Nhìn chung mô hình tổ chức của công ty được sắp xếp bố trí phù hợp với khả năng của nhân viên có thể đảm bảo tốt các nhiệm vụ của từng phòng ban do đó đảm bảo cho công ty thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cũng như mặt đối với đối ngoại của mình.
Nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:
Đại hội cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề của Công ty theo luật DN và điều lệ Công ty. Đại hội cổ đông là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn phát triển công ty, quyết định cơ cấu vốn bầu ra cơ quan quản lý điều hành và sản xuất kinh doanh.
30 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tổng hợp tại Công ty cổ phần may I - Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời Nói Đầu:....................................................................................1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG
1.1.Quá trình hình thành phát triển của công ty.................................................2
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh công ty......................................................4
1.3. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý...................................................................7
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh công ty.......................................................13
PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán...............................................................15
2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán.............................................................17
2.3 Đặc điểm một số phần hành kế toán............................................................20
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CÔNG TY
3.1. Những thành tựu của công ty.....................................................................29
3.2. Những ưu điểm của công ty.......................................................................30
LỜI NÓI ĐẦU
Kinh tế thị trường là vấn đề trọng yếu, đáng quan tâm hàng đầu đối với bất kỳ quốc gia nào. Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy của xu hướng kinh tê phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Để có thể đứng vững trên thương trường tìm cho mình một vị trí thì các doanh nghiệp trong nước không thể tránh khỏi việc cạnh tranh đồng thời tìm ra cho mình một hướng đi riêng phù hợp với doanh nghiệp mình phù hợp với thị trường và sự phát triển khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy các doanh nghiệp phải luôn nắm bắt được những thay đổi thường xuyên của thị trường để đổi mới phương án đầu tư kinh doanh hiệu quả nhất.
Xuất phát từ nhu cầu trên, kế toán trở thành công cụ quan trọng đắc lực trong việc quản lý, điều hành các hoạt động, tính toán và kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo tài chính cũng như chủ động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Mục đích của doanh nghiệp nào cũng là tối đa hoá lợi nhuận sao cho hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
Trên cơ sở đó để nắm bắt được tình hình của Công ty em xin được đi sâu tìm hiểu :“ Báo cáo tổng hợp tại Công ty cổ phần may I - Hải Dương”
Nội dung báo cáo gồm ba phần:
Phần I: Tổng quan về Công ty cổ phần may I- Hải Dương
Phần II: Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty
Phần III: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty.
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG
Lịch Sử Hình Thành và Phát Triển Công Ty Cổ Phần May I Hải Dương.
Tên giao dịch công ty: Công ty cổ phần may I Hải Dương- Hải Dương I Garment company.
Trụ sở giao dịch: Số 120 Chi Lăng - Phường Nguyễn Trãi - Hải Dương
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0403000195 do phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương cấp ngày 10/09/2004, đăng ký thay đổi lần 1 ngày 20/5/2005
Công ty may I được thành lập theo quyết định ngày 10 tháng 12 năm 1969 của UBND tỉnh Hải Hưng với tên gọi ban đầu là: Xí nghiệp may mặc Hải Hưng.
Nhiệm vụ chính của xí nghiệp là cắt may quần áo may sẵn phục vụ người tiêu dùng trong nước. Số cán bộ công nhân lúc đó là 350 người.
Từ tháng 5/1990 do việc sát nhập gia công may mặc và được đổi tên là: “ Xí nghiệp cắt may gia công vải sợi số I Hải Hưng” và số cán bộ công nhân lúc này là 620 người.
Từ những năm 1985- 1990 xí nghiệp phát triển mạnh hàng gia công cho Liên Xô cũ theo hiệp định 19/8. Đó là những năm sản xuất phát triển mạnh, số lượng cán bộ công nhân viên tăng lên tới 988 người.
Vào đầu thập kỷ 90 đã có sự biến động ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu, hàng cắt may theo hiệp định bị giảm dần dẫn đến xí nghiệp phải thu hẹp sản xuất, đầu tư thay thế máy móc, trang thiết bị và đặc biệt xí nghiệp đã chú trọng nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân viên nhằm sử dụng thành thạo và phát huy năng lực sản xuất. Đồng thời xí nghiệp cũng tiến hành tổ chức lại sản xuất, giảm quy mô nên đã giảm được các đầu mối trung gian tăng cường trách nhiệm của trừng cá nhân tạo một chu trình quản lý khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó mà các sản phẩm hỏng, sai quy cách được phát hiện và xử lý ngay tránh được tình trạng đùn đẩy trách nhiệm. Xí nghiệp đi sâu vào tìm kiếm thị trường. Đầu năm 1992 xí nghiệp đổi tên thành: “ Xí nghiệp may I Hải Hưng ” thuộc sở Công nghiệp và tiểu thủ Công nghiệp Hải Hưng.
