Trong thời kỳ phát triển và đổi mới kinh tế đất nước vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu. Như ta đã biết hàng năm có hơn một triệu lao động bước vào độ tuổi lao động. Trong số đó số những người lao động chưa có việc làm chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động hiện có. Cũng chính vì thế mà một bài toán khó cho Đảng và nhà nước là làm sao giải quyết việc cho số lao động không có làm việc ở nước ta.
Một trong những chính sách trong hàng loạt chính sách mà Đảng và nhà nước đưa ra để giải quyết việc làm, là chính chính sách về xuất khẩu lao động. Đây là việc mà Đảng và Nhà nước đưa lao động ra nước ngoài làm việc.
Trong những năm vừa qua Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh thành phố về công tác xuát khẩu lao động. Được sự chỉ đạo và hướng dẫn các cấp, Uỷ Đảng nên công tác xuất khẩu lao động ở các tỉnh thành phố đã thực hiện tốt. Số lao động đi xuất khẩu này hiện nay đang làm việc ổn định có thu nhập cao thường xuyên gửi tiền về cho gia đình. Đây là một yếu tố tạo điều kiện để đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội đồng thời nó cũng là một yếu tố xoá đói giảm nghèo ở nước ta.
Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác xuất khẩu lao động cũng gặp không ít khó khăn về vốn cho người lao động Thêm vào đó có một vấn đề bức súc như một số kẻ lợi dụng, khó khăn cho người lao động thiếu việc làm đã lừa đảo người lao động trong việc xuất khẩu lao động để kiếm lợi bất chính, một số người khi đến nước bạn đã phá bỏ hợp đồng, đi làm tự do gây khó khăn thiệt hại cho các công ty dịch vụ xuất khẩu lao động và ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường lao động nước ta.
Vấn đề xuất khẩu lao động là vấn đề bức xúc của các cấp, các ngành nói chung và của huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương nói riêng. Chính vì vậy em đã mạnh dạn chọn đề tài xuất khẩu lao động nhằm trang bị cho em kiến thức thực tế và hiểu biết sâu hơn đến chính sách giải quyết việc làm, đặc biệt là vấn đề xuất khẩu lao động.
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo xuất khẩu lao động tại phòng Tổ Chức Lao Động Xã Hội huyện Kinh Môn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a. lời mở đầu
Qua thời gian tìm hiểu một cách chi tiết và có hệ thống về quá trình hình thành, phát triển và tổ chức bộ máy của huyện Kinh Môn, đặc biệt đi sâu nghiên cứu vào các chức năng, nhiệm vụ của phòng Tổ Chức Lao Động Xã Hội huyện Kinh Môn, em đã nắm bắt được những nội dung cần thiết và bổ ích cho quá trình thực tập cũng như phục vụ có hiệu quả cho quá trình học tập, em xin trình bày báo cáo thực tập tổng hợp tại phòng TCLĐXH huyện Kinh Môn bao gồm những nội dung sau :
A. Lời mở đầu
B. Một số đặc điểm, tình hình hoạt động của phòng TCLĐXH huyện Kinh Môn.
I. Tổng quan chung về huyện Kinh Môn
II. Quá trình hình thành và phát triển của huyện Kinh Môn
III. Chức năng, nhiệm vụ và quá trình thực hiện Chức năng, nhiệm vụ của phòng TCLĐXH huyện Kinh Môn.
IV. Một số vấn đề hiện nay phòng TCLĐXH đang nghiên cứu và giải quyết.
V. Những vấn đề đổi mới và hướng phát triển trong thời gian tới của phòng TCLĐXH huyện Kinh Môn.
C. Kết luận
Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, chú phòng Tổ Chức Lao Động Xã Hội huyện Kinh Môn và đặc biệt dưới hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo TS. Trần Thị Thu và cô giáo Th.S Ngô Quỳnh Anh đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này. Song bản báo cáo vẫn còn nhiều thiếu sót, vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cô, chú trong cơ quan và các cô giáo. em xin chân thành cảm ơn.
B. một số đặc điểm, tình hình hoạt động của phòng tclđxh huyện kinh môn
I. Tổng quan chung về huyện Kinh Môn
1. Những vấn đề về điều kiện tự nhiên
1.1. vị trí địa lý, địa hình.
- Kinh môn là một huyện mới được tái lập và đi ào hoạt động từ ngày 1/ 4/1997 (sau 18 năm sát nhập với huyện Kim Thành và lấy tên là huyện Kim Môn). Huyện Kinh Môn có 25 xã, thi trấn ( trong đó có 24 xã và 1 thị trấn) được chia làm 4 khu:
+ Khu tam lưu có 5 xã và 1 thị trấn
+ khu nam An phụ có 7 xã
+ Khu bắc An phụ có 7 xã
+ Khu Nhị chiểu có 5 xã
- Về địa giới huyện Kinh Môn : - Phía bắc giáp Đông Triều Quảng Ninh.
- Phía nam giáp Kim Thành Hải Dương .
- Phía đông giáp huyện thuỷ nguyên Hải Phòng
- Phía nam giáp huyện Nam Sách Hải Dương.
Huyện có 3 vùng rõ rệt: vùng lúa cấy 2 vụ, vùng đất đồi núi trọc trông cây lấy gỗ, cây ăn quả. Vùng núi đá có khả năng khai thác nguyên vật liệu xây dựng.
Tuy là huyện có huyện có nhiều đồi núi song huyện Kinh môn có nhiều cánh đông bằng phẳng, màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp.
Cùng với hệ thống giao thông thuận lợi, Kinh Môn còn có nhiều sông lớn bao bọc vây quanh huyện như sông Kinh thầy, sông Kinh Môn, sông Đá Vách… Ngoài ra Kinh Môn còn có 2 con sông đào từ ngay sau khi hoà bình lập lại đó là sông Phùng Khắc và sông Nguyễn Lân. Hai con sông này đều chạy dài từ phía tây xuyên suốt đến cuối phía Đông của huyện. Hệ thống sông ngòi của huyện rất thuận lợi cho việc vận chuyển lưu thông hàng hoá và tưới tiêu, phát triển kinh tế của các xã.
1.2. Về thời tiết, khí hậu
Kinh môn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mưa nắng nhiều, lượng mưa trung bình 1500 – 1700mm/năm. Nhiệt độ bình quân 23oC rất thuận lợi cho cây trồng phát triển, đặc biệt là cây vụ đông( Hành, tỏi, cà chua, khoai tây). Do ảnh hưởng của độ cao địa hình, nên Kinh Môn có điều kiện khí hậu khắc nhiệt hơn các huyện khác trong tỉnh.
