MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần 1: Giới thiệu tổng quát về cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương 2
I. Quá trình ra đời và phát triển của BHXH tỉnh Hải Dương 2
II. Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Hải Dương 3
III, Chức năng, nhiệm vụ của BHXH tỉnh Hải Dương 5
1, Phòng Chế độ, chính sách 5
1.1, Chức năng 5
1.2, Nhiệm vụ và quyền hạn 5
2, Phòng Kế hoạch – Tài chính 6
2.1, Chức năng 6
2.2, Nhiệm vụ và quyền hạn 6
3, Phòng Thu 7
3.1. Chức năng 7
3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 7
4. Phòng Bảo hiểm tự nguyện 8
4.1. Chức năng 8
4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 8
5. Phòng Giám định y tế 9
5.1. Chức năng 9
5.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 9
6. Phòng Công nghệ thông tin 10
6.1. Chức năng 10
6.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 10
7. Phòng Tổ chức – hành chính 11
7.1. Chức năng 11
7.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 11
8. Phòng kiểm tra 12
8.1 Chức năng 12
8.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 12
9. Phòng tiếp nhận – quản lý hồ sơ 13
9.1 Chức năng 13
9.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 13
10. Phòng Cấp và quản lý sổ, thẻ 14
10.1 Chức năng 14
10.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 14
Phần 2: Tình hình hoạt động của cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây 16
Phần 3: Phương hướng và nhiệm vụ trong năm tới của cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương 21
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2328 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổng hợp về những nét cơ bản nhất của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương trong thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc.
Là một bộ phận của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Hải Dương trước đây là BHXH tỉnh Hải Hưng đã ra đời và phát triển để thực hiện những nhiệm vụ của ngành BHXH đối với người lao động và nhân dân Việt Nam.Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển (1997-2007) BHXH tỉnh Hải Dương đã gặt hái được nhiều thành công trên con đường phát triển của mình. Để mọi người hiểu rõ hơn về BHXH tỉnh Hải Dương nói riêng và BHXH Việt Nam nói chung, tôi xin phép được làm bài báo cáo tổng hợp về những nét cơ bản nhất của BHXH tỉnh Hải Dương trong 10 năm qua nhằm giúp những ai quan tâm đến BHXH có thể hiểu thêm được phần nào.
Trong thời gian làm báo cáo tổng hợp tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo BHXH tỉnh Hải Dương đã giúp tôi có những thông tin số liệu cần thiết đẻ hoàn thành bài viết. Tôi xin cảm ơn Cô Phạm Thị Định đã tân tình chỉ báo trong quá trinh viết bài
Phần 1: Giới thiệu tổng quát về cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương
I. Quá trình ra đời và phát triển của BHXH tỉnh Hải Dương
Bảo hiểm xã hội (BHXH ) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc
Từ khi thành lập nhà nước đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến các chế độ chính sách BHXH cho người lao động thông qua các sắc lệnh điều lệ chủ trương. Hòa nhập với sự phát triển của thế giới nước ta cũng ngày càng phát triển trên tất cả các mặt của đời sống xã hội kinh tế , từ năm 1993 cho đến nay trải qua hơn hai chục năm phát triển BHXH đã có nhiều cải cách đổi mới rất cơ bản và ngày càng phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta. Ngày 13/12/1995, Chính phủ đã có nghị định số 19/CP thành lập BHXH Việt Nam để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý thu BHXH và thực hiện chế độ chính sách BHXH theo pháp luật của nhà nước.Từ ngày 01/01/1995 công tác BHXH ở nước ta đã chuyển sang một cơ chế quản lý và hoạt động hoàn toàn mới.
Cũng như các tỉnh khác, BHXH tỉnh Hải Hưng cũng được thành lập và bắt đầu hoạt động từ ngày 15/06/1995 theo Quyết định số 20/QD-TCCB của BHXH Việt Nam. Sau 2 năm hoạt động , thực hiện nghị quyết của Quốc hội về việc chia tách địa giới các tỉnh, BHXH Hải Hưng được chia thành BHXH tỉnh Hải Dương và BHXH tỉnh Hưng Yên. Ngày 16/9/1997 BHXH tỉnh Hải Dương được thành lập theo QĐ số 1599/QĐ-TCCB của BHXH Việt Nam. Lúc mới thành lập hết sức khó khăn về địa điểm và phương tiện làm việc, biên chế ít, công việc mới song qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển hiện nay BHXH tỉnh Hải Dương đã có cơ sở vật chất đầy đủ, địa điểm làm viêc khang trang thuận lợi.Để có được những cơ sở vật chất như hiện nay, trong 20 năm quan các thế hệ cán bộ công chức viên chức đã sánh vai bên cạnh ban giám đốc giúp cơ quan vượt qua bao nhiêu khó khăn thử thách, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, năm sau cao hơn năm trước.Hiện nay BHXH tỉnh Hải Dương được đạt tại Đường Thanh Niên- TP Hải Dương tỉnh Hải Dương.
II. Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Hải Dương
Tính đến thời điểm cuối năm 2007, bộ máy tổ chức của BHXH tỉnh Hải Dương như sau:
Giám đốc BHXH tỉnh
Phó Giám đốc
Phó Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng chế độ, chính sách
Phòng Kế hoạch –tài chính
Phòng thu
Phòng bảo hiểm tự nguyện
Phòng giám định y tế
Phòng tổ chức hành chính
Phòng công nghệ thông tin
Phòng Kiểm tra
Phòng Tiếp nhận –quản lý hồ sơ
Phòng cấp và quản lý sổ,thẻ
BHXH tỉnh Hải Dương
BHXH các huyện (11 huyện)
BHXH thành phố Hải Dương
Trong đó:
-Giám đốc BHXH tỉnh Hải Dương là người có vị trí cao nhất trong cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương là người trực tiếp lãnh đạo cán bộ công chức viên chức của cơ quan
-Các Phó giám đốc là những cán bộ trực tiếp giúp việc cho giám đốc BHXH tỉnh đồng thời chỉ đạo các phòng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đã được ban giám đốc giao.
-Các Phòng chức năng nghiệp vụ giúp giám đốc BHXH tỉnh hướng dẫn việc thực hiện các chế độ BHXH và trực tiếp thẩm định các chế độ BHXH, thu, chi quỹ BHXH, cấp và quản lý sổ thẻ; đồng thời tham mưu cho giám đốc BHXH tỉnh về công tác tổ chức cán bộ, công chức, viên chức để hoàn thiện bộ máy tổ chức.Hiện nay cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương có 10 phòng chức năng nghiệp vụ đã tăng gấp đôi so với thời gian đầu mới thành lập.Phòng không có tư cách pháp nhân đầy đủ, không có dấu, tài khoản riêng.Các phòng chức năng do Trưởng phòng quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng. Giúp Trưởng phòng có phó trưởng phòng.Trưởng phòng, phó phòng do Giám đốc BHXH tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật sau khi có ý kiến phê duyệt bằng văn bả của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam.
-BHXH thành phố Hải Dương trực thuộc BHXH tỉnh Hải Dương có nhiệm vụ giúp ban giám đốc BHXH tỉnh và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được phân cấp.
-Hiện nay trực thuộc BHXH tỉnh Hải Dương có 11cơ quan BHXH huyện thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được phân cấp.
Thông qua sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương ta thấy có một mối liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban, các cá nhân trong cơ quan.Mỗi phòng ban là một mắt xích quan trọng không thể thiếu trong bộ máy đó, góp phần tạo nên một đơn vị vững mạnh và phát triển như hiện nay.
III, Chức năng, nhiệm vụ của BHXH tỉnh Hải Dương
Với cơ cấu tổ chức như trên mỗi phòng nghiệp vụ trực thuộc BHXH tỉnh Hải Dương có những chức năng và nhiệm vụ riêng biệt cụ thể như sau:
1, Phòng Chế độ, chính sách
1.1, Chức năng
Phòng Chế độ,chính sách có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện các chế độ BHXH : hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp và thẩm định số liệu chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe đối với các đối tượng tham gia BHXH bao gồm cả bắt buộc và tự nguyện trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
1.2, Nhiệm vụ và quyền hạn
1.1.1, Tổ chức và xét duyện hồ sơ hưởng chế độ BHXH từ phòng Tiếp nhận- Quản lý hồ sơ và trả kết quả theo quy định;
1.1.2, Quản lý đối tượng hưởng và mức hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng theo từng chế độ, bao gồm đối tượng tháng trướch chuyển qua, đối tượng tăng, giảm và di chuyển trong tháng; điều chỉnh mức hưởng trợ cấp BHXH theo quy định;
1.1.3, Lập danh sách đối tượng hưởng các chế độ trợ cấp BHXH , in danh sách chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và chuyển cho phòng Kế hoạch- Tài chính; cấp và quản lý giấy chứng nhận hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng;
1.1.4, Hướng dẫn, kiểm tra BHXH huyện và BHXH thành phố Hải Dương ( sau đây gọi chung là BHXH huyện) trong việc giải quyết chế độ, chính sách và quản lý đối tượng hưởng chế độ, chính sách BHXH ;
1.1.5, Phối hợp các phòng nghiệp vụ liên quan giải quyết đơn thư hỏi, khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực được phân cấp;
1.1.6, Tổng hợp, đánh giá và kiến nghị cấp có thẩm quyền biện pháp tháo gỡ vướng mắc thuộc lĩnh vực được phân cấp và công tác cải cách hành chính;
1.1.7, Chủ trì, phối hợp phòng nghiệp vụ liên quan thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền thuộc lĩnh vực được phân cấp;
1.1.8, Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;
1.1.9, Quản lý công chức, viên chức theo phân cấp và tài sản được giao.
2, Phòng Kế hoạch – Tài chính
2.1, Chức năng
Phòng Kế hoạch – tài chính giúp Giám đốc BHXH tỉnh thực hiện công tác kế hoạch và quản lý tài chính, tổ chức hạch toán, kế toán của hệ thống BHXH tỉnh theo quy định của pháp luật.
2.2, Nhiệm vụ và quyền hạn
2.2.1, Phòng có nhiệm vụ chuyển tiền thu BHXH, BHYT vào tài khoản của BHXH Việt Nam theo quy định;
2.2.2, Tổ chức cấp kinh phí chi trả cho đối tượng hưởng chế độ BHXH, BHYT;
2.2.3, Tổ chức cấp phát và quản lý kinh phí chi cho hoạt động quản lý bộ máy, đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, mua sắm các trang thiết bị và các nguồn kinh phí khác của BHXH tỉnh theo quy định;
2.2.4, Chủ trì phối hợp các phòng và BHXH huyện lập và giao kế hoạch phân bổ quỹ khám, chữa bệnh cho các cơ sở y tế có ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT;
2.2.5, Tổng hợp đánh giá tình hình thưch hiện kế hoạch tài chính: thu, chi BHXH, BHYT, chi quản lý bộ máy, chi đầu tư xây dựng hàng quý, năm thuộc BHXH ;
2.2.6, Thực hiện chế độ, định mức chi tiêu tài chính, tổ chức hạch toán, kế toán theo quy định;
2.2.7, Hướng dẫn, kiểm tra BHXH huyện thực hiện các nghiệp vụ quản lý tài chính, hạch toán, kế toán theo chế độ quy định;
2.2.8, Chủ trì phối hợp các phòng nghiệp vụ thực hiện xét duyệt và tổng hợp quyết toán tài chính quý, năm do BHXH tỉnh quản lý;
2.2.9, Theo dõi, lưu trữ, quản lý chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định;
2.2.10, Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo tài chính tháng, quý, năm theo quy định;
2.2.11, Quản lý công chức, viên chức theo phân cấp và tài sản được giao.
