Thứ nhất, sửa đổi khoản 2 Điều 3 Luật
TTHC năm 2015 theo hướng: Quyết định
hành chính bị khởi kiện hành chính là quyết
định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi
ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Thứ hai, giải thích rõ hơn thế nào là
quyết định hành chính, hành vi hành chính
của cơ quan, tổ chức được giao thực hiện
nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước tại
khoản 1, 3 Điều 3 Luật TTHC năm 2015.
Thứ ba, bổ sung điều khoản giải thích
về quyết định giải quyết khiếu nại về quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh tại Điều 3 để
đảm bảo tính minh bạch của pháp luật
TTHC.
Thứ tư, cần chuyển khoản 2 Điều 31
sang Điều 32 Luật TTHC năm 2015 để đảm
bảo nguyên tắc công bằng trong xét xử vụ
án hành chính.
Thứ năm, sửa đổi điểm b khoản 1
Điều 30 Luật TTHC năm 2015 theo hướng
xác định quyết định xử phạt hành chính do
Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa cũng là đối
tượng khởi kiện vụ án hành chính và là đối
tượng mà Tòa án có thẩm quyền thụ lý để
giải quyết vụ án hành chính khi quyết định
đó bị cá nhân khởi kiện vụ án hành chính
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo đảm quyền con người trong luật tố tụng hành chính năm 2015 - Một số nhận xét và kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
40
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 09(337) T5/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
1. Bảo vệ quyền con người - nguyên tắc
xuyên suốt các nội dung của luật Tố tụng
hành chính năm 2015
Đoạn 2 Điều 1 Luật TTHC năm 2015
xác định nguyên tắc bảo vệ quyền con
người, quyền công dân: “Luật TTHC góp
phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế độ
XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước”. Quy
định này cho thấy, bảo vệ quyền con người
đã trở thành một trong những nguyên tắc
của Luật TTHC năm 2015. Nguyên tắc này
1 Bài viết là kết quả của Đề tài khoa học cấp Trường: “Pháp luật TTHC với việc bảo đảm quyền con người theo Hiến
pháp năm 2013”; Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2016.
BAÃO ÀAÃM QUYÏÌN CON NGÛÚÂI TRONG LUÊÅT TÖË TUÅNG
HAÂNH CHÑNH NÙM 2015 - MÖÅT SÖË NHÊÅN XEÁT VAÂ KIÏËN NGHÕ 1
Nguyễn Thị Thủy*
*TS. Đại học Luật Hà Nội.
Thông tin bài viết:
Từ khoá:
Bảo vệ quyền con người;
Luật Tố tụng hành chính năm
2013.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 10/04/2017
Biên tập: 20/04/2017
Duyệt bài: 26/04/2017
Article Infomation:
Keywords:
Human Rights Protection,
Administrative Procedure
Code of 2015.
Article History:
Received: 10 Apr. 2017
Edited: 20 Apr. 2017
Approved: 26 Apr. 2017
Tóm tắt:
Luật Tố tụng hành chính (TTHC) năm 2015 kế thừa nhiều nội dung của Luật
TTHC năm 2010, đồng thời bổ sung những nội dung mới. Tuy nhiên, một số
quy định của Luật TTHC chưa thực sự hợp lý. Bài viết này đề cập đến một
số nội dung của Luật TTHC năm 2015, đánh giá các quy định đó, đồng thời
đề xuất hướng hoàn thiện.
Abstract:
Administrative Procedure Code of 2015 inherits several contents of the
Administrative Procedure Code of 2010 and new provisions were also
supplemented. However, a number of provisions in this Administrative
Procedure Code do not seem to be appeared reasonable. This article provides
the reviews of a number of the provisions of the Administrative Procedure
Code of 2015 and also recommended improvements.
41
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 09(337) T5/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
xuyên suốt các nội dung của Luật và định
hướng cho hoạt động xét xử các vụ án hành
chính của Tòa án nhân dân (TAND).
