Báo cáo tổng quan cải thiện đời sống nông dân Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế

Giải pháp tiềm năng Một số khó khăn, cản ngại, thách thức Tăng chất lượng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm - Công nghệ sản xuất an toàn, sản xuất sạch chưa hình thành hoặc phát triển kém - Công nghệ sau thu hoạch yếu kém - Thiếu nhân vật lực, phương pháp quản lý vệ sinh và an toàn thực phẩm kém hiệu quả Áp dụng và thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật - Công nghệ sau thu hoạch còn yếu kém - Thiếu thông tin thị trường - Năng lực của ngành kinh doanh nông sản kém Tăng cường đào tạo, khuyến nông - Đội ngũ nhân lực khuyến nông chưa đáp ứng yêu cầu - Công tác khuyến nông chưa được đa dạng hóa và chuyên môn hóa tốt - Phương pháp tiếp cận hiện nay chưa thật sự gắn sản phẩm với thị trường Quản lý sản xuất Chuyển dịch cơ cấu sản xuất - Quy hoạch nông nghiệp bị phá vỡ vì không phù hợp hoặc không thích ứng nhanh với biến động thị trường - Thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật phù hợp và nông dân chưa được hỗ trợ kiến thức chuyên môn đầy đủ khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất Tăng cường quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm - Thiếu các phương tiện nhân vật lực - Thiếu mô hình quản lý có hiệu quả Tăng cường liên kết ngang, dọc trong sản xuất – kinh doanh và thúc đẩy nhanh ngành kinh doanh nông sản - Thiếu tâm lý liên kết trong sản xuất của người sản xuất và kinh doanh - Ngành kinh doanh nông sản chưa đủ hiện đại và chuyên nghiệp

pdf15 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo tổng quan cải thiện đời sống nông dân Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BÁO CÁO TỔNG QUAN CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG NÔNG DÂN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ Trần Tiến Khai Trần Tiến Khai (2007). Cải thiện đời sống nông dân Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế. Báo cáo tổng quan. Hội nghị Khoa học thường niên, Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam. Ngày 26-28/8/2007. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization). Trong quá trình hội nhập sắp tới, ngoài những thuận lợi trong thương mại với hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam, như là một nước đang phát triển và chưa có một nền kinh tế thị trường thật sự, sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Nông nghiệp là một lĩnh vực hết sức quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, dân số nông thôn chiếm đến 60,7% dân số quốc gia, ngành nông lâm thủy sản giải quyết công ăn việc làm cho 56,8% người trong độ tuổi lao động và đóng góp đến 20,9% GDP quốc gia. Vì vậy, bất kỳ tác động nào của việc gia nhập WTO đến vấn đề nông nghiệp và nông thôn đều gây ra những ảnh hưởng lớn lao và lâu dài đến toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt tác động trực tiếp đến đời sống của nông dân và cư dân nông thôn. Vì vậy, một trong những thách thức lớn nhất đối với Việt Nam trong toàn cầu hóa và gia nhập kinh tế thế giới là làm sao giữ ổn định và cải thiện thu nhập cho tầng lớp nông dân, vốn đang là tầng lớp có đời sống kinh tế thấp và gánh chịu nhiều rủi ro nhất. 2. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ NÔNG DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Một số đặc trưng của nông nghiệp Việt Nam Việt Nam là một quốc gia có bản chất của nền kinh tế là kinh tế nông nghiệp. Nông nghiệp tuy giảm dần vai trò đóng góp vào GDP quốc gia, nhưng vẫn là nguồn sống chính của hơn một nửa dân số đất nước. Hiện nay, nông nghiệp vẫn còn đóng góp hơn 20% GDP, nuôi sống hơn 60% dân số. Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp thấp so các ngành khác1 (bảng 1). Ngoài những điểm mạnh mang tính truyền thống như khả năng tự bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và có lợi thế cạnh tranh đối với một số loại cây trồng chính, ngành nông nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế hoặc khó khăn cần được nhận thức rõ. 1 Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp giai đoạn 2000-2005 là 3,8%; so với tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước là 7,5%. 2 Hiện nay, quỹ đất nông nghiệp đã được khai thác tối đa, nông nghiệp tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng và đã đến mức tới hạn (bảng 2, 3). Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp có xu hướng giảm ở các năm gần đây. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, dân cư được phân bổ chênh lệch giữa các vùng nông nghiệp và vùng sinh thái. Ngoài ra, cây trồng cũng được phân bố theo vùng sinh thái, một mặt, dẫn đến sự chuyên môn hóa trong canh tác nông nghiệp, mặt khác dẫn đến tình trạng chênh lệch trong cơ hội tìm kiếm thu nhập hoặc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của nông dân giữa các vùng và phân hóa cơ hội kinh tế giữa nông dân ở các vùng khác nhau. Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam nhìn chung thấp vì trình độ khoa học công nghệ sản xuất thấp. Ở Việt Nam, đã xác định một số mặt hàng nông sản có khả năng cạnh tranh khá trên thị trường thế giới như gạo, cà phê, cao su, nhân hạt điều, hồ tiêu, chè, thủy sản và đồ gỗ. Ngược lại, một số mặt hàng có khả năng cạnh tranh thấp như thịt, trứng, rau quả, ngô. Nhiều mặt hàng nông sản không có khả năng cạnh tranh như sữa, đậu nành, lạc, mía đường, bông vải. Do khả năng tài chính quốc gia còn hạn chế, mức đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn còn kém; đầu tư cho nông lâm thủy sản còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng và đóng góp của ngành đối với nền kinh tế quốc gia. Hệ thống kinh doanh nông sản chỉ đang bắt đầu phát triển và tập trung vào một số ngành truyền thống hoặc có lợi nhuận cao như lúa gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, điều. Hệ thống thông tin thị trường chưa phát triển và chưa giúp doanh nghiệp nông nghệp và nông dân ra quyết định đúng để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và thu nhập. Khi chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam phải đối mặt với nhiều rủi ro trong thương mại nông sản. Đối với các mặt hàng có khả năng cạnh tranh, Việt Nam có thể gia tăng sản lượng xuất khẩu, nhưng rào cản chính là rào cản kỹ thuật, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm mà trình độ và công nghệ sản xuất chưa đáp ứng được. Ngoài ra, công ăn việc làm của nông dân ở các ngành kém cạnh tranh sẽ gặp nhiều khó khăn khi nông sản nước ngoài có giá rẻ hơn được nhập khẩu với số lượng lớn vào Việt Nam. Trong các năm gần đây, rủi ro vì thiên tai, dịch bệnh liên tục xảy ra và chưa khắc phục được. Ví dụ dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa; dịch lở mồm long móng, bệnh cúm gia cầm, bệnh tai xanh v.v. Hậu quả là tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng, thu nhập của nông dân giảm sút. Môi trường nông nghiệp đang suy thoái, có nơi cạn kiệt vì khai thác quá mức hoặc sử dụng sai cách. Một ví dụ điển hình là các vùng ven biển chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ đang bắt đầu gánh chịu các hệ quả về suy thoái môi trường. 2.2 Một số đặc trưng của nông thôn Việt Nam Nông thôn là không gian sống và làm việc của cư dân nông thôn, trong đó sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa rộng) là hoạt động chính. Theo nhiều nguồn thông tin và đánh giá, nông thôn Việt Nam có nhiều yếu tố bất cập như sau: 3 - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn yếu kém so với đô thị, được đầu tư ít và dàn trải (điện, đường, trường, trạm), đặc biệt là cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp; - Các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp chưa phát triển; - Các ngành công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển; - Cơ cấu thu nhập ở nông thôn chủ yếu vẫn là từ nông nghiệp (bảng 4). Thiếu cơ hội cho ngành nghề phi nông nghiệp như tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm, nông sản và các ngành nghề khác ở các vùng sâu, xa do mức độ tập trung công nghiệp hóa ở những vùng kinh tế trọng điểm và ven đô thị lớn. Do đó, thu nhập thực tế của cư dân nông thôn nói chung, nông dân nói riêng còn rất thấp (bảng 5). - Áp lực đô thị hóa ở vùng ven đô thị, ở các địa phương có mật độ dân cư cao, ở những khu vực quy hoạch công nghiệp hóa2. Áp lực này dẫn đến tình trạng một bộ phận nông dân mất cơ hội sản xuất nông nghiệp trong khi chưa chuẩn bị đầy đủ cho việc chuyển đổi ngành nghề. 2.3 Nông dân Việt nam còn nghèo, tại sao? Lý do cơ bản là thiếu hụt và mất cân đối nguồn lực sản xuất. Thứ nhất, nguồn lực đất đai: quá khan hiếm, quá ít ỏi để đủ nuôi sống nông dân và gia đình. Bình quân ruộng đất trên hộ gia đình nông nghiệp ở miền Bắc là 0,25 ha; ở Đồng bằng Sông Cửu Long từ 0,5-1,0 ha. Với giả định một hộ nông nghiệp có bình quân 1 ha đất canh tác, thu nhập bình quân đầu người của hộ hầu hết là rất thấp, đối với các loại cây trồng thông thường (bảng 7). Điều này cũng cho thấy, hạn chế cơ bản của nông dân Việt Nam là mức sở hữu hoặc sử dụng đất thực tế quá thấp, so với nhiều nước trên thế giới. Thứ hai, lao động nông nghiệp dư thừa tương đối ở các vùng nông thôn sâu, xa. Điều này cũng có đồng nghĩa với thất nghiệp tương đối, thiếu công ăn việc làm và thu nhập phi nông nghiệp thấp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đô thị hóa và công nghiệp hóa, xu hướng chuyển dịch lao động từ nông thôn sang khu vực thành thị, từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp đang diễn ra, dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động mang tính thời vụ ở nông thôn. Một vấn đề chủ yếu khác là trình độ của lao động nông nghiệp thấp, kỹ năng giản đơn, thiếu nền tảng học vấn để học tập nâng cao trình độ, kiến thức khoa học áp dụng trong sản xuất. Về