Bảo đảm cơ hội tiếp cận quyền cho trẻ em lang thang

Một là, Nhà nước cần đẩy mạnh chính sách trợ giúp xã hội đối với trẻ em; kết hợp dạy nghề với tạo việc làm cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn; tăng cường quản lý nhà nước với việc giải quyết triệt để tình trạng sử dụng lao động trẻ em trong những điều kiện nặng nhọc, độc hại, lợi dụng TELT để bóc lột sức lao động của trẻ. Tại các địa phương tập trung số đông TELT, chính quyền cơ sở cần có chính sách hỗ trợ, phối hợp với các tổ chức xã hội để thu nhận trẻ em, hỗ trợ trong việc dạy chữ và dạy nghề cho trẻ lang thang,. bảo đảm các quyền cơ bản cho trẻ em. Hai là, Nhà nước cần có chính sách an sinh xã hội phù hợp bảo đảm các quyền cơ bản cho mọi trẻ em; sửa đổi, bổ sung các quy định không còn phù hợp về bảo trợ xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tăng chi phí hỗ trợ giáo dục dành cho trẻ em nghèo và gia đình nghèo có trẻ em học từ mẫu giáo đến các bậc phổ thông. Ba là, chính quyền địa phương nơi có TELT mà chưa có giấy tờ tùy thân, cần rà soát, phối hợp giữa các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng để giải quyết tình trạng pháp lý cho trẻ. Tránh cho trẻ rơi vào vòng luẩn quẩn, trẻ không có giấy tờ, lớn lên, chung sống như vợ chồng với người khác, sinh con ra tiếp tục không giấy tờ (tình trạng này hiện còn nhiều ở các thành phố lớn và một số tỉnh biên giới thuộc Tây Nguyên và Tây Nam bộ).

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo đảm cơ hội tiếp cận quyền cho trẻ em lang thang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trước đây và Luật Trẻ em năm 2016 đều xác định trẻ em lang thang là nhóm trẻ đặc thù, nên ngoài các quyền của trẻ nói chung, các em còn có những quyền đặc thù, song cơ hội thụ hưởng quyền của các em là rất hạn chế. Hơn nữa, do đặc thù của môi trường sống, nhóm trẻ em này có nguy cơ bị xâm hại trên nhiều lĩnh vực như: là nạn nhân của việc lạm dụng trẻ em, bị bóc lột lao động, bị lợi dụng thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật như mại dâm, trộm cắp, buôn bán ma tuý Chính vì vậy, nếu thiếu đi các điều kiện đặc thù từ phía gia đình, xã hội và Nhà nước, trẻ em lang thang sẽ ít có cơ hội tiếp cận các quyền của mình, các em rất dễ rơi vào hoàn cảnh tồi tệ, tương lai của các em không được bảo đảm. Lê Thị Nga* Abstract: The former Law on the Protection, Care and Education of Children and the Law on Children of 2016 both identify the street children as a specialised group of children, so apart from the rights of children in general, they also have specific rights, but the opportunity to enjoy their children's rights is so limited. In addition, due to the special characteristics of the living environment, this group of children is at risk of being abused in several areas such as victims of child abuse, labor exploitation, illegal acts such as prostitution, theft, drug trafficking ... Therefore, if lack of specific conditions from the family, society and the government, the street children shall less take use of their rights, the children are very easy to fall into bad circumstances, their future is not guaranteed. Thông tin bài viết: Từ khóa: quyền trẻ em, trẻ em lang thang, trẻ em đường phố, trẻ cơ nhỡ. Lịch sử bài viết: Nhận bài: 20/06/2017 Biên tập: 16/08/2017 Duyệt bài: 22/08/2017 Article Infomation: Keywords: Children's rights, street children, street