Báo cáo Tổng hợp về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giày Thượng Đình

Từ trước đến nay, thị trường xuất khẩu chính của công ty vẫn là thị trường EU, nhưng thực sự có lẽ công ty giày Thượng Đình nói riêng và các công ty da giày nói chung vẫn chưa thực sự hiểu hết được văn hóa, sở thích cũng như xu hướng tiêu dùng của dân bản xứ do chủ yếu là xuất khẩu qua trung gian. Vì vậy vấn đề mấu chốt để thành công trên thương trường quốc tế là phải đứng trên thị trường bằng thương hiệu riêng, phải làm cho khách hàng biết mình là ai. Để làm đựoc điều đó đòi hỏi công ty phải đầu tư xây dựng thương hiệu riêng cho mình cũng như dành chi phí cho quảng cáo, tiếp thị đến khách hàng nước ngoài.  Mở rộng và tìm kiếm thị trường mới: Trước những khó khăn gặp phải ở thị trường EU vì vụ kiện chống bán phá giá, công ty đã thực sự quan tâm nhiều hơn tới việc nghiên cứu thị trường, mặc dù quy mô nghiên cứu vẫn còn nhỏ, chủ yếu vẫn là bằng phương pháp điều tra tại chỗ và không thường xuyên nhưng công ty cũng đã có nhiều cố gắng như đầu tư vốn cho việc nghiên cứu thị trường, quảng cáo và chào hàng, tập trung hơn vào những khách hàng khó tính nhưng đầy tiềm năng Hiện tại có hai thị trường mà công ty tập trung xúc tiến và xuất khẩu là Nhật Bản và Châu Phi. Khả năng xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản là rất cao, chủ yếu là các mặt hàng như giày dép có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ bằng da thuộc, dép xốp, dép quai hậu Tuy nhiên công ty cần quan tâm đến những xu hướng thời trang thay đổi theo mùa ở Nhật. Không khó tính như thị trường Nhật, công ty hoàn toàn có khả năng cạnh tranh ở thị trường Châu Phi do nhu cầu ở thị trường này khá đa dạng và rất nhiều chủng loại là thế mạnh sản xuất của công ty như giày thể thao có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ bằng da thuộc hoặc bằng nguyên liệu dệt, giày luyện tập, giày bóng rổ, giày tennis  Tiếp tục thúc đẩy hoạt động tiêu thụ trong nước. Bên cạnh hoạt động xuất khẩu, gia công giày dép cho nước ngoài, sản phẩm của công ty đã có tiếng vang ở thị trường trong nước. Đặc biệt là khi thị trường xuất khẩu ngày càng gặp khó khăn thì việc có một chỗ đứng ổn định ở thị trường trong nước là diều cần thiết. Nhưng vấn đề mà công ty gặp phải là sự cạnh tranh từ hàng Trung Quốc có giá rẻ, mẫu mã phong phú, luôn hợp thời trang, trong khi đó các mẫu thiết kế của công ty thì luôn ra chậm và không theo thời trang từng mùa. Chính vì vậy mà công ty luôn đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu, chủ yếu tập trung vào việc phát triển các sản phẩm ở cấp trung có chất lượng cao, giá phải chăng để lôi kéo khách hàng.  Đẩy mạnh công tác thiết kế, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm giày Thượng Đình trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Xu hướng cạnh tranh trong ngành da giày diễn ra ngày càng gay gắt, đó là sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mã, công nghệ và thiết bị, lao động Đứng trước thực trạng đó thì chất lượng, uy tín của thương hiệu giày Thượng Đình là chưa đủ. Bên cạnh việc liên tục đầu tư nâng cấp dây chuyền công nghệ, thay thế dần những máy móc thiếta bị cũ và lạc hậu, từng bước giảm chi phí sản xuất và chi phí quản lý, lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo chất lượng nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thì công ty cũng cần chú trọng tới công tác thiết kế. Mặc dù đã xây dựng Trung tâm thiết kế và chế thử mẫu xong dường như hoạt động của trung tâm chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Trước thực trạng đó đòi hỏi công ty cần nâng cao trình độ của nhân viên thiết kế bằng cách cử họ đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, cũng như xúc tiến công tác điều tra, khảo sát, nghiên cứu nhu cầu thị trường, nhờ sự tư vấn của các công ty thiết kế có uy tín. Đây là yếu tố quan trọng giúp nâng cao hình ảnh cũng như khả năng của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế.

doc40 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2326 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổng hợp về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giày Thượng Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng mọi nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Nằm trong bối cảnh chung ấy, xí nghiệp Giày vải Thượng Đình bước vào giai đoạn mới hết sức khó khăn: thiếu vốn, thiếu thiết bị, công nghệ mới. Ngoài giày basket xuất khẩu cho Liên Xô và các nước Đông Âu cũ, xí nghiệp chưa đủ năng lực để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Rồi năm 1991, Liên Xô và các nước Đông Âu tan dã đã đẩy xí nghiệp vào tình thế cực kỳ khó khăn vì mất thị trường xuất khẩu, trong khi thị trường nội địa lại chưa phát triển, sản phẩm không có đầu ra nên sản xuất bị đình trệ. “Đổi mới để trưởng thành” - mệnh đề ấy cứ luôn thôi thúc sự quyết tâm của mỗi thành viên trong ban lãnh đạo xí nghiệp. Những năm 1991 – 1992, sau khi nghiên cứu nhiều mô hình sản xuất, nghiên cứu các chính sách đổi mới của Nhà nước, học tập kinh nghiệm của các đơn vị bạn, ban lãnh đạo xí nghiệp đã tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, mạnh dạn khai khác các thị trường xuất khẩu mới bằng chính sản phẩm truyền thống của mình. Với sự giúp đỡ có hiệu quả về vốn của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, hợp đồng hợp tác xuất khẩu với công ty Kỳ Quốc (Đài Loan) được ký kết. Nhờ có dây chuyền sản xuất giày vải hoàn chỉnh tiên tiến của đối tác, tháng 9/1992 đã trở thành ngày vui của cả xí nghiệp, ngày đầu tiên lô hàng của xí nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế được xuất khẩu sang thị trường Pháp và CHLB Đức. Điều này khẳng định mọi khó khăn đều có thể vượt qua, nếu cán bộ công nhân viên cùng không ngừng đổi mới và sáng tạo. Việc xuất khẩu thành công sang thị trường Tây Âu đã chứng tỏ hướng đi đúng của xí nghiệp Giày vải Thượng Đình, phạm vi chức năng của xí nghiệp cũng được mở rộng hơn. Để xí nghiệp có một tầm cao mới hợp tác với các đối tác nước ngoài, tháng 7/1993, UBND thành phố Hà Nội đã quyết định đổi tên Xí nghiệp Giày vải Thượng Đình thành Công ty Giày vải Thượng Đình. Trong suốt 10 năm đổi mới và sáng tạo, với việc phát triển cả thị trường xuất khẩu và nội địa, công ty đã liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng cao vượt bậc qua hàng năm. Từ năm 1996, sản phẩm của công ty nhiều năm đạt giải thưởng Top-ten, một trong 10 mặt hàng được người tiêu dùng ưa thích nhất do báo Đại Đoàn Kết tổ chức. Để củng cố chất lượng, công ty tiếp tục bổ sung thêm thiết bị, trong 2 năm 1996 – 1997, bên cạnh việc đầu tư 250.000 USD mua các máy làm mút và fo mũi, máy zíc zắc, máy khâu chuyên dụng… công ty tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân, xây dựng câu lạc bộ chất lượng, tiếp cận và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO – 9001. 