Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Du lịch Hương Giang(99 Bà Triệu- Hai Bà Trưng- Hà Nội), công ty đã khai thác tốt lợi thế của mình, đó là công ty con của một công ty có lịch sử lâu đời về kinh doanh du lịch, hưởng lượng khách lớn và tương đối ổn định từ các công ty lữ hành gửi khách trên thế giới, hãng hàng không lớn, các đối tác mà công ty có đặt mối quan hệ.
Công ty phấn đấu tiếp tục giữ vững vị thế phát triển công ty cả về quy mô, cơ cấu dịch vụ và địa bàn hoạt động theo hướng khai thác có hiệu quả hơn các lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường, tiếp tục đầu tư cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động và đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động.
Công ty tiếp tục tăng cường đội ngũ cán bộ giỏi về nghiệp vụ và ngoại ngữ. Xây dựng chiến lược về công tác tuyên truyền quảng bá trong và ngoài nước, mở rộng quan hệ với các đơn vị du lịch trong nước và nước ngoài, tiếp thu khoa học công nghệ tiến tiến để áp dụng trong công tác quản lý tổ chức kinh doanh để nâng cao chất lượng dịch vụ. Thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin, xây dựng nội dung phong phú, hấp dẫn phục vụ cho công tác tuyên truyền quảng bá trên mạng internet.
Trong bài viết này, em đã báo cáo một cách một cách tổng hợp về công ty TNHH Du lịch Hương Giang , nhưng do khả năng tiếp cận, quan sát còn hạn chế, nên em mới chỉ đưa ra những vấn đề nổi cộm của công ty mà chưa phân tích một cách sâu sát hơn.
Cuối cùng, mặc dù đã cố gắng hết sức để nghiên cứu, tìm hiểu về công ty nhưng trong bài viết còn nhiều thiếu sót, mong được cô góp ý, phê bình để bài viết hoàn chỉnh hơn.
28 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổng hợp về Công ty TNHH du lịch Hương Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong cơ cấu ngành kinh tế, du lịch đã dần chiếm tỷ trọng khá cao, Nhà nước ta có chủ trương đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây là ngành công nghiệp không khói và có khả năng đem lại nhiều việc làm cho người dân tại điểm du lịch, thu nhập cao và nâng cao dân trí. Ngày nay, khi đời sống người dân ngày một cải thiện thì nhu cầu du lịch ngày một cao hơn, họ không chỉ đơn thuần muốn ăn ngon, mặc đẹp mà xuất hiện nhiều nhu cầu bổ sung khác như : muốn khám phá thế giới, muốn nghỉ ngơi, giải trí...để đáp ứng nhu cầu này hàng loạt công ty lữ hành ra đời, làm cho mong muốn đó dễ thực hiện hơn. Các công ty này sẽ là cầu nối giữa vị khách du lịch và điểm du lịch cùng các dịch vụ khác.
Du lịch nghĩa là các hoạt động diễn ra trên phạm vi rộng, bởi vậy hàng loạt công ty đã mở rộng phạm vi hoạt động bằng cách thành lập các công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện... để dễ dàng kiểm soát điều hành và đảm bảo chương trình du lịch được thực hiện trôi chảy, thỏa mãn cao nhất nhu cầu của khách. Trong xu thế này công ty TNHH Du lịch Hương Giang ( trước đây là chi nhánh của công ty du lịch Hương Giang Huế ) đã ra đời, và tập trung kinh doanh mảng thị trường quốc tế đến(inbound), hay công ty được biết đến như công ty lữ hành nhận khách.
Sau gần 10 năm hoạt động, công ty đã trở thành một trong những doanh nghiệp luôn dẫn đầu trong việc phục vụ khách chu đáo, chuyên nghiệp, hiệu quả. Góp một phần nhỏ vào thành tích của công ty Du lịch Hương Giang nói riêng và ngành du lịch của Việt Nam nói chung.
Trong bài viết này em xin được báo cáo một cách tổng hợp về Công ty TNHH du lịch Hương Giang như sau:
1. Khái quát về công ty TNHH du lịch Hương Giang.
2. Tổ chức lao động của công ty.
3. Điều kiện kinh doanh.
4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
6. Phướng hướng kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
7. Nhận xét.
Để hoàn thành bài viết này em đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của. TS. Nguyễn Đình Hòa và cán bộ công nhân viên công ty TNHH du lịch Hương Giang . Em xin bày tỏ lòng cảm ơn!
Cuối cùng, dù có cố gắng đến mấy, bài viết vẫn chưa tránh khỏi sai sót. Kính mong thầy tiếp tục góp ý, phê bình để bài viết hoàn thiện hơn.
1. Khái quát về công ty TNHH Du lịch Hương Giang.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Từ một đơn vị trực thuộc công ty du lịch Thừa Thiên Huế, năm 1994 khách sạn Hương Giang được tổ chức lại thành một doanh nghiệp nhà nước độc lập với tên gọi công ty khách sạn Hương Giang và năm sau được đổi thành công ty du lịch Hương Giang. Lĩnh vực hoạt động du lịch của công ty có đầy đủ các chức năng kinh doanh dịch vụ du lịch, hợp tác đầu tư phát triển du lịch. Phát triển và mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển các hoạt động hợp tác đầu tư, xây dựng nguồn nhân lực, mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm du lịch gắn với hiệu quả kinh tế- xã hội ngày càng cao và hoàn diện là hướng đi đúng đắn của công ty. Từ đó công ty đã từng bước nâng cao uy tín, vị thế của mình trên thị trường du lịch trong và ngoài nước bằng những kết quả rất khả quan. Trong 2 năm 2003 và 2004 công ty đã đón và phục vụ 395.948 lượt khách, đạt 110% so với kế hoạch, trong đó khách quốc tế là 263.125 lượt đạt 103,8% so với kế hoạch. Tổng doanh thu đạt 416,191 tỷ đồng, đạt 119,6% so với kế hoạch. Nộp ngân sách 17,648 tỷ đồng, đạt 116,8%... và đã giải quyết thêm công ăn việc làm và thu nhập cho hàng vạn người trong xã hội thông qua các dịch vụ khác nhau.