vốn, sự thiếu hụt vốn và sử dụng kém hiệu quả nổi lên rất rõ. Các vấn đề chính của nông dân khi vay vốn tín dụng chính thức là (1) rủi ro không trả được nợ; (2) không đủ thế chấp; (3) chi phí tiếp cận dịch vụ cao, thời gian xét duyệt kéo dài. Tín dụng phi chính thức lại có lãi suất quá cao. Hiện nay, đa số nông dân thiếu vốn tái đầu tư sản xuất mở rộng, chỉ đủ để tái sản xuất giản đơn; một bộ phận lâm vào cảnh nợ nần triền miên, không trả dứt nợ được. Về kỹ năng lao động, nhìn chung lao động nông nghiệp thiếu kiến thức khoa học, thiếu kiến thức quản lý đồng ruộng, quản lý trang trại và quản lý kinh tế. 2 Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, trong giai đoạn 2000-2005, có 366 ngàn ha đất nông nghiệp được chuyển đổi thành đất phi nông nghiệp, trong đó có 302 ngàn ha đất lúa loại tốt. 4 Một vấn đề khác là rất khó thiết lập liên kết ngang trong sản xuất kinh doanh giữa nông dân (dưới dạng tổ nhóm sản xuất, hợp tác xã) để nâng cao lợi thế nhờ quy mô vì cả lý do tâm lý tiểu nông lẫn các khó khăn về chính sách hỗ trợ, thúc đẩy. Từ các hạn chế trên, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn rất thấp, chưa đạt ½ của khu vực thành thị. 2.4 Các xu hướng thay đổi nông nghiệp hiện nay Có thể tóm tắt một số xu hướng thay đổi của ngành nông nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây như sau: - Xu hướng chuyên môn hóa và tập trung hóa sản xuất đi kèm với tích tụ nguồn lực sản xuất, trong đó, tích tụ đất gây ra nhiều vấn đề xã hội và chưa được đồng tình, ủng hộ rộng rãi; - Xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang khu vực chăn nuôi và thủy sản, và các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao (cây công nghiệp, rau quả); - Cạnh tranh nguồn lực (đất, vốn, lao động) giữa các ngành sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp; giữa ngành nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ mà nông nghiệp là ngành đánh mất lợi thế. - Xu hướng sản xuất theo hợp đồng (contract farming) và gắn với ngành kinh doanh nông sản đang bắt đầu hình thành, nhất là ở các tỉnh phía Nam. - Mức chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm hộ ngày càng lớn. Hệ số Gini về thu nhập của các hộ nông thôn tăng từ 0,34 năm 1993 lên 0,35 năm 1998; 0,37 năm 2002 và 0,38 năm 2004. Năm 2005, mức độ chênh lệch giữa 2 nhóm hộ có thu nhập cao nhất và thấp nhất ở các vùng là: Miền núi, Trung du phía Bắc là 19 lần; Đồng bằng sông Hồng 17 lần; Miền Trung 18 lần; Tây Nguyên 12 lần; Đông Nam Bộ 25 lần ; Đồng Bằng Sông Cửu Long 15 lần. Năm 1993, bình quân tiêu dùng trên đầu người ở thành thị gấp 1,8 lần so với nông thôn và năm 1998 là 2,2 lần (Vũ Trọng Bình, 2007). 3. CÁC VẤN ĐỀ VỀ NÔNG NGHIỆP KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO Ở Việt Nam, đã xác định một số mặt hàng nông sản có khả năng cạnh tranh khá trên thị trưường thế giới như gạo, cà phê, cao su, nhân hạt điều, hồ tiêu, chè, thủy sản và đồ gỗ. Ngược lại, một số mặt hàng có khả năng cạnh tranh thấp như thịt, trứng, rau quả, ngô. Một số mặt hàng không có khả năng cạnh tranh như sữa, đậu nành, lạc, mía đường, bông vải. Ngoài ra, còn tồn tại nhiều vấn đề cơ bản như cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn còn yếu kém, hệ thống kinh doanh nông sản chỉ đang bắt đầu phát triển, hệ thống thông tin thị trường chưa phát triển, đầu tư cho nông lâm thủy sản còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng và đóng góp của ngành đối với nền kinh tế quốc gia. Đối với các mặt hàng có khả năng cạnh tranh, Việt Nam có thể gia tăng sản lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, công ăn việc làm của nông dân ở các ngành kém cạnh tranh sẽ gặp nhiều khó khăn khi nông sản nước ngoài có giá rẻ hơn được nhập khẩu với số lượng lớn vào Việt Nam. 5 Một trong những áp lực của việc gia nhập WTO đối với ngành nông nghiệp Việt Nam là làm sao nâng cao năng lực cạnh tranh và hiện đại hóa nền sản xuất nông nghiệp để tăng tính ổn định và bền vững. Nói một cách đơn giản, năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam tập trung ở các khía cạnh chủ yếu là (1) Giá thành và hiệu quả sản xuất ; (2) Các vấn đề về áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật và (3) Các vấn đề về áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Do đó, các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam nên được nhìn từ việc giải quyết 3 vấn đề này. Thứ nhất, về giá thành và hiệu quả sản xuất. Để thực sự chấp nhận cạnh tranh, nông nghiệp Việt Nam phải khẳng định lại các ngành hàng được xác định có khả năng cạnh tranh như gạo, cà phê, cao su, nhân hạt điều, hồ tiêu, chè, thủy sản và đồ gỗ. Kế đến là đánh giá tính cạnh tranh của các ngành hàng như như thịt, trứng, rau quả. Một khi đã được đánh giá chính xác, bước tiếp tục là điều chỉnh các quy hoạch sản xuất dựa trên lợi thế tự nhiên, tập quán canh tác và hệ thống hỗ trợ hiện tại (cơ sở hạ tầng, khuyến nông, dịch vụ cung ứng đầu vào, thương mại xuất khẩu, hệ thống kinh doanh nông sản) để đáp ứng cầu của thị trường trong và ngoài nước. Song song với quy hoạch là xây dựng chiến lược và các chương trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất và dịch vụ cho phù hợp với các đối tuợng cây trồng, vật nuôi trên. Thứ hai, phải nhìn nhận thực tế là Việt Nam chưa có những biện pháp kiểm dịch động thực vật tốt, hữu hiệu và được thừa nhận trên tầm thế giới. Hiệp định về kiểm dịch động thực vật (Agreement on the Application of Sanitary and Phytosanitary Measures, viết tắt là SPS) trong khuôn khổ WTO cho phép các nước đặt ra các tiêu chuẩn của chính họ về an toàn thực phẩm, sức khoẻ vật nuôi và cây trồng. Tuy nhiên, Hiệp định SPS cũng yêu cầu các quy định này phải có căn cứ khoa học, và chỉ được áp dụng để bảo vệ sức khoẻ, không được gây ra phân biệt đối xử một cách tùy tiện và vô căn cứ giữa các nước có điều kiện xác định hoặc tương tự nhau. Để đạt mục tiêu này, Hiệp định SPS khuyến khích các thành viên sử dụng các tiêu chuẩn, các hướng dẫn và khuyến cáo quốc tế sẵn có. Các thành viên có thể thông qua các biện pháp SPS nhằm đạt được các mức độ bảo vệ sức khỏe cao hơn, hoặc các biện pháp đối với các quan ngại sức khoẻ mà các tiêu chuẩn quốc tế chưa quy định được, nhưng phải được chứng minh dựa trên cơ sở khoa học. Hiện nay, các tiêu chuẩn quốc tế liên quan trực tiếp đến Hiệp định SPS bao gồm: tiêu chuẩn Codex do Tổ chức Lương nông Quốc tế và Tổ chức Y tế Thế giới soạn thảo cho thực phẩm (FAO/WHO Codex Alimentarius Commission); Tổ chức Sức khoẻ động vật thế giới (World Organization for Animal Health, OIE) cho động vật và Ban Thư ký của FAO về Hiệp định Bảo vệ Thực vật Quốc tế (FAO’s Secretariat of the International Plant Protection Convention, IPPC) cho kiểm dịch thực vật. Khi Việt Nam gia nhập WTO phải tuân thủ các quy định do WTO ban hành trong bối cảnh các quốc gia đang ngày càng đặt nhiều quan tâm đến các biện pháp phi thuế quan. Trong số các biện pháp phi thuế quan này, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong khuôn khổ thoả thuận SPS đang trở thành những công cụ được áp dụng chủ yếu. 6 Phải thừa nhận rằng, những quy định về SPS chưa được biết đến nhiều ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và PTNT gần đây đã cho xây dựng kế hoạch triển khai các quy định về SPS trong thoả thuận gia nhập WTO. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết một cách tường tận về những quy định SPS hiện đang được các quốc gia nhập khẩu nông sản của Việt Nam áp dụng và các quy định này đã hạn chế việc xuất khẩu nông sản Việt Nam như thế nào. Ngược lại, cũng không biết một cách chính xác khoảng cách giữa quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam so với các quy định của WTO hay cách các quy định này được sử dụng để bảo hộ thị trường nội địa và nâng cao tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá nhập khẩu vào thị trường này. Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng hoặc áp dụng (có cải tiến cho phù hợp) các tiêu chuẩn thế giới về dư lượng hoá chất nông nghiệp, kháng sinh, kích thích tăng trưởng v.v; các biện pháp kiểm dịch cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Một vấn đề khẩn thiết khác là xây dựng các bộ quy trình canh tác sạch, canh tác tốt (Good Agriculture Practices) cho từng loại cây trồng, vật nuôi cụ thể hướng theo tiêu chuẩn quốc tế và tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá kết quả và áp dụng vào sản xuất một cách rộng rãi theo những bước đi phù hợp. Các quy trình GAP một khi được các tổ chức quốc tế thừa nhận, sẽ là một công cụ hữu hiệu góp phần bổ sung cho các hiệp định SPS và khai thông các thị trường tiềm năng về nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Thứ ba, cần phải tìm hiểu và học hỏi, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn thương mại quốc tế đã được thừa nhận để bảo đảm hàng hóa xuất khẩu phù hợp với thông lệ thế giới. Trong phạm vi Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại, các vấn đề tiêu chuẩn kỹ thuật được nêu ra là: - Những đặc tính của sản phẩm; - Phương pháp và quy trình sản xuất có ảnh hưởng đến đặc tính của sản phẩm; - Các biểu tượng và thuật ngữ sử dụng; - Các tiêu chuẩn đóng gói và nhãn mác sử dụng đối với sản phẩm. Để cùng lúc thực hiện các Hiệp định của WTO nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam, chúng ta cần có nhiều biện pháp hỗ trợ cho sản xuất, mà không được vi phạm quy định của WTO. Đối chiếu với các biện pháp hỗ trợ nông nghiệp, nên vận dụng các biện pháp trợ cấp được phép, không hạn chế thuộc nhóm các trợ cấp gián tiếp Hộp Xanh lá cây (Green box) và Hộp Xanh lam (Blue box). 