5 ngày 27 tháng 3 năm 1993 của Thống đốc NHNN. Theo đó, NHNT được hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, 91 quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank for Foreign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là Vietcombank. Năm 1996, NHNT thành lập Văn phòng đại diện tại Paris – Cộng hòa Pháp, tại Moscow – Cộng hòa liên bang Nga. Năm 1996, NHNT khai trương Công ty liên doanh Vietcombank Tower 198 với đối tác Singapore. Năm 1997, NHNT thành lập Văn phòng đại diện tại Singapore. Năm 1997, NHNT đăng ký nhãn hiệu kinh doanh độc quyền tại Cục sở hữu Công Nghiệp, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Năm 1998, NHNT thành lập Công ty cho thuê tài chính NHNT – VCB Leasing. Năm 2002, NHNT thành lập Công ty TNHH Chứng khoán NHNT – VCBS. Năm 2003, NHNT được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba. Năm 2003, NHNT được tạp chí EUROMONEY bình chọn là ngân hàng tốt nhất năm 2003 tại Việt Nam. Năm 2003, sản phẩm thẻ Connect 24 của NHNT là sản phẩm ngân hàng duy nhất được trao giải thưởng "Sao vàng Đất Việt". Năm 2004: NHNT được tạp chí The Banker bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam" năm thứ 5 liên tiếp. Năm 2005: NHNT được trao giải thưởng Sao Khuê 2005 – do Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin và Bộ Bưu chính Viễn thông. NHNT là đơn vị ngân hàng duy nhất được nhận giải thưởng này. Năm 2005: NHNT chi nhánh Đồng Nai vinh dự là chi nhánh đầu tiên của hệ thống NHNT được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý "Anh hùng lao động" vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới từ năm 1995-2004, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Năm 2005, NHNT góp vốn thành lập Công ty liên doanh quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán – VCBF. Năm 2006: Tổng Giám đốc NHNT nhận giải thưởng "Nhà lãnh đạo ngân hàng châu Á tiêu biểu". Năm 2006: NHNT vinh dự là 1 trong 4 đơn vị được trao danh hiệu "Điển hình sáng tạo" trong Hội nghị quốc gia về thúc đẩy sáng tạo cho Việt Nam. Năm 2006: Tổng Giám đốc NHNT được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Châu Á. Năm 2007, NHNT được trao tặng giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006 do Thời báo Kinh tế và Cục xúc tiến Bộ Thương mại tổ chức. Đặc biệt thương hiệu Vietcombank lọt vào Top Ten (mười thương hiệu mạnh nhất) trong số 98 thương hiệu đạt giải. Đây là lần thứ 3 liên tiếp Vietcombank được trao tặng giải thưởng này. Năm 2007, NHNT được bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007" do tạp chí Asia Money bình chọn. 1.3 Chiến lược phát triển Với mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới, hoạt động đa năng, kết hợp với điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm “Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt” trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng đang trong quá trình hội nhập, Ngân hàng Ngoại thương đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển từ nay đến 2010 với những nội dung chính như sau: - Nâng cao năng lực, nâng cao sức cạnh tranh bằng việc phấn đấu nâng chỉ số CAR đạt 10-12% và các chỉ số tài chính quan trọng khác theo chuẩn quốc tế, phấn đấu đạt mức xếp hạng “AA” theo chuẩn mực của các tổ chức xếp hạng