5. Giai đoạn 5: Hội Nhập Và Phát Triển (2002 – 2007). Liên tục đổi mới và phát triển, với một thương hiệu đã được khẳng định, Giày Thượng Đình đã bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI trong xu thế hội nhập và sẵn sàng vươn ra biển lớn. Trong 5 năm này, Đảng bộ - Đảng uỷ Tổng Giám Đốc và các đồng chí trong Ban giám đốc cùng Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn thanh niên…đã phối hợp chỉ đạo chặt chẽ, động viên hơn 2000 cán bộ công nhân viên toàn công ty vừa biết kế thừa truyền thống tốt đẹp nhất của 4 giai đoạn đã qua, vừa biết đi tắt đón đầu để chủ động vươn lên trong hội nhập và phát triển. Có thể nói trong 5 năm (2002 – 2007), công ty Giày Thượng Đình tập trung đầu tư chiều sâu và đầu tư chiều rộng đổi mới trang thiết bị để có một cơ sở vật chất kỹ thuật mới xứng tầm với các nước trong khu vực và đây cũng chính là tiền đề để chủ động hội nhập. Trong 5 năm từ năm 2002 đến năm 2006, công ty đã dành tới 51,1 tỷ đồng để mở rộng sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị mới. Riêng nhà máy mới tại khu công nghiệp Đồng Văn (Hà Nam) được đưa vào hoạt động từ cuối năm 2004 với số vốn đầu tư hơn 30 tỷ đồng, thu hút thêm 500 lao động mới và đã bắt đầu phát huy hiệu quả trong sản xuất kinh doanh góp phần đưa thế và lực của công ty lên tầm cao mới. Song song với đổi mới trang thiết bị cơ sở vật chất, là đổi mới cung cách quản lý, đổi mới chỉ đạo điều hành, đổi mới kinh doanh và marketing… tất cả đều vì mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ chỗ là một doanh nghiệp chủ yếu sản xuất gia công cho nước ngoài trong các thời kỳ trước đến giai đoạn này có tới 90% giá trị xuất khẩu đã được thực hiện bằng phương thức mua đứt – bán đoạn. Hơn thế nữa, công ty luôn nghiên cứu tìm tòi mọi biện pháp thay thế dần vật tư nhập khẩu bằng vật tư sản xuất trong nước, như vậy vừa nâng dần tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm da giày xuất khẩu, vừa đảm bảo thực chất hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác, công ty đã chủ động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nhiều đối tác - bạn hàng mới ở khắp năm châu và hiện đã có một hệ thống khách hàng quốc tế ổn định. Năm 2006 vừa qua còn đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc của công ty trong xuất khẩu sản phẩm khi đã giao lô hang xuất khẩu trực tiếp đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ, một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng và cũng là thị trường khó tính nhất. Bên cạnh đó, công ty luôn chú trọng mở rộng thị trường trong nước. Sản phẩm công ty liên tục 10 năm liền được người tiêu dùng bình chọn trong Top-ten hàng Việt Nam chất lượng cao, đạt giải vàng chất lượng… Xác định công nghệ thông tin và tiến bộ công nghệ, tiến bộ khoa học - kỹ thuật là yếu tố cơ bản để hội nhập thành công. Ngay từ những ngày năm đầu của thời kỳ này, công ty đã xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm thiết kế - điều khiển quá trình sản xuất mẫu giày công nghiệp. Với trung tâm thiết kế có công nghệ tiên tiến nhất hiện nay và với một đội ngũ cán bộ kỹ thuật, kỹ sư thiết kế trẻ sử dụng máy tính thành thạo, công ty đủ năng lực thiết kế các mẫu giày mới, vừa nhanh vừa chính xác đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Nhờ thành tựu đạt được trong những năm đầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Giày Thượng Đình đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong và ngoài nước, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành Da Giày Vịêt Nam. Cũng chính nhờ sự phát triển ổn định và phát triển, tháng 8/2005 đã đánh dấu một mốc mới trong lịch sử 50 năm xây dựng và phát triển của công ty. Đó là UBND thành phố Hà Nội đã quyết định chuyển đổi công ty Giày Thượng Đình thành công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giày Thượng Đình. Với cơ cấu tổ chức mới, Giày Thượng Đình đã và đang hướng tới một tầm cao mới. Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập công ty, Giày Thượng Đình vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì, Chủ tịch - Tổng giám đốc công ty Phạm Tuấn Hưng và Phó tổng giám đốc Phạm Văn Hải được nhận bằng khen của Thủ tưóng Chính phủ. Chương II. Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Hệ Thống Tổ chức của Công Ty Giày Thượng Đình. 1. Chức năng của công ty: - Sản xuất các loại giày vải, giày thể thao và dép các loại phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. - Kinh doanh xuất nhập khẩu giày dép các loại. - Nhập khẩu các loại nguyên vật liệu, phụ tùng, máy móc, thiết bị, vật tư kỹ thuật chuyên ngành giày… phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty nói riêng và các đơn vị kinh tế có nhu cầu. - Cung cấp dịch vụ nhận ủy thác xuất nhập khẩu cho các đơn vị kinh tế khác trong nước. - Tổ chức liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước. - Kinh doanh các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm. 2. Nhiệm vụ của công ty: - Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn mà Nhà nước giao cho. - Đề ra chiến lược kinh doanh nhạy bén, đẩy mạnh công tác khoa học kỹ thuật, đầu tư theo chiều sâu trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại phong phú để tiếp tục duy trì những bạn hàng truyền thống, cũng như thu hút mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. - Xây dựng và tổ chức tốt các kế hoạch kinh doanh trong nước và xuất nhập khẩu. - Cải tiến phương thức quản lý, chú trọng công tác đào tạo cán bộ trẻ, có năng lực. - Tổ chức thực hiện các hợp đồng ngoại thương đúng thời gian, đúng cam kết. - Thực hiện đầy đủ các chính sách liên quan đến tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp, bảo hộ lao động…đối với cán bộ công nhân viên. - Nộp đầy đủ các khoản thuế và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. - Thanh toán đúng hạn các khoản nợ tín dụng mà công ty trực tiếp vay hoặc được bảo lãnh. - Hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm nhằm nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường. - Hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cùng ngành nghề theo tiêu chí các bên cùng có lợi. - Thực hiện các chế độ về báo cáo tổng hợp, báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật, cũng như tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 3. Mô hình tổ chức bộ máy của công ty Giày Thượng Đình. 3.1. Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị công ty. Vị trí: - Tổng giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản trị của công ty, trực tiếp thiết kế và điều hành toàn bộ công tác trong bộ máy quản trị, chỉ đạo công tác tuyển dụng và bố trí nhân sự, bảo vệ chính trị nội bộ công ty. - Là người đại diện tư cách pháp nhân của công ty. Nhiệm vụ: - Phụ trách chung trong điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Chỉ đạo công tác hoạch định chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh. Trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện khi chiến lược và các kế hoạch đó được thông qua. - Phụ trách chung về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 trong toàn công ty. - Tổng giám đốc trực tiếp phụ trách các phòng kế toán - tài chính, bộ phận tổ chức văn phòng giám đốc thuộc phòng hành chính - tổ chức, bộ phận vật tư của phòng kế hoạch - vật tư và phòng tiêu thụ sản phẩm. Trách nhiệm: Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cũng như chịu trách nhiệm chung điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.2. Đại diện của lãnh đạo về chất lượng (QMR). Nhiệm vụ: - Đảm bảo rằng các tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001: 2000 được thực hiện và duy trì. - Xem xét, tiến hành các thủ tục hướng dẫn, đào tạo, và phổ biến về hệ thống quản lý chất lượng ISO. - Tổ chức kiểm tra, đánh giá nội bộ tình hình chất lượng của công ty và họp xem xét của ban lãnh đạo. Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm chính về kết quả đánh giá chất lượng của công ty. 3.3. Các phó giám đốc. Nhiệm vụ: - Tham mưu, tư vấn cho Tổng giám đốc trong việc xây dựng các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, kỹ thuật công nghệ, bố trí nhân sự… - Các phó giám đốc trực tiếp phụ trách, chỉ đạo, giám sát hoạt động của các phòng ban mà mình phụ trách. Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về mọi hoạt động thuộc phạm vi quyền hạn của mình. 3.3.1. Phó giám đốc xuất nhập khẩu. - Phó giám đốc xuất nhập khẩu trực tiếp phụ trách phòng xuất nhập khẩu và phòng chế thử mẫu. - Phụ trách công tác xuất nhập khẩu, công tác đối ngoại và giải quyết các vấn đề liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. - Phụ trách công tác thiết kế, chế thử mẫu, cũng như công tác hội nhập và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. - Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan tới khách hàng trong hợp đồng xuất nhập khẩu. 3.3.2. Phó giám đốc sản xuất. - Phó giám đốc sản xuất trực tiếp phụ trách bộ phận kế hoạch của phòng kế hoạch -vật tư, phòng sản xuất và gia công, xưởng sản xuất giày vải và xưởng sản xuất giày thể thao. - Phụ trách công tác lao động và tiền lương trong khu vực sản xuất. Cụ thể là ra quyết định điều phối lao động giữa các phân xưởng sản xuất, phụ trách về lương tuần của hai phân xưởng giày vải và giày thể thao. - Phụ trách công tác quản lý định mức cấp phát vật tư cho các phân xưởng sản xuất. - Phụ trách công tác sản xuất thử và sản xuất mẫu đối. - Chịu trách nhiệm về công tác quản lý kế hoạch sản xuất, tổ chức sản xuất và chất lượng sản phẩm khi giao hàng. 3.3.3. Phó giám đốc kỹ thuật công nghệ và chất lượng. - Phó giám đốc kỹ thuật công nghệ và chất lượng trực tiếp phụ trách phòng kỹ thuật công nghệ, quảng cáo, bộ phận hướng dẫn quá trình sản xuất, phòng quản lý chất lượng. - Phụ trách về công tác kỹ thuật công nghệ cũng như các đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. - Phụ trách quá trình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000. 3.3.4. Phó giám đốc thiết bị, vệ sinh môi trường và an toàn lao động. - Phó giám đốc thiết bị, vệ sinh moi trường và an toàn lao động trực tiếp phụ trách các bộ phận xưởng cơ năng, phòng bảo vệ, trạm y tế, ban vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động. - Phụ trách công tác lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ máy móc thiết bị, cũng như xem xét việc bổ sung thiết bị, thay thế phụ tùng…đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra liên tục. - Phụ trách về vấn đề an toàn lao động, bảo hộ lao động, công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, cũng như công tác vệ sinh môi trường trong công ty, công tác bảo vệ và tự vệ. - Thay mặt giám đốc giải quyết những mối quan hệ với các đoàn thể khi được ủy quyền. - Chịu trách nhiệm về quản lý, kiểm soát toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị trong công ty, cũng như phụ trách việc đào tạo công nhân vận hành máy móc thiết bị. 3.4. Các phòng ban. Nhiệm vụ: - Kiểm soát các hoạt động và xây dựng kế hoạch tác nghiệp cho các phân xưởng mà mình phụ trách. - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc chức năng của mình. - Cần có sự phối hợp trong hoạt động của các phòng ban để bảo đảm cho hoạt động của công ty diễn ra nhịp nhàng. Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách phòng ban của mình. 3.4.1. Phòng hành chính tổ chức và bộ phận ISO. - Phụ trách công tác quản lý nguồn nhân lực trong công ty và hệ thống quản lý chất lượng. - Kiểm tra, kiểm soát các tài liệu và dữ liệu về tình hình nhân sự của công ty, cũng như kiểm soát hồ sơ chất lượng. 3.4.2. Phòng xuất nhập khẩu. - Phụ trách công tác đàm phán, thương lượng, ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu với các đối tác nước ngoài. Và chịu trách nhiệm về các vấn đề phát sinh với khách hàng. - Chịu trách nhiệm về việc thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu. 3.4.3. Phòng kế hoạch – vật tư. - Phụ trách hoạt động mua sắm hàng hóa cho công ty, cấp phát và kiểm tra nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, kiểm tra khâu bao gói và xác nhận mẫu đối bao gói. - Chịu trách nhiệm kiểm soát hệ thống thống kê toàn công ty, bảo toàn sản phẩm của công ty và tài sản của khách hàng, quản lý kho nguyên vật liệu và bán thành phẩm. 3.4.4. Phòng sản xuất và gia công. - Lập kế hoạch sản xuất, tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất, gia công thành phẩm và bán thành phẩm. - Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm cuối cùng trước khi đem giao cho khách hàng. 3.4.5. Phòng quản lý chất lượng. - Phân tích, tổng hợp và thống kê tình hình chất lượng trong toàn công ty. - Tham mưu cho Giám đốc về công tác chất lượng. - Tiến hành phúc tra các bán thành phẩm và sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất, đồng thời phối hợp với các phòng ban chức năng xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến chất lượng, sau đó thống kê kết quả phân tích lỗi để phục vụ cho việc xem xét xử lý khiếu nại của khách hàng. - Tiến hành kiểm tra xác nhận tỷ lệ chất lượng của sản phẩm và bán thành phẩm, kiểm tra xác nhận giày mẫu trước khi xuất hàng, kiểm tra việc thực hiện các điểm kiểm tra theo hệ thống quản lý chất lượng, lập biểu đồ Pareto, biểu đồ nhân quả. 3.4.6. Phòng tiêu thụ sản phẩm. - Phụ trách hoạt động tỉêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa. - Quản lý kho thành phẩm, thực hiện việc xếp dỡ, bảo quản, lưu kho và giao hàng. - Tổ chức và quản lý các chi nhánh, các đại lý tiêu thụ sản phẩm của công ty ở thị trường trong nước. 3.4.7. Phòng chế thử mẫu. - Thực hiện việc chế thử mẫu và làm mẫu chào hàng dựa trên trình độ công nghệ của công ty. - Làm mẫu ký đối với sản phẩm giày vải. - Nghiên cứu chế thử mẫu và đế phục vụ cho việc chế thử sản phẩm, để từ đó có thể áp dụng đi vào sản xuất. 3.4.8. Phòng kỹ thuật công nghệ. - Theo dõi việc định mức nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. - Kiểm tra nguyên liệu, xăng keo, hóa chất, xác nhận mẫu đối và đo lường sản phẩm. - Kiểm tra, theo dõi để kiểm soát, loại bỏ các sản phẩm không phù hợp, cũng như có các biện pháp phòng ngừa kịp thời. 3.5. Các xưởng và phân xưởng. Vị trí: Là khâu cuối cùng và trực tiếp tạo ra sản phẩm. Nhiệm vụ: thực hiện các nhiệm vụ thuộc chức năng của phân xưởng mình, đồng thời phối hợp nhịp nhàng với các phân xưởng khác nhằm đạt được mục tiêu chung. Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm trực tiếp với các phòng ban về các hoạt động của mình. Thông tin: Thông tin sẽ được truyền từ giám đốc xuống các phòng ban chức năng, sau đó đến các phân xưởng, sau đó thông tin phản hồi sẽ được truyền từ dưới lên. Khi cần thiết, thông tin có thể được truyền trực tiếp từ giám đốc tới các phân xưởng và ngược lại. 3.5.1. Xưởng cơ năng. - Phụ trách về việc kiểm tra, kiểm soát các phương tiện, cũng như bảo dưỡng, sửa chữa, duy trì hoạt động của máy móc thiết bị trong toàn công ty. - Phụ trách việc kiểm tra vật tư, phụ tùng máy móc thiết bị thay thế. - Phụ trách về an toàn lao động và an toàn trong sử dụng thiết bị. 3.5.2. Xưởng sản xuất giày vải và Xưởng sản xuất giày thể thao. - Tổ chức quá trình sản xuất giày vải, giày thể thao, chịu trách nhiệm về chất lượng của các sản phẩm giày vải và giày thể thao. - Xác nhận mẫu đối cắt, may, gò giày vải và giày thể thao, phân tích dữ liệu và đề xuất cải tiến. 3.5.3. Các phân xưởng. - Hoạch định và kiểm soát quá trình sản xuất, cũng như đo lường các quy trình và thông số cần thiết. - Theo dõi và đo lường sản phẩm trong quy trình sản xuất sản phẩm cuối cùng. - Kiểm tra và tiến hành loại bỏ các sản phẩm không phù hợp, cũng như có các biện pháp, hành động khắc phục và phòng ngừa kịp thời. Chương III. Thực Trạng Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Giày Thượng Đình. Đặc điểm về sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh. Đúng với tên gọi của mình, công ty Giày Thượng Đình chuyên sản xuất và kinh doanh các loại giày vải, giày thể thao và dép các loại. Trong tương lai, công ty còn có dự định sản xuất mặt hàng giày da, và thực tế cho thấy công nghệ của công ty tại cơ sở 2 – nhà máy tại khu công nghiệp Đồng Văn (Hà Nam) đã có thể sản xuất được giày da. Tiêu chí về sản phẩm của công ty: Chất lượng cao, kiểu dáng đẹp, thời trang, phù hợp với thị hiếu ngoài tiêu dùng. Sản phẩm nhẹ, mềm và thông thoáng khi mang, tạo cảm giác thoải mái. Đảm bảo vừa vặn chân khi mang theo thông số chân của từng vùng, từng quốc gia khác nhau. Mẫu mã sản phẩm phong phú và đa dạng, đáp ứng các nhu cầu sử dụng khác nhau của người tiêu dùng như: chơi thể thao, đi dã ngoại, đến trường học… Các sản phẩm: Giày vải: Sử dụng chất liệu đế kép, đế PU, bền, tránh trơn trượt khi mang. Có thể giặt được nước sau nhiều lần sử dụng. Giày có độ bền, chất lượng cao, phù hợp với khí hậu nóng ẩm. Không ngừng cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng như giày chun, giày buộc dây… Dép các loại: Quai và đế sử dụng chất liệu mềm dẻo, có đặc tính nhẹ và thông thoáng tạo sự mát mẻ, thoải mái cho người sử dụng khi di chuyển. Có đặc điểm đơn giản, không cầu kỳ, kiểu dáng tao nhã, màu sắc phong phú, hài hòa, dễ sử dụng, dễ thích ứng với mọi lứa tuổi. Giày thể thao: Có đặc điểm nhẹ, êm chân, thông thoáng, mũ quai có thể co dãn được, có các lỗ khí đảm bảo không bị ẩm ướt, tạo cảm giác mát mẻ và thoải mái khi mang giày. Phần đế ngoài được thiết kế các hoa văn đặc biệt, đảm bảo tính mỹ quan. Lớp đế trong sử sụng vật tư chọn lọc, có độ bền cao. Phù hợp với các hoạt động thể thao và picnic. Tình hình sản xuất của công ty trong những năm gần đây: Các sản phẩm chủ yếu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Giày nội địa 3.314 61 4.026 58 4.276 59 4.523 60 - Giày bata 1.725 32 1.835 27 1.823 26 1.885 25 - Giày nam 1.005 18 1.367 19 1.551 21 1.658 22 - Giày nữ 441 8 549 8 684 9 678 9 - Giày trẻ em 143 3 215 4 209 3 302 4 Giày xuất khẩu 2.139 39 2.912 42 2.971 41 3.015 40 - Giày vải 1.001 18 1.642 23 1.623 22 1.583 21 - Giày thể thao 1.138 21 1.270 19 1.348 18 1.432 19 Tổng 5.453 100 6.938 100 7.244 100 7.538 100 ( Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu và Phòng tiêu thụ nội địa ) Như vậy, theo số liệu trong bảng thì trong các năm vừa qua nhìn chung sản lượng của công ty luôn ở mức tăng trung bình, đặc biệt là hai sản phẩm giày thể thao và giày nội địa. Sở dĩ giày thể thao tăng về sản lượng là do năm vừa qua công ty đã ký kết được nhiều đơn đặt hàng với các bạn hàng nước ngoài, đặc biệt là các công ty của Đài Loan và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, sản phẩm giày nội địa của công ty cũng tăng lên đáng kể, đây là dấu hiệu tích cực cho thấy người tiêu dùng nội địa vẫn đánh giá chất lượng của giày Thượng Đình ở mức cao. Mặt khác cũng do công ty định hướng sản phẩm giày nội địa chỉ chủ yếu phục vụ cho tầng lớp trung cấp, có giá thành rẻ như giày vải có mức giá từ 40.000 – 50.000/1 đôi, giày thể thao có giá từ 150.000 – 200.000/1 đôi. Chính vì vậy mà hoạt động tiêu thụ trong nước của công ty luôn tăng trưởng tốt. Đặc điểm về thị trường. 2.1. Thị trường nội địa. - Sản phẩm của công ty Giày Thượng Đình chiếm khoảng trên 20% thị phần nội địa. Công ty có hệ thống phân phối trải dài ba miền Bắc, Trung, và Phía Nam bao gồm: 1 chi nhánh tại 78D Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh, 3 Tổng đại lý tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam.Và 50 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của công ty tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. - Sản phẩm của công ty trên thị trường trong nước cũng rất phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại giày như: giày thể thao, leo núi, picnic, giày bảo hộ lao động, giày thời trang… Sản phẩm của công ty liên tục 10 năm liền được người tiêu dùng bình chọn trong Top-ten hàng Việt Nam chất lượng cao, đạt giải vàng chất lượng… 2.2. Thị trường xuất khẩu. Nếu trước đây, công ty Giày Thượng Đình chủ yếu xuất khẩu những đôi giày basket truyền thống, giày XB314, giày XB320 sang các nước Liên Xô, Cu Ba, Mông Cổ, Ba Lan, CHDC Đức và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Thì ngày nay, công ty đã chủ động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác – bạn hàng trên khắp năm châu, và hiện đã có một hệ thống khách hàng quốc tế ổn định, hợp tác lâu dài với 24 công ty và tập đoàn đa quốc gia. Thị trường xuất khẩu chính của công ty là EU (chiếm khoảng 80% tổng giá trị xuất khẩu), bên cạnh đó là các thị trường như Châu Mỹ (Chủ yếu là Mêxicô, Canada, Brazin), Ôxtrâylia, Đông Âu và một số quốc gia ở Châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty qua các năm. ( Đơn vị: % ) STT Thị