MỤC LỤC
GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN .1
NHÓM CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO .12
GIỚI .16
MÔI TRƯỜNG .21
SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN 23
CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP QUỐC DOANH .26
KHU VỰC TÀI CHÍNH .30
CẢI CÁCH THƯƠNG MẠI .40
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ .54
GIÁO DỤC 58
HIV/AIDS 61
Y TẾ 65
QUAN HỆĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI (NDM) 69
QUAN HỆĐỐI TÁC VÀ CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NGÀNH LÂM NGHIỆP .72
(FSSP & P)
QUAN HỆĐỐI TÁC GIÚP ĐỠ CÁC XÃ NGHÈO NHẤT 85
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (ISG) 89
QUAN HỆĐỐI TÁC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODAP) - .94
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIAO THÔNG VẬN TẢI .96
DIỄN ĐÀN ĐÔ THỊ .100
NGÀNH LUẬT PHÁP 103
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CÔNG 115
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG 123
HÀI HOÀ THỦ TỤC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ODA 129
LIÊN MINH CHÂU ÂU .129
LMDG (NHÀ TÀI TRỢ CÙNG QUAN ĐIỂM) 130
LIÊN HIỆP QUỐC 131
Giấy phép xuất bản số 215/QĐ - CXB cấp ngày 21/11/2003
LỜI CẢM ƠN
Tài liệu này là sản phẩm của nỗ lực tập thể và quan hệđối tác ở Việt Nam với sựđóng góp của nhiều nhóm đối tác giữa Chính phủ – Nhà tài trợ – Tổ chức phi Chính phủ (TCPCP) và các nhóm làm việc về hài hòa hóa các thủ tục và nâng cao hiệu quả nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ.
Tất cả các nhóm đối tác đã hợp tác nhằm giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển và cải thiện công tác điều phối và cung cấp Viện trợ Phát triển Chính thức (ODA). Tài liệu này không thể hoàn thành nếu không có sự hợp tác, đóng góp và hỗ trợ tích cực của rất nhiều các đối tác phát triển, bao gồm các cán bộ chính phủ, các nhà tài trợ và các TCPCP.
Danh sách các đầu mối liên lạc chính (mặc dù không nhất thiết họ là trưởng nhóm) của các Nhóm được nêu lên trong báo cáo này được trình bày chi tiết dưới đây. Trường hợp các cơ quan, tổ chức không được nêu tên sau đây không có nghĩa là họ không đóng góp hoạt động gì trong nhóm đối tác.
139 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1750 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Việt Nam: quan hệ đối tác phục vụ phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phục vụ người dân và các nghành kinh doanh trong một môi trường cạnh tranh
hơn, do tác động của nền kinh tế mở, sự phát triển nhanh chóng các doanh nghiệp
trong nước và quá trình phân cấp.
A. Các hình thức hỗ trợ chương trình tổng thể cải cách hành chính công
I Quản lý thực hiện CTTT CCHCC
Tiến độ thực hiện và các hoạt động đang tiếp diễn :
• Trong bảy kế hoạch hành động của Chương trình tổng thể CCHCC, chỉ còn
Chương trình hành động số 6 về “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các Cơ
quan hành chính sự nghiệp” vẫn đang trong quá trình chờ Thủ tướng chính phủ phê
duyệt. Kế hoạch hành động số 3 và số 5 về Giảm biên chế và cải cách chính sách
lương được tiến hành ngay sau khi Chương trình tổng thể CCHCC ra đời.
• Hiện tại, đã có 55 trong tổng số 61 tỉnh thành và hầu hết các cơ quan trung ương và
các bộ nghành đã xây dựng kế hoạch cải cách hành chính của mình đến năm 2005
và đã bắt đầu thực hiện những kế hoạch này.
• Chính phủ VN đã và đang thực hiện Kế hoạch cải tiến phương thức quản lý và hiện
đại hoá tại các cơ quan nhà nước trong hệ thống quản lý công cộng- pha 1 (2003-
2005), được thực hiện theo Quyết định số 169/2003/QD-TTg do Thủ tướng chính
phủ ban hành ngày 12 tháng 8 năm 2003
• Quyết định số178/2003/QD-TTg về Chương trình truyền thông cho Chương trình
tổng thể CCHCC 2001-2010 đã được Thủ tướng chính phủ thông qua ngày
3/9/2003. Chương trình truyền thông sẽ lồng ghép các biện pháp truyền thông về
CCHCC vào các hoạt động của các bộ và các tỉnh và sẽ tập trung vào các cán bộ
công chức các cấp và nhân dân. Các biện pháp tiến hành bao gồm huy động sự
tham gia của các phương tiện thông tin đại chúng, phân phát rộng rãi các tài liệu về
CCHCC, tập huấn về kỹ năng tuyên truyền nội dung CCHCC và lồng ghép những
nội dung này vào các hoạt động của các cơ sở giáo dục.
• Phiên họp giới thiệu thông tin đầu tiên với các phương tiện thong tin đại chúng sẽ
được Bộ Nội vụ tổ chức vào ngày 23 tháng 10 năm 2003.
116
Các hoạt động trong tương lai
• Trước mắt, trọng tâm sẽ là xây dựng cơ sở thực tế và khoa học cho việc tuyên
truyền các văn bản pháp lý và quy định về cách thức quản lý và hiện đại hoá cơ
quan nhà nước trong hệ thống quản lý công.
• Thực hiện và tăng cường các hoạt động trao đổi thông tin và truyền thông theo
những quy định trong đề xuất đã phê duyệt.
• Vận hành hệ thống giám sát và đánh giá việc thực hiện CTTT/CCHCC.
• Chuẩn bị một kế hoạch tổng hợp cuốn chiếu nhiều năm dựa trên chương trình hành
động đã được phê duyệt.
• Đẩy mạnh việc công khai CTTT/CCHCC và nâng cao nhận thức trong giới kinh
doanh và người dân nói chung.
II. Cải cách thể chế
Tiến độ thực hiện và các hoạt động đang tiếp diễn:
• Ngày 4/9/2003, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 181/2003/QD-TTg
về Điều lệ thực hiện cơ chế “một cửa” trong các cơ quan hành chính của chính
quyền địa phương. Quyết định này sẽ được áp dụng ở cấp tỉnh và huyện từ ngày
1/1/2004 và ở cấp xã từ ngày 1/1/2005.Căn cứ vào yêu cầu từ phía các chính quyền
địa phương, Bộ nội vụ sẽ hỗ trợ quá trình thực hiện mô hình cơ chế “một cửa” cho
16 tỉnh thành trên cả nước. Đến nay, trong số đó, mới có 1 tỉnh áp dụng cơ chế
này. Mỗi tỉnh có 4 huyện sẽ được nhận nguồn lực do chương trình hỗ trợ CCHCC
của dự án VIE/01/024/B cung cấp để thiết lập cơ chế “một cửa” ở các văn phòng
của UBND.
Cho đến này, có 35 trong tổng số 61 tỉnh thành thực hiện cơ chế “một cửa” ở
196/1281 Sở nghành (chiếm 15.3%), 160 /631 cơ quan cấp huyện (chiếm 25%),
905/10594 các cơ quan cấp xã (chiếm 8.5%).
• Một loạt các văn bản pháp lý để điều tiết sự phát triển kinh tế xã hội và việc tổ
chức và vận hành hệ thống hành chính đã được ban hành và đi vào hoạt động như
Luật đầu tư nước ngoài, Luật đầu tư trong nước, Luật doanh nghiệp, Luật đất đại,
Bộ lụât lao động v.v…Những cải cách này giúp lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư
trong nước và nước ngoài, các nghành kinh tế nói chung và khu vực tư nhân.
Chỉ với việc ban hành Luật doanh nghiệp, cùng với việc điều chỉnh các thủ tục hành chính
trong việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và việc xoá bỏ gần 170 loại giấy phép kinh
doanh không cần thiết, trong vòng 3 năm qua, mỗi năm có khoảng gần 20,000 doanh
nghiệp tư nhân đã ra đời và đi vào vận hành. Các quy định luật pháp mới đã buộc các cơ
quan hành chính nhà nước phải điều chỉnh cách thức vận hành, từ can thiệp vào công việc
nội bộ của các doanh nghiệp sang phong cách phục vụ người dân.
