Bảo đảm quyền con người, quyền công dân qua các quy định về nguyên tắc giải quyết vụ án dân sự

Thứ tư, về quy định của Điều 13 Bộ luật TTDS năm 2015: Khoản 5 Điều 13 quy định về trách nhiệm bồi thường của cơ quan tiến hành tố tụng đang trực tiếp quản lý người tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật nhằm khắc phục nhanh nhất thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người tiến hành tố tụng gây ra. Quy định này không đề cập đến trách nhiệm bồi thường của người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại. Chúng tôi cho rằng, quy định này chưa hợp lý, không góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người người tiến hành TTDS. Vì vậy, TANDTC cần hướng dẫn bổ sung trách nhiệm hoàn trả số tiền mà cơ quan đã bỏ ra bồi thường do hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại do người tiến hành tố tụng gây ra. Thứ năm, về quy định của Điều 21 Bộ luật TTDS năm 2015: “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS”, theo đó, Viện kiểm sát tham gia cả các phiên tòa, phiên họp sơ thẩm có đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và các phiên tòa, phiên họp sơ thẩm giải quyết những vụ việc dân sự chưa có luật để áp dụng. Quy định này rất có ý nghĩa trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong TTDS. Tuy nhiên, để thực hiện được nguyên tắc này, TANDTC cần hướng dẫn cụ thể thế nào là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo đảm quyền con người, quyền công dân qua các quy định về nguyên tắc giải quyết vụ án dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Phương Thảo* * TS. Khoa Pháp luật Dân sự - Trường Đại học Luật Hà Nội. Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân thể hiện qua các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về nguyên tắc giải quyết vụ án dân sự, chỉ ra những điểm mới của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 so với Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, được sửa đổi, bổ sung năm 2011 về vấn đề này và đưa ra một số giải pháp để bảo đảm hơn nữa quyền con người, quyền công dân trong các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về nguyên tắc giải quyết vụ án dân sự trên cơ sở chỉ ra những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng1. Nguyên tắc của luật tố tụng dân sự (TTDS) được hiểu là “những tư tưởng pháp lý chỉ đạo, định hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật TTDS và được ghi nhận 1 Bài viết là kết quả từ Đề tài NCKH cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện hệ thống pháp luật TTDS bảo đảm quyền con người, quyền công dân phù hợp với Hiến pháp” của Viện Nghiên cứu Lập pháp năm 2015-2016, do TS. Nguyễn Văn Luật làm Chủ nhiệm. Abstract: This article focuses on the studies on assurance of the human rights and citizenship rights as reflected in the provisions of the Civil Code of 2015 on the principle of the civil cases settlements, then points out the new provisions of the Civil Procedure Code of 2015 as compared to the Civil Procedure Code of 2004 which was amended in 2011 on this issue and also provides some solutions to further assurance of the human rights and the civil rights under the provisions of the Civil Procedure Code of 2015 on on the principle of the civil cases settlements on the basis of pointing out the limitations and constrainst of its enforcements. Thông tin bài viết: Từ khóa: Nguyên tắc, bảo đảm, quyền con người, quyền công dân, Bộ luật Tố tụng dân sự. Lịch sử bài viết: Nhận bài: 01/03/2017 Biên tập: 07/08/2017 Duyệt bài: 14/08/2017 Article Infomation: Keywords: Principles, assurance, human rights, civil rights, Civil Procedure Code. Article History: Received: 01 Mar. 2017 Edited: 07 Aug. 2017 Appproved: 14 Aug. 2017 BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN QUA CÁC QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 17Số 02(354) T01/2018 trong các văn bản của luật TTDS”2. Tiếp thu tư tưởng chỉ đạo của Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền công dân, các nguyên tắc của luật TTDS hay các nguyên tắc của giải quyết vụ án dân sự tại tòa đã thể hiện rõ nét: 1. Bộ luật Tố tụng dân sự ghi nhận rõ quyền và nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự Quyền con người, quyền công dân của đương sự thể hiện nổi bật đầu tiên trong nguyên tắc quy định tại Điều 4 của Bộ luật TTDS năm 2015, đó là quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp. So với Bộ luật TTDS năm 2004, Bộ luật TTDS năm 2015 đã mở rộng quyền công dân