Một là, xác định rõ văn bản có hiệu
lực áp dụng khi các chủ thể có thẩm quyền
áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản
trên thực tế bởi nếu bỏ qua vấn đề này sẽ dẫn
đến tình trạng áp dụng sai văn bản pháp luật,
dẫn đến hệ quả là việc cưỡng chế kê biên tài
sản không đảm bảo tính hợp pháp, điều này
hoàn toàn không phù hợp với mô hình nhà
nước pháp quyền mà Nhà nước ta đang nỗ
lực xây dựng. Do đó, sau khi bổ sung quy
định trên, các quy định về biện pháp cưỡng
chế kê biên tài sản nói chung sẽ được áp
dụng theo Nghị định số 166/2013/NĐ-CP
còn đối với lĩnh vực hải quan và thuế sẽ áp
dụng theo Nghị định số 127/2013/NĐ-CP và
Nghị định số 129/2013/NĐ-CP.
Hai là, sự bổ sung này hướng đến thực
hiện nguyên tắc tại Điều 8 Hiến pháp năm
2013: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động
theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội
bằng Hiến pháp và pháp luật”. Nguyên tắc
này đòi hỏi tiền đề là phải có một hệ thống
pháp luật hoàn chỉnh16. Sự hoàn chỉnh trong
hệ thống pháp luật đòi hỏi các văn bản pháp
luật phải thống nhất với nhau, không mâu
thuẫn, chồng chéo. Do vậy, các Nghị định
hướng dẫn thi hành biện pháp cưỡng chế kê
biên tài sản cũng cần phải quy định một cách
thống nhất, có như vậy thì việc áp dụng biện
pháp cưỡng chế kê biên tài sản mới được
thực hiện một cách hiệu quả, thống nhất và
đúng pháp luật
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo đảm sự thống nhất trong các quy định về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Nhật Khanh*
* ThS. GV. Khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Tóm tắt:
Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá
là một trong các biện pháp cưỡng chế để bảo đảm thi hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính. Bài viết chỉ ra những điểm chưa
thống nhất giữa các quy định trong các nghị định của Chính phủ về
biện pháp cưỡng chế này và đề xuất kiến nghị hoàn thiện.
Summary:
Distraint of the property at value equivalent to the imposed fine for
auction is one of the coercive measures to ensure the enforcement
of the decision of handling the administrative breach. This article
points out the inconsistent regulations on the decrees of the
Government on this coercive measure and proposals for further
improvements.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: kê biên tài sản, vi phạm hành
chính, Nghị định số 166/2013/NĐ-CP,
Nghị định số 127/2012/NĐ-CP, Nghị
định số 129/2013/NĐ-CP.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 20/07/2017
Biên tập : 16/10/2017
Duyệt bài : 09/10/2017
Article Infomation:
Keywords: distraint of property,
administrative breach, Decree No.
166/2013/NĐ-CP, Decree No.
127/2012/NĐ-CP, Decree No.
129/2013/NĐ-CP.
Article History:
Received : 20 Jul. 2017
Edited : 16 Oct. 2017
Approved : 09 Oct. 2017
BẢO ĐẢM SỰ THỐNG NHẤT TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP
CƯỠNG CHẾ KÊ BIÊN TÀI SẢN CÓ GIÁ TRỊ TƯƠNG ỨNG VỚI SỐ TIỀN PHẠT ĐỂ BÁN ĐẤU GIÁ
1. Kê biên tài sản có giá trị tương
ứng với số tiền phạt để bán đấu giá - một
biện pháp cưỡng chế nhằm bảo đảm thi
hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính
Vi phạm hành chính (VPHC) không
chỉ ảnh hưởng đến trật tự quản lý nhà nước
mà còn gây ra những hậu quả nhất định đến
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của cá nhân, tổ chức. Do đó, việc áp
dụng các hình thức xử phạt để răn đe cá
nhân, tổ chức có hành vi VPHC là việc làm
rất cần thiết. Vấn đề này đã được cụ thể hóa
thành một trong những nguyên tắc của việc
xử phạt VPHC trong Luật Xử lý vi phạm
hành chính năm 2012 (Luật XLVPHC 2012)
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
41Số 8(360) T4/2018
như sau: “mọi VPHC phải được phát hiện,
ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm
minh, mọi hậu quả do VPHC gây ra phải
được khắc phục theo đúng quy định của
pháp luật”1.
Xử phạt VPHC được xem là giải pháp
hàng đầu, trọng điểm hiện nay trong công
tác đấu tranh, phòng chống VPHC. Hình
thức của việc xử phạt XPHC thể hiện bằng
quyết định xử phạt VPHC được ban hành
bởi các chủ thể có thẩm quyền. Pháp luật
hiện hành tuy không đưa ra định nghĩa cụ
thể về quyết định xử phạt VPHC nhưng ở
góc độ nghiên cứu, có thể đưa ra định nghĩa
về loại quyết định này như sau: Quyết định
xử phạt VPHC là loại quyết định do người
có thẩm quyền xử phạt VPHC ban hành theo
thủ tục, hình thức pháp luật quy định để áp
dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc
phục hậu quả đối với tổ chức, cá nhân thực
hiện hành vi VPHC theo quy định của pháp
luật về xử phạt VPHC2.