Mặc dầu theo quy định của pháp luật
hiện hành, cá nhân, tổ chưa chưa được
quyền khởi kiện các văn bản hành chính, các
văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).
Tuy nhiên, để góp phần bảo đảm quyền con
người, quyền công dân, Luật TTHC năm
2015 đã bổ sung quy định “Trong quá trình
xem xét vụ án hành chính, Tòa án có quyền
xem xét về tính hợp pháp của văn bản hành
chính, hành vi hành chính có liên quan đến
quyết định hành chính, hành vi hành chính
bị kiện...; Tòa án có quyền kiến nghị với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa
đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ VBQPPL nếu phát
hiện văn bản đó có dấu hiệu trái với Hiến
pháp, Luật, VBQPPL của cơ quan nhà nước
cấp trên...”2. Việc bổ sung nguyên tắc xử lý,
xem xét những văn bản văn bản hành chính,
các VBQPPL có dấu hiệu trái với Hiến
pháp, Luật, VBQPPL của cơ quan nhà nước
cấp trên sẽ góp phần khắc phục thực trạng
khi xét xử vụ án hành chính, tòa án phải
tuyên án bác yêu cầu khởi kiện mà không
được quyền kiến nghị gì đối với những
VBQPPL bất hợp pháp.
Bên cạnh đó, Luật TTHC năm 2015 bổ
sung quy định về nguyên tắc tranh tụng trong
xét xử hành chính (Điều 18); nguyên tắc
nghiêm cấm việc hạn chế quyền bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong
TTHC (Điều 19). Những nguyên tắc mới bổ
sung này chính là những bảo đảm quan trọng
nhất cho đương sự khả năng bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình trong TTHC.
Tuy nhiên, để bảo đảm tốt nhất quyền
con người, quyền công dân, Luật TTHC
năm 2015 cần được hoàn thiện hơn nữa.
Qua việc áp dụng Luật TTHC năm 2015 vào
thực tiễn TTHC và qua quá trình nghiên
cứu, trao đổi, chúng tôi xin nêu một số nội
dung cần lưu ý trong các quy định của Luật
TTHC năm 2015 trong việc bảo đảm quyền
con người, quyền công dân.
2. Nhận xét về một số quy định bảo đảm
quyền con người, quyền công dân trong
luật Tố tụng hành chính năm 2015
Điều kiện khởi kiện vụ án hành
chính
Luật TTHC năm 2015 đã bổ sung
nhiều quy định mới theo hướng tạo điều
kiện dễ dàng cho công dân khởi kiện vụ án
hành chính. Nhưng khi đối chiếu với thực
tiễn thực thi pháp luật TTHC về điều kiện
khởi kiện vụ án hành chính, thì pháp luật
TTHC về vấn đề này vẫn còn bất cập.
Thứ nhất, khoản 2 Điều 3 quy định:
“Quyết định hành chính bị kiện là quyết
định quy định tại khoản 1 Điều này mà
quyết định đó làm phát sinh, thay đổi, hạn
chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Đây là quy định
mới, tuy nhiên, việc quy định quá chi tiết lại
khiến thực tiễn xác định đối tượng khởi kiện
gặp nhiều rắc rối. Xin dẫn chiếu một vụ việc
cụ thể như sau:
Năm 2008, Ủy ban nhân dân (UBND)
thị xã Tam Điệp ban hành quyết định số
495/QĐ-UB ngày 16/6/2008 về việc giao
đất làm nhà ở cho công nhân viên chức của
Công ty Xi măng. Thực hiện quyết định này,
Công ty Xi măng đã thành lập Hội đồng xét
duyệt đối tượng được mua đất xây nhà. Bà
Lê Thị Vân được xét duyệt mua một lô đất
trong tổng số 196 lô đất đó. Bà Vân đã nộp
cho công ty 50 triệu đồng có giấy biên nhận;
tuy nhiên bà chưa được nhận đất.
