Bạo lực học đường

Mục lục bài 1: Chúng ta dạy học sinh nói dối nhiều quá . 2 1/ báo chí đừng nêu ra vấn đề rồi để đấy! . 2 2/ chúng ta còn dạy học sinh nói dối nhiều quá! 3 bài 2: Giảm niềm tin: Vấn đề không thể coi thường 3 1/ phải xem là những vấn đề xã hội gay gắt 3 2/ nhìn thẳng vào nguồn cơn . 4 3/ hình thành đạo đức không phải bằng rao giảng 4 4/ giáo dục đạo đức đi liền giáo dục ý thức pháp luật 5 bài 3 :bạo lực: Chỉ báo về sự thay đổi hệ thống giá trị . 5 1/ chữa trị bạo lực: Vừa cấp cứu vừa lâu dài . 5 2/ chỉ báo về sự thay đổi của hệ thống giá trị 6 bài 4: Giáo dục việt nam vẫn theo kiểu vãi thóc cho gà. 7 1/ kỹ năng sống chỉ là ngọn, giá trị sống mới là gốc 7 2/ trường tôi như một cái sàng để lọc . 8 bài 5 : Giáo dục việt nam bốn nhiệm vụ mới làm một 9 1/ phải đối mặt chứ không chạy trốn . 9 2/ bắt học trò tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình 10 3/ giáo dục chưa chú ý tới hoàn thiện nhân cách . 11 bài 6: Lần đầu tiên đưa giáo dục “giá trị sống” vào trường học 12 bài 7: Không chỉ là bạo lực học đườngerror! Bookmark not defined. 1/ xã hội việt còn chủ quan về vấn đề bạo lực 2/ cách tiếp cận sâu sắc . 3/ người việt bạo lực? 1/ cái gốc vẫn là văn hoá 13 2/ xã hội có biến chuyển về chất 14 3/ đừng coi lịch sử là sọt rác 15 bài 8: Người việt sống bằng hành động nhiều hơn suy nghĩ 16 1/ sống bằng hành động nhiều hơn suy nghĩ 16 2/ phải có nghiên cứu xã hội học bạo lực 16 3/ truyền thông cũng phải trở thành trường học . 18 bài 9: Bạo lực học dường tấm gương phản chiếu cha mẹ, thầy cô . 19

pdf21 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bạo lực học đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.................... 2/ CÁCH TIếP CậN SÂU SắC ............................................................................................................................................ 3/ NGƯờI VIệT BạO LựC?............................................................................................................................................... 1/ CÁI GốC VẫN LÀ VĂN HOÁ ................................................................................................................................... 13 2/ XÃ HộI CÓ BIếN CHUYểN Về CHấT .......................................................................................................................... 14 3/ ĐừNG COI LịCH Sử LÀ SọT RÁC .............................................................................................................................. 15 BÀI 8: NGƯỜI VIỆT SỐNG BẰNG HÀNH ĐỘNG NHIỀU HƠN SUY NGHĨ .................. 16 1/ SốNG BằNG HÀNH ĐộNG NHIềU HƠN SUY NGHĨ ...................................................................................................... 16 2/ PHảI CÓ NGHIÊN CứU XÃ HộI HọC BạO LựC ............................................................................................................ 16 3/ TRUYềN THÔNG CŨNG PHảI TRở THÀNH TRƯờNG HọC ........................................................................................... 18 BÀI 9: BẠO LỰC HỌC DƯỜNG TẤM GƯƠNG PHẢN CHIẾU CHA MẸ, THẦY CÔ ..... 