Quá trình xây dựng luật cũng được củng cố theo hướng công khai và dân chủ hơn. Luật
sửa đổi về ban hành các văn bản quy pháp đòi hỏi phải có sự tham gia ý kiến của các bên
lien quan trong quá trình dự thảo luật.Luật dự thảo về Đất đai sẽ được trình quốc hội phê
duyệt vào tháng 12 năm 2003 hiện đang được phân phát rộng rãi để lấy ý kiến nhận xét
của người dân cả nước trước khi hoàn thiện và trình quốc hội.
117
Việc thông qua Nghị định số 60/2003/ND-CP ban hành ngày 6/6/2003 về việc hướng dẫn
thực hiện Luật ngân sách nhà nước (ban hành tháng 12/ 2002) đã tạo ra một khuôn khổ
cho việc phân cấp quản lý ngân sách/tài khoá từ trung ương xuống địa phương.
Các hoạt động trong tươnglai:
• Mở rộng thực hiện cơ chế “một cửa” ở các địa phương.
• Tiếp tục thực hiện cơ chế khoán chi.
• Thực hiện và tăng cường các hoạt động trao đổi thông tin, truyền thông theo hướng
dẫn quy định trong đề xuất đã phê duyệt.
• Xây dựng năng lực thực hiện CCHCC bao gồm cơ chế “một cửa” và các sang kiến
phân cấp khác ở cấp huyện và xã.
III. Cải cách cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính
Tiến độ và các hoạt động đang triển khai
Đã đạt được những thành công quan trọng thể hiện qua những thay đổi quan trọng trong
chức năng nhiệm vụ của chính phủ, các bộ ngành và các cơ quan hành chính địa phương.
Bộ máy chính quyền trung ương và địa phương đã được cơ cấu lại và thu gọn. So với 10
năm trước đây, số các bộ và cơ quan chính phủ đã giảm từ 46 đến 39, các cơ quan cấp tình
giảm từ 30 xuống 20-22, các đơn vị cấp huyện giảm từ 16-17 xuống còn 10-11. Cách thức
tổ chức và vận hành của các cơ quan hành chính cũng thay đổi thông qua một loạt cải cách
quan trọng bao gồm :
• Phân cấp và trao quyền giữa các cấp trung ương và tỉnh, và giữa các cấp địa
phương để tăng tính sở hữu và tinh thần trách nhiệm;
• Xây dựng và thực hiện cơ chế tổ chức, tài chính và nhân sự cho các cơ quan hành
chính và cơ quan sự nghiệp nhằm tách rời hoạt động quản lý hành chính khỏi hoạt
động kinh doanh và cung cấp dich vụ công và để làm rõ chức năng và hoạt động
của các cán bộ quản lý và nhân viên của các cơ quan cung cấp dịch vụ .
• Chính phủ đang thực hiện Kế hoạch Vi tính hoá quản lý hành chính nhà nước giai
đoạn 2001-2005 theo quyết định số 112/2001/QD-TTg ban hành ngày 25/7/2002.
VIệc áp dung công nghệ thong tin vào việc vận hành các cơ quan nhà nước và việc
thành lập một mạng lưới rộng khắp trong bộ máy chính phủ là một trong các thành
tố quan trọng trong quá trình hiện đại hoá chương trình hành chính công cộng. Kế
hoạch này gắn liền với việc thực hiện CTTT/CCHCC trong giai đoạn 2001-2010
và kế hoạch hiện đại hoá chương trình quản lý hành chính công
• Thông qua khoản vay theo chương trình, ADB cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và nguồn
lực tài chính để hỗ trợ việc thực hiện nội dung này. Được sự đồng ý của các bên có
liên quan trong khuôn khổ vốn vay theo chương trình, một số biện pháp được thực
hiện như hoạt động chuẩn bị đánh giá nhu cầu đào tạo và kế hoạch đào tạo cho các
quan chức có liên quan để tăng khả năng quản lý hệ thống ICT.Giai đoạn giải ngân
thứ nhất đã được thực hiện nhằm cung cấp nguồn lực tài chính để thực hiên hoạt
động này.
118
Các hoạt động trong tương lai:
• Xây dựng và đề xuất kế hoạch phân cấp quản lý giữa chính quyền địa phương và
trung ương để xác định rõ lĩnh vực được trao nhiệm nào thuộc quyền kiểm soát của
cấp trung ương và lĩnh vực được trao nhiệm nào thuộc quyền kiểm soát của cấp địa
phương.
• Thực hiện các quy đinh về định mức cán bộ phân cấp theo Nghị quyết của chính
phủ.
• Tiếp tục sửa đổi Luật tổ chức Hội đồng ND và UBND để trình quốc hội thông qua
vào cuối năm 2003.
• Đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch hiện đại hoá hệ thống hành chính bao gồm
các sáng kiến vi tính hoá và chính phủ điện tử.
IV. Xây dựng và phát triển đội ngũ các bộ,công chức nhà nước
Tiến độ và các hoạt động đang triển khai:
• Các cải cách trong lĩnh vực này tập trung vào nâng cao kiến thức, kỹ năng và khả
năng cán bộ, công chức nhà nước và thay đổi cách thức quản lý nhân sự. Những
kết quả chính thu được là:
• Xây dựng và giới thiệu hồ sơ và các quy định chuẩn cho việc phân loại và sếp loại
các cán bộ và công chức nhà nước trong bộ máy hành chính và các cơ quan cung
cấp dịch vụ công.
• Thay đổi cách thức tuyển dụng chủ yếu dựa trên đánh giá và chọn lọc các hồ sơ dự
thi của các ứng cử viên xin việc và các hồ sơ hỗ trợ sang việc tuyển dụng chủ yếu
dựa vào các cuộc thi tuyển cạnh tranh.
• Tiến hành các hoạt động đào tạo, tái đào tạo và đào tạo nâng cao cho các đối tượng
là chuyên gia trẻ, các chuyên gia chính, và các chuyên gia có vị trí tương đương
khác;
• Đẩy mạnh tinh thần trách nhiệm của các cán bộ công chức trong việc cung cấp
dịch vụ cho người dân.
• Cải thiện hệ thống lương của khu vực công trong khi xây dựng một kế hoạch cải
cách lương của khu vực công để trình quốc hội phê duyệt. Tổ chức tham vấn vào
tháng 9/2003 tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh để thu thập ý kiến của các bên
liên quan nhằm hoàn thành đề xuất xin điều chỉnh chế độ lương trước khi trình lên
quốc hội.
• Thành phần “Đào tạo và đào tạo lại để nâng cao chất lượng của cán bộ nhà nước”
đã nhận được sự hỗ trợ của ADB thông qua các khoản vay dự án và nguồn vốn để
hỗ trợ kỹ thuận. Sau khi hoàn thành các kế hoạch hành động đã thống nhất , khoản
vay của cnương trình ADB sẽ có hiệu lực từ ngày 19 tháng 8.. Đánh giá dự án bắt
đầu từ ngày 1 tháng 10 với sự tham gia của trưởng nhóm phụ trách nhân sự.
119
• Một nghị định đã được soạn thảo và các bên lien quan đều được hỏi ý kiến nhận
xét về cơ chế phân chia trách nhiệm cho các cán bộ lãnh đạo ở các cơ quan của
chính phủ. Đây được coi như một biện pháp chống tham nhũng.
• Gần đây, 4 nghị đinh đã được ban hành dưới pháp lệnh sửa đổi về cán bộ và công
chức như sau:
1. Nghị định số114/2003/ND-CP về việc quản lý cán bộ nhân viên ở cấp địa
phương
2. Nghị định số 115/2003/ND-CP quy định về việc sắp sếp công việc cho các
cán bộ có kinh nghiệm đang chờ ‘điều động chính thức’
3. Nghị định số. 116/2003/ND-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán
bộ,công chức nhà nước ở các cơ quan cung cấp dịch vụ công cộng
4. Nghị định số. 117/2003/ND-CP hướng dẫn việc tuyển dụng, sử dụng và
quản lý cán bộ,công chức nhà nước ở các tổ chức nhà nước
5. Ngh ị đ ịnh s ố. 121/2003/ND-CP về cơ chế chính sách khuyến khích đối
với cán bộ và công chức cấp cơ sở
Các hoạt động trong tương lai:
• Thực hiện pháp lệnh sửa đổi về cán bộ và công chức, tiếp tục soạn thảo các nghị
định chính ph ủ và các thông tư cấp bộ để thực hiện Pháp lệnh này.