Năm 1993 công ty Venture ( Công Hoà Liên Bang Đức ) thuê của xí nghiệp 2000m2 nhà xưởng và 200 lao động. Đến năm 1994 xí nghiệp đổi tên thành “ Công Ty May I Hải Hưng”. Năm 1997 do việc tách tỉnh Hải Hưng và tỉnh Hải Dương được tái lập. Công ty May I Hải Hưng được đổi tên là Công ty May I Hải Dương.
Đến ngày 12/7/2004 theo quyết định của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Công ty May I Hải Dương.
Đến nay vốn kinh doanh của công ty là 4,3 tỷ.
Trong đó: - Vốn kinh doanh : 4,3 tỷ.
Vốn nhà nước : 707 triệu đồng.
Vốn người lao động : 3,953 triệu đồng.
Số lượng cán bộ công nhân viên năm 2007 là 600 người thu nhập bình quân là 1.000.000 đồng/ người.
1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần may I Hải Dương.
Công ty được thành lập để sử dụng hiệu quả và phát triển nguồn vốn trong việc sản xuất và kinh doanh về may mặc và các lĩnh vực khác nhằm tối đa hoá lợi nhuận tạo việc làm ổn định cho nguồn lao động nhằm tăng thu nhập bình quân và đóng góp cho ngân sách nhà nước. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh hàng may mặc trong nước và xuất khẩu.
Chức năng của công ty là vừa nhận gia công vừa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm may mặc. Đồng thời làm công tác dịch vụ như giặt là công nghiệp và các công việc liên quan đến ngành dệt may theo các phương thức.
Nhận gia công toàn bộ: Công ty nhận nguyên vật liệu, phụ liệu của khách hàng để gia công rồi giao cho khách hàng thành phẩm. Sản xuất hàng nội địa kinh doanh các ngành nghề dịch vụ khác.
Về sản phẩm: Công ty sản xuất ra các sản phẩm chính như áo sơ mi, áo jacket, áo choàng, quần áo thể thao. . .
Sản phẩm công ty cổ phần may I Hải Dương chủ yếu làm theo đơn đặt hàng. Do vậy khi nhận đơn đặt hàng và nguyên liệu do bên đặt hàng cung cấp với những thông số kỹ thuật, nhóm kỹ thuật của Công ty sẽ tiến hành chế thử sản phẩm sau đó sản phẩm chế thử sẽ được gưỉ cho bộ phẩm duyệt mẫu gồm các chuyên gia của bên đặt hàng kiểm tra góp ý kiến về sản phẩm làm thử.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty
Đơn đặt hàng
Nguyên liệu
Sản xuất mẫu đơi
Duyệt mẫu và thông số kỹ thuật
Xác định công trình công nghệ và giáo mấu sơ đồ
Giao hàng
Phân xưởng
Phân xưởng cắt
Phân xưởng may
Là
KCS
Thành phẩm
Đóng gói
Nhập kho
Mẫu đôi ký duyệt sẽ được đưa đến các phân xưởng để làm mẫu cứng giác trên sơ đồ pha cát vải, giác mẫu và khớp mẫu rồi đưa đến từng tổ cắt.
Bộ phận cắt tiến hành nhận vải và các phụ liệu từ quản đốc phân xưởng phối mẫu cắt theo mẫu và đưa đến phân xưởng may.
Bộ phận may tiến hành may tiến hành may bao gồm chi may lắp ráp và một số công việc thủ công.
Sau khi may là công việc của thợ cả kiểm tra chất lượng sản phẩm và thợ thu vá sản phẩm chuyển sang bộ phận giặt là tẩy để hoàn chỉnh sản phẩm.
Giai đoạn cuối cùng là kiểm tra chất lượng sản phẩm và đóng gói nhập kho rồi xuất xưởng theo đơn đặt hàng.
1.3 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý.
Công ty cổ phần may I Hải Dương là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có quy mô và phạm vi hoạt động lớn. Công ty đã xây dựng bộ máy quản lý chặt chẽ điều hành sản xuất kinh doanh một cách ổn định có hiệu quả góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Theo quy định tổ chức và hoạt động của công ty: Cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm: Giám đốc và bộ máy giúp việc.
Bộ máy giúp việc gồm: phó giám đốc cùng các ban phòng trong công ty. Các bộ phận này có nhiệm vụ giúp đỡ giám đốc thông qua việc thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của mình.
Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty cổ phần may I Hải Dương
Đại hội cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng tổ chức hành chính
Phân xưởng may I
Tổ sản xuất
Tổ sản xuất
Tổ sản xuất
Tổ sản xuất
Tổ sản xuất
Phòng KCS
Phòng kỹ thuật
Phòng kế toán tài vụ
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng kế hoạch vật tư
Phân xưởng hoàn thiện
Phân xưởng
cắt
Phân xưởng may IV
Phân xưởng may III
Phân xưởng may II
Nhìn chung mô hình tổ chức của công ty được sắp xếp bố trí phù hợp với khả năng của nhân viên có thể đảm bảo tốt các nhiệm vụ của từng phòng ban do đó đảm bảo cho công ty thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cũng như mặt đối với đối ngoại của mình.
Nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:
Đại hội cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề của Công ty theo luật DN và điều lệ Công ty. Đại hội cổ đông là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn phát triển công ty, quyết định cơ cấu vốn bầu ra cơ quan quản lý điều hành và sản xuất kinh doanh.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan mục đích và quyền lợi công ty, trừ những vấn đề thuộc đại hội cổ đông quyết định.
Ban kiểm soát: Do đại hội cổ đông bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành công ty.
Ban Giám đốc: Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh phương án đầu tư. Bổ nhiệm miễn nhiệm các chức danh quản lý công ty trừ các chức danh Hội đồng quản trị bổ nhiệm miễn nhiệm.
1.3.1.Phòng hành chính:
Sơ đồ tổ chức phòng
Trưởng phòng
Phó trưởng phòng
Chuyên viên quản lý nhân lực thống kê năng suất lao động
Chuyên viên định mức lao động
Chức năng: Quản lý hồ sơ nhân sự, giải quyết các chế độ tuyển dụng, nghỉ việc, bổ bãi nhiệm, quản lý lao động tiền lương, nghiên cứu xây dựng các định mức lao động, quản lý công tác thanh tra, bảo vệ cơ quan, công tác an ninh.
Trách nhiệm và quyền hạn : Phòng tổ chức có trách nhiệm soạn thảo các văn bản :
- Thành lập giải thể sát nhập các tổ chức bộ máy quản lý sản xuất
Bổ nhiệm, sắp xếp, điều động, thuyên truyển tiếp nhận nâng bậc lương, kỹ thuật cán bộ công nhân viên.
Các quy chế quy định, nội quy công ty, đơn giá tiền lương.
1.3.2 Phòng kế hoạch vật tư:
Sơ đồ tổ chức phòng
Trưởng phòng
Phó trưởng phòng
Cán bộ
vật tư
Thủ kho
vật tư
Chức năng: Xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hang năm và định hướng phát triển công ty, vạch kế hoạch cải tạo nguồn vốn, mua sắm vật tư, tiêu thụ thành phẩm, tiếp thị và nghiên cứu thị trường, lập phương án sản xuất kinh doanh, chỉ đạo điều hành các khâu sản xuất kinh doanh.
Trách nhiệm và quyền hạn:
- Khai thác hang hoá, thiết bị, sản phẩm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty và nhu cầu khách hàng.
- Làm tốt công tác quảng cáo và tiếp thị các sản phẩm nội địa các loại vật tư do do công ty sản xuất nhận đại lý khai thác tổ chức bán vật tư do Công ty sản xuất khai thác.
- Bảo quản kho hàng hoá của công ty
- Kiểm kê thanh quyết toán các loại thiết bị vật tư theo định kỳ
- Lập các hợp đồng mua bán hàng hoá nguyên phụ liệu . . . phục vụ sản xuất kinh doanh.
1.3.3 Phòng kỹ thuật
Sơ đồ tổ chức phòng
Trưởng phòng
Phó trưởng phòng
Cán bộ kỹ thuật điện
Cán bộ kỹ thuật cơ khí
Cán bộ kỹ thuật điện
Cán bộ kỹ thuật điện
Chức năng : Là bộ phận tham mưu giúp việc cho giám đốc về công tác thiết kế, công tác kỹ thuật và công nghệ sản xuất.
Trách nhiệm và quyền hạn:
- Khảo sát thiết kế các công trình điện các sản phẩm chuyên ngành.
- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn định mức kỹ thuật về các công việc: quản lý bảo trì hệ thống điện chiếu sáng, thiết lập dự toán tham gia quyết toán công trình, nghiên cứu cải tiến trang thiết bị hợp lý sản xuất và áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại trong quản lý hệ thống điện chiếu sáng và sản xuất . . .