4. CÁC GIẢI PHÁP TIỀM NĂNG ĐỂ TĂNG THU NHẬP CỦA NÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ KHÓ KHĂN CẢN NGẠI Nhiều nhà khoa học kinh tế và quản lý đã đề xuất các giải pháp tiềm năng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, và qua đó, nâng cao thu nhập của nông dân, nông hộ một cách an toàn và bền vững hơn. Bài viết này cố gắng tổng hợp các ý kiến được đồng thuận nhiều nhất. 7 4.1 Nhóm giải pháp giải phóng và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực sản xuất cho nông dân 4.1.1 Đất đai Theo Lê Đức Thịnh (2007), có thể, và cần thiết phải ban hành các chính sách khẳng định quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân (thông qua việc nỗ lực cấp sổ đỏ), và nâng cao mức hạn điền để thúc đẩy quá trình tích tụ đất cho sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, cũng cần thiết điều chỉnh khung giá đất nông nghiệp và giá đền bù đất nông nghiệp. 4.1.2 Vốn Có các chính sách thông thoáng hơn trong việc cho vay nông nghiệp, cụ thể là nâng cao mức trần cho vay không thế chấp, cải tiến phương thức cho vay, áp dụng giá trị đất khi thế chấp bằng đất. Đồng thời, cần tạo điều kiện đa dạng hóa nguồn tín dụng, hỗ trợ các tổ chức nông dân tham gia các dịch vụ tín dụng (Lê Đức Thịnh, 2007). 4.1.3 Lao động Nhận thức tầm quan trọng của việc dư thừa tương đối lao động ở khu vực nông thôn, nhiều nhà nghiên cứu đã đồng thuận ở điểm cần hỗ trợ chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp (Lê Đức Thịnh, 2007; Vũ Trọng Bình, 2007; Nguyễn Trọng Hoài và Võ Tất Thắng, 2006). Một số đề xuất cụ thể là gắn các chương trình đào tạo nghề với các chính sách xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn; các chính sách thu hút đầu tư về nông thôn như giảm thuế, hỗ trợ khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, v.v nhằm tạo ra nhiều công ăn việc làm ở khu vực nông thôn. Tạo điều kiện cho di cư lao động nông thôn ra khu vực đô thị cũng được coi là một yếu tố thúc đẩy chuyển dịch lao động. Một số giải pháp khác thuộc nhóm giải pháp phát triển nông thôn toàn diện cũng hàm ý đa dạng hóa nghề nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho khu vực nông thôn. Trang bị lại hoặc nâng cao trình độ kiến thức nông nghiệp của người nông dân là đề xuất của Đinh Phi Hổ (2006). Tác giả này cũng lưu ý các giải pháp tiềm năng là cải thiện công tác khuyến nông và gắn chặt nông dân với thị trường thông qua phương thức sản xuất theo hợp đồng với các doanh nghiệp kinh doanh nông sản. 4.2 Nhóm giải pháp phát triển nông thôn toàn diện Đứng trên quan điểm phát triển nông thôn toàn diện, nâng cao thu nhập cho nông dân không chỉ dựa trên nâng cao thu nhập từ nông nghiệp, mà còn nâng cao thu nhập từ ngành nghề phi nông nghiệp. Do đó, cần thiết tạo ra nhiều công ăn việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn. Nguyễn Thị Lan Hương (2007) đề xuất các giải pháp (1) phát triển mạnh kinh tế hộ và kinh tế trang trại ở nông thôn; (2) phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; (3) khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống và nghề mới ở nông thôn và (4) xuất khẩu lao động. Đào Thế Tuấn (2007) cũng có nhiều quan điểm tương tự. Các giải pháp do ông đề xuất cũng nhấn mạnh các yếu tố (1) phát triển các hoạt động phi nông nghiệp; (2) thúc đẩy sáng tạo của nông dân; (3) gắn du lịch sinh thái và du lịch văn hóa với phát triển nông thôn; (4) 8 nâng cao vai trò của cộng đồng, và thúc đẩy sự tham gia của nông dân trong quá trình ra quyết định trong phát triển nông thôn. 4.3 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Trong khả năng đầu tư hiện nay, có lẽ Việt Nam cần chú trọng các giải pháp sau: 4.3.1 Tăng cường đầu tư Khoa học công nghệ - Tăng cường đầu tư nghiên cứu có trọng điểm cho những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh hoặc có tiềm năng; - Tập trung giải quyết những vấn đề tồn tại về kiểm dịch động thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn quy trình sản xuất sạch; - Chuẩn hóa, luật hóa các quy trình, quy phạm sản xuất, chuẩn hóa, hài hòa hóa hoặc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận và áp dụng. 4.3.2 Tăng cường Đào tạo, Khuyến nông Thay đổi cách thức và nội dung đào tạo cho nông dân thông qua các chương trình khuyến nông. Các vấn đề cần quan tâm là: - Tập trung vào đào tạo ngành nghề nông thôn, chú trọng kỹ năng quản lý sản xuất song song với kỹ năng chuyên môn kỹ thuật; - Gia tăng hàm lượng đào tạo về quản trị nông trại và quản lý chi phí sản xuất; - Bổ sung nội dung đào tạo về sản xuất dựa trên cộng đồng; - Bổ sung nội dung đào tạo về vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn kỹ thuật; - Đối tượng đào tạo bao gồm người sản xuất, các doanh nghiệp nông nghiệp, nhà xuất khẩu, chính quyền và cán bộ chuyên ngành ở cấp tỉnh, huyện, xã. Công tác Khuyến nông cũng cần được xem xét lại cách thức tiếp cận. Hiện nay, một số tổ chức khuyến nông đang thực hiện các mô hình tư vấn khoa học công nghệ theo cách tham gia vào mối liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản giữa doanh nghiệp và nông dân hoặc tổ chức nông dân