3, Phòng Thu
3.1. Chức năng
Phòng thu có chức năng giúp BHXH tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện công tác thu BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
3.2.1. Hàng năm xây dựng và phân bổ chỉ tiêu kế hoach thu BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc cho BHXH huyện trên cơ sở kế hoạch đã được BHXH Việt Nam giao;
3.2.2. Quản lý và tổ chức thực hiện công tác thu BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc trên địa bàn tỉnh theo quy định; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra BHXH huyện về nghiệp vụ thu BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc;
3.2.3. Lập danh sách các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc chuyển cho phòng Cấp và quản lý sổ, thẻ để thực hiện việc cấp sổ BHXH và in thẻ khám chữa bệnh BHYT; thẩm định và tổng hợp số thu BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc gửi phòng Kế hoạch- tài chính;
3.2.4. Tổ chức xét duyệt hồ sơ đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. BHYT bắt buộc từ phòng tiếp nhận – quản lý hồ sơ và trả kết quản thep quy định;
3.2.5. Tổng hợp, đánh giá và kiến nghị cấp có thẩm quyền biện pháp tháo gỡ vướng mắc thuộc lĩnh vực được phân cấp và công tác cải cách hành chính;
3.2.6. Chủ trì, phối hợp phòng nghiệp vụ liên quan thực hiên công tác thông tin, tuyên truyền thuộc lĩnh vực được phân cấp;
3.2.7. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;
3.2.8. Phối hợp các phòng nghiệp vụ giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo thuộc lĩnh vực của mình
3.2.9. Quản lý công chức, viên chức theo phân cấp và tài sản được giao.
4. Phòng Bảo hiểm tự nguyện
4.1. Chức năng
Giúp giám đốc BHXH tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện công tác thu BHXH tự nguyện , BHYT tự nguyện trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật là chức năng của phòng bảo hiểm tự nguyện.
4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
4.2.1. Hàng năm xây dựng và phân bổ chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện cho BHXH huyện trên cơ sở kế hoạch đã được BHXH Việt Nam giao;
4.2.2. Quản lý và tổ chức thực hiện công tác thu BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện theo quy định; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra BHXH huyện về công tác thu BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện;
4.2.3. Lập danh sách các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện chuyển cho phòng Cấp và quản lý sổ, thẻ để thực hiện việc cấp sổ BHXH và in thẻ khám chữa bệnh BHYT; thẩm định và tổng hợp số thu BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện gửi phòng kế hoạch – tài chính.
4.2.4. Tổ chức xét duyệt hồ sơ các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện từ phòng tiếp nhận – quản lý hồ sơ và trả kết quả theo quy định;
4.2.5. Tổng hợp đánh giá và kiến nghị cấp có thẩm quyền biện pháp tháo gỡ vướng mắc thuộc lĩnh vực được phân cấp và công tác cải cách hành chính;
4.2.6. Phối hợp các phòng nghiệp vụ liên quan thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền thuộc lĩnh vực được phân cấp;
4.2.7. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;
4.2.8. Quản lý công chức, viên chức theo phân cấp và tài sản được giao;
5. Phòng Giám định y tế
5.1. Chức năng
Phòng giám định y tế làm các việc có liên quan đến quản lý công tác khám chữa bệnh BHYT ( bao gồm cả bắt buộc và tự nguyện) và tổ chức công tác giám định chi phí khám chữa bệnh BHYT trên điạ bàn tỉnh theo quy định của pháp luật
5.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
5.2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý công tác khám, chữa bênj BHYT hàng quý, hàng năm theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam và chuyển phòng Kế hoạch – tài chính;
5.2.2. Tổ chức xét duyệt hồ sơ thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh BHYT từ phòng Tiếp nhận- Quản lý hồ sơ và trả kếp quả theo quy định;
5.2.3. Tổ chức thường trực tại cơ sở y tế có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT để thực hiện quy trình giám định khám, chữa bệnh BHYT theo quy định; tổ chức kiểm tra, thẩm định và tổng hợp hồ sơ khám, chữa bệnh BHYT hàng tháng, quý, năm gửi phòng Kế hoạch – tài chính;
5.2.4. Tổng hợp, đánh giá và dự báo quỹ khám, chữa bệnh BHYT; kiến nghị cấp có thẩm quyền biện pháp tháo gỡ vướng mắc thuộc lĩnh vực được phân cấp và công tác cải cách hành chính;
5.2.5. Hướng dẫn, kiểm tra BHXH huyện về công tác quản lý và nghiệp vụ giám định khám chữa bệnh BHYT ;
5.2.6. Chủ trì, phối hợp phòng nghiệp vụ liên quan thực hiên công tác thông tin, tuyên truyền thuộc lĩnh vực được phân cấp;
5.2.7. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;
5.2.9. Phối hợp các phòng nghiệp vụ giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo thuộc lĩnh vực của mình
5.2.10. Quản lý công chức, viên chức theo phân cấp và tài sản được giao.
6. Phòng Công nghệ thông tin
6.1. Chức năng
Phòng công nghệ thông tin có chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực hoạt động của hệ thống BHXH tỉnh.