children, and children Article History: Received: 20 Jun 2017 Edited: 16 Aug. 2017 Appproved: 22 Aug. 2017 * TS.Trường Đại học Luật Huế. BẢO ĐẢM CƠ HỘI TIẾP CẬN QUYỀN CHO TRẺ EM LANG THANG 1. Khái niệm trẻ lang thang và bảo đảm quyền của trẻ lang thang Trong Từ điển tiếng Việt, lang thang 1 Từ điển Tiếng Việt (1992), Viện Khoa học xã hội, H., tr. 539. có nghĩa "đến chỗ này rồi lại bỏ đi chỗ khác, không dừng ở một chỗ nào nhất định"1. Cũng tương tự như vậy, trong từ điển Anh - Anh, NHA NÛÚÁC VA PHAÁP LUÊÅT 14 Số 18(346) T9/2017 khái niệm người lang thang là người sống trên đường phố (the men in the street) và là người không có nhà (withouts home); còn trẻ em đường phố được quan niệm là người trẻ sống trên đường phố (young people living on the street). Trong khoa học pháp lý, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 (Luật BVCSGDTE) lần đầu đưa ra khái niệm trẻ em lang thang (TELT): "Trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và nơi cư trú không ổn định; trẻ em cùng với gia đình đi lang thang" (khoản 2, Điều 3). Như vậy theo định nghĩa này, để nhận diện là TELT phải có các dấu hiệu: 1) rời bỏ gia đình; 2) tự kiếm sống; và 3) nơi kiếm sống và nơi cư trú không ổn định. Ngoài ra, TELT có thể là cùng gia đình đi lang thang và cả gia đình đều có các dấu hiệu trên. Luật Trẻ em năm 2016 không đưa ra định nghĩa về TELT mà xếp chung vào nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Khoản 10 Điều 4 của Luật quy định: "Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng". Nghị định số 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ đã cụ thể hóa các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, không sử dụng cụm từ TELT mà thay vào đó là cụm từ trẻ em phải bỏ học kiếm sống và là trẻ "chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở không có người 2 Xem thêm, Lê Thị Nga (2007), Trẻ em lang thang ỏ đường phố Huế - Thực trạng và những vấn đề (Nguyễn Văn Mạnh chủ biên, Công tác xã hội ở miền Trung Việt Nam), Nxb. Thuận Hóa, tr291. 3 Từ điển tiếng Việt (1992), Viện Khoa học xã hội, tr. 52 4 Oxford (1995), Advanced Learner's Dictionary, page. 528 chăm sóc. Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở sống cùng cha, mẹ hoặc người chăm sóc" (Điều 10). Như vậy, có thể hiểu TELT là trẻ em không có nơi ở, không công việc ổn định, phải kiếm sống và không có đủ các điều kiện để thụ hưởng các quyền của trẻ em và là thuộc nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Trên cơ sở đó, TELT bao gồm các nhóm: "Nhóm thứ nhất, TELT không có mối quan hệ thường xuyên với gia đình, gồm: trẻ em không có gia đình (trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi), trẻ em bỏ nhà đi lang thang; Nhóm thứ hai, TELT có mối quan hệ thường xuyên với gia đình; Nhóm thứ ba, TELT cùng với gia đình"2. Thuật ngữ “bảo đảm” trong tiếng Việt được hiểu theo nghĩa thông thường là “làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được, hoặc có được những gì cần thiết”3; cũng với nghĩa tương tự, trong tiếng Anh thuật ngữ “guarantee”được hiểu là “chịu trách nhiệm về sự việc gì đó, tạo điều kiện cho sự việc đó được hoàn thành”4. Do đó, theo chúng tôi, bảo đảm có nghĩa chung nhất là đáp ứng các điều kiện cần thiết; chịu trách nhiệm để cho một sự việc được thực hiện hoặc đáp ứng được những nhu cầu cần thiết. Như vậy, bảo đảm quyền của TELT là việc Nhà nước, gia đình và xã hội đáp ứng các điều kiện cần thiết để cho TELT được tiếp cận và thụ hưởng các quyền mà pháp luật đã quy định. NHA NÛÚÁC VA PHAÁP LUÊÅT 15Số 18(346) T9/2017 2. Thực trạng tiếp cận các quyền đối với trẻ em lang thang Theo thống kê chưa đầy đủ, vào năm 2014, toàn quốc có hơn 1.473.000 trẻ em đặc biệt khó khăn, trong đó có gần 22.000 em là trẻ lang thang đường phố, sống không gia đình5. Năm 2016, Việt Nam ước tính có khoảng 3.300.