Bảo đảm quyền con người trong chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Luật BVMT năm 2014 quy định hoạt động BVMT trong điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. Theo đó, “các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học phải được điều tra, đánh giá thực trạng, khả năng tái sinh, giá trị kinh tế để làm căn cứ lập quy hoạch sử dụng hợp lý; xác định giới hạn cho phép khai thác, mức thuế tài nguyên, phí BVMT, ký quỹ phục hồi môi trường, bồi hoàn đa dạng sinh học, bồi thường thiệt hại về môi trường, các biện pháp khác để bảo vệ tài nguyên và môi trường”16. Luật BVMT năm 2014 cũng quy định về BVMT trong điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; BVMT trong hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản17. Các quy định cụ thể được đề cập trong các văn bản pháp luật về tài nguyên thiên nhiên18 liên qua đến các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Về nguyên tắc, khi khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các chủ thể phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Tuy nhiên, dù có hay không có giấy phép thì khi khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên, các chủ thể vẫn phải đáp ứng các yêu cầu về BVMT. Trên thực tế, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người dân trong hoạt động khai thác tài nguyên còn nhiều hạn chế. Đảm bảo quyền tiếp cận quyền sử dụng rừng cho các chủ thể còn chưa bình đẳng; giữa ban quản lý rừng, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân, gọi chung là chủ rừng19. Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép diễn ra phổ biến. Do đó, theo chúng tôi, cần tiếp cận tài nguyên thiên nhiên ở cả góc độ kinh tế (mang lại giá trị vật chất), góc độ môi trường cùng với các giá trị về mặt xã hội, an ninh quốc phòng Nhà nước có quy hoạch, kế hoạch phù hợp để sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; đồng thời công khai các số liệu, thông tin liên quan đến quy hoạch, điều tra số lượng, trữ lượng các nguồn tài nguyên để người khai thác, sử dụng tài nguyên tiếp cận, vừa đầu tư khai thác sinh lời, vừa gắn liền với việc BVMT, tạo ra sự phát triển bền vững

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo đảm quyền con người trong chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BAÃO ÀAÃM QUYÏÌN CON NGÛÚÂI TRONG CHÑNH SAÁCH, PHAÁP LUÊÅT VÏÌ BIÏËN ÀÖÍI KHÑ HÊÅU ÚÃ VIÏåT NAM Võ TruNg TíN* 1. Cơ sở lý luận của việc đảm bảo quyền con người trong chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu ở Việt Nam Quyền con người được sống trong một môi trường trong lành đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các hoạt động tác động đến chính môi trường, làm cho môi trường bị ô nhiễm, suy thoái. Nói một cách khác, chính con người đang tự tước đoạt quyền được sống trong điều kiện môi trường trong lành. Quyền được sống trong một môi trường trong lành là quyền tự nhiên của con người, là quyền rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống cùng với các tiêu chí dùng đánh giá chất lượng cuộc sống như thu nhập bình quân đầu người, hệ thống an sinh xã hội. Môi trường trong lành có thể được hiểu là môi trường vật chất mà chất lượng của nó cho phép cuộc sống được đảm bảo an toàn, hài hòa với tự nhiên. Quyền con người được sống trong một môi trường trong lành, dưới góc độ pháp lý, là chất lượng môi trường xung quanh đạt tiêu chuẩn cho phép. Điều này phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia cụ thể. Tuyên bố của Liên hợp quốc về Môi trường con người năm 1972 (Tuyên bố Stockholm) đã đưa quyền con người được sống trong môi trường trong lành thành một nguyên tắc của quan hệ giữa các quốc gia. Nguyên tắc số 1 của Tuyên bố Stockholm nêu rõ: “Con người có quyền cơ bản được sống trong một môi trường chất lượng, cho phép cuộc sống có phẩm giá và phúc lợi mà con người có trách nhiệm long trọng bảo vệ, 32 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 04(308) T2/2016 CHÑNH SAÁCH * ThS. Trường đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Tình trạng biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay không còn là vấn đề của một địa phương, hay một quốc gia đơn lẻ nào mà đã trở thành câu chuyện của toàn nhân loại. Nhận thức đúng đắn và khoa học về những tác hại của BĐKH để có những giải pháp và hành động thiết thực là yêu cầu cấp thiết. Bảo vệ môi trường (BVMT) nói chung, ứng phó với BĐKH và