1.3. Về tài nguyên khí hậu
Kinh Môn là một huyện bán Sơn địa, ngoài những cánh đồng bằng phẳng Kinh Môn còn có vung núi đá xanh tập trung chủ yếu ở khu nhị chiểu và phía đông bắc huyện.
- Với diện tích đất tự nhiên 16349,04 ha.
Trong đó : - Đất nông nghiệp là 8864,38 ha
- Đất ở là 1166,15 ha
- Đất chưa sử dụng là 2109,36 ha
- Đất lâm nghiệp là 1510,42 ha
- Đất chuyên dùng là 2707,73 ha
- Về nông hoá thổ nhưỡng : Khu vực trong đê thuộc loại đất phù sa của hệ thống sông Thái Bình nên hơi chua. Đọ PH từ 5-6, nghèo lân, đạm, một số diện tích bị bạc mầu. Đất ngoài đê đa số là đất phù sa đỏ, giàu chất dinh dưỡng rất phù hợp với rau, màu, cây công nghiệp.
2. Đặc điểm về dân số, lao động
- Dân số : tổng số dân của huyện là 164.569 người
Trong đó :
- Nếu chia theo giới tính thì nam có 80.298 người , nữ có 84.271 người .
- Nếu chia theo khu vực thì thành thị có …. người , nông thôn có 157.223 người .
- Mật độ dân số : 1004 người/ km2.
- Lao động : 91.514 lao động= 55.6% tổng dân số của huyện
Trong đó lao động của TW Tỉnh đóng trên địa bàn là 4517 lao động, lao động của huyện là 86.997 lao động.
( Theo báo cáo thống kê dân số năm 2003)
II. Quá trình hình thành và phát triển của huyện Kinh Môn
1. Tổ chức Bộ máy huyện Kinh Môn.
a. Quá trình hình thành .
- Năm 1979 huyện Kinh Môn sát nhập với huyện Kim Thành, thành huyện Kim Môn gồm 45 xã .
- Ngày 1/4/1997 chia tách hai huyện Kinh Môn và huyện Kim Thành .
b. Tổ chức bộ máy huyện Kinh Môn.
- Năm 1997 huyện có 11 phòng ban và các đơn vị sự nghiệp gồm : trung tâm y tế, ngành giáo dục, hội chữ thập đỏ, đài truyền thanh, hạt bảo dưỡng đường bộ .
Hệ thống bộ máy tổ chức
Văn phòng HĐND, UBND huyện
Phòng công nghiệp GT XD
Phòng địa chính
Phòng kế hoạch đầu tư
Phòng thanh tra Nhà nước
Phòng Tư pháp
Phòng TC Thương nghiệp
Phòng TCLĐ xã hội huyện
Phòng GD - ĐT
Phòng NN PTNT
Phòng VH TT Thể thao
* Các phòng ban bao gồm :
1. Văn phòng HĐND, UBND huyện
2. Phòng TCLĐXH huyện
3. Phòng tài chính thương nghiệp
4. Phòng tư pháp
5. Phòng thanh tra nhà nước huyện
6. Phòng kế hoạch đầu tư
7. Phòng nông nghiệp - phát triển nông thôn
8. Phòng địa chính
9. Phòng công nghiệp giao thông xây dựng
10. Phòng giáo dục đào tạo
11. Phòng văn hoá thông tin - thể thao
- Năm 2000 theo quyết định của UBND tỉnh sát nhập phòng kế hoạch đầu tư với phòng tài chính thương mại thành phòng kế hoạch tài chính thương mại.Sát nhập uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em từ trực thuộc uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em tỉnh quản lý nay về trực thuộc huyện quản lý.
- Các phòng ban chuyên môn trực thuộc huyện còn 10 phòng ban gồm :
1. Văn phòng HĐND - UBND huyện
2. Phòng TCLĐXH
3. Phòng kế hoạch - Tài chính - Thương mại và khoa học
4. Thanh tra nhà nước huyện
5. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn
6. Phòng địa chính
7. Phòng công nghiệp giao thông xây dựng
8. Phòng Giáo dục - Đào tạo
9. Phòng Văn hoá thông tin – Thể thao
10. Uỷ ban Dân số – Gia đình & Trẻ em
- Năm 2003 : Theo nghị định 12/CP của Chính phủ và Quyết định của UBND Tỉnh Hải dương chuyển giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về Y tế từ văn phòng UBND huyện về Uỷ ban Dân số – Gia đình & Trẻ em và đổi tên thành phòng Y tế - Dân số – Gia đình & Trẻ em. Hiện nay khối quản lý nhà nước có 10 phòng ban, khối sự nghiệp thộc huyện có :
+ Sự nghiệp giáo dục
+ Hội chữ thập đỏ
+ Sự nghiệp đài truyền thanh
+ Sự nghệp văn hoá thông tin
+ Hạt bảo dưỡng đường bộ
+ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện
2. Quá trình phát triển trong những năm vừa qua của Huyện Kinh môn.
Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, và những tài nguyên sẵn có ở vùng như : Đá vôi, cát, sỏi vv… Cộng với sự quản lý chặt chẽ từ trên xuống dưới, đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Huyện Kinh môn.
Đáp ứng nhu cầu chủ trương phát triển kinh tế của nước nhà, giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, Tăng tỷ trọng ở các ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong những năm vừa qua huyện đã thực hiện tốt chủ truơng, Đường lối lãnh đạo của Đảng và nhà nước được thể hiện qua một số chỉ tiêu như về tốc độ tăng truởng kinh tế bình quân hàng năm tăng 10,485% ( nhiệm kỳ 1996 – 1999 : 9,53%) vượt mục tiêu đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ 21 đề ra là ( 9,2% – 9,5% năm ). Trong đó thể hiện rõ qua các năm như : năm 2000 tăng 7,8% so với năm 1999; Năm 2001 tăng 9,2% so với năm 2000; Năm 2002 tăng 12,42% so với năm 2001; Năm 2003 tăng 12,52% so với năm 2002 và chỉ tiêu phấn đấu mức tăng trưởng kinh tế năm 2004 tăng 12,5% so với năm 2003. Cơ cấu kinh tế liên tiếp chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng Nông – Lâm – Thuỷ sản, Tăng tỷ trọng công nghiệp - Xây dựng và dịch vụ.
Trong đó : Tỷ trọng Nông – Lâm – Thuỷ sản từ 50,6% năm 1999 giảm xuống còn 49% năm 2000; Giảm 50,15% năm 2001; Giảm 48,6% năm 2002; 45,95% năm 2003 và Kế hoạch năm 2004 giảm còn 44,5%.