• Tiếp tục tổ chức các khoá đào tạo và nâng cao cho các cán bộ, công chức nhà
nước, chú trọng đến việc thực hiện Kế hoạch Phát triển Nhân lực để thúc đẩy quá
trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế trong giai đoạn 2003-2005 (do Thủ tướng
chính phủ phê duyệt ngày 11/7/2003)
• Thực hiện chế độ lương mới
• Xây dựng các hồ sơ kỹ năng, xác định những kiến thức còn hổng, tiến hành đánh
giá nhu cầu đào tạo.
• Tiếp tục cải cách/củng cố chính sách đào tạo và quản lý cán bộ, công chức.
V. Cải cách tài chính công:
Tiến độ và các hoạt động đang tiếp diễn
• Thủ tướng chính phủ ra Quyết định số 159/2003/QD-TTG ngày 4/8/2003 về việc
áp dụng thí điểm việc khoán chi và cơ cấu nhân sự năm 2003 cho Tổng cục Hải
quan.
• Chính phủ ban hành một loạt các cơ chế tài chính như cơ chế tài chính cho các đơn
vị hành chính sự nghiệp có thu; cơ chế khoán chi cho các cơ quan nhà nước để
trang trải cho các chi phí vận hành và trả lương cán bộ;cơ chế đấu thầu và cơ chế
khoán một số công việc nhất định từ cơ quan nhà nước cho khu vực tư nhân.
Một năm sau khi ban hành quyết định trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị
hành chính sự nghiệp có thu, 29 trong tổng số 54 Bộ và cơ quan trung ương và 35/
61 chính quyền địa phương đã trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị hành
chính sự nghiệp có thu (bao gồm 424 đơn vị trực thuộc các bộ, cơ quan trung ương
và 3973 đơn vị địa phương); 3 Bộ và 36/61 địa phương đã mở rộng quy mô thử
nghiệm phương thức khoán chi trang trải cho các chi phí vận hành và trả lương
cán bộ tại các cơ quan nhà nước (trong đó có 5 cơ quan trung ương và 197 cơ quan
120
địa phương).Nhiều bộ và các cơ quan trung ương và địa phương đã trao quyền tự
chủ ngân sách cho các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu và mở rộng phạm vi thử
nghiệm phương thức khoán chi trang trải cho các chi phí vận hành và trả lương
cán bộ tại các cơ quan nhà nước. Mặc dù kết quả đạt được mới ở bước đầu nhưng
đã mang lại rất nhiều thay đổi tích cực như tạo ra động lực mới để đẩy mạnh huy
động nguồn lực, đổi mới và tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ công cộng,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng thu nhập và nâng cao tinh thần trách nhiệm
cho các cán bộ, công chức nhà nước.
• Ngân hàng thế giới và dự án cho vay của DFID đang trong quá trình hỗ trợ chính
phủ thực hiện quản lý tài chính công cấp trung ương.
Các nhà tài trợ như DANIDA, SIDA, NORAD, Hà Lan, SDC, DFID và CIDA
đang đóng góp vào Quỹ tín thác của Ngân hàng thế giới để hỗ trợ Bộ tài chính hiện
đại hoá quản lý tài chính công trong dự án của Việt nam.
Các hoạt động trong tương lai:
• Mở rộng phạm vi khoán chi để trang trải chi phí vận hành và lương cán bộ v à cơ
chế tài chính cho đơn vị hành chính sự nghiệp có thu trên toàn quốc.
B. Hoạt động Quan hệ đối tác CCHCC
• Cuộc họp đối tác CCHCC tổ chức vào tháng 6 đã thống nhất về khái niệm Quan
hệ đối tác và Cơ chế chia sẻ thông tin. Cơ chế họp đánh giá dự án CCHCC một
năm hai lần cũng được củng cố, hướng trọng tâm vào đối thoại cởi mở và chia sẻ
thông tin giữa những người tham gia.
• Vai trò điều phối hỗ trợ CTTT CCHCC của Bộ nội vụ đã được đẩy mạnh thông
qua việc chia sẻ thông tin, thăm quan thực địa thường xuyên và cải thiện hoạt động
giám sát và đánh giá.
• Công tác điều phối và hợp tác giữa các dự án CCHCC đã được cải thiện.
• Báo cáo về các Thông lệ tốt nhất của các dự án CCHCC sẽ được trình các nhà tài
trợ đóng góp ý kiến trước khi xuất bản và lưu hành trong cuộc họp của các nhà tài
trợ năm nay.
Hiện nay một số dự án mới và các giai đoạn mới của các dự án CCHCC đang được xây
dựng:
• Tổ chức SIDA đang trong quá trình làm việc với Bộ nội vụ và tỉnh Quảng trị để
chuẩn bị một dự án mới nhằm hỗ trợ Bộ Nội vụ và các tỉnh được lựa chọn trong
lĩnh vực quản lý nhân sự đồng thời chuẩn bị cho pha 2 của dự án CCHCC ở Quảng
Trị.
• Các dự án CCHCC và quản lý độ thị ở Đồng Hới và Nam ĐỊnh do SDC hỗ trợ sẽ
bước vào pha 3. SDC cũng đang xây dựng một dự án khác ở tỉnh Cao Bằng.
• Finnida đang chuẩn bị cho một dự án xây dựng thể chế ở Huế
• Norad sẽ tiếp tục tài trợ cho giai đoạn 2 của dự án CCHCC ở NInh BÌnh .
• Các chương trình làm việc đã hoàn tất để triển khai khoản vay của ADB cho Bộ
nội vụ và OOG. Các cán bộ hỗ trợ kỹ thuật quốc tế đã được tuyển chọn.
• Dự án CCHCC ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bước vào giai đoạn 2
với sự giúp đỡ của UNDP và chính phủ Hà Lan.
• Pha 2 của dự án DANIDA hỗ trợ kỹ thuật cho tỉnh Đắc Lắc đang được xem xét.
121
C. Hỗ trợ quá trình thực hiện CPRGS
• Trong Chiến lược TT/GN của chính phủ, việc đẩy mạnh cải cách hành chính công
là một mục tiêu quan trọng được coi là một trong những biện pháp chính để cân
bằng sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. CTTT/CCHCC đã chú trọng tới
việc nâng cao trách nhiệm và cải tiến cách làm việc của cán bộ, công chức nhà
nước để đảm bảo công bằng xã hội và tạo điều kiện cho người dân và các doanh
nghiệp tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ công cộng. Chương trình cũng nhận thức
được tầm quan trọng của việc công khai hoá, sự tham gia và sự minh bạch trong
quá trình lập kế hoạch, ra quyết định và thực hiện ở cấp địa phương. Nhìn chung,
CLTT/GN rất chú trọng tới việc quản lý tốt và coi đây là trụ cột chính quyết định
việc tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo.
• Tất cả các dư án CCHCC cấp địa phương đã hỗ trợ tích cực chính quyền địa
phương thực hiện mô hình “một cửa” gây ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển
kinh tế xã hội. Hoạt động của dự án CCHCC chủ yếu tập trung vào việc cải tiến và
nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công. Một điều đáng chú ý là thành phố Hồ
Chí Minh đã đưa tiêu chuẩn ISO 9000 và công nghệ thông tin viễn thông vào một
số các đơn vị dịch vụ và hành chính. Những sáng kiến đổi mới này đã giúp xây
dựng được các công cụ và cơ chế quản lý mới góp phần tăng hiệu quả làm việc,
nâng cao trách nhiệm và sự tham gia vào các lĩnh vực cung cấp dịch vụ quan trọng
ở địa phương.
• Việc thực hiện Quy chế dân chủ sửa đổi (79/2003/ND-CP) và Quyết định về hiệp
hội (88/2003/ND-CP) đã bắt đầu thúc đâỷ dân chủ ở địa phương và phát triển khối
phi chính phủ.
• Một số dự án PAR đã tiến hành các khoá tập huấn về tạo thu nhập và việc làm
• 8 nhà tài trợ bao gồm Ngân hàng thế giới, ADB và UNDP đã tiến hành đánh giá
quản lý và đói nghèo có sự tham gia ở 10 tỉnh và đưa ra đánh giá của người dân về
chất lượng và tính hiệu quả của các hoạt động cung cấp dịch vụ công.