Mặc dù pháp luật về xử phạt VPHC đã
quy định khá rõ ràng về việc thi hành quyết
định xử phạt VPHC3, tuy nhiên, thực tiễn
cho thấy hiệu quả thi hành quyết định xử
phạt VPHC chưa cao, số lượng quyết định
xử phạt VPHC bị trì hoãn hoặc không thể thi
hành còn rất nhiều4. Do đó, cần phải có các
biện pháp để bảo đảm thi hành quyết định
xử phạt VPHC. Với tinh thần đó, khoản 2
Điều 86 Luật XLVPHC 2012 đã quy định
các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định
xử phạt trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị
xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết
định xử phạt, bao gồm các biện pháp sau:
a) Khấu trừ một phần lương hoặc một
phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của
1 Điểm a khoản 1 Điều 3 Luật XLVPHC 2012.
2 Bùi Thị Đào, Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật hiện hành, Tạp chí Luật học số 9/2016, tr.4.
3 Xem Mục 2 Chương III Luật XLVPHC năm 2012 từ Điều 69 đến Điều 85.
4 Đơn cử theo Báo cáo số 172/BC-BTP ngày 11/7/2016 của Bộ Tư pháp về công tác thi hành pháp luật về xử lý VPHC
06 tháng đầu năm 2016 cho thấy, trong tổng số 3.348.063 vụ VPHC thì đã xử phạt 3.249.223 vụ, số vụ chưa xử phạt là
60.743 vụ. Tổng số quyết định xử phạt VPHC đã ban hành là 2.949.945, trong đó số quyết định xử phạt đã thi hành là
2.734.335, số lượng quyết định chưa thi hành xong là 215.610.
5 Đại học Luật TP.HCM (2012), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 489.
cá nhân, tổ chức vi phạm;
b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng
với số tiền phạt để bán đấu giá;
c) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng
bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi
phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác
đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức
sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc
phục hậu quả.
Như vậy có thể thấy rằng, “Kê biên
tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt
để bán đấu giá” (sau đây gọi tắt là “kê biên
tài sản”) là một trong các biện pháp cưỡng
chế để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt
VPHC. Biện pháp này cùng với các biện
pháp cưỡng chế khác được pháp luật quy
định để bảo đảm sự thượng tôn pháp luật qua
việc bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
Biện pháp kê biên tài sản có những
đặc điểm sau:
Một là, kê biên tài sản là một biện
pháp cưỡng chế hành chính
Cưỡng chế hành chính là tổng thể các
biện pháp do luật hành chính quy định, được
cơ quan, người được trao quyền (chủ yếu là
cơ quan hành chính, người được trao quyền
của cơ quan hành chính) áp dụng theo thủ
tục hành chính, có nội dung hạn chế quyền
tự do và quyền tài sản của cá nhân, tổ chức,
buộc các chủ thể đó phải thực hiện các nghĩa
vụ pháp lý nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn
chặn hoặc xử lý những hành vi vi phạm pháp
luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội5. Kê biên
tài sản là một trong những biện pháp cưỡng
chế hành chính được quy định tại Điều 86
Luật XLVPHC 2012 được các chủ thể có
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
42 Số 8(360) T4/2018
thẩm quyền áp dụng để cưỡng chế đối với tài
sản của cá nhân, tổ chức VPHC để buộc họ
phải chấp hành quyết định xử phạt VPHC.
Hai là, đối tượng bị kê biên là tài sản
thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức VPHC
Khi cá nhân, tổ chức VPHC không
chấp hành một cách nghiêm túc quyết định
xử phạt VPHC mà cụ thể là hình thức xử
phạt tiền, chủ thể có thẩm quyền sẽ tiến hành
kê biên tài sản của họ để bán đấu giá, sau đó
sử dụng số tiền từ việc bán đấu giá để chấp
hành quyết định xử phạt VPHC. Tuy nhiên,
cần lưu ý đối tượng bị kê biên phải là tài sản
thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức VPHC
chứ không thể kê biên tài sản của cá nhân,
tổ chức khác để bảo đảm thi hành quyết
định xử phạt VPHC đối với cá nhân, tổ chức
VPHC. Tài sản này có thể là tài sản riêng
của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế hoặc là tài
sản chung với cá nhân, tổ chức khác.
Ba là, kê biên tài sản là một hoạt động
áp dụng pháp luật được thực hiện bởi các
chủ thể có thẩm quyền
Kê biên tài sản là một hoạt động
thực thi quyền lực nhà nước, khi áp dụng
các biện pháp này, chủ thể có thẩm quyền
nhân danh quyền lực của Nhà nước để ban
hành các quyết định đơn phương buộc chủ
thể vi phạm phải chấp hành. Với bản chất là
hoạt động thực thi quyền lực của Nhà nước
nên việc áp dụng biện pháp cưỡng chế này
phải do các chủ thể có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật thực hiện. Theo đó, thẩm
quyền áp dụng biện pháp kê biên tài sản
được quy định tại Điều 87 Luật XLVPHC
2012. Khoản 2 Điều 87 cũng quy định rõ
người có thẩm quyền cưỡng chế kê biên tài
sản có thể giao quyền cho cấp phó nhưng
việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp
trưởng vắng mặt và phải được thể hiện bằng
văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội
dung, thời hạn được giao quyền. Cấp phó
6 Đỗ Văn Cương (2007), “Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật,
số 7 (184), tr. 11.
được giao quyền phải chịu trách nhiệm về
quyết định của mình trước cấp trưởng và
trước pháp luật. Người được giao quyền
không được giao quyền, ủy quyền tiếp cho
bất kỳ cá nhân nào khác.
Bốn là, biện pháp cưỡng chế kê biên
tài sản được áp dụng để đảm bảo thi hành
quyết định xử phạt VPHC
Quyết định xử phạt VPHC được thi
hành một cách bình thường khi các chủ thể
tham gia quan hệ pháp luật hành chính tuân
thủ đầy đủ các quy định của Luật XLVPHC
và các quy định của pháp luật có liên quan.