Về Công nghiệp – Xây dựng từ 24,9% năm 1999 tăng lên 26,1% năm 2000; tăng 23,27% năm 2001; Tăng 25,2% năm 2002; Tăng 27,49% năm 2003 và Kế hoạch năm 2004 tăng lên 28,5%.
Về dịch vụ từ 24,5% năm 1999 tăng lên 24,9% năm 2000; Tăng 26,58% năm 2001; tăng 26,6% năm 2002; Tăng 26,56% năm 2003 và kế hoạch năm 2004 tăng 27%.
Quá trình phát triển của Huyện trong những năm vừa qua càng được thể hiện rõ nét hơn trong các lĩnh vực như : Nông nghiệp; Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng; Tài chính; Ngân hàng; Các công tác xã hội; An ninh Quốc phòng & các công tác chính quyền.
a. Về lĩnh vực Nông nghiệp :
Kinh tế Nông nghiệp tiếp tục phát triển toàn diện. Diện tích reo trồng hàng năm đã khai thác một cách triệt để : Năm 2000 diện tích reo trồng đạt 17467,8 ha, Năm 2001 diện tích reo trồng đạt 17302 ha, Năm 2002 diện tích reo trồng đạt 17103 ha, Năm 2003 diện tích reo trồng đạt 17379,6 ha, và kế hoạch năm 2004 diện tích reo trồng đạt 17510 ha.
Năng xuất lúa hàng năm từ 93,01 tạ/ ha năm 1999 tăng lên 97,65 tạ/ ha năm 2000, tăng 97,67 tạ/ ha năm 2001, tăng 101,55 tạ/ ha năm 2002, tăng 105,39 tạ/ ha năm 2003 và kế hoạch năm 2004 tăng 108,9 tạ/ ha.
Về chăn nuôi Quy mô đàn gia súc, gia cầm tiếp tục tăng.Tổng đàn gia súc, gia cầm và diện tích nuôi trồng hàng năm đều tăng cả về số lượng và chất lượng như : Đàn lợn từ 56.546 con năm 2000 tăng lên 83.483 con năm 2003, Đàn bò từ 2.640 con năm 2000 tăng lên 3838 con năm 2003, Đàn gia cầm từ 689.147 con năm 2000 tăng lên 811.000 năm 2003, sản lượng thuỷ sản đạt 550 tấn năm 2000 tăng lên 800 tấn năm 2003.
Phong trào nuôi con đặc sản phát triển mạnh theo quy mô trang trại và hộ gia đình như nuôi ba ba, rắn, cá trê lai, cá chim trắng, tôm càng xanh….
b. Về lĩnh vực công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp & Xây dựng.
Phát huy thế mạnh của một huyện có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp, hơn 4 năm qua với chính sách ưu tiên khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần, mở rộng môi trường đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã phát triển đa dạng, phong phú và đạt mức tăng trưởng cao.
- Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp :
Giá trị tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng tốc độ cao, bình quân hàng năm đạt 24,43% năm, Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từ 13,4% năm 2000 tăng lêm 15,11% năm 2001, tăng 31,9% năm 2002, tăng 37,3% năm 2003, nổi bật là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nhgư sản xuất xi măng, bột pen phát, khai thác đá, …..
- Giao thông – Xây dựng :
Trong những năm vừa qua huyện đã tích cực tranh thủ các dự án đầu tư của Trung ương, sự hỗ trợ đầu tư của tỉnh, các thành phần kinh tế và huy động sức dân nên huyện đã huy động trương trình đề án giao thông nông thôn. Tổng chiều dài đường giao thông toàn huyện được được dầu tư nâng cấp là 416,6 Km, với số tiền đầu tư từ các nguồn là 52,268 tỷ đồng trong đó : Đường nhựa hoá là 39,1 Km giá trị đầu tư là 21,59 tỷ đồng, Đường bê tông xi măng 92,2 Km giá trị đầu tư là 22,922 tỷ đồng. Song hàng năm huyện còn triển khai xây dựng như 249 phòng học kiên cố, nhà làm việc huyện uỷ, trạm bơm và các sân vận động…..Thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương trong 4 năm ( 2000-2003) xây dựng được 70,795 Km với giá trị đầu tư 22,548 tỷ đồng.
c. Về Tài chính – Tín dụng
- Công tác quản lý ngân sách địa phương luôn đảm bảo chế độ chính sách. Các ngành quản lý chức năng quản lý chặt chẽ các nguồn thu và chống thất thu. Hàng năm thực hiện thu tăng và vượt kế hoạch.
- Chi ngân sách luôn đảm bảo cân đối thu chi hợp lý, đóng chế độ, chính sách của nhà nước, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
d. công tác văn hoá xã hội
- Giáo dục : toàn huyện có 27 trường mẫu giáo, 27 trường tiểu học, 26 trường trung học cơ sở, 3 trường phổ thông trung học, 1 trường trung học bán công, 1 trường trung tâm giáo dục thường xuyên.
Công tác giáo dục luôn được sự quan tâm của các cấp, các ngành, chất lượng giáo dục và đào tạo từng bước được nâng cao.
Kết quả 100% trẻ em dưói 6 tuổi vào lớp 1, 100% học song tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6, 70% học song tốt nghiệp trung học cơ sở vào lớp 10.
- Công tác ytế - Kế hoạch hoá gia đình
Huyện có 2 bệnh viện, 1 phòng khám đa khoa khu vực, 25/25 xã, thị trấn có trạm ytế, trong đó có 14 trạm ytế có bác sỹ. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được duy trì, chất lượng khám chữa bệnh từng bước được cải thiện, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Tỷ lệ sinh giảm đến năm 2003 còn 05 ‰.
- Công tác văn hoá thể thao
Ngành văn hoá, thể thao, truyền thanh đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông tin về cơ sở. Tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, thực hiện pháp luật của nhà nước tới mọi tầng lớp nhân dân và phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, đẩy mạnh phong trào đời sống văn hoá thể thao ở cơ sở. Số làng văn hoá gia đình văn hoá ngày một nhiều. Đến năm 2003 có 27 làng văn hoá, 30.300 gia đình văn hoá chiếm 71% trong toàn huyện.
* ( Trích dẫn tài liệu)
- Báo cáo chính trị trình Đại Hội Đảng bộ khối chính quyền huyện lần thứ II, ngày 5/ 9/2000.