• Bộ NN và PTNT đã tiến hành một cuộc khảo sát định tính và định lượng về nhu
cầu dịch vụ của nông dân lượngcung cấp dịch vụ trên phạm vi rộng chiếm khoảng
75% dân số. Trong giai đoạn tiếp theo, Bộ sẽ lên kế hoạch thí điểm một dự án công
nghệ thông tin viễn thông vì người nghèp nhằm mục đích cải thiện việc cung cấp
dịch vụ công cho người nông dân. .
• Một khảo sát bằng phiếu đang được tiến hành với sự đồng tài trợ của Ngân hàng
thế giới và SDC phối hợp cùng Bộ Nội Vụ.
D. Những thách thức và hạn chế trong quá trình thực hiện PAR
Nhìn chung, trong 10 tháng qua, cải cách hành chính công ở Việt nam đã được
những kết quả khả quan như đã trình bày ở trên. Mặc dù vậy vẫn còn một số thách thức và
hạn chế”:
Hệ thống quản lý nhà nước vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu về cách thức
quản lý và dịch vụ cung cấp cho người dân. Do đó, tình hiệu quả của hệ thống quản lý nhà
122
nước vẫn còn hạn chế và cần tiếp tục được tăng cường hơn nữa. Tình trạng này là do một
số nguyên nhân chính như sau:
• Chức năng nhiệm vụ của hệ thống quản lý hành chính công trong nền kình tế thị
trường chưa được xác định rõ ràng.
• Chưa có hướng dẫn rõ ràng về việc đẩy mạnh phân cấp và phi tập trung.
• Hệ thống thể chế hành chính chưa rõ ràng và chưa hiệu quả; Thủ tục hành chính
cồng kềnh, các cán bộ, công chức thiếu kỷ luật.
• Trong môi trường kinh tế mới, chức năng quản lý nhà nước chưa phù hợp. Chính
sách tài chính và cơ chế quản lý tài chính áp dụng cho các cơ quan hành chính và
các đơn vị cung cấp dịch vụ công chưa đồng bộ.
• Hiệu quả làm việc của các cán bộ còn yếu do thiếu kỹ năng, khả năng và phương
pháp làm việc phù hợp.
Định hướng trong tương lai
• Tăng cường thực hiện CTTT/CCHCC ở cấp địa phương chú trọng đén các tình
nghèo, kém phát triển.
• Cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư và tạo cơ hội nâng cao mức
sống .
• Tăng cường các biện pháp truyền thông tới người dân các cấp.
• Tăng cường nâng cao năng lực cấp địa phương (huyện và xã) đồng thời đẩy mạnh
công tác điều phối với các nhà tài trợ trong việc phát triển năng lực cho các chính
quyền địa phương.
• Tăng nguồn lực tài chính và kỹ thuật để hoàn thiện và nhân rộng mô hình “một
cửa”
123
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG
(Tài liệu phục vụ Hội nghị Nhóm tư vấn (CG), tháng 12/ 2003)
I. Bối cảnh:
Năm 2003 là năm mà các bên đối tác tập trung chủ yếu vào hỗ trợ và thực hiện các
hoạt động cải cách. Đã diễn ra nhiều cuộc thảo luận giữa Bộ Tài chính và các cơ quan
Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ trong lĩnh vực quản lý tài chính công. Nhiều
hỗ trợ đã được tăng cường và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên.
Chương trình tổng thể hiện đại hoá ngành tài chính đã được Lãnh đạo Bộ Tài chính
thông qua, đang được hoàn thiện thêm một bước và tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện,
làm cơ sở cho sự phối hợp và hỗ trợ của các nhà tài trợ.
II. Quá trình triển khai quan hệ hợp tác trong năm 2003:
1. Các cuộc họp của nhóm công tác do Chính phủ chủ trì đã thường xuyên đánh giá kết
quả các hoạt động cải cách trong lĩnh vực quản lý tài chính công dựa trên Chương
trình tổng thể hiện đại hoá đã được hoàn thiện do Bộ Tài chính đưa ra bao gồm 6 lĩnh
vực: quản lý NSNN, chính sách và quản lý hành chính thuế bao gồm cả hải quản, quản
lý DNNN, quản lý nợ quốc gia, quản lý công sản và dự trữ quốc gia, và quản lý giá.
2. Sự phản hồi của các nhà tài trợ: Các nhà tài trợ đã đẩy mạnh sự phối hợp và tăng
cường cam kết tài trợ cho việc thực hiện các hoạt động cụ thể của Chương trình tổng
thể này. Tuy nhiên, vẫn có ít quan tâm dành cho các lĩnh vực quản lý công sản và dự
trữ quốc gia, và quản lý giá.
3. Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật: Bộ Tài chính đang nhận được hỗ trợ kỹ thuật rất quí báu
của UNDP, các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB), EU, các chính phủ Cộng
hoà Liên Bang Đức, Thuỵ Điển, Pháp, Úc, Đan Mạch, Nhật Bản,… Trong năm 2003,
Chính phủ và các nhà tài trợ đã tập trung triển khai các hoạt động chính sau:
• Dự án Cải cách quản lý tài chính công đã được ký kết vào ngày 6/6/2003. Dự án
này sẽ hỗ trợ thực hiện một bộ phận quan trọng của Chương trình HĐH ngành tài
chính, gồm xây dựng hệ thống thông tin quản lý tài chính công tích hợp, thực hiện
các cải cách quản lý NSNN, và tăng cường quản lý các rủi ro tài khoá. Dự án có
thời gian thực hiện 5 năm và tổng kinh phí trên 71 triệu USD (trong đó trên 54
triệu USD vay tín dụng ưu đãi của WB, xấp xỉ 10 triệu USD tài trợ không hoàn lại
của Chính phủ Anh, và phần còn lại trên 7 triệu USD là vốn đối ứng của Chính phủ
VN). Ngày 7/10/2003, Dự án đã chính thức được khởi động và đi vào hoạt động.
• Sau một thời gian dài, văn kiện Dự án MDTF đã được thống nhất giữa Bộ Tài
chính, WB và 7 nhà tài trợ song phương (Anh, Ca na đa, Đan Mạch, Hà Lan, Na
Uy, Thuỵ Sỹ và Thuỵ Điển) với mục tiêu hỗ trợ hoàn thiện và thực hiện Chương
trình tổng thể hiện đại hoá ngành tài chính. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về
nguyên tắc tiếp nhận khoản tài trợ này. Các cơ quan quản lý của Chính phủ đang
xem xét dự thảo Thoả thuận Tài chính cho giai đoạn 18 tháng đầu của Quỹ MDTF
để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và giao Bộ Tài chính chủ trì thực hiện.
Hiện nay, Bộ Tài chính đang xây dựng kế hoạch hành động 6 tháng đầu tiên của
Quỹ để có thể triển khai thực hiện ngay sau khi Dự án được chính thức phê duyệt
và ký kết.
124
• Với tinh thần làm việc rất khẩn trương và hiệu quả, ngày 25/9/2003 Dự án “Tăng
cường năng lực phân tích chính sách tài chính phục vụ phát triển con người” đã
được ký kết giữa Chính phủ và UNDP. Dự án có tổng kinh phí gần 1 triệu USD,
thực hiện trong 3 năm bắt đầu từ 01/12/2003 sẽ tập trung vào tăng cường năng lực
phân tích chính sách tài chính cho Chính phủ để nâng cao hiệu quả hoạch định và
hiệu lực thi hành chính sách trong lĩnh vực quản lý tài chính công.
• Việc thí điểm quản lý theo phương pháp tự kê khai-tự nộp thuế đã có nhiều tiến
triển. Ngày 23/9/2003, Chính phủ ban hành Quyết định số 197/2003/QD-TTg về
việc thí điểm thực hiện cơ chế cơ sở sản xuất, kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế.
Theo Quyết định này, việc thí điểm sẽ được triển khai từng bước từ nay đến năm
2007, bắt đầu triển khai từ ngày 01/01/2004 tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh
được lựa chọn trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ninh. Bộ Tài chính và
IMF đang xây dựng đề án để hỗ trợ cho công việc này với sự tham gia của một
nhóm các nhà tài trợ.