Do đặc thù của du lịch là đi đến mọi miền của đất nước cũng như các quốc gia khác với các chương trình xuyên Việt hay ra nước ngoài, nên đòi hỏi các nhà cung cấp ở các địa phương rất xa nhau dẫn đến tình trạng khó kiểm soát và hỗ trỡ lẫn nhau. Chính vì vậy công ty đã định hướng liên doanh, liên kết với các đối tác trong ngành để phát huy lợi thế so sánh cũng như học hỏi kinh nghiệm về chuyên môn, đồng thời mở một số chi nhánh tại các thành phố lớn như : Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng để tăng khả năng cạnh tranh và khảng định vị thế của mình. Chi nhánh tại Hà Nội thành lập vào năm 1997, có trụ sở tại 99 Bà Triệu- Hai Bà Trưng. Sau 9 năm hoạt động, vào 01/01/2006 Công ty đổi tên thành Công ty TNHH Du lịch Hương Giang.
Kể từ khi thành lập đến nay Công ty đã có những bước phát triển đáng kể, đời sống của nhân viên ngày một nâng cao cùng với các chế độ ưu đãi về số giờ làm, ngày nghỉ trong năm...
1.2. Loại hình doanh nghiệp.
Hương Giang là công ty TNHH hai thành viên, là công ty con của công ty du lịch Hương Giang ở Huế, có tư cách pháp nhân, được phép sử dụng dấu tròn, được mở tài khoản tại ngân hàng. Công ty có trách nhiệm nộp thuế cho Nhà Nước tại chi cục thuế quận Hai Bà Trưng.
1.3. Các đối tác và hiệp hội mà công ty tham gia.
Hiệp hội các đại lý du lịch Mỹ(ASTA): Đây là hội du lịch chuyên nghiệp và lớn nhất thế giới. Nó sở hữu khoảng 24 nghìn công ty và đại lý du lịch, sản phẩm của hội là các chương trình du lịch. Trách nhiệm của hội là cải tiến các đại lý và công ty du lịch thành viên bằng việc giáo dục và đào tạo về du lịch để các thành viên có thể đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.
Hiệp hội du lịch châu á- Thái Bình Dương(PATA): có trách nhiệm về sự tăng trưởng, giá trị, chất lượng du lịch ở châu á-Thái Bình Dương, mang lại lợi ích cho các thành viên của mình.
Hiệp hội các đại lý du lịch của Nhật(JATA): thuộc sự quản lý của bộ tài nguyên và giao thông dựa trên luật về đại lý du lịch, có trách nhiệm nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách du lịch quốc tế bị động và chủ động, thông qua cung cấp thông tin, sự hợp tác giữa các thành viên, phát triển kinh doanh và luật giữa các thành viên.
Hãng hàng không của Mỹ(AA): Đây là công ty hàng không lớn nhất thế giới. AA đã chính thức công bố việc bổ nhiệm công ty du lịch Hương Giang làm tổng đại lý của hãng tại Việt Nam. Tổng đại lý có chức năng đặt chỗ, giữ chỗ, và xuất vé, phục vụ nhu cầu đi lại ngày càng gia tăng của hành khách giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Trang web kết nối hệ thống khách sạn trên thế giới(the Worldhotel-link): trang web này chứa đựng thông tin về thành viên của mình, mỗi khi có khách du lịch online về một quốc gia nào thì các công ty du lịch, khách sạn là thành viên của hãng sẽ được giới thiệu với khách hàng như một địa chỉ tin cậy và hãng hưởng hoa hồng.
Một số đơn vị liên doanh đã được đưa vào liên doanh có hiệu quả như công ty TNHH Sàigòn- Morin, công ty liên doanh vận chuyển du lịch Thừa Thiên Huế, công ty liên doanh Việt Pháp Service.
1.4. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
Công ty TNHH du lịch Hương Giang là một doanh nghiệp tập trung chủ yếu về mảng lữ hành quốc tế nhận khách.
Các chức năng cụ thể là:
- Kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách: nhận các đoàn khách nước ngoài thông qua các hãng lữ hành quốc tế gửi khách, qua Travel desk tại khách sạn Sheraton, văn phòng bán hàng tại trụ sở của công ty, và đặc biệt đối với khách lẻ có thể thông qua trang web của công ty (www.hgtravel.com,www.huonggiangtourist.com).
- Kinh doanh lữ hành quốc tế gửi khách:
- Kinh doanh lữ hành nội địa: vẫn chưa có điều kiện phát triển vì số lượng khách nội địa quá ít có năm chỉ là 0.
- Cung cấp các dịch vụ riêng lẻ: đặt chỗ trong khách sạn, nhà hàng, bán vé máy bay, làm visa, dịch vụ vận chuyển...
1.5. Sản phẩm của công ty( các chương trình du lịch ).
Các chương trình của công ty được phân theo 5 dạng với mục đích đi du lịch khác nhau của khách.
1.5.1. Các chương trình về văn hóa.
Chào buổi sáng Việt Nam (9 ngày, 8 đêm): Sàigon-Hội An- Huế- Hà Nội- Hạ Long.
Đường mòn Việt Nam (12 ngày, 11 đêm): Hà Nội - Hạ Long - Hải Phòng -Huế - Đà Nẵng -Vĩnh Long - Cần Thơ - Sàigòn.
Khám phá Việt Nam (19 ngày, 18 đêm): Hà Nội - Hạ Long - Bắc Ninh - SaPa - Huế - Hội An - Mỹ Sơn- Nha Trang- Đà Lạt- Sàigòn - Cần Thơ.
Miền Bắc xưa (5 ngày, 4 đêm): Hà Nội - Hạ Long - Hà Nội.
Mai Châu - thung lũng xinh đẹp (2 ngày, 1 đêm):Hà Nội - Mai Châu - Hà Nội.
Những ngọn núi phía Bắc(4 ngày, 3 đêm): Hà Nội - SaPa - Hà Nội.
Vịnh Hạ Long - chuyến du thuyền lãng mạn(2 ngày, 1 đêm): Hà Nội - Hạ Long -Hà Nội.