1.3.4 Phòng KC
Sơ đồ tổ chức phòng
Trưởng phòng
KCS kho thành phẩm
KCS
phân xưởng
KCS
nguyên liệu
Chức năng: Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hoàn thiện gấp gói Công ty.
Trách nhiệm và quyền hạn:
- Kiểm tra tất cả các nguyên phụ liệu phù hợp tiêu chuẩn của công ty và khách hàng.
- Theo dõi kế hoạch sản xuất công ty.
- Loại bỏ các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn của công ty.
- Yêu cầu các đơn vị liên quan sửa chữa các sản phẩm không phù hợp.
1.3.5 Phòng xuất nhập khẩu
Chức năng: Mở tờ khai hoá đơn chứng từ về hàng xuất hàng nhập, khai báo Hải quan số lượng hàng nhập xuất.
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
1
Doanh thu BH và cung cấp DV
896.000.000
989.000.000
2
Các khoản giảm trừ DT
60.213.546
66.417.850
3
Doanh thu thuần
835.786.454
922.582.150
4
Giá vốn hàng bán
709.786.000
736.000.000
5
Lợi nhuận gộp
126.000.454
168.582.150
6
DT hoạt động tài chính
18.200.000
20.300.000
7
Chi phí tài chính
16.520.000
18.430.000
8
Chi phí bán hàng
20.056.000
23.000.000
9
Chi phí QLDN
34.050.000
36.400.000
10
LN thuần từ hoạt động KD
73.574.454
111.052.150
11
Thu nhập khác
-
-
12
Chi phí khác
-
-
13
Lợi nhuận khác
-
-
14
Tổng lợi nhuận trước thuế
73.574.454
111.052.150
15
Thuế TNDN phải nộp
20.600.847
31.094.602
16
Lợi nhuận sau thuế
52.973.607
79.957.548
(Nguồn:Công ty cổ phần may I Hải Dương)
Qua bảng kết quả kinh doanh ta thấy tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty năm 2007 tăng so năm 2006 là 37 477 696 đồng tương ứng tốc độ tăng là 50,9 %. Việc tăng đó là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
Doanh thu hoạt động tài chính tăng làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế tăng.
Các nhân tố làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế giảm là do các khoản giảm trừ tăng, giá vốn hàng bán tăng, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng của lợi nhuận kế toán trước thuế nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu ( 50,9% > 10,1%) điều đó chứng tỏ các khoản chi phí của công ty giảm. Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 3,6 %, tốc độ tăng của doanh thu là 10,1% vậy chứng tỏ công ty đã tiết kiệm các khoản chi phí sản xuất trong giá vốn hàng bán. Tốc độ tăng chi phí bán hàng là 14,6% cao hơn tốc độ tăng doanh thu 10,1% như vậy công ty cần phải kiểm tra chi phí bán hàng và đưa ra các biện pháp kiểm soát chi phí góp phần tăng lợi nhuận.
Tóm lại, qua phân tích ta thấy lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty đã được nâng cao chứng tỏ xu hướng và hiệu quả kinh doanh phát triển tốt.
PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Do đặc điểm của công ty là chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng may mặc để tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu trình độ của cán bộ kế toán nên bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung và tiến hành hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Sơ đồ bộ máy kế toán công ty
Kế toán trưởng
Kế toán tiêu thụ
Kế toán vật liệu và huy động vốn
Kế toán TSCĐ
Kế toán giá thành
Kế toán thanh toán
Thủ quỹ
Kế toán tài vụ
Nhân sự phòng kế toán gồm 8 người, mỗi người một nhiệm vụ và chức năng khác nhau:
Kế toán trưởng: có nhiệm vụ hạch toán kế toán và hướng dẫn kế toán viên thực hiện nhiệm vụ giám sát đồng tiền gíam sát mọi hoạt động của đơn vị, xây dựng kế hoạch tài chính, tham mưu cho giám đốc về đường lối kinh doanh và sử dụng vốn hiệu quả.
Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu ngân và trả tiền tại quỹ theo các chứng từ thanh toán chịu trách nhiệm trực tiếp về tính an toàn và đủ quỹ.
Kế toán thanh toán: Theo dõi phản ánh số liệu hiện có và tình hình tăng giảm các loại quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Kiểm tra các chứng từ thu chi, theo dõi vay, thanh toán công nợ tạm ứng, hướng dẫn người có liên quan về các chứng từ thanh toán tính và thanh toán lương khối văn phòng.
Kế toán tiêu thụ: Theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm người có liên quan công tác tiêu thụ. Theo dõi công nợ đối khách hàng.