6.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
6.2.1. Khai thác, sử dụnh và bảo quản các chương trình công nghệ thông tin của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh;
6.2.2. Tổng hợp đề xuất các yêu cầu nghiệp vụ về BHXH, BHYT để tìm ra các giải pháp quản lý phù hợp bằng công nghệ thông tin; nghiên cứu, xây dựng và ứng dụngcác chương trình công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn, công tác quản lý của ngành;
6.2.3. Tổ chức thu thập dữ liệu, xây dựng và quản trị cơ sở dữ liệu của BHXH tỉnh, BHXH huyện phục vụ yêu cầu quản lý. Cung cấp các số liệu tổng hợp và phân tích theo yêu cầu quản lý của ngành;
6.2.4. Hướng dẫn và kiểm tra nghiệp vụ các đơn vị sử dụng công nghệ thông tin trực thuộc;
6.2.5. Tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả các thiết bị và các chương trình hệ thống công nghệ thông tin ở BHXH tỉnh và BHXH huyện;
6.2.6. Quản lý và đảm bảo an toàn các cơ sở dữ liệu, an ninh mạng của BHXH tỉnh, BHXH huyện.
6.2.7. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;
6.2.8. Quản lý công chức, viên chức theo phân cấp và tài sản được giao;
7. Phòng Tổ chức – hành chính
7.1. Chức năng
Phòng Tổ chức – hành chính có chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh quản lý tổ chức, công chức, viên chức, công tác tuyên truyền, thi đua, khen thưởng và các hoạt động văn phòng của BHXH tỉnh.
7.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
7.2.1 Xây dựng tổ chức bộ máy BHXH tỉnh và BHXH huyện;
7.2.2 Xây dựng quy chế làm việc; mối quan hệ phối hợp công tác giữa BHXH tỉnh với cơ quan, đơn vị liên quan trên điạ bàn tỉnh và giữa đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định;
7.2.3 Hàng năm xây dựng kế hoạch biên chế, tuyển dụng, nâng bậc lương; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức theo phân cấp và thực hiện kế hoạch được phê duyệt;
7.2.4 Quản lý và thực hiện giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức theo phân cấp;
7.2.5 Theo dõi thực hiện công tác cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ và công tác quân sự địa phương thuộc hệ thống BHXH tỉnh;
7.2.6 Giúp gián đốc xây dựng chương trình, kế hoạch cải cách hành chính phù hợp với chương trình cải cách hành chính của BHXH Việt Nam và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính được phê duyệt;
7.2.7 Giải quyết đơn thu khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc BHXH tỉnh theo quy định của pháp luật;
7.2.8 Lập chương trình, kế hoạch công tác định kỳ của lãnh đạo trình Giám đốc phê duyệt và giúp Giám đốc triển khai thực hiện. Đề xuất ý kiến giải quyết các nhiệm vụ phát sinh, đột xuất không thuộc chức năng của các phòng nghiệp vụ hoặc liên quan đến nhiều phòng cần có đầu mối giải quyết;
7.2.9 Thực hiện công tác hành chính: văn thư, lưu trữ, bảo mật và bảo quản hồ sơ tài liệu của BHXH tỉnh; chịu trách nhiệm về nội dung, thể thức và tính hợp pháp của văn bản khi trình giám đốc ký ban hành;
7.2.10 Phối hợp các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch về công tác thông tin, tuyên truyền với nội dung, hình thức phù hợp theo định hướng của BHXH Việt Nam và nhiệm vụ cụ thể của đơn vị trong từng giai đoạn và tổ chức thực hiện kế hoạch được phê duyệt;
7.2.11 Xây dựng kế hoạch trang bị phương tiện làm việc và phục vụ hoạt động của cơ quan BHXH tỉnh; bố trí lịch làm việc của lãnh đạo BHXH tỉnh; tổ chức hậu cần phục vụ sinh hoạt, hội họp, tiếp khách của lãnh đạo cơ quan;
7.2.12 Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng theo quy định;
7.2.13 Tổ chức bảo vệ, quản lý tài sản và phương tiện hoạt động của cơ quan; công tác bảo mật, vệ sinh cơ quan; công tác phòng cháy chữa cháy;
7.2.14 Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo, thống kê về tổ chức- cán bộ khen thưởng; kỷ luật theo định kỳ tháng, quý, năm và đột xuất
7.2.15 Quản lý công chức viên chức theo phân cấp và tài sản được giao.
8. Phòng kiểm tra
8.1 Chức năng
Phòng kiêkr tra có chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện các chế độ, chính sách, thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc quản lý tài chính trong hệ thống BHXH tỉnh theo quy định của pháp luật.