- Báo cáo chính trị trình Đại Hội Đảng bộ khối chính quyền huyện lần thứ III, ngày 20/ 6/2003.
- Báo cáo tổng kết tổ chức và hoạt động của UBND huyện Kinh Môn khoá XVI – Nhiệm kỳ 1999 – 2004
III. Chức năng, nhiệm vụ và quá trình thực hiện Chức năng, nhiệm vụ của phòng TCLĐXH huyện Kinh Môn.
1. Chức năng nhiệm vụ của phòng TCLĐXH huyện Kinh Môn.
Phòng TCLĐXH huyện có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội cũng như việc tham mưu cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý cán bộ công nhân viên chức huyện.
1.1 Tổ chức bộ máy của phòng TCLĐXH.
a. Biên chế :
Sau khi tái lập huyện năm 1997 đến năm 2002 phòng có 6 người, năm 2003 bổ xung 1 biên chế tổng số phòng có 7 người.
Trong đó phòng có 1 trưỏng phòng, 2 phó phòng, 4 cán bộ chuyên môn.
b.Phân công nhiệm vụ :
- Trưởng phòng phụ trách chung, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ và công tác lao động xã hội.
- Một phó phòng phụ trách công tác chính quyền cơ sở kiêm nhiệm công tác phòng chống tệ nạn xã hội.
- Một phó phòng phụ trách công tác ưu đãi người có công với cách mạng, kiêm nhiệm công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo.
- Một chuyên viên phụ trách công tác tổ chức cán bộ kiêm nhiệm làm công tác cho vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm.
- Một chuyên viên giúp cho phó phòng theo dõi công tác chính quyền cơ sở và làm công tác cứu trợ xã hội.
- Một chuyên viên phụ trách công tác ưu đãi người có công với cách mạng.
- Một cán bộ làm công tác kế toán, bộ phận chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và kiêm công tác hành chính của phòng.
1.2 Chức năng của phòng TCLĐXH.
Phòng TCLĐXH huyện Kinh Môn là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện quản lý, phòng có chức năng tham mưu giúp huyện uỷ, UBND huyện thống nhất quản lý nhà nước về công tác tổ chức cán bộ, xây dựng chính quyền cơ sở, công tác lao động xã hội và công tác chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
Phòng TCLĐXH chịu sự chỉ đạo quản lý trực tiếp của UBND huyện. Đồng thời chịu sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của ban Tổ chức chính quyền ( nay là sở nội vụ Hải dưong) về công tác tổ chức cán bộ, xây dựng cơ sở. Chịu sự chỉ đạo của sở lao động Tỉnh Hải dương về công tác lao động thương binh xã hội, về công tác chính sách đối với người có công với cách mạng.
1.3 Nhiêm vụ của phòng TCLĐXH.
a. Công tác tổ chức cán bộ gồm các nhiệm vụ :
- Công tác tổ chức bộ máy : Giúp UBND huyện thành lập mới, sát nhập giải thể các tổ chức thuộc quyền quản lý của huyện. Lập tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định và tổ chức triển khai quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Công tác quản lý cán bộ công chức.
+ Tiếp nhận, điều động và thuyên chuyển, đề nghị và giải quyết chế độ về hưu, mất sức, thôi việc đối với công chức, viên chức các cơ quan đơn vị do cấp huyện quản lý.
+ Xây dựng kế hoạch biên chế, tiền lương hàng năm khu vực hành chính sự nghiệp và báo cáo tình hình thực hiện biên chế tiền lương.
+ Tổng hợp đề nghị cấp có thẩm quyền về thi tuyển công chức, thi nâng ngạch, chuyển ngạch công chức
+ Thực hiện chế độ nâng bậc lương hàng năm cho cán bộ công chức.
+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức.
b. Công tác xây dựng chính quyền sở.
- Giúp HĐND,UBND huyện theo hướng dẫn sự hoạt động của HĐND,UBND các xã thị trấn.
- Theo dõi thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ đương chức, cán bộ nghỉ chế độ già yếu nghỉ việc ở các xã, thị trấn.
- Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho
cán bộ các xã.
c. Công tác lao động xã hội.
* Công tác giải quyết việc làm.
- Tổng hợp về tình hình biến động về dân số, lao động, tình hình giải quyết việc làm hàng năm.
- Thực hiện công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Xây dựng chương trình giải quyết việc làm 5 năm, kế hoạch giải quyết việc làm hàng năm và tổ chức triển khai thực hiện trương trình giải quyết việc làm đề ra.
- Đề xuất với ban thường vụ huyện uỷ,UBND huyện các biện pháp giải quyết việc làm.
- Cùng với ngân hàng người nghèo thực hiện đề án cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp để giải quyết việc làm.
* Công tác xoá đói giảm nghèo.
- Triển khai hướng dẫn, kiểm tra các xã và tổ chức điều tra đánh giá xác định hộ nghèo hàng năm.
- Tổ chức tập huấn công tác xoá đói giảm nghèo cho các cán bộ xã và cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo
- Phối hợp ngân hàng người nghèo hướng dẫn các xã cho hộ nghèo vay vốn theo chế độ nhà nước quy định.
- Giúp Huyện uỷ,UBND huyện xây dựng chương trình xoá đói giảm nghèo 5 năm, kế hoạch xoá đói giảm nghèo hàng năm và tổ chức triển khai thực hiện chương trình của huyện đề ra.
- Triển khai thực hiện các chính sách chế độ của nhà nước dối với người nghèo.
* Công tác cứu trợ xã hội.
- Xét duyệt đối tượng hưởng chế độ cứu trợ xã hội hàng năm.
- Thực hiện chế độ chính sách đối với người được cứu trợ xã hội, đối tượng trẻ mồ côi….
* Công tác phòng chống tệ nạn xã hội.
- Phối hợp với công an huyện chỉ đạo các xã tổ chức điều tra đối tượng nghiện hút, mại dâm ở các địa bàn thuộc huyện,xã.
- Xây dựng kế hoạch phòng chống tệ nạn xã hội.
- Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội trong nhân dân, các cơ quan, các tổ chức xã hội.
- Báo cáo hội đồng xét duyệt đưa đôi tượng cai nghiện tập trung ở các trung tâm cai nghiện và hướng dẫn các xã có đối tượng nghiện tổ chức cai nghiện tại cộng đồng, tại gia đình.
- Tổ chức tư vấn cho đối tượng sau cai nghiện.
* Công tác chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
- Theo dõi quản lý các đối tượng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo nghị định 28/CP của chính phủ bao gồm:
+ Người hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng 8 – năm 1945.
