Bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Yêu cầu của phát triển nông nghiệp bền vững

Kiến nghị 1. Cần xây dựng thể chế, chính sách nhằm hỗ trợ cho việc phát triển nông sản là đặc sản của địa phương. 2. Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về đăng ký, quản lý, sử dụng và bảo vệ CDĐL theo hướng: cụ thể hoá các nội dung liên quan đến quản lý, sử dụng CDĐL để đẩy mạnh hoạt động này; Quy định rõ quyền sở hữu, quyền quản lý và quyền sử dụng CDĐL. 3. Cần xác định rõ vai trò của các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn, chủ thể sử dụng, tổ chức tập thể, hiệp hội trong việc quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ quyền đối với CDĐL. 4. Xây dựng mô hình chuẩn về xây dựng, quản lý, khai thác các sản phẩm có tiềm năng được bảo hộ CDĐL, đưa cơ chế bảo hộ CDĐL vào một phần trong chính sách phát triển nông nghiệp; xúc tiến việc đăng ký bảo hộ CDĐL ra nước ngoài cho những nông sản đã đăng ký bảo hộ trong nước, đặc biệt ở những quốc gia có nhiều người Việt sinh sống như Mỹ, Pháp, Đức, Nga. 5. Các địa phương cần rà soát lại các đặc sản để tiến hành các thủ tục đăng ký CDĐL, đồng thời cần tăng cường công tác phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo CDĐL trên địa bàn nhằm bảo vệ danh tiếng, uy tín của các sản phẩm mang CDĐL.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Yêu cầu của phát triển nông nghiệp bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 17 (417) - T9/202050 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT 1. Chỉ dẫn địa lý Định nghĩa về chỉ dẫn địa lý (CDĐL) lần đầu tiên được ghi nhận tại Điều 2 của Hiệp ước Lisbon 1958 đã được sửa đổi năm 1967 và 1979, theo đó: “Chỉ dẫn địa lý là tên địa lý của một nước, vùng hoặc địa phương dùng để chỉ dẫn xuất xứ của sản phẩm, mà chất lượng và những đặc tính của nó dựa trên các điều kiện môi trường địa lý độc đáo, ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên và con người”1. Theo quy định này, một CDĐL được xác định theo Hiệp ước phải thỏa mãn 3 điều kiện: Một là, đó phải là tên khu vực địa lý, địa danh như tên nước, khu vực hoặc vùng, địa phương xác định. Tên địa lý phải là tên gọi được sử dụng chính thức trên bản đồ địa lý để chỉ một khu vực địa lý nhất định. Do đó, những tên gọi có tính chất quy ước, tên riêng 1 Lê Việt Tuấn (2004), Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật TP. HCM và Đại học Lund. BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ: YÊU CẦU CỦA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Bùi Thị Hằng Nga* Nguyễn Minh Bách Tùng** *,­**­Khoa­Luật­Kinh­tế­-­ĐH­Kinh­tế­-­Luật,­ĐHQG-HCM Thông tin bài viết: Từ khóa: Chỉ dẫn địa lý, phát triển nông nghiệp, nông nghiệp bền vững. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 17/7/2020 Biên tập : 07/8/2020 Duyệt bài : 11/8/2020 Article Infomation: Key words: Geographical, Agricultural development, Sustainable agriculture. Article History: Received : 17 Jul. 2020 Edited : 07 Aug. 2020 Approved : 11 Aug. 2020 Tóm tắt: Chỉ dẫn địa lý cho nông sản Việt Nam nếu được xây dựng, phát triển và bảo vệ sẽ đóng góp rất nhiều cho lợi ích quốc gia, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, đặc biệt là đặc sản của các vùng, địa phương. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích các điểm hạn chế của pháp luật liên quan đến bảo hộ chỉ dẫn địa lý và đề xuất các giải pháp để tăng cường hiệu quả của hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho nông sản Việt Nam, góp phần phát triển nền nông nghiệp hiện đại, bền vững. Abstract: It is undeniable that if well compiled and developed, geographical indication will make a great contribution to the interests of a nation, enhancing the competitiveness of commodities, especially in terms of regional/local specialties. Within the scope of this report, the author strives to analyze some reasons under the investigation of law-related terms only. Some remedies will be subsequently suggested in order to rectify and complete the current law systems, therefore promoting the efficacy of registering and utilizing the geographical indication in Vietnam, entirely benefits the national modern and sustainable agriculture. 51Số 17 (417) - T9/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT mà không phải là tên chính thức được sử dụng trên bản đồ địa lý thì sẽ không được công nhận là CDĐL. Hai là, hàng hóa có sử dụng CDĐL phải bắt nguồn, được sản xuất từ khu vực địa lý mà nó chỉ dẫn. Ba là, phải có mối liên hệ giữa chất lượng, tính chất đặc thù của hàng hóa với yếu tố đặc biệt của môi trường địa lý, bao gồm yếu tố tự nhiên và yếu tố con người. Cùng với quá trình hội nhập, khái niệm CDĐL được pháp điển hóa thông qua các vòng đàm phán đa phương được ghi nhận trong Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs): “Chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hóa được bắt nguồn từ lãnh thổ của một quốc gia thành viên hoặc từ khu vực hay địa lý của lãnh thổ đó có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định”2. Hiệp định TRIPs đã xác định phạm vi bảo hộ khá chặt chẽ đối với CDĐL. Theo đó, điều kiện để bảo hộ CDĐL là chỉ dẫn đó phải chỉ dẫn nguồn gốc lãnh thổ của sản phẩm từ một quốc gia thành viên hoặc từ khu vực hay địa phương của lãnh thổ đó, và chất lượng uy tín hoặc đặc tính của sản phẩm phải gắn bó chủ yếu với xuất xứ địa lý của nó. Tại Việt Nam, trước khi Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành, CDĐL được quy định dưới thuật ngữ “Tên gọi xuất xứ hàng hóa”3. Theo Bộ luật Dân sự năm 1995, “tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó”4. Khi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật SHTT) được ban hành, CDĐL được hiểu là “dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”5. Như vậy, theo Luật SHTT, thuật ngữ CDĐL bao gồm cả “tên gọi xuất xứ hàng hóa”. Theo quy định của pháp luật hiện hành, quy định về đăng ký bảo hộ, sử dụng CDĐL không có nhiều khác biệt so với các quy định về tên gọi xuất xứ hàng hóa trước đây. Cách tiếp cận mới này của pháp luật Việt Nam có khác biệt so với pháp luật châu Âu6, vì hai đối tượng này được hệ thống pháp luật châu Âu quy định riêng biệt. Theo quan điểm của châu Âu, các sản phẩm bảo hộ dưới hình thức tên gọi xuất xứ là những sản phẩm có yêu cầu cao hơn về đặc thù, chúng được sản xuất, chế biến và chuẩn bị trong một vùng địa lý xác định đã được quy định và có sử dụng những bí quyết công nghệ truyền thống đã được công nhận bởi cơ quan chức năng; sản phẩm bảo hộ dưới hình thức CDĐL có chất lượng hoặc danh tiếng có thể là do môi trường địa lý với những đặc tính vốn có hoặc sự kết hợp yếu tố con người tạo nên. Mối quan hệ địa lý có thể chỉ xuất 2 Khoản 1 Điều 2 Hiệp định TRIPs. 