8.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
8.2.1 Xây dựng chương trình, kế hoạch và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền ở địa phương để kiểm tra việc thực hiện, chế độ, chính sách, thu, chi BHXH, BHYT đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh;
8.2.2 Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra đối với các đơn vị thuộc BHXH tỉnh trong việc thực hiện các chế độ, chính sách, thu, chi BHXH và quản lý tài chính theo quy định; có quyền yêu cầu cá nhân, đơn vị có liên quan cung cấp tài liệu để kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định; kiến nghị xử lý theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận sau kiểm tra đã được Giám đốc phê chuẩn;
8.2.3 Thực hiện chỉ đạo của BHXH Việt Nam về công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; giúp Giám đốc BHXH tỉnh phối hợp với BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
8.2.4 Thường trực tiếp công dân, tiếp nhận và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, thu, chi, quản lý tài chính đối với cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động tham gia BHXH, BHYT;
8.2.5 Đề xuất kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và cơ quan cấp trên của đơn vị sư dụng lao động, cơ sở kham, chữa bện trên địa bàn tỉnh để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT theo ủy quyền của giám đốc BHXH tỉnh;
8.2.6 Hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với BHXH huyện;
8.2.7 Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;
8.2.8 Quản lý công chức, viên chức theo phân cấp và tài sản được giao;
9. Phòng tiếp nhận – quản lý hồ sơ
9.1 Chức năng
Phòng tiếp nhận – quản lý hồ sơ có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tiếp nhận và trả kết kết quả hồ sơ giải quyết công việc cho các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT; tư vấn chế độ, chính sách BHXH, BHYT khi tổ chức, cá nhân yêu cầu; quản lý và tổ chức thực hiện công tác lưu trư hồ sơ, tài liệu thuộc hệ thống BHXH tỉnh theo quy định của pháp luật
9.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
9.2.1 Tiếp nhận, kiểm tra các loại hồ sơ giải quyết công việc của BHXH huyện, của tổ chức, cá nhân tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT; chuyển hồ sơ đến phòng nghiệp vụ liên quan giải quyết và trả kết quả theo quy định;
9.2.2 Tư vấn chế độ, chính sách BHXH, BHYT khi tổ chức, cá nhân yêu cầu;
9.2.3 Hướng dẫn, kiểm tra các phòng nghiệp vụ và BHXH huyện về việc quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định;
9.2.4 Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu đến hạn nộp lưu trữ của các phong nghiệp vụ và BHXH huyện; thực hiện công tác lưu trữ, quản lý hồ sơ, tài liệu theo quy định;
9.2.5 Lập kế hoạch xây dựng, nâng cấp và bảo dưỡng kho tàng, mua sắm các thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ cho công tác lưu trữ;
9.2.6 Tổng hợp đánh gía và kiến nghị cấp có thẩm quyền biện pháp tháo gỡ vướng mắc thuộc lĩnh vực được phân cấp và công tác cải cách hành chính
9.2.7 Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;
9.2.8. Quản lý công chức, viên chức theo phân cấp và tài sản được giao;
10. Phòng Cấp và quản lý sổ, thẻ
10.1 Chức năng
Phòng có chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh thực hiện công tác cấp và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT theo quy định của pháp luật
10.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
10.2.1 Quản lý và tổ chức thực hiện việc cấp, sử dụng sổ BHXH, thẻ BHYT theo quy định;
10.2.2 Hướng dẫn, kiểm tra BHXH huyện và tổ chức, cá nhân trong việc: cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, tờ khai, danh sách người tham gia BHXH và BHYT; tăng, giảm người tham gia BHXH, BHYT theo quy định
10.2.3 Rà soát, đối chiếu tờ khai, danh sách đề nghị cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đã được thẩm định với sổ BHXH và thẻ BHYT trước khi trình giám đốc ký duyệt cấp sổ BHXH thẻ BHYT ; đóng số sổ, in thẻ BHYT và chuyển trả phòng tiếp nhận – quản lý hồ sơ;
10.2.4 Phối hợp với phòng thu và phòng bảo hiểm tự nguyện thực hiện kiểm tra đối chiếu, xác nhận vào sổ BHXH về thời gian và mức đóng BHXH làm cơ sở tính hưởng chế độ BHXH ,khi di chuyển ngoại tỉnh hoặc bảo lưu thời gian tham gia BHXH ;
10.2.5 Tổng hợp, đánh giá và kiến nghị các cấp có thẩm quyện biện pháp tháo gỡ vướng mắc thuộc lĩnh vực được phân cấp và công tác hành chính;
10.2.6 Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;
10.2.7 Quản lý công chức, viên chức theo phân cấp và tài sản được giao.
Phần 2: Tình hình hoạt động của cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây
1. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH là một công việc hết sức quan trọng và cấp bách của tất cả các cơ quan nói chung và của BHXH tỉnh Hải Dương nói riêng.Hiện nay trong điều kiện nước ta gia nhập WTO, có rất nhiều các doanh nghiêp trong và ngoài nước, các cơ quan nhà nước và tư nhân được thành lập, chính vì vậy số lượng các đơn vị sử dụng lao động và số lượng lao động không ngừng gia tăng. Do năm vững được quy định của luật lao động và do sự hiểu biết về những lợi ích mà BHXH mang lại nên hầu hết các đơn vị sử dụng lao động và người lao động đều muốn tham gia BHXH để đảm bảo được quyền lợi của mình.Trong bối cảnh như vậy, vào những năm qua, BHXH tỉnh đã không ngừng áp dụng các biện pháp để tiếp cận và mở rộng các loại đối tượng tham gia nhằm phục vụ nhu cầu được tham gia BHXH ngày càng nhiều của người sử dụng lao động lẫn người lao động.
