Báo chí trực tuyến - Những vấn đề chung

I. Khái quát về mạng Internet. (2 tiết rưỡi) 1.1. Sự ra đời và nguyên lý hoạt động của Máy tính cá nhân (PC - Personal Computer). a) Lịch sử Máy tính cá nhân (PC - Personal Computer). Từ khi xuất hiện loài người cho đến nay, họ luôn luôn tìm mọi cách để phát triển công cụ sản xuất của mình. Tất cả những bước đi dò dẫm, những sự tìm tòi, khám phá, mà ngày nay chúng ta gọi là phát minh khoa học, đã từng bước cải tiến công cụ lao động cho con người. Đến những năm 30 của thế kỷ XX, những ý tưởng đầu tiên về cỗ máycó tên là “Máy tính” xuất hiện. Đây dường như là ý tưởng tham vọng nhất của con người trong lịch sử phát triển của mình. Tuy nhiên tham vọng đó đã trở thành hiện thực, giống như những ý tưởng của Junes Verne về tầu ngầm và công nghiệp vũ trụ. “Ai đã phát minh ra máy tính ?” là một câu hỏi không đơn giản. Câu trả lời chính xác là nhiều nhà phát minh đã đóng góp cho lịch sử của máy tính. Một chiếc máy tính bao gồm nhiều phần phức hợp, trong đó mỗi phần là một phát minh riêng biệt.

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1857 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo chí trực tuyến - Những vấn đề chung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lưu trữ. Đương nhiên, máy vi tính chuyên dụng là một trong những phương tiện không thể thiếu được của người làm One-man-Studio. CÔNG NGHỆ SỐ HÓA (DIGITALIZATION TECHNOLOGIES) VÀ ÂM THANH KỸ THUẬT SỐ. (1 TIẾT) Có thể nói ngày nay, thế giới đang chìm đắm trong công nghệ số hóa. Công nghệ số thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tất nhiên, công nghệ số có sức thu hút quá mạnh bởi tính chính xác cao và chất lượng tuyệt hảo. Điều tất nhiên thứ hai là, công nghệ số vốn có xuất phát điểm từ công nghệ thông tin, do đó vấn đề ứng dụng công nghệ số trong hoạt động thông tin được ưu tiên hàng đầu. Các phương tiện truyền thông thế giới đã sớm ứng dụng công nghệ số trong việc sản xuất các bản tin, chương trình phát thanh, tryền hình của mình và chứng minh được những ưu thế tuyệt đối của nó so với các chương trình analoge trước đây, kèm theo đó là hàng loạt các loại hình dịch vụ âm thanh đa dạng. Quá trình số hóa tín hiệu âm thanh và Phát thanh kỹ thuật số. Các tín hiệu âm thanh tương tự mô tả lại hiện trường như cảnh quay với đầy đủ các chi tiết. Các chi tiết này sẽ được thiết bị kỹ thuật số ghi lại với tốc độ 40 ngàn “hình” (frame)/giây (tốc độ chuẩn hiện nay của kỹ thuật số). Bên trong thiết bị này, mỗi frame trong số 40 ngàn frame sẽ được biến đổi theo dạng số, được đánh dấu và được nhận dạng vào một tệp dữ liệu. Tệp dữ liệu âm thanh số này không chỉ bao gồm tên mà còn có cả số frame chứa trong mỗi tệp. Sau đó, thông tin số này được chuyển đến hệ thống phát của đài phát thanh. Từ đó, âm thanh có thể được truyền đi dưới dạng số hoặc biến đổi lại theo dạng tương tự để truyền đi. Phát thanh kỹ thuật số (Digital Audio Broadcasting) được phát triển bởi sự hợp tác giữa các nhà sản xuất và các nhà truyền thông. BBC đi tiên phong trong lĩnh vực phát thanh kỹ thuật số và trở thành nhà truyền thông đầu tiên trên thế giới xây dựng một mạng truyền thanh truyền sóng kỹ thuật số. Phát thanh kỹ thuật số hoạt động bằng cách phối hợp hai công nghệ số. Đầu tiên, một hệ thống nén âm thanh gọi tắt là MPEG, làm giảm diện tích thông tin số hoá sẽ được truyền đi. Điều này được thực hiện bằng cách loại bỏ những âm thanh mà người nghe không tiếp nhận được, ví dụ: những âm thanh quá nhỏ bị lấp bởi những âm thanh to hơn, và kết hợp một cách hiệu quả nhất những thông tin còn lại. Công nghệ thứ hai, COFDM (mã hoá sóng trực giao phân chia đa thành phần) đảm bảo rằng các tín hiệu nhận được một cách xác thực với sóng khoẻ, thậm chí trong các môi trường tiếp sóng bất lợi. Sử dụng mối quan hệ toán học chuẩn xác, cơ sở dữ liệu tín hiệu kỹ thuật số được chia ra thành 1536 tần số sóng và thời gian khác nhau. Quá trình này đảm bảo rằng dù là một số tần số sóng bị nhiễu, hoặc là tín hiệu bị xáo trộn trong một khoảng thời gian ngắn, người nghe vẫn có thể tìm lại được âm thanh gốc. Hiện tượng nhiễu ảnh hưởng đến việc tiếp nhận sóng FM, bị gây ra bởi những tín hiệu radio "nở ra" (“bouncing”) do nhà cao tầng hoặc đồi núi được giảm xuống bằng công nghệ COFDM. Điều đó cũng có nghĩa là những sóng giống như thế có thể được sử dụng xuyên qua một loạt quốc gia. Thay vì phải có những sóng khác nhau cho mỗi một đài phát thanh, phát thanh kỹ thuật số kết hợp nhiều dịch vụ khác nhau trong cái gọi là dịch vụ đa thành phần. Dịch vụ đa thành phần có một dung lượng rất lớn là 2 triệu 300 ngàn bit, được sử dụng để chuyển tải âm thanh, cơ sở dữ liệu và một hệ thống bảo vệ gắn với nó chống lại tất cả những lỗi khi truyền tải. Trong đó, khoảng một nửa số bit sử dụng cho các dịch vụ về âm thanh và cơ sở dữ liệu. Ngày nay, dung lượng cơ sở dữ liệu dùng vào mỗi dịch vụ có thể được thay đổi bởi các nhà truyền thông. Chính phủ Anh đã phân chia dải tần sóng radio 217,5 - 230 MHz thành 7 phần, và sử dụng đài BBC và đài phát thanh Thương mại cho các dịch vụ quốc gia, khu vực và địa phương. Mỗi dịch vụ đa thành phần (multiplex) có thể truyền tải hỗn hợp các dịch vụ âm thanh stereo và mono, cũng như các dịch vụ về dữ liệu. Số các dịch vụ này phụ thuộc vào chất lượng âm thanh được yêu cầu. Phát thanh kỹ thuật số cho phép các dữ liệu âm thanh nghe như âm thanh thực. Mỗi dịch vụ phát thanh kỹ thuật số của BBC đều có những thông điệp text để thông báo cho người nghe về chương trình và việc cung cấp thông tin liên quan. Những dịch vụ dữ liệu độc lập (stand - alone) cũng có thể bao gồm các trang web, thông tin du lịch, hướng dẫn chương trình, trò chơi v.v... Hiện nay, chỉ có một số phương tiện có khả năng nhận được và hiển thị các dịch vụ dữ liệu này (bên cạnh các thông điệp text), tuy nhiên điều này đang có những thay đổi. BBC Travel là một dịch vụ thí điểm sử dụng công nghệ tiên phong TPEG (The Transport Protocol Experts Group - được đặt hàng bởi Hội đồng quản trị của Liên hiệp Phát thanh - Truyền hình châu Âu) để phát triển một giao thức mới cho chương trình thông tin giao thông và du lịch, sử dụng trên môi trường truyền thông đa phương tiện. Thông tin được cung cấp bởi BBC Travel sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong dịch vụ thông tin giao thông và du lịch. Ba công ty phát triển hàng đầu của Anh về phát thanh kỹ thuật số - Command Audio, Digital One và Imagination Technologies - cũng tiến hành một chương trình phát