3 Các quy định về chỉ dẫn địa lý tại Nghị định này cũng được áp dụng cho tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự 1995 và Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 [Khoản 2 Điều 61 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP]. 4 Điều 786 Bộ luật Dân sự năm 1995. 5 Khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. 6 Pháp luật châu Âu có sự phân biệt rõ ràng giữa thuật ngữ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa cũng như các điều kiện để được bảo hộ đối với từng loại. Thực chất điều kiện để được bảo hộ dưới dạng chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật Việt Nam không có sự khác biệt lớn đối với điều kiện bảo hộ của tên gọi xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật châu Âu. Số 17 (417) - T9/202052 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT hiện một lần trong các giai đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và chuẩn bị. 2. Thực tiễn bảo hộ và sử dụng chỉ dẫn địa lý cho nông sản tại Việt Nam Hiện nay, cả nước có khoảng 800 sản phẩm nông - lâm - thủy sản có uy tín, phân bố ở 720 địa phương có thể đăng ký bảo hộ dưới dạng CDĐL hoặc nhãn hiệu tập thể cho các đặc sản. Nhưng mới chỉ có khoảng hơn 50 CDĐL và khoảng 140 nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể được đăng ký, được bảo hộ7. Tính đến 31/10/2019, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp 1.311 Giấy chứng nhận đăng ký CDĐL, nhãn hiệu chứng nhận (NHCN), nhãn hiệu tập thể (NHTT) cho các sản phẩm nông thôn gắn với dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý, trong đó có 70 CDĐL (5,34%), 305 NHCN (23,3%) và 936 NHTT (71,36%); đã có 1.096 sản phẩm nông sản (chiếm 83,6%) và 215 sản phẩm nông thôn khác (chiếm 16,4%) được bảo hộ8. Đa số các sản phẩm được bảo hộ là sản phẩm tươi sống, nhiều sản phẩm được bảo hộ dưới dạng nguyên liệu: cà phê, hạt tiêu, hoa hồi, vỏ quế9. So với năm 2016, số CDĐL cho các sản phẩm nông sản đã gia tăng đáng kể10. Tuy nhiên, sự gia tăng đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng quốc gia, chưa đảm bảo được mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng nêu trên. Một trong những nguyên nhân là hạn chế trong các quy định của pháp luật liên quan đến đăng ký bảo hộ CDĐL tại Việt Nam. Cụ thể, để được cấp văn bằng bảo hộ thì người tiến hành đăng ký CDĐL phải làm Đơn đăng ký CDĐL. Theo đó, các yêu cầu liên quan đến hiệu quả sử dụng CDĐL được cấp văn bằng bảo hộ không phải là yếu tố cần có trong hồ sơ yêu cầu. Tuy nhiên, đây mới là nội dung quan trọng đảm bảo hiệu quả pháp lý cũng như hiệu quả kinh tế cho việc đăng ký và sử dụng CDĐL cho các sản vật địa phương. Bên cạnh đó, cách thức tiến hành xây dựng một CDĐL cũng chưa được luật hóa11 nên mỗi địa phương phải tự mày mò cách làm và hiệu quả đạt được không cao (trên thực tế cứ có 30 đơn đăng ký thì chỉ có khoảng 10 đơn được chấp nhận cấp bằng). Mâu thuẫn trong việc khoanh vùng bảo hộ thường xuyên xảy ra đối với những sản phẩm mà vùng địa lý được xác định thuộc lãnh thổ của nhiều địa phương. Ví dụ như về việc đăng ký bảo hộ CDĐL cho sâm Ngọc Linh cho thấy điều này. Do bản đồ địa lý xác định, khoanh vùng cho sâm Ngọc Linh nằm trên địa bàn của cả hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, trong khi pháp luật hiện hành về đăng ký CDĐL không quy định về giải quyết xung đột giữa các chủ thể có quyền 7 Nông sản Việt vẫn “gặp khó” khi đăng ký bảo hộ. Thông tin được công bố tại trang —nong-san-viet-van-gap-kho-khi-dang-ky-bao-ho, truy cập ngày 25/2/2020. 