• Nhằm hiện đại hoá lĩnh vực quản lý hải quan, Chính phủ đang xem xét để đưa Dự
án Hiện đại hoá hải quan vào danh mục các dự án đề xuất vay vốn WB và Bộ Tài
chính đang đề xuất một khoản tài trợ PHRD của Chính phủ Nhật Bản uỷ thác qua
WB để thực hiện các công việc chuẩn bị cho dự án này.
• Chương trình hỗ trợ kỹ thuật (EURO-TAPVIET II) của Châu Âu cho Chính phủ
Việt Nam đã được ký kết và đang trong giai đoạn chọn thầu tư vấn. Bộ Tài chính
đang chuẩn bị các công việc cần thiết đưa Chương trình vào hoạt động để hỗ trợ
các lĩnh vực chính sách và quản lý hành chính thuế, quản lý hải quan, quản lý bảo
hiểm và kế toán.
• Chính phủ Việt nam và Cộng hoà Liên bang Đức cũng đang thảo luận để triển khai
giai đoạn IV của Dự án "Hỗ trợ cải cách ngân sách" nhằm triển khai thực hiện các
nội dung của Luật NSNN (sửa đổi).
• Để tiếp tục chương trình hợp tác với Chính phủ Nhật Bản, dự án hỗ trợ kỹ thuật và
các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực chính sách và quản lý hành chính thuế
đang được thảo luận tích cực để sớm đi đến ký kết chính thức.
• Một đề xuất hỗ trợ kỹ thuật cho việc đưa vào áp dụng các chuẩn mực kế toán công
đã được xây dựng và gửi cho WB để đề nghị hỗ trợ tài chính từ Quỹ Hỗ trợ phát
triển thể chế (IDF).
• Văn kiện dự án xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách tài chính phát triển khu
vực kinh tế dân doanh do Quỹ xây dựng năng lực quốc gia có hiệu quả (CEG) của
Chính phủ Austrailia tài trợ đang tiếp tục được hoàn thiện Ngoài ra, các dự án khác
như Dự án tăng cường năng lực đào tạo về quản lý tài chính công và thống kê kinh
tế do Chính phủ Pháp tài trợ, Dự án tăng cường quản lý nợ nước ngoài do Chính
phủ Úc, Thuỵ Sỹ và UNDP tài trợ, Dự án xây dựng khuôn khổ pháp lý và năng lực
thể chế cho công tác tái định cư do ADB tài trợ,… vẫn đang được thực hiện theo
kế hoạch.
• Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì trong công tác điều phối Quỹ tín thác ASEM và
hiện nay đang tổng hợp nhu cầu của phía Việt Nam để xin tài trợ của Quỹ cho giai
đoạn tiếp theo. Bản thân Bộ Tài chính cũng đề xuất một khoản tài trợ của Quỹ để
tiếp tục hỗ trợ vận hành và giám sát Hệ thống an sinh xã hội đối với người lao
động dôi dư do Bộ Tài chính thực hiện.
125
III. Những kết quả của quan hệ đối tác trong lĩnh vực quản lý tài chính công:
1. Triển khai thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi): Luật NSNN đã được
Quốc hội Việt nam thông qua vào tháng 12/2002. Để Luật NSNN sớm đi vào cuộc
sống, Bộ Tài chính đã tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Luật:
i) Xây dựng và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật NSNN, thể hiện
những nội dung cải cách của Luật NSNN (Sửa đổi) như:
− Tăng cường vai trò, quyền hạn của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
trong quyết định và phân bổ ngân sách, và giám sát thực hiện ngân sách.
− Phân chia lại nguồn thu giữa NSTW và NSĐP theo hướng tăng nguồn thu cho
NSĐP và thúc đẩy địa phương phấn đấu để chủ động cân đối ngân sách.
− Tăng cường tính chủ động, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và đơn
vị trong quản lý ngân sách và tài sản Nhà nước; gắn trách nhiệm quản lý, sử
dụng ngân sách với nhiệm vụ dược giao.
− Đổi mới phương thức quản lý, sử dụng ngân sách, gắn đầu tư của ngân sách với
hiệu quả kinh tế-xã hội.
− Thực hiện công, khai minh bạch trong các khâu quản lý NSNN.
ii) Xây dựng và triển khai thực hiện định mức phân bổ cho năm ngân sách 2004:
Định mức phân bổ NSNN mới đã được Chính phủ phê duyệt và được áp dụng
từ năm ngân sách 2004 trở đi. Định mức phân bổ ngân sách mới đã thể hiện
được các nguyên tắc sau:
− Đảm bảo kinh phí cần thiết để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, an
ninh quốc phòng của từng Bộ, cơ quan Trung ương, và từng địa phương; đảm
bảo tổng chi ngân sách của từng địa phương không giảm và có tốc độ tăng hợp
lý.
− Đảm bảo phân bổ ngân sách công bằng, hợp lý và công khai giữa Bộ, cơ quan
trung ương, các địa phương. Đảm bảo các tiêu chí và hệ số của các định mức
phân bổ cụ thể, rõ ràng, đơn giản, dễ tính toán và đễ kiểm tra. Quán triệt yêu
cầu tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.
− Đảm bảo đủ nguồn lực thực hiện các chế độ, chính sách cụ thể của Nhà nước
đối với từng lĩnh vực, từng vùng. Định mức phân bổ chi ngân sách đối với các
địa phương bao hàm đầy đủ dự toán chi của cả 3 cấp ngân sách (ngân sách cấp
tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã)
− Đảm bảo đúng những qui định của Luật NSNN về phân cấp ngân sách giữa
NSTW và NSĐP phù hợp với khả năng cân đối NSNN 2004 và các năm sau,
trong điều kiện thực hiện cải cách tiền lương và đảm bảo các nghĩa vụ trả nợ;
iii) Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn thực hiện Luật NSNN cho cán bộ làm
công tác quản lý tài chính ngân sách của tất cả các tỉnh, thành phố, các cơ quan
đơn vị ở Trung ương nhằm quán triệt và thực hiện đúng các nội dung cải cách
của Luật NSNN;
iv) Xây dựng cuốn sách “Hỏi và đáp về Luật NSNN” để giải đáp một phần các
vướng mắc của địa phương, đơn vị khi triển khai thực hiện Luật NSNN (sửa
đổi).
126
2. Về khuyến nghị phân bổ NSNN hướng về người nghèo:
i) Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn để thực hiện xoá đói giảm
nghèo trên diện rộng: NSNN đã đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, kiên
cố hoá kênh mương cấp I, cấp II; thực hiện kiên cố hoá kênh mương nội đồng
đối với các tỉnh ngân sách còn khó khăn nhằm chủ động trong sản xuất nông
nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu
kinh tế trong nông nghiệp. Hỗ trợ tăng cường cho nghiên cứu giống cây, giống
con có giá trị kinh tế và thương mại cao, tăng đầu tư ngân sách đối với công tác
khuyến nông, khuyên lâm, khuyến ngư, và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi. Thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn điền cho nông
dân và tạo điều kiện cho người dân có tích luỹ đầu tư phát triển.
ii) Tăng cường chi ngân sách cho giáo dục, y tế, an sinh xã hội… Bên cạnh đó,
thực hiện chính sách ưu đãi về giáo dục cho học sinh và chế độ ưu đãi y tế cho
người dân ở các tỉnh nghèo, vùng nghèo: miễn giảm học phí cho học sinh, sinh
viên ở miền núi, vùng sâu, hải đảo, học sinh nghèo và có chế độ học bổng cho
học sinh dân tộc theo học tại các trường nội trú. Học sinh nghèo vùng xã đặc
biệt khó khăn được cấp không sách giáo khoa và vở để đi học. Giáo viên giảng
dạy ở miền núi, Tây nguyên, hải đảo, vùng khó khăn được hưởng chế độ ưu
đãi cao (mức 35-70%). Trong kế hoạch 2003-2004, thực hiện việc phát hành
“Công trái xây dựng trường học, lớp học” nhằm xoá lớp học 3 ca, trường tạm,
tranh tre nứa lá ở các cùng khó khăn, qua đó giảm bớt đóng góp của cha mẹ
học sinh cho xây dựng trường sở đối với các vùng này. Đảm bảo kinh phí từ
nguồn NSNN để xây dựng quỹ "Khám chữa bệnh cho người nghèo". Mua thẻ
bảo hiểm y tế cho người nghèo hoặc thực hiện thanh toán tiền khám, chữa
bệnh cho người nghèo trong toàn quốc.