bảo đảm quyền con người trong chính sách, pháp luật về BĐKH nói riêng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau và trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản, trong đó có nguyên tắc Nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền con người được sống trong một môi trường trong lành. Bài viết giới thiệu một số nội dung trong chính sách và pháp luật về BĐKH ở Việt Nam trong mối tương quan với việc đảm bảo quyền con người. cải thiện cho thế hệ hôm nay và mai sau”1. Nguyên tắc số 1 của Tuyên bố của Liên hợp quốc về Môi trường và phát triển bền vững năm 1992 (Tuyên bố Rio de Janeiro) cũng khẳng định: “Con người là trung tâm của các mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. Con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích, lành mạnh và hài hòa với thiên nhiên”2. Cộng đồng quốc tế thừa nhận đây là quyền quan trọng hàng đầu, là mục tiêu hoạt động BVMT và các quốc gia đều ghi nhận quyền này trong các văn bản pháp luật của mình. Việt Nam cũng không đứng ngoài xu thế đó, nhất là với tư cách quốc gia ký hai tuyên bố trên, có trách nhiệm biến quyền được sống trong môi trường trong lành thành nguyên tắc pháp lý và thực tế nó đã là nguyên tắc trong pháp luật môi trường Việt Nam. Điều 14 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận một cách tổng quát: “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật”. Quyền này được thực hiện thông qua những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như quyền được bồi thường thiệt hại, quyền tự do tín ngưỡng, quyền khiếu nại tố cáo,... Lời nói đầu của Luật BVMT năm 1993 đề cập: “Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc BVMT nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước, góp phần BVMT khu vực và toàn cầu”. Nguyên tắc này cũng được đề cập một cách gián tiếp tại khoản 2, Điều 3 Luật BVMT năm 2005: “BVMT là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình cá nhân”. Đến Luật BVMT năm 2014, nguyên tắc này được quy định ở khoản 2 Điều 4: “BVMT gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với BĐKH để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành”. Đây không chỉ là nguyên tắc mà là mục đích của pháp luật về môi trường, tất cả những quy định của pháp luật về môi trường đều nhằm thể hiện nguyên tắc này. Quyền con người được sống trong một môi trường trong lành là quyền tự nhiên của con người, là quyền tạo hóa ban tặng cho con người. Nhà nước phải ghi nhận vì xuất phát từ hiện trạng môi trường đáng báo động hiện nay, tạo cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ quyền được sống trong một môi trường trong lành (khi nó bị xâm phạm) thông qua các hoạt động như: biểu tình, mít-tinh, gây sức ép với Nhà nước, khiếu nại, yêu cầu bồi thường thiệt hại, Đồng thời, Nhà nước có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ, phục hồi môi trường, đảm bảo cho người dân được sống trong một môi trường trong lành. Có nghĩa là khi Nhà nước đã ghi nhận quyền này thì Nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo quyền đó được thực hiện trên thực tế. 2. Chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu ở Việt Nam Từ năm 2005, sau khi Nghị định thư Kyoto có hiệu lực, một số chính sách, pháp luật trực tiếp liên quan đến BĐKH được ban hành như Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/10/2005 về việc tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH; Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP của Chính phủ ngày 03/12/2007 giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, xây dựng Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH; Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/12/2008 33 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 04(308) T2/2016 CHÑNH SAÁCH 1 Xem: Các Công ước quốc tế về BVMT, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr. 11. 