để thực hiện vai trò của nhà tư vấn kỹ thuật và tổ chức sản xuất. Cách tiếp cận này bảo đảm việc đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất có hiệu quả vì gắn chặt với yêu cầu kỹ thuật của thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp. 4.3.3 Về quản lý sản xuất Các ý tưởng và đề xuất của các nhà nghiên cứu kinh tế chung có thể tóm tắt là: - Chuyển dịch cơ cấu sản xuất dần dần và bền vững về hướng các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh; - Tăng cường quản lý giám sát và tìm ra những phương thức phù hợp trong quản lý VSATTP và áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật; - Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất phối hợp liên kết ngang (giữa nông dân và nông dân, giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp) và liên kết dọc (giữa các chủ thể 9 tham gia trong một ngành hàng, từ khâu cung ứng vật tư đầu vào cho đến xuất khẩu sản phẩm) để tăng cường khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm. Việc tạo lập liên kết ngang giữa nông dân để hình thành các tổ, nhóm hoặc hợp tác xã sản xuất luôn là giải pháp tốt về mặt lý thuyết (tận dụng ưu thế lợi ích kinh tế nhờ quy mô) nhưng trên thực tế, vẫn là bài toán chưa có lời giải. Mặc dù vậy, các giải pháp tiềm năng cũng khó có thể được hiện thực hóa khi còn nhiều khó khăn, cản ngại hoặc thách thức. Một số vấn đề chính được tóm lược như sau: Giải pháp tiềm năng Một số khó khăn, cản ngại, thách thức 1. Giải phóng và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất Đất đai Tăng hạn điền - Xã hội chưa đồng thuận - Quan ngại về công ăn việc làm của nông dân nghèo và nông dân mất đất Đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ - Năng lực thực hiện của chính quyền - Các điều chỉnh về luật pháp, quy định Điều chỉnh khung giá đất nông nghiệp và giá đền bù đất nông nghiệp - Hạn chế về ngân sách quốc gia Vốn Nâng cao vai trò của tín dụng chính thức - Mâu thuẫn giữa mục tiêu kinh doanh tiền tệ của ngân hàng và chính sách công Nâng cao mức trần cho vay không thế chấp Cải thiện phương thức cho vay của ngân hàng - Mâu thuẫn giữa mục tiêu kinh doanh tiền tệ của ngân hàng và chính sách công - Quyền hạn chế của ngân hàng về phát mãi tài sản thế chấp, đặc biệt là đất đai - Thị trường đất đai chưa phát triển hoặc bị đóng băng ở những vùng khó phát triển sản xuất nông nghiệp Đa dạng hóa nguồn tín dụng phi chính thức - Cần các chính sách phù hợp để khuyến khích, thúc đẩy Lao động Chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp - Thiếu cơ hội đa dạng hóa ngành nghề phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn Gắn các chương trình đào tạo nghề với các chính sách xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn - Cần cụ thể hóa các hoạt động đào tạo nghề lồng ghép trong các chương trình quốc gia hoặc địa phương về xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn Thu hút đầu tư về nông thôn - Thiếu chính sách hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư 10 Giải pháp tiềm năng Một số khó khăn, cản ngại, thách thức - Nông thôn chưa là môi trường hấp dẫn cho đầu tư Kỹ năng lao động Trang bị lại hoặc nâng cao trình độ kiến thức nông nghiệp của người nông dân - Thay đổi cách tiếp cận và thực thi các chính sách và chương trình khuyến nông - Môi trường hỗ trợ cho sản xuất theo hợp đồng chưa đầy đủ và cần hoàn thiện (mức độ quan tâm của doanh nghiệp, chính sách khuyến khích thúc đẩy liên kết hợp tác sản xuất kinh doanh) 2. Phát triển nông thôn toàn diện Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho khu vực nông thôn - Thiếu vốn đầu tư công Mở rộng và phát triển doanh nghiệp, cơ sở SXKD chế biến nông lâm hải sản, khu CN-CX ở khu vực nông thôn - Thiếu lực lượng lao động trẻ, lao động có chất xám - Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp  thiếu việc làm và thất nghiệp Các hỗ trợ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn - Nhu cầu tuyển dụng lao động đã qua đào tạo tại chỗ làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp Thể chế chính sách của Đảng và Nhà nước hướng tới lao động nông thôn và lao động nghèo - Sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn - Còn thiếu những cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống và nghề mới ở nông thôn - Phải có thị trường cho các sản phẩm ngành nghề - Khó phát triển ở các vùng không có truyền thống Xuất khẩu lao động - Nhu cầu lao động của các nước - Chất lượng lao động Việt Nam Phát triển các hoạt động phi nông nghiệp - Giới hạn về phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn - Quá trình phân bổ lại không gian kinh tế, tập trung hóa công nghiệp diễn ra chậm 3. Tăng cường năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam Giảm giá thành – tăng hiệu quả sản xuất - Giá vật tư đầu vào tăng cao, khó kiểm soát - Giới hạn về công nghệ sản xuất, khó tăng năng suất, sản lượng và cải thiện chất