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó khoảng 21.000 trẻ lang thang6. Theo các nhà nghiên cứu và nhà hoạt động xã hội, con số này còn thấp hơn con số thực tế, do: "Chính phủ ước tính dựa trên các số liệu hành chính và thường thấp hơn rất nhiều so với các số liệu có được từ các cuộc điều tra độc lập của các tổ chức phi chính phủ và các học viện tiến hành. Các số liệu ước tính ở Việt Nam dựa trên định nghĩa trẻ em là những người dưới 16 tuổi, so với thông lệ quốc tế trẻ em là người dưới 18 tuổi"7. Đối với TELT, cơ hội để tiếp cận các nhóm quyền được pháp luật quy định đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, do các điều kiện cho việc tiếp cận các quyền của nhóm trẻ này thấp hơn nhiều so với trẻ em sinh sống trong điều kiện bình thường. Nhóm quyền sống: Quyền sống còn là quyền cơ bản của mỗi cá nhân, tiền đề cho việc bảo vệ tất cả các quyền khác của con người. Bảo vệ quyền này của trẻ cần dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ. Đối với trẻ lang thang, một mặt trẻ có môi trường sống không ổn định, có nhiều rủi ro. Mặt khác, phần lớn các trẻ em này dường như đều tham gia lao động sớm với 5 H. Thiện, V. Học, N.Nam, Ai bảo vệ trẻ em đường phố, xem tại: item/26562202-ai-bao-ve-tre-em-duong-pho.html; dowload 16:45 ngày 2/6/2017. 6 H. Thiện, V. Học, N.Nam, Ai bảo vệ trẻ em đường phố, xem tại: item/26562202-ai-bao-ve-tre-em-duong-pho.html; dowload 16:45 ngày 2/6/2017. 7 LHQ: Việt Nam có 21.000 trẻ em đường phố, xem tại: tre-em-duong-pho_t114c1159n105167, post: 23/06/2016 09:10 8 Minh Tâm, Bi kịch của trẻ em đường phố Việt Nam, viet-nam-143824.html, 08/10/2013 13:00 GMT+7, xem 16:30, ngày 2/6/2017. môi trường lao động đa dạng, phức tạp, nhiều trường hợp môi trường lao động thiếu an toàn cho tính mạng và sức khỏe. Trong điều kiện sống của trẻ hiện có, những nguy cơ đe dọa quyền sống còn của trẻ như: gây ra những tai nạn thương tích, những tổn thương do người lớn đem lại, thiếu sự chăm sóc yêu thương và hỗ trợ của gia đình, bị phân biệt đối xử... đều có nguy cơ xuất hiện cao hơn và trẻ cũng khó khăn hơn trong việc tiếp cận các kênh để nhận sự hỗ trợ khi cần thiết do thiếu kiến thức và kỹ năng. Tất cả chúng ta phải có trách nhiệm đảm bảo quyền được sống ở mức cao nhất có thể được. Nhóm quyền được bảo vệ: Quyền được bảo vệ là bảo vệ trẻ em khỏi bị phân biệt đối xử, thoát khỏi sự bóc lột về kinh tế, sự lạm dụng, xâm hại về thể xác và tinh thần, bị lơ là và bỏ rơi, bị đối xử tàn tệ, các em phải được bảo vệ trong tình trạng khẩn cấp, khủng hoảng. Trên thực tế, cơ hội để tiếp cận nhóm quyền này của TELT là rất quan ngại. Nghiên cứu của Trung tâm MSD (Trung tâm Nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững) tiến hành năm 2013 trên 120 trẻ em đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: "92,5% trẻ em đường phố tại đây từng bị xâm hại tình dục, khiến các em không chỉ bị tổn thương về thể chất mà cả tinh thần. 98,3% các em đã từng thử một