Rừng Quốc gia Ba Bể (3 ngày, 2 đêm): Hà Nội - Ba Bể -Hà Nội.
Hành trình về quá khứ - Miền Trung Việt Nam (5 ngày, 4 đêm): Đà Nẵng - Hội An - Mỹ Sơn - Huế - Đà Nẵng.
Dân tộc thiểu số và những con voi- cao nguyên Việt Nam (7 ngày, 6 đêm): Sàigòn - Pleiku- KonTum- Pleiku- Buôn Mê Thuột- Sàigòn.
Đặc sắc MêKông(4 ngày, 3 đêm): Sàigòn - Vĩnh Long - Sóc Trăng - Châu Đốc- Sa Đéc- Sàigòn.
1.5.2. Đông Dương xưa.(chương trình nửa ngày và một ngày).
Xuất phát từ Hà Nội : Than quan Hà Nội (nửa ngày, buổi sáng).
Tham quan Hà Nội (nửa ngày, buổi chiều).
Tham quan Hà Nội cả ngày.
Thăm làng gốm Bát Tràng
Chùa Hương- vùng đất thánh.
Hoa Lư- Tam Cốc
Du thuyền trên vịnh Hạ Long.
Hà Nội -Hòa Bình
Hà Nội -Mai Châu
Hà Nội -Rừng Quốc gia Cúc Phương.
Hà Nội -Đồng Mô- sân golf
Hà Nội -Chí Linh- sân golf
Xuất phát từ Sàigòn : Khám phá Sàigòn
Củ Chi- trải nghiệm đời sống người Việt Cộng trong chiến tranh chống Mỹ.
Sàigòn -Củ Chi - Tây Ninh
Rừng Quốc gia Nam Cát Tiên.
Rừng đước Cần Giờ
Xuất phát từ Huế : Cung đình Huế
Rừng Quốc gia Bạch Mã
Xuất phát từ Đà Nẵng : Thành phố Đà Nẵng
Đỉnh Bà Nà
Phố cổ Hội An
Khám pha Mỹ Sơn
Thành phố Nha trang
1.5.3. Các chương trình mạo hiểm.
Lái xe ở Nha trang (6 ngày, 5 đêm): Sàigòn - Nha trang - Sàigòn.
Chơi golf ở Việt Nam (8 ngày, 7 đêm): Sàigòn - Đà lạt - Phan Thiết- Sàigòn.
Chinh phục đỉnh Fansipan( 7 ngày, 6 đêm): Hà Nội - SaPa - Fansipan- SaPa -Hà Nội .
Kayaking ở Hạ Long (6 ngày, 5 đêm): Hà Nội - Hải Phòng - Cát bà- Hạ Long - Hà Nội.
Trekking ở rừng Quốc gia phía Bắc(11 ngày, 10 đêm):Hà Nội - Hạ Long - Cát Bà- Cúc Phương- Ba Bể - Hà Nội.
Thế giới bị lãng quên- trekking & home stays (10 ngày, 9 đêm): Hà Nội - SaPa -Bắc Hà- Hà Nội.
Trekking ở Mai Châu.
1.5.4. Chương trình đặc biệt ở Đông Dương.
Khám phá Việt Nam bằng tàu hỏa(16 ngày, 15 đêm): Sàigòn - Củ Chi- Tây Ninh- Vĩnh Long - Đà Nẵng - Huế - Hà Nội -Hạ Long - Ninh Bình- SaPa - Hà Nội.
Khám phá ngoạn mục bằng môtô(14 ngày, 13 đêm):Hà Nội - Mai Châu - Sơn La- Lai Châu- SaPa - Bắc Hà- Xinman- Hà Giang - Cao Bằng- Lãng Sơn-Hạ Long -Hà Nội.
Khám phá các loài chim quý ở Việt Nam (21 ngày, 20 đêm):Sàigòn - rừng Quốc gia Tràm Chim- Cần Thơ - Trà Vinh- Nam Cát Tiên- Đà lạt - Nha trang - Đà Nẵng -Bạch Mã- Huế -Hà Nội - Cúc Phương- Hạ Long - Hà Nội.
1.5.5. Các chương trình qua hai nước Lào và Campuchia.
Việt Nam - Campuchia (9 ngày, 8 đêm): Sàigòn - Tây Ninh- Củ Chi- Cần Thơ - Châu Đốc- Phnompenh- KômpngThom- Siemriep.
Di sản thế giới ở Đông Dương(10 ngày, 9 đêm):Hà Nội - Hạ Long - Huế - Hội An - MeKong- Siemriep.
Báu vật Đông Dương(12 ngày, 11 đêm):Hà Nội - Hạ Long - Luang Drabang- PhnomPenh- Siemriep- Sàigòn- Củ Chi- Mekong.
2. Tổ chức lao động của công ty.
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy(trang bên).
Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Giám đốc là người quản lý trực tiếp các bộ phận nghiệp vụ của công ty và là người có quyền quyết định cao nhất. Các bộ phận khác đóng vai trò hỗ trợ, có mối quan hệ chặt chẽ lẫn nhau trong công việc liên quan.
Với 36 nhân viên thì mô hình này là khá phù hợp, đảm bảo tính chuyên môn hóa rõ ràng trong công việc, tránh sự chồng chéo về trách nhiệm, nhiệm vụ giữa các bộ phận và vẫn đảm bảo các hoạt động diễn ra trôi chảy, tạo sự độc lập và gắn kết giữa các bộ phận nghiệp vụ cũng như bộ phận hỗ trợ khác.
Công ty vẫn chưa có bộ phận Hướng dẫn viên và Đội xe riêng, hai bộ phận này do Trợ lý giám đốc quản lý. Chỉ với một hướng dẫn viên cơ hữu thì công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu về hướng dẫn viên trong thời kỳ chính vụ mùa du lịch, cũng như điều phối cộng tác viên của công ty. Tuy nhiên, Công ty có một đội ngũ cộng tác viên chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng trong công việc. Với đội xe, mới đây công ty có mua 3 chiếc môtô dể đáp ứng cho nhu cầu mở thêm chương trình du lịch mới vào Thành phố Hồ Chí Minh bằng môtô, nhưng công ty vẫn chưa có bộ phận chuyên trách đội xe. Đây chính là 2 bộ phận còn thiếu trong công ty, trong thời gian tới công ty sẽ hình thành 2 bộ phận này để giúp cho hoạt động điều hành chương trình du lịch trôi chảy.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận.