8 Cục Sở hữu trí tuệ (2019), Xây dựng- quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể. Xem thêm tại link: truy cập ngày 20/5/2020. 9 Đào Đức Huấn (2016), Tài liệu hội thảo CDĐL và những cam kết trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam - Eu (Evfta), Hà Nội năm 2016. 10 Cơ cấu sản phẩm các chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ tại Việt Nam năm 2016, xem Đức Huấn (2016), tlđd số 13. 11 Hiện tại pháp luật chỉ mới đưa ra các điều kiện làm căn cứ bảo hộ đối với một CDĐL, còn quy trình, công việc cụ thể phải thực hiện cho mỗi công đoạn trong hoạt động đăng ký bảo hộ chưa được hướng dẫn gây khó khăn cho các địa phương có CDĐL khi lập hồ sơ xin đăng ký bảo hộ. 53Số 17 (417) - T9/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT đăng ký CDĐL. Cho nên, việc đăng ký bảo hộ CDĐL cho sâm Ngọc Linh hiện được tiến hành từ những năm 2006 nhưng đến tháng 10 năm 2016 mới được cấp văn bằng bảo hộ, điều đó gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các nhà sản xuất tại địa phương, tạo nên một tiền lệ không tốt cho việc bảo vệ các đặc sản. Ngoài ra, các quy định của pháp luật về việc cấp phép quyền sử dụng CDĐL chưa được cụ thể hóa nên nhiều địa phương sợ rơi vào tình trạng đăng ký nhưng không thể sử dụng. Việc đăng ký một CDĐL không dễ dàng như đối với nhãn hiệu tập thể vì trong đơn đăng ký phải mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm gắn CDĐL, bản đồ khu vực địa lý... Vì vậy, các địa phương đã hạn chế việc nộp đơn CDĐL và có xu hướng chuyển sang đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận. Điển hình là trường hợp của vú sữa Vĩnh Kim - Lò Rèn với vùng sản xuất đã được xác định, sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng nhưng hợp tác xã (HTX) Vĩnh Kim, ngay từ đầu, đã không tiến hành đăng ký CDĐL mà chọn hình thức nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm12. Một trong những lý do quan trọng khiến doanh nghiệp, địa phương không đăng ký bảo hộ CDĐL là khâu chứng minh mối liên hệ giữa chất lượng sản phẩm với khu vực địa lý. Để chứng minh được mối quan hệ này yêu cầu chủ thể nộp đơn phải thực hiện rất nhiều các nghiên cứu sinh hóa nhằm chỉ ra mối quan hệ giữa dấu hiệu địa lý, sinh thái nông nghiệp và chất lượng đặc thù của sản phẩm. Trong khi quy định của Thông tư số 01/2007/TTBKHCN về các biểu mẫu, chỉ tiêu đánh giá, tiêu chí xác định... để chứng minh được mối quan hệ này lại không rõ ràng. Việc lựa chọn hình thức nhãn hiệu tập thể để bảo vệ quyền lợi cho mình có bất cập sau: Nhãn hiệu tập thể có thể được xác lập quyền bởi một nhóm người, điều này dẫn đến hiện trạng khi CDĐL là địa danh được một nhóm người đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể, sau khi được cấp bằng thì nhóm người này có quyền độc quyền sử dụng và ngăn cản những người khác sử dụng tên địa danh này cho sản phẩm mà họ được bảo hộ. Vì thế, số người còn lại đang tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm có tính chất, chất lượng đặc thù tại khu vực có CDĐL đã đăng ký nhãn hiệu tập thể sẽ không được phép sử dụng tên địa danh này. Khi đó, tài sản chung đã chuyển hóa thành tài sản riêng của một nhóm người, dẫn đến mâu thuẫn cần được giải quyết khi bên bị ngăn cản