Thực tiễn từ trước tới nay cho thấy, nhiều
trường hợp quyết định xử phạt của người
có thẩm quyền xử phạt VPHC đã có hiệu
lực pháp luật nhưng không được thi hành
hoặc nếu có được thi hành thì việc thi hành
đó cũng không triệt để, thậm chí để bảo
đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt,
nhiều trường hợp đã bị/hoặc phải tạm giữ
tang vật, phương tiện có giá trị tương đối
lớn nhưng cá nhân, tổ chức bị xử phạt có
địa chỉ rõ ràng được cơ quan có thẩm quyền
thông báo nhiều lần đề nghị thi hành quyết
định xử phạt song họ cũng không thi hành
quyết định xử phạt. Tình hình đó dẫn đến
làm giảm hiệu quả, hiệu lực của việc xử phạt
VPHC của Nhà nước, tạo tâm lý coi thường
pháp luật6. Do đó, biện pháp kê biên tài sản
được áp dụng như là một giải pháp để đảm
bảo thi hành một cách hiệu quả các quyết
định xử phạt VPHC trên thực tế.
Năm là, biện pháp cưỡng chế kê biên
tài sản được áp dụng theo thủ tục hành chính
Biện pháp kê biên tài sản được áp
dụng theo thủ tục hành chính bởi các lý do
sau: (i) Các quy định về biện pháp kê biên
tài sản được quy định một cách rõ ràng,
chặt chẽ trong các quy phạm pháp luật hành
chính như Luật XLVPHC, Nghị định hướng
dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định xử
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
43Số 8(360) T4/2018
phạt VPHC; (ii) Chủ thể áp dụng nhân danh
quyền lực nhà nước để thực hiện chức năng
chấp hành - điều hành nhà nước, đảm bảo
cho hoạt động quản lý nhà nước diễn ra hiệu
quả. Đây là đặc điểm rất quan trọng để phân
biệt biện pháp kê biên tài sản với các biện
pháp được áp dụng theo các thủ tục pháp lý
khác như thủ tục tố tụng, thủ tục trọng tài
Nhằm cụ thể hóa quy định về biện
pháp kê biên tài sản trong Luật XLVPHC
2012, Chính phủ đã ban hành các Nghị định
để hướng dẫn về biện pháp cưỡng chế này
bao gồm:
(i) Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày
12/11/2013 quy định về các biện pháp cưỡng
chế nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử
phạt VPHC, có hiệu lực từ ngày 28/12/2013
(Nghị định số 166/2013/NĐ-CP);
(ii) Nghị định số 127/2013/NĐ-CP
ngày 15/10/2013 quy định xử phạt VPHC và
cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
trong lĩnh vực hải quan, có hiệu lực từ ngày
15/12/2013 (Nghị định số 127/2013/NĐ-
CP)7;
(iii) Nghị định số 129/2013/NĐ-CP
ngày 16/10/2013 quy định về xử phạt VPHC
về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính thuế, có hiệu lực từ ngày 15/12/2013
(Nghị định số 129/2013/NĐ-CP).
2. Những điểm chưa thống nhất
giữa các Nghị định của Chính phủ về biện
pháp cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị
tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá
7 Nghị định này được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 45/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/5/2016.
8 Mục 3 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP.
9 Mục 5 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP và mục 5 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP.
10 Các quyết định hành chính về hải quan thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP được quy định tại
khoản 3 Điều 25 bao gồm: (i) Các quyết định hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan: Thông báo về số tiền thuế nợ và
tiền chậm nộp; quyết định ấn định thuế; thông báo số tiền thuế phải nộp lại do được hoàn cao hơn; các quyết định xử
phạt vi phạm hành chính về thuế trong lĩnh vực hải quan; (ii) Các quyết định hành chính khác trong lĩnh vực hải quan
gồm các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục
hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
11 Các quyết định hành chính về thuế thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 129/2013/NĐ-CP được quy định tại
khoản 1 Điều 17 bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành
chính thuế khác theo quy định của pháp luật và các thông báo ấn định thuế, thông báo tiền thuế nợ, thông báo tiền chậm
nộp tiền thuế.
Thứ nhất, về tên gọi của biện pháp
cưỡng chế
Mặc dù cùng quy định về biện pháp
kê biên tài sản để cưỡng chế thi hành quyết
định xử phạt VPHC của cá nhân, tổ chức vi
phạm nhưng tên gọi của biện pháp cưỡng
chế này trong các Nghị định nêu trên chưa
có sự thống nhất với nhau. Cụ thể, Nghị định
số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy
định biện pháp cưỡng chế này với tên gọi
“Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số
tiền phạt để bán đấu giá”8, trong khi đó Nghị
định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013
và Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày
16/10/2013 lại sử dụng tên gọi “Kê biên tài
sản, bán đấu giá tài sản kê biên”9. So sánh với
quy định về tên gọi của biện pháp cưỡng chế
quy định tại khoản 2 Điều 86 Luật XLVPHC
2012 có thể thấy, cách quy định tên gọi biện
pháp cưỡng chế của Nghị định số 127/2013/
NĐ-CP và Nghị định số 129/2013/NĐ-CP
chưa thống nhất với Luật XLVPHC 2012
và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP. Sự khác
biệt này có thể được lý giải rằng nội dung
của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP và Nghị
định số 129/2013/NĐ-CP không chỉ quy
định về cưỡng chế thi hành quyết định xử
phạt VPHC mà òn cưỡng chế thi hành các
quyết định hành chính khác trong lĩnh vực
hải quan10 và thuế11, do vậy, nếu sử dụng
tên gọi như Luật XLVPHC và Nghị định số
166/2013/NĐ-CP thì không bao quát được
phạm vi điều chỉnh của các Nghị định này
bởi tên gọi “Kê biên tài sản có giá trị tương
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
44 Số 8(360) T4/2018
ứng với số tiền phạt để bán đấu giá” chỉ có
thể áp dụng để cưỡng chế thi hành quyết định
xử phạt VPHC mà thôi. Tuy nhiên, chúng
tôi cho rằng, không thể viện dẫn lý do này
để cho phép Nghị định số 127/2013/NĐ-CP
và Nghị định số 129/2013/NĐ-CP tạo ra
ngoại lệ bởi Luật XLVPHC là văn bản có
giá trị pháp lý cao nhất quy định về các biện
pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
VPHC, do đó, Nghị định số 127/2013/NĐ-CP
và Nghị định số 129/2013/NĐ-CP cần quy
định lại tên gọi để bảo đảm sự thống nhất với
Luật XLVPHC và Nghị định số 166/2013/
NĐ-CP.