Kế toán tính giá thành sản phẩm và tổng hợp tiền lương: Xây dựng giá thành sản phẩm, hướng dẫn thống kế các báo cáo có liên quan giá thành sản phẩm, tính giá thành sản phẩm và tổng hợp tiền lương.
Kế toàn tài sản cố định: Theo dõi quản lý sử dụng TSCĐ và công cụ lao động, báo cáo sử dụng tài sản, lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ cho các bộ phận.
Kế toán vật liệu và huy động vốn: Theo dõi tính toán việc xuất nhập tồn kho nguyên vật liệu nhận và thanh toán các khoản huy động vốn. Hướng dẫn mọi người gửi tiết kiệm và thủ tục chế độ tại đơn vị có liên quan đến việc huy động vốn.
Kế toán tài vụ: Quản lý các nguồn tài chính vật tư tài sản, quỹ lương công ty tổ chức phân tích hoạt động kinh tế sản xuất kinh doanh.Tổ chức ghi chép tình hình luân chuyển sử dụng tài sản vật tư tiền vốn quá trình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê phù hợp tổ chức sản xuất kinh doanh.
2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty
2.2.1 Một số chính sách công ty đang áp dụng:
+ Kỳ kế toán: Hiện nay kỳ kế toán công ty được xác định theo từng quý mỗi quý công ty tiến hành tổng hợp số liệu để lập báo cáo tài chính theo quy định.
+ Niên độ kế toán: Được xác định theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12
+ Phương pháp tính giá nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định theo giá thực tế.
+ Phương pháp tính giá xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo giá bình quân cả kỳ dự trữ.
+ Phương pháp tính giá thành phẩm hoàn thành nhập kho theo phương pháp giá thành tỷ lệ.
+ Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu, thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên.
+ Phương pháp xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tính theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp sản xuất sản phẩm.
+ Phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
+ Phương pháp tính thuế TNDN áp dụng mức thuế suất 28%
+ Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
2.2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ chứng từ kế toán.
+ Dựa vào đặc điểm kinh doanh của công ty, công ty đang tuân thủ theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC.
* Nhóm chứng từ:
+ Nhóm chứng từ lao động tiền lương:
- Bảng chấm công ( Mẫu 01a- LĐTL )
- Bảng chấm công làm thêm giờ (Mẫu 01b- LĐTL )
- Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu 02- LĐTL )
- Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu 03- LĐTL )
+ Nhóm chứng từ hàng tồn kho
- Phiếu nhập kho ( Mẫu 01- VT )
- Phiếu xuất kho ( Mẫu 02- VT )
- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ ( Mẫu 07- VT )
- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá ( Mẫu 05 - VT )
+ Nhóm chứng từ tiền tệ
- Phiếu thu ( Mẫu 01- TT )
- Phiếu chi (Mẫu 02- TT )
- Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu 03- TT )
- Giấy đề nghị thanh toán (Mẫu 05- TT )
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng (Mẫu 04- TT )
+ Nhóm chứng từ tài sản cố định
- Biên bản giao nhận TSCĐ ( Mẫu 01- TSCĐ )
- Biên bản thanh lý TSCĐ ( Mẫu 02- TSCĐ )
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu 06- TSCĐ )
+ Nhóm chứng từ ban hành theo văn bản pháp luật khác
- Hoá đơn giá trị gia tăng ( Mẫu 01GTKT-3LL)
- Hoá đơn bán hàng ( Mẫu 02GTTT-3LL)
2.2.3 Đặc điểm vận dụng chế độ tài khoản kế toán.
Hệ thống tài khoản kế toán của công ty đảm bảo nguyên tắc thống nhất và nguyên tắc thích ứng. Tài khỏan của công ty được xây dựng căn cứ vào chế độ kế toán và thống nhất chung theo chế độ ban hành của QĐ15/2006- BTC. Bên cạnh đó các tài khoản chi tiết được xây dựng dựa trên đặc điểm riêng của công ty sao cho phù hợp và thuận lợi với công tác kế toán. Ví dụ đối với tài khoản Phải thu khách hàng bên cạnh việc phản ánh như chế độ công ty còn phân ra thành các tài khoản nhỏ để giúp cho việc theo dõi các khoản phải thu của khách hàng như 1311: Phải thu khách hàng ( C ông ty SSV ), 1312 Phải thu khách hàng ( C ông ty TT ) . . .
2.2.4 Đặc điểm vận dụng chế độ sổ kế toán
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán “ Chứng từ ghi sổ”
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ quỹ
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng cân đối số phát sinh
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Đối chiếu kiểm tra
Ghi cuối tháng
2.2.5 Đặc điểm vận dụng chế độ báo cáo kế toán.