+ Liệt sỹ và gia đình liệt sỹ.
+ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, bà mẹ việt nam anh hùng, anh hùng lao động.
+ Thương binh, bệnh binh người hưởng chính sách như thương binh.
+ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đầy.
+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc bảo vệ tổ quốc.
+ Người có công giúp đỡ cách mạng.
- Triển khai các văn bản, chế độ chính sách của nhà nước đối với người có công với cách mạng và giải quyết các đề nghị hưởng chế độ của người có công với cách mạng.
- Chi trả trợ cấp hàng tháng cho đôi tượng người có công với cách mạng.
- Giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực chính sách người có công với cách mạng.
* Trích dẫn tài liệu
- Theo Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2003, ngày 18/ 12/2003.
2. Kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ của phòng TCLĐXH huyện Kinh Môn.
Trong những năm vừa qua,đặc biệt là những năm mới tách huyện phòng TCLĐXH huyện đã gặp không ít khó khăn trong việc tổ chức cán bộ, trong đó là vấn đề thuyên chuyển cán bộ, giải quyết các chế độ về hưu, cũng như việc giảm biên chế rất khó khăn, song đã tong bước đi vào ổn định và đã đạt một số thành quả đáng khích lệ.
2.1 Về công tác tổ chức cán bộ .
- Thực hiện tốt công tác sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan, các đơn vị do huyện quản lý theo quyết định 12/CP ngày 27/ 3/2001 của thủ tướng chính phủ và quyết định của UBND tỉnh Hải dương về việc sát nhập, thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện quản lý.
- Phối hơp với ban Tổ chức huyện tiến hành các bước, quy trình luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ quản lý ở các phòng ban và các đơn vị sự nghiệp. Riêng năm 2003 đã luân chuyển 5 đồng chí lãnh đạo khối quản lý nhà nước, điều động 10 cán bộ quản lý. Các đồng chí được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý, các đồng chí được luân chuyển đều đạt tín nhiệm cao, phát huy được hiệu quả công tác tốt.
- Thực hiện tốt NQ16/2000/NQ-CP của chính phủ về giảm biên chế hành chính thường xuyên được duy trì, đảm bảo tốt biên chế được giao qua các năm. Năm 2003 khối quản lý nhà nước được giao 68 biên chế, thực hiện 66 biên chế. Sự nghiệp Giáo dục giao 1635 biên chế, thực hiện 1470 biên chế. Số giáo viên còn thiếu thực hiện chế độ hợp đồng chờ thi tuyển công chức theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Các sự nghiệp khác cũng đều đảm bảo không vượt biên chế được giao. Việc tuyển dụng tiếp nhận thuyên chuyển cán bộ công chức theo đúng quy định.
- Hàng năm tổ chức xét duyệt, nâng bậc lương cho cán bộ công chức đúng tiêu chuẩn. Năm 2003 xét nâng lương cho 562 cán bộ đủ điều kiện nâng bậc lương.
- Thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm đồng thời phối hợp với phòng Giáo dục rà soát phân loại thì có 128 giáo viên có trình độ không đạt tiêu chuẩn. Các trường hợp này chờ để bố trí làm việc khác hoặc chờ để giải quyết chế độ.
- Triển khai thực hiện quyết định 3358/QĐ-UB ngày 25/ 8/2003 của UBND tỉnh Hải dương về một số giải pháp phát triển giáo dục mầm non.
- Tiến hành điều tra và báo cáo việc điều tra mức lương tối thiểu tại một số các doanh nghiệp theo sự chỉ đạo của sở lao động thương binh xã hội tỉnh.
- Lập danh sách cử 6 cán bộ, công chức khối quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp đi học lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính nhà nước.
- Hoàn toàn việc cập nhật toàn thành phiếu công chức vào phần mềm máy tính để quản lý.
- Rà soát, ghi bổ xung sổ Bảo hiểm xã hội cho cán bộ khối quản lý nhà nước.
2.2 Công tác chính quyền cơ sở.
Do sự quản lý chặt chẽ có hệ thống của phòng TCLĐXH cho nên hoạt động của UBND các xã, thị trấn đã có bước tiến triển, duy trì thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc được xây dựng từ đầu nhiệm kỳ và bổ xung theo quy chế dân chủ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ luôn bám sát vào nghị quyết của Đảng bộ, quyết định của HĐND và bản đăng ký thi đua tăng cường công tác kiểm tra, sơ tổng kết từng nhiệm vụ trong quá trình thực hiện như : Công tác tuyển quân, phòng chống bão lụt, thu thuế và các khoản đóng góp…., Thường xuyên đổi mới lề nối làm việc, cải cách các thủ tục hành chính như : Công khai phí, lệ phí và các khoản đóng góp, giảm bớt thủ tục hành chính không cần thiết gây phiền hà cho dân.
- Tiếp tục củng cố và xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh. Các xã thị trấn thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc, thực hiện tốt quy chế dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Chính vì vậy mà kết thúc năm 2003 không có xã yếu kém. Tổng kết phân loại chính quyền trong sạch, vững mạnh năm 2003 đạt chính quyền trong sạch vững mạnh cấp tỉnh có 7 xã = 28%, đạt chính quyền trong sách vững mạnh cấp huyện co 16 xã = 64%, xếp loại khá có 2 xã = 8%.
- Phối hợp với ban TCCQ tỉnh và các trường Đại học, trường đào tạo của tỉnh. Trong năm đã cử cán bộ xã, thị trấn đi đào tạo là 93 người, đồng thời phối hợp với trung tâm chính trị huyện mở 2 lớp :
+ Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho 125 uỷ viên UBND xã.
+ Lớp bồi dưỡng cho 101 đồng chí trưởng thôn các xã, thị trấn trong huyện.
2.3 Công tác lao động thương binh xã hội .
a. Công tác giải quyết việc làm.
Tham mưu giúp UBND huyện xây dựng chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2001- 2005, và triển khai thực hiện kế hoạch đã đề ra.
- Các ngành tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng, ở trên địa bàn phát triển tăng cả về số lượng và giá trị sản xuất như khai thác đá, cao lanh, bô xít, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng…., đã tạo không ít công ăn việc làm cho người lao động ở trong huyện.
- Các nghề thủ công ở khu vực nông thôn như cơ khí, nề, may mặc…, các làng nghề truyền thống như trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ ở các xã ven sông Kinh thầy, nghề mây tre đan, chiếu cói, chế biến lương thực hoạt động một cách ổn định và phát triển đã tạo cho hàng nghìn lao động có việc làm ổn định.
