Báo cáo về công ty cổ pần cơ điện lạnh
- Đối với những nhà đầu tư có vốn lớn: nên nắm giữ REE vì khả năng REE tăng trưởng lại trong tương lai là rất lớn, khi thị trường qua giai đoạn ảm đạm
- Trong ngắn hạn: không nên đầu tư do dự báo giá REE hiện đang được giữ giá và sẽ ít biến động trong thời gian tới.
- Trong dài hạn: nên đầu tư để chờ đợi những cơ hội có biến động về giá có lợi.
14 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo về công ty cổ pần cơ điện lạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU REE
NỘI DUNG BÁO CÁO
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh là Xí nghiệp Quốc doanh Cơ điện lạnh, thành lập năm 1977. Ngày 13 tháng 11 năm 1993, Xí nghiệp được chuyển thành Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh theo Quyết định số 1707/QĐ-UB của Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh. Tại thời điểm thành lập, Công ty có vốn điều lệ là 16 tỷ đồng. Sau khi cổ phần hóa, Công ty đã có những bước tiến mạnh mẽ về mọi mặt, doanh thu và lợi nhuận đều tăng nhanh.
Ngày 14 tháng 8 năm 2000, Công ty đã được tổ chức DNV (Thụy Điển) cấp chứng chỉ ISO 9002. Với sự kiện này, REE là công ty cơ điện lạnh đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9002. Đến năm 2003, nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhanh chóng hội nhập với các nước khu vực và thế giới, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 đang áp dụng tại Công ty đã được thay thế bằng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn 9001:2000.
Với sự năng động của ban lãnh đạo Công ty và tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty luôn được đánh giá là người đi tiên phong trong việc thực hiện các chính sách đổi mới của Nhà nước. Là doanh nghiệp đầu tiên tiến hành cổ phần hóa vào năm 1993, Công ty cũng là một trong hai doanh nghiệp đầu tiên niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7 năm 2000. Tại thời điểm niêm yết, vốn điều lệ của Công ty là 150 tỷ đồng.
Năm 2002, Công ty tăng vốn lên 225 tỷ đồng thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Sau khi thực hiện các đợt phát hành cổ phiếu thưởng và phát hành thêm cổ phiếu đến thời điểm hiện tại vào tháng 8/2007, Công ty có vốn điều lệ là 575,15 tỷ đồng.
1.2. Giới thiệu về Công ty
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh
Tên tiếng Anh: REE Corporation
Vốn điều lệ: 575.149.920.000 VNĐ (Năm trăm bảy mươi năm tỷ một trăm bốn mươi chín triệu chín trăm hai mươi nghìn đồng Việt Nam)
Tương ứng với : 57.514.992 cổ phiếu, trong đó:
Trụ sở chính: 364 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84-8) 8100 350 - 8100 017
Fax: (84-8) 8100 337
Website: www.reecorp.com
Giấy phép kinh doanh: Số 059082 do Trọng tài Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 29/12/1993, đăng ký thay đổi lần thứ 14 ngày 09/04/2007. Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là 16.000.000.000 đồng.
Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
- Sản xuất, lắp ráp, thiết kế, lắp đặt, sửa chữa và các dịch vụ về ngành điện, điện tử, cơ khí và điện lạnh - Kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu các loại hàng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, các thiết bị lẻ, thiết bị hoàn chỉnh của ngành cơ điện lạnh;
- Mua bán và dịch vụ bảo trì máy móc cơ giới nông nghiệp gồm: xe máy thiết bị làm đường, thiết bị đào, san lấp, thiết bị xây dựng, thiết bị công nông lâm nghiệp, máy phát điện và động cơ điện;
- Đại lý ký gởi hàng hóa;
- Xây dựng dân dụng và công nghiệp - kinh doanh nhà ở (xây dựng, sửa chữa nhà để bán hoặc cho thuê);
- Cho thuê văn phòng, kho bãi, nhà xưởng;
- Thi công các công trình xây dựng điện đến 35KV;
- Mua bán, thiết kế, lắp đặt, bảo hành, bảo trì thiết bị thông tin, viễn thông: máy liên lạc vô tuyến, máy bộ đàm vô tuyến, tổng đài nội bộ, điện thoại; hệ thống truyền hình vệ tinh và parabol (phải thực hiện theo quy định của pháp luật); hệ thống camera quan sát, chống trộm; hệ thống phòng cháy chữa cháy, báo cháy tự động. Đầu tư, ứng dụng và kinh doanh cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, máy móc thiết bị và dịch vụ công nghệ thông tin. Mua bán trang thiết bị, máy móc, vật tư, phần mềm ngành tin học. Sản xuất phần mềm tin học. Dịch vụ phần mềm tin học. Sản xuất, lắp ráp phần cứng tin học;
- Môi giới bất động sản. Kinh doanh nhà cao tầng, chung cư, căn hộ, nhà xưởng, kho.