triển chung cho phép Đài phát thanh theo yêu cầu (On-Demand Audio) ứng dụng công nghệ chíp đơn trong phát thanh kỹ thuật số. Hệ thống phát thanh cá nhân của Command Audio là cơ quan đầu tiên ứng dụng công nghệ này. Họ sẽ mang lại đầy đủ những lợi thế của phát thanh kỹ thuật số nhằm chuyển tải thông tin một cách hoàn hảo và những kinh nghiệm tiếp nhận hấp dẫn đến thính giả thông qua "Đài phát thanh theo yêu cầu". Các đài phát thanh kỹ thuật số sử dụng công nghệ như "Hệ thống phát thanh cá nhân" của Command Audio lại tiếp tục dùng bộ chip của Imagination Technologies và Digital One sẽ mang đến cho người nghe khả năng chọn lọc các chương trình mà họ muốn nhận được bằng cách sử dụng một chương trình hướng dẫn điện tử, sau đó họ có thể hoàn toàn điều khiển bằng cách nào và khi nào mà họ muốn nghe. Ví dụ, họ có thể bỏ qua ngay lập tức từ những thông tin tường thuật, lướt qua các bản tin, tạm dừng, đi sâu vào các chi tiết và lưu giữ các chương trình để nghe lại sau đó. Các chương trình đã chọn lọc lại được cập nhật một cách tự động bất cứ khi nào có các buổi phát mới. Công ty Imagination Technologies cũng thiết lập sự hợp tác kinh doanh với Digital One, cho phép các đài phát thanh kỹ thuật số với khả năng phát sóng tương tác theo yêu cầu sẽ trở thành hiện thực lần đầu tiên trên thế giới. Những công ty này sẽ cộng tác với nhau để đảm bảo việc xúc tiến hoạt động các hệ thống và công nghệ. Sự phát triển này bao gồm những hệ thống tiếp nhận mới sẽ cung cấp những nền tảng cho việc phân phối một mạng rộng rãi các dịch vụ và phương thức phát thanh theo yêu cầu đến người nghe trên thị trường phát thanh kỹ thuật số. Những dịch vụ này sẽ lần đầu tiên xuất hiện trên công nghệ chip META DAB mà nền tảng được phát triển như là một phần của sự cộng tác giữa Digital One và Imagination Technologies. Đài phát thanh Thụy Điển (Radio Sweden) cũng đang sử dụng hệ thống tín hiệu âm tần kỹ thuật số (digital). Hệ thống này có khả năng cung cấp tín hiệu âm tần cho các kênh truyền sóng ngắn, sóng trung, FM và kênh truyền vệ tinh (kỹ thuật không dây - wireless). Hệ thống này cũng có khả năng thu ghi chương trình phát thanh và truyền âm chương trình lên sóng, tự động hoạt động được theo chương trình lập sẵn khi không có người trực tiếp điều khiển. Hệ thống này có tên là Radio Man của hãng Jutel của Phần Lan. Hệ thống này đảm bảo chức năng tự động ghi lại và phát đi các chương trình phát thanh theo một lịch biểu lập sẵn. Hệ thống này tự động chọn tìm đúng đường tín hiệu là chương trình phát thanh đã ghi lại từ trước và đưa đến đúng kênh truyền âm quy định. Hệ thống này có thể điều khiển đồng thời 8 đường ra cho truyền âm và 1 kênh để ghi âm; Kết nối giữa 4 studio truyền âm lên sóng, 6 bộ tự động phát lại, 3 bộ tự động ghi và 12 máy tính điện tử là một mạng cáp quang. Hiện nay, hệ thống này dùng phần mềm điều khiển Radio Man 4.0 trên môi trường Windows NT và máy chủ có dung lượng trên 200GB. Tiêu chuẩn quốc tế cho Phát thanh kỹ thuật số. Đứng trước sự phát triển đa dạng của âm thanh kỹ thuật số, người ta đã đưa ra một vài tiêu chuẩn thông dụng của phát thanh kỹ thuật số, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thực tế: Tiêu chuẩn EUREKE - 147. Tiêu chuẩn này đã được Hiệp hội viễn thông quốc tế - ITU chấp nhận. Dự án EUREKA - 147 hay còn gọi là EU - 147/DAB được triển khai từ năm 1987. EUREKA dựa trên một hệ thống phát thanh số bao gồm 3 dạng cơ bản. Hệ thống này được thiết kế phù hợp với độ rộng các dải tần VHF/UHF của các mạng phát thanh: trên mặt đất, qua các vệ tinh và kết hợp cả 2 dạng này. Tiêu chuẩn này cho phép hệ thống phát thanh số có đáp tuyến tần số cao hưon: các dải tần DAB đạt tới 22 kHz so với 15 kHz của phát thanh FM. Do đó, người nghe thu được âm thanh có chất lượng cao hơn; Không có nhiễu nhiều đường trong quá trình truyền lan sóng; Độ nhạy của máy thu số rất cao cho phép công suất phát sóng có thể duy trì ở mức thấp; Tiết kiệm phổ tần số, theo tính toán, trong cùng một dải phổ tần số thì số trạm phát DAB tăng gấp 4 lần so với trạm phát sóng tương tự; DAB có khả năng cung cấp các dịch vụ dữ liệu phụ như đã trình bày ở trên. Tiêu chuẩn IBOC (In-Band/On-Channel). Tiêu chuẩn này dùng cho cả băng tần AM và FM hiện đang phát theo phương thức tương tự. Đối với băng tần FM: Cho phép trên cùng một tần số phát đồng thời âm thanh số và âm thanh tương tự (Simulcast); Tốc độ mã âm thanh đạt tối thiểu là 96 Kbps hoặc 128 Kbps. Đối với băng tần AM: Băng tần với dải thông RF là 30 kHz; Tốc độ mã âm thanh đạt tối thiểu là 16/32/48 Kbps. Do đó, tiêu chuẩn này cho phép tận dụng triệt để cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của các đai fphát AM và FM. Tiêu chuẩn Worldspace (ITU-R-Digital System D). Sử dụng hệ thống 3 vệ tinh địa tĩnh: AFRISTAR, ASIASTAR và AMERICASTAR (theo lý thuyết, với 3 vệ tinh có thể phủ sóng toàn cầu). Dải tần cho uplink là 7025 - 7075 MHz, dải tần cho downlink là 1452 - 1492 MHz. Chất lượng âm thanh có thể tốt hơn AM, sóng ngắn, FM mono, FM stereo và ngay cả CD. Tiêu chuẩn DRM (Digital Radio Mondiale). Là tiêu chuẩn của Hiệp hội bao gồm các tổ chức khác nhau trong nền công nghiệp phát thanh trên phạm vi toàn thế giới. Tiêu chuẩn này hướng đến các mục đích: tiếp tục sử dụng hệ thống phát thanh hiện có; tiếp tục sử dụng quy hoạch tần số hiện có; chất lượng âm thanh tương đương hoặc hơn FM mono. Như vậy, có thể thấy rằng, các hệ thống phát thanh trên thế giới đang ngày càng tiếp cận hoàn toàn với công nghệ số. Phát thanh kỹ thuật số giải quyết được mâu thuẫn lớn nhất của quá trình phát triển hệ thống phát thanh hiện đại, đó là chất lượng âm thanh ngày càng tăng lên, dịch vụ âm thanh ngày càng đa dạng nhưng chi phí cho phát thanh lại giảm xuống. Song song với quá trình chuyển hoá các phương thức phát thanh hiện đại, các nước trên thế giới không ngừng cải tiến hệ thống phát thanh trên cơ sở những thành tựu của khoa học công nghệ. Công nghệ số hoá và âm thanh kỹ thuật số đã trở thành các tiền đề kỹ thuật của Phát thanh trên mạng Internet, bởi vì toàn bộ quy trình xử lý và truyền phát thông tin của mạng máy tính chỉ có thể thực hiện trên nguồn thông tin số. Một mặt, công nghệ số là điều kiện kỹ thuật để Phát thanh trên mạng Internet ra đời; mặt khác, công nghệ số có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình và phương thức hoạt động của Phát thanh trên mạng Internet. THỂ HIỆN ÂM THANH TRÊN MẠNG INTERNET. (1 TIẾT) Âm thanh trên mạng Internet. Mạng máy tính Internet có