2.2.1. Bộ phận điều hành.
Trong công ty TNHH du lịch Hương Giang thì bộ phận điều hành chịu sự quản lý trực tiếp từ Trợ lý giám đốc, được tổ chức theo các nhóm thị trường khác nhau và có một quản lý chung. Chức năng chính của điều hành là tổ chức thực hiện
chương trình du lịch, tiến hành các công việc để đảm bảo thực hiện các sản phẩm của công ty. Và phòng điều hành có nhiệm vụ sau:
- Là đầu mối triển khai toàn bộ công việc điều hành các chương trình, cung cấp các dịch vụ du lịch trên cơ sở các kế hoạch, thông báo về khách do phòng thị trường gửi tới.
- Lập kế hoạch và triển khai các công việc liên quan đến việc thực hiện các chương trình du lịch như : đăng kí chỗ trong khách sạn, visa, vận chuyển... đặc biệt các yêu cầu về thời gian và chất lượng.
- Thiết lập và duy trì mối quan hệ mật thiết với các cơ quan hữu quan(ngoại giao, nội vụ, hải quan). Ký hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ du lịch( khách sạn, hàng không, đường sắt, tàu biển...). Lựa chọn các nhà cung cấp có những sản phẩm uy tín chất lượng.
- Theo dõi quá trình thực hiện các chương trình du lịch. Phối hợp với bộ phận kế toán thực hiện các hoạt động thanh toán với công ty gửi khách và các nhà cung cấp du lịch. Nhanh chóng xử lý các trường hợp bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện chương trình du lịch.
2.2.2. Bộ phận thị trường.
Bộ phận này thực hiện các hoạt động Marketing để thu hút khách du lịch đến với công ty. Nó được tổ chức theo nhóm các thị trường khác nhau hay theo nhóm các đối tượng khách.
Nhiệm vụ chính gồm:
- Tổ chức và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch trong nước và quốc tế( chủ yếu là quốc tế), tiến hành các hoạt động tuyên truyền quảng cáo, thu hút các nguồn khách du lịch.
- Phối hợp với phòng điều hành, tiến hành xây dựng các chương trình du lịch từ nội dung đến mức giá, phù hợp với nhu cầu của khách, chủ động trong việc đưa ra những ý đồ mới về sản phẩm của công ty.
- Ký hợp đồng với các hãng, các công ty du lịch nước ngoài, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để khai thác các nguồn khách quốc tế vào Việt Nam.
- Duy trì mối quan hệ của công ty với các nguồn khách, đề xuất và xây dựng phương án mở các chi nhánh, đại diện của công ty ở trong nước và trên thế giới.
- Đảm bảo hoạt động thông tin giữa công ty với nguồn khách. Thông báo cho các bộ phận có liên quan trong công ty về kế hoạch của đoàn khách, nội dung hợp đồng cần thiết cho việc phục vụ khách. Phối hợp các bộ phận có liên quan theo dõi việc thanh toán và quá trình thực hiện hợp đồng phục vụ khách.
- Trong điều kiện nhất định phòng thị trường có trách nhiệm thực hiện việc nghiên cứu và phát triển, là bộ phận chủ yếu trong việc xây dựng các chiến lược, sách lược hoạt động hướng tới thị trường của công ty.
2.2.3. Bộ phận Online Business( kinh doanh trực tuyến ).
Thiết lập, xây dựng, duy trì và nâng cấp mạng nội bộ, các trang web của công ty để quảng cáo thương hiệu của công ty, giúp nhân viên cập nhật nhanh chóng thông tin liên quan và bán trực tiếp các chương trình du lịch trên mạng.
Duy trì và ký kết với trang web tìm kiếm thông tin như www.google.com và www.vinaseek.com, để tên công ty luôn đứng ở trang đầu trong mục tìm kiếm. Hoạt động này là yếu tố quan trọng giúp tăng doanh số bán cho công ty.
2.2.4. DiscoverMekong và Travel desk.
DiscoverMekong đặt tại trụ sở của công ty và Travel desk đặt tại khách sạn Sheraton. Đây là bộ phận bán hàng trực tiếp, ngoài ra còn các hoạt động:
- Đặt vé và giao vé máy bay, tàu hỏa, tàu thủy.
- Đặt chỗ tại các khách sạn, nhà hàng.
- Làm visa.
2.2.5. Bộ phận kế toán.
- Tổ chức thực hiện các công việc tài chính kế toán của công ty như theo dõi ghi chép chi tiêu của công ty theo đúng hệ thống tài khoản và chế độ kế toán của Nhà nước, theo dõi và phản ánh tình hình sử dụng vốn, tài sản của công ty.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, kịp thời phản ánh những thay đổi để lãnh đạo có biện pháp xử lý kịp thời.
- Theo dõi thị trường, thu thập thông tin, báo cáo và đề xuất kịp thời với lãnh đạo của công ty.
2.2.6. Bộ phận hành chính.
Thường xuyên thông báo cho các bộ phận sự thay đổi nội quy, cơ chế về tiền lương, thưởng, thời gian làm việc. Đưa các quyết định của giám đốc đến các phòng ban.
2.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận.
Các bộ phận trong công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, từ việc nghiên cứu nhu cầu khách, xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện chương trình cho khách lẻ, cũng như cho đoàn khách lớn.
Các bộ phận thường xuyên làm việc với nhau hàng ngày bằng email ( công ty có mạng nội bộ và nối mạng internet ), điện thoại, trao đổi trực tiếp( đối thoại). Làm dễ dàng cho việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm với nhau, tạo bầu không khí làm việc thoái mái nhưng cũng không mất đi tính chuyên nghiệp, làm giảm sự gò bó và áp lực trong công việc.