Ngày 25/11/2011, UBND thị xã Tam
Điệp lại ban hành Quyết định số 116/QĐ-UB
về việc thu hồi 196 lô đất mà trước đó đã
2 Điều 6 Luật TTHC năm 2015.
42
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 09(337) T5/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
giao cho Công ty Xi măng để xây dựng nhà
ở cho công nhân viên chức. Đồng thời,
UBND thị xã Tam Điệp chỉ trả lại tiền gốc
và lệ phí trước bạ mà không tính trượt giá
hay lãi suất số tiền đã nộp cho công nhân
viên chức của Công ty Xi măng. Bởi vậy,
Công ty Xi măng cũng chỉ trả lại bà Vân 50
triệu đồng và thông báo cho bà Vân biết về
các quyết định của UBND thị xã Tam Điệp.
Bà Vân cho rằng, Quyết định 116/QĐ-UB
của UBND Tam Điệp đã xâm hại đến quyền
lợi hợp pháp của bà nên đã khởi kiện quyết
định ra TAND3.
Bàn luận về vụ việc này, có hai luồng
quan điểm:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng, bà
Vân không có quyền khởi kiện Quyết định
số 116/QĐ-UB của UBND thị xã Tam Điệp,
vì quyết định này không liên quan đến
quyền lợi của bà, không làm phát sinh,
không làm chấm dứt quyền và lợi ích hợp
pháp của bà.
- Quan điểm thứ hai cho rằng, Quyết
định 116/QĐ-UB đã làm chấm dứt quyền và
lợi ích hợp pháp của bà Vân với lô đất mà
Công ty Xi măng đã xét duyệt cho bà Vân
được mua. Bởi vậy, bà Vân có thể khởi kiện
quyết định này.
Chúng tôi cho rằng, trong trường hợp
này, chỉ Công ty Xi măng mới có quyền và
lợi ích bị chấm dứt bởi Quyết định số
116/QĐ-UB. Bởi lẽ, Công ty Xi măng là đối
tượng bị áp dụng của Quyết định số
116/QĐ-UB. Vì vậy, bà Vân không thể khởi
kiện vụ án hành chính đối với Quyết định
116/QĐ-UB. Quyền và lợi ích hợp pháp của
bà Vân chưa hề phát sinh từ Quyết định
116/QĐ-UB nên bà Vân chỉ có thể khởi kiện
vụ án dân sự để yêu cầu Công ty Xi măng
trả 50 triệu đồng (có tính trượt giá) cho bà.
Như vậy, nếu vụ kiện này xảy ra khi
Luật TTHC năm 2015 đã có hiệu lực, và vận
dụng khoản 2 Điều 3 Luật TTHC năm 2015
vào trường hợp này, thì sẽ rất khó xác định
Quyết định 116/QĐ-UB có làm chấm dứt
quyền và lợi ích hợp pháp của bà Vân hay
không, bởi suy cho cùng, ở một mức độ nào
đó, Quyết định này đã có ảnh hưởng gián
tiếp đến quyền lợi của bà Vân.
Vì thế, để có sự thống nhất, chúng tôi
cho rằng, khoản 2 Điều 3 nên được nghiên
cứu để sửa đổi theo hướng: Quyết định hành
chính bị kiện là quyết định hành chính quy
định tại khoản 1 có ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ
chức khởi kiện. Cách quy định này sẽ giúp
Tòa án xác định chính xác đối tượng khởi
kiện vụ án hành chính để thụ lý đúng vụ án
hành chính nhằm bảo vệ quyền con người,
quyền công dân trong giải quyết vụ án hành
chính.
Thứ hai, về hành vi hành chính quy
định tại khoản 3 Điều 3 “Hành vi hành chính
là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước
hoặc của người có thẩm quyền trong cơ
quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ
chức được giao thực hiện quản lý hành
chính nhà nước thực hiện hoặc không thực
hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của
pháp luật”.