Bảng số liệu về số đơn vị sử dụng lao động và số lao động tham giam BHXH trong năm 2006 và 2007
Stt
Tên đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Số đ.vị sdld(đ.vị)
Số lao động(người
Số đ.vị sdld(đvị)
Số lao động(ng)
A
Mức đóng23%
2.092
97.240
2.364
120.355
1
Dn nhà nước
73
13.625
68
12.857
2
DN vốn đầu tư nước ngoài
51
17.789
81
33.469
3
DN quốc doanh
368
25.044
560
30.893
4
Khối HTX
322
2.010
376
2.474
5
HCSN- Đảng, đoàn thể
949
30.619
961
31.339
6
Khối Giáo dục dân lập
48
2.976
55
3.694
7
Khối xã phường, thị trấn
263
5.537
263
5.629
B
DN ngoài quốc doanh 20%
1
-
16
17
C
Đối tượng tự đóng15%
11
15
16
17
D
Đối tượng tham gia BHYT
440
290.120
464
105.570
1
Đại biểu HĐND
266
3.149
267
3.093
2
Thân nhân sỹ quan
22
11.936
22
13.039
3
Khối cán bộ xã đã nghỉ hưu
147
1.915
171
2.231
4
Khối khác 3% BHYT
5
273.120
4
87.207
E
Khối khác
-
-
1
182.555
Tổng cộng
2549
387.375
2.846
408.497
Ngoài những thành công về công tác mở rộng đối tượng tham gia, BHXH tỉnh còn có những thành tích xuất sắc về hoạt động quản lý thu.Tuy số lượng đối tượng tham gia ngày càng gia tăng là một dấu hiệu đáng mừng của BHXH tỉnh nhưng để có một thành công như hiện nay chúng ta không thể không quan tâm đến công tác thu BHXH và chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH.Cụ thê:
2. Về công tác chi trả cho các đối tượng được hưởng: Đây là công việc vô cùng quan trọng liên quan trực tiếp đên quyền lợi của đối tượng được hưởng các chế độ BHXH .Công tác chi trả phải được lãnh đạo cơ quan chú trọng tới, chi trả phải kịp thời thường xuyên và đầy đủ từ đó mới tạo được niềm tin về BHXH cho người lao động làm cho họ nhận thấy rõ ràng những lợi ích do BHXH mang lại. Ngay từ những năm đầu thành lập, ngành đã chủ độgn xây dựng kế hoạch, giao kế hoạch hàng năm, phân bổ, cấp kinh phí hành tháng, hàng quý cho BHXH các huyện thành phố bao đảm các hoạt động chi của ngành kịp thời, đủ nguồn, đúng nguyên tắc đúng chế độ, công khai tài chính. Hải Dương là tỉnh có số lượng lớn đối tượng hưởng chế độ BHXH với trên 67.870 người. Thực hiện mô hình chi trả thông qua đại lý chi ở các xã, phường, thị trấn, luôn thực hiện nghiêm túc quy định về quản lý đối tượng, theo dõi biến động, chi trả bảo đảm đúng ký, đủ số, tận tay, an toàn, không để mất quyền lợi của người hưởng chế BHXH , BHYT. Năm qua, đã chi trả thường xuyên, một lần 585 tỷ đồng.
3. Về công tác thu BHXH: Trong những năm qua, số lượng người tham gia BHXH ngày càng gia tăng thì công tác thu BHXH càng phải được chú trọng đến và cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương coi đây là nhiệm vụ quan trọng nhất, có tính quyết định đến việc hình thành, tồn tại, và phát triển BHXH tỉnh. Chỉ có làm tốt công tác thu thì mới có thể làm tốt các khâu, giai đoạn khác trong quá trình tham gia BHXH của người tham gia. Kết quả thu BHXH trong 2 năm 2006, 2007 được tổng hợp qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng số liệu về tình hình thu BHXH năm 2006 và 2007
(đơn vị: tỷ đồng)
Stt
Tên đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Số phải thu
Số đã thu
Số phải thu
Số đã thu
A
Mức đóng23%
108.842
253.894
379.8445
347.662
1
Dn nhà nước
18.626
40.145
55.734
49.547
2
DN vốn đầu tư nước ngoài
20.253
37491
83.396
69.843
3
DN ngoài quốc doanh
24.332
49.437
82.921
71.738
4
Khối HTX
931
2.688
3.679
3.476
5
HCSN- Đảng, đoàn thể
35.500
106.440
129.067
127.456
6
Khối Giáo dục dân lập
3.563
5.277
8.272
8.919
7
Khối xã phường, thị trấn
5.638
12.416
16.776
16.681
B
DN ngoài quốc doanh 20%
-
67
41
42
C
Đối tượng tự đóng15%
13,644
27,876
-
-
D
Đối tượng tham gia BHYT
10.706
20.690
19.374
18.750
1
Đại biểu HĐND
212
419
560
539
2
Thân nhân sỹ quan
1.196
752
2.854
2.586
3
Khối cán bộ xã đã nghỉ hưu
87
89
384
382
4
Khối khác 3% BHYT
9.210
19.430
15.580
15.624
E
Khối khác
-
628
-
-
Tổng cộng
119.561
275.306
413.962
381.058
Qua bảng số liệu trên ta thấy, công tác thu đã đạt những kết quả trên là do một số nguyên nhân sảu:
+ Do sự đoàn kết cố gắng của tất cả các công chức viên chức làm công tác thu BHXH từ tỉnh đến huyện, thành phố.Có sự lãnh đạo chỉ đạo kịp thời và thường xuyên của ban giám đốc cơ quan, của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, của UBND tỉnh và sự phối kết hợp hỗ trợ có hiệu quả và tích cực của các sở, ban, ngành có liên quan đồng thời với đó là sự cộng tác chặt che thường xuyên của các đơn vị sử dụng lao động.