2 Xem: Các công ước quốc tế về BVMT, Tlđd, trang 31. phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH; Quyết định số 2139/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05/12/2011 phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐKH; Quyết định số 1393/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/9/2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng Xanh Pháp luật liên quan đến BĐKH được quy định ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trực tiếp hoặc có liên quan như tài nguyên nước, đa dạng sinh học, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, thủy lợi, giao thông, năng lượng, công nghiệp, y tế, môi trường Trong đó, Luật BVMT năm 2014 dành một chương quy định về ứng phó với BĐKH3 bao gồm các quy định chung về ứng phó với BĐKH; lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quản lý phát thải khí nhà kính; các chất làm suy giảm tầng ô-dôn; phát triển năng lượng tái tạo; sản xuất và tiêu thụ thân thiện môi trường; thu hồi năng lượng từ chất thải; phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế về ứng phó với BĐKH. Luật BVMT năm 2014 đặc biệt chú trọng đến nội dung về phát huy vai trò của cộng đồng và đảm bảo sự lồng ghép vấn đề BĐKH trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, theo đó “Cộng đồng có quyền được cung cấp và yêu cầu cung cấp thông tin về biến đối khí hậu, Cộng đồng có trách nhiệm tham gia các hoạt động ứng phó với BĐKH”4. Trên thế giới, thích ứng với BĐKH thường gắn liền từ mô hình cộng đồng. Việc thích ứng với BĐKH phải được thực hiện từ cộng đồng, dựa vào cộng đồng và làm lợi cho cộng đồng. Do đó, có các quy định nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng cũng như các biện pháp ứng phó với BĐKH là hết sức cần thiết, thể hiện rõ nét đảm bảo quyền con người. 3. Bảo đảm quyền con người trong chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu Có thể nhận thấy, vấn đề BĐKH trong chính sách và pháp luật Việt Nam được tiếp cận theo cả hai hướng: chính sách, pháp luật về BĐKH và bước đầu được lồng ghép trong chính sách, pháp luật của một số ngành, lĩnh vực có liên quan trực tiếp. Các nội dung về bảo đảm quyền con người trong chính sách, pháp luật về BĐKH ở Việt Nam được xây dựng trên cơ sở nội luật hóa các điều ước quốc tế liên quan đến BĐKH mà Việt Nam là thành viên; gắn trách nhiệm thực hiện các yêu cầu về ứng phó với BĐKH trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Có thể đề cập đến các nội dung chính sau đây: - Thứ nhất, bảo đảm quyền con người trong chính sách, pháp luật về BĐKH gắn với bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về môi trường. Quyền tiếp cận thông tin về môi trường, một trong những quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm quyền dân sự - chính trị. Trong điều kiện mà xu hướng phát triển kinh tế kết hợp với BVMT để tạo ra sự phát triển bền vững ngày càng thể hiện rõ nét thì quyền tiếp cận thông tin môi trường là một công cụ hữu hiệu trong việc tăng cường trách nhiệm cung cấp thông tin của các tổ chức, cá nhân; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người dân trong việc thực thi chính sách và quy định về BĐKH. Quyền tiếp cận thông tin về môi trường là một nội dung thực hiện nguyên tắc Nhà nước ghi nhận và đảm bảo quyền con người được sống trong một môi trường trong lành; là sự cụ thể hóa các cam kết quốc tế về môi trường và xu thế chung trên thế giới và là sự cụ thể hóa các chính sách BVMT của nước ta5. Là một dạng thông 34 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 04(308) T2/2016 CHÑNH SAÁCH 3 Chương IV, bao gồm 9 điều (từ Điều 39 đến Điều 48). 4 Xem Điều 46 Luật BVMT năm 2014. 5 Xem thêm Võ Trung Tín, Nguyễn Thị Hồng Phượng, “Tiếp cận thông tin môi trường nhằm đảm bảo quyền con người được sống trong một môi trường không bị ô nhiễm trong Luật BVMT 2005”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số tháng 9/2012. tin về môi trường, thông tin về BĐKH cũng phải được cung cấp. Luật BVMT năm 2014 quy định: “Cộng đồng có quyền được cung cấp và yêu cầu cung cấp thông tin về BĐKH, trừ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước”, “Cơ quan quản lý về BĐKH có trách nhiệm cung cấp thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng tham gia các hoạt động ứng phó với BĐKH”6. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, có hai phương thức để công chúng tiếp cận thông tin về môi trường nói chung, thông tin về BĐKH nói riêng: Một là, các cơ quan nhà nước, các cơ sở sản xuất kinh doanh chủ động công khai thông tin theo quy định và mọi người dân đều có thể tiếp cận những thông tin này. Đây là phương thức chủ yếu ở Việt Nam hiện nay. Đối với phương thức này, pháp luật quy định rõ những thông tin buộc phải công khai, hình thức công khai, người có trách nhiệm phải công khai7. Ưu điểm của phương thức này là công chúng có thể dễ dàng tiếp cận thông tin mà không phải qua những thủ tục phức tạp, tốn kém nhưng nó cũng có hạn