- Phát triển đa dạng các dịch vụ vận tải thuỷ bộ, cung ứng hàng hoá, tiêu thụ nông sản phụ phục vụ đời sống nhân dân.
- Các xã có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh như đền cao An phụ, động Kính chủ, khu vực hang động Minh Tân…., luôn được chú ý tôn tạo, khôi phục tạo thành quần thể du lịch thu hút khách thập phương đến thăm quan,tạo việc làm cho hàng trăm lao động trong những tháng đầu năm.
- Phòng TCLĐXH phối hợp với Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh tập huấn giải quyết việc làm cho ban chỉ đạo xã, đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra, hướng dẫn…Kết quả năm 2003, toàn huyện tạo việc làm mới cho 3.267 người, đạt 112%; Xuất khẩu lao động được 508 người; Duyệt cho vay vốn 13 dự án, số tiền duyệt cho vay 863 triệu đồng, tạo việc làm tại chỗ cho 217 lao động. Nâng hệ số sử dụng thời gian lao động nông thôn lên 79,5%.
b. Công tác xoá đói giảm nghèo.
Trong những năm vừa qua phòng TCLĐXH phối hợp cùng với huyện đã chỉ đạo các xã tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cở hạ tầng như : đường giao thông nông thôn, trường học, nhà trẻ, trạm y tế, công trình nước sinh hoạt, kiên cố hoá kênh mương… Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm tạo tiền đề cho công tác xoá đói giảm nghèo.
- Đẩy mạnh việc mở rộng các ngành y tế, phát triển và mở rộng các loại hình sản xuất đảm bảo cho người lao động, đặc biệt cho các hộ nghèo đồng thời tạo cho họ có thu nhập ổn định thoát được cảnh đói nghèo.
- Các địa phương, các ban ngành đoàn thể thực hiện tốt biện pháp hỗ trợ người nghèo trong ytế và trong giáo dục :
+ Mở các hình thức khám chữa bệnh cho người nghèo tại cộng đồng. Năm 2002 chỉ có 30% hộ nghèo được trợ cấp phiếu khám chữa bệnh miễn phí, năm 2003 có 100% hộ nghèo được cấp phiếu khám chữa bệnh miễn phí.
+ Các đoàn thể đã vận động hội viên vay 884 triệu đồng, giúp nhau 6.000 ngày công, 9.600Kg thóc giống, 12.500 con lợn giống, 28.500Kg đạm, lân…Kết quả số hộ nghèo giảm từ 2.533 hộ năm 2002 xuống còn 2.212 hộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5,93% năm 2002 xuống còn 5,26 vượt 0,04% so với kế hoạch.
+ Tổ chức lớp tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ, hướng dẫn cách làm ăn cho 50 lớp được 6.000 lượt hội viên, trong đó có trên 3.000 lượt người nghèo; Xây dựng và sửa chữa 89 ngôi nhà tình thương, đến nay không còn hộ nghèo nào phải ở nhà tranh tre dột nát.
c. Công tác Cứu trợ xã hội.
Phối hợp với ngành kiểm tra, trình UBND huyện xét duyệt cho 909 đối tượng hưởng chế độ cứu trợ xã hội thường xuyên. Phối hợp cùng Hội chữ thập đỏ và các ban, ngành đoàn thể triển khai thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc trẻ em đặc biệt khó khăn và thực hiện dự án dạy nghề phù hợp cho trẻ em khuyết tật. Trong năm 2003 tổ chức cho 11 trẻ em khuyết tật học nghề tại cộng đồng, tổ chức đưa trẻ em khuyết tật khám chữa bệnh phục hồi chức năng tại Hà Nội 12 em, tại Hải Dương đợt 1 là 12 em, đợt 2 là 17 em, thành lập thư viện phục vụ thiếu niên khuyết tật tại huyện.
d. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội.
Tham mưu giúp UBND huyện và Ban chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS, ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội, tiếp tục thực hiện tốt đề án phòng chống Ma tuý giai đoạn 2001 – 2005 và năm 2003. Hưởng ứng tháng hành động phòng chống tệ nạn ma tuý, tệ nạn xã hội và triển khai thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu cai nghiện đề ra. Phối hợp với công an huyện, trong năm 2003 mở 6 lớp tuyên truyền cho 78 đối tượng nghiện ma tuý về tác hại của ma tuý và phòng chống ma tuý tại 12 xã, thị trấn; lập hồ sơ đưa 21 đối tượng là nghiện ma tuý vào Trung tâm cai nghiện bắt buộc. Cai tại cộng đồng cho 38 đối tượng nghiện ma tuý.
e. Công tác chính sách ưu đãi người có công.
Kịp thời tham mưu giúp Huyện uỷ, UBND huyện triển khai các nghị định, các thông tư, các văn bản hướng dẫn chế độ chính sách của các cấp, các ngành đến từng đối tượng là người có công như : Triển khai thực hiện tốt Thông tư số 14/TT ngày 11/ 9/2002 của Bộ Lao động TBXH về việc giải quyết tồn đọng về công tác liệc sỹ và đề nghị cấp trên xét duyệt xác nhận liệt sỹ cho 49 người.
Triển khai thông tư số 02/TT ngày 7/ 2/2003 của Bộ Lao động TBXH về chế độ đối với bệnh binh, người hưởng chế độ mất sức lao động đồng thời là thương binh, đề nghị cấp trên xét duyệt cho 54 người được hưởng 2 chế độ.
Triển khai thông tư số 18/TT ngày 15/ 7/2003 của Bộ Lao động TBXH về chế độ người có công giúp đỡ cách mạng, đề nghị hưởng chế độ 203 người. Phòng TCLĐXH đã hoàn thành cơ bản việc giải quyết chế độ đối với người tham gia kháng chiến được khen thưởng Huân Huy chương kháng chiến từ năm 2002, năm 2003 tiếp tục đề nghị sở xét duyệt cho 63 người mới được cấp Huân Huy chương kháng chiến.
Duyệt chế độ thờ cúng liệt sỹ cho 381 người, đến cuối năm 2003 huyện cơ bản hoàn thành việc giải quyết chế độ thờ cúng liệt sỹ, chế độ trợ cấp đối với người bị ảnh hưởng chất độc hoá học. Hàng tháng tổ chưc cấp phát, chi trả cho đối tượng đầy đủ, chính xác, kịp thời, quyết toán với cấp trên đúng chế độ chính sách.