Thứ hai, về đối tượng bị áp dụng biện
pháp cưỡng chế kê biên tài sản
Đối tượng bị áp dụng biện pháp kê
biên tài sản được quy định tại Điều 18 Nghị
định số 166/2013/NĐ-CP, Điều 48 Nghị
định số 127/2013/NĐ-CP và Điều 37 Nghị
định số 129/2013/NĐ-CP. Đối chiếu các quy
định này có thể thấy, mặc dù cách thể hiện
khác nhau nhưng các Nghị định này cùng
quy định các đối tượng bị áp dụng biện pháp
kê biên tài sản bao gồm:
(i) Cá nhân không có tiền lương, thu
nhập cố định; không có tài khoản tiền gửi
tại các tổ chức tín dụng hoặc có tài khoản
nhưng số tiền gửi không đủ khấu trừ để
nộp phạt;
(ii) Tổ chức không có tài khoản hoặc
số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng
không đủ số tiền phạt để áp dụng biện pháp
khấu trừ tiền từ tài khoản.
Bên cạnh đó, Nghị định số
127/2013/NĐ-CP và Nghị định số 129/2013/
NĐ-CP còn quy định nếu cá nhân rơi vào
các trường hợp bị áp dụng biện pháp kê biên
tài sản ở trên nhưng đang trong thời gian
chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh
được thành lập theo quy định của pháp luật
thì không thuộc đối tượng bị áp dụng biện
pháp kê biên tài sản12, trong khi Nghị định
12 Khoản 3 Điều 48 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP và khoản 4 Điều 37 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP.
số 166/2013/NĐ-CP không hề quy định
ngoại lệ này. Do đó, khi tình huống này xảy
ra trên thực tế có thể làm phát sinh những
tranh cãi khi xác định đối tượng bị kê biên
tài sản do sự thiếu thống nhất của các quy
định nói trên.
Thứ ba, về các loại tài sản không được
kê biên
Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của chủ thể bị xử phạt VPHC, pháp
luật quy định khi thực hiện cưỡng chế thi
hành quyết định xử phạt VPHC bằng biện
pháp kê biên tài sản, cơ quan có thẩm quyền
không được kê biên một số loại tài sản nhất
định. Quy định này vừa thể hiện tính nhân
đạo của nhà nước đối với chủ thể bị xử phạt
vừa đảm bảo những quyền lợi tối thiểu của
cá nhân, gia đình người bị cưỡng chế. Tuy
nhiên, sự thiếu thống nhất trong các Nghị
định của Chính phủ đã làm cho quy định nêu
trên khó thực hiện trên thực tế, thậm chí trở
thành “kẽ hở” để chủ thể bị xử phạt lợi dụng
nhằm tránh né việc thực hiện nghĩa vụ chấp
hành các quyết định xử phạt VPHC.
Cụ thể, Điều 19 Nghị định số 166/2013/
NĐ-CP quy định chủ thể có thẩm quyền khi
áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản
không được kê biên các loại tài sản sau đây:
- Nhà ở duy nhất của cá nhân và gia
đình người bị cưỡng chế có diện tích tối
thiểu theo quy định của pháp luật về cư trú;
- Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực
phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho cá nhân
bị cưỡng chế và gia đình họ sử dụng; công
cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt thông thường
cần thiết cho cá nhân bị cưỡng chế và gia
đình họ sử dụng;
- Đồ dùng thờ cúng; di vật, huân
chương, huy chương, bằng khen;
- Tài sản phục vụ quốc phòng và an
ninh;
- Tài sản đang được cầm cố, thế chấp
hợp pháp.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
45Số 8(360) T4/2018
Trong khi đó, Nghị định số 127/2013/
NĐ-CP và Nghị định số 129/2013/NĐ-CP
lại quy định các loại tài sản không được kê
biên như sau13:
Đối với cá nhân bị cưỡng chế thi hành
quyết định hành chính thuế thì không kê
biên: Nhà ở duy nhất của cá nhân và gia đình
người bị cưỡng chế; thuốc chữa bệnh, lương
thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu
của cá nhân, gia đình cho người bị cưỡng
chế; công cụ lao động thông thường cần
thiết được dùng làm phương tiện sinh sống
chủ yếu hoặc duy nhất của cá nhân và gia
đình người bị cưỡng chế; quần áo, đồ dùng
sinh hoạt thiết yếu của cá nhân và gia đình
người bị cưỡng chế; đồ dùng thờ cúng; di
vật, huân chương, huy chương, bằng khen.