Giám đốc thường xuyên trao đổi với các quản lý bộ phận, cũng như nhân viên trong công ty. Vào thứ 2 hàng tuần có buổi họp giao ban giữa ban giám đốc và quản lý các bộ phận để trao đổi thông tin và ban giám đốc nắm bắt được tình hình kinh doanh của công ty.
3. Điều kiện kinh doanh.
3.1. Điều kiện về lao động của công ty.
Số lượng nhân viên, trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ, và bố trí nhân sự của các bộ phận nó cũng phản ánh chất lượng lao động, và tình trạng sử dụng lao động có hợp lý hay không của công ty.
Dưới đây là bảng thống kê số lượng nhân viên, trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ của các bộ phận trong công ty:
( Nguồn: Quan sát của tác giả)
Từ bảng trên ta thấy, đối với các bộ phận chính: nghiệp vụ và bổ trợ thì nhân viên đều có trình độ đại học và trên đại học, sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ ( có cả tiếng Anh, Trung, Nhật, và Đức). Đây chính là điểm mạnh của công ty, bởi công ty thường xuyên giao dịch với khách, công ty lữ hành gửi khách, nhà cung cấp, đối tác nước ngoài, nên điểm mạnh này đã giúp cho việc giao dịch dễ dàng hơn, đạt được hiệu quả cao trong công việc.
Với trình độ như vậy, giúp cho công ty đứng vững tại thời điểm hiện tại và hướng tới tương lai, đáp ứng nhu cầu của khách ngày một hoàn thiện và chuyên nghiệp hơn.
Với độ ngũ Ban giám đốc đều có trình độ trên đại học và sử dụng thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, đội ngũ này đang còn rất trẻ, có nhiều kinh nghiệm bởi từng trải qua nhiều chức danh khác nhau như: hướng dẫn viên, điều hành tour, nhân viên marketing, bán hàng... vì vậy, họ có khả năng bao quát mọi công việc, nhanh nhậy giải quyết mọi sự cố và nắm bắt cơ hội đến với công ty.
Đối với bộ phận kinh doanh trực tiếp : DiscoverMekong, Online, Travel desk, còn đang rất trẻ, khả năng giao tiếp và kỹ năng bán hàng tốt, rất nhanh nhậy trong việc nắm bắt thông tin từ khách.
Việc bố trí lao động trong công ty rất hợp lý, không có sự chồng chéo về công việc, trách nhiệm, phát huy được khả năng của mỗi người. Tạo ra sự độc lập trong công việc nhưng vẫn dễ dàng liên kết với nhau giải quyết mọi khó khăn.
Trong công ty hệ thống chức danh được phân bậc rõ ràng, giúp cho nhân viên dễ dàng phấn đấu trong công việc, biết mình đang ở đâu, vị trị nào và phải làm gì cho bước tiếp theo, công việc tiếp theo. Các vị trí trong công việc được mô tả một cách rõ ràng, phải thường xuyên giao dịch với ai, bằng phương tiện gì, đặt mối quan hệ với ai và luôn có mục đích, kế hoạch rõ ràng trong công việc. Nhân viên trong công ty chủ yếu là người trẻ, năng động và nhiệt huyết.
Dưới đây là bảng chức danh công việc của công ty.
Bảng chức danh công việc của công ty năm 2006.
(Nguồn : Công ty TNHH du lịch Hương Giang )
Từ tư liệu ta thấy, chất lượng lao động của công ty cao, chuyên nghiệp, giúp công ty có khả năng cạnh tranh cao trong thị trường công ty lữ hành ngày một sôi động.
3.2. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
Hiện nay, công ty có tòa nhà 5 tầng tại số 99 Bà Triệu-Hai Bà Trưng-Hà Nội làm trụ sở nằm ngay trên trục đường chính, tiện lợi cho khách, nhà cung cấp đến liên hệ giao dịch. Giúp công ty dễ dàng trong việc quảng bá thương hiệu của mình.
Ngày nay, tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại phát triển ngày càng nhanh chóng, thường xuyên có sự đổi mới hiện đại hơn. Đứng trước tình hình này, công ty đã chủ động đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại. Sau đây là bảng liệt kê các trang thiết bị trong trụ sở của công ty:
(Nguồn: quan sát của tác giả)
Từ bảng trên ta thấy trang thiết bị làm việc khá hiện đại và đầy đủ. Đối với nhân viên chính thức của công ty, hầu như mỗi người sử dụng một máy vi tính cùng một điện thoại cố định. Toàn bộ công việc được thực hiện bằng máy vi tính và trang web do công ty tự thiết kế. Các máy tính được nối mạng nội bộ LAN và mạng Internet. Nhờ vào hệ thống này mà toàn bộ công việc được thực hiện một cách nhanh chóng, dễ dàng. Độ trễ trong việc truyền thông tin giữa các bộ phận, với khách hàng được giải quyết triệt để. Đồng thời nhờ hệ thống này có thể quản lý nhân viên cùng hoạt động kế toán.
Song công ty còn thiếu một đội xe nên gặp nhiều khó khăn trong việc vận chuyển và làm cho sản phẩm khó kiểm soát đặc biệt vể chất lượng. Vì thế công ty phải luôn đặt mối quan hệ hợp tác tốt với các công ty vận chuyển trên phạm vi rộng.
Khi thành lập công ty được cấp vốn ban đầu là 162 triệu đồng:
- Tiền mặt đưa vào ngân hàng ngoại thương Việt Nam là 5 triệu đồng.
- Tiền thuê nhà đợt 1( 56- Châu Long - Hà Nội):106 triệu đồng.
- Trang thiết bị và phương tiện làm việc: 51 triệu đồng.
Sau gần 10 năm hoạt động, vốn của công ty ngày một tăng lên, công ty đã từng bước đầu tư trang thiết bị hiện đại và ký kết hợp đồng với hầu hết hệ thống khách sạn ( trừ khách sạn mini), nhà hàng, công ty vận chuyển trên địa bàn và tại điểm du lịch. Tạo điều kiện cho việc phục vụ khách có chất lượng cao hơn.
4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
4.1. Thị trường gửi khách.
Thị trường gửi khách chính của công ty cũng chính là thị trường gửi khách của Việt Nam: Pháp, Trung Quốc, Anh, Nhật, Đức, và một số nước khác.