chế là nội dung và chất lượng thông tin lại tùy thuộc vào các cơ quan nhà nước, Nhà nước công bố cái gì, dân biết cái đó. Hai là, người dân chủ động yêu cầu cơ quan nhà nước, các cơ sở sản xuất kinh doanh cung cấp thông tin về môi trường như quyền yêu cầu cung cấp thông tin môi trường của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, của đại diện cộng đồng dân cư8. Phương thức tiếp cận thông tin này hiện chưa phải là kênh tiếp cận thông tin quan trọng vì pháp luật Việt Nam giới hạn thông tin mà người dân được chủ động yêu cầu cung cấp, thủ tục yêu cầu cung cấp phức tạp (phải thông qua người đại diện cộng đồng dân cư hoặc những tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp)9 Trên thực tế, những quy định về quyền tiếp cận thông tin về môi trường chủ yếu ở góc độ xác định trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước, quyền tự do thông tin mang tính nguyên tắc, hơn là tính thực tiễn. Chất lượng thông tin cung cấp nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Do đó, theo chúng tôi, cần quy định rõ việc tiếp cận thông tin về môi trường là quyền của người dân, quy định rõ các loại thông tin về môi trường người dân được phép tiếp cận, cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về môi trường của người dân. - Thứ hai, bảo đảm quyền con người trong chính sách, pháp luật về BĐKH gắn với xây dựng quy hoạch BVMT. Quy hoạch BVMT giúp có một tầm nhìn dài hạn và tổng thể về BVMT, gắn kết thực sự giữa BVMT với phát triển kinh tế - xã hội; chủ động triển khai công tác BVMT, gắn BVMT với phát triển kinh tế, an sinh xã hội và là cơ sở điều chỉnh hoặc xây dựng các quy hoạch phát triển khác, đặc biệt là phát triển bền vững. Quy hoạch BVMT phải được xây dựng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược BVMT quốc gia bảo đảm phát triển bền vững; quy hoạch sử dụng đất; bảo đảm nguyên tắc BVMT. Luật BVMT năm 2014 quy định các nội dung liên quan đến nguyên tắc, cấp độ, kỳ quy hoạch, nội dung quy hoạch, trách nhiệm lập quy hoạch, tham vấn, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, rà soát và điều chỉnh quy 35 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 04(308) T2/2016 CHÑNH SAÁCH 6 Khoản 1, 3 Điều 46 Luật BVMT năm 2014. 7 Điều 131 Luật BVMT năm 2014. 8 Điều 145, 146 Luật BVMT năm 2014. 9 Xem thêm Phạm Văn Võ, Nguyễn Hoàng Thùy Trang, “Nhà nước pháp quyền và quyền tiếp cận thông tin môi trường”, Hội thảo quốc tế “Môi trường và Nhà nước pháp quyền: Tăng cường thực thi pháp luật về môi trường ở khu vực Đông Nam Á”, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, tháng 10/2014. hoạch10. Theo đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) lấy ý kiến bằng văn bản và tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình lập và xây dựng quy hoạch BVMT cấp quốc gia, cấp tỉnh. Việc tham vấn ý kiến của các cơ quan, tổ chức giúp cho việc lập quy hoạch đảm bảo về nội dung, triển khai thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên, việc giới hạn phạm vi chủ thể trong tham vấn là “các cơ quan, tổ chức có liên quan” là chưa đầy đủ. Quy định này vô hình chung cho thấy quy hoạch BVMT là “sân chơi” của cơ quan nhà nước, người dân đứng ngoài “cuộc chơi” này. Do đó, theo chúng tôi, đối tượng được tham vấn được mở rộng đến cộng đồng dân cư. - Thứ ba, bảo đảm quyền con người trong chính sách, pháp luật về BĐKH gắn với xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; các dự án đầu tư. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thì báo cáo đánh giá môi trường chiến lược phải thể hiện các nội dung ứng phó với BĐKH (tương tự như thế đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường). Việc tích hợp nội dung ứng phó với BĐKH trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, dự án đầu tư phải dựa trên cơ sở đánh giá tác động qua lại giữa các hoạt động của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với môi trường, BĐKH và xây dựng hệ thống giải pháp BVMT, ứng phó với BĐKH. Các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và các dự án đầu tư phải tiến hành đánh giá môi trường chiến lược (đánh giá tác động môi trường) theo trình tự, thủ tục được quy định. Trong đó, tham vấn cũng là nội dung bắt buộc trong báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường11. Khác hơn quy hoạch BVMT, chủ thể được tham vấn trong nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường quy định rộng