hoặc nhiều chất gây nghiện như rượu, bia thuốc lá, heroin, methamphetamine (đá), keo hay tân dược. Nhiều em sử dụng các chất gây nghiện từ khi còn rất nhỏ, hầu hết nằm trong độ tuổi từ 12-13"8. Pháp luật nghiêm cấm NHA NÛÚÁC VA PHAÁP LUÊÅT 16 Số 18(346) T9/2017 việc lạm dụng, bóc lột sức lao động của trẻ em, bất kỳ một hành vi, hoặc yếu tố tình huống có chủ ý của cá nhân, tổ chức hay của cộng đồng như xâm phạm đến thể chất, tình cảm, nhân cách, lạm dụng tình dục, ngược đãi, xao nhãng, bỏ rơi, sử dụng quá mức sức lao động, hoặc khai thác thương mại, tước đoạt quyền và sự tự do của trẻ, gây nguy hại đến sự phát triển thể chất, tinh thần, xã hội của trẻ. Tuy nhiên, với TELT khi bị lâm vào các tình trạng trên, kể cả khi trẻ bị lâm vào tình trạng khẩn cấp như: khủng hoảng, rối loạn, thiếu hụt, mất thăng bằng nghiêm trọng do những yếu tố bên ngoài tác động có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất, tinh thần thì dường như hiếm khi các em tìm đến người lớn hay cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể giúp đỡ mình mà các em thường phải chấp nhận hoàn cảnh. Khi sống lang thang, các em rất dễ bị xâm hại, đặc biệt là xâm hại tình dục, nạn nhân của hành vi xâm hại tình dục gồm cả các em nữ và nam. Thực tế cho thấy, có những em bị xâm hại nhiều lần, trong suốt một thời gian dài, để lại hậu quả là hết sức nghiêm trọng. "Đói, rét, sợ hãi và cô đơn - những đứa trẻ đường phố, sống lang thang nơi công viên, vỉa hè, bờ hồ, góc phố để mưu sinh này dường như không còn nét hồn nhiên như hàng triệu trẻ em khác, trong sự chở che bảo bọc của gia đình và xã hội nhân ái. Chúng chủ yếu là trẻ em nam, từ 13 - 15 tuổi, rất nhiều em hiện là nạn nhân bị những gã đồng tính lạm dụng tình dục. Chỉ cần một nắm xôi, một cái bánh bao kèm lời vỗ về phỉnh phờ... là các em có thể rơi vào nanh vuốt của “con thú săn mồi non” - những gã pê-đê bệnh hoạn người Việt hoặc người nước ngoài"9. Môi trường sống dễ 9 Tâm Lê, Hoàng Bảo Lâm, Thảm cảnh xâm hại, lạm dụng tình dục trẻ em đường phố, tham-canh-xam-hai-lam-dung-tinh-duc-tre-em-duong-pho-329308.bld, post: 7:50 AM, 23/05/2015. 10 Xem tại trang web: https://www.bluedragon.org/ dẫn tới những hậu quả bị xâm hại trên nhiều phương diện, nhưng cơ hội tiếp cận các biện pháp bảo vệ lại hết sức khó khăn với các em do thiếu một cơ chế pháp lý đặc thù giúp cho TELT dễ tiếp cận và các tổ chức, cá nhân dễ dàng ngăn ngừa và can thiệp sớm khi các em cần được bảo vệ. Nhóm quyền phát triển: Bao gồm mọi hình thức giáo dục (chính quy và không chính quy) và quyền được có mức sống đầy đủ cho sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ. Cũng như hai nhóm quyền trên, việc thụ hưởng nhóm quyền phát triển cũng là một niềm mơ ước xa vời của hầu hết TELT. Do đặc thù của hoàn cảnh sống, đối với cả nhóm TELT không sống cùng gia đình và TELT cùng gia đình, thì việc đến trường dưới các hình thức chính quy và không chính quy đều có những khó khăn đáng kể. Ngoài ra, còn phải kể đến tình trạng nhiều em không có những giấy tờ cần thiết như giấy khai sinh hay giấy tờ tùy thân khác đáp ứng yêu cầu của thủ tục hành chính cho việc học tập. Các tổ chức cứu trợ trẻ em hiện có ở Việt Nam đều nhìn nhận: không có giấy tờ tùy thân là một trong những nguyên nhân chính khiến TELT ít có cơ hội. Vì thế, Tổ chức Rồng Xanh (Blue Dragon), trụ sở chính ở Hà Nội, trong những năm qua đã giúp cho 10.227 trường