Trong đó: Thị trường Pháp chiếm: 40%
Thị trường Trung Quốc chiếm: 21%
Thị trường Anh chiếm: 11%
Thị trường Mỹ chiếm: 10%
Thị trường Đức chiếm: 8%
Thị trường khác chiếm: 6%
4.2. Hoạt động nghiệp vụ của công ty.
4.2.1. Hoạt động Marketing.
Hoạt động này thực hiện chủ yếu qua các hội chợ quốc tế về du lịch ở các nước mà công ty có đối tác và đang tìm kiếm đối tác. Vì công ty chỉ hoạt động chủ yếu ở mảng quốc tế nhận khách. Và công ty luôn làm marketing ngay trên trang web của mình là: hgtravel, discovermekong, vietnamhotel-link, luôn đặt mối quan hệ với đối tác và khách hàng qua trang web.
Ngoài ra, công ty còn tiến hành quảng cáo trên các báo dành cho khách quốc tế: Vietnam Discovery, Heritage...
4.2.2. Hoạt động kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh trực tiếp: do bộ phận Discovermekong(tại trụ sở) và văn phòng đại diện tại khách sạn Sheraton(Travel desk) tiến hành, ngoài ra là hai phòng vé của AA và Vietnam Airline. Bộ phận này chủ yếu phục vụ khách lẻ và đoàn nhỏ, giao dịch trực tiếp qua điện thoại, email, và đối thoại.
Kinh doanh trực tuyến: hoạt động bán diễn ra trên các trang web của công ty và thông qua hệ thống trang web mà công ty là thành viên: worldhotel-link. Mặc dù tỷ lệ khách của mảng này còn thấp (<10%) nhưng chi phí cho hoạt động bán, quảng cáo cũng ít nên lợi nhuận thu được về cao so với các mảng kinh doanh khác. Và ngày nay xu hướng sử dụng máy vi tính ngày càng gia tăng trong các hộ gia đình và doanh nghiệp. Vì vậy, công ty cần đầu tư sâu vào mảng kinh doanh này.
Kinh doanh thông qua hãng lữ hành gửi khách: công ty đặt đối tác và là thành viên của nhiều hiệp hội du lịch của các quốc gia trên thế giới, lượng khách từ các đối tác này khá nhiều và ổn định, từ việc nhận khách, gửi khách, thanh toán đều được thực hiện qua mạng internet nên chi phí giao dịch thấp. Công ty nên duy trì và tìm thêm đối tác khác tại các nước có tiềm năng du lịch trên thế giới.
4.2.2. Hoạt động điều hành.
Công ty luôn đặt mối quan hệ hợp tác và ký kết hợp đồng với hệ thống các nhà cung cấp trong vùng và tại điểm du lịch: khách sạn, nhà hàng, đội xe, đội tàu, công ty du lịch khác.
Công ty ký hợp đồng với hầu hết các khách sạn (trừ khách sạn mini) để tránh tình trạng không đặt được phòng trong chính vụ du lịch và tránh tình trạng bị ép giá mà chất lượng không thay đổi.
Công ty luôn tìm các nhà cung cấp có chất lượng, uy tín để đảm bảo chương trình được diễn ra trôi chảy và làm khách hài lòng.
5. Kết quả hoạt động kinh doanh.
Đối tượng khách chủ yếu của công ty là khách quốc tế, số lượng khách nội địa chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, có năm là 0. Nếu chia theo ngôn ngữ thì thị trường khách Pháp chiếm đa số. Ngoài ra, công ty phân theo các mảng thị trường khác nhau: Asia chiếm 34%, online chiếm 9.4%, direct sales chiếm 33.3%, exit market chiếm 3.3%, new market chiếm 2.7%, Pháp chiếm 2.5%, Hues chiếm 14%, SGN chiếm 0.8%.
Số lượng khách quốc tế đến của công ty được thể hiện qua bảng sau:
(Nguồn: công ty TNHH du lịch Hương Giang)
Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam qua các năm 2000-2005:
(Nguồn: trang web: www.vietnamtourism.com)
Nhìn vào 2 bảng trên ta thấy, trong 5 năm 2001-2005, số lượng khách của công ty luôn tăng cao hơn so với số lượng khách đến Việt Nam nói chung.
Năm 2001, với sự kiện 11/9 nổ ra tại Mỹ đã ảnh hưởng rất nhiều đến du lịch của các nước trên thế giới, song tại Việt Nam thì số khách đến vẫn tăng 8,88%,và công ty là 10,05% đây là điểm đáng mừng vì Việt Nam được coi là điểm đến an toàn của mọi du khách.
Năm 2002, du lịch trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng dần phục hồi, số khách đến Việt Nam đã tăng 11,34% và công ty là 19,97% đây được coi là năm thành công của công ty.
Năm 2003, là năm du lịch Việt Nam rơi vào khủng hoảng, bởi dịch SARS hoành hành, có nhiều công ty lữ hành, khách sạn phải đóng cửa trong thời gian này, năm này lượng khách quốc tế đến giảm sút -7,58%. Song trong cùng năm này, sự kiện Segame 23 được tổ chức tại Việt Nam đã làm cho tình hình du lịch bớt căng thẳng, có nhiều công ty vẫn đón được khách như công ty TNHH du lịch Hương Giang, tỷ lệ khách tăng 3,13%. Đây có thể coi là thành công của công ty trong việc vượt qua thử thách khách quan này.
Năm 2004, mặc dù dịch cúm gà diễn ra nhưng do có sự ngăn chặn kịp thời cả về bệnh dịch và thông tin truyền đi cùng những nỗ lực lớn làm an lòng khách, tỷ lệ khách đến Việt Nam tăng vọt 20,55%. Và nằm trong xu hướng đó lượng khách đến công ty tăng 21,83%.
Năm 2005, khách đến Việt Nam vẫn tăng nhưng tốc độ không cao 18,4%. Riêng đối với công ty tỷ lệ khách tăng vọt 44,98%, đây chính là kết quả mà công ty đã mong đợi, do năm 2004, công ty đã tốn khá nhiều chi phí cho việc marketing, quảng bá thương hiệu, xây dựng chương trình du lịch hấp dẫn và đa dạng đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng khách khác nhau.