19 Vừng ơi! Mở cửa. Trang 2 BÀI 1: CHÚNG TA DẠY HỌC SINH NÓI DỐI NHIỀU QUÁ "Chúng ta còn dạy học sinh nói dối nhiều quá. Ta phát động nhiều phong trào, nhưng không đi vào thực chất. Ra khỏi cổng trường, thậm chí hết giờ dạy đạo đức, hết buổi mít tinh phát động phong trào là học sinh thấy những cách hành xử khác" - GS, TS Nguyễn Minh Thuyết nhận định 62 tuổi, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Minh Thuyết là một trong những đại biểu Quốc hội nổi tiếng với những phản biện thẳng thắn, gai góc nhưng đầy tính xây dựng trên nghị trường. Là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, ông cũng thường có những chia sẻ thực tế, gần gũi trong những vấn đề văn hoá – xã hội. Ông chia sẻ khi bắt đầu cuộc trò chuyện: “Khi mới xem clip nữ sinh ẩu đả đầu tiên, tôi thực sự bị sốc và dư luận xã hội hầu như đều bàng hoàng, phẫn nộ. Nhưng xem ra đó không phải trường hợp hy hữu, vì sau đó, một loạt vụ khác liên tiếp được báo chí đưa lên. Điều này cho thấy bạo lực học đường đã trở nên phổ biến và trong nhiều trường hợp đã đến mức nghiêm trọng là có hành vi vi phạm pháp luật”. 1/ Báo chí đừng nêu vấn đề rồi để đấy! Cảm giác bàng hoàng, phẫn nộ của dư luận đã vơi dần, dù sau đó có những clip hay sự việc bạo lực học đường khác nghiêm trọng hơn. Có một nghịch lý thú vị là khi mức độ phổ biến và nghiêm trọng tăng cao, đáng cần một sự quan tâm sâu rộng hơn, thì tâm lý chung lại là, chuyện phổ biến thành ra… bình thường. Điều này một phần phản ánh tâm lý người dân: chuyện hy hữu, chuyện lạ dễ được chú ý hơn chuyện quen thuộc, phổ biến. Cũng có phần do báo chí, vốn có ưu thế là phương tiện tác động nhanh, mạnh đến công chúng. Thực ra, hiện tượng bạo hành trong nữ sinh không phải bây giờ mới có, nhưng chỉ đến khi báo chí phát hiện ra vụ nữ sinh Trường THPT Trần Nhân Tông và đồng loạt lên tiếng phê bình thì mới được chú ý. Khi báo chí đề cập thì kéo theo sự quan tâm, mà khi báo chí giảm quan tâm thì độc giả cũng không còn diễn đàn để bày tỏ. Khi đặt vấn đề trở lại mổ xẻ hiện tượng này, để nhìn rộng ra các vấn đề xã hội, văn hoá, giáo dục... bản thân chúng tôi có lúc băn khoăn là sự việc cũng đã nguội dần. Dù sự việc lúc này đã lùi hơi xa nhưng tôi thấy đây vẫn là vấn đề rất thời sự và bức xúc bởi không phải chỉ có những vụ việc báo chí đã nêu, mà còn nhiều vụ tương tự như vậy ở nhiều nơi như Phú Thọ, Đà Nẵng, Hải Phòng… và nói rộng ra, chuyện nữ sinh bạo hành liên quan đến những vấn đề xã hội rộng lớn hơn. Báo chí cần tham gia tích cực giải quyết vấn đề này. Báo chí đã làm được việc đánh động dư luận trước hiện tượng này, tuy nhiên theo tôi cần phải tiếp tục đeo đuổi. Tôi thấy báo chí đôi khi cũng giống như một số đại biểu Quốc hội, đưa ra vấn đề rồi bỏ đấy, như thế không mong giải quyết hiệu quả. Vừng ơi! Mở cửa. Trang 3 2/ Chúng ta còn dạy học sinh nói dối nhiều quá! Có ý kiến cho rằng, thực trạng bạo lực học đường tràn lan là hệ quả của nền giáo dục còn chưa chú ý đến dạy đạo đức. Là một nhà giáo, rồi quản lý giáo dục, ông có chia sẻ với ý kiến này? Tôi cho rằng không phải, thậm chí ngược lại. Ở bậc phổ thông, chương trình dạy đạo đức của chúng ta rất được quan tâm, thậm chí khá nặng. Hơi một tý là xã hội đòi nhồi nhét vào nhà trường: nào luật giao thông, nào phòng chống tham nhũng, nào bảo vệ môi trường, di sản văn hoá,… Bên cạnh đó còn rất nhiều phong trào, nhiều buổi sinh hoạt Đoàn, Đội, Hội hỗ trợ thêm. Nhưng kết quả giáo dục đạo đức thì kém. Một trong những nguyên do quan trọng là chúng ta còn dạy học sinh nói dối nhiều quá. Ta phát động nhiều phong trào, nhưng vẫn chủ yếu là hô hào, không đi vào thực chất. Ra khỏi cổng trường, thậm chí hết giờ dạy đạo đức, hết buổi mít tinh phát động phong trào là học sinh thấy những cách hành xử khác. Cho nên học sinh nói trên lớp, nói trong các buổi mít tinh là một chuyện, nghĩ thế nào lại là chuyện khác, hành động lại càng khác nữa. Có nghĩa là vấn đề không chỉ nằm ở phương pháp giáo dục mà còn là quan niệm, triết lý giáo dục? Cả xã hội cần có trách nhiệm với học sinh, với lớp trẻ, bởi vì nếu để thanh thiếu niên hư hỏng thì hậu quả rất khó lường, tương lai đất nước