hợp làm giấy tờ tùy thân10. Cơ hội tiếp cận các quyền được chăm sóc sức khoẻ, được học tập và phát triển năng khiếu, vui chơi, giải trí lại càng xa xôi hơn đối với TELT, khi việc được ăn uống đầy đủ và có chỗ ngủ qua đêm đã là khó NHA NÛÚÁC VA PHAÁP LUÊÅT 17Số 18(346) T9/2017 khăn thì cơ hội nào để cho TELT có thể vui chơi, giải trí, chơi thể thao và đi du lịch? Chỉ một số nhỏ TELT hiện đang sống trong các nhà mở, các mái ấm... mới phần nào có cơ hội tiếp cận các quyền này, nhưng số các em đang ở các trung tâm này là rất nhỏ so với số TELT trên thực tế của cả nước. Nhóm quyền tham gia: Bao gồm quyền được bày tỏ ý kiến trong mọi vấn đề có liên quan tới bản thân, quyền được lắng nghe và được kết giao hội họp. Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội. Cơ hội tiếp cận nhóm quyền này đối với TELT cũng là hết sức khó khăn. Một mặt hiện chúng ta chưa có những kênh chính thức để cho nhóm trẻ này được lên tiếng cho các vấn đề của chính mình. Hơn nữa, do hạn chế về hiểu biết, kiến thức và mặc cảm về điều kiện sống, TELT thường sống khép kín, chỉ giới hạn trong nhóm những người cùng hoàn cảnh, ít chia sẻ với các đối tượng khác. Có thể thấy, việc thụ hưởng các quyền được pháp luật quy định đối với TELT là hết sức khiêm tốn đối với cả bốn nhóm quyền: nhóm quyền sống, nhóm quyền được bảo vệ, nhóm quyền phát triển và nhóm quyền tham gia. 3. Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế cơ hội tiếp cận quyền của trẻ lang thang Để bảo đảm thực thi các quyền trẻ em đối với trẻ em cần phải có đầy đủ các điều kiện: cơ chế pháp lý hoàn thiện và đồng bộ, sự quan tâm của gia đình và xã hội và chính sự hiểu biết và tiếng nói của người trong cuộc. Tuy nhiên đối với TELT, để có các điều kiện này là hết sức khó khăn, những nguyên nhân dẫn đến hạn chế cơ hội tiếp cận 11 Mai Văn Huyên, Trẻ em đường phố mơ "tấm thẻ vào đời"!, the-vao-doi-d54913.html, , 03/12/2012 - 15:26 (GMT+7), xem 16:40 ngày 2/6. quyền của TELT có nhiều, song trên hết là những nguyên nhân sau: Thứ nhất, do hoàn cảnh sống của TELT là nơi ở không cố định, phần lớn các em đều phải lao động kiếm sống nên các em không có điều kiện học tập. Không đến trường đồng nghĩa với việc các em khó có thể tiếp cận với quyền được học tập, quyền vui chơi, giải trí, quyền nói lên tiếng nói của chính mình cho các vấn đề của trẻ em và vấn đề của cộng đồng và xã hội. Thứ hai, nhiều em trong số TELT không có chứng minh nhân dân và thiếu các giấy tờ tùy thân do bỏ nhà ra đi lâu ngày, không nhớ rõ về gia đình, quê quán hoặc bản thân cha mẹ các em cũng không có giấy tờ tùy thân. Việc không có các giấy tờ tùy thân đồng nghĩa với việc đa số trẻ em đường phố không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ, không được đến trường, không có cơ hội tiếp cận tri thức. “Trong cái vòng luẩn quẩn, không lối thoát, nhiều trẻ đường phố lại tiếp tục sinh ra trẻ đường phố. Cuộc sống cay nghiệt, TELT thường có cái nhìn khắt khe với những người xung quanh, sống trong bạo lực, tiêm nhiễm các tệ nạn. Nhiều em chán chường đã tự hủy hoại cơ thể mình; trong khi phần đông tìm đến rượu, thuốc lá và ma túy để tạm quên đi cuộc sống tăm tối, bế tắc. Giá như được xã hội quan tâm nhiều hơn, giá như trẻ có được giấy tờ tùy thân, hẳn nhiều em đã phấn đấu vươn lên để thoát khỏi cảnh sống lang thang”11. Thứ ba, thiếu cơ chế pháp lý hoàn thiện để TELT tiếp cận quyền của mình trên cả ba phương