hơn. Đối với báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, khi thẩm định, Hội đồng thẩm định phải “lấy ý kiến của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các chuyên gia liên quan”12. Đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án đầu tư phải “tiến hành tham vấn Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án; các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án”13. Trên thực tế, việc tham vấn ý kiến trong các báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường còn được đánh giá là “hình thức”. Các ý kiến được tham vấn có giá trị tham khảo đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quyết định triển khai hay không thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực hay dự án đầu tư chứ không có tính chất quyết định, dẫn đến tranh chấp phát sinh. Do đó, theo chúng tôi, cần quy định rõ cách thức, đối tượng, thủ tục và giá trị của tham vấn trong thực hiện hoạt động đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường. - Thứ tư, bảo đảm quyền con người trong chính sách, pháp luật về BĐKH gắn với quản lý phát thải khí nhà kính, thu hồi năng lượng từ chất thải, trong sản xuất và 36 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 04(308) T2/2016 CHÑNH SAÁCH 10 Xem các Điều 8 đến Điều 12 Luật BVMT năm 2014. 11 Khoản 8 Điều 15, Điều 21 Luật BVMT năm 2014. 12 Điểm c khoản 3 Điều 10 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch BVMT. 13 Khoản 4, Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP. tiêu thụ thân thiện môi trường, trong phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Cho đến nay, chúng ta chưa biết hết nguyên nhân của BĐKH, nhưng một trong những nguyên nhân chính đã được thừa nhận rộng rãi là do con người phát thải quá nhiều khí nhà kính vào bầu khí quyển, vượt quá khả năng hấp thụ những khí này của trái đất, dẫn đến làm gia tăng lượng khí nhà kính trong bầu khí quyển so với tỷ lệ tự nhiên vốn có, làm gia tăng hiện tượng hiệu ứng nhà kính và làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên. Con người có quyền phát thải khí nhà kính nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của bản thân với quy mô nhỏ; nhưng đến mức nào đó, thì việc kiểm soát và quản lý phát thải khí nhà kính từ các hoạt động của con người là điều cần thiết. Việc quản lý phát thải khí nhà kính bao gồm xây dựng hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà kính; thực hiện các hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội; quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các - bon rừng, bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái; kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ các quy định về kiểm kê và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; hình thành và phát triển thị trường tín chỉ các - bon trong nước và tham gia thị trường tín chỉ các - bon thế giới; hợp tác quốc tế về giảm nhẹ khí nhà kính14. Để giảm lượng khí nhà kính phát thải vào bầu khí quyển, cần hạn chế sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên có nguồn gốc hóa thạch (tài nguyên không thể phục hồi như dầu lửa, than đá, khí đốt,), phát triển năng lượng tái tạo (là năng lượng được khai thác từ nước, gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, sóng biển, nhiên liệu sinh học và các nguồn tài nguyên năng lượng có khả năng tái tạo khác), khuyến khích sản xuất và tiêu thụ thân thiện môi trường, thu hồi năng lượng từ chất thải, phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ ứng phó với BĐKH. Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ về ứng phó với BĐKH được ưu tiên như: phát triển ngành và liên ngành khoa học về quản lý, đánh giá, giám sát và dự báo tác động của BĐKH đối với phát triển kinh tế - xã hội, môi trường, sức khỏe cộng đồng; hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ hiện đại trong giảm nhẹ khí nhà kính, thích ứng với BĐKH; tăng cường sức cạnh tranh của các ngành kinh tế, sản xuất trọng điểm, phát triển nền kinh tế các - bon thấp và tăng trưởng xanh. Cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thực hiện hoặc tham gia hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm ứng phó với BĐKH15. Do nguồn lực về kinh tế còn hạn chế nên nguồn lực cho hoạt động BVMT nói chung và nguồn tài chính hỗ trợ trong phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ để tìm ra những nguồn nguyên liệu