những khả năng to lớn mà chưa có một hệ thống thông tin nào vượt qua được. Sự phát triển của khoa học công nghệ lại mang đến cho mạng những thay đổi căn bản trong lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin, từ công nghệ chip đến công nghệ nano. Hệ thống phát thanh cũng không bỏ qua cơ hội xây dựng trên mạng các website của mình và hướng tới thiết lập hệ thống Internet radio, một hệ thống phát thanh kết hợp nhuần nhuyễn thế mạnh vốn có của mình với những đặc điểm ưu việt của mạng Internet. Khởi đầu cho sự kiện này là hoạt động của các nhà nghiên cứu ứng dụng công nghệ tin học. Cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, Tim Berners Lee (Viện nghiên cứu vật lý thực hành châu Âu - CERN) thử nghiệm thành công và cùng với Marc Andresser, Eric Bina cho ra đời dịch vụ WorldWideWeb (WWW) - dịch vụ cung cấp tài liệu trên mạng Internet dưới dạng văn bản động (hyper text) với chức năng multimedia. Một website có tác dụng như một phương tiện truyền thông chuyển thông tin đến công chúng dưới nhiều hình thức: chữ viết, âm thanh, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, bảng biểu, sơ đồ, đồ thị, hoạt hoạ... Một website tổng hợp nhiều hình thức cung cấp thông tin có tác động đến đối tuợng tiếp nhận qua nhiều giác quan, cải thiện môi trường và điều kiện truyền thông. Người sử dụng có thể đọc lướt qua bản tin, chọn những tin tức mà họ quan tâm nhất, chuyển qua xem một phóng sự truyền hình, sau đó nghe một đoạn nhạc mà họ yêu thích, quay trở lại nghiên cứu biểu đồ về thị trường chứng khoán v.v... Nói chung, người truy cập vào một website có nhiều khả năng để lựa chọn nhất trong một quá trình tiếp nhận thông tin. Hơn nữa, công chúng còn có khả năng hoạt động một cách linh hoạt, năng động hơn khi tiếp cận với truyền thông đa phương tiện. Chẳng hạn, họ có thể xem một phóng sự truyền hình trong vòng 3 phút; hoặc vừa làm việc vừa nghe những tin tức mới nhất được cập nhật qua Internet radio. Nguồn âm thanh được truyền tải trên mạng Internet tồn tại dưới nhiều dạng, từ nhiều loại hình và phục vụ cho các mục đích khác nhau. Song, có thể khẳng định ngay rằng, đó là những tín hiệu âm thanh kỹ thuật số dạng nén. Dạng nén tương đối nhỏ của âm thanh trên mạng là các file midi. Âm thanh midi có thể là những đoạn nhạc nền, mạc minh hoạ cho các file hoạt hình, hoạt hoạ; hoặc đó là một bản nhạc ngắn, một bài hát v.v... Tuy nhiên, âm thanh midi có chất lượng thấp, không thực chủ yếu sử dụng trong một đoạn hoạt hình hay các trò chơi điện tử trên mạng. Do có chất lượng thấp nên âm thanh midi không thể diễn tả chân thực ngôn ngữ âm thanh (lời nói, tiếng động hiện trường, âm nhạc) của một bản tin phát thanh. Thể hiện âm thanh của một chương trình Phát thanh trên mạng Internet đòi hỏi phải có những phần mềm chuyên dụng như Netshow Player của Microsoft hay Real Player của Real Network, Winamp... Âm thanh trên mạng Internet có nhiều loại hình: nhạc hiệu, nhạc nền, nhạc cắt, nhạc minh hoạ, lời nói, tiếng động, bản nhạc, bài hát v.v... Mỗi loại hình được sử dụng với một mục đích khác nhau. Ví dụ: nhạc báo hiệu máy tính bắt đầu hoạt động, tiếng click của động tác nhấp con chuột, tiếng ném giấy khi xoá bỏ một file v.v... là những âm thanh vui nhộn, làm giảm bớt sự căng thẳng cho người dùng khi làm việc với máy tính; những đoạn nhạc minh hoạ, những bản nhạc nền tăng độ hấp dẫn của một trò chơi trên máy vi tính; các bài hát phục vụ mục đích giải trí; hay ngôn ngữ phát thanh thể hiện một bản tin, một phóng sự thu thanh, một câu chuyện... phục vụ mục đích thông tin v.v... Âm thanh trên mạng Internet là âm thanh kỹ thuật số dạng nén. Âm thanh nguồn (âm thanh gốc) có thể dưới dạng analoge lưu trên băng từ hay dưới dạng digital lưu trên đĩa số. Âm thanh này được chuyển qua bộ phận Analoge/Digital converter, tại đây âm thanh được chuyển từ analoge sang dạng số. Sau khi đã được số hoá, nguồn âm thanh này được một phần mềm máy tính nén lại theo công nghệ JPEG, MPEG hoặc TPEG, rồi lưu lại trên bộ nhớ máy tính dưới dạng một file (hay còn gọi là tệp tin) âm thanh kỹ thuật số. Sau đó biên tập viên có thể tập file âm thanh này ngay tại phòng làm việc của mình với một phần mềm biên tập âm thanh chuyên dụng. Hiện nay, tại thời điểm này (tháng 9/2002), Đài tiếng nói Việt Nam đang triển khai một phần mềm quản lý và biên tập âm thanh trên mạng có tên là DALET. DALET là phần mềm chuyên dụng của công ty DALET Digital Media System, chuyên dụng trong lĩnh vực phát thanh. Trong công nghệ phát thanh hiện đại, toàn bộ các khâu trong dây chuyền sản xuất chương trình sẽ được vi tính hoá, từ khâu thu thanh, pha âm (biên tập, sản xuất chương trình) đến lập chương trình phát sóng, truyền âm chương trình trên mạng Internet v.v... DALET là giải pháp bước đầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu công nghệ mới. Toàn bộ nguồn âm thanh sẽ được lưu trữ trên máy chủ. Hệ thống DALET có khả năng phân quyền sử dụng, chia sẻ âm thanh dùng chung đối với nguồn âm thanh này. Tất cả các máy trạm của hệ thống đều được nối tới máy chủ, làm việc với âm thanh lưu trữ trên máy chủ, từ máy tính ghi âm, biên tập chương trình, đến các máy tính truyền âm, phát sóng... DALET là phần mềm làm việc trên môi trường Windows. Các modul chương trình của DALET được thiết kế theo chuẩn của Microsoft Windows, như cửa sổ làm việc, biểu tượng, hệ thống menu, các tác vụ kích hoạt, di chuyển, thay đổi cửa sổ, các thao tác với con chuột... Ngoài ra, để có thể kết nối với mạng Internet, chúng ta phải có một bộ phận khác là MODEM (Modulator - Demodulator: Bộ điều biến và giải điều biến). MODEM sẽ giải mã và ghép nối các file âm thanh đến để máy tính có thể phát lại. Ngược lại, với nguồn âm thanh đi ra, MODEM có nhiệm vụ phân chia thành các gói tin và mã hoá các gói tin đó trong quá trình lưu truyền. Người nghe các chương trình Phát thanh trên mạng Internet phải có một PC kết nối Internet, loa. Về mặt kỹ thuật, PC của thính giả phải có tối thiểu một phần mềm thông dụng là Real Player của Real Network, vì cho đến nay, 85% các Internet site sử dụng phần mềm của hãng này để chuyển thông tin đa phương tiện lên mạng, 35 triệu bản copy phần mềm Real Player đã được người dùng down load để sử dụng. Một file âm thanh nén sẽ chạy được với phần mềm này. Thế giới với Phát thanh trên mạng Internet. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 10 ngàn đài phát thanh có website trên mạng Internet. Tất nhiên, các website này tồn tại trên net dưới nhiều dạng, nhiều kiểu, muôn hình muôn vẻ. Song, tuyệt đại đa số các website này có đặc điểm chung là: tận dụng tối đa những thành quả của công nghệ mạng và truyền thông đa phương tiện, nhằm đem đến cho công chúng một "bữa ăn tinh thần" thịnh soạn. Có thể nói, điều mà chỉ có báo chí trực tuyến, mà cụ thể là Internet radio, mới có khả năng thực hiện được là "phục vụ công chúng theo yêu cầu" (On-demand Audio). Công chúng sẽ tuỳ theo sở thích của mình để chọn lựa điều mình muốn - muốn nghe gì thì gọi bằng cách bấm nút trên con chuột điều khiển. Đó có thể là một chương trình bình luận của đài Trung Quốc, một phóng sự thu thanh của đài Việt Nam, một tường thuật trực tiếp từ BBC hay nghe nhiều giờ các bản nhạc Pháp, Mỹ La tinh v.v. và v.v... Trên Internet, người ta cũng có thể nghe bất cứ buổi phát thanh nào, chương trình phát thanh nào vào những giờ mà họ thích nghe. Chúng ta có thể thấy rõ ưu điểm này khi so sánh trực tiếp với phát thanh và truyền hình truyền thống. Hiệu ứng "nghe một lần hoặc xem một lần" vào những "giờ cố định" khiến cho hiệu quả truyền thông của phát thanh, truyền hình truyền thống có điểm hạn chế hơn hẳn so với Internet radio. Ở phòng làm việc, để giải trí sau hàng giờ ngồi trước màn hình máy tính, hoặc ở nhà khi đang truy cập Internet loại hình phát thanh này có thể giải trí hoặc thông tin cho người nghe mà không bắt buộc họ phải dừng truy cập các sites khác trên Internet. Với hơn 10 ngàn đài phát thanh có website, người nghe trên toàn thế giới có biên độ lựa chọn không giới hạn. Có thể thấy một số nguyên nhân chủ yếu khiến cho Internet radio trên thế giới phát triển mạnh mẽ đến như vậy: Một, đó là cơn bão của sự phát triển công nghệ máy tính và công nghệ mạng. Các thế hệ máy tính nối tiếp nhau ra đời, dung lượng và tốc độ xử lý ngày càng tăng lên. Cơ sở hạ tầng thông tin của các quốc gia cũng không ngừng được nâng cấp, tốc độ đường truyền mạng được cải thiện rõ rệt. Những yếu tố kỹ thuật hiện đại đã có tác động mạnh đến sự ra đời và phát triển của hàng loạt đài phát thanh dạng này. Hai, nhu cầu được thông tin và tiếp cận với thông tin của công chúng ngày càng tăng lên. Đòi hỏi này không chỉ đơn giản là có thông tin mà thông tin còn phải có chất lượng cao. Kèm theo đó là nhu cầu được thể hiện thông tin. Người nghe không còn thụ động trong quá trình truyền thông nữa, họ muốn trở thành người thẩm định thông tin, phản hồi về thông tin được cung cấp, hơn nữa họ muốn trở thành một nguồn cung cấp tin. Khả năng tương tác trực tuyến của Internet radio cho phép công chúng thực hiện toàn bộ quá trình đó. Ba, nhu cầu phát triển tự thân của các đài phát thanh đứng trước xu thế cạnh tranh gay gắt của các loại hình phương tiện truyền thông khác, phát thanh truyền thống cũng muốn trang bị cho mình vũ khí mới để chiếm lĩnh công chúng. Các đài phát thanh lớn, phát sóng hertzien đã nhanh chóng giành chỗ trên Internet. Việc cạnh tranh này đã gay gắt đến mức có nhiều trang web tìm kiếm cơ hội kinh doanh tên miền (domain name) - tên các trang web phát thanh. Chẳng hạn, từ đầu tháng 9/2002, website có tên là webdomainplaza.com đã đăng ký và giao bán 179 tên miền các website radio trên Internet. Một số sites trên net làm dịch vụ nối thẳng đến các đài phát thanh chủ quản (ví dụ như Europe I, RTL, NRJ v.v...). Để nghe các đài này, chỉ cần bấm đúng logo của các đài này được giới thiệu rộng rãi trên các chương trình trong trang web. Một số kênh phát thanh, để thu hút thính giả (dĩ nhiên) đã triển khai mạnh dịch vụ phát thanh theo yêu cầu. Chẳng hạn trên site của đài BFM (Pháp), người truy cập có thể chọn những chương trình mà họ thích, và cứ thế hàng ngày họ nghe các chương trình này mà thôi, vào bất cứ giờ nào mà họ thấy thích hợp. Tương tự như vậy, RFO, BBC, Reuters, thậm chí cả CNN cũng cho phép thính giả chọn bản tin hàng ngày mà họ thích. Thông thường, những người xa quê hương rất thích các đài kiểu này vì họ muốn nghe tiếng nói của quê hương họ, mà họ có thể ít được nghe trên các đài lớn ở nước sở tại. Trên Internet cũng tồn tại một dạng đài phát thanh gọi là "cyber FM" (máy phát FM dùng trong tin học, điều khiển học, chế tạo riêng để dùng cho kiểu phát thanh trên Internet). Do không đòi hỏi nhiều phương tiện kỹ thuật và không tốn tiền để tạo ra loại đài phát thanh cho riêng mình nên nhiều đài, thậm chí là cá nhân đã tạo ra các loại đài phát thanh đặc biệt trên Internet. Ví dụ, ở Pháp năm 1998, René Ferron đã lập ra đài "phát thanh toàn cầu đầu tiên nói tiếng Pháp" giành cho tất cả những người truy cập Internet nói tiếng Pháp trên thế giới. Ngoài ra, Phát thanh trên mạng Internet còn thu hút một lượng lớn thính giả là những người yêu âm nhạc. Mặc dù, chất lượng âm thanh (âm nhạc) khi nghe qua máy tính chưa đạt mức chuẩn, nhưng hàng loạt website âm thanh chuyên về âm nhạc ra đời. Trên Internet, việc phát các bài hát chưa bị ràng buộc bởi đòi hỏi của các nhạc sĩ, người ta có thể nghe nhiều bài hát trước cả tuần khi các bài hát đó được phát bằng sóng hertzien, vệ tinh hay các đài phát hoàn toàn sử dụng kỹ thuật số. Hơn nữa, người nghe còn có thể tải về (down load) các bài hát họ thích vào trong máy tính của họ. Ngoài ra, trên Internet, người nghe có thể chọn được loại nhạc mà họ yêu thích. Nhiều đài phát thanh trên mạng ở Mỹ đã giới thiệu các loại nhạc rất phong phú như: Jazz, nhạc Rock, Rap, Blue, nhạc đồng quê, Pop, Baroc cổ hay nhạc các nước... theo yêu cầu thính giả. Các website này còn giới thiệu cả lời bài hát, phần nhạc đệm, tác giả phần phối khí v.v... Phát thanh Internet trên thế giới còn cung cấp cho người nghe các đường liên kết trực tiếp với hàng trăm đài phát thanh khác trên thế giới. Người nghe chỉ cần chọn và click con chuột, sau vài giây họ đã có thể nghe đài của châu Mỹ, châu Âu, châu Á, hay từ các đảo nhỏ như Hawai, Bahama, Martiniqué, hay Đài Tiếng nói Việt Nam. Sự tồn tại rất đa dạng của Internet radio trên thế giới, muốn nói gì thì nói đã chứng tỏ cho sự phát triển mạnh mẽ của một loại hình phát thanh hiện đại - phát thanh trên mạng máy tính toàn cầu. CÔNG NGHỆ ÂM THANH TRÊN MẠNG INTERNET VÀ PHÁT THANH TRÊN MẠNG INTERNET Ở VIỆT NAM. (2 TIẾT) Ở Việt Nam, website của Đài Tiếng nói Việt Nam có tên là VOV News chính thức hoà mạng ngày 3/2/1999, là website phát thanh duy nhất của Việt Nam trên mạng Internet. Công nghệ âm thanh trên mạng Internet và Phát thanh trên mạng Internet ở Việt Nam. Âm thanh trên mạng Internet là âm thanh kỹ thuật số dạng nén. Âm thanh nguồn (âm thanh gốc) có thể dưới dạng