+ BHXH tỉnh đã gắn công tác giải quyết các chế độ BHXH với công tác thu BHXH, công tác ghi và cấp sổ BHXH cho người lao động đã tạo được niềm tin cho người lao động, góp phần nâng cao được trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH của người lao động, hạn chế việc khai giảm lao động và quỹ tiền lương của đơn vị sử dụng lao động, tạo điều kiện cho BHXH tỉnh truy thu được một số lượng tiền đóng BHXH còn nợ đọng từ các năm trước.
Tuy vây trong công tác thu còn gặp nhiều khó khăn như: một số doanh nghiệp làm an thua lỗ không có tiền đóng BHXH, thậm chí có doanh nghiệp không có khả năng thanh toán vì có nguy cơ phá sản hoặc một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất quỹ tiền lương của người lao động không ổn định bấp bênh không có khả năng đóng BHXH.Bên cạnh đó còn một số doanh nghiệp còn cố tình khai giảm số lao động và mức tiền lương để trốn đóng BHXH…
4. Về công tác tổ chức đào tạo cán bộ: BHXH tỉnh Hải Dương coi đây là nhân tố hết sức quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của cơ quan. Chính vì thế trong những năm qua, BHXH tỉnh lluôn chú trọng đến công tác xây dựng cơ cấu bô máy vững mạnh và có hiệu quả. Hàng năm BHXH tỉnh luôn có hoạt động trau dồi nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho cán bộ công chức viên chức.Bên cạnh đó còn giáo dục các cán bộ về tư tưởng chính trị đạo đức của Đảng giúp các công, viên chức có một tư tưởng trong sáng lành mạnh từ đó yên tâm công tác.
5. Công tác thông tin tuyên truyền: BHXH tỉnh thường xuyên phối hợp với các cơ quan phát thành, tuyên truyền và báo chí của Trung ương, của tỉnh để tuyên truyền về công tác BHXH, nhất là việc thực hiện chế độ chính sách BHXH theo nhưng quy định, cơ chế mới.
BHXH tỉnh có hình thức tuyên truyền thích hợp như tổ chức giới thiệu chế độ chính sách BHXH và điều lệ BHXH cho người lao động theo các khối đơn vị, nhất là các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Kết hợp với Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ tuyên truyền chế độ chính sách BHXH cho người lao động đến tận các chi bộ Đảng trong toàn tỉnh.
6. Các công tác khác
Ngoài nhiệm vụ chuyên môn nói trên, BHXH tỉnh Hải Dương cũng như BHXH các huyện, thành phố luôn chú trọng xây dựng nội bộ đoàn kết nhất trí, quan tâm đúng mức đến các hoạt động của các tổ chức đoàn thể, đời sống vật chất tình thần của công chức, viên chức toàn ngành được quan tâm chăm lo chu đáo, được đảm bảo. Công chức, viên chức BHXH tỉnh nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia công tác xã hội như: Hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa, nhận chăm sóc và phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, đóng góp xây dựng các quỹ ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, quỹ người nghèo; thăm và tặng quà cho những trẻ em mồ côi không nơi nương tụa …
Trong năm qua 100% công chức viên chức BHXH tỉnh Hải Dương đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trong đó có 90% công chức viên chức được bình bầu là lao động giỏi.
Trên đây là sơ lược về tinh hình hoạt động của BHXH tỉnh Hải Dương trong một số năm vưa qua.Tuy đã đạt được những thành tích đáng kể nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại như:
+ Một số cán bộ còn có thái độ quan liêu của quyền gây khó dễ cho những nguời tham gia
+ Công tác thu- chi đôi khi còn gặp nhiều khó khăn chủ quan và khách quan dẫn đến chưa đạt kết quả như ý muốn
+ Công tác xét duyệt hồ sơ, cấp sổ thẻ BHXH còn chậm.
BHXH tỉnh Hải Dương là một bộ phận quan trọng của BHXH Việt Nam, đã được BHXH Việt Nam đánh giá là một trong số những đơn vị đã đạt thành tích cao trong hoạt động của ngành BHXH . Với những thành tích trên năm 2006,2007 BHXH tỉnh Hải Dương đã được nhiều cấp nhiều ngành tặng thưởng nhiều danh hiệu, bằng khen và phần thưởng cao quý.
Qua hơn 20 năm hoạt động, phát triển và trưởng thành BHXH tỉnh Hải Dương đã chứng tỏ mình là một bộ phận quan trọng trong ngành BHXH Việt Nam nói riêng và của cả nền kinh tế đất nước nói chung, và đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương và của toàn đất nước Việt Nam.