iii) Tiếp tục dành một phần kinh phí quan trọng của các chương trình mục tiêu
quốc gia để thực hiện xoá đói giảm nghèo. Trong dự toán ngân sách năm 2003,
nguồn vốn bố trí cho mục tiêu này tăng 25% so với năm 2002. Chương trình
này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tính chất đột phá trong công cuộc xoá
đói giảm nghèo và từng bước phát triển kinh tế - xã hội ở các xã miền núi,
vùng sâu vùng xa thông qua đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết
yếu cho các xã nghèo bao gồm: đường giao thông, thuỷ lợi nhỏ, cấp nước sinh
hoạt, điện sinh hoạt, trường học, trạm y tế và chợ vùng cao, xây dựng các khu
định canh, định cư cho đồng bào các dân tộc, thực hiện khuyến lâm, khuyến
nông, hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất, cho
vay vốn, hỗ trợ sản xuất và phát triển các ngành nghề,…
iv) Với sự nỗ lực của người dân, sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, công tác xoá
đói giảm nghèo của Việt nam đã đạt được kết quả bước đầu quan trọng. Đến
nay, tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm từ 15,7% tổng số hộ toàn quốc năm 1996
xuống còn 9,96%.
3. Về công khai, minh bạch ngân sách:
i) Trong năm qua, công khai NSNN các cấp theo quy định tại Quyết định số
182/2001/QĐ - TTg ngày 20/11/2001 về việc sửa đổi Quy chế công khai tài
chính ban hành kèm theo Quyết định số 225/1998/QĐ-TTg ngày 20/11/1998
của Thủ tướng Chính phủ đã được triển khai tốt ở các Bộ, cơ quan Trung ương,
và các địa phương (tỉnh, huyện và cả các xã) trong cả nước. Công khai ngân
127
sách đã tạo điều kiện giúp cho người dân có thể kiểm tra và giám sát tốt hơn
tình hình thực hiện thu chi ngân sách tại địa phương, cơ sở.
ii) Cùng với công khai NSNN theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài
chính đã thực hiện công bố lên trang Website trong mạng Internet của Bộ Tài
chính (Địa chỉ: www.mof.gov.vn) các nội dung sau:
− Số liệu quyết toán chi NSNN từ năm 1996 - 2000 và năm 2001 theo một số
ngành và nội dung chi như nêu trong báo cáo chi tiêu công năm 2000.
− Số liệu về tình hình thực hiện thu chi NSNN theo từng quí.
− Số liệu công khai dự toán Ngân sách năm 2003 và quyết toán năm 2001 theo
Quyết định số 182/2001/QĐ-TTg ngày 20/11/2001 về việc sửa đổi Quy chế
công khai tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 225/1998/QĐ-TTg ngày
20/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ.
iii) Để việc công khai ngân sách được triển khai rộng khắp và có nề nếp, điều 13
của Luật NSNN (sửa đổi) cũng đã qui định: “Dự toán, quyết toán, kết quả kiểm
toán quyết toán NSNN, ngân sách các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ
chức được NSNN hỗ trợ phải công bố công khai. Quy trình, thủ tục thu, nộp,
miễn, giảm, hoàn lại các khoản thu, cấp phát và thanh toán ngân sách phải
được niêm yết rõ ràng tại nơi giao dịch”
4. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý NSNN thống nhất, trong đó giao cho Kho bạc
Nhà nước chịu trách nhiệm về hệ thống kế toán nhà nước:
i) Điều 61 Luật NSNN (Sửa đổi) có qui định: “Kho bạc Nhà nước tổ chức thực
hiện hạch toán kế toán NSNN; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi
ngân sách cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan Nhà nước hữu quan”
ii) Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 130-2003/QĐ-BTC ngày
18/08/2003 về việc “Ban hành chế độ kế toán NSNN và hoạt động Kho bạc
Nhà nước” trong đó qui định về chế độ kế toán NSNN và hệ thống chỉ tiêu báo
cáo thu chi ngân sách.
IV. Một số nội dung chủ yếu sẽ tập trung triển khai cuối năm 2003 và những
tháng đầu năm 2004 trong lĩnh vực quản lý tài chính công:
1. Tiếp tục duy trì quan hệ trao đổi, tham kiến và phối hợp với các bên đối tác liên quan
thông qua hoạt động của nhóm công tác Chính phủ-nhà tài trợ.
2. Hoàn tất các thủ tục và công tác chuẩn bị cho các dự án: Quĩ MDTF với 7 nhà tài trợ
(đến hết 2003), Thí điểm cơ chế tự kê khai-tự nộp thuế với IMF và các nhà tài trợ song
phương (đến hết 2003), Chương trình Euro-TAPVIET II với EU (hết năm 2003), Xây
dựng và thực hiện cơ chế chính sách tài chính phát triển khu vực kinh tế dân doanh với
Chính phủ Úc (đến hết 2003), Hỗ trợ kỹ thuật và các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh
vực chính sách và quản lý hành chính thuế với Chính phủ Nhật Bản (đến hết 2003).
3. Triển khai thực hiện Dự án “Cải cách quản lý tài chính công" do WB và Chính phủ
Anh tài trợ, Dự án “Tăng cường năng lực phân tích chính sách tài chính phục vụ phát
triển con người” do UNDP tài trợ và giai đoạn IV Dự án "Hỗ trợ cải cách ngân sách"
do Đức tài trợ.
4. Tiếp tục thực hiện theo kế hoạch các chương trình, dự án đang hoạt động trong lĩnh
vực quản lý tài chính công.
128
5. Chuẩn bị các bước cần thiết để xây dựng Dự án Hiện đại hoá hải quan.
6. Tập trung hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động chủ yếu sau:
• Công bố công khai quyết toán NSNN 2002 và dự toán NSNN 2004 theo quy định và
theo cam kết. Tiến hành kiểm tra và yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm chế độ
công khai do Thủ tướng Chính phủ quy định.
• Triển khai các nội dung của Luật NSNN (sửa đổi) và tháo gỡ các vướng mắc các địa
phương, đơn vị khi thực hiện Luật NSNN (sửa đổi).
• Phối hợp với WB và các nhà tài trợ thực hiện đánh giá chi tiêu công năm 2004. Cuộc
đánh giá lần này sẽ nhấn mạnh hơn sự tham gia của các cơ quan Chính phủ và sẽ do
Chính phủ và WB cùng tiến hành. Về phía Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ là cơ quan đầu
mối, chủ trì, các cơ quan khác tham gia. Trong từng ngành/lĩnh vực đánh giá chi tiêu
công (Ytế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông vận tải) thì các Bộ ngành đó là cơ quan
chủ trì. Đánh giá chi tiêu công lần này cũng sẽ đánh giá cả các chương trình quốc gia
như chương trình 135, chương trình Xoá đói giảm nghèo…
V. Chỉ tiêu giám sát nhằm đảm bảo thành công cho quan hệ hợp tác:
1. Hoạt động phối kết hợp tiếp tục được tăng cường thông qua vai trò chủ đạo của Bộ
Tài chính.
2. Các nhà tài trợ đáp ứng kịp thời những nhu cầu hỗ trợ của Chính phủ.
3. Đảm bảo cung cấp thông tin từ Chính phủ cho các nhà tài trợ, bao gồm cả việc sử
dụng mạng thông tin Website của Bộ Tài chính.
129
HÀI HÒA HÓA THỦ TỤC VÀ HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÀ SÁNG KIẾN ĐIỀU PHỐI
VÀ HÀI HÒA HÓA THỦ TỤC EU CHO VIỆT NAM
Liên minh Châu âu (Các quốc gia thành viên và Ủy ban Châu âu) đã có nỗ lực to
lớn trong việc điều phối và hài hòa hợp tác phát triển khắp nơi trên thế giới. Cộng đồng
Liên minh Châu âu nhất trí tại Barcelona tháng 3/2002 tiến hành các bước đi cụ thể trong
lĩnh vực điều phối chính sách và hài hòa hóa các thủ tục trước năm 2004. Các quốc gia
thành viên và Ủy ban Châu Âu ủng hộ nỗ lực của OECD trong việc hài hòa hóa các thủ
tục của các nhà tài trợ với mục đích tăng cường tính hiệu quả của viện trợ và giảm chi phí
giao dịch. Các quốc gia thành viên EU và Ủy ban quyết định rằng bên cạnh việc xác định
một kế hoạch hài hòa toàn cầu, Kế hoạch Hành động nên được xây dựng tại bốn nước thí
điểm, trong đó có Việt Nam.