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
SƠ ĐỒ: CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÓM CÔNG TY REE
Công TY cổ phần cơ điện lạnh (REE)
Công ty tnhh quản lý và khai thác bất động sản ree
Vốn : 20tỷ
Công ty tnhh dịch vụ và kỹ thuật cơ điện lạnh r.e.e
Vốn :200 tỷ
Công ty Cổ phần vĩnh thịnh
Gãp vèn 100%
Gãp vèn 100%
Gãp vèn 93,16%
Công ty cổ phần bất động sản ree
Công ty TNHH điện MÁY r.e.e
Gãp vèn 70%
Gãp vèn 100%
1.4. Phân tích SWOT
Điểm mạnh (Strengths):
- Thương hiệu: Được thành lập từ những năm đầu của công cuộc đổi mới kinh tế công ty cổ phần cơ điện lạnh là một trong những đầu tàu của ngành cơ điện lạnh Việt Nam. Là doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên tiến hành cổ phần hóa, và là một trong hai công ty đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam vào ngày 27/8/2000. REE cũng là công ty cơ điện lạnh đầu tiên được cấp chứng chỉ ISO 9002 và đến năm 2003 thì được cấp chứng chỉ ISO 9001 phiên bản 2000. Chứng tỏ uy tín, thương hiệu cũng như chất lượng các sản phẩm của REE đã được khẳng định không những ở thị trường trong nước mà trên cả thế giới.
- Hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực: với một mô hình phát triển như một tập đoàn, REE hiện đang hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực: cơ điện lạnh, xây dựng, điện tử, viễn thông... điều này giúp REE đa dạng hóa được danh mục sản phẩm của mình, hạn chế được những rủi ro gặp phải nếu như chỉ kinh doanh trên một lĩnh vực.
- Công nghệ: xét trong ngành cơ điện lạnh Việt Nam thì REE là một trong những doanh nghiệp có công nghệ hàng đầu, với số vốn lớn REE có điều kiện để trang bị cho mình những công nghệ tiên tiến trong tất cả các lĩnh vực mà công ty đang tiến hành sản xuất kinh doanh.
- Sự ổn định của các nguồn cung ứng nguyên vật liệu: đây có thể nói là một trong những thế mạnh nổi trội của REE. Công ty thường chủ động đối với nguồn vật tư, nguyên vật liệu do việc sản xuất kinh doanh được lên kế hoạch trước. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp chính của công ty đều là các tập đoàn đa quốc gia, có uy tín trên toàn thế giới như Hitachi, National (Nhật Bản), Siemens, Schneider (Đức) nên nguồn nguyên vật liệu khá ổn định.
- Đội ngũ lãnh đạo: là những người có chuyên môn và tâm huyết với ngành. Chủ tịch hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc bà Nguyễn Thị Mai Thanh nguyên là một kỹ sư cơ điện lạnh.
Điểm yếu (Weaknesses):
- Mô hình tổ chức: do phát triển theo mô hình gần như là tập đoàn nên cơ cấu tổ chức khá cồng kềnh, khó khăn trong công tác quản lý, điều hành.
- Đa ngành, đa lĩnh vực: không chỉ là điểm mạnh, đây cũng chính là một điểm yếu của REE vì đơn giản là khi hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực thì vốn của công ty sẽ bị phân tán, không tập trung. Hơn nữa hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực đòi hỏi trình độ chuyên môn và quản lý cao, đa năng đối với cán bộ cũng như công nhân viên trong công ty.
Cơ hội (Opportunities):
Triển vọng của ngành:
Những năm sắp tới, ngành cơ điện lạnh vẫn có nhiều triển vọng phát triển:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được duy trì mức cao, trong đó có sự đóng góp rất lớn của ngành công nghiệp và xây dựng (hơn 50%)
+ Theo các chuyên gia kinh tế dự báo, nền kinh tế Việt nam trong 5 năm sắp tới có thể đạt được những mục tiêu sau đây:
· Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): 7,5% ~ 8,5%/năm.