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của công ty được tuân thủ theo quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 “ Trình bày báo cáo tài chính ”
Hệ thống báo cáo công ty :
- Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B 01-DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Mẫu số B 02-DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu số B 03 – DN)
Cơ quan nhận báo cáo: Cơ quan thuế, Cơ quan đăng ký kinh doanh,
2.3 Đặc điểm một số phần hành kế toán chủ yếu của công ty
2.3.1. Hạch toán kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Do đặc tính vật liệu của công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nên đòi hỏi kế toán phải theo dõi chặt chẽ tình hình nhập xuất tồn kho chứng từ từng loại cả về số lượng chủng loại giá trị. Việc hạch toán chi tiết vật liệu làm cơ sở ghi sổ kế toán và kiểm tra giám sát sự biến động của chúng. Chứng từ kê toán là cơ sở pháp lý để ghi sổ kế toán:
Hiện nay chứng từ công ty đang áp dụng:
- Phiếu nhập kho ( Mẫu 01- VT )
- Phiếu xuất kho ( Mẫu 02- VT )
- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ ( Mẫu 07- VT )
- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá ( Mẫu 05 - VT )
Trình tự luân chuyển chứng từ:
Đối nhập kho vật liệu: Căn cứ vào hoá đơn, giấy báo nhận hàng, thủ kho tiến hành nhập vật liệu vào kho qua kiểm nghiệm của thủ kho ghi số thực nhập và phiếu nhập kho, ghi đơn giá quy cách vật tư,...và cùng người giao hàng ký nhận vào phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho phải có đầy đủ chữ ký, thủ kho giữ lại một liên gốc, một liên gửi lên phòng kế toán, làm căn cứ để tính giá vật liệu xuất kho và ghi sổ kế toán.
Đối xuất kho vật liệu: Khi các bộ phận sử dụng có nhu cầu về vật liệu, trên cơ sở chứng từ, căn cứ vào sản lượng định mức phòng kế hoạch lập biểu xuất vật liệu. Căn cứ vào đó thủ kho tiến hành xuất kho vật liệu và ghi sổ thực xuất. Phiếu xuất kho được viết thành 3 liên. liên 1 thủ kho giữ, liên 2 giao cho người nhận vật tư, liên 3 giao cho bộ phận kế toán làm căn cứ để tính giá vật liệu xuất kho và ghi sổ kế toán.
Qua đó ta có thể khái quát tình hình ghi chép nguyên vật liệu của công ty như sau:
Thẻ kho
chứng từ xuất
Chứng từ nhập
Sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn
(1)
(1)
(2)
(2)
(3)
(4)
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu kiểm tra
2.3.2. Kế toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian theo khối lượng công việc mà người lao động đã cống hiến doanh nghiệp. Tại công ty cổ phần may I áp dụng chính sách theo quy định của nhà nước bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ.
Theo chế độ hiện hành quỹ BHXH được tính theo tỷ lệ 20% trên tổng quỹ lương trong đó 15% là công ty còn lại 5% tính trên lương cơ bản của nhân viên.
Quỹ BHYT được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh cho người lao động được tính trên 3% tiền lương cơ bản trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất, 1% tính vào thu nhập người lao động.
Kinh phí công đoàn là người tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp. Kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ 2% trên tổng tiền lương thực tế trả cho người lao động. Khoản chi phí này được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Các chứng từ sử dụng:
- Bảng chấm công ( Mẫu 01a- LĐTL )
- Bảng chấm công làm thêm giờ (Mẫu 01b- LĐTL )
- Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu 02- LĐTL )
- Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu 03- LĐTL )
Trình tự luân chuyển chứng từ:
Hàng tháng công ty tập hợp chứng từ hạch toán thời gian lao động, chứng từ hạch toán kết quả thời gian lao động ở các bộ phận nhân viên để tính lương, trả lương cho cán bộ công nhân viên kịp thời: Bảng chấm công .... Từ các chứng từ, hoá đơn kế toán lập bảng thanh toán tiền lương cho từng bộ phận, phòng ban, tổ nhóm tương ứng bảng chấm công. Căn cứ chứng từ liên quan kế toán lập phiếu chi và phát lương.
Trình tự hạch toán tiền lương:
Công ty sử dụng các tài khoản: TK 334: Phải trả người lao động
TK 338: Phải trả, phải nộp khác
Sơ đồ hạch toán:
TL, tiền thưởng trả NLĐ
Thanh toán thu nhập NLĐ
TK 335
trích tước
TLNP thực tế
phải trả NLĐ
TL, tiền thưởng phải trả các bộ phận
Khấu trừ khoản phải thu khác
TK 141
BHXH phải trả NLĐ
Khấu trừ khoản tạm ứng thừa
TK 111,112
TK 622
TK 334
TK 627,641,642
TK 138
TK 3383
TK 338
Thu hộ cơ quan khác, giữ hộ NLĐ
2.3.3 Hạch toán vốn bằng tiền
Quản lý hạch toán các khoản vốn bằng tiền phản ánh số hiện có tình hình tăng giảm các loại quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng các khoản vay ngắn hạn dài hạn. Có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ thanh toán.