Tháng 5/2003, các đại diện của 12 Quốc gia Thành viên có trụ sở tại Hà Nội đã
phối hợp với Việt Nam và Phái đoàn EC nhất trí về một Kế hoạch Hành động Hài hóa hóa
và Điều phối.
Kế hoạch Hành động được trình cho Chính phủ và các nhà tài trợ tại Hội nghị
Nhóm Tư vấn tài trợ giữa năm tại Sapa tháng 6/2003.
Kế hoạch này xây dựng trên cơ sở những thành công trước đây như Sách Xanh
hàng năm về các hoạt động phát triển của EU, định mức chi phí địa phương EU, các tuyên
bố chung EU và được cam kết tại các Hội nghị Nhóm Tư vấn vv...
Cần có một phương pháp tiếp cận thực tế, tập trung vào việc điều phối các nỗ lực
tại các giai đoạn khác nhau của chu kỳ dự án trong một số ngành nhất định như y tế, giáo
dục, thương mại, phát triển khu vực tư nhân và quản trị và tập trung vào một khu vực địa
lý, Tây Nguyên. Các nhà tài trợ EU ở Việt Nam tin rằng việc hài hóa hóa các thông lệ sẽ
diễn ra sau quá trình hợp tác chặt chẽ để xác định các cơ hội hợp tác chung, đóng góp tài
chính chung vvv...
Cần tập trung đặc biệt vào việc đưa ra các biện pháp ngành và hỗ trợ ngân sách.
Một lịch trình thực hiện Kế hoạch Hành động vẫn cần phải được xây dựng. Tuy vậy, cũng
đã có tiến bộ trong lĩnh vực này. Sự hợp tác chặt chẽ trong việc xác định dự án đang diễn
ra ví dụ giữa Ủy ban Châu âu và Bỉ trong lĩnh vực y tế và giữa Ủy ban Châu Âu và Đức
trong lĩnh vực phát triển khu vực tư nhân.
130
LMDG
LMDG hỗ trợ một chuyên gia tư vấn làm việc với BKH&ĐT để xây dựng một dự
thảo Kế hoạch hành động về Hài hòa hóa thủ tục tiếp theo Hội nghị Rome vào đầu năm
nay. Chính phủ giờ nắm quyền sở hữu Kế hoạch này, và Kế hoạch đã được trình bày cho
các nhà tài trợ tại hội thảo về hiệu quả viện trợ tổ chức tháng 10. Một dự thảo đang được
một nhóm tài trợ phi chính thức về hài hóa hóa thảo luận , bao gồm các đại diện từ các nhà
tài trợ và nhóm tài trợ chính. Dự thảo sẽ được trình bày tại Hội nghị CG tháng 12.
Các chuyên gia LMDG cũng làm việc với MPI để xây dựng một tài liệu khái niệm
về xây dựng năng lực cho việc quản lý ODA. Vấn đề này được trình bày tại hội thảo
tháng 10 và đã được các nhà tài trợ ủng hộ rộng rãi. Tiến độ xây dựng sáng kiến này
không diễn ra nhanh chóng như LMDG và Chính phủ mong muốn.
CLTT&GN tạo cơ sở cho các chiến lược hỗ trợ của tất cả các nhà tài trợ LMDG
trong năm 2003. LMDG tiếp tục xây dựng các cơ chế củng cố các hệ thống nòng cốt của
chính phủ. Một số thành viên đã tham gia tích cực vào qúa trình đánh giá chi tiêu công và
hoan nghênh việc chính phủ thực hiện hoạt động này một cách cởi mở và tập trung.
Qũy tín thác của nhiều nhà tài trợ về quản lý tài chính công đang được vận hành
sau một số khó khăn ban đầu. Qũy này tỏ ra là một nguồn lực tài chính linh hoạt cho Bộ
Tài chính sử dụng để củng cố hệ thống của mình. Theo đề nghị của BKHĐT, ba nhà tài trợ
LMDG đã thuê các chuyên gia về mua sắm tiến hành đánh giá Pháp lệnh mua sắm một
cách chi tiết hơn và thảo luận bước tiếp theo trong việc xây dựng một hệ thống mua sắm
hiện đại. DPP và LMDG hiện đang chuẩn bị một đề nghị chi tiết hơn cho một dự án kéo
dài nhiều năm có thể bắt đầu năm 2004. Dự án này sẽ được điều phối với sự hỗ trợ của các
ngân hàng phát triển đa phương nhằm thiết lập các quy định hướng dẫn và một hệ thống
thông tin mua sắm và một số tài liệu đấu thầu tiêu chuẩn.
Hai nhà tài trợ thuộc LMDG đã đóng góp vào Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo 2
(TDHHGN) và một số các nhà tài trợ khác đang cân nhắc tham gia vào TDHTGN 3 năm
2004. LMDG coi Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo là một cơ chế hiệu quả để giảm chi phí
giao dịch trong cung cấp viện trợ và hỗ trợ tập thể việc thực hiện các yếu tố chủ chốt của
CLTT&GN của chính phủ. LMDG sẽ xây dựng cách tiếp cận toàn ngành trong ngành giáo
dục trong khuôn khổ Giáo dục cho Tất cả Mọi người với nguồn hỗ trợ tài chính chủ yếu từ
ngân sách mục tiêu. Ngoài ra, chúng tôi hy vọng sẽ hỗ trợ cho các chương trình mục tiêu
của Chính phủ.
131
LIÊN HIỆP QUỐC
Năm 2001, Đại hội đồng LHQ kêu gọi đơn giản hóa và hài hòa hóa toàn bộ
(ĐGH&HHH) các quy định và thủ tục của LHQ đến năm 2004. Việc đơn giản hóa và hài
hòa hóa thủ tục nhằm vào việc giảm chồng tréo và chi phí giao dịch cho các chính phủ và
LHQ nhằm tăng tính hiệu quả của hỗ trợ phát triển, tăng hợp tác và phối hợp cũng như cải
thiện tinh thần trách nhiệm.
Uỷ ban Điều hành của Nhóm Phát triển LHQ (UNDG) đã đi đầu trong quá trình
ĐGH&HHH và thúc đẩy một chương trình hoạt động sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2004.
Chương trình này được nhóm vào ba lĩnh vực 1) hoạch định và xây dựng chương trình và
HTGS-ĐG, 2) Thực hiện chương trình bao gồm việc lập kế hoạch chung và các phương
thức tài chính và 3) Hài hóa hóa các dịch vụ và quy định chung.
Qúa trình này được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc quan trọng về tính đa dạng
trong tình hình của một quốc gia so với nguyên tắc một giải pháp phù hợp với mọi đối
tượng, sở hữu quốc gia và xây dựng năng lực quốc gia cũng như nguyên tắc về các điển
hình tốt nhất tại các Qũy và Chương trình LHQ nên được sử dụng và áp dụng.
Phần sau đây giới thiệu tổng quan về các sáng kiến và công cụ toàn cầu của LHQ
được áp dụng hoặc đang được xây dựng với những chỉ số về tiến độ thực hiện tại Việt
Nam.
A. Hài hòa hóa và đơn giản hóa việc xây dựng và lập kế hoạch chương trình
Các công cụ hoạch định chung mang tính chiến lược của LHQ đang được nỗ lực
củng cố thông qua hệ thống bảo đảm và hỗ trợ chất lượng được cải thiện cho các sản phẩm
và quy trình thuộc Khuôn khổ Hỗ trợ Phát triển LHQ (Khuôn khổ HTPT LHQ) và Khuôn
khổ Đánh giá Quốc gia chung (Khuôn khổ ĐGQG). Điều này bao gồm việc xây dựng một
khuôn khổ UNDAF tập trung hơn và chiến lược hơn, tập trung vào tối đa khoảng 3-4 lĩnh
vực ưu tiên trong một khuôn khổ chung với sự quan tâm đặc biệt vào việc đạt được các kết
quả chiến lược. Một phần hoạt động tập trung vào củng cố mối quan hệ giữa khuôn khổ
HTPT LHQ , các ưu tiên quốc gia và các quy trình quốc gia, đặc biệt là các mục tiêu phát
triển thiên niên kỷ (MDG) và Kế hoạch chiến lược giảm nghèo (PRSPs) và các tài liệu
chương trình quốc gia của các cơ quan.