rất khó lường. Chúng ta có nhiều tổ chức xã hội, hội đoàn, nhưng ít sáng kiến thiết thực. Nếu các hội đoàn chịu khó suy nghĩ tìm nội dung, cách làm phù hợp thì sẽ có tác động tích cực. Ví như có những trung tâm tư vấn cho học sinh, những lớp giáo dục kỹ năng cho các bậc cha mẹ, hay những hoạt động tinh thần cho thanh thiếu niên thì sẽ rất tốt. Tôi nhớ ngày xưa có tổ chức Hướng đạo sinh thu hút đông đảo thanh thiếu niên, định hướng cho họ về kỹ năng sống và ý thức công dân bằng những cách rất hay. Nhờ vậy mà hướng đạo sinh nói chung rất tháo vát, năng động, đồng thời có ý thức kỷ luật cao; họ tự hào về tổ chức của mình, do đó không mấy ai dám làm những điều không xứng đáng. Những kinh nghiệm này không phải khó để áp dụng. BÀI 2: GIẢM NIỀM TIN: VẤN ĐỀ KHÔNG THỂ COI THƯỜNG 1/ Phải xem là những vấn đề xã hội gay gắt Xã hội có trước khi chúng ta ra đời. Những “bức tường xã hội" có sẵn khi chúng ta sinh ra nhưng rồi cũng do chúng ta bồi đắp nên. Chúng ta bị đóng khung trong những “bức tường” ấy bằng chính sự hợp tác tự nguyện của chúng ta. Vì thế, tất cả chúng ta đều không vô can trước những hiện tượng xã hội đau lòng nói trên.Có xác định rõ điều đó mới huy động được lực lượng rộng lớn của cả xã hội tham gia vào việc đấu tranh nhằm hạn chế và đi đến xóa bỏ tận gốc những hiện tượng xã hội đáng buồn đó. Cần phải xem những chuyện bạo lực nói trên là những “hiện tượng xã hội” để có sự phân tích một cách thấu đáo về cấu trúc xã hội. Từ đó hiểu hơn về môi Vừng ơi! Mở cửa. Trang 4 trường xã hội mới mong tìm ra nguyên nhân đích thực của các hiện tượng xã hội đang là nỗi bức xúc nói trên. Để trên cơ sở đó có chiến lược xây dựng đất nước một cách cơ bản tương thích với mục tiêu phát triển đất nước và tinh thần thời đại. Có nghĩa là, phải xem những chuyện “nữ sinh đánh nhau”, rồi bạo lực gia đình, bạo lực học đường, bạo lực đường phố, bệnh tâm thần tăng cao, tự tử… là những vấn đề xã hội gay gắt mà đôi khi chưa được đặt ra một cách thật nghiêm túc đúng với tầm vóc của nó đi liền với vấn đề tăng trưởng kinh tế qua các chỉ số GDP. Đừng quên rằng, xã hội mới là mục tiêu của phát triển, vì nói xã hội tức là nói con người. Trên ý nghĩ đó, xã hội vừa là mục đích vừa là động lực của tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển có bền vững hay không, có ý nghĩa trực tiếp đến sự cải thiện cuộc sống của người dân, thực sự đem lại hạnh phúc cho đại đa số quần chúng nhân dân hay không cần phải lấy mục tiêu xã hội làm điểm quy chiếu. 2/ Nhìn thẳng vào nguồn cơn Một khi môi trường xã hội ngày càng xuống cấp, cảm giác về sự mất an toàn trước những tệ nạn xã hội đang ngày càng gia tăng thì dù kinh tế có tăng trưởng bao nhiêu đi nữa, con người vẫn cảm thấy bất an. Và cũng không thể không chỉ ra những hiện tượng “tự xử” bằng “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” nói trên còn là do sự xói lở niềm tin về những giá trị sống vốn mang tính vĩnh cửu như chân, thiện mỹ. Khi mà từ đứa trẻ con cho đến người lớn hàng ngày chứng kiến thực trạng tham nhũng ngày càng lộng hành, càng chống càng tăng. Mà ai thì mới có thể tham nhũng, điều ấy rõ như ban ngày, chính điều này đang đè nặng lên đời sống tinh thần của các tầng lớp nhân dân. Trong bài viết cuối cùng của mình đăng trên báo Nhân Dân, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã cảnh báo: “Nhiều người có chức có quyền trong hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần chúng hư hỏng quá, thoái hóa, biến chất, chạy theo chức quyền, tiền, danh và lợi, những người ấy đang làm cho một bộ phận không nhỏ trong nhân dân ta ngày càng giảm lòng tin vào Đảng, đưa đến tình