diện: 1) quy định của pháp luật cho việc bảo đảm tiếp cận quyền của TELT chưa đầy đủ, các quy định bảo vệ trẻ em trong một số trường hợp vẫn còn thiếu NHA NÛÚÁC VA PHAÁP LUÊÅT 18 Số 18(346) T9/2017 vắng hoặc chưa phù hợp với thực tế (đơn cử như đối với các trường hợp trẻ em nam là nạn nhân của tình trạng lạm dụng tình dục); 2) thiếu các thiết chế chuyên trách cho sự bảo đảm tiếp cận quyền của các nhóm trẻ rơi vào tình trạng khó khăn, đặc biệt là các thiết chế hỗ trợ tiếp cận nhóm quyền được bảo vệ; và 3) cơ chế hoạt động và phối hợp giữa các thiết chế hiện có cho việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là TELT còn thiếu đồng bộ và thống nhất. Thứ tư, thiếu các dịch vụ xã hội cần thiết hỗ trợ cho TELT. Khi phát hiện các em lang thang hoặc có nguy cơ tham gia đội ngũ TELT, chúng ta không có các cơ sở để hỗ trợ nhóm trẻ em này. Tuy ở các tỉnh, thành trong cả nước đã nhiều nơi thành lập được các trung tâm, các mái ấm, nhưng số lượng các trung tâm, các mái ấm hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu và số lượng TELT. Mặt khác, chỉ TELT không cùng với gia đình mới là đối tượng được thu nhận tại các trung tâm, các mái ấm này. Dù trong Luật Trẻ em đã có những quy định về việc xây dựng và phát triển các cơ sở xã hội dành cho trẻ em, tuy nhiên để quy định của Luật đi vào cuộc sống cần có những quy định cụ thể, tránh tình trạng các quy định của Luật chỉ mang tính hình thức. Thứ năm, trách nhiệm gia đình, Nhà nước và xã hội chưa rõ ràng và thiếu thống nhất. Để giáo dục, nuôi dưỡng một đứa trẻ trưởng thành, cần có sự chung tay của cả 3 yếu tố quan trọng: gia đình, nhà nước và xã hội. Gia đình là cái nôi đầu tiên của mỗi con người, đứa trẻ được sinh ra trước tiên được ủ ấm bằng hơi ấm của các thành viên trong gia đình mà đầu tiên là người mẹ. Chính gia đình là nơi hình thành nên nền tảng nhân cách đầu tiên của mỗi con người, là nơi chuyển giao các giá trị cho các thế hệ. TELT, đặc biệt là nhóm trẻ đã tách rời khỏi gia đình, vô hình trung các em đã mất đi quyền quan trọng của mình đó là quyền được sống cùng với gia đình. Vì thế pháp luật cần quy định cụ thể (có biện pháp chế tài thích ứng) cho những gia đình để con cái đi lang thang. Để làm được điều này, Nhà nước phải vào cuộc một cách quyết liệt để ngăn chặn sớm, can thiệp kịp thời đối với những trẻ có nguy cơ tham gia cuộc sống lang thang và TELT. Luật Trẻ em đã có những quy định rõ hơn so với Luật BVCSGDTE trước đây, tuy nhiên các quy định vẫn chủ yếu là mang tính định tính, thiếu tính định lượng, đặc biệt là quy trách nhiệm cụ thể để có thể phòng ngừa, can thiệp sớm đối với trẻ em có nguy cơ rơi vào tình trạng lang thang. Cuối cùng, kiến thức hạn chế và mặc cảm xã hội của trẻ em là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế của chính TELT trong việc tiếp cận quyền của mình. Trong nhiều trường hợp, các em bị bóc lột sức lao động nhưng không biết mình đang bị bóc lột. Các em bị xâm hại tình dục nhưng không biết mình đang bị xâm hại, hoặc biết nhưng không dám tố cáo, không dám lên tiếng. "Lâm, Hiểu còi, Khánh, Bắc Tây, Hùng, Minh bóng bay rụt rè kể với chúng tôi, đằng sau gói xôi, bát mì tôm và vài trăm ngàn bạc lẻ đó là đi đâu, làm gì. Ban đầu các em hoàn toàn không biết, thậm chí vào đến khách sạn, nhà nghỉ rồi vẫn nghĩ đó là người... rất tốt. Họ cho mình ăn, cho mình chơi game trên ipad, lại không bắt mình lao động, lại không đánh đập thì còn gì bằng. Nhưng sự thật phía sau, các em không biết cái điều mà các em chưa hề biết bao giờ ấy, NHA NÛÚÁC VA PHAÁP LUÊÅT 19Số 18(346) T9/2017 tại sao ông này lại là pê-đê, pê-đê là gì, tại sao lại bắt mình làm cái điều kỳ quặc, quan hệ tình dục quái đản"12. 