Theo thỏa thuận chung, từ nay Chính phủ phải từ bỏ thực hiện khuôn khổ HTPT
LHQ (điều này không phải diễn ra ở tất cả các nước) để củng cố trách nhiệm chung và tính
sở hữu quốc gia.
Tình hình tại Việt Nam: thỏa thuận này sẽ có hiệu lực năm 2004. Khi đó Việt Nam
sẽ là một nước thí điểm của thế hệ tốt nghiệp Khuôn khổ ĐGQG/khuôn khổ HTPT LHQ
tiếp theo
Dựa trên Khuôn khổ HTPT LHQ, mỗi cơ quan phải hoàn thành Tài liệu Chương
trình Quốc gia (TLCTQG) bao gồm thỏa thuận 'cấp cao' giữa các cơ quan và chính phủ về
chiến lược, kết quả, nguồn lực và đối tác. Ban đầu, TLCTQG sẽ được thông qua và được
sử dụng bởi bốn cơ quan UNDG Excom (ở Việt Nam các đại diện các cơ quan đó là
UNDP, UNICEF và UNFPA).
132
Một khi tài liệu TLCTQG đã được thông qua bởi Ban Điều hành, mỗi cơ quan sẽ
hoàn tất, trên cơ sở tham khảo với các đối tác quốc gia, các chi tiết của Chương trình Quốc
gia, bao gồm việc phân bổ nguồn lực mang tính chỉ định, các hiệp định quản lý trong các
Kế hoạch Hành động Hài hòa hóa (KHHĐHHH).
Tình hình tại Việt Nam: một phương thức chung về TLCTQG và KHHĐHHH sẽ
được UNDP, UNICEF và UNFPA giới thiệu cho chu kỳ của khuôn khổ HTPT LHQ tiếp
theo và được đệ trình cho Ban điều hành UNDG năm 2005.
Ngoài ra, một Kế hoạch đánh giá và giám sát khuôn khổ HTPT LHQ sẽ được xây
dựng, theo đó LHQ và các đối tác có thể cùng nhau hoạch định chiến lược 5 năm để giám
sát tiến độ thực hiện kế hoạch chung thông qua các hoạt động giám sát phối hợp và liên
kết.
Các hội nghị chiến lược chung sẽ thay thế bốn hội nghị khác với sự tham gia của
các đối tác quốc gia. Qua các hội nghị này, các chiến lược sẽ được hoàn tất và việc xác
định các đối tác chung và tiêu điểm của chương trình sẽ góp phần xác định cơ hội hợp tác,
bao gồm việc hoạch định chương trình chung.
B. Hài hòa hòa và Đơn giản hóa trong suốt Chu kỳ Chương trình
Các mẫu kế hoạch công việc hàng năm và ngân sách hàng năm với chính phủ và
các đối tác khác sẽ được giới thiệu cùng với các mẫu Báo cáo tiến độ Chuẩn cho việc báo
cáo cụ thể.
Các cơ quan Excom đã nhất trí hài hóa hóa các thủ tục tài chính cấp quốc gia, sử
dụng các hướng dẫn CCPOQ về thực hiện ngân sách quốc gia làm nền tảng cơ sở. Những
quy định hướng dẫn này nhấn mạnh việc bảo đảm trách nhiệm của đối tác, cũng như tính
hiệu quả của việc thực hiện chương trình, sự sở hữu của quốc gia đối với chương trình và
xây dựng năng lực. Hài hòa hóa các phương thức chuyển giao nguồn lực sẽ được thực hiện
trên cơ sở đánh giá năng lực tài chính do Chính phủ và LHQ cùng tiến hành. Dựa trên
nhận xét của chính phủ và LHQ, khi các cơ quan LHQ hợp tác với đối tác quốc gia tương
ứng trong cùng một cấp độ chuyển giao (hoạt động, dự án, chương trình) và cùng một loại
nguồn lực (tiền mặt, hàng) sẽ sử dụng cùng một phương thức và thủ tục chuyển giao
nguồn lực (ví dụ như việc giải ngân theo thường kỳ, báo cáo tài chính, giám sát và kiểm
toán)
Tình hình tại Việt Nam: Trụ sở LHQ sẽ thông báo các thủ tục và hướng dẫn mới về
việc thực hiện các biện pháp này vào cuối năm 2003 để áp dụng vào Việt Nam vào cuối
năm 2003
Như được quy đề cập trong báo cáo thứ hai về Cải cách LHQ của Tổng thư ký
LHQ, việc xây dựng chương trình chung được coi là một cơ hội lớn nhằm tăng cường sự
hợp tác giữa các cơ quan nhằm cải thiện mối quan hệ tương tác và phấn đấu đạt các kết
quả chung. Tuy nhiên, cho đến nay có một số trở ngại chính trị và thực tế trong vấn đề
này. Đã có những nỗ lực làm rõ và đạt được sự nhất trí về định nghĩa chương trình chung
và các phương thức lập chươn g trình và tài chính hiệu quả nhất để thực hiện việc lập
chương trình chung.
133
Tình hình tại Việt nam: Dự thảo quy định chung của Trụ sở LHQ về Việc lập kế
hoạch chung được chuẩn bị tháng 10/2003,trong đó đưa ra các phương thức tài chính
khác nhau nhằm thúc đẩy việc đồng tài trợ các chương trình. UN Việt Nam đã tiến hành
hoạt động lập chương trình chung đầu tiên năm 2003 tập trung vào vấn đề Thanh niên
Các thành viên của ExCom UNDG đã nhất trí có các biện pháp cho phép xây
dựng hệ thống thông tin về các thông lệ tốt nhất vào năm 2003 nhằm cải thiện khả năng
khai thác các bài học rút ra từ việc thực hiện chương trình và sử dụng các bài học này vào
việc hoạch định và thực hiện các chương trình tương lai.
Tình hình tại Việt Nam: Tại Hội thảo Toàn cầu UNDG về ĐGH - HHH ở Nairobi
tháng 9 năm ngoái, UNCT Việt Nam đã nhất trí thực hiện thí điểm thành phần Quản lý
Kiến thức. Điều này bao gồm việc giới thiệu và phát triển cơ sở dữ liệu chung (Devinfo)
nhằm chứa đựng các dữ liệu cơ sở cho việc đánh giá, phân tích và báo cáo việc thực hiện
MTPTTNK/CLTTGN
C. Các dịch vụ và cơ sở chung
Bên cạnh việc hài hòa và đơn giản hóa các thủ tục lập chương trình, Đại Hội đồng
LHQ đã đề nghị Qũy LHQ, các Chương trình và Cơ quan chuyên môn thiết lập các hoạt
động dịch vụ chung và giới thiệu các cơ sở chung. Điều này sẽ có thể làm giảm chi phí và
tăng hiệu quả kinh tế dựa trên quy mô, tăng khả năng đàm phán, độ tin cậy và chất lượng
dịch vụ, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm lớn hơn cũng như thúc đẩy sự hợp tác,
phối hợp và một hình ảnh chung về hệ thống LHQ tại cấp quốc gia. Các nỗ lực dịch vụ
chung bao gồm chia sẻ dịch vụ du lịch, mua sắm, quản lý các dịch vụ xây dựng, công nghệ
thông tin liên lac (ví dụ VSAT) và mua sắm nhiên liệu.
Tình hình tại Việt Nam: Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ trong việc thiết lập
các cơ sở chung của LHQ. Hiện tại, năm cơ quan của LHQ đóng tại trụ sở LHQ chính tại
Hà nội; UNDP, UNICEF, UNODC, UNIDO và UNV. UNFPA và các cơ quan khác có thể
tham gia đóng trụ sợ tại khu vực này vào năm 2004 sau khi Chính phủ Việt Nam phê
chuẩn kế hoạch mở rộng xây dựng.
UN Việt nam cũng đã có một số tiến bộ trong việc tổ chức các dịch vụ chung. Một
Trung tâm Dịch vụ chung đã được thiết lập, các tiêu chí DSA chung đã được đàm phán và
đã có những nước tiến trong việc mua sắm chung.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Partnership.pdf