Nội dung của quy định này chưa xác
định rõ thế nào là hành vi của cơ quan, tổ
chức được giao nhiệm vụ quản lý hành
chính nhà nước. Điều này sẽ gây khó khăn
nhất định cho việc xác định hành vi hành
chính bị kiện trong trường hợp hành vi đó là
hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức
được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý hành
chính nhà nước. Điều này sẽ ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng thụ lý vụ án hành
chính, ít nhiều xâm hại đến quyền con
người, quyền công dân.
3 Hồ sơ tình huống dành cho các lớp đào tạo nghề luật sư, số 03, năm 2016.
43
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 09(337) T5/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
Có thể nhận thấy vấn đề này thông
qua một tình huống sau:
Ông Nguyễn Văn Tr. đã kiện Đoàn
luật sư thành phố H. vì đã không đưa tên ông
vào danh sách tập sự hành nghề luật sư khóa
22, mặc dù ông đủ điều kiện để được đưa
vào danh sách tập sự4.
Bàn luận về đối tượng khởi kiện trong
tình huống này cũng có hai luồng quan điểm
sau:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng, hành
vi không đưa tên ông Tr. vào danh sách hành
nghề luật sư không phải là hành vi hành
chính nên ông Tr. không thể khởi kiện hành
vi này.
- Quan điểm thứ hai cho rằng, hành vi
không đưa tên ông Tr. vào danh sách tập sự
hành nghề luật sư của Đoàn luật sư thành
phố H. là hành vi hành chính nên ông Tr. có
thể khởi kiện hành vi này bằng một vụ án
hành chính.
So sánh với cách định nghĩa về hành vi
hành chính tại khoản 2 Điều 3 Luật TTHC
năm 2015, chúng ta sẽ khó xác định hành vi
trên của Đoàn luật sư thành phố H. có phải là
hành vi hành chính hay không. Những người
theo quan điểm không xác định hành vi của
Đoàn luật sư thành phố H. là hành vi hành
chính vì họ cho rằng, Đoàn luật sư là tổ chức
xã hội nghề nghiệp, không phải là cơ quan
nhà nước nên họ không thực hiện nhiệm vụ
quản lý hành chính nhà nước. Bởi vậy, hành
vi của họ không phải là hành vi hành chính,
nên ông Tr. không thể khởi kiện hành chính.
Tuy nhiên, những người xác định hành vi trên
của Đoàn luật sư thành phố H. là hành vi
hành chính lại luận giải rằng: hành vi không
ghi tên ông Tr. vào danh sách tập sự hành
nghề luật sư là hoạt động quản lý hành chính
nhà nước mà Đoàn luật sư thành phố H. được
Bộ Tư pháp giao thực hiện.
Điều mà chúng ta nhận thấy ở tình
huống này là cách nhận thức về hành vi
hành chính. Quan niệm thế nào là hành vi
hành chính sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện
khởi kiện vụ án hành chính của cá nhân, tổ
chức. Không xác định được thế nào là hành
vi hành chính sẽ xâm hại đến quyền và lợi
ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi muốn
khởi kiện hành vi hành chính. Chúng tôi cho
rằng, cần phải giải thích rõ thế nào là hành
vi hành chính của cá nhân, tổ chức được
giao thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính
nhà nước, nhằm đảm bảo việc khởi kiện
đúng và thụ lý đúng vụ án hành chính, góp
phần bảo vệ quyền công dân trong giải quyết
vụ án hành chính.
Đối chiếu với thực tiễn giải quyết vụ
án hành chính, chúng tôi cũng nhận thấy
những bất hợp lý tại điểm b khoản 1 Điều
30 Luật TTHC năm 2015: khiếu kiện các
quyết định hành chính, hành vi hành chính
trừ “quyết định, hành vi của Tòa án trong
việc áp dụng các biện pháp xử lý hành
chính, xử lý các hành vi cản trở hoạt động
tố tụng”.