4. Kết luận và khuyến nghị giải pháp Hiện ở nước ta, tình trạng TELT có sự thay đổi cả về số lượng, hình thức và tính chất cũng phức tạp hơn. TELT xuất hiện nhiều ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các em đi lang thang kiếm sống trên đường phố với các công việc đánh giầy, bán báo, kẹo cao su, bán vé số hoặc làm giúp việc gia đình, trông trẻ, làm việc trong các nhà hàng, quán bia Đây chính là nhóm trẻ khó có cơ hội để thụ hưởng các quyền của mình. Trước đây, TELT chỉ đơn thuần là trẻ em Việt Nam, hiện nay còn có cả TELT là người nước ngoài (Lào, Căm-pu- chia). Nhóm trẻ em này xuất hiện chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, một số tỉnh biên giới phía Nam của Việt Nam và có nguy cơ gây mất ổn định an toàn xã hội, ảnh hưởng đến vấn đề di cư quốc tế. Để cho mọi trẻ em, trong đó đặc biệt là những trẻ em rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bao gồm TELT tăng cường cơ hội thụ hưởng các quyền của mình, bảo đảm bình đẳng về cơ hội cho mọi trẻ em, cần nhanh chóng tiến hành đồng bộ các giải pháp sau: Một là, Nhà nước cần đẩy mạnh chính sách trợ giúp xã hội đối với trẻ em; kết hợp dạy nghề với tạo việc làm cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn; tăng cường quản lý nhà nước với việc giải quyết triệt để tình trạng sử dụng lao động trẻ em trong những điều kiện nặng nhọc, độc hại, lợi dụng TELT để bóc lột sức lao động của trẻ. 12 Tâm Lê, Hoàng Bảo Lâm, Thảm cảnh xâm hại, lạm dụng tình dục trẻ em đường phố, tham-canh-xam-hai-lam-dung-tinh-duc-tre-em-duong-pho-329308.bld, post: 7:50 AM, 23/05/2015 , xem 16: 35, ngày 2/6/17. Tại các địa phương tập trung số đông TELT, chính quyền cơ sở cần có chính sách hỗ trợ, phối hợp với các tổ chức xã hội để thu nhận trẻ em, hỗ trợ trong việc dạy chữ và dạy nghề cho trẻ lang thang,... bảo đảm các quyền cơ bản cho trẻ em. Hai là, Nhà nước cần có chính sách an sinh xã hội phù hợp bảo đảm các quyền cơ bản cho mọi trẻ em; sửa đổi, bổ sung các quy định không còn phù hợp về bảo trợ xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tăng chi phí hỗ trợ giáo dục dành cho trẻ em nghèo và gia đình nghèo có trẻ em học từ mẫu giáo đến các bậc phổ thông. Ba là, chính quyền địa phương nơi có TELT mà chưa có giấy tờ tùy thân, cần rà soát, phối hợp giữa các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng để giải quyết tình trạng pháp lý cho trẻ. Tránh cho trẻ rơi vào vòng luẩn quẩn, trẻ không có giấy tờ, lớn lên, chung sống như vợ chồng với người khác, sinh con ra tiếp tục không giấy tờ (tình trạng này hiện còn nhiều ở các thành phố lớn và một số tỉnh biên giới thuộc Tây Nguyên và Tây Nam bộ). Bốn là, cần gắn trách nhiệm của gia đình trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, song khi gia đình không có khả năng và điều kiện thực hiện thì cộng đồng xã hội và Nhà nước có trách nhiệm giúp đỡ các gia đình thực hiện, mà trước tiên, trách nhiệm này thuộc về Nhà nước. Việc giúp đỡ này phải được thực hiện thông qua hệ thống chính sách, các chương trình cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách liên quan tới trẻ em, nhất là đối