sử dụng cho rằng tên địa danh là tài sản của địa phương, người sản xuất ra sản phẩm tại khu vực địa lý này có quyền gắn tên địa danh tương ứng lên sản phẩm của họ. Thực tế hiện nay đã bắt đầu xuất hiện việc tranh chấp quyền sử dụng tên địa danh trên các nông sản đã được bảo hộ dưới góc độ nhãn hiệu tập thể (tỉnh Bến Tre)13. Việc đăng ký để cấp văn bằng bảo hộ CDĐL đã khó, nhưng việc quản lý, sử dụng nó hiệu quả để mang lại giá trị gia tăng cho các chủ thể liên quan còn là việc làm quan trọng hơn. Tuy nhiên, gần 20 năm qua (từ năm 2001 khi CDĐL đầu tiên được cấp văn bằng bảo hộ)14, hiệu quả của việc sử dụng CDĐL của các chủ thể có liên quan không cao. Điển hình như CDĐL nước mắm Phú Quốc: Ngày càng có nhiều người lấy màu pha với nước muối, thêm “hương vị nước mắm” rồi dán nhãn nước mắm Phú Quốc sau 12 Vú sữa lò rèn Vĩnh Kim được chọn đăng ký nhãn hiệu tập thể từ năm 2006; đến tháng 10/2014 thì mới được cấp văn bằng bảo hộ cho chỉ dẫn địa lý. 13 Tỉnh Bến Tre đang tiến hành đăng ký CDĐL cho bưởi Năm Roi, tuy nhiên địa danh Bến Tre đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre. 14 Nước mắm Phú Quốc được cấp văn bằng bảo hộ ngày 01/6/2001. Số 17 (417) - T9/202054 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT 15 Quang Huy (2014), 80% nước mắm Phú Quốc là hàng giả, tại link https://plo.vn/kinh-te/80-nuoc-mam- phu-quoc-la-gia-483165.html, truy cập ngày 20/5/2020 16 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Những giải pháp để phát triển đăng ký cho các sản phẩm đặc sản ở Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp. 17 Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Lăk. đó tung ra thị trường bán với giá rất rẻ15. Hay đối với CDĐL chè Shan tuyết Mộc Châu chỉ được sử dụng để đóng bao sản phẩm 35kg khi chuyển đi nơi khác bán chiếm đến 90%16. Khi đến tay nhà phân phối, người ta lại mở bao gói sản phẩm này ra để đóng thành gói lẻ bán ra thị trường. Điều này khiến cho sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng không còn nguyên vẹn bao bì như ban đầu và việc đóng gói lẻ từ những nhà phân phối sẽ không tránh khỏi việc sản phẩm bị trộn lẫn với những sản phẩm chè được sản xuất từ nơi khác. Tương tự, CDĐL cho cà phê Buôn Mê Thuột cũng không là ngoại lệ, việc sử dụng CDĐL hiện nay rất khó triển khai, gây ảnh hưởng không tốt đến uy tín của CDĐL. Có rất nhiều sản phẩm cà phê thực tế không được sản xuất tại các khu vực được xác định trên bản đồ bảo hộ nhưng khi thực hiện đóng gói tại Buôn Mê Thuột liền được gắn với CDĐL Buôn Mê Thuột mà không bị xử lý17. Hoạt động sử dụng, khai thác CDĐL bị hạn chế bởi những lý do sau: (i) Không có quy định cụ thể cho việc cấp phép quyền sử dụng CDĐL nên chủ thể quyền và chủ thể có nhu cầu sử dụng CDĐL còn lúng túng trong việc thiết lập hồ sơ xin cấp phép cũng như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL. Trên thực tế hoạt động quản lý và sử dụng các chỉ CDĐL ở Việt Nam không thống nhất và không hiệu quả. Chính vì vậy, cơ chế kiểm soát đối với chất lượng các sản phẩm được gắn liền với CDĐL không chặt chẽ, rõ ràng. (ii) Không có căn cứ pháp lý để các chủ thể có nhu cầu sử dụng CDĐL xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm, mà nếu không có hệ thống này thì các chủ thể không thể xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL, vì thế họ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Pháp