trường Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Châu Âu 94.5 97.7 96 89.3 90 2 Châu Mỹ 1.67 1.53 2.66 6.87 6.23 3 Châu Á 2.4 0.01 0.24 0.95 1.14 4 Châu Úc 1.1 0.66 0.88 2.22 1.98 5 Châu Phi 0.3 0.11 0.68 0.66 0.65 Tổng 100 100 100 100 100 ( Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu ) Hiện nay có tới 90% giá trị hàng hóa xuất khẩu của công ty được thực hiện dưới hình thức mua đứt – bán đoạn, thay vì chủ yếu là sản xuất gia công cho nước ngoài như các thời kỳ trước đây. Đây chính là vấn đề then chốt giúp công ty nâng cao giá trị xuất khẩu của mình, cũng như nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. Đặc điểm về công nghệ. Ngay từ những năm 1991 – 1992, với sự giúp đỡ có hiệu quả về vốn của ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, công ty đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất giày vải hoàn chỉnh tiên tiến của công ty Kỳ Quốc (Đài Loan). Xác định Công nghệ thông tin và tiến bộ công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật là yếu tố cơ bản để hội nhập thành công, công ty đã liên tục đầu tư, đổi mới trang thiết bị. Đặc biệt, công ty đã xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm thiết kế - điều khiển quá trình sản xuất mẫu giày công nghiệp, và có nhiều sáng kiến cải tiến hợp lý hóa sản xuất làm lợi cho công ty hàng tỷ đồng. Với trung tâm thiết kế có công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, và với một đội ngũ cán bộ kỹ thuật, kỹ sư thiết kế trẻ sử dụng máy tính thành thạo, công ty đã có đủ năng lực thiết kế các mẫu giày mới, vừa nhanh vừa chính xác, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Tính đến nay, công ty đã trang bị được 7 dây chuyền sản xuất hiện đại và hoàn chỉnh, chủ yếu là nhập khẩu của Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Công ty có mục tiêu đầu tư mở rộng năng lực sản xuất từ 7 lên 10 dây chuyền sản xuất. Thay vì phải gò giày bằng tay và giá quay như trước đây thì công nhân phân xưởng gò đã được ngồi bên băng chuyền gò tự động của Nhật, nhiều máy may công nghiệp được sử dụng, máy cắt dập được trang bị, máy cán và máy luyện kín đã dược lắp đặt. Công ty luôn coi trọng công tác cải tiến liên tục và đầu tư nâng cao hiệu quả của máy móc thiết bị, áp dụng hài hoà công nghệ sẵn có và công nghệ mới, đa dạng hoá sản phẩm. Chính sự nhạy bén, năng động cùng với thiết bị công nghệ hiện đại đã giúp công ty tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Đặc điểm về lao động. Tình hình lao động của công ty trong những năm gần đây. Năm Tổng Số Giới Tính Lao động gián tiếp Công nhân sản xuất trực tiếp Nam Nữ Tổng số Cán bộ Nhân viên Phục vụ Công nhân chính Công nhân phụ Học sinh 2003 1.865 560 1.305 325 70 183 72 1.175 240 125 2004 2.117 701 1.416 340 77 179 84 1.390 250 137 2005 2.327 749 1.578 357 78 185 89 1.515 275 180 2006 2.275 732 1.543 350 78 181 87 1536 230 159 2007 2.310 738 1.572 355 81 184 90 1.540 265 150 ( Nguồn: Báo cáo tổng hợp sử dụng lao động của công ty ) ( Bao gồm cả lao động ở cơ sở II – Khu công nghiệp Đồng Văn, Hà Nam ) Công ty Giày Thượng Đình có một quy mô lao động lớn với khoảng 2.310 cán bộ công nhân viên, trong đó lao động trực tiếp vào khoảng 1955 người và lao động gián tiếp khoảng 355 người. Bên cạnh những lao động phổ thông có tay nghề (chiếm đến 85% tổng số lao động trong công ty) là một đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty; trong đó thạc sỹ, cử nhân, kỹ sư có trên 190 người; cao đẳng, trung cấp có trên 160 người. Công ty luôn quan tâm chú trọng công tác đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân. Hàng năm công ty vẫn thường xuyên mở các lớp đào tạo, mời chuyên gia và giáo viên về công ty giảng dạy cho cán bộ công nhân viên, giúp họ nâng cao năng lực và nhận thức chuyên môn. Từ năm 2002, công ty đã thành lập cơ sở dạy nghề để thường xuyên tổ chức các lớp học đào tạo dạy nghề cho công nhân, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, đáp ứng các yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Trình độ của cán bộ công nhân viên công ty Chỉ tiêu Số Lượng Tỷ Trọng ( % ) Tổng số cán bộ công nhân viên 2.310 100 Trình độ đại học và trên đại học 192 8,31 Trình độ cao đẳng và trung cấp 163 7,06 Lao động từ bậc 1 đến bậc 3 1.135 49,13 Lao động từ bậc 4 đến bậc 7 820 35,5 ( Nguồn: Phòng tổ chức ) Trong những năm tiếp theo, công ty Giày Thượng Đình có chủ trương tuyển dụng cán bộ công nhân viên có đủ tiêu chuẩn và thường xuyên nâng cao trình độ của nhân viên thông qua đào tạo định kỳ. Bên cạnh đó, công ty sẽ từng bước xây dựng chế độ tiền lương, thưởng theo hướng khuyến khích để tăng tinh thần trách nhiệm trong công việc và phát huy tinh thần sáng tạo trong lực lượng cán bộ công nhân viên. Đặc điểm về tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty STT Chỉ Tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1 Tổng tài sản 69.680 100 75.373 100 86.166 100 94.564 100 96.194 100 TSCĐ 22.298 32 21.487 28 20.065 23 20.315 21 21.056 22 TSLĐ 47.382 68 53.986 72 66.101 77 74.249 79 75.138 78 2 3 Tổng nguồn vốn 69.680 100 75.373 100 86.166 100 94.564 100 96.194 100 Vôn CSH 38.324 55 50.373 66 59.666 69 58.564 62 59.078 61 Vốn vay 31.356 45 25.000 34 26.500 31 26.000 38 37.116 39 Vốn ngân sách 28.129 40 38.248 50 46.187 53 46.008 49 46.542 48 Vốn tự bổ sung 10.195 15 12.125 16 13.479 16 12.556 13 12.638 13 (Nguồn: Phòng kế toán) Như vậy trong 5 năm từ năm 2003 – 2007, tổng tài sản và nguồn vốn của công ty đã tăng lên 1,38 lần. Tuy vậy trong 5 năm này, tài sản cố định của công ty có sự tăng giảm thất thường nhưng tài sản lưu động lại tăng đều hàng năm. Về nguồn vốn, vốn vay của công ty có xu hướng giảm từ năm 2003 đến năm 2005 nhưng lại tăng lên vào năm 2006 và 2007. Vốn ngân sách và vốn tự bổ sung cũng có chiều hướng tăng lên. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Với khẩu hiệu “Phát triển để tồn tại”, toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty Giày Thượng Đình đã không ngừng phấn đấu để hoàn thành kế hoạch đã đề ra, cũng như để khẳng định vị trí, thương hiệu của Giày Thượng Đình trên thương trường. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại do giá cả vật tư như cao su, vải, hóa chất tăng cao, chi phí vận chuyển tăng cao do giá xăng dầu biến động, đồng Việt Nam bị mất giá so với các đồng tiền khác, lực lượng lao động biến động thường xuyên (mức thu nhập của người lao động trong ngành da giày hiện nay ở dưới mặt bằng thu nhập chung, do đó lao động trong ngành này có xu hướng dịch chuyển sang ngành khác có mức thu nhập cao hơn). Ðứng trước những thử thách này thì chất lượng tốt, giá cả hợp lý là hai yếu tố giúp giày Thượng Ðình chinh phục niềm tin và xây dựng được quan hệ đối tác với nhiều khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó, toàn thể công ty Giày Thượng Đình mà đặc biệt là ban lãnh đạo đã có nhiều biện pháp nhằm ổn định sản xuất, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 5 năm 2003 – 2007. STT Chỉ Tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Giá trị sản xuất công nghiệp Tỷ đồng 147,5 170,7 196,1 205,0 225,0 2 Doanh thu Tỷ đồng 121,3 128,6 150 163,3 195 3 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 4,1 4,5 4,7 5,4 9,5 3 Nộp ngân sách Nhà nước Triệu đồng 234 283 243 212,5 223 4 Đầu tư phát triển Triệu đồng 3.900 32.830 10.000 8.500 11.560 5 Thu nhập bình quân Nghìn đồng 960 1.050 1.100 1.300 1.700 6 Lợi nhuận Triệu đồng 900 320 1.000 1.500 --- ( Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm ) Qua bảng trên ta thấy: - Về giá trị sản xuất công nghiệp: Theo đúng kế hoạch đã đề ra, giá trị sản xuất công nghiệp của công ty tăng liên tục trong 5 năm qua, năm 2007 tăng 10,97% so với năm 2006. Sỡ dĩ giá trị sản xuất công nghiệp không ngừng tăng lên là do công ty đã chủ động chuẩn bị các điều kiện sản xuất, xây dựng và triển khai tốt các kế hoạch sản xuất đã đề ra, đáp ứng yêu cầu của các đơn hàng cũng như thời gian giao hàng. - Về doanh thu: Doanh thu của công ty liên tục tăng trưởng trong 5 năm qua là nhờ vào sự đầu tư máy móc thiết bị, tăng công suất và chất lượng sản phẩm, mở rộng và củng cố thị trường trong nước và ngoài nước, khuyếch trương thương hiệu và sản phẩm trên thị trường. - Về kim ngạch xuất khẩu: Nếu như các mặt hàng tiêu thụ ở trong nước chỉ ở cấp trung, thì các mặt hàng xuất khẩu của công ty lại tập trung vào loại giày cao cấp. Nhìn vào kim ngạch xuất khẩu của công ty trong 5 năm qua cho thấy hướng kinh doanh này đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên từ tháng 10/2006, việc EU áp mức thuế chính thức đối với các sản phẩm da giầy có mũ bằng da xuất khẩu của Việt Nam làm ảnh hưởng rất lớn đến các đơn hàng xuất khẩu của công ty. Chưa kể nhiều doanh nghiệp do thiếu đơn hàng xuất khẩu đã chuyển sang sản xuất và cạnh tranh mạnh với công ty trên thị trường nội địa. - Về thu nhập của người lao động: Qua bảng số liệu trên cho thấy, thu nhập bình quân của người lao động tại công ty giày Thượng Đình không ngừng được cải thiện. Mức thu nhập bình quân của người lao động từ: 960.000đ (năm 2003) - lên đến 1.700.000đ (năm 2007)/người/tháng, tăng 30,7% so với năm 2006 và tăng 177,1% so với năm 2003. Mức thu nhập của người lao động tăng lên cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng cao. Bên cạnh đó chế độ lương ăn theo sản phẩm đã tạo động lực khuyến khích người lao động hăng hái thi đua sản xuất, giúp công ty đạt được mục tiêu đã đề ra.Bên cạnh đó, xác định chăm lo quyền lợi của người lao động cũng là một biện pháp quan trọng để phát triển sản xuất nên hoạt động công đoàn ở đây được Ðảng ủy, Ban Giám đốc quan tâm thường xuyên. Các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đối với người lao động được thực hiện đầy đủ, có chế độ riêng đối với nữ công nhân, viên chức. Những giờ hội họp công đoàn của công nhân đều được tính công như khi tham gia sản xuất. Là một trong không nhiều doanh nghiệp xây dựng được nhà nghỉ riêng ở Sầm Sơn (Thanh Hóa) nên chế độ phúc lợi của công nhân, viên chức được bảo đảm với khoảng 700-800 người đi nghỉ trong một năm. Ðặc biệt, công ty thưởng lớn các lao động xuất sắc bằng các chuyến tham quan, học hỏi ở nước ngoài. Nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động, công ty quan tâm cải tạo, chống nóng nhà xưởng, bảo đảm an toàn thực phẩm tại nhà ăn cũng như đưa hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 vào triển khai. Chính nhờ sự quan tâm này mà hoạt động công đoàn tại Công ty giày Thượng Ðình luôn đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc. Ðây cũng là tổ chức công đoàn đầu tiên trong ngành công nghiệp Hà Nội được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba. Bên cạnh đó, Công ty Giày Thượng Đình còn được Quỹ môi trường Hà Nội cho vay 400 triệu đồng để thực hiện dự án: “Đầu tư nhằm giảm thiểu ô nhiễm cải thiện chất lượng môi trường và nâng cao sức khoẻ cho người lao động”. Nhiều hạng mục đầu tư đã làm cho chất lượng môi trường của công ty được cải thiện rõ rệt, sức khoẻ công nhân và hiệu quả sản xuất cũng được nâng cao. Những kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh cũng như trong việc nâng cao đời sống của người lao động đã giúp Công ty Giày Thượng Ðình khẳng định vững vàng thương hiệu của mình, hội đủ điều kiện để sẵn sàng cho xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. - Về hoạt động đầu tư phát triển: Chú trọng đầu tư phát triển nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm là tôn chỉ trong hoạt động của công ty. Hàng năm công ty thường chi phí khoảng trên dưới 10.000 triệu đồng cho hoạt động đầu tư phát triển, mua sắm máy móc thiết bị, nâng cấp lại nhà xưởng... Tuy nhiên năm 2004 vừa qua, công ty đã giành 32.830 triệu đồng để xây dựng nhà máy tại Đồng Văn – Hà Nam theo chủ trương di dời các nhà máy sản xuất ra khỏi trung tâm thành phố của Tp.Hà Nội. Chương IV. Những Mặt Đã Đạt Được Và Những Hạn Chế Trong Quá Trình Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty. Những mặt đã đạt được. - Về công tác thị trường: Công ty đã chủ động trong việc nghiên cứu thị trường, chủ động tìm đối tác làm ăn, có quan hệ hợp tác lâu dài với 24 công ty và tập đoàn đa quốc gia. Bên cạnh đó, công ty còn đặc biệt quan tâm đến công tác sản xuất mẫu, từ đó tăng sản lượng giày mẫu tạo điều kiện chủ động trong chào hàng và tiếp cận thị trường mới, cũng như phát triển các khách hàng tiềm năng để từ đó đảm bảo đáp ứng đủ với số lượng lớn cùng kỳ về đơn hàng xuất khẩu. - Về tổ chức sản xuất: Công ty đã linh hoạt trong việc bố trí sản xuất các đơn hàng để từ đó duy trì nhịp độ sản xuất ổn định, đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất đã đề ra. Công tác gia công thành phẩm và bán thành phẩm cũng được tăng cường, góp phần đáp ứng yêu cầu sản xuất giày tiêu thụ nội địa. Tổ chức sắp xếp lại các phân xưởng sản xuất đẻ đáp ứng các yêu cầu mới. - Về công tác chất lượng sản phẩm: Từ năm 1998 đến nay, công ty đã áp dụng thành công Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng ISO 9001: 2000. Cùng với trên 2.300 cán bộ công nhân viên và 7 dây chuyền sản xuất hiện đại, dàn thêu vi tính, trung tâm thiết kế mẫu 3D, phòng thí nghiệm phân tích tính năng cơ lý của sản phẩm. Bên cạnh đó, công ty luôn duy trì việc kiểm soát các công đoạn sản xuất, kết hợp với các phòng ban, đơn vị chức năng để kịp thời phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh về chất lượng, cũng như phân công nhiệm vụ cho các nhân viên QC (quality control) phù hợp với yêu cầu mới về chất lượng, tổ chức tốt công tác kiểm tra hàng. - Về công tác kỹ thuật công nghệ và sáng kiến cải tiến: Công ty đã xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm thiết kế và điều khiển quá trình sản xuất mẫu giày công nghiệp, nghiên cứu và triển khai 2 đề tài cấp Thành phố, 