Các đồng chí lãnh đạo huyện uỷ, HĐND,UBND huyện cùng các ngành, đoàn thể tổ chức thăm hỏi, tặng quà động viên các gia đình chính sách nhân ngày lễ,tết. Kỷ niệm 56 năm ngày thương binh liệt sỹ chu đáo thiết thực. Các bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống trong toàn huyện đều được các cơ quan phụng dưỡng chu đáo, được các xã xây dựng nhà tình nghĩa và chăm sóc tạn tình.
Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại : đến hết tháng 10/2003 phòng nhận được 13 đơn thư. Đã xác minh, kết luận, trả lời song 13 đơn = 100%, trong đó bao gồm : 1 đơn tố cáo, 4 đơn khiếu nại, 8 đơn đề nghị giải quyết chế độ chính sách.
Bên cạnh các kết quả đạt được, phòng TCLĐXH huyện Kinh Môn vẫn còn những tồn tạI chưa được giải quyết.
- Công tác chính quyền cơ sở chưa thực sự đi sâu vào quần chúng nhân dân
- Công tác giải quyết viêc làm chưa khai thác triệt để ở các làng nghề truyền thống như trông rau nuôi tằm, mây tre đan, chiếu cói…
- Về công tác xoá đói giảm nghèo : các ngành ytế ở các xã, chưa được quan tâm triệt để về cơ sở vật chất kỹ thuật. Các công trình nước sinh hoạt chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.
- Về công tác phòng chống tệ nạn xã hội chưa có sự phối hợp chặt chẽ với ngành công an huyện nên chưa đIều tra đầy đủ về các đối tượng nghiện hút, mại dâm
- Phòng TCLĐXH chưa mở rộng được quy mô đào tạo của cán bộ xã, thị trấn nên chưua có sự gắn kết chặt chẽ giữa các tổ chức
* Trích dẫn tài liệu
- Theo Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2003, ngày 18/ 12/2003.
- Theo Báo cáo kết quả thực hiện chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo từ năm 2001 đến nay
IV. Một số vấn đề hiện nay phòng TCLĐXH đang nghiên cứu và giải quyết.
1. Triển khai cải các hành chính, thực hiện cơ chế một cửa ở các cơ quan nhà nước theo quyết định 181/2003/QĐ - TTG ngày 4/ 9/2003 của thủ Tướng chính phủ.
- Huyện xây dựng đề án, được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt thực hiện cơ chế một cửa ở một số lĩnh vực.
+ Công chứng, chứng thực
+ Giải quyết đất đai, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Cấp đăng ký kinh doanh
+ Cấp giấy phép xây dựng
+ Giải quyết chế độ ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, đối với con của hộ nghèo
+ Giải quyết đơn thư khiếu tố
2. Công tác bầu cử Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004 – 2009
Ngày 11/ 9/2004 UBND huyện có kế hoạch số 11 KHUB về việc triển khai công tác bầu cử nhiệm kỳ 2004 – 2009 vào ngày 25/ 4/2004. Quá trình triển khai bầu cử diễn ra sôi động gồm nhiều các hoạt động như :
- Công tác tuyên truyền : Tổ chức tuyên truyền phổ biến, sâu rộng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang, và nhân dân về ý nghĩa chính trị, tầm quan trọng cuộc bầu cử, những nội dung cơ bản của luật bầu cử HĐND, luật tổ chức HĐND.
- Thành lập các tổ chức bầu cử ( theo điều 16 luật bầu cử) gồm Hội đồng bầu cử, Đại biểu HĐND các cấp
- Triển khai thành lập và liêm yết danh sách cử tri.
- Tổ chức hiệp thương song 2 vòng ( số đại biểu được bầu của huyện là 40 đại biểu)
- chuẩn bị cơ sở vật chất cho cuộc bầu cử
3. Công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động
Theo chương trình XĐGN của huyện giai đoạn 2001 – 2005, mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,5%. Trong đó không còn hộ nghèo diện gia đình chính sách. Phấn đấu năm 2004 giảm hộ nghèo ở 11 xã xuống còn 5 – 8%, giảm hộ nghèo ở 14 xã còn lại xuống còn dưới 5%.
Về vấn đề giải quyết việc làm : Năm 2004 huyện phấn đấu tạo việc làm mới cho 3.000 lao động. Theo chương trình giải quyết việc làm từ năm 2001 – 2005 của huyện, mỗi năm giải quyết được từ 1.500 – 1.800 lao động và dự kiến cho đi xuất khẩu lao động từ 250 – 300 lao động.
Đựơc sự chỉ đạo của ban chỉ đạo XKLĐ tỉnh Hải Dương, phòng TCLĐXH đã tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn người dân có nhu cầu đi xuất khẩu lao động. Với quy trình tuyển chọn đi xuất khẩu.
Các trung tâm giửi danh sách đối tượng dự tuyển cho công ty
2
Đăng ký danh sách dự tuyển tạI trung tâm DVVL, tỉnh huyện
1
Các trung tâm tổ chức kiểm tra hồ sơ, kiểm tra sức khoẻ, làm hộ chiếu cho lao động
4
Công ty tổ chức tuyển chọn và phổ biến các chế độ, thủ tục , nghĩa vụ quyền lợi nghĩa vụ cho người lao động
3
Năm 2002 huyện đã tổ chức cho 369 người đi xuất khẩu lao động
Năm 2003 huyện đã tổ chức cho 508 người đi xuất khẩu lao động
Với sự liên kết của 2 công ty TRACIMEXCO và công ty cổ phần TMĐT Cửu Long. Trong đó số người đI xuất khẩu theo những ngành nghề khác nhau
2002
2003
Lao động giản đơn
159
156
Công nhân kỹ thuật
45
59
Xây dựng
29
35
Giúp việc gia đình
72
217
Khán hộ công
31
24
Khác
23
17
V. Những vấn đề đổi mới và hướng phát triển trong thời gian tới của phòng TCLĐXH huyện Kinh Môn.
- Thực hiện pháp lệnh cán bộ công chức sửa đổi của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội năm 2003
+ Nghị định 114/NĐ ngày 10/ 10/2003 của Chính Phủ về cán bộ công chức xã, phường, thị trấn
+ Nghị định 121/NĐ - CP ngày 21/ 10/2003 của chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn
+ Nghị định 115/CP của chính phủ ngày 10/ 10/2003 về chế độ công chức dự bị
- Triển khai thực hiện chế độ khen thưởng đối với người tham gia kháng chiến được khen thưởng huân huy chương, người bị địch bắt tù đầy đã chết trước1/ 1/1995
- Đề nghị huyện thành lập 4 cụm công nghiệp gồm Phú Thứ, Duy Tân, Hiệp Sơn, Long Xuyên và quy hoạch 3 khu dân cư gồm: Minh Tân, Phú Thứ, An Lưu.