analoge lưu trên băng từ hay dưới dạng digital lưu trên đĩa số. Âm thanh này được chuyển qua bộ phận Analoge/Digital converter, tại đây âm thanh được chuyển từ analoge sang dạng số. Sau khi đã được số hoá, nguồn âm thanh này được một phần mềm máy tính nén lại theo công nghệ JPEG, MPEG hoặc TPEG, rồi lưu lại trên bộ nhớ máy tính dưới dạng một file (hay còn gọi là tệp tin) âm thanh kỹ thuật số. Sau đó, biên tập viên có thể biên tập file âm thanh này ngay tại phòng làm việc của mình với một phần mềm biên tập âm thanh chuyên dụng. Hiện nay, tại thời điểm này (tháng 9/2002), Đài Tiếng nói Việt Nam mới đang triển khai một phần mềm quản lý và biên tập âm thanh trên mạng có tên là DALET. DALET là phần mềm chuyên dụng của công ty DALET Digital Media System, chuyên dụng trong lĩnh vực phát thanh. Trong nghệ phát thanh hiện đại, toàn bộ các khâu trong dây chuyền sản xuất chương trình sẽ được vi tính hoá, từ khâu thu thanh, pha âm (biên tập, sản xuất chương trình) đến lập chương trình phát sóng, truyền âm chương trình trên mạng Internet v.v… DALET là giải pháp bước đầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu công nghệ mới. Toàn bộ nguồn âm thanh sẽ được lưu trữ trên máy chủ. Hệ thống DALET có khả năng phân quyền sử dụng, chia sẻ âm thanh dùng chung đôí với nguồn âm thanh này. Tất cả các máy trạm của hệ thống đều được nối tới máy chủ, làm việc với âm thanh lưu trữ trên máy chủ, từ máy tính ghi âm, biên tập chương trình, đến các máy tính truyền âm, phát sóng… DALET là phần mềm làm việc trên môi trường Windows. Các modul chương trình của DALET được thiết kế theo chuẩn của Microsoft Windows, như cửa sổ làm việc, biểu tượng, hệ thống menu, các tác vụ kích hoạt, di chuyển, thay đổi cửa sổ, các thao tác với con chuột… Ngoài ra, để có thể kết nối với mạng Internet, chúng ta phải có một bộ phận khác là MODEM (Modulator - Demodulator: Bộ điều biến và giải điều biến). MODEM sẽ giải mã và ghép nối các file âm thanh đến để máy tính có thể phát lại. Ngược lại, với nguồn âm thanh đi ra, MODEM có nhiệm vụ phân chia thành các gói tin và mã hoá các gói tin đó trong quá trình lưu truyền. Người nghe các chương trình phát thanh trên mạng Internet phải có một PC kết nối Internet, loa. Về mặt kỹ thuật, PC của thính giả phải có tối thiểu một phần mềm thông dụng là Real Player của Real Network, vì cho đến nay, 85% các Internet site sử dụng phần mềm của hãng này để chuyển thông tin đa phương tiện lên mạng, 35 triệu bản copy phần mềm Real Player đã được người dùng download để sử dụng. Một file âm thanh nén sẽ chạy được với phần mềm này. Một số vấn đề chung của Phát thanh trên mạng Internet ở Việt Nam. a) Trước hết, đó là một website với chức năng multimedia. Ứng dụng công nghệ mạng, các đài phát thanh đã tích cực đưa thông tin của mình lên Internet. Có thể kể ra một số loại hình thông tin chính như sau: - Các website với mục đích chủ yếu giới thiệu thông tin về bản thân đài phát thanh: lịch sử phát triển, trụ sở, nhân lực, chương trình... đó là chưa kể đến mục đích quảng cáo thương mại của các đài phát thanh, vì hầu hết các đài phát thanh nước ngoài đều là bộ phận cấu thành của một công ty, một tập đoàn. - Đưa các chương trình phát thanh lên mạng. Thính giả có thêm một kênh truyền thông để nghe các chương trình mà họ yêu thích. - Một trong những loại hình thông dụng nhất hiện nay là Phát thanh trên mạng Internet cung cấp cho người dùng một công cụ để họ có thể truy cập vào kho lưu trữ đặc biệt để lấy ra bản nhạc, đoạn âm thanh hay một phóng sự phát thanh... mà họ thích. Tất nhiên, người dùng phải trả một số phí nhất định. Dịch vụ này gọi là “cung cấp hình ảnh và âm thanh theo yêu cầu”. - Dịch vụ kết nối tương tác (interactive) cũng là một dịch vụ được các đài phát thanh sử dụng nhiều nhất trên Internet. Đó là việc thu thập ý kiến, thảo luận, liên hệ trực tiếp với thính giả qua các địa chỉ thư điện tử (xử lý thông tin phản hồi, hoàn thành một chu trình truyền thông). Muốn thực hiện được các dịch vụ này, Phát thanh trên mạng Internet bên cạnh việc tích cực triển khai các phần mềm ứng dụng, còn phải xây dựng cho được một website hấp dẫn - mà giải pháp tốt nhất chính là giải pháp được xây dựng trên cơ sở tận dụng tối đa các thành tựu của công nghệ mạng. Đó là một trang web động với đầy đủ các hình thức thông tin, đa chiều, đa lĩnh vực, đa phương tiện. Tuy nhiên trở ngại lớn nhất hiện nay của một website đa phương tiện là tốc độ đường truyền mạng. Tốc độ chuẩn hiện nay của các nhà cung cấp dịch vụ mạng trên toàn thế giới là 56kbps. Ngoài ra tốc độ này còn có thể dao động lên đến tốc độ T1 (1,544 Mbps) thạm chí hơn nhiều. Nhưng hầu hết các modem cung cấp cho người dùng lại chỉ đạt 9,6 đến 14,4 kbps. Do đó, một website được xây dựng trên mạng hiện nay phải đảm bảo không quá “nặng” và phải áp dụng công nghệ nén triệt để. Mặc dù với những khó khăn kỹ thuật đó, một website phát thanh trên mạng Internet vẫn bắt buộc phải đảm bảo tính đa phương tiện trong ngoon ngữ truyền thông, đặc biệt là đảm bảo tính âm thanh đặc thù của một đài phát thanh. Giải pháp trước mắt là phải trang bị máy chủ mạnh, sử dụng công nghệ nén triệt để và thiết lập thêm một Cache Server cho máy chủ (công cụ hỗ trợ máy chủ trong việc lưu trữ các thông tin truy cập thường xuyên nhất, giảm thiểu hiện tượng xung đột truy cập). b) Quy trình, công nghệ xây dựng một website âm thanh trên mạng Internet. Để truyền thông thông tin multimedia qua mạng Internet đến người dùng, hệ thống “luồng thông tin đa phương tiện” thường có những phần chính sau đây: - Các bộ mã và các công cụ dùng để tạo, ghi lại hay biên tập các loại dữ liệu multimedia. Bộ phận A/D Converter và nén chuyên dụng (theo chuẩn JPEG, MPEG, TPEG - hiện nay thường dùng MPEG3); hoặc phần mềm Netshow Player của Microsoft, Real Player của Real Network. Thiết kế website trên các chương trình duyệt thông dụng: Mosaic for Windows, WinWeb của EINet, Netscape Navigator của Netscape Communications, hoặc Internet Explorer của Microsoft. Ngôn ngữ thiết kế website: HTML, Acrobat hoặc Java thiết kế trang web bằng phần mềm Frontpage hoặc JavaScript. - Hệ thống máy chủ để lưu trữ các dữ liệu multimedia. - Hệ thống mạng để truyền các dữ liệu multimedia. - Tại máy của người dùng có các công cụ phần cứng và phần mềm để phát lại các dữ liệu multimedia. Quy trình xây dựng một website trên mạng Internet: Bước 1: Đăngký với ISP (Internet Service Provider), ICP (Internet Content Provider) và IAP (Internet Access Provider). Bước 