Phần 3: Phương hướng và nhiệm vụ trong năm tới của cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương
Năm 2007 có thể nói là một năm thành công của BHXH tỉnh Hải Dương trên tất cả các phương diện.Những kết quả và thành tích của cơ quan là sự đóng góp tích cực không mệt mỏi của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh.Tuy nhiên bên cạnh đó ngành BHXH tỉnh Hải Dương còn gặp không ít khó khăn thử thách. Chính vì thế để ngành BHXH tỉnh có thể tiếp tục phát triển thuận lợi và đạt được những kết quả tốt nhằm hoàn thành nhiệm vụ mà BHXH Việt Nam giao phó góp phần phát triển kinh tế đất nước, ngành đã đề ra các phương hướng nhiệm vụ trong năm 2008, cụ thể như sau:
1. Ngành BHXH tỉnh phải tiếp tục chú trọng nâng cao công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách chế độ BHXH, tuyên truyền các chỉ thị của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, chỉ thị và thông báo của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chính sách BHXH, các luật có liên quan đến cán bộ, công chức viên chức ngành.Bên cạnh đó, để người sử dụng lao động lẫn người lao động hiểu rõ tầm quan trọng,vị trí của chính sách BHXH đối với mỗi cá nhân, tập thể; vừa để nâng cao nhận thức vừa tạo sức ép xã hội đối với người sử dụng lao động trong các cơ quan tổ chức, trong các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh phải nghiêm túc thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đã được quy định tại luật. Đoàn thể và lãnh đạo BHXH tỉnh cần chủ động tiến hành kiểm điểm sơ kết đánh giá tình hình triển khai thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Thường vụ Tỉnh ủy đẻ qua đó tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được trong những năm đó đồng thời phải nghiêm túc kiểm điểm những sai phạm đã mắc phải để tiếp tục thực hiện tốt hơn trong những năm tiếp theo.
2. Về quản lý thu, phòng thu nói riêng và cơ quan BHXH tỉnh nói chung phải có những biện pháp cụ thể để mức thu vượt mức kế hoạch đã đề ra.Tập trung đôn đốc cán bộ viên chức tiến hành thu hết số nợ đọng của các tháng, các quý, các năm trước đó, có thể gắn trách nhiệm thu nộp của các đơn vị, doanh nghiệp với việc chi trả các chế độ BHXH để tác động vào quá trình nộp BHXH của họ. Đối với những đơn vị thực hiện nộp không nghiêm chỉnh không đúng thời hạn, cố tình chần chừ tìm cách kéo dài thời gian nộp phải áp dụng những biện pháp vừa mạnh mẽ,kiên quyết hơn vừa kiên trì thuyết phục; vừa đánh vào tâm lý vừa có những biện pháp hành chính kinh tế và pháp luật buộc họ phải thực hiện.Ngoài ra cần phải mở rộng thêm về đối tượng đến tận cán bộ xã, phường, thị trấn và tranh thủ tiếp cận khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài ( đối tượng nay ngày càng nhiều trong điều kiện nước ta gia nhập vào WTO).Bên cạnh hình thức bắt buộc,cơ quan cần phải chú trọng đến loại hình BHXH tự nguyện để mở rộng thêm đối tượng phục vụ và tăng thu nhập cho cơ quan.
3. Về hoạt động quản lý chi, phải thực hiện chi đúng, chi đủ, kịp thời đến từng đối tượng được hưởng, đảm bảo an toàn không nhầm lẫn thâm hụt.
4. Ngoài việc phải thực hiện tốt công tác quản lý thu- chi BHXH tỉnh Hải Dương cần phải đặc biệt quan tâm chú ý đến việc quản lý chế độ chính sách BHXH, đảm bảo xét duyệt chặt chẽ, đúng chính sách và đối tượng từ đó giúp cho người lao động và đơn vị sử dụng lao động quản lý tốt hồ sơ theo quy định, đẩy mạnh tiến độ cấp sổ BHXH thông qua thực hiện công tác quản lý chi trả và xét duyệt đối tượng để phát hiện những chế độ, chính sách chưa hợp lý đề xuất với BHXH Việt Nam và nhà nước để kiịp thời xem xét,chỉnh sủa bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế.
5. Không ngừng kiện toàn, nâng cao chất lượng tổ chức- cán bộ của ngành từ tỉnh đến huyện, thành phố và những người trực tiếp đảm nhiệm công tác chi trả từ cơ sở- đảm bảo tinh gọn, làm việc có hiệu quả, có tinh thần làm việc tốt.Phải chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng trình độ chính trị nghiệp vụ chuyên môn, ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ công chức viên chức toàn ngành và ở mỗi cơ sở. Khắc phục và từng bước loại bỏ thói hách dịch, của quyền của các cán bộ BHXH gây phiền hà cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH và người sử dụng lao động. Kiên quyết đấu tranh loại bỏ những tiêu cực, trục lợi trong công tác xét duyệt và chi trả BHXH.
6. BHXH tỉnh Hải Dương cần phải chủ động và có kế hoạch phối kết hợp với các ngành Lao động Thương binh _ Xã hội, Liên đoàn Lao động, Tài chính vật giá, Thanh tra nhà nước, Kiểm tra Đảng để thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố các về những vấn đề có liên quan đến viếc thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, phát hiện những sai sót, những vi phạm để kịp thời xử lý nghiêm những hành vi tiêu cục phát sinh từ trong nội bộ ngành và các ngành địa phương khác. Những vụ việc nghiêm trọng phải được đưa ra pháp luật để xử lý và làm gương.
7. BHXH tỉnh Hải Dương phấn đấu xây dựng tổ chức Đảng và cơ quan trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Nâng cao nhận thức chính trị đạo đức lối sống cho đội ngũ cán bộ, viên chức.
Với những phương hướng nhiệm vụ đã đạt ra ở trên, đòi hỏi mỗi công chức viên chức và toàn thể ngành BHXH tỉnh Hải Dương cần phải cố gắng hết sức mình để đem lại một kết quả tốt nhất trong năm nay và những năm sau này để BHXH tỉnh Hải Dương mãi mãi xứng đáng với danh hiệu đơn vị anh hùng do Đảng và Nhà nước trao tặng góp phần xây dựng tỉnh Hải Dương ngày càng giàu đep.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A9011.DOC