tiếp cận Tòa án để yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp bằng quy định “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì chưa có luật để áp dụng”. Quyền tiếp theo được Bộ luật TTDS năm 2015 ghi nhận rất cụ thể tại Điều 5 là quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự. Đương sự là chủ thể của quyền và lợi ích hợp pháp nên đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Vì vậy, Tòa án chỉ có thể thụ lý để giải quyết vụ việc dân sự khi có yêu cầu của đương sự, đồng thời Tòa án cũng chỉ được giải quyết trong phạm vi yêu cầu của đương sự. Không chỉ dừng ở đó, Bộ luật TTDS năm 2015 còn quy định rõ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Vì đương sự là chủ thể của quyền, lợi ích nên họ hiểu rõ nhất quyền, lợi ích của mình, từ đó họ sẽ là chủ thể chứng minh hiệu quả nhất. Nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của họ, Bộ luật TTDS năm 2015 2 Giáo trình Luật TTDS Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2009. đã ghi nhận đương sự vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ chứng minh. Quyền bình đẳng giữa các đương sự được quy định tại Điều 8 Bộ luật TTDS năm 2015 cũng là một quyền thể hiện rất rõ nguyên tắc bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong TTDS. Đây không còn là quyền bình đẳng trước pháp luật nói chung mà là quyền bình đẳng, quyền ngang bằng giữa các đương sự trong vụ việc dân sự. Với nguyên tắc này, nguyên tắc quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh được quy định tại Điều 6 Bộ luật TTDS năm 2015 nói trên sẽ thật sự phát huy vai trò quyết định của mình. Các đương sự trong vụ việc dân sự là bình đẳng, phần thắng chỉ thuộc về người có chứng cứ chứng minh. Ngoài các quyền trên, Điều 9, Điều 10 Bộ luật TTDS năm 2015 còn nhấn mạnh những quyền khác của đương sự như quyền tự mình tham gia tố tụng hoặc nhờ luật sư, người khác hỗ trợ mình tham gia tố tụng; quyền thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự. Các quyền này thực sự là những cơ sở pháp lý vững chắc để đương sự tự tin tham gia tố tụng, thể hiện rất rõ quyền con người, quyền công dân của đương sự. 2. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự So với Bộ luật TTDS năm 2004, các quy định của pháp luật TTDS về trách nhiệm, nhiệm vụ của Tòa án trong TTDS trong phần các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật TTDS năm 2015 đã có một bước tiến đáng kể. Điều này được thể hiện khá rõ qua việc Bộ luật TTDS năm 2015 đã có nhiều quy định về trách nhiệm, nhiệm vụ chung của Tòa án, người tiến hành TTDS. Trước hết, trách nhiệm, nhiệm vụ NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 18 Số 02(354) T01/2018 chung của Tòa án, người tiến hành TTDS được thể hiện qua Điều 3 Bộ luật TTDS năm 2015: nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong TTDS, theo đó việc tuân thủ pháp luật không chỉ đặt ra cho đương sự và những người tham gia TTDS. Tòa án, người tiến hành TTDS cũng là một chủ thể trong TTDS nên nguyên tắc tuân thủ pháp luật cũng đặt ra cho nhóm chủ thể này và đây cũng là nguyên tắc nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân của đương sự. Có tuân thủ pháp luật thì việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án mới khách quan, công bằng và đúng đắn. Có tuân thủ pháp luật thì hoạt động tiến hành tố tụng của người tiến hành tố tụng trong việc giải quyết yêu cầu của đương sự mới minh bạch, không thể lạm dụng quyền hạn của mình. Có thể nói, trách nhiệm phải tuân thủ pháp luật được đặt ra đầu tiên cho các chủ thể trong TTDS (trong đó có Tòa án, người tiến hành TTDS) trong phần các nguyên tắc của Bộ luật TTDS năm 2015 là rất hợp lý, là cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân của đương sự trong TTDS. Nguyên tắc việc xét xử phải có hội thẩm nhân dân tham gia (Điều 11), thẩm phán và hội thẩm nhân dân khi xét xử phải xét xử tập thể (Điều 14), phải độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 12), thẩm phán và hội thẩm nhân dân khi xét xử phải kịp thời, công bằng, công khai (Điều 15), phải vô tư, khách quan (Điều 16), phải bảo đảm chế độ xét xử hai cấp (Điều 17) cũng là những nguyên tắc chung thể hiện khá rõ cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền công dân của đương sự. Không chỉ quy định trách nhiệm chung của Tòa án, người tiến hành TTDS, Bộ luật TTDS năm 2015 còn quy định khá rõ trách nhiệm cụ thể của Tòa án, người tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm cho đương sự thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của