2: Dùng phần mềm Frontpage hoặc JavaScript để thiết kế website. Bước 3: Số hoá và nén triệt để các dữ liệu multimedia. Bước 4: Dùng ngôn ngữ HTML (nay đang dùng HTML4), Java hoặc Acrobat chèn mã văn bản động vào trang web. Hoàn tất và chuyển lên mạng Internet. c) Quy trình xử lý thông tin, sản xuất và truyền phát một chương trình phát thanh trên mạng Internet. Giới thiệu hoạt động của báo điện tử VOV News - Đài Tiếng nói Việt Nam trên những nét tổng thể qua các sơ đồ sau: SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CHƯƠNG TRèNH INTERNET TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT BIấN TẬP CHUNG (Nội dung bằng tiếng Việt) CHƯƠNG TRèNH VIỆT KIỀU (Phỏt 60 phỳt mỗi ngày) PHềNG INTERNET CHƯƠNG TRèNH TIẾNG ANH (Phỏt 30 phỳt hàng ngày) BẢN TIN TIẾNG VIỆT trờn mạng Internet (Hũa mạng õm thanh Chương trỡnh Việt kiều 60 phỳt) Kèm theo văn bản BẢN TIN TIẾNG ANH trờn mạng Internet Kèm theo văn bản QUY TRèNH XỬ Lí NỘI DUNG PHÁT THANH TRấN MẠNG PHềNG TIẾNG ANH Với chương trỡnh 30 phỳt hàng ngày được dựng nên từ tư liệu của phũng Biờn tập chung và phần việc của phúng viờn, biờn tập viờn BIấN TẬP CHUNG CUNG CẤP TIN TỨC, BỠNH LUẬN, CHUYỜN MỤC BằNG TIếNG VIỆT PHềNG VIỆT KIỀU Xây dựng chương trỡnh 60 phỳt hàng ngày bằng thụng tin của biờn tập viờn, phúng viờn của phũng và một phần tư liệu từ biên tập chung PHềNG INTERNET Xử lý tin tức, bỡnh luận, chuyờn mục, đối tượng hóa cấu tạo ra một bản tin tiếng Việt trên Internet. Khai thác văn bản tiếng Anh (Tin tức, bỡnh luận, chuyờn mục) Hiệu đính Đọc dũ Lên vi tính văn bản Duyệt Hũa mạng Internet bản tin tiếng Việt Hiệu đính Đọc dũ Lên vi tính văn bản Duyệt Hũa mạng Internet bản tin tiếng Anh QUY TRèNH XỬ Lí TIN, BÀI HÀNG NGÀY TRƯỚC KHI HềA MẠNG BIấN TẬP CHUNG TỪ BÁO TNVN VÀ CÁC BAN PHểNG VIấN P. INTERNET TTX, CÁC BÁO VÀ NGUỒN KHÁC TỔNG BIấN TẬP Giao ban sỏng Quyết định nội dung ngày, tuần Phõn cụng cỏc bộ phận thực hiện PHềNG INTERNET Viết bài Biờn tập tin, bài Duyệt lần 1 nội dung, thể hiện Hiệu đính BAN BIấN TẬP Duyệt lần 2 Quyết định toàn bộ trang chữ, thể hiện Chuyển bộ phận tiếng Anh: Dịch Hiệu đính Thể hiện PHềNG INTERNET Sửa lần cuối tiếng Việt Đọc lại Đọc dũ tiếng Việt Đọc dũ tiếng Anh Hũa mạng Internet Chuyển văn bản cho RTC QUY TRèNH XỬ Lí THƯ ĐIỆN TỬ Cỏc nguồn: Hộp thư: dinhtheloc@hn.vnn.vn Hộp thư: VOV News@hn.vnn.vn Hộp thư: btdn.vov@hn.vnn.vn PHềNG INTERNET Quyết định và phân công xử lý PHềNG INTERNET Trả lời thư cá nhân hàng ngày; Trả lời thư hàng tuần PHềNG VIỆT KIỀU Trả lời thư trên sóng theo từng vấn đề TỔNG BIấN TẬP - Duyệt nội dung thư PHềNG INTERNET Gửi trờn mạng thư cá nhân RTC - Gửi lên mạng và nén tiếng hộp thư VOV Thể hiện âm thanh Hai hình thức: Đối với chương trình tiếng Việt - Hoà mạng âm thanh chương trình phát thanh dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc dài 60 phút hàng ngày (với sự giúp đỡ của VDC). - Dựng một số tiết mục âm thanh đặc thù của tờ báo VOV News (hộp thư VOV tiếng Việt và tiếng Anh, Quà tặng âm nhạc, Dạy tiếng Việt, Khách mời VOV, một số chuyên mục tuần như: Tạp chí văn nghệ, Sân khấu, Đọc truyện đêm khuya, Câu chuyện truyền thanh, Chương trình cửa sổ tình yêu, Kịch truyền thanh, Toạ đàm thu thanh, Phóng sự thu thanh và một số bài hát, bài thơ, cải lương lẻ... Trong một tương lai gần, VOV News sẽ dựng chương trình VOV News tiếng Việt 30 phút, một ngày một lần. Đối với chương trình tiếng Anh 1- Phát lên mạng chương trình phát thanh tiếng Anh 30 phút hàng ngày. 2- Dàn dựng và thu một số bài chuyên mục tuần. Quy trình làm âm thanh của VOV News Biờn tập Thu thanh Tại phũng thu nhỏ bờn cạnh phũng biờn tập Nộn xử lý õm thanh Phỏt lờn mạng QUY TRèNH SẢN XUẤT CHƯƠNG TRèNH PHÁT THANH TRấN INTERNET ĐẠT KHÔNG ĐẠT ĐẠT ĐẠT KHÔNG ĐẠT TIN TIẾNG VIỆT KHÔNG ĐẠT BIấN TẬP, BIấN DỊCH TIN KIỂM DUYỆT NỘI DUNG DỊCH SANG TIẾNG ANH kiểm duyệt dịch CHUYỂN SANG SIÊU VĂN BẢN, THIẾT KẾ, DÀN TRANG KIỂM DUYỆT NỘI DUNG LấN TRANG HOÀN CHỈNH TỔNG KIỂM DUYỆT PHÁT LấN INTERNET TIN TIẾNG ANH KHÔNG ĐẠT LỖI DO KỸ THUẬT SƠ ĐỒ MẠNG SẢN XUẤT CHƯƠNG TRèNH PHÁT THANH TRấN INTERNET Tổng kiểm duyệt Server lưu trữ dữ liệu cú nội dung, kỹ thuật hoàn chỉnh Kiểm duyệt kỹ thuật Bộ phận dàn trang, lờn trang Kiểm duyệt biờn dịch Bộ phận biờn dịch Kiểm duyệt nội dung Bộ phận biờn tập Server lưu dữ liệu dùng để biên tập, biên dịch Liờn kết vật lý Liờn kết logớc BÀI BỐN: THIẾT KẾ VÀ TRÌNH BÀY BÁO CHÍ TRỰC TUYẾN Phần này cung cấp một hình dung tổng quan về quy trình thiết kế và trình bày một website báo chí trong tổng thể quy trình làm báo trực tuyến. Phạm vi đề cập chủ yếu dừng lại ở phương diện hình thức, tức là một cách khái lược đến quy trình thiết kế kỹ thuật và cách xuất bản 1 website và hình thức cơ bản của báo trực tuyến mà không đề cập đến vấn đề nội dung và các kỹ năng nghiệp vụ đối với nội dung thông tin (như biên tập bản tin trực tuyến .v.v); đồng thời, cũng không đi vào phân tích quá cụ thể những vấn đề kỹ thuật thuần tuý do xuất phát từ nhu cầu, trình độ và đặc thù của đối tượng người học là sinh viên báo chí. Nội dung chính: - Quy trình thiết kế và xuất bản một website - Hình thức trình bày một website báo trực tuyến - Thực hành CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN - Những khái niệm cơ bản để hiểu Internet và nguyên lý vận hành của báo chí trực tuyến: IAP, ISP, ICP, máy chủ, website, địa chỉ, http, hostname, ngôn ngữ đánh dấu HTML, trình duyệt… - Các thuật ngữ cơ bản về thiết kế và trình bày báo chí trực tuyến: web, website, frontpage, homepage, thiết kế tương tác, frame, hot spot, gif, jpeg, bitmap… QUY TRÌNH XÂY DỰNG MỘT WEB SITE THÔNG DỤNG Việc thiết kế và xây dựng 1 website báo chí thực chất là thiết kế và xây dựng một website thông dụng, có kết hợp với các nguyên tắc của báo chí và vì mục đích thông tin báo chí. Thiết kế và xây dựng web site: • Phân tích và thiết kế web site • Xây dựng phần khung web site • Xây dựng nội dung cụ thể của từng web site Phân tích thiết kế một web site Khi thiết kế một web site cần quan tâm tới các yếu tố: • Nội dung web site • Các yếu tố kỹ thuật có thể hỗ trợ Rõ ràng nội dung của web site là một yếu tố quyết định tới hình thức cũng như cách tổ chức web site. Ví dụ nếu là một web site với mục đích đăng tải thông tin khoa học thì hình thức thể hiện chủ yếu dưới dạng văn bản, ngược lại một web site để quảng cáo sản phẩm thì hình ảnh, âm thanh cũng các hiệu ứng phụ khác là cần thiết. Các yếu tố kỹ thuật được hỗ trợ cũng cần được tính đến khi thiết kế web site, nếu sử