sạch, công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam còn chưa tương thích. Giải quyết bài toán BĐKH phải bao gồm cả các biện pháp về chính trị, tuyên truyền giáo dục, kinh tế, khoa học công nghệ và cả pháp lý. Trên thực tế, ở Việt Nam, việc áp dụng biện pháp tuyên truyền giáo dục là phổ biến hơn các biện pháp khác. Do đó, theo chúng tôi, Nhà nước cần dành khoản chi thích hợp cho hoạt động phòng ngừa, ứng phó với BĐKH; có nhiều quy định ưu đãi về tài chính cho những chủ thể đầu tư tốt các giải pháp tiên tiến trong hoạt động phát thải. - Thứ năm, bảo đảm quyền con người trong chính sách, pháp luật về BĐKH gắn với hoạt động khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 37 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 04(308) T2/2016 CHÑNH SAÁCH 14 Điều 41 Luật BVMT năm 2014. 15 Điều 43, 44, 45 Luật BVMT năm 2014. Hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên một mặt tác động đến sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mặt khác gây tác động xấu đến môi trường, gia tăng BĐKH. Tùy thuộc vào khả năng đáp ứng các nhu cầu của con người mà tài nguyên thiên nhiên được chia thành: tài nguyên vĩnh viễn (tài nguyên vô tận); tài nguyên có thể phục hồi (tài nguyên có khả năng tái tạo); tài nguyên không thể phục hồi (tài nguyên không có khả năng tái tạo) Khai thác tài nguyên không thể phục hồi và sử dụng chúng trong các hoạt động sản xuất của con người làm gia tăng lượng khí nhà kính; khai thác tài nguyên rừng làm giảm hấp thụ khí nhà kính; trong khi khai thác tài nguyên vĩnh viễn đang là sự lựa chọn của các quốc gia trong tương lai. Do đó, khai thác bền vững các nguồn tài nguyên là hướng tiếp cận giảm thiểu BĐKH. Đối với tài nguyên vĩnh viễn, cần triệt để khai thác. Đối với tài nguyên có thể phục hồi, khai thác trong giới hạn sự phục hồi. Đối với tài nguyên không thể phục hồi, phải khai thác tiết kiệm. Luật BVMT năm 2014 quy định hoạt động BVMT trong điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. Theo đó, “các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học phải được điều tra, đánh giá thực trạng, khả năng tái sinh, giá trị kinh tế để làm căn cứ lập quy hoạch sử dụng hợp lý; xác định giới hạn cho phép khai thác, mức thuế tài nguyên, phí BVMT, ký quỹ phục hồi môi trường, bồi hoàn đa dạng sinh học, bồi thường thiệt hại về môi trường, các biện pháp khác để bảo vệ tài nguyên và môi trường”16. Luật BVMT năm 2014 cũng quy định về BVMT trong điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; BVMT trong hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản17. Các quy định cụ thể được đề cập trong các văn bản pháp luật về tài nguyên thiên nhiên18 liên qua đến các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Về nguyên tắc, khi khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các chủ thể phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Tuy nhiên, dù có hay không có giấy phép thì khi khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên, các chủ thể vẫn phải đáp ứng các yêu cầu về BVMT. Trên thực tế, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người dân trong hoạt động khai thác tài nguyên còn nhiều hạn chế. Đảm bảo quyền tiếp cận quyền sử dụng rừng cho các chủ thể còn chưa bình đẳng; giữa ban quản lý rừng, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân, gọi chung là chủ rừng19. Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép diễn ra phổ biến. Do đó, theo chúng tôi, cần tiếp cận tài nguyên thiên nhiên ở cả góc độ kinh tế (mang lại giá trị vật chất), góc độ môi trường cùng với các giá trị về mặt xã hội, an ninh quốc phòng Nhà nước có quy hoạch, kế hoạch phù hợp để sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; đồng thời công khai các số liệu, thông tin liên quan đến quy hoạch, điều tra số lượng, trữ lượng các nguồn tài nguyên để người khai thác, sử dụng tài nguyên tiếp cận, vừa đầu tư khai thác sinh lời, vừa gắn liền với việc BVMT, tạo ra sự phát triển bền vững n 38 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 04(308) T2/2016 CHÑNH SAÁCH 16 Khoản 1 Điều 35 Luật BVMT năm 2014. 17 Điều 38 Luật BVMT năm 2014. 18 Như Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Tài nguyên nước, Luật Thủy sản, Luật Khoáng sản, Luật Đa dạng sinh học 19 Khoản 6 Điều 3 Luật BVMT năm 2004 ghi: “Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_dam_quyen_con_nguoi_trong_chinh_sach_phap_luat_ve_bien_d.pdf
Tài liệu liên quan