họ. Khoản 1 Điều 4 Bộ luật TTDS năm 2015 công nhận quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự; khoản 2 quy định trách nhiệm của Tòa án: “không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự”. Đương sự có quyền khởi kiện, nộp đơn yêu cầu nhưng đương sự không có quyền thụ lý đơn để giải quyết. Việc đương sự nộp đơn khởi kiện hay yêu cầu giải quyết việc dân sự cũng chẳng có ý nghĩa thực tế nếu Tòa án gây khó khăn, không thụ lý giải quyết. Với trách nhiệm buộc phải nhận đơn, không được từ chối đơn của đương sự, Tòa án phải thực hiện nhiệm vụ giải quyết các vụ việc dân sự của mình. Điều 5 Bộ luật TTDS năm 2015 quy định trách nhiệm của Tòa án “chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu” và trách nhiệm “chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó”. Quy định này đã ràng buộc trách nhiệm của Tòa án không thể lạm quyền, hạn chế quyền quyền tự định đoạt của đương sự. Có thể nói rằng, việc thắng thua trong một vụ kiện tụng tại Tòa án phụ thuộc vào chứng cứ. Vì vậy, một trong những nguyên tắc quan trọng nhất mà Bộ luật TTDS năm 2015 cần quy định rõ là nguyên tắc cung cấp chứng cứ, chứng minh. Nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân của đương sự trong việc kiện tụng, Điều 6 Bộ luật TTDS năm 2015 còn quy định trách nhiệm của Tòa án trong việc “hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ”. Đặc biệt, nhằm ngăn ngừa tình trạng lạm quyền, điều luật còn quy định, Tòa án “chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định”. Ngoài ra, việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân của đương sự cũng được thể hiện rõ qua quy định về trách nhiệm, nhiệm vụ của Tòa án, người tiến hành TTDS trong quy định của Điều 9 Bộ luật TTDS năm 2015. Theo đó, khoản 1 Điều 9 quy định, đương sự có quyền tự mình hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền, lợi ích của mình trước Tòa án. Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 9 Bộ luật TTDS 2015 ràng buộc “Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 19Số 02(354) T01/2018 thực hiện quyền bảo vệ của họ” và “không ai được hạn chế” quyền bảo vệ của đương sự. Song song với các quyền đã nêu trên, đương sự còn có quyền thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án. Nhằm hỗ trợ cho việc thỏa thuận của đương sự, Điều 10 Bộ luật TTDS năm 2015 quy định về trách nhiệm hòa giải của Tòa án. Với tư cách là bên thứ ba, đứng giữa hai bên tranh chấp, Tòa án có trách nhiệm hòa giải cho đương sự. Đương sự có quyền thỏa thuận nhưng Tòa án không làm cầu nối, không giúp đỡ đương sự thỏa thuận với nhau thì đương sự cũng khó có thể gặp nhau mà thỏa thuận. Vì vậy, vai trò của Tòa án khi hòa giải là rất cần thiết. Với trách nhiệm được quy định cụ thể tại Điều 10, một lần nữa Bộ luật TTDS năm 2015 thể hiện rõ nguyên tắc bảo đảm quyền con người, quyền công dân của đương sự trong TTDS. Điều 13 Bộ luật TTDS năm 2015 quy định cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, nếu các chủ thể này có hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật như nếu hành vi trái pháp luật, gây ra thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Quy định này buộc Tòa án, người tiến hành tố tụng luôn phải có ý thức cô gắng để giải quyết tốt các vụ việc dân sự, tránh tình trạng phải thực hiện trách nhiệm bồi thường. Ngoài các quy định về quyền và nghĩa vụ của đương sự, nhiệm vụ, trách nhiệm của Tòa án, người tiến hành TTDS, Bộ luật TTDS năm 2015 còn có một số quy định khác nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân của đương sự trong TTDS. Ví dụ, Điều 7 Bộ luật TTDS năm 2015 quy định: cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân những tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu, nếu không cung cấp được thì phải nêu rõ lý do trong văn bản thông báo; cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp với đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát để giải quyết vụ án; khoản 3 Điều 9 quy định: Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trước Tòa án. Tóm lại, bảo đảm quyền con người, quyền công dân của đương sự trong TTDS thể hiện khá rõ qua các quy định về quyền, nghĩa vụ của đương sự, trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp trong việc giải quyết vụ án. Những quy định này thực sự là căn cứ pháp lý hữu hiệu để bảo đảm quyền con người, quyền công dân của đương sự trong TTDS. 3. Một số bất cập trong bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tố tụng dân sự và giải