quốc tế. - Hoàn thành quá trình tái cơ cấu ngân hàng để có một mô hình tổ chức hiện đại, khoa học, phù hợp với mục tiêu và bảo đảm hiệu quả kinh doanh, kiểm soát được rủi ro, có khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, tổng hợp, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của khách hàng thuộc mọi thành phần. 2. Cơ cấu tổ chức 2.1 Mạng lưới ngân hàng ngoại thương Việt Nam Vietcombank không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động với việc phát triển thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch năm 2007, đưa tổng số mạng lưới của Vietcombank đến nay lên 59 chi nhánh, 3 công ty (Cty) trực thuộc, 1 Hội sở chính và gần 150 phòng giao dịch trên toàn quốc. Bên cạnh đó Vietcombank tăng cường tham gia góp vốn đầu tư thành lập các liên doanh, Cty con: thành lập Công ty TNHH Bảo hiểm Vietcombank - Cadif, Cty chuyên nghiệp đầu tiên của lĩnh vực bảo hiểm kết hợp với ngân hàng tại Việt Nam; Cty phát triển đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng… đồng thời ký thoả thuận hợp tác chiến lược toàn diện với và các NH như NHTMCP Quân đội; NHTMCP Gia Định… 2.2 Sơ đồ tổ chức ngân hàng ngoại thương Việt Nam 3. Các dịch vụ chủ yếu của sở giao dịch ngân hàng ngoại thương VN 3.1 Khách hàng cá nhân 3.1.1 Dịch vụ tiền gửi Tài khoản tiền gửi thanh toán: tận hưởng tối đa các tiện ích Dịch vụ trả và nhận lương tự động Thấu chi tài khoản cá nhân: hậu phương vững chắc Dịch vụ quản lý tài khoản tiền giao dịch chứng khoán – Vietcombank Securities Online Các dịch vụ gia tăng khác trên tài khoản 3.1.2 Tiết kiệm và đầu tư Tiết kiệm tính lãi định kỳ Chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ Tiết kiệm các kỳ hạn 3.1.3 Cho vay tiêu dùng Cho vay cán bộ công nhân viên: phương án tài chính hữu hiệu của bạn. Cho vay cán bộ quản lý điều hành: tự tin tài chính tiếp bước thành công Cho vay mua nhà dự án: giúp bạn sở hữu căn nhà mơ ước Cho vay mua ô tô: khởi động ngay chiếc xe mơ ước Thấu chi tài khoản cá nhân: hậu phương vững chắc 3.1.4 Chuyển và nhận tiền quốc tế và trong nước 3.1.5 Dịch vụ thẻ Thẻ tín dụng quốc tế Thẻ Vietcombank Visa Thẻ Vietcombank MasterCard Cội Nguồn Thẻ Vietcombank American Express Thẻ liên kết Vietcombank VietnamAirlines American Express Thẻ ghi nợ 3.1.6 Dịch vụ ngân hàng điện tử cho cá nhân Dịch vụ ngân hàng trực tuyến VCB-iB@nking Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động VCB SMS-B@nking Dịch vụ trả và nhận lương tự động Dịch vụ thanh toán hoá đơn tự động 3.2 Khách hàng doanh nghiệp 3.2.1 Dịch vụ tài khoản Dịch vụ quản lý tài khoản tiền gửi: Dịch vụ quản lý vốn tập trung Dịch vụ đầu tư tự động 3.2.2 Dịch vụ thanh toán Dịch vụ chuyển tiền Dịch vụ thanh toán xuất khẩu Dịch vụ thanh toán nhập khẩu Dịch vụ séc Dịch vụ trả lương tự động: Thanh toán gạch nợ tự động tiền mua bán hàng hoá và dịch vụ qua các kênh thanh toán ngân hàng (thanh toán Billing) 3.2.3 Dịch vụ bảo lãnh Bảo lãnh vay vốn Bảo lãnh thanh toán/ Thư tín dụng dự phòng Bảo lãnh dự thầu Bảo lãnh thực hiện Hợp đồng Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm Bảo lãnh thanh toán tiền ứng trước Bảo lãnh khoản tiền giữ lại Bảo lãnh đối ứng Xác nhận bảo lãnh 3.2.4 Dịch vụ cho vay Cho vay vốn lưu động Cho vay dự án đầu tư 3.2.5 Bao thanh toán Dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu Dịch vụ bao thanh toán nhập khẩu Dịch vụ bao thanh toán trong nước 3.2.6 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ Dịch vụ mua bán giao ngay Dịch vụ mua bán kỳ hạn Dịch vụ quyền chọn mua(bán) Dịch vụ hoán đổi ngoại tệ 3.2.7 Dịch vụ ngân hàng điện tử VCB-Money Internet Banking 3.2.8 Doanh nghiệp phát hành trái phiếu Dịch vụ liên quan tới việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong và ngoài nước 3.2.9 Thuê mua tài chính 3.3 Các định chế tài chính 3.3.1 Ngân hàng đại lý Trên thế giới, hiện tại Ngân hàng Ngoại thương có quan hệ ngân hàng đại lý với khoảng 1.200 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó Ngân hàng Ngoại thương luôn đặt quan hệ đại lý với với các ngân hàng hàng đầu tại từng quốc gia và vùng lãnh thổ đó. Tại Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương có quan hệ với tất cả các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam bao gồm: 4 NH TM NN; 34 NH TMCP; 5 NH Liên doanh và 34 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 3.3.2 Dịch vụ tài khoản Tài khoản thanh toán. Quản lý tiền mặt Thanh toán: SWIFT, IBPS, NHNN Thanh toán chuyển tiền đi Thanh toán chuyển tiền đến Dịch vụ đầu tư tự động Thấu chi (ODP) Biểu phí 3.3.3 VCB-Money Dịch vụ vấn tin trực tuyến Truy vấn tỷ giá, lãi suất, biểu phí Sổ phụ tài khoản Số dư tài khoản Sao kê tài khoản Báo có điện tử trực tuyến Dịch vụ thanh toán trực tuyến Thanh toán uỷ nhiệm chi Chuyển tiền đi nước ngoài Thanh toán uỷ nhiệm thu Trả lương tự động Mua bán ngoại tệ 3.3.4 Kinh doanh vốn Sản phẩm thị trường tiền tệ Kinh doanh chứng khoán Kinh doanh trái phiếu Mua bán ngoại tệ Sản phẩm phái sinh Giao ngay (Spot) Kỳ hạn (Forwards) Hợp đồng tương lai (Futures) Quyền chọn (Options) Hoán đổi ngoại tệ (Swaps) 3.3.5 Tài trợ thương mại Xuất khẩu Thông báo L/C Thông báo sơ bộ L/C Thông báo và sửa lỗi Xác nhận L/C Thông báo kèm xác nhận L/C Nghiệp vụ tạo hồ sơ và thư đòi tiền Ngân hàng nước ngoài Nghiệp vụ tạo hồ sơ chiết khấu và đòi tiền Ngân hàng nước ngoài - Chiết khấu chứng từ miễn truy đòi Biểu phí Nhập khẩu Nghiệp vụ phát hành L/C Nghiệp vụ thanh toán chứng từ theo L/C trả ngay Nghiệp vụ thanh toán chứng từ theo L/C trả chậm Nghiệp vụ phát hành bảo lãnh nhận hàng Nghiệp vụ phát hành uỷ quyền nhận hàng/ký hậu vận đơn Nghiệp vụ Nhờ thu Bảo lãnh & LC dự phòng Phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của TCTD Xác nhận bảo lãnh Ngân hàng hoàn trả Phát hành cam kết hoàn trả 3.3.6 Bao thanh toán Bao thanh toán trong nước Bao thanh toán xuất khẩu Bao thanh toán nhập khẩu 4. Tình hình hoạt động của NHNT VN 4.1 Kết quả hoạt động của VCB VN năm 2007 - Tính đến 31/12/2007, nhiều chỉ tiêu kinh doanh của Vietcombank đã đạt và vượt mức kế hoạch đề ra với mức tăng trưởng ấn tượng. Tổng tài sản đạt 196.117 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, huy động vốn trực tiếp từ nền kinh tế đạt 143.635 tỷ đồng, tăng 20%; tổng dư nợ 95.579 tỷ đồng, tăng 44%, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 1,3% trên tổng dư nợ. Tổng doanh số thanh toán XNK qua Vietcombank đạt 26 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2006, chiếm 26,6% doanh số thanh toán XNK cả nước. Hoạt động dịch vụ thẻ tiếp tục được