13 đề tài cấp công ty, có 151 sáng kiến cải tiến hợp lý hóa sản xuất. Công ty cũng đã giải quyết về cơ bản các yêu cầu về công nghệ sản xuất các đơn hàng xuất khẩu, kịp thời phối hợp với các bộ phận để đáp ứng các bán thành phẩm cao su phục vụ kế hoạch sản xuất mẫu. Động viên, khuyến khích cán bộ công nhân viên đưa ra sáng kiến cải tiến, và kịp thời khen thưởng những sang kiến góp phần làm lợi cho công ty. - Về công tác kinh doanh: Từng bước chủ động về vật tư có giá mua hựop lú, hạn chế phụ thuộc vào vật tư, nguyên liệu nhập khẩu, đồng thời kiểm soát chặt chẽ quá trình mua bán và cấp phát vật tư. Kiểm soát tốt công nợ; đảm bảo vốn kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh; chủ động, linh hoạt, có các biện pháp nhằm thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm. - Về công tác tổ chức hành chính, quản lý đời sống: Công tác tuyển dụng và đào tạo được chú trọng, điều kiện và môi trường làm việc được cải thiện đáng kể. Công ty đã thực hiện tốt các chính sách đối với người lao động cũng như các chế độ phúc lợi xã hội. - Về công tác quản lý máy móc thiết bị: Nhanh chóng khắc phục, sửa chữa kịp thời các sự cố xảy ra với máy móc thiết bị để đảm bảo sản xuất ổn định. Thực hiện tốt công tác bảo dưỡng, kiểm tra máy móc định kỳ và thay thế phụ tùng khi cần thiết. Công tác phòng chống cháy nổ, an ninh an toàn được duy trì tốt góp phần ổn định các hoạt động trong công ty. - Về công tác công đoàn, thực hiện quy chế dân chủ: Công đoàn công ty thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua tăng năng suát lao động, thi đua thực hành tiết kiệm, tổ chức Đại hội công nhân viên chức…Tổ chức gặp mặt cán bộ công nhân viên trong các ngày lễ, ngày truyền thống kỷ niệm thành lập công ty. Quy chế dân chủ luôn được duy trì, các ý kiến và kiến nghị của người lao động được xem xét và giải quyết kịp thời. - Đối với hoạt động của nhà máy tại Hà Nam: Chủ động tìm kiếm khách hàng mới, tuyển dụng được thêm lao động, thực hiện tốt công tác đời sống, an ninh an toàn, duy trì thường xuyên các hoạt động đoàn thể. Đã có nhiều cố gắng trong việc ổn định sản xuất, thực hiện việc giao hàng đúng yêu cầu về thời gian và chất lượng. Những mặt hạn chế và chưa làm tốt. - Về tổ chức các đơn hàng xuất khẩu: Thông tin về các nguyên vật liệu nhập khẩu còn có thời điểm chưa chính xác, nguyên vật liệu trong nước phục vụ cho các đơn hàng còn chưa đồng bộ và thiếu kịp thời, do đó mà một số đơn hàng chưa đáp ứng được thời gian xuất hàng. Kế hoạch sản xuất theo tháng còn chưa thực hiện được, các vướng mắc trong quá trình sản xuất chưa được giải quyết kịp thời, năng suất lao động tại các phân xưởng may còn hạn chế, chưa có sự quan tâm giải quyết đúng mức, các phát sinh bổ sung vật tư và bán thành phẩm còn phổ biến. - Về công tác quản lý chất lượng: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 tại một số quá trình hoật động chưa có hiệu quả, chất lượng sản phẩm còn nhiều mã chưa đạt yêu cầu. Một số yêu cầu trong công tác quản lý chất lượng chưa được triển khai tốt, hệ thống kiểm tra chưa linh hoạt theo các yêu cầu mới, các cảnh báo và phòng ngừa chưa được thong báo kịp thời. - Về công tác kỹ thuật công nghệ: Điều kiện kỹ thuật công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, đặc biệt là các đơn hàng có sử dụng chất liệu mới. Chưa có sự theo dõi và giám sát thường xuyên, sự phối hợp giải quyết chưa kịp thời và rứt khoát. Quy trình công nghệ chưa được thực hiện nghiêm túc, công tác kiểm tra giám sát còn bị buông lỏng, việc xử lý sai phạm chưa thực sự kiên quyết. - Về công tác quản lý máy móc thiết bị: Công tác kiểm tra, phát hiện các hạn chế và hỏng hóc còn bị buông lỏng và thiếu thường xuyên, Khi xảy ra hỏng hóc yêu cầu phải sửa chữa đột xuất còn chưa đáp ứng được, nghiệp vụ chuyên môn chưa đồng đều, tác phong làm việc chưa khẩn trương, chưa có sự quan tâm đúng mức tới công tác bảo quản thiết bị và giáo dục ý thức cho người công nhân vận hành. - Về công tác vệ sinh môi trường: Sự quan tâm của các đơn vị đối với công tác vệ sinh môi trường còn chưa được thường xuyên, ý thức của người lao động còn hạn chế. - Về việc triển khai theo các ý kiến chỉ đạo hoặc yêu cầu của Ban Giám Đốc: việc triển khai thực hiện còn chưa kịp thời, phân công nhiệm vụ còn thiếu cụ thể, việc đôn đốc không thường xuyên nên hiệu quả đạt được còn hạn chế. Những vướng mắc trong sản xuất chưa được chủ động giải quyết kịp thời, từ đó ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả chung của quá trình sản xuất. - Về công tác thực hiện quy chế dân chủ: Việc tiếp người lao động vào chiều thứ sáu hàng tuần còn mang tính hình thức. Việc nắm bắt các ý kiến, kiến nghị của người lao động chưa tốt, người lao động chưa nhận thức được trách nhiệm của mình trước yêu cầu và tình hình mới do công tác tuyê truyền và giáo dục chưa tốt. Chương V. Dự Kiến Và Phương Hướng Của Công Ty Trong Tương Lai. Dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008. Để có thể hoàn thành kế hoạch đã đặt ra năm 2008, công ty cần tập trung nguồn lực, chuẩn bị tốt các nguồn vật tư để đáp ứng kịp thời nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Đẩy mạnh hoạt động gia công thành phẩm và bán thành phẩm, phấn đấu phát triển thêm các đơn vị gia công mũ giày cho công ty, tăng năng suất lao động và sản lượng gia công. Bên cạnh việc tập trung nguồn lực để đáp ứng yêu cầu về đơn hàng xuất khẩu như thống nhất với khách hàng về thời gian cung cấp nguyên vật liệu, thời gian giao hàng, đáp ứng yêu cầu về mẫu đối…, công ty cũng cần có kế hoạch cụ thể trong việc sản xuất giày nội địa để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường, đồng thời tăng cường các biện pháp kích thích tiêu thụ đậc biệt là tiêu thụ các sản phẩm tồn kho và thu hồi công nợ. Không chỉ dừng lại ở việc tập trung cho sản xuất, công ty cần tiếp tục đào tạo để nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công nhân viên làm công tác chất lượng, tăng cường phối hợp giữa phòng QC và các phòng chế thử mẫu và kỹ thuật công nghệ để cảnh báo các vấn dề xảy ra làm sai hỏng sản phẩm. Về công tác kỹ thuật công nghệ và hướng dẫn sản xuất, cần làm tốt công tác chuẩn bị các điều kiện sản xuất như quy trình công nghệ, dưỡng mẫu, định mức vật tư, ban hành kịp thời các quy định đối với mã sản phẩm sử dụng chất liệu mới, chủ động giải quyêt các vướng mắc để sản xuất ốn định và tăng năng suất lao động. Tiếp tục đào tạo để đảm bảo đủ lực lượng kỹ thuật công nghệ đáp ứng yêu cầu mới của sản xuất, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2008 Các chỉ tiêu ĐVT Thực hiện năm 2007 Kế hoạch năm 2008 % KH 2008 TH 2007 Ghi chú 1. Giá trị SXCN Tỷ. đồng 225,0 235,0 - 250,0 104,5% - 111% 2. Doanh thu Tỷ. đồng 210,0 225,0 - 235,0 107% - 112% 3. Kim ngạch xuất khẩu Tr.USD 9,500 10,200 - 11,000 107% - 116% 4. Thu nhập doanh nghiệp Tỷ. đồng 0,800 1,000 - 1,500 125% - 188% 5. Tổng sản