hình nguy kịch không thể coi thường”. Những “hiện tượng xã hội” nói trên không thể không là hệ lụy trực tiếp hoặc gián tiếp của “tình hình nguy kịch” đó. Rõ ràng là phải nhìn thẳng vào sự thật cho dù đó là một sự thật đau lòng. Và đây là nỗi đau không của riêng ai, nỗi đau của tình trạng suy thoái về đạo đức, một nỗi đau xã hội. 3/ Hình thành đạo đức không phải bằng rao giảng Thật ra, nếu nghĩ kỹ thì thấy rằng không ở đâu mà vấn đề đạo đức được nói nhiều như ở ta. Những “rao giảng" đạo đức vẫn được thực hiện thường xuyên. Thế nhưng, hình như càng “rao giảng” thì sự xuống cấp của đạo đức, sự băng hoại của đạo lý xã hội càng là một thực tế đáng buồn. Vì rằng, không thể giáo dục đạo đức bằng những lời rao giảng, mà bằng sự nêu gương, bằng sự thuyết phục của những hành vi đạo đức trong đời sống hàng ngày. Một khi lời nói không đi đôi với việc làm, “nói vậy mà không phải vậy” thì càng rao giảng, càng gây nên những phản tác dụng. Khi một “huấn luyện viên” cay cú xông vào bóp cổ trọng tài thì đây chính là sự “huấn luyện” mỉa mai nhất. Vậy mà e rằng không thiếu những “huấn luyện viên” ngoài sân cỏ, có thể họ không bóp cổ người ta nhưng họ bóp chết niềm tin của con người vì họ rao giảng một đằng nhưng lại làm một nẻo! Bởi vậy, sự hình thành đạo đức không phải bằng sự rao giảng, bằng phát động phong trào mà phải bằng cả một quá trình giáo dục từ khi con người còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi chào đời, để rồi trong suốt cả quá trình định hình và phát triển nhân cách từ gia đình, nhà trường và xã hội quá trình ấy vẫn bền bỉ, nhẫn nại tiến hành. Vừng ơi! Mở cửa. Trang 5 Thiếu hụt một “công đoạn” của qúa trình ấy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành nhân cách mà sự bù đắp sẽ rất vất vả. Trong một số trường hợp là không thể. 4/ Giáo dục đạo đức đi liền giáo dục ý thức pháp luật Khi mà không ít trường hợp, pháp luật chưa thực hiện được đầy đủ tính công minh để làm điểm tựa cho người dân, khi mà niềm tin vào công lý đã bị mai một, thì cảm giác bất an sẽ ngự trị trong đời sống xã hội, người ngay sợ kẻ gian, cái thiện bất lực trước cái ác… Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho bạo lực gia tăng. Bạo lực, xét đến cùng, đó là cách vận dụng luật rừng thay cho luật pháp. Ấy thế mà “luật” và “luật rừng” kỵ nhau như nước với lửa. “Luật rừng” tồn tại trong cạnh tranh sinh tồn, “mạnh được yếu thua, khôn sống mống chết” ở các giống loài. Còn Luật pháp thì biến “quyền tự nhiên” của con người trở thành “quyền thực sự trong xã hội”. Cho nên, ở đâu chưa có luật pháp, ở đấy chưa có tự do của con người. Vì thế mà người ta cho rằng luật pháp chính là một thành tựu của nền văn minh. Luật pháp có mối liên hệ chặt chẽ với đạo đức. Trong một xã hội dân chủ, công bằng và văn mình mà chúng ta đang xây dựng thì “pháp luật là đạo đức tối thiểu và đạo đức là pháp luật tối đa”. Cho nên giáo dục đạo đức đi liền với giáo dục ý thức pháp luật đang là một đòi hỏi của sự phát triển, trong đó tiến bộ xã hội gắn liền như bóng với hình của tăng trưởng kinh tế. BÀI 3 :BẠO LỰC: CHỈ BÁO VỀ SỰ THAY ĐỔI HỆ THỐNG GIÁ TRỊ (VnMedia) - “Phải nhìn cho ra từ những hiện tượng xã hội bức xúc nói trên là những chỉ báo sống động và trung thực về hệ thống giá trị đang bị xáo trộn, những chuẩn mực xã hội đang bị chao đảo” - Giáo sư Tương Lai nhận định. 75 tuổi, Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam là một một học giả uy tín. Ông từng là thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, ở trong nhóm tư vấn về văn hóa và xã hội. Ông là tác giả của nhiều bài viết có tính nghiên cứu hoặc bình luận các chủ đề văn