luật hiện hành không có bất kỳ quy định nào liên quan từ cấp quyền sử dụng, kiểm soát chất lượng hàng hóa cũng như quy hoạch vùng địa lý bảo hộ Cơ chế sử dụng Bảng 3. Mô hình quản lý của một số CDĐL đã được cấp văn bằng bảo hộ 55Số 17 (417) - T9/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT địa lý do các địa phương quản lý tự quyết định, ban hành tùy thuộc vào từng địa phương, dẫn đến sự thiếu thống nhất, hiệu quả thấp. (iii) Việc kiểm soát các sản phẩm gắn CDĐL không được quy định cụ thể trong luật nên hầu hết các chủ thể có nhu cầu sử dụng CDĐL chỉ tập trung vào việc xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ mà không xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm bên ngoài, kể cả công cụ truy xuất nguồn gốc. Vì vậy, khi sản phẩm gắn CDĐL ra khỏi nơi sản xuất thì việc kiểm soát gần như đã chấm dứt. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Trên thực tế chúng ta không thể kiểm soát được chất lượng của sản phẩm được gắn với CDĐL, đồng thời không có sự phân biệt giữa sản phẩm trong vùng bảo hộ và sản phẩm ngoài vùng bảo hộ18. Điều này làm cho giá thành của các sản phẩm có dán tem chứng nhận cũng không có sự khác biệt với sản phẩm không dán tem. Điều đó không thúc đẩy người sản xuất mặn mà với các quy trình và chất lượng của sản phẩm gắn liền với chị dẫn địa lý. (iv) Nhận thức về giá trị của loại tài sản SHTT trong đó có CDĐL còn hạn chế (kể cả các chủ thể quyền, kể cả đối với người có quyền sử dụng). Vì cơ chế sử dụng CDĐL không thực sự hiệu quả trên thực tế, không mang lại sự khác biệt rõ nét, đặc biệt là liên quan đến giá thành của sản phẩm có gắn nhãn CDĐL và các sản phẩm không gắn nhãn nên đã không tạo được động lực thúc đẩy sự đầu tư, quan tâm từ các chủ thể sản xuất. 3. Nguyên nhân và kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả về bảo hộ, sử dụng chỉ dẫn địa lý cho nông sản Việt Nam 3.1. Nguyên nhân 1. Quy định của pháp luật chưa phù hợp với thực tiễn Như đã phân tích ở trên, các quy định của pháp luật Việt Nam về quy trình đăng ký bảo hộ, sử dụng CDĐL chưa phù hợp với thực tiễn và dường như đi ngược với pháp luật ở các nước trên thế giới. Điều này khiến cho hiệu quả thực thi các quy định không cao. 2. Quy định của pháp luật tập trung chủ yếu vào hoạt động đăng ký mà chưa chú trọng đến hoạt động quản lý, sử dụng và bảo vệ quyền Các quy định về CDĐL trong Luật Sở hữu trí tuệ cũng như các văn bản hướng dẫn chỉ dừng lại ở quy trình đăng ký bảo hộ mà không đề cập đến hoạt động quản lý, sử dụng và bảo vệ CDĐL đã được đăng ký bảo hộ. Do vậy, hầu hết các CDĐL được đăng ký nhưng lại không được cấp quyền sử dụng cho một tổ chức, cá nhân nào để khai thác thương mại dẫn đến tình trạng sử dụng tự do mà không có một cơ chế kiểm soát hiệu quả làm ảnh hưởng đến tính chất, chất lượng của sản phẩm, uy tín của CDĐL. 3. Quy định về CDĐL chưa tương thích với chuẩn mức quốc tế Mặc dù Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung các năm 2009, 2019 đã có những thay đổi tích cực liên quan đến thủ tục đăng ký xác lập quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp phù hợp hơn với các chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, theo Hồ sơ đề nghị xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ 18 4/8 tổ chức/cá nhân được sử dụng tem CDĐL nho Ninh Thuận nằm ngoài vùng bảo hộ, thông tin công bố tại NTO - Báo