phẩm Triệu. đôi 5,000 5,300 - 5,500 106% - 110% 5.1. Giầy vải xuất khẩu Triệu. đôi 2,250 2,400 - 2,500 107% - 111% 5.2. Giầy thể thao XK Triệu. đôi 0,550 0,500 - 0,550 100% 5.3. Giầy vải nội địa Triệu. đôi 2,200 2,300 - 2,350 105% - 111% Trong đó a. Sản xuất tại công ty Triệu. đôi 4,070 4,000 - 4,100 101% 5.1 Giầy vải xuất khẩu Triệu. đôi 2,250 2,400 - 2,500 105% - 110% Kể cả dép nhật 5.2. Giầy vải nội địa Triệu. đôi 1,820 1,600 88% b. Sản xuất tại Hà Nam Triệu. đôi 0,540 0,950 - 1,000 176% - 194% 5.1. Giầy thể thao Triệu. đôi ,440 0,500 - 0,550 114% - 137% Kể cả giầy đá bóng 5.2. Giầy vải nội địa Triệu. đôi 0,100 0,450 6. Tiêu thụ nội địa Triệu. đôi 2,800 2,900 - 3,000 104% - 107% 7. Thu nhập bình quân 1000đ 1.700 1900 - 2000 112% - 118% Phương hướng phát triển giai đoạn 2008 – 2010. Thuận lợi và khó khăn. Thuận lợi: Việt Nam tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế quan của EU Và không bị hạn chế về số lượng xuất khẩu. Ngành da giày được xem là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam với nhiều lợi thế cạnh tranh như: nguồn nhân lực dồi dào, không đòi hỏi đầu tư quá nhiều vốn. Công ty có kinh nghiệm hoạt động trong ngành giày dép, tạo lập được mối làm ăn lâu dài với nhiều đối tác. Công ty đã tự khẳng định mình qua việc tìm kiếm thị trường đầu ra, giải phóng được tính mùa vụ của ngành da giày nói chung. Nhận thức được tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công ty đã từng bước giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, tập trung lợi thế vào mặt hàng giày vải nên chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Khó khăn: Thương hiệu của công ty tuy đã được người tiêu dùng trong nước biết đến nhưng trên thị trường quốc tế thì thương hiệu giày Thượng Đình còn khá mờ nhạt do các đơn hàng xuất khẩu trực tiếp vốn đã ít nay lại mất dần đi, thay vào đó là hoạt động gia công giày thể thao cho nước ngoài. Chi phí cho sản xuất liên tục biến động và có chiều hướng tăng cao. Với tư cách là một công ty nằm trong ngành sử dụng nhiều lao động, do đó công ty luôn chịu sự biến động lớn về lao động như các công ty khác trong ngành. Do hạn chế về chi phí nên công ty chưa thực sự có con đường tiếp thị đúng đắn như: thường xuyên đi nước ngoài tìm đối tác, tham gia các hội chợ quốc tế, thành lập các văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài. Chưa thực sự quan tâm tới việc dành chi phí cho các chương trình quảng bá, tiếp thị. Công ty vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng từ việc Liên Minh Châu Âu (EU) áp thuế chống bán phá giá là 10% đối với giày mũ da từ tháng 10/ 2006. Tuy nhiên những sản phẩm giày dép khác không bị ảnh hưởng. Vì vậy, doanh nghiệp có thể tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu vào EU song cần phải có chiến lược về sản phẩm không nằm trong diện bị áp thuế khi xuất sang EU. Phương hướng phát triển của công ty. Tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống. Từ trước đến nay, thị trường xuất khẩu chính của công ty vẫn là thị trường EU, nhưng thực sự có lẽ công ty giày Thượng Đình nói riêng và các công ty da giày nói chung vẫn chưa thực sự hiểu hết được văn hóa, sở thích cũng như xu hướng tiêu dùng của dân bản xứ do chủ yếu là xuất khẩu qua trung gian. Vì vậy vấn đề mấu chốt để thành công trên thương trường quốc tế là phải đứng trên thị trường bằng thương hiệu riêng, phải làm cho khách hàng biết mình là ai. Để làm đựoc điều đó đòi hỏi công ty phải đầu tư xây dựng thương hiệu riêng cho mình cũng như dành chi phí cho quảng cáo, tiếp thị đến khách hàng nước ngoài. Mở rộng và tìm kiếm thị trường mới: Trước những khó khăn gặp phải ở thị trường EU vì vụ kiện chống bán phá giá, công ty đã thực sự quan tâm nhiều hơn tới việc nghiên cứu thị trường, mặc dù quy mô nghiên cứu vẫn còn nhỏ, chủ yếu vẫn là bằng phương pháp điều tra tại chỗ và không thường xuyên nhưng công ty cũng đã có nhiều cố gắng như đầu tư vốn cho việc nghiên cứu thị trường, quảng cáo và chào hàng, tập trung hơn vào những khách hàng khó tính nhưng đầy tiềm năng… Hiện tại có hai thị trường mà công ty tập trung xúc tiến và xuất khẩu là Nhật Bản và Châu Phi. Khả năng xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản là rất cao, chủ yếu là các mặt hàng như giày dép có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ bằng da thuộc, dép xốp, dép quai hậu… Tuy nhiên công ty cần quan tâm đến những xu hướng thời trang thay đổi theo mùa ở Nhật. Không khó tính như thị trường Nhật, công ty hoàn toàn có khả năng cạnh tranh ở thị trường Châu Phi do nhu cầu ở thị trường này khá đa dạng và rất nhiều chủng loại là thế mạnh sản xuất của công ty như giày thể thao có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ bằng da thuộc hoặc bằng nguyên liệu dệt, giày luyện tập, giày bóng rổ, giày tennis… Tiếp tục thúc đẩy hoạt động tiêu thụ trong nước. Bên cạnh hoạt động xuất khẩu, gia công giày dép cho nước ngoài, sản phẩm của công ty đã có tiếng vang ở thị trường trong nước. Đặc biệt là khi thị trường xuất khẩu ngày càng gặp khó khăn thì việc có một chỗ đứng ổn định ở thị trường trong nước là diều cần thiết. Nhưng vấn đề mà công ty gặp phải là sự cạnh tranh từ hàng Trung Quốc có giá rẻ, mẫu mã phong phú, luôn hợp thời trang, trong khi đó các mẫu thiết kế của công ty thì luôn ra chậm và không theo thời trang từng mùa. Chính vì vậy mà công ty luôn đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu, chủ yếu tập trung vào việc phát triển các sản phẩm ở cấp trung có chất lượng cao, giá phải chăng để lôi kéo khách hàng. Đẩy mạnh công tác thiết kế, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm giày Thượng Đình trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Xu hướng cạnh tranh trong ngành da giày diễn ra ngày càng gay gắt, đó là sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mã, công nghệ và thiết bị, lao động… Đứng trước thực trạng đó thì chất lượng, uy tín của thương hiệu giày Thượng Đình là chưa đủ. Bên cạnh việc liên tục đầu tư nâng cấp dây chuyền công nghệ, thay thế dần những máy móc thiếta bị cũ và lạc hậu, từng bước giảm chi phí sản xuất và chi phí quản lý, lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo chất lượng nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thì công ty cũng cần chú trọng tới công tác thiết kế. Mặc dù đã xây dựng Trung tâm thiết kế và chế thử mẫu xong dường như hoạt động của trung tâm chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Trước thực trạng đó đòi hỏi công ty cần nâng cao trình độ của nhân viên thiết kế bằng cách cử họ đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, cũng như xúc tiến công tác điều tra, khảo sát, nghiên cứu nhu cầu thị trường, nhờ sự tư vấn của các công ty thiết kế có uy tín. Đây là yếu tố quan trọng giúp nâng cao hình ảnh cũng như khả năng của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10096.doc
Tài liệu liên quan