lượng 11 Giải pháp tiềm năng Một số khó khăn, cản ngại, thách thức Tăng chất lượng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm - Công nghệ sản xuất an toàn, sản xuất sạch chưa hình thành hoặc phát triển kém - Công nghệ sau thu hoạch yếu kém - Thiếu nhân vật lực, phương pháp quản lý vệ sinh và an toàn thực phẩm kém hiệu quả Áp dụng và thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật - Công nghệ sau thu hoạch còn yếu kém - Thiếu thông tin thị trường - Năng lực của ngành kinh doanh nông sản kém Tăng cường đào tạo, khuyến nông - Đội ngũ nhân lực khuyến nông chưa đáp ứng yêu cầu - Công tác khuyến nông chưa được đa dạng hóa và chuyên môn hóa tốt - Phương pháp tiếp cận hiện nay chưa thật sự gắn sản phẩm với thị trường Quản lý sản xuất Chuyển dịch cơ cấu sản xuất - Quy hoạch nông nghiệp bị phá vỡ vì không phù hợp hoặc không thích ứng nhanh với biến động thị trường - Thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật phù hợp và nông dân chưa được hỗ trợ kiến thức chuyên môn đầy đủ khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất Tăng cường quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm - Thiếu các phương tiện nhân vật lực - Thiếu mô hình quản lý có hiệu quả Tăng cường liên kết ngang, dọc trong sản xuất – kinh doanh và thúc đẩy nhanh ngành kinh doanh nông sản - Thiếu tâm lý liên kết trong sản xuất của người sản xuất và kinh doanh - Ngành kinh doanh nông sản chưa đủ hiện đại và chuyên nghiệp hóa 5. KẾT LUẬN Mong muốn cải thiện thu nhập cho nông dân sẽ không thể đạt được nếu chỉ giải quyết nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản và gắn kết với thị trường. Các yếu kém về nguồn lực nội tại của nông hộ, sự thiếu vắng môi trường đầu tư công và các chính sách thúc đẩy hỗ trợ tốt của Nhà nước cho khu vực nông thôn, tình trạng chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết việc làm diễn ra chậm chạp đều là những cản ngại cơ bản. Giải quyết ổn định và nâng cao thu nhập của nông dân cần nhiều biện pháp tổng hợp và lâu dài. 12 Bảng 1. Tăng trưởng GDP một số lĩnh vực cơ bản (đơn vị %) 2001 2002 2003 2004 2005 BQ 2001-2005 Toàn nền kinh tế 6,9 7,1 7,4 7,8 8,4 7,5 Nông, Lâm, Thủy sản 2,9 4,2 3,6 4,4 4,1 3,8 Công nghiệp và xây dựng 10,4 9,5 10,5 10,2 10,7 10,2 Dịch vụ 6,1 6,5 6,5 7,3 8,4 6,9 Nguồn: Chu Tiến Quang, 4/2007 Bảng 2. Hiện trạng sử sụng đất nông nghiệp Stt CHỈ TIÊU Năm 2000 Năm 2005 So sánh diện tích Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % I Diện tích đất nông nghiệp 20.939.679 100 24.822.560 100 3.882.881 I.1 Đất sản xuất nông nghiệp 8.977.500 42,87 9.415.568 37,93 438.068 A Đất trồng cây hàng năm 6.167.093 68,69 6.370.029 67,65 202.936 Trong đó: Đất trồng lúa 4.467.770 72,45 4.165.277 65,39 -302.493 B Đất trồng cây lâu năm 2.810.407 31,31 3.045.539 32,35 235.132 I.2 Đất lâm nghiệp 11.575.027 55,28 14.677.409 59,13 3.102.382 A Đất rừng sản xuất 4.733.684 40,9 5.434.856 37,03 701.172 B Đất rừng phòng hộ 5.398.181 46,64 7.173.689 48,88 1.775.508 C Đất rừng đặc dụng 1.443.162 12,47 2.068.864 14,1 625.702 I.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 367.846 1,76 700.061 2,82 332.215 I.4 Đất làm muối 18.904 0,09 14.075 0,06 -4.829 I.5 Đất nông nghiệp khác 402 0 15.447 0,06 15.045 Nguồn: Đặng Hùng Võ, 4/2007 Bảng 3. Hiện trang sử dụng đất phi nông nghiệp Stt CHỈ TIÊU Năm 2000 Năm 2005 So sánh Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % diện tích Tổng diện tích 2.850.298 100.00 3.232.715 100 382.417 1 Đất ở 443.178 15.55 598.428 18.51 155.250 1.1 Đất ở tại nông thôn 371.020 13.02 495.549 15.33 124.529 1.2 Đất ở tại đô thị 72.158 2.53 102.879 3.18 30.721 2 Đất chuyên dùng 1.072.202 37.62 1.383.766 42.81 311.564 2.1 Đất trụ sở cơ quan, c.tr sự nghiệp 19.281 0.68 23.269 0.72 3.988 2.2 Đất quốc phòng, an ninh 191.680 6.72 281.183 8.70 89.503 2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 69.178 2.43 151.075 4.67 81.897 2.4 Đất có mục đích công cộng 792.063 27.79 928.238 28.71 136.175 3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 12.804 0.40 12.804 4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 93.741 3.29 97.052 3.00 3.311 5 Đất sông suối và MNCD 1.143.087 40.10 1.137.445 35.19 -5.642 6 Đất phi nông nghiệp khác 3.221 0.10 3.221 Nguồn: Đặng Hùng Võ, 4/2007 13 Bảng 4. Cơ cấu thu nhập các của hộ nông thôn ở vùng kinh tế khác nhau (%) Nông-lâm- ngư nghiệp TT công nghiệp Thương mại, dịch vụ Từ nguồn khác Cả nước 78,6 6,0 11,4 4,0 Đồng bằng sông Hồng 73,7 8,8 11,5 6,0 Đông Bắc 86,4 2,8 8,2 2,6 Tây bắc 93,1 0,7 4,9 1,3 Bắc Trung bộ 81,4 3,9 8,4 6,3 Duyên hải miền Trung 79,6 5,5 10,5 4,3 Tây nguyên 92,3 1,3 5,2 1,1 Đông Nam bộ 63,5 12,6 20,2 3,7 Đồng bằng sông Cửu Long 79,2 5,0 13,7 2,0 Nguồn: Tổng cục thống kê, Điều tra mức sống dân cư VLSS, 2004, theo Vũ Trọng Bình, 4/2007 Bảng 5. Thu nhập bình quân đầu người (1.000 đồng/tháng, theo giá thực tế) 1999 2002 2004 Bình