dụng một kỹ thuật phức tạp mà không phải nơi nào cũng khả thi thì nó lại phản tác dụng, gây ra sự bực bội đối với người sử dụng. Xây dựng khung cho web site Khung của một web site hay còn gọi là sơ đồ của web site là cách thức hay cơ chế tổ chức các trang web trong web site, nói cụ thể hơn nó cho thấy sự liên kết giữa các trang web trong một site. Lưu ý rằng cách tổ chức này có thể không đồng nhất với cách tổ chức lưu trữ các trang web trên máy chủ, tuy nhiên thông thường người ta thường dựa trên sơ đồ này để tổ chức lưu trữ các trang web trên máy chủ, làm như vây việc bảo trì trang web sẽ thuận tiện hơn. Việc đề xuất một sơ đồ cần dựa trên cách thức phân cấp thông tin. Thông thường, một web site bao giờ cũng có một trang trang chính gọi là trang chủ (homepage), nội dung của trang này chủ yếu là giới thiệu về web site và các dịch vụ mà web site cung cấp tới người dùng. Các trang web cho từng nội dung nhỏ được phân cấp tiếp. Khi xây dựng sơ đồ của web site cần chú ý tới các mức phân cấp, nếu phân cấp quá it, nội dung của một trang sẽ tràn lan, khó tiếp nhận, nếu phân cấp quá nhiều thì để có thể đến được một thông tin cần thiết, người dùng phải qua quá nhiều mức cũng là điều không hay. Việc thiết kế khung của web site có thể thực hiện trên giấy hoặc trực tiếp trên máy bằng các công cụ như Microsoft Front Page. Các công cụ này sẽ tạo một web site với các trang trắng người thiết kế có thể tự tổ chức các trang này theo mong muốn. Xây dựng nội dung cụ thể cho từng trang web và liên kết các trang web Đây là bước thực sự đưa nội dung lên từng trang web, nội dung một trang web có thể là đoạn văn bản, hình ảnh, âm thanh hay thậm chí là một đoạn phim. Ngoài các nội dung trên, trang web còn có một thành phần rất quan trong nữa là các liên kết (hyper link). Thông thường các liên kết thường được gắn với dòng văn bản, một hình ảnh hoặc một biểu tượng. Để đưa nội dung lên một trang web, có thể sử dụng rất nhiều công cụ bao gồm các công cụ xử lý thông tin đa phương tiện như Photoshop cho xử lý ảnh, CoolEdit cho âm thanh hay Movie maker vv ..vv, các công cụ biên tập trang web như Microsoft VBScript và Javascript, phổ biến nhất là Front Page. Để liên kết các trang web với nhau có thể làm bằng tay hoặc sử dụng công cụ. Trong truờng hợp khung của web site được thiết kế bằng một công cụ như đã nói ở trên thì không cần tạo các liên kết nữa mà chỉ thực hiện gắn các liên kết đã được sinh ra với một nội dung nào đó trên trang web. Đưa web site lên mạng và bảo trì website Việc đưa một web site lên mạng hay còn gọi là web publish thực chất là đặt các trang web đã được hoàn thiện vào đúng vị trí quy định trên máy chủ, sửa các liên kết cần thiết và cấu hình lại web server. Việc đặt các trang web lên máy chủ có thể thực hiện tại chổ hoặc từ xa. Nếu được làm việc trực tiếp trên máy chủ thì công việc này chỉ đơn thuần là việc sao chép nội dung sang thư mục quy định. Nếu công việc này được thực hiện từ xa qua mạng thì phải tuân theo một số quy đinh và thủ tục. Các quy định và thủ tục để đưa một web site lên mạng từ xa không giống nhau ở các máy chủ khác nhau. Đứng trên quan điểm một người sử dụng chỉ cần tuân theo các bước mà người ta hướng dẫn là có thể đưa web site của mình lên mạng. Việc sửa các liên kết trong các trang có sẵn chỉ cần thiết khi cần bổ sung hay thay đổi nội dung các trang web trong web site của mình. Nếu web site được hỗ trợ một chương trình thực hiện công việc này thì mọi việc sẽ đơn giản chỉ cần làm theo đúng những gì được hướng dẫn là được. Trong trường hợp không được hỗ trợ thì cần tự làm lại các trang web phải sửa đổi bằng một trong các công cụ biên tập trang web và sau đó sao chép lên đúng vị trị ban đầu, lưu ý rằng tên hai file chứa hai trang web này phải giống nhau. Việc thay đổi cấu hình của web server chỉ cần thiết khi lần đầu thiết lập web site, việc thay đổi và cập nhật nội dung cho web site ít khi cần đến việc này. Tuy nhiên, việc cấu hình lại nội dung của web server là nhiệm vụ của người quản trị mạng. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY WEBSITE BÁO CHÍ Việc thiết kế và xây dựng một website báo chí cần tuân thủ một số nguyên tắc đảm bảo tính báo chí. Bên cạnh đó người làm báo (chủ yếu là các BTV) cũng cần có một hình dung về quy trình biên tập thông thường. Công đoạn trình bày trang web của báo chí trực tuyến cũng tương tự như công đoạn trình bày maquette của báo in. Tuy nhiên, do những đặc điểm kỹ thuật nên công đoạn này có liên quan đến cả người biên tập lẫn kỹ thuật viên. Thông thường, việc thiết kế do đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn đảm nhiệm, tuân theo ý tưởng của người biên tập. Nhưng, cũng không nên giao trách nhiệm hoàn toàn cho kỹ thuật viên vì một trang báo trực tuyến có những đòi hỏi khác với một trang web thông dụng: nội dung thông tin của nó mang tính báo chí. Từ việc định dạng kiểu chữ, co chữ, màu sắc, vị trí trên trang… của thông tin đều do người biên tập quyết định vì xét cho cùng, những yếu tố đó cũng mang giá trị thông tin. Nguyên tắc 3 click Nguyên tắc quan trọng nhất đối với việc thiết kế 1 website báo chí là tối đa 3 click người đọc phải vào tới được thông tin trong cùng. Một website báo chí để người đọc phải mò mẫm quá nhiều mới tiếp cận được toàn bộ bài viết sẽ nhanh chóng mất đi tính hấp dẫn và người đọc mất liên hệ với thông tin. Nhìn chung giảm thiểu các bước tìm kiếm thông tin đồng nghĩa với việc tính tiện lợi dễ sử dụng tăng lên. Tuyệt đại đa số các website báo chí đều dựa trên nguyên tắc này và thu gọn các click càng nhiều càng tốt. Đây cũng là cơ sở của việc phân cấp thông tin của báo chí trực tuyến. Đối với báo in, trung bình một độc giả chỉ đọc 20-30% thông tin mà tờ báo cung cấp. Tuy chưa có số liệu điều tra tương tự về báo chí trực tuyến nhưng có lẽ tình hình khó mà khả quan hơn bởi việc ngồi trước màn hình máy tính trong khoảng thời gian nhất định rõ ràng là không thuận tiện bằng việc cầm 1 tờ báo trên tay. Có thể thấy rằng việc “giấu” thông tin quá sâu tương tự như việc toà soạn từ chối độc giả đến với sản phảm của mình. Công cụ của người biên tập Biên tập viên báo chí trực tuyến thông qua một số công cụ để thao tác với các bản tin và upload bản tin lên mạng. Công cụ phổ biến để biên tập web là Microsoft Front Page. Với web động, việc đưa upload bản tin lên mạng thường qua trang Admin - là một chương trình do các kỹ thuật viên của ISP viết ra theo mục đích của người yêu cầu dịch vụ, dưới dạng 1 giao diện web hoặc