Các chứng từ sử dụng:
- Phiếu thu ( Mẫu 01- TT )
- Phiếu chi (Mẫu 02- TT )
- Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu 03- TT )
- Giấy đề nghị thanh toán (Mẫu 05- TT )
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng (Mẫu 04- TT )
Trình tự luân chuyển chứng từ:
Kế toán tiến hành kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ sau đó lập phiếu thu (chi) tiền, kế toán thanh toán tiến hành lập phiếu thu (chi) làm 3 liên sau đó chuyển cho kế toán trưởng soát xét và giám đốc ký duyệt chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập ( chi ) quỹ. Thủ quỹ giữ lại 1 liên, 1 liên giao cho người nộp ( nhận ) tiền, 1 liên lưu nơi lập phiếu.
Cuối ngày toàn bộ phiếu thu ( chi ) kèm chứng từ gốc chuyển cho kế toán để ghi sổ kế toán.
Trình tự hạch toán:
Kế toán sử dụng tài khoản 111, 112, 311,411,441,.....
TK 152,153,156
TK 111, 112
TK 511,512
Thu tiền bán hàng
Mua vật tư, hàng hoá
TK 311,333,334,341
TK 515
Trả nợ vay, nợ NN, cong nhân viên
Thu hoạt đông tài chính
TK 711
TK 133
Thanh toán thuế GTGT
Thu khác
TK 211,213,217
TK 3331
Mua TSCĐ, BĐS....
Thu thuế GTGT cho NN
TK 331,411,441
Trả nợ người bán, trả vốn chủ sở hữu
2.3.4. Kế toán Tài Sản Cố Định
Tài sản cố định là một trong những tư liệu sản xuất chính của quá trình sản xuất kinh doanh. TSCĐ luôn biến đổi liên tục và phức tạp đòi hỏi yêu cầu nghiệp vụ càng cao của công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định. Việc tổ chức tốt công tác hạch toán TSCĐ nhằm mục đích theo dõi thường xuyên tình hình tăng giảm TSCĐ chính vì vậy việc hạch toán TSCĐ có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý và thu hồi vốn nhanh để tái đầu tư và đổi mới TSCĐ.
Các chứng từ sử dụng:
- Biên bản giao nhận TSCĐ ( Mẫu 01- TSCĐ )
- Biên bản thanh lý TSCĐ ( Mẫu 02- TSCĐ )
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu 06- TSCĐ )
Trình tự hạch toán: Các tài khoản sử dụng : TK 211, 213, 214.......
TK 152,334,338
TK 133
TK 241
Giá mua phí tổn không qua lắp đặt
Chi phí XD lắp đặt
TSCĐ hình thành
Góp vốn đầu tư TSCĐ
Giá trị hao mòn giảm
Giá trị còn lại TS nhượng bán thanh lý, trao đổi ko tuơng tự
TK 411,711
TK 111,112,331,341
TK 211,213
TK 811,1381
TK 214
TK 627,641,642
Thuế GTGT
Khấu hao TSCĐ
TK 3381
TK 221,222
Nhà nước cấp, nhận quà biếu, viện trợ không hoàn lại
TSCD thừa không rõ nguyên nhân
TK 342
Nhân TSCĐ thuê TC
TK 811
TK 241
chênh lệch giảm
TK 3387,711
chênh lệch tăng
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TỔ CHỨC HẠCH TOÁN
KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG
3.1 Những thành tựu Công ty Cổ Phẩn May I Hải Dương
Công ty Cổ Phần May I Hải Dương là một doanh nghiệp có truyền thống phát triển lâu dài và bền vững. Tuy những sản phẩm của công ty giai đoạn trước chưa đa dạng về mẫu mã và chủng loại nhưng hiện nay khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại cùng với xu thế này công ty đã không ngừng đổi mới cải tiến công nghệ nhằm đa dạng sản phẩm nâng cao chất lượng sản phẩm để hướng vào xuất khẩu. Đối với công ty chiến lược sản phẩm là mấu chốt luôn đặt lên vị trí hàng đầu và khởi nguồn cho mọi quy trình sản xuất sau này thông qua việc nghiên cứu thăm dò thị trường thị hiếu của người tiêu dùng. Do thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay đòi hỏi chất lượng mẫu mã vì vậy công ty đã chú trọng đầu tư cho việc thiết kế mẫu mã nhằm thu hút khách hàng đáp ứng kịp thời. Với những cố gắng trong công tác kinh doanh công ty không ngừng lớn mạnh về quy mô hiệu quả kinh tế. Điều này có thể thấy rõ một số mặt dưới đây:
Thị trường dệt may phát triển:
Trong những năm qua ngành dệt may ngày càng phát triển và từng bước đưa nước ta trở thành một trong 10 quốc gia có ngành dệt may phát triển trên thế giới. Hàng may mặc của Việt Nam ngày càng khẳng định được uy tín chất lượng và được ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới.