với những gia đình mà trẻ NHA NÛÚÁC VA PHAÁP LUÊÅT 20 Số 18(346) T9/2017 em có nguy cơ rơi vào tình trạng lang thang kiếm sống sớm. Năm là, cần hoàn thiện cơ chế pháp lý, cụ thể: 1) Hoàn thiện khung pháp lý về bảo đảm các quyền của trẻ em trên tất cả các phương diện: pháp luật hình sự, pháp luật hành chính và pháp luật lao động. Hiện nay, ở Việt Nam, mức độ xử lý các đối tượng lạm dụng lao động trẻ em và bạo hành trẻ em vẫn còn quá nhẹ, chủ yếu mới dừng lại ở việc nhắc nhở, xử phạt hành chính. Đã đến lúc cần phải căn cứ vào các quy định của Bộ luật Lao động để xử lý nghiêm các cơ sở có hành vi bóc lột lao động và sử dụng lao động trẻ em không đúng pháp luật. Cần rà soát lại các quy định của Bộ luật Hình sự, sửa đổi và bổ sung các tội liên quan đến lạm dụng tình dục của trẻ em, trong đó chú ý đối với nạn nhân là trẻ em trai cho phù hợp với thực tế; 2) Xây dựng và phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em phải được coi là ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới, thông qua việc hoàn thiện hệ thống pháp lý, hệ thống tổ chức và cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em mang tính chuyên nghiệp và cấu trúc mạng lưới tổ chức cung cấp dịch vụ bảo vệ theo 3 cấp độ: phòng ngừa; can thiệp giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ; trợ giúp hòa nhập cộng đồng và tạo cơ hội phát triển. Bởi thực tế cho thấy "vấn đề bảo vệ trẻ lang thang bị đe dọa lạm dụng và xâm hại tình dục cũng chưa nhận được sự quan tâm thích đáng của các cơ quan chức năng"13; 3) Quy định rõ trách nhiệm của từng tổ chức và quy chế phối hợp giữa các thiết chế, bởi liên quan 13 H. Thiện, V.Học, N.Nam, Ai bảo vệ trẻ em đường phố (KỲ II: Gập gềnh đường đến tương lai, com.vn/cuoituan/doi-song-xa-hoi/item/26562202-ai-bao-ve-tre-em-duong-pho.html; 07/06/2015, 14:55:12, xem 16:45 ngày 2/6/2017. 14 Ngân hàng Thế giới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, tr 32. đến thực hiện quyền trẻ em không phải chỉ là chức năng của một cơ quan mà liên quan đến nhiều thiết chế, vì thế, nếu không quy định cụ thể sẽ dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan và không cơ quan nào chịu trách nhiệm khi xảy ra các vụ việc xâm hại trẻ em. Sáu là, trao quyền mạnh hơn cho các tổ chức xã hội thuộc xã hội dân sự theo tinh thần của Luật Trẻ em. Thực tế cho thấy, trong những năm qua các tổ chức thuộc xã hội dân sự đã chung tay giải quyết được nhiều vấn đề của TELT mà trong đó nổi bật lên là sự đóng góp của các tổ chức Rồng Xanh (Blue Dragon), Trung tâm KOTO, Trung tâm Hoa sữa (ở Hà Nội), Trường tình thương Ái Linh, Mái ấm Hướng Dương, Mái ấm Tre xanh, Trung tâm Phát huy... (ở thành phố Hồ Chí Minh). Bảy là, tăng cường các hoạt động giáo dục, phổ biến các quyền của trẻ em cho đối tượng TELT dưới nhiều hình thức khác nhau để tăng cường sự hiểu biết của các em về quyền của mình. Mặt khác, thông qua sự hỗ trợ của các nhóm tình nguyện viên, các NGOs, CSOs trang bị kỹ năng tự bảo vệ mình cho TELT để các em vượt qua mặc cảm và sự sợ hãi, biết lên tiếng tự bảo vệ mình khi cần thiết. Có như vậy mới có thể tiếp cận được mục tiêu đến năm 2035, "đảm bảo hầu hết trẻ em đều hoàn thành trung học phổ thông và tốt nghiệp với các kỹ năng phù hợp"14 NHA NÛÚÁC VA PHAÁP LUÊÅT 21Số 18(346) T9/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_dam_co_hoi_tiep_can_quyen_cho_tre_em_lang_thang.pdf
Tài liệu liên quan