đẩy mạnh với doanh số phát hành và thanh toán thẻ đều tăng, mạng lưới chấp nhận thẻ được mở rộng lên tới 900 máy ATM và 5500 máy POS trên toàn quốc. Tổng dư nợ tín dụng đạt trên 95.500 tỷ đồng, tăng 44,2%. Nợ quá hạn được xử lý triệt để, xuống dưới mức 1,3% - thấp xa hơn rất nhiều so với mức quy định 3% của Ngân hàng Nhà nước. Lợi nhuận trước thuế và sau trích lập dự phòng ước đạt khoảng 3.100 tỷ đồng. Dự tính năm 2008, Vietcombank sẽ có mức tăng trưởng cao khi chuyển sang NHTMCP với những cơ chế linh hoạt mới. - Vietcombank thực hiện thành công mục tiêu cổ phần hoá theo chỉ đạo của Chính phủ, tháng 12/2007 thực hiện chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng với lượng phát hành 97,5 triệu cổ phiếu. Giá khởi điểm 100.000đ/cổ phiếu, giá trúng thầu thấp nhất 102.000đ/cổ phiếu, giá trúng thầu cao nhất 250.000đ/cổ phiếu, gi¸ trúng bình quân 107.860đ/cổ phiếu. Số lượng nhà đầu tư tham gia 9.473 trong đó có 9.068 nhà đầu tư (NĐT) trong nước, 207 NĐT nước ngoài; Tổ chức (TC) trong nước là 153; tổ chức nước ngoài 45. Tổng cộng có 8792 NĐT trúng giá với tổng giá trị cổ phần bán được là 10.516.320.430.000đ, trong đó có 146 TC trong nước trúng 30.643.448 cổ phần, 37 TC nước ngoài trúng 28.082.600 cổ phần; 8.411 cá nhân trong nước trúng 38.121.718 cổ phần; 198 cá nhân nước ngoài trúng 652.234 cổ phần… - Thay đổi nhân sự cao cấp tại Vietcombank: Ông Vũ Viết Ngoạn, nguyên TGĐ NHNTVN trúng cử ĐBQH và được bầu giữ chức Phó ban Kinh tế Quốc Hội. Ông Nguyễn Phước Thanh - Phó TGĐ kiêm GĐ Chi nhánh NHNT TP HCM được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc NHNT Việt Nam từ ngày 1/11/2007. Cũng trong năm 2007, BLĐ NHNTVN đã được bổ sung tăng cường 02 UV HĐQT và 03 phó TGĐ - Sự kiện này cho thấy đội ngũ lãnh đạo cao cấp của NHNTVN được tăng cường cả về lượng và chất chuẩn bị cho một cuộc bứt phá mới trong giai đoạn hậu cổ phần hoá. - Đảng bộ cơ sở NHNT TW chuyển thành Đảng bộ cấp trên cơ sở trực thuộc Đảng uỷ Khối doanh nghiệp Trung ương, lấy tên là Đảng bộ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam theo quyết định số 193-QĐ/§UK ngày 24/7/2007. - Vietcombank không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động với việc phát triển thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch năm 2007, đưa tổng số mạng lưới của Vietcombank đến nay lên 59 chi nhánh, 3 công ty (Cty) trực thuộc, 1 Hội sở chính và gần 150 phòng giao dịch trên toàn quốc. Bên cạnh đó Vietcombank tăng cường tham gia góp vốn đầu tư thành lập các liên doanh, Cty con: thành lập Công ty TNHH Bảo hiểm Vietcombank - Cadif, Cty chuyên nghiệp đầu tiên của lĩnh vực bảo hiểm kết hợp với ngân hàng tại Việt Nam; Cty phát triển đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng… đồng thời ký thoả thuận hợp tác chiến lược toàn diện với và các NH như NHTMCP Quân đội; NHTMCP Gia Định… Vietcombank cùng 15 NHTM CP và 2 Công ty cổ đông sáng lập đã khai trương “Công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink” - mạng kết nối thanh toán điện tử hàng đầu tại Việt Nam. Sự kiện này khẳng định hướng đi đúng đắn của NHNTVN chú trọng phát triển kinh doanh đa năng, mở rộng liên doanh, liên kết - liên minh với các đối tác để tăng trưởng bền vững. - Một năm kỷ lục ra đời các sản phẩm NH hiện đại