Như vậy, thông qua số lượng khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và công ty nói riêng, ta thấy khả năng thu hút khách của công ty khá tốt, cao hơn mức trung bình của cả nước. Điều này đã khẳng định vị trí của công ty trong ngành du lịch Việt Nam.
Hiệu quả kinh doanh của công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính trong các năm như sau:
(Nguồn: công ty TNHH du lịch Hương Giang ).
Doanh thu của công ty luôn tăng lên qua các năm, năm 2001 tăng 26,47%, năm 2002 là 36,17%, năm 2003 là 8,66%, năm 2004 là 29,17%, và năm 2005 là 34,98%. Từ năm 2000-2002 doanh thu tăng nhanh, và chi phí cũng tăng cùng với tốc độ tăng của doanh thu nên lợi nhuận thu về tăng cao, năm 2001 là 33.399.000 và năm 2002 là 43.846.000. Nhưng từ năm 2003-2004 doanh thu tăng chậm, chi phí tăng nhanh hơn nên lợi nhuận thu về giảm và còn bị lỗ vào năm 2004, tốc độ tăng chi phí quá cao so với doanh thu, do trong 2 năm này công ty đầu tư nhiều việc marketing, quảng bá thương hiệu , nghiên cứu và xây dựng chương trình mới hấp dẫn khách du lịch và có chất lượng cao. Việc đầu tư này là tất yếu bởi lẽ nhu cầu của con người ngày một đa dạng cùng với đòi hỏi cao hơn, công ty cần đầu tư theo chiều sâu để có thể hấp dẫn khách đến với mình, để đem lại lợi nhuận cao hơn. Vào năm 2004, sự cố gắng của công ty được đền đáp, tỷ lệ doanh thu tăng vọt 34,98%, là tất yếu cho việc đầu tư có hiệu quả của công ty.
6. Phương hướng của công ty trong ngắn hạn.
6.1. Điểm mạnh- yếu, cơ hội -thách thức của công ty.
6.1.1. Điểm mạnh.
- Đã hoạt động trong ngành du lịch lâu năm(gần 10 năm), có nhiều kinh nghiệm.
- Nằm tại thành phố có dân số đông thứ 2 của đất nước, và trụ sở nằm trên trục đường chính nên khách hàng dễ tiếp cận.
- Công ty là thành viên của nhiều hiệp hội du lịch trên thế giới, là tổng đại lý của hãng hàng không lớn nhất thế giới AA, nên có nguồn khách tương đối ổn định.
- Trang thiết bị trong công ty rất hiện đại, dễ dàng trong việc cập nhật thông tin và tạo ra thời gian làm việc hiệu quả.
- Sản phẩm chất lượng cao và có sản phẩm đặc thù như khám phá Việt Nam bằng moto.
6.1.2. Điểm yếu.
- Công ty chưa có đội xe và phòng hướng dẫn viên riêng nên dễ bị động trong việc điều hành chương trình.
- Công ty chưa khai thác tối đa lợi thế từ website.
- Đội ngũ nhân viên một số bộ phận còn trẻ, thiều kinh nghiệm trong quản lý điều hành.
6.1.3.Cơ hội.
- Năm 2006, là năm diễn ra hội nghị APEC, dự kiến có khoảng 10 nghìn khách công vụ sẽ đến Việt Nam tham sự hội nghị và đi du lịch.
- Đời sống nhân ngày một cải thiện nên nhu cầu về du lịch ngày một tăng, đây là cơ hội cho công ty tiếp cận mảng du lịch nội địa và outbound.
- Việt Nam được công nhận là quốc gia đứng thứ 10 về thương hiệu quốc gia du lịch trong 2 danh sách: "các thương hiệu quốc gia được cải thiện nhất" và "các thương hiệu quốc gia đang nổi lên".
6.1.4. Thách thức.
- Hội nghị APEC vừa là cơ hội cũng là thách thức đối với du lịch Việt Nam nói chung và các công ty du lịch nói riêng, vì khách công vụ đòi hỏi chất lợng cao nên công ty phải có các dịch vụ hoàn hảo.
- Giá xăng dầu tăng dẫn đến làm tăng chi phí và giá các dịch vụ tăng theo.
- Mặc dầu dịch cúm gà đã được kiểm soát nhưng du khách vẫn còn lo ngại khi đến Việt Nam.
- Các thủ tục hành chính, thủ tục xuất nhập cảnh tuy đã có nhiều cải tiến nhưng chưa triệt để, gây khó khăn cho du khách quốc tế vào Việt Nam.
6.2. Phương hướng của công ty trong thời gian tới.
6.2.1. Mục tiêu.
Trong năm 2005, công ty TNHH du lịch Hương Giang nói riêng và công ty du lịch Hương Giang(Huế ) nói chung đã tích cực chủ động thực hiện nhiều chương trình quảng bá, tiếp thị gắn liền với các sự kiện du lịch, lễ hội nên đã phát huy được vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Để ngày càng khẳng định vị thế của mình công ty đã đề ra các chỉ tiêu, kế hoạch phấn đấu trong năm 2006 như sau: tổng lượt khách tăng:49%, tổng doanh thu tăng 25%, lợi nhuận tăng 20% so với năm 2005. Để đạt được chỉ tiêu này ban giám đốc đã đề ra mục tiêu cụ thể sau:
- Đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty phải được đào tạo theo ngành nghề phục vụ chuyên môn hóa từng công việc. Sắp xếp bố trí công việc cho phù hợp với khả năng của từng người.
- Đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại cho văn phòng công ty.
6.2.2. Các biện pháp cụ thể.
- Đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm du lịch, đặc biệt trên mạng internet, ở thị trường quốc tế trọng điểm như Pháp, Nhật, Tây Âu, Trung Quốc.... công ty áp dụng chính sách giảm giá ngoài mùa du lịch để thu hút khách.
- Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, xây dựng các tour đặc biệt để thu hút khách.