Đối với cơ sản xuất, kinh doanh thì
không kê biên: Thuốc chữa bệnh, phương
tiện, dụng cụ, tài sản thuộc cơ sở y tế, khám
chữa bệnh, trừ trường hợp đây là các tài sản
lưu thông để kinh doanh; lương thực, thực
phẩm, dụng cụ, tài sản phục vụ ăn giữa ca
cho người lao động; nhà trẻ, trường học và
các thiết bị, phương tiện, đồ dùng thuộc các
cơ sở này, nếu đây không phải là tài sản
lưu thông để kinh doanh của doanh nghiệp;
trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm
an toàn lao động, phòng chống cháy nổ,
phòng chống ô nhiễm môi trường; cơ sở
hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, an ninh,
quốc phòng; nguyên - vật liệu, thành phẩm,
bán thành phẩm là các hóa chất độc hại nguy
hiểm không được phép lưu hành; số nguyên
- vật liệu, bán thành phẩm đang nằm trong
dây chuyền sản xuất khép kín.
Đối với cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (gọi
chung là cơ quan, tổ chức) hoạt động bằng
nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp thì
không kê biên các tài sản được mua sắm từ
nguồn ngân sách nhà nước mà yêu cầu cơ
quan, tổ chức đó có văn bản đề nghị cơ quan
13 Điều 49 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP và Điều 38 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP.
có thẩm quyền hỗ trợ tài chính để thực hiện
quyết định cưỡng chế.
Trường hợp cơ quan, tổ chức có nguồn
thu từ các hoạt động có thu hợp pháp khác thì
kê biên các tài sản được đầu tư, mua sắm từ
nguồn thu đó để thực hiện quyết định cưỡng
chế, trừ các tài sản sau đây: Thuốc chữa
bệnh, phương tiện, dụng cụ, tài sản thuộc cơ
sở y tế, khám chữa bệnh, trừ trường hợp đây
là các tài sản lưu thông để kinh doanh; lương
thực, thực phẩm, dụng cụ, tài sản phục vụ
việc ăn giữa ca cho cán bộ, công chức; nhà
trẻ, trường học, các thiết bị, phương tiện, đồ
dùng thuộc các cơ sở này, nếu đây không
phải là tài sản lưu thông để kinh doanh của
cơ quan, tổ chức; trang thiết bị, phương tiện,
công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng
chống cháy nổ, phòng chống ô nhiễm môi
trường; trụ sở làm việc.
Như vậy, so với các tài sản không được
kê biên quy định tại Nghị định số 166/2013/
NĐ-CP thì số lượng các loại tài sản không
được kê biên trong Nghị định số 127/2013/
NĐ-CP và Nghị định số 129/2013/NĐ-CP có
phạm vi rộng hơn rất nhiều. Sự thiếu thống
nhất này có thể gây ra rất nhiều khó khăn,
lúng túng cho các chủ thể có thẩm quyền khi
xác định các tài sản để kê biên trong thực tế.
Thứ tư, nội dung của quyết định cưỡng
chế kê biên tài sản
Khoản 1 Điều 21 Nghị định số
166/2013/NĐ-CP quy định: “Quyết định
cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản bao
gồm những nội dung sau: số quyết định; ngày,
tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết
định; họ tên, chức vụ, đơn vị người ra quyết
định; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của cá nhân, tổ
chức bị kê biên tài sản; số tiền bị xử phạt; địa
điểm kê biên; chữ ký của người ra quyết định
và đóng dấu của cơ quan ra quyết định”.
Khoản 1 Điều 50 Nghị định số
127/2013/NĐ-CP quy định: “Quyết định
cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
46 Số 8(360) T4/2018
phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định;
căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ (cấp
bậc), đơn vị người ra quyết định; họ tên, nơi
cư trú, trụ sở của cá nhân, tổ chức bị kê biên
tài sản; số tiền bị xử phạt; tài sản bị kê biên;
địa điểm kê biên; chữ ký của người ra quyết
định, dấu của cơ quan ra quyết định”.
Khoản 1 Điều 39 Nghị định số
129/2013/NĐ-CP quy định: “Quyết định
cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản
phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định;
căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ (cấp
bậc), đơn vị công tác của người ra quyết
định; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của tổ chức,
cá nhân bị kê biên tài sản; số tiền bị xử phạt;
địa điểm kê biên; chữ ký của người ra quyết
định, dấu của cơ quan ra quyết định”.
So sánh 3 quy định về nội dung của
quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê
biên tài sản trong 3 Nghị định trên cho thấy:
Trong khi Nghị định số 166/2013/NĐ-CP
quy định nội dung quyết định kê biên tài
sản phải có “số quyết định” thì Nghị định số
127/2013/NĐ-CP và Nghị định số 129/2013/
NĐ-CP lại không quy định nội dung này;
Nghị định số 127/2013/NĐ-CP quy định
phải có nội dung “tài sản bị kê biên” trong
quyết định kê biên tài sản trong khi Nghị
định số 166/2013/NĐ-CP và Nghị định số
129/2013/NĐ-CP không quy định nội dung
này. Do đó, khi các chủ thể có thẩm quyền
ban hành quyết định cưỡng chế kê biên tài
sản sẽ gặp khó khăn trong việc thể hiện các
nội dung của quyết định kê biên tài sản.
Cần lưu ý rằng, khi cưỡng chế thi hành
quyết định xử phạt VPHC, các chức danh
có thẩm quyền phải dự liệu hết các hệ lụy
pháp lý phát sinh như bị khiếu nại hoặc trở
thành người bị kiện trong vụ án hành chính.