pháp khắc phục Thứ nhất, về quy định của khoản 2 Điều 4 Bộ luật TTDS năm 2015: “Tòa án phải nhận đơn giải quyết kể cả khi không có luật áp dụng”. Trong suốt một thời gian dài trước khi Bộ luật TTDS năm 2015 có hiệu lực, Tòa án đều căn cứ vào quy định của pháp luật TTDS để thụ lý và giải quyết các vụ việc, vụ án dân sự như tinh thần của Điều 3 Bộ luật TTDS năm 2015. Theo quy định của Điều 4 Bộ luật TTDS năm 2015, trường hợp không có luật áp dụng, Tòa án vẫn phải nhận đơn để giải quyết. Phải chăng ở đây có sự không thống nhất giữa Điều 3 và Điều 4? Chúng tôi cho rằng, quy định của Điều 3 cần được hiểu theo hướng, các vụ việc dân sự đã được pháp luật quy định thì Tòa án phải thụ lý và giải quyết theo quy định của pháp luật. Khoản 2 Điều 4 chỉ quy định cho trường hợp cá biệt. Tuy nhiên, để tạo nên sự thống nhất trong thi hành Bộ luật TTDS năm 2015, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) cần có văn bản hướng dẫn thi hành Điều 3 và Điều 4 Bộ luật NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 20 Số 02(354) T01/2018 TTDS năm 2015 theo hướng đối với những vụ án dân sự, vụ việc dân sự chưa có luật để áp dụng thì phải phải dựa vào tập quán, áp dụng tương tự, dựa vào các nguyên tắc cơ bản, án lệ và lẽ công bằng để giải quyết. Bên cạnh đó, do việc dựa vào tập quán, áp dụng tương tự, dựa vào các nguyên tắc cơ bản, án lệ và lẽ công bằng để giải quyết không hề dễ dàng bởi nếu dựa vào tập quán để giải quyết vụ án dân sự chưa có luật quy định thì việc xác định thế nào là tập quán, tập quán nơi này có được sử dụng để giải quyết vụ việc dân sự nơi khác hay không, vì vậy, TANDTC cần xác định những tiêu chí cụ thể để công nhận một tập quán, liệt kê tập quán được công nhận dùng để giải quyết, nguyên tắc áp dụng tập quán, án lệ và lẽ công bằng. Thứ hai, về quy định của Điều 6 Bộ luật TTDS 2015: “Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự, Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định”. Mặc dù Bộ luật TTDS năm 2015 đã quy định khá cụ thể quyền của đương sự và trách nhiệm của Tòa án trong việc thu thập, giao nộp, chứng minh chứng cứ, tuy nhiên, Bộ luật TTDS năm 2015 lại không xác định rõ các hoạt động hỗ trợ của Tòa án là những hoạt động gì. Chúng tôi cho rằng, để nâng cao trách nhiệm của Tòa án, cần xác định cụ thể những hoạt động của Tòa án trong hỗ trợ đương sự thu thập chứng cứ, trước mặt, bằng văn bản hướng dẫn của TANDTC, về lâu dài cần sửa đổi, bổ sung Điều 6 Bộ luật TTDS năm 2015. Thứ ba, về quy định của Điều 9 Bộ luật TTDS năm 2015: “Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án” và “không ai được hạn chế quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS”. Chúng tôi cho rằng, để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, hạn chế tình trạng lạm dụng quyền lực trong hoạt động xét xử của Tòa án, TANDTC cần hướng dẫn cụ thể những trường hợp được Nhà nước bảo đảm trợ giúp pháp lý và hành vi nào bị coi là hành vi “hạn chế quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự”. Thứ tư, về quy định của Điều 13 Bộ luật TTDS năm 2015: Khoản 5 Điều 13 quy định về trách nhiệm bồi thường của cơ quan tiến hành tố tụng đang trực tiếp quản lý người tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật nhằm khắc phục nhanh nhất thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người tiến hành tố tụng gây ra. Quy định này không đề cập đến trách nhiệm bồi thường của người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại. Chúng tôi cho rằng, quy định này chưa hợp lý, không góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người người tiến hành TTDS. Vì vậy, TANDTC cần hướng dẫn bổ sung trách nhiệm hoàn trả số tiền mà cơ quan đã bỏ ra bồi thường do hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại do người tiến hành tố tụng gây ra. Thứ năm, về quy định của Điều 21 Bộ luật TTDS năm 2015: “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS”, theo đó, Viện kiểm sát tham gia cả các phiên tòa, phiên họp sơ thẩm có đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và các phiên tòa, phiên họp sơ thẩm giải quyết những vụ việc dân sự chưa có luật để áp dụng. Quy định này rất có ý nghĩa trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong TTDS. Tuy nhiên, để thực hiện được nguyên tắc này, TANDTC cần hướng dẫn cụ thể thế nào là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 21Số 02(354) T01/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_dam_quyen_con_nguoi_quyen_cong_dan_qua_cac_quy_dinh_ve_n.pdf
Tài liệu liên quan