như: thẻ Vietcombank Connect 24 Visa, dịch vụ cho vay mua nhà, mua ô tô; dịch vụ thanh toán trực tuyến qua mạng; VCB I-Banking; VCB SMS Banking; Dịch vụ quản lý tiền của nhà đầu tư chứng khoán; Dịch vụ tư vấn và quản lý danh mục đầu tư; Dịch vụ chuyển tiền đi nước ngoài và nhận tiền kiều hối…v..v… theo phương châm cung ứng dịch vụ NH tới tất cả các đối tượng khách hàng một cách đầy đủ nhất, nhanh chóng nhất và tiện ích nhất. Số liệu NHNT năm 2007 Chỉ tiêu Giá trị Tăng trưởng  Thị phần 1. Tổng tài sản                        196,117 14.1 2. Tổng Huy động vốn trực tiếp từ nền kt                        143,635 20.4 3. Tổng dư nợ                          95,579 44.2     - Nợ Quá hạn (tỉ đồng)                            1,208 chiếm 1.3%/ tổng dư nợ     - Nợ xấu (tỉ đồng, tỉ trọng % nợ xấu/Dư nợ) 3242 chiếm 3.43 % / tổng dư nợ 4. Tổng Giá trị thanh toán XNK(tỉ USD) 26 14.04 26.6    - Giá trị thanh toán Xuất khẩu (tỉ USD) 13.9 9.45 31.85    - Giá trị thanh toán Nhập khẩu (tỉ USD) 12.1 19.8 22.36 5. Chuyển tiền cá nhân   - Chuyển tiền đến (triệu USD) 1206.5   - Chuyển tiền đi (triệu USD) 57 6. Mạng lưới ATM   Số máy ATM đến 31/12/07 890 máy & 5500 POS 185 máy 7. Tổng lợi nhuận sau thuế 12/2007 trên 2000 tỉ đồng 8. Tổng số chi nhánh đến 31/12/07 59 chi nhánh 31 cn nâng từ cấp II     - Tổng số phòng giao dịch đến 31/12/2007 145 phòng 67 phòng 9. Số cán bộ công nhân viên đến 31/12/07 7925 người 1400 cán bộ mới 4.2 Hạn chế Lãi cận biên giảm mạnh do canh tranh gia tăng trong các ngân hàng: Tính đến thời điểm hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 37 ngân hàng thương mại cổ phần và 32 chi nhánh và liên doanh ngân hàng nước ngoài. Mới đây 3 ngân hàng thương mại cổ phần cũng đã được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép nguyên tắc và còn một số lượng lớn hồ sơ thành lập ngân hàng đã và đang được đệ trình lên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, với các cam kết thỏa thuận trong quá trình gia nhập WTO, trong thời gian ngắn tới sẽ còn rất nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài với lợi thế về vốn, đa dạng trong sản phẩm và bề dày kinh nghiệm sẽ được phép hoạt động tại Việt Nam. Sức ép cạnh tranh trong ngành ngân hàng do vậy ngày càng trở nên gay gắt. Thêm vào đó, giá nhiên liệu cơ bản, giá vàng và đô la trên thị trường thế giới không ngừng bủng nổ trong thời gian gần đây, khiến mặt bằng chung lãi suất huy động tăng trung bình từ 0,2% - 3,10% năm 2006. Trong khi đó, cạnh tranh trong thị trường tín dụng cũng buộc Ngân hàng phải cắt giảm chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào xuống chỉ còn 3,69% năm 2006 so với mức 4,09% năm 2005. Dự đoán mức chênh lệch này còn tiếp tục bị cắt giảm trong các năm tới. Rủi ro của sự tập trung vào các khách hàng lớn: Ngân hàng hiện có mức độ tập trung vào các khách hàng tiền gửi cũng như tiền vay khá lớn. Tuy không phải đối mặt với rủi ro do khách hàng vì đây đều những công ty lớn có uy tín, tình hình tài chính rất tốt và ổn định nhưng VCB sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh để có thể giữ mối quan hệ lâu dài với các khách hàng này, đặc biệt khi các ngân hàng của các tổng công ty lớn được thành lập có thể sẽ thu hút một lượng lớn khách hàng này ra khỏi VCB. Rủi ro của sự tập