Quyết định cưỡng chế kê biên tài sản là một
loại quyết định hành chính nên cá nhân, tổ
chức bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản
có quyền khiếu nại lẫn khởi kiện quyết định
này. Để hạn chế thấp nhất khả năng bị khiếu
nại, khởi kiện liên quan đến nội dung của
quyết định kê biên tài sản, cần sửa đổi, bảo
đảm sự thống nhất trong quy định của các
Nghị định nêu trên.
Thứ năm, thời gian tiến hành kê biên
tài sản
Theo khoản 1 Điều 22 Nghị định số
166/2013/NĐ-CP, thời gian tiến hành kê
biên tài sản được quy định như sau: “Việc
kê biên tài sản phải thực hiện vào ban ngày,
thời gian từ 08 giờ đến 17 giờ”; trong khi
đó, khoản 1 Điều 51 Nghị định số 127/2013/
NĐ-CP và khoản 1 Điều 40 Nghị định số
129/2013/NĐ-CP lại quy định: “Việc kê
biên tài sản phải thực hiện vào ban ngày và
trong giờ làm việc hành chính áp dụng tại
địa phương kê biên tài sản”. Sự không thống
nhất về thời gian thể hiện ở chỗ: Theo quy
định của Nghị định số 166/2013/NĐ-CP thì
thời gian tiến hành kê biên tài sản là “từ 08
giờ đến 17 giờ”, nghĩa là việc kê biên được
tiến hành liên tục, tính cả thời gian nghỉ trưa;
trong khi cách quy định của Nghị định số
127/2013/NĐ-CP và Nghị định số 129/2013/
NĐ-CP là “giờ làm việc hành chính áp dụng
tại địa phương kê biên tài sản”, nghĩa là thời
gian tiến hành kê biên tài sản có thể sớm hơn
08 giờ hoặc trễ hơn 17 giờ theo quy định của
địa phương nơi tiến hành kê biên tài sản và
không tính thời gian nghỉ trưa.
Thứ sáu, điều kiện thành lập Hội đồng
định giá và thẩm quyền ra quyết định thành
lập Hội đồng định giá
Khoản 2 Điều 25 Nghị định số
166/2013/NĐ-CP quy định tài sản đã kê
biên được định giá theo sự thỏa thuận giữa
người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng
chế với đại diện tổ chức hoặc cá nhân bị
cưỡng chế và chủ sở hữu chung trong trường
hợp kê biên tài sản chung. Trường hợp các
bên không thỏa thuận được về giá thì trong
thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ
ngày tài sản bị kê biên, người đã ra quyết
định cưỡng chế ra quyết định thành lập Hội
đồng định giá tài sản. Trong khi đó, khoản
2 Điều 54 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP
và khoản 2 Điều 43 Nghị định số 129/2013/
NĐ-CP lại quy định đối với tài sản kê biên
có giá trị dưới 1.000.000 đồng hoặc tài sản
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
47Số 8(360) T4/2018
thuộc loại mau hỏng, nếu các bên không
thỏa thuận được với nhau về giá thì người
có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có
trách nhiệm định giá. Trường hợp tài sản
kê biên có giá trị từ 1.000.000 đồng trở lên
thuộc loại khó định giá hoặc các bên không
thỏa thuận được về giá thì trong thời hạn
không quá 15 ngày kể từ ngày tài sản bị kê
biên, người đã ra quyết định cưỡng chế đề
nghị cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội
đồng định giá.
Đối chiếu các quy định trên, có thể
thấy điều kiện để thành lập Hội đồng định
giá tài sản kê biên trong các Nghị định trên là
khác nhau. Theo quy định của Nghị định số
166/2013/NĐ-CP, trong trường hợp các bên
không thỏa thuận được về giá thì người đã
ra quyết định cưỡng chế tiến hành thành lập
Hội đồng định giá tài sản mà không cần quan
tâm tài sản được định giá có giá trị như thế
nào. Trong khi đó, Nghị định số 127/2013/
NĐ-CP và Nghị định số 129/2013/NĐ-CP
lại dựa vào giá trị của tài sản được định giá
để xác định có hay không việc thành lập Hội
đồng định giá, theo đó, việc thành lập Hội
đồng định giá chỉ xảy ra khi tài sản kê biên
có giá trị từ 1.000.000 đồng trở lên thuộc
loại khó định giá hoặc các bên không thỏa
thuận được về giá.
Ngoài ra, thẩm quyền thành lập Hội
đồng định giá trong các Nghị định trên cũng
khác nhau. Nếu Nghị định số 166/2013/NĐ-
CP cho phép người đã ra quyết định cưỡng
chế “ra quyết định thành lập” Hội đồng định
giá tài sản thì Nghị định số 127/2013/NĐ-
CP và Nghị định số 129/2013/NĐ-CP chỉ
cho phép người đã ra quyết định cưỡng chế
“đề nghị” cơ quan có thẩm quyền thành lập
Hội đồng định giá.
Thứ bảy, thời gian ký hợp đồng bán
đấu giá để bán đấu giá tài sản kê biên
Khoản 1 Điều 26 Nghị định số
166/2013/NĐ-CP quy định trong thời hạn
15 ngày làm việc, kể từ ngày tài sản bị kê
biên, người đã ra quyết định cưỡng chế ký
hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu
giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản bị
kê biên để bán đấu giá; trường hợp không
ký được hợp đồng bán đấu giá với tổ chức
bán đấu giá chuyên nghiệp thì thành lập
Hội đồng bán đấu giá tài sản. Trong khi đó,
khoản 1 Điều 57 Nghị định số 127/2013/
NĐ-CP và khoản 1 Điều 46 Nghị định số
129/2013/NĐ-CP lại quy định trong thời hạn
30 ngày, kể từ ngày ra quyết định kê biên,
người chủ trì cưỡng chế ký hợp đồng bán
đấu giá với các tổ chức bán đấu giá chuyên
nghiệp (Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài
sản, doanh nghiệp bán đấu giá tài sản) để tổ
chức bán đấu giá tài sản theo quy định.