giao diện cửa sổ. Qua công cụ này bản tin được hiển thị trên website theo đúng ý đồ của người biên tập. (Xem thêm phần đưa website lên mạng) Quy trình biên tập thường diễn ra như sau: BTV biên tập một bản tin tại trang Admin và submit nó lên một mạng nội bộ. Tại đó người có thẩm quyền về chuyên môn và chịu trách nhiệm về bản tin (trưởng ban hoặc tổng biên tập) sẽ kiểm tra chất lượng và nội dung bản tin và quyết định đưa hoặc không đưa lên mạng hoặc yêu cầu biên tập lại bản tin. Cấu trúc website báo chí Cấu trúc một website được xây dựng trên cơ sở sự phân cấp thông tin. Sự phân cấp này diễn ra đồng thời trên toàn bộ site (căn cứ vào việc phân loại nội dung thông tin tạo thành các cấp độ của trang) và trên từng mảng nội dung cụ thể (căn cứ vào tính chất quan trọng của thông tin). Cấu trúc website trên cơ sở phân loại nội dung Trên cả site, một website báo chí thông thường được phân chia thành 3 cấp độ: Trang cấp 1 (Homepage - trang chủ), trang cấp 2 và trang cấp 3. Trang chủ là nơi biểu hiện cấu trúc và khung nội dung của cả site và đóng vai trò gần tương tự như trang nhất của báo in hiển thị những thông tin mới nhất, nóng nhất, quan trọng nhất tại thời điểm hiện tại. Để tạo tính thống nhất và tiện lợi cho người sử dụng, các trang cấp 1, 2, 3 thường thống nhất một cách tương đối về hình thức. Thông thường một trang báo được cấu trúc với một banner và một hoặc hai thanh menu hai bên, phần còn lại là chứa nội dung (content). Banner chạy ngang tại phần đầu site, là nơi chứa măng-séc báo và đặt quảng cáo. Phía trên của thanh menu bên trái luôn luôn hiển thị các mảng thông tin trong website (ví dụ: Kinh tế, Xã hội, Văn hoá, Thể thao, Khoa học - GD v.v...). Mỗi mảng thông tin này tương ứng với 1 trang thứ cấp, được link vào từ vị trí của nó trên menu. Phần còn lại của các menu hiển thị những thông tin gì là tuỳ mục đích truyền thông của từng toà soạn cụ thể (ví dụ: Thời tiết, hối đoái, chương trình truyền hình .v.v. và 1 phần khá quan trọng là quảng cáo). Trang thứ cấp được coi như một trang home của từng mảng thông tin cụ thể, nó đóng vai trò đầu mối tổ chức cho những thông tin cùng loại. Ngay trong trang thứ cấp nội dung thông tin thường được phân loại thành những mảng thông tin nhỏ hơn cho dễ tra cứu. Tuy nhiên cần chú ‎y việc phân loại nội dung trang thứ cấp ra làm X mảng không có nghĩa là toàn bộ trang được cấu tạo chỉ từ những mảng nội dung đó, mà nên hiểu đó chỉ là việc tổ chức một số nhóm thông tin quan trọng so với các loại tin tức khác, cần phải lưu giữ thành một hệ thống mà thôi. Ví dụ: trong trang Kinh tế có 3 mảng Chứng khoán, Thị trường - Tiền tệ, Chính sách thì phải nhớ rằng ngoài 3 mảng ấy ra còn một mảng nữa là tất cả tin đã đưa, gồm tất cả những tin kinh tế mà tờ báo có, bao gồm cả những Chứng khoán, Thị trường, Chính sách và những tin ngoài nó. Phần này có thể được biểu hiện bằng 1 đầu mục trong menu hoặc không. Trang cấp 3 (hay trang nội dung) là nơi độc giả có thể xem toàn bộ nội dung của một tin, bài cụ thể. Là đơn vị cuối cùng của một website BC. Ngoài việc cho người đọc xem thông tin, TS cần có một số các tiện ích khác phục vụ độc giả như Email tin đó cho người thứ 3, Save tin đó vào máy tính của bạn, Thảo luận những thông tin vừa đăng tải.v.v. Đây là những biện pháp rất hữu hiệu gia tăng tính tương tác giữa toà soạn với độc giả. Bên cạnh cách cấu tạo trang truyền thống như trên một số website báo chí lại sử dụng các frame (khung). Các frame này có ưu thế là khả năng khu biệt thông tin trong phạm vi từng khung cụ thể, phân cấp thông tin triệt để ngay trong mỗi trang và người đọc chỉ phải thao tác với từng frame để tìm ra thông tin mới mà không có cảm giác phải thao tác với toàn bộ trang web. Các frame cũng giúp thu ngắn độ dài các trang web trong phạm vi 1 trang màn hình, điều này giảm thiểu khả năng bỏ sót thông tin trong lần tiếp nhận đầu tiên. Tuy nhiên, giao diện của các trang sử dụng frame thường không đẹp và khó trình bày. Phân cấp thông tin trên từng trang Do tính cập nhật thường xuyên của báo chí trực tuyến nên thông tin được đưa nhiều lần trong ngày, do vậy thường xuyên có sự thay đổi nội dung trên trang chủ. Trang chủ là bộ mặt của tờ báo, phải đảm bảo thể hiện đồng thời cả thông tin mới và những thông tin quan trọng nhất. Rất có thể thông tin quan trọng nhất trong ngày lại chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian rất ngắn ở trang chủ và bị những tin mới upload sau đó đẩy vào trang thứ cấp. Mặt khác, lại có những thông tin quan trọng hơn tồn tại trong phạm vi nhiều ngày hoặc những sự kiện quan trọng kéo dài đòi hỏi phải thông tin liên tục thành một hệ thống thì lại không có được vị trí xứng đáng với giá trị của nó trên trang chủ. Ban biên tập cần phải biết xác định giá trị của từng thông tin mình đưa lên. Có những thông tin chỉ có “tuổi thọ” trong giờ, có thông tin sống trong phạm vi một ngày và có những thông tin có giá trị trong nhiều ngày, thậm chí hàng tháng (ví dụ cháy rừng U Minh, Vụ án Năm Cam .v.v.). Do vậy cần có một quan điểm về phân cấp thông tin phù hợp với tính chất của từng toà soạn và có những giải pháp hiển thị đầy đủ thông tin với các cấp độ khác nhau một cách hợp lý trên trang chủ và trang thứ cấp. Có thể khắc phục tình trạng tin mới “đè” tin quan trọng hơn bằng cách xây dựng một chùm “Tin nổi bật”, nhấn mạnh các thông tin có giá trị trong nhiều ngày bằng hệ thống “Tiêu điểm” hoặc tổ chức chùm tin có liên quan v.v... Điều quan trọng là tránh sự đơn điệu, thuần tuý một cấp thông tin trên trang báo. Phải luôn nhớ rằng toà soạn mạnh không phải là toà soạn có nhiều tin hay mà phải là toà soạn làm cho độc giả thấy là mình có nhiều tin hay. Toà soạn phục vụ độc giả cái họ cần bằng cách chuẩn bị sẵn sàng càng nhiều thông tin càng tốt chứ không phải bắt người đọc mày mò tìm kiếm những gì mình có. Trình bày trang báo trực tuyến: Trình bày trang báo là công cụ quan trọng không kém việc biên tập nội dung. Một trang báo được thiết kế sáng sủa, đẹp, nhiều thông tin bao giờ cũng giữ được độc giả ngồi lại trước màn hình máy tính. - Nguyên tắc chung trình bày một trang báo - Quy trình đọc của độc giả - Măngsec báo (đối với homepage) - Nguyên tắc phối hợp màu sắc - Nguyên tắc thiết kế 3 chiều (3D) - Bố trí thanh banner, bố trí cột báo, hệ thống menu - ảnh (tĩnh, động) và vị trí của ảnh, đồ hoạ, phi-le, vi-nhet - Co chữ, cỡ chữ, font chữ, độ giãn, các khoảng space, bố cục văn bản MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBCA 29.doc