quân cả nước 295 356,1 484,4 Phân theo thành thị, nông thôn Khu vực thành thị 516,7 622,1 815.4 Khu vực nông thôn 225,0 275,1 378,1 Phân theo vùng Đồng bằng sông Hồng 280,0 353,1 488,2 Đông Bắc 210,0 268,8 379,9 Tây Bắc 197,0 265,7 Bắc Trung bộ 212,4 235,4 317,4 Duyên hải miền Trung 252,8 305,8 414,9 Tây nguyên 344,7 244,0 390,2 Đông Nam bộ 527,8 619,7 833,0 Đồng bằng sông Cửu Long 342,1 371,3 471,1 Nguồn: Tổng cục thống kê, Điều tra mức sống dân cư VLSS, 2004, theo Vũ Trọng Bình, 4/2007 14 Bảng 6. Thay đổi về dân số và lao động nông nghiệp Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Dân số cả nước 1000 người 77.635,4 78.685,6 79.727,4 80.902,4 82.031,7 83.119,9 Tỷ lệ dân số nông thôn % 75,82 75,26 74,89 74,20 73,50 73,03 Lao động 1000 người 37.609,6 38.474.6 39.507,7 40.573,8 41.586,3 42.709,1 Tỷ lệ lao động nông thôn % 78,2 78,1 77,3 76,5 76,1 75,8 Tỷ lệ thời gian làm việc của lao động nông thôn % 74.16 74.26 75.42 77.65 79.10 80.65 Nguồn: Tổng cục thống kê, Điều tra mức sống dân cư VLSS, 2004; Niên giám thống kê 2000-2005, theo Vũ Trọng Bình, 4/2007 Bảng 7. Giả định về thu nhập nông nghiệp của một số loại cây trồng, vật nuôi chính Giá tham chiếu 06/07 Giá bán Năng suất Doanh thu Doanh thu Thu nhập Thu nhập đầu người USD/tấn tấn/ha/ năm USD /ha/ năm Tr. đồng /ha/năm Tr. đồng/ha /năm Tr. đồng /người /tháng Gạo FOB Bangkok 5% Broken 309 10 3.090 49,7 24,9 0,518 Bắp CIF Rotterdam 181 10 1.810 29,1 14,6 0,304 Đậu nành hạt CIF Rotterdam 288 4 1.152 18,5 9,3 0,193 Bánh dầu đậu nành CIF Rotterdam 225 Đường thô FOB Caribbean (raw) 262 5 1.310 21,1 10,5 0,220 Cà phê Robusta London, 7/07 1.800 4 7.200 115,9 58,0 1,208 Hạt tiêu 3.000 4 12.000 193,2 96,6 2,013 Nhân điều W320, FOB, India, 6/07 4.415 Hạt điều thô Gia Lai, 30/7/07 435 2 870 14,0 7,0 0,146 Thịt bò Australian Export (CIF U.S.) 2.495 Thịt heo 51-52% Lean Equivalent 1.042 Thịt gà EU Producer 1.726 Sữa Australian Average Milk 237 Giả định: năng suất tối đa/ha/năm doanh thu tối đa = giá tham khảo x năng suất tối đa thua nhập = 1/2 doanh thu hộ có 4 nhân khẩu, có 1ha đất sản xuất Nguồn: và các tư liệu khác 15 Tài liệu tham khảo Chu Tiến Quang. (4/2007). Chính sách giảm nghèo ở nông thôn: thực trạng, phương hướng và giải pháp. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. Tham luận Hội thảo "Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá và hội nhập", 20/4/2007. Đào Công Tiến. (2006). Nông nghiệp ĐBSCL trên con đường hội nhập vào WTO. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Kinh tế Việt Nam Hội Nhập và Phát Triển Bền Vững. Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Trang 42-47. Đào Thế Tuấn. (4/2007). Phát triển nông thôn. Tham luận Hội thảo "Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá và hội nhập", 20/4/2007. Đặng Hùng Võ. (4/2007). Vấn đề môi trường và đất đai đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta trong quá trình hội nhập. Tham luận Hội thảo "Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá và hội nhập", 20/4/2007. Đinh Phi Hổ. (2006). Kiến thức nông nghiệp: Hành trang của nông dân trong quá trình hội nhập kinh tế. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Kinh tế Việt Nam Hội Nhập và Phát Triển Bền Vững. Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Trang 64-69. Lê Đức Thịnh. (4/2007). Giải pháp chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng của các nguồn lực đất đai, lao động, vốn tài chính trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tham luận Hội thảo "Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá và hội nhập", 20/4/2007. Nguyễn Phú Tụ. (2006). WTO với vấn đề nông phẩm. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Kinh tế Việt Nam Hội Nhập và Phát Triển Bền Vững. Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Trang 48- 63. Nguyễn Thị Lan Hương. (4/2007). Lao động nông nghiệp và nông thôn Việt Nam: hiện trạng, xu thế và triển vọng thời kỳ 2007-2015. Tham luận Hội thảo "Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá và hội nhập", 20/4/2007. Nguyễn Trọng Hoài, Võ Tất Thắng. (2006). Cam kết gia nhập WTO và tác dộng đối với nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Kinh tế Việt Nam Hội Nhập và Phát Triển Bền Vững. Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Trang 29-41. Trần Tiến Khai. (2007). Một số suy nghĩ về tăng cường sản xuất nông nghiệp bền vững khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Diễn đàn Khoa học @ Công nghệ lần thứ 4/2007 “Phát triển nông nghiệp bền vững trong hội nhập WTO”. Vĩnh Long, ngày 29/4/2007 Vũ Trọng Bình. (4/2007). Nông thôn Việt nam: thực tiễn, hạn chế thực hiện chính sách tại các địa phương. Tham luận Hội thảo "Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá và hội nhập", 20/4/2007.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_tong_quan_cai_thien_doi_song_nong_dan_viet_nam_trong.pdf
Tài liệu liên quan