- Phấn đấu đến năm 2020 trở thành huyện phát triển công nghiệp và dịch vụ với tỷ lệ các ngành NN – CN – DV là 41,5% - 30,0% - 28,5%.
C. Kết luận
Như vậy thông qua báo cáo trên ta nhận thấy huyện Kinh Môn có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội, và với một bộ máy quản chặt chẽ, có hệ thống từ các cấp chính quyền đến các cấp cơ sở. Nó là tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội trong những năm vừa qua, và những mục tiêu phương hướng cho những năm tới của huyện Kinh Môn. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của phòng TCLĐXH, đã tham mưu giúp cho các cấp chính quyền cơ sở về các vấn đề tổ chức cán bộ, đồng thời phòng TCLĐXH còn là cơ quan có chức năng, nhiệm vụ các công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chính sách người có công…Qua thực tế cho thấy, trong nhữg năm vừa qua phòng TCLĐXH đã thực hiện tốt công tác được giao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Thông qua báo cáo trên chúng ta có thể nắm được một cách sơ lược về công tác tổ chức bộ máy của huyện Kinh Môn, đồng thời nắm bắt được chức năng nhiệm vụ phòng TCLĐXH.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ts.Trần Thị Thu và cô giáo Th.s. Ngô Quỳnh An đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.
- Mục lục-
A. lời mở đầu
B. một số đặc điểm, tình hình hoạt động của phòng tclđxh huyện kinh môn
I. Tổng quan chung về huyện Kinh Môn
1. Những vấn đề về điều kiện tự nhiên
1.1. vị trí địa lý, địa hình
1.2. Về thời tiết, khí hậu
1.3. Về tài nguyên khí hậu
2. Đặc điểm về dân số, lao động
II. Quá trình hình thành và phát triển của huyện Kinh Môn
1. Tổ chức Bộ máy huyện Kinh Môn.
a. Quá trình hình thành .
b. Tổ chức bộ máy huyện Kinh Môn.
2. Quá trình phát triển trong những năm vừa qua của Huyện Kinh môn.
a. Về lĩnh vực Nông nghiệp
b. Về lĩnh vực công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp & Xây dựng.
c. Về Tài chính – Tín dụng
d. công tác văn hoá xã hội
III. Chức năng, nhiệm vụ và quá trình thực hiện Chức năng, nhiệm vụ của phòng TCLĐXH huyện Kinh Môn.
1.Chức năng nhiệm vụ của phòng TCLĐXH huyện Kinh Môn.
1.1 Tổ chức bộ máy của phòng TCLĐXH.
a. Biên chế .
b.Phân công nhiệm vụ.
1.2 Chức năng của phòng TCLĐXH
1.3 Nhiêm vụ của phòng TCLĐXH.
a. Công tác tổ chức cán bộ.
b. Công tác xây dựng chính quyền sở.
c. Công tác lao động xã hội.
2. Kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ của phòng TCLĐXH huyện Kinh Môn.
2.1 Về công tác tổ chức cán bộ
2.2 Công tác chính quyền cơ sở
2.3 Công tác lao động thương binh xã hội
IV. Một số vấn đề hiện nay phòng TCLĐXH đang nghiên cứu và giải quyết.
1. Triển khai cải các hành chính, thực hiện cơ chế một cửa ở các cơ quan nhà nước theo quyết định 181/2003/QĐ - TTG ngày 4/ 9/2003 của thủ Tướng chính phủ.
2. Công tác bầu cử Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004 – 2009
3. Công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động
V. Những vấn đề đổi mới và hướng phát triển trong thời gian tới của phòng TCLĐXH huyện Kinh Môn
C. Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
- Theo báo cáo thống kê dân số năm 2003
- Báo cáo chính trị trình Đại Hội Đảng bộ khối chính quyền huyện lần thứ II, ngày 5/ 9/2000.
- Báo cáo chính trị trình Đại Hội Đảng bộ khối chính quyền huyện lần thứ III, ngày 20/ 6/2003.
- Báo cáo tổng kết tổ chức và hoạt động của UBND huyện Kinh Môn khoá XVI – Nhiệm kỳ 1999 – 2004
- Theo Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2003, ngày 18/ 12/2003.
- Theo Báo cáo kết quả thực hiện chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo từ năm 2001 đến nay
- Lý do chọn đề tài -
Trong thời kỳ phát triển và đổi mới kinh tế đất nước vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu. Như ta đã biết hàng năm có hơn một triệu lao động bước vào độ tuổi lao động. Trong số đó số những người lao động chưa có việc làm chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động hiện có. Cũng chính vì thế mà một bài toán khó cho Đảng và nhà nước là làm sao giải quyết việc cho số lao động không có làm việc ở nước ta.
Một trong những chính sách trong hàng loạt chính sách mà Đảng và nhà nước đưa ra để giải quyết việc làm, là chính chính sách về xuất khẩu lao động. Đây là việc mà Đảng và Nhà nước đưa lao động ra nước ngoài làm việc.
Trong những năm vừa qua Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh thành phố về công tác xuát khẩu lao động. Được sự chỉ đạo và hướng dẫn các cấp, Uỷ Đảng nên công tác xuất khẩu lao động ở các tỉnh thành phố đã thực hiện tốt. Số lao động đi xuất khẩu này hiện nay đang làm việc ổn định có thu nhập cao thường xuyên gửi tiền về cho gia đình. Đây là một yếu tố tạo điều kiện để đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội đồng thời nó cũng là một yếu tố xoá đói giảm nghèo ở nước ta.
Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác xuất khẩu lao động cũng gặp không ít khó khăn về vốn cho người lao động…Thêm vào đó có một vấn đề bức súc như một số kẻ lợi dụng, khó khăn cho người lao động thiếu việc làm đã lừa đảo người lao động trong việc xuất khẩu lao động để kiếm lợi bất chính, một số người khi đến nước bạn đã phá bỏ hợp đồng, đi làm tự do gây khó khăn thiệt hại cho các công ty dịch vụ xuất khẩu lao động và ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường lao động nước ta.
Vấn đề xuất khẩu lao động là vấn đề bức xúc của các cấp, các ngành nói chung và của huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương nói riêng. Chính vì vậy em đã mạnh dạn chọn đề tài xuất khẩu lao động nhằm trang bị cho em kiến thức thực tế và hiểu biết sâu hơn đến chính sách giải quyết việc làm, đặc biệt là vấn đề xuất khẩu lao động.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1043.doc