trung vào các khách hàng lớn: Ngân hàng hiện có mức độ tập trung vào các khách hàng tiền gửi cũng như tiền vay khá lớn. Tuy không phải đối mặt với rủi ro do khách hàng vì đây đều những công ty lớn có uy tín, tình hình tài chính rất tốt và ổn định nhưng VCB sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh để có thể giữ mối quan hệ lâu dài với các khách hàng này, đặc biệt khi các ngân hàng của các tổng công ty lớn được thành lập có thể sẽ thu hút một lượng lớn khách hàng này ra khỏi VCB Dự phòng chung chưa được trích đủ và cần trích tiếp trong 3 năm tới: năm 2006, Ngân hàng chưa trích đủ dự phòng chung theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN. Số dự phòng chung trích thiếu tại ngày 31/12/2006 là khoảng trên 500 tỷ đồng. Cũng theo Quyết định này thì số dự phòng trích thiếu sẽ phải thực hiện trong vòng 5 năm, kể từ năm 2005, như vậy VCB sẽ phải tiếp tục trích dự phòng trong 3 năm tới, điều này làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của Ngân hàng trong thời gian này. 4.3 Giải pháp khắc phục hạn chế và phát triển ngân hàng - Cấu trúc lại mô thức tổ chức và quản trị doanh nghiệp để làm sao phù hợp với thông lệ quốc tế nhất, đặc biệt trong các lĩnh vực nghiên cứu chiến lược, quản trị rủi ro, quản trị tài chính, kiểm tra kiểm toán nội bộ. - Phát triển và mở rộng hoạt động để ngân hàng trở thành một tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng. Bên cạnh các công ty trực thuộc hiện có, ngân hàng sẽ tiếp tục triển khai thành lập các công ty hoạt động trong các lĩnh vực tài chính và phi tài chính, cũng như các chi nhánh ở nước ngoài. - Phát triển mô hình tổ chức ngân hàng theo định hướng khách hàng và tiêu chí kinh doanh. - Áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị điều hành. - Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp - Tiếp tục tăng cường năng lực tài chính, nâng quy mô vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn Với tốc độ tăng trưởng 21% 1 năm, ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam sẽ có quy mô tổng tích sản đạt 375 000 tỷ VND vào năm 2010. - Phát triển mở rộng hoạt động để trở thành tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng VCB sẽ tập trung phát triển hoạt động của một ngân hàng bán lẻ, cũng như ngân hàng đầu tư, đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính, chú trọng các dịch vụ thu phí để tạo thành nguồn thu chính cho 1 ngân hàng hiện đại… - Xây dựng cơ sở vật chất hiện đại đồng bộ - Nâng cấp hệ thông công nghệ thông tin đảm bảo tính thông suốt và đáp ứng tốt nhu cầu quản lý mới. - Xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển thương hiệu Vietcombank. 5. Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam Trước đây, Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam tọa lạc ở Toà nhà Mặt trời Sông Hồng - số 23 phố Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Từ ngày 21/01/2002, Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chuyển địa điểm làm việc về TOÀ NHÀ VCB TOWER số 198 Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm-Hà Nội. Nhưng đầu năm 2008, trụ sở của Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương đã chuyển về số 31-33 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31075.doc
Tài liệu liên quan