- Tham dự nhiều hội chợ triển lãm du lịch ở trong nước cũng như nước ngoài.
- Tiếp tục tìm kiếm các nhà cung ứng các dịch vụ mới tốt hơn để thay thế các nhà cung ứng cũ kém chất lợng. Xúc tiến đẩy mạnh quan hệ với các đối tác( khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, công ty lữ hành khác...) nhằm nhận đợc các dịch vụ tốt và kiểm soát chặt chẽ hơn việc cung cấp dịch vụ của các đối tác này.
7. Nhận xét.
Do công ty TNHH Du lịch Hương Giang là công ty con của công ty du lịch Hương Giang (Huế ), nên được thừa hưởng nhiều từ công ty mẹ, cả về tên tuổi, uy tín cũng như số lượng khách từ các đối tác từ nước ngoài và trong nước của công ty.
Theo lý thuyết một công ty lữ hành, là doanh nghiệp kinh doanh về du lịch gồm các mảng: du lịch nội địa, du lịch quốc tế inbound, outbound, đối với công ty mảng nội địa hầu như không có còn outbound rất ít, và công ty chỉ tập trung vào kinh doanh quốc tế nhận khách thông qua các hãng lữ hành gửi khách ở nước ngoài, thông qua các đại diện bán hàng, hay văn phòng bán hàng tại trụ sở của công ty. Ngoài ra, khách có thể trực tiếp đặt trước các sản phẩm dịch vụ thông qua các trang web của Công ty.
Trong cơ cấu các bộ phận của một công ty lữ hành gồm các bộ phận nghiệp vụ chính như: marketing, điều hành, hướng dẫn và bộ phận bổ trợ. Song công ty chưa có bộ phận hướng dẫn riêng, chỉ có một hướng dẫn viên cơ hữu và các cộng tác viên, nên gặp nhiều khó khăn trong việc điều các cộng tác viên trong các chương trình du lịch, đặc biệt tại thời điểm chính vụ du lịch. Sự thiếu hụt này chắc chắn công ty sẽ đầu tư trong thời gian tới. Để đảm bảo chương trình được hoàn thiện, với chất lượng cao hơn.
Trong thời gian vừa qua công ty đã từng bước đầu tư, nâng cấp và mở rộng quy mô hoạt động, và các công tác đầu tư này đã đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.
Kết luận
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Du lịch Hương Giang(99 Bà Triệu- Hai Bà Trưng- Hà Nội), công ty đã khai thác tốt lợi thế của mình, đó là công ty con của một công ty có lịch sử lâu đời về kinh doanh du lịch, hưởng lượng khách lớn và tương đối ổn định từ các công ty lữ hành gửi khách trên thế giới, hãng hàng không lớn, các đối tác mà công ty có đặt mối quan hệ.
Công ty phấn đấu tiếp tục giữ vững vị thế phát triển công ty cả về quy mô, cơ cấu dịch vụ và địa bàn hoạt động theo hướng khai thác có hiệu quả hơn các lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường, tiếp tục đầu tư cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động và đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động.
Công ty tiếp tục tăng cường đội ngũ cán bộ giỏi về nghiệp vụ và ngoại ngữ. Xây dựng chiến lược về công tác tuyên truyền quảng bá trong và ngoài nước, mở rộng quan hệ với các đơn vị du lịch trong nước và nước ngoài, tiếp thu khoa học công nghệ tiến tiến để áp dụng trong công tác quản lý tổ chức kinh doanh để nâng cao chất lượng dịch vụ. Thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin, xây dựng nội dung phong phú, hấp dẫn phục vụ cho công tác tuyên truyền quảng bá trên mạng internet.
Trong bài viết này, em đã báo cáo một cách một cách tổng hợp về công ty TNHH Du lịch Hương Giang , nhưng do khả năng tiếp cận, quan sát còn hạn chế, nên em mới chỉ đưa ra những vấn đề nổi cộm của công ty mà chưa phân tích một cách sâu sát hơn.
Cuối cùng, mặc dù đã cố gắng hết sức để nghiên cứu, tìm hiểu về công ty nhưng trong bài viết còn nhiều thiếu sót, mong được cô góp ý, phê bình để bài viết hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
1. Khái quát về công ty TNHH Du lịch Hương Giang. 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3
1.2. Loại hình doanh nghiệp 4
1.3. Các đối tác và hiệp hội mà công ty tham gia 4
1.4. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 5
1.5. Sản phẩm của công ty( các chương trình du lịch ) 5
1.5.1. Các chương trình về văn hóa 5
1.5.2. Đông Dương xưa 6
1.5.3. Các chương trình mạo hiểm 7
1.5.4. Chương trình đặc biệt ở Đông Dương 7
1.5.5. Các chương trình qua hai nước Lào và Campuchia 7
2. Tổ chức lao động của công ty. 8
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy 8
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận. 8
2.2.1. Bộ phận điều hành 8
2.2.2. Bộ phận thị trường 10
2.2.3. Bộ phận Online Business( kinh doanh trực tuyến ) 11
2.2.4. DiscoverMekong và Travel desk 11
2.2.5. Bộ phận kế toán 11
2.2.6. Bộ phận hành chính 12
3. Điều kiện kinh doanh. 12
3.1. Điều kiện về lao động của công ty 12
3.2. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật 16
4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 17
4.1. Thị trường gửi khách 17
4.2. Hoạt động nghiệp vụ của công ty 17
4.2.1. Hoạt động Marketing 17
4.2.2. Hoạt động kinh doanh 18
4.2.2. Hoạt động điều hành 18
5. Kết quả hoạt động kinh doanh 18
6. Phương hướng của công ty trong ngắn hạn. 21
6.1. Điểm mạnh- yếu, cơ hội -thách thức của công ty. 21
6.1.1. Điểm mạnh 21
6.1.2. Điểm yếu 22
6.1.3.Cơ hội 22
6.1.4. Thách thức 22
6.2. Phương hướng của công ty trong thời gian tới. 23
6.2.1. Mục tiêu 23
6.2.2. Các biện pháp cụ thể 23
7. Nhận xét 24
Kết luận 25
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1070.doc