So sánh hai quy định trên có thể thấy
những điểm khác biệt về thời gian tiến hành
ký hợp đồng bán đấu giá tài sản kê biên giữa
các Nghị định. Xét về thời hạn, thời gian
tiến hành ký hợp đồng bán đấu giá tài sản kê
biên trong Nghị định số 166/2013/NĐ-CP
ngắn hơn so với Nghị định số 127/2013/
NĐ-CP và Nghị định số 129/2013/NĐ-CP.
Tuy nhiên, Nghị định số 166/2013/NĐ-CP
tính theo “ngày làm việc” trong khi Nghị
định số 127/2013/NĐ-CP và Nghị định số
129/2013/NĐ-CP tính theo “ngày thông
thường”. Thời điểm tính thời gian tiến hành
ký hợp đồng bán đấu giá tài sản kê biên cũng
khác nhau, trong khi Nghị định số 166/2013/
NĐ-CP tính từ “ngày tài sản bị kê biên” thì
Nghị định số 127/2013/NĐ-CP và Nghị
định số 129/2013/NĐ-CP lại tính từ “ngày
ra quyết định kê biên”.
Qua những phân tích trên có thể kết
luận rằng giữa Nghị định số 166/2013/NĐ-
CP với Nghị định số 127/2013/NĐ-CP và
Nghị định số 129/2013/NĐ-CP tồn tại rất
nhiều quy định chưa thống nhất với nhau về
biện pháp kê biên tài sản dẫn đến sự mâu
thuẫn, chồng chéo và gây ra nhiều tranh
cãi trong quá trình áp dụng pháp luật. Tuy
nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là: tại sao phải
chỉ ra những điểm chưa thống nhất như vậy,
trong khi về nguyên tắc, mỗi nghị định có
phạm vi điều chỉnh riêng và được áp dụng
để xử lý những vấn đề thuộc phạm vi điều
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
48 Số 8(360) T4/2018
chỉnh của nghị định đó?
Câu hỏi trên có thể được lý giải như sau:
Một là, sự thiếu sót của Chính phủ
khi quy định về phạm vi áp dụng của các
Nghị định
Nghị định số 166/2013/NĐ-CP là
Nghị định được Chính phủ ban hành để quy
định về cưỡng chế thi hành quyết định xử
phạt VPHC trong tất cả các lĩnh vực. Do đó,
Nghị định này cũng được áp dụng đối với
việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
VPHC trong lĩnh vực hải quan và lĩnh vực
thuế. Bên cạnh đó, Chính phủ còn ban hành
Nghị định số 127/2013/NĐ-CP và Nghị định
số 129/2013/NĐ-CP để quy định về cưỡng
chế thi hành quyết định xử phạt VPHC trong
lĩnh vực hải quan và lĩnh vực thuế. Điều này
dẫn đến tình trạng cùng một vấn đề nhưng
lại chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản.
Thiếu sót của Chính phủ là khi ban
hành Nghị định số 166/2013/NĐ-CP không
xác định rõ loại trừ việc áp dụng Nghị định
này với hai lĩnh vực hải quan và thuế hoặc
dẫn chiếu việc cưỡng chế thi hành quyết
định xử phạt VPHC trong lĩnh vực hải quan
và thuế sẽ được áp dụng theo Nghị định số
127/2013/NĐ-CP và Nghị định số 129/2013/
NĐ-CP. Chính sự thiếu sót này dẫn đến hệ
quả là giữa các Nghị định có nhiều điểm
không thống nhất về biện pháp kê biên tài
sản dẫn đến những mâu thuẫn khi áp dụng
trong thực tế.
Hai là, về hiệu lực áp dụng của các
Nghị định
Khoản 3 Điều 156 Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)
năm 2015 quy định: “Trong trường hợp các
VBQPPL do cùng một cơ quan ban hành mà
có quy định khác nhau về cùng một vấn đề
thì áp dụng quy định của văn bản được ban
hành sau”. Nghị định số 127/2013/NĐ-CP,
Nghị định số 129/2013/NĐ-CP và Nghị định
số 166/2013/NĐ-CP đều là các văn bản do
14 Phỏng vấn độc lập của tác giả về công tác áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản trên thực tế.
cùng một chủ thể là Chính phủ ban hành do
vậy đối với những vấn đề liên quan đến biện
pháp cưỡng chế kê biên tài sản mà có quy
định khác nhau thì văn bản được áp dụng là
văn bản được ban hành sau.
Xét về thời gian ban hành, Nghị định
số 166/2013/NĐ-CP là văn bản được ban
hành sau. Tuy nhiên, trên thực tế, khi cưỡng
chế thi hành quyết định xử phạt VPHC bằng
biện pháp kê biên tài sản trong lĩnh vực hải
quan và lĩnh vực thuế thì các chủ thể có
thẩm quyền thường áp dụng quy định của
Nghị định số 127/2013/NĐ-CP và Nghị
định số 129/2013/NĐ-CP trong khi đó đáng
lẽ ra phải áp dụng Nghị định số 166/2013/
NĐ-CP mới đảm bảo tính hợp pháp. Đơn
cử, trả lời phỏng vấn của tác giả về những
vướng mắc khi áp dụng pháp luật về biện
pháp kê biên tài sản, Bà Vũ Thị Hải Yến -
Phó Chi cục trưởng Chi cục thuế Quận 10,
thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Đây là
một trong những vấn đề pháp lý chúng tôi
bị vướng khi thực hiện cưỡng chế thi hành
quyết định xử phạt VPHC về thuế. Chúng
tôi vẫn nắm được các quy định của Nghị
định số 166/2013/NĐ-CP và nhận thấy có
nhiều điểm chưa thống nhất với Nghị định
số 129/2013/NĐ-CP khi hướng dẫn các biện
pháp cưỡng chế. Tuy nhiên, trên thực tế, khi
áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thi hành
quyết định xử phạt trong đó có biện pháp kê
biên tài sản chúng tôi vẫn áp dụng quy định
của Nghị định số 129/2013/NĐ-CP vì đây
là văn bản hướng dẫn cụ thể dành riêng cho
lĩnh vực thuế”14.