Ninh Thuận (2016), Phát triển thương hiệu các sản phẩm đặc thù của tỉnh, tinh.aspx, truy cập ngày 20/5/2020. Số 17 (417) - T9/202056 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp tháng 10 năm 2021 và trình Quốc hội thông qua vào Kỳ họp tháng 5 năm 2022 thì các quy định về CDĐL hiện có của Luật Sở hữu trí tuệ chưa hoàn toàn tương thích với các cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam mới là thành viên. Bên cạnh đó, các quy định về điều kiện bảo hộ CDĐL nông sản của Việt Nam cũng có nhiều khác biệt so với pháp luật quốc tế. Ví dụ như quy định về điều kiện cần để sản phẩm được đăng ký bảo hộ dưới dạng CDĐL19. 4. Hoạt động quản lý, sử dụng và bảo vệ CDĐL chưa được quan tâm đúng mức CDĐL là tài sản quốc gia, là yếu tố quan trọng để chúng ta xây dựng được thương hiệu cho mặt hàng nông sản, giúp phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, với quy định của pháp luật hiện hành, dường như chúng ta chưa thật sự quan tâm đến đối tượng này. Pháp luật chưa tạo được một cơ chế hỗ trợ về chuyên môn cũng như ngân sách cho hoạt động nghiên cứu, bảo hộ CDĐL cho các sản phẩm nông sản địa phương. 3.2. Kiến nghị 1. Cần xây dựng thể chế, chính sách nhằm hỗ trợ cho việc phát triển nông sản là đặc sản của địa phương. 2. Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về đăng ký, quản lý, sử dụng và bảo vệ CDĐL theo hướng: cụ thể hoá các nội dung liên quan đến quản lý, sử dụng CDĐL để đẩy mạnh hoạt động này; Quy định rõ quyền sở hữu, quyền quản lý và quyền sử dụng CDĐL. 3. Cần xác định rõ vai trò của các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn, chủ thể sử dụng, tổ chức tập thể, hiệp hội trong việc quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ quyền đối với CDĐL. 4. Xây dựng mô hình chuẩn về xây dựng, quản lý, khai thác các sản phẩm có tiềm năng được bảo hộ CDĐL, đưa cơ chế bảo hộ CDĐL vào một phần trong chính sách phát triển nông nghiệp; xúc tiến việc đăng ký bảo hộ CDĐL ra nước ngoài cho những nông sản đã đăng ký bảo hộ trong nước, đặc biệt ở những quốc gia có nhiều người Việt sinh sống như Mỹ, Pháp, Đức, Nga... 5. Các địa phương cần rà soát lại các đặc sản để tiến hành các thủ tục đăng ký CDĐL, đồng thời cần tăng cường công tác phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo CDĐL trên địa bàn nhằm bảo vệ danh tiếng, uy tín của các sản phẩm mang CDĐL. 19 Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng được các điều kiện sau: 1. Sản phẩm mang CDĐL có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh tổ hoặc nước tương ứng với CDĐL; 2. Sản phẩm mang CDĐL có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu [Điều 79 Luật SHTT]. TàI LIệu THAM KHẢo 1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với địa danh dùng cho đặc sản địa phương, Hà Nội năm 2007. 2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Xây dựng hệ thống quản lý CDĐL dành cho hàng Nông sản, Hà Nội năm 2007. 3. Cục Sở hữu trí tuệ, Những giải pháp để phát triển đăng ký cho các sản phẩm đặc sản ở Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, năm 2007. 4. Đào Đức Huấn, Tài liệu hội thảo CDĐL và những cam kết trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam - Eu (Evfta), Hà Nội năm 2006. (Xem tiếp trang 43)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_ho_chi_dan_dia_ly_yeu_cau_cua_phat_trien_nong_nghiep_ben.pdf
Tài liệu liên quan