Điểm bất hợp lý ở đây là tất cả các
quyết định xử phạt hành chính đều là đối
tượng khởi kiện vụ án hành chính, nhưng
quyết định xử phạt hành chính do Thẩm
phán -Chủ tọa phiên tòa ban hành lại không
được khởi kiện hành chính, bởi quyết định
xử phạt của Thẩm phán là quyết định xử lý
hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Chúng tôi
cho rằng, quy định này không đảm bảo
nguyên tắc công bằng giữa các cá nhân, tổ
chức. Bởi cùng là quyết định xử phạt thì tính
chất pháp lý như nhau, vì thế nếu quyết định
xử phạt xâm hại đến quyền và lợi ích hợp
pháp của cá nhân, tổ chức thì đều là đối
tượng khởi kiện hành chính. Quyết định xử
phạt của Thẩm phán không thể loại trừ ra
4 Hồ sơ tình huống dành cho các lớp đào tạo luật sư số 05, năm 2014.
44
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 09(337) T5/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
khỏi đối tượng khởi kiện hành chính. Việc
điểm b khoản 1 Điều 30 loại trừ quyết định
xử phạt hành chính của Thẩm phán ra khỏi
đối tượng khởi kiện vụ án hành chính là tạo
vành đai an toàn cho một loại quyết định xử
phạt hành chính, cản trở việc khởi kiện của
người dân, xâm hại trực tiếp đến quyền con
người, quyền công dân về khiếu kiện hành
chính. Chúng tôi cho rằng, cần phải xác định
mọi quyết định xử phạt hành chính đều là
đối tượng khởi kiện vụ án hành chính, nhằm
đảm bảo nguyên tắc công bằng trong giải
quyết vụ án hành chính.
Thời hiệu khởi kiện vụ án hành
chính
Cách thức tính thời hiệu khởi kiện vụ
án hành chính là điểm mới căn bản của Luật
TTHC năm 2015.
Điều 116 Luật TTHC năm 2015 xác
định rõ thời hiệu khởi kiện nói chung là một
năm được tính tùy theo trường hợp cá nhân,
tổ chức khởi kiện theo phương thức nào.
Theo đó, nếu cá nhân, tổ chức khởi kiện mà
không khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được
tính từ ngày cá nhân, tổ chức nhận hoặc biết
đến quyết định hành chính, hành vi hành
chính bị kiện; trong trường hợp cá nhân, tổ
chức khiếu nại rồi mới khởi kiện thì thời hiệu
được tính từ ngày cá nhân, tổ chức nhận
được quyết định giải quyết khiếu nại hoặc
tính từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.
Quy định này thực sự dỡ bỏ rào cản
khởi kiện đối với công dân; và cũng phản
ánh xu hướng bảo vệ quyền con người triệt
để khi thực sự tôn trọng và công bằng trong
cách tính thời hiệu khởi kiện ở mỗi vụ án
hành chính.
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa
án nhân dân
Luật TTHC năm 2015 bổ sung quy
định: Những vụ án hành chính có đối tượng
khởi kiện là quyết định hành chính, hành vi
hành chính của UBND và Chủ tịch UBND
cấp huyện, thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm
của Tòa hành chính TAND cấp tỉnh. Quy
định này sẽ bảo đảm tính khách quan, công
bằng cho các chủ thể tham gia tố tụng, do
vậy, sẽ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân. Tuy nhiên, khi quy định Tòa
án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm những khiếu kiện nào, thì khoản 2
Điều 31 Luật TTHC năm 2015 quy định:
“Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi
việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi
địa giới hành chính với Tòa án đối với công
chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ
quan, tổ chức đó”5. Chúng tôi cho rằng, quy
định này không hợp lý, bởi lẽ quyết định kỷ
luật buộc thôi việc chỉ là một loại của quyết
định hành chính. Theo quy định của Điều
32, các quyết định hành chính của UBND
huyện và Chủ tịch UBND huyện đều là đối
tượng xét xử của TAND cấp tỉnh, thì không
có lý do gì mà riêng quyết định kỷ luật buộc
thôi việc công chức của Chủ tịch UBND
huyện lại là đối tượng xét xử sơ thẩm của
TAND cấp huyện.
Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong
tố tụng hành chính
Khoản 3 Điều 72 Luật TTHC năm
2015 đã bổ sung nội dung quan trọng về
trách nhiệm trong việc yêu cầu, áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời. Đây là quy
định thể hiện việc bảo đảm quyền con người
trong pháp luật TTHC hết sức hiệu quả và
triệt để. Theo khoản 2 Điều 66 Luật TTHC
năm 2010, vấn đề trách nhiệm chỉ đặt ra khi
Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
không đúng với yêu cầu của đương sự: “Tòa
án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
không đúng với yêu cầu của đương sự mà
5 Khoản 2 Điều 31 Luật TTHC năm 2015.
45
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 09(337) T5/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời hoặc gây thiệt hại cho
người thứ ba thì Tòa án phải bồi thường”6.
Luật TTHC năm 2015 vẫn quy định
tương tự như Luật TTHC năm 2010, nhưng
trách nhiệm bồi thường của Tòa án đặt ra
với vấn đề này còn được quy định triệt để
hơn: “Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời không đúng thời hạn theo quy định
của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính
đáng, gây thiệt hại cho người có yêu cầu áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án
phải bồi thường”. Nguyên tắc bảo đảm
quyền con người đã được triển khai hết sức
công bằng và bình đẳng trong việc áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trách nhiệm
bồi thường của Tòa án về việc áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời không những đặt ra
đối với người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời mà còn cả người có yêu cầu áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Điều này
xuất hiện lần đầu tiên trong TTHC. Việc quy
định này càng chứng tỏ nguyên tắc bảo đảm
quyền con người xuyên suốt các nội dung
của Luật TTHC năm 2015.
3. Một số kiến nghị
Từ những nhận xét trên, chúng tôi
cho rằng, để cụ thể hóa triệt để nguyên tắc
bảo đảm quyền con người theo Hiến pháp
năm 2013, pháp luật TTHC cần tiếp tục
được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo
hướng bảo đảm và bảo vệ triệt để quyền con
người trong giải quyết vụ án hành chính.
Theo đó, Luật TTHC năm 2015 cần được
sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện như sau:
Thứ nhất, sửa đổi khoản 2 Điều 3 Luật
TTHC năm 2015 theo hướng: Quyết định
hành chính bị khởi kiện hành chính là quyết
định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi
ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Thứ hai, giải thích rõ hơn thế nào là
quyết định hành chính, hành vi hành chính
của cơ quan, tổ chức được giao thực hiện
nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước tại
khoản 1, 3 Điều 3 Luật TTHC năm 2015.
Thứ ba, bổ sung điều khoản giải thích
về quyết định giải quyết khiếu nại về quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh tại Điều 3 để
đảm bảo tính minh bạch của pháp luật
TTHC.
Thứ tư, cần chuyển khoản 2 Điều 31
sang Điều 32 Luật TTHC năm 2015 để đảm
bảo nguyên tắc công bằng trong xét xử vụ
án hành chính.
Thứ năm, sửa đổi điểm b khoản 1
Điều 30 Luật TTHC năm 2015 theo hướng
xác định quyết định xử phạt hành chính do
Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa cũng là đối
tượng khởi kiện vụ án hành chính và là đối
tượng mà Tòa án có thẩm quyền thụ lý để
giải quyết vụ án hành chính khi quyết định
đó bị cá nhân khởi kiện vụ án hành chínhn
6 Khoản 2 Điều 66 Luật TTHC năm 2010.
TàI lIệu THAM KHảo
1. Quyền con người trong Hiến pháp năm 2013, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014;
2. Quyền tư pháp - Cơ chế thực hiện và kiểm soát, Hội thảo khoa học cấp Bộ, Hà Nội, 2012;
3. Đặng Công Cường, Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, Luận án, 2013;
4. Nguyễn Đăng Dung, Hạn chế sự tùy tiện của các cơ quan nhà nước, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_dam_quyen_con_nguoi_trong_luat_to_tung_hanh_chinh_nam_20.pdf