3. Kiến nghị hoàn thiện
Để bảo đảm sự thống nhất trong các
quy định giữa Nghị định số 166/2013/NĐ-CP
với Nghị định số 127/2013/NĐ-CP và Nghị
định số 129/2013/NĐ-CP về biện pháp
cưỡng chế kê biên tài sản cũng như đảm bảo
sự phù hợp với quy định của Luật Ban hành
VBQPPL, chúng tôi kiến nghị:
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
49Số 8(360) T4/2018
Thứ nhất, Chính phủ cần quy định lại
tên gọi của biện pháp cưỡng chế kê biên tài
sản trong Nghị định số 127/2013/NĐ-CP và
Nghị định số 129/2013/NĐ-CP để đảm bảo
sự phù hợp với Luật XLVPHC năm 2012.
Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời bởi
như đã phân tích nếu thay đổi tên gọi biện
pháp kê biên tài sản từ “Kê biên tài sản, bán
đấu giá tài sản kê biên” thành “Kê biên tài
sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để
bán đấu giá” thì không bao quát được hết
phạm vi điều chỉnh của hai Nghị định này
bởi biện pháp kê biên tài sản không chỉ áp
dụng để cưỡng chế thi hành quyết định xử
phạt VPHC mà còn áp dụng để cưỡng chế
thi hành các quyết định hành chính khác
trong lĩnh vực hải quan và lĩnh vực thuế. Do
đó, về lâu dài, cần cân nhắc sửa đổi lại tên
gọi của biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản
trong Luật XLVPHC 2012 từ “Kê biên tài
sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để
bán đấu giá”15 thành “Kê biên tài sản để bán
đấu giá”. Tên gọi này tuy ngắn gọn nhưng
lại có tính bao quát để khi Chính phủ ban
hành các Nghị định hướng dẫn có thể tránh
được những vướng mắc từ tên gọi của biện
pháp cưỡng chế này.
Thứ hai, Chính phủ cần xem xét bổ
sung quy định về việc không áp dụng các
quy định về cưỡng chế thi hành quyết định
xử phạt VPHC đối với lĩnh vực hải quan và
thuế trong Nghị định số 166/2013/NĐ-CP
để giải quyết những vấn đề chưa thống nhất
giữa các Nghị định như đã phân tích ở trên.
Cụ thể Điều 1 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP
nên được quy định thành 2 khoản như sau:
“Điều 1: Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về nguyên
tắc, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp
cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
VPHC, quyết định áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả do VPHC gây ra trong trường
15 Bất cập về tên gọi của biện pháp cưỡng chế “Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá” sẽ
được chúng tôi trình bày trong bài viết khác.
16 Nguyễn Cửu Việt, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2013, tr.50.
hợp không áp dụng xử phạt (sau đây gọi
chung là cưỡng chế), trách nhiệm thi hành
và bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế.
2. Nghị định này không áp dụng đối với
cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC
trong lĩnh vực hải quan và lĩnh vực thuế”.
Sự bổ sung này hết sức cần thiết bởi
các lý do sau:
Một là, xác định rõ văn bản có hiệu
lực áp dụng khi các chủ thể có thẩm quyền
áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản
trên thực tế bởi nếu bỏ qua vấn đề này sẽ dẫn
đến tình trạng áp dụng sai văn bản pháp luật,
dẫn đến hệ quả là việc cưỡng chế kê biên tài
sản không đảm bảo tính hợp pháp, điều này
hoàn toàn không phù hợp với mô hình nhà
nước pháp quyền mà Nhà nước ta đang nỗ
lực xây dựng. Do đó, sau khi bổ sung quy
định trên, các quy định về biện pháp cưỡng
chế kê biên tài sản nói chung sẽ được áp
dụng theo Nghị định số 166/2013/NĐ-CP
còn đối với lĩnh vực hải quan và thuế sẽ áp
dụng theo Nghị định số 127/2013/NĐ-CP và
Nghị định số 129/2013/NĐ-CP.
Hai là, sự bổ sung này hướng đến thực
hiện nguyên tắc tại Điều 8 Hiến pháp năm
2013: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động
theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội
bằng Hiến pháp và pháp luật”. Nguyên tắc
này đòi hỏi tiền đề là phải có một hệ thống
pháp luật hoàn chỉnh16. Sự hoàn chỉnh trong
hệ thống pháp luật đòi hỏi các văn bản pháp
luật phải thống nhất với nhau, không mâu
thuẫn, chồng chéo. Do vậy, các Nghị định
hướng dẫn thi hành biện pháp cưỡng chế kê
biên tài sản cũng cần phải quy định một cách
thống nhất, có như vậy thì việc áp dụng biện
pháp cưỡng chế kê biên tài sản mới được
thực hiện một cách hiệu quả, thống nhất và
đúng pháp luật
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
50 Số 8(360) T4/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_dam_su_thong_nhat_trong_cac_quy_dinh_ve_bien_phap_cuong.pdf