· Cơ cấu kinh tế tiếp tục diễn ra theo chiều hướng tích cực: trong đó tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng sẽ đạt trên 41%.
· Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp sẽ tăng trên dưới 16%/năm.
Như vậy sự tăng trưởng của ngành xây dựng và công nghiệp sẽ kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của ngành cơ điện lạnh công trình.
· Dự báo nhu cầu sử dụng các sản phẩm máy điều hòa không khí, tủ lạnh sẽ ngày càng tăng vì các nguyên nhân sau:
· Mức sống của người dân đang được nâng cao, nhất là ở khu vực đô thị
· Dân số tăng nhanh cộng với hiện tượng khí hậu nóng dần lên.
· Giá bán các mặt hàng điện lạnh, điện gia dụng có xu hướng giảm dần do tác động của quá trình hội nhập.
Thách thức (Threats):
- Quá trình hội nhập kinh tế: mang đến rất nhiều thách thức không chỉ đối với REE mà đối với mọi doanh nghiệp trong ngành. Một khi chúng ta ra nhập WTO, sân chơi dành cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài sẽ dần trở nên bình đẳng, khi đó áp lực cạnh tranh sẽ là rất lớn.
- Các rủi ro mà công ty phải đối mặt:
+ Rủi ro về kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của ngành cơ điện lạnh. Những biến động hay khủng hoảng kinh tế sẽ dẫn đến sụt giảm nhu cầu xây dựng cơ bản, từ đó làm giảm nhu cầu xây dựng và lắp đặt hệ thống cơ điện lạnh, điện nhẹ, cấp thoát nước...
+ Rủi ro về tỷ giá hối đoái: do hầu hết máy móc thiết bị, nguyên vật liệu của REE được nhập từ nước ngoài và khoảng 50% giá trị hợp đồng của công ty ký với khách hàng là nhà đầu tư nước ngoài nên các biến động tỷ giá hối đoái giữa VNĐ và các ngoại tệ khác đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
+ Rủi ro khác: như thiên tai, địch họa, hỏa hoạn... là những rủi ro bất khả kháng nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại cho tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của công ty.
PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU REE
2.1. Phân tích tình hình tài chính REE
Tóm tắt một số chỉ tiêu tài chính của REE trong 3 năm gần đây:
Đơn vị tính: 1.000 đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
% tăng giảm năm 2006 so với năm 2005
1
Tổng tài sản
520.947.896
833.702.724
1.512.615.129
81.43
2
Doanh thu thuần
363.812.072
387.356.933
824.140.884
112.76
3
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
64.179.028
86.621.390
296.814.195
242.66
4
Lợi nhuận khác
570.506
-5.649.836
2.185.365
-138.68
5
Lợi nhuận trước thuế
64.749.534
80.971.554
298.999.560
269.26
6
Lợi nhuận sau thuế
56.263.646
67.848.835
222.430.348
227.83
7
Vốn điều lệ
225.000.000
282.155.240
338.043.430
19.81
8
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
22.500.000
28.215.524
33.804.343
19.81
9
Tỷ lệ cổ tức
13
14
16
14.29
· Phân tích:
Các chỉ số sinh lợi của công ty trong năm 2006 đạt rất cao, phản ánh hiệu quả trong hoạt động của công ty. Điều đó được thể hiện bằng sự tăng trưởng vượt bậc của công ty về cả doanh thu thuần cũng như lợi nhuận trong năm 2006. Tuy nhiên, gần một nửa trong tổng số lợi nhuận của công ty lại là từ hoạt động tài chính, điều này là dễ hiểu vì thị trường chứng khoán Việt Nam rất phát triển trong năm 2006. Các nhà đầu tư cần chú ý đến điều này bởi khi thị trường chứng khoán điều chỉnh giảm trong thời gian tới thì sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả lợi nhuận của công ty.
2.2. Định giá cổ phiếu REE
Ta sẽ sử dụng phương pháp chiết khấu luồng cổ tức để định giá cổ phiếu REE:
Tính DIVt:
Giả sử trong 5 năm tới, cổ tức của công ty được duy trì ổn định ở mức 15% tức g1=15%.