Cổ đông gắn bó với công ty:
Hầu hết cán bộ công nhân viên đều là cổ đông công ty chỉ có một cổ đông ngoài là Tổng công ty Đầu tư vốn kinh doanh nhà nước, nên rất hiểu thực tế công ty. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát thực hiện các nghị quyết của HĐQT hay đóng góp ý kiến xây dựng phát triển sản xuất kinh doanh.
Về công tác kế toán:
- Được bố trí nhân sự và phân công lao động phù hợp làm cho quá trình xử lý thông tin kế toán được phối hợp nhịp nhàng như kế toán thanh toán với kế toán tiêu thụ,. . .giúp cho bộ phận kế toán được phát huy tối đa.
- Áp dụng đúng các chuẩn mực kế toán và quyết định do Bộ Tài Chính ban hành.
3.2 Những tồn tại Công ty Cổ phần May I Hải Dương
Tình hình cạnh tranh gay gắt:
Là một doanh nghiệp nhỏ chủ yếu sản xuất hàng gia công. Công ty gặp phải sự cạnh tranh rất gay gắt từ phía các đối thủ cạnh tranh. Thực hiện cổ phần hoá từ năm 2004 mặc dù đã có nhiều nỗ lực sắp xếp đổi mới nhưng năng lực cạnh tranh công ty vẫn còn yếu. Đó là hệ thống máy móc còn lạc hậu, vốn nhỏ, trình độ người lao động còn nhiều hạn chế chưa xây dựng được những sản phẩm nhãn hiệu riêng mình.
Vốn điều lệ nhỏ:
Với số vốn điều lệ chỉ có 4,3 tỷ trong khi công ty luôn luôn phải duy trì 30 tỷ để hoạt động. Vì thế nguồn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn vay. Trong hoàn cảnh lạm phát, lãi suất ngân hàng tăng cao, tín dụng bị thắt chặt, lưu thông tiền tệ gặp nhiều khó khăn thì việc vay được vốn lại gặp nhiều khó khăn, gánh nặng lãi vay ngày càng nặng nề.
Hệ thống thiết bị máy móc lạc hậu:
Trước cổ phần hoá hoạt động kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn. Hệ thống máy móc còn lạc hậu không có nguồn vốn để đầu tư, đổi mới. Kể từ khi cổ phần hoá công ty đã chú trọng đổi mới công nghệ. Tuy nhiên với số vốn quá nhỏ việc đầu tư còn gặp nhiều hạn chế. Một số thiết bị của công ty đã cũ do được đầu tư nhiều năm nên hiệu quả hoạt động có giảm sút gây ảnh hưởng đến tiến độ nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Vị trí giao thông không thuận lợi:
Vị trí công ty nằm sâu trong thành phố nằm trên trục đường cấm các loại xe tải nên giao thông khó khăn, chi phí vận chuyển cao, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh.
Sự không ổn định về nguồn lao động :
Sự cạnh tranh lao động trên địa bàn rất lớn một bộ phận lớn công nhân có tay nghề cao đã bỏ sang làm cho công ty nước ngoài và công ty khác. Sự thiếu hụt lao động đột ngột đã làm cho nhiều đơn hàng của công ty với đối tác nước ngoài bị chậm và chất lượng sản phẩm kém.
Về tình hình kế toán:
- Về công nợ:
Đối với khách hàng truyền thống công ty sẽ chấp nhận bán hàng theo hình thức trả chậm nên tiền hàng thực tế chưa thu được nguồn vốn này đang bị chiếm dụng khiến cho sự quay vòng của tiền kém hiệu quả phương thức bán hàng này đem lại rủi ro tổn thất.
- Về hạch toán nguyên vật liệu:
Hệ thống danh điểm NVL còn đơn giản, chưa khoa học việc kiểm tra đối chiếu còn khó khăn, không thuận tiện cho công tác quản lý NVL.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5824.doc