Sau đó công ty sẽ tăng trưởng đều đặn và duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức ở mức 9%, tức g2=9%
Ước lượng k:
K = Kf + β *(Km – Kf)
Kf: lãi suất TPCP = 8.5%
Km: tỷ lệ sinh lời của danh mục đầu tư thị trường (tính theo chỉ số VnIndex)
VNI2006 = VNI2000* (1+Km)^6 → Km = 40%
Chạy Metastock ta có βree = 0.041583842
Do vậy, ta tính được lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư đối với REE là:
K = 0.085 + 0.04158*(0.4 – 0.085) = 0.098 (9.8%)
Áp dụng mô hình tăng trưởng cổ tức 2 giai đoạn ta tính được giá cổ phiếu REE vào thời điểm 31.12.2006 là:
Như vậy theo mô hình chiết khấu luồng cổ tức REE theo 2 giai đoạn thì ta tính được giá REE thời điểm 31/12/2006 là 284000VNĐ.
Như vậy,với giá REE hiện nay là 130000VNĐ sau khi chia tách 1 thành 1.5 (tương đương 195000VNĐ) thì giá REE tại thời điểm hiện nay là khá rẻ so với giá trị thực mà ta tính được của REE theo phương pháp này.
PHẦN 3: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT DIỄN BIẾN GIÁ CỔ PHIẾU REE
3.1. Phân tích đường bao trung bình trượt
Nhìn vào đồ thị chúng ta thấy, khoảng cách giữa 2 đường UB và LB là tương đối ngắn, điều đó cho thấy sự biến động giá của REE trong thời gian tới là nhỏ. Khả năng tăng giá của REE trong ngắn hạn là rất khó xảy ra. Tuy nhiên, nhìn vào đồ thị chúng ta có thể thấy, có vẻ như đã hình thành mô hình 2 đáy với mức support khoảng 124000VNĐ.
3.2. Phân tích đường trung bình trượt MA
Nhìn vào đồ thị trên ta có thể thấy 2 đường SMA(5) và SMA(10) có xu hướng trùng nhau.Giá REE đang đi ngang và nằm dưới 2 đường này, chưa có dấu hiệu SMA(5) đi lên hay đi xuống. Dự đoán, giá REE trong thời gian ngắn tới cũng sẽ có xu hướng đi ngang.
3.3. Phân tích biến động chênh lệch hội tụ trung bình trượt
2 đường MACD nhanh và chậm gần như trùng khít với nhau trong 1 thời gian dài và đều có giá trị âm nên không thể đưa cho ta nhận định nào về REE.
3.4. Phân tích chỉ số sức mạnh tương đối RSI
Nhìn vào đồ thị trên chúng ta thấy RSI đang có giá trị khoảng 46 nhưng xu hướng phục hồi là không rõ ràng, điều đó cho thấy REE sẽ không có sự tăng hoặc giảm giá đột biến trong thời gian tới.
Từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể đưa ra một số kết luận đó là:
Trong khoảng thời gian ngắn hạn sắp tới REE có khả năng giữ giá, không có sự bùng nổ tăng hay giảm đột biến.
Về dài hạn, REE vẫn là một cổ phiếu khá tốt bởi hoạt động chính của họ là lĩnh vực cơ điện lạnh vẫn đảm bảo sự tăng trưởng rất cao.
PHẦN 4: KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ
REE là một doanh nghiệp hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, hơn nữa những lĩnh vực chủ yếu mà hiện nay REE đang hoạt động là cơ điện lạnh và xây dựng, hứa hẹn trong tương lai sẽ cũn tiếp tục phát triển mạnh công với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Do đó công ty hứa hẹn sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa và cổ phiếu của REE sẽ vấn tiếp tục được ưa chuộng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Đối với những nhà đầu tư nhỏ thì không nên đầu tư vào REE, sở dĩ như vậy bởi vì cổ phiếu REE có thị giá khá lớn (>120.000 VNĐ), với số vốn ít thì khối lượng nắm giữ không được nhiều, lợi nhuân kiếm được sẽ không cao.
- Đối với những nhà đầu tư có vốn lớn: nên nắm giữ REE vì khả năng REE tăng trưởng lại trong tương lai là rất lớn, khi thị trường qua giai đoạn ảm đạm
- Trong ngắn hạn: không nên đầu tư do dự báo giá REE hiện đang được giữ giá và sẽ ít biến động trong thời gian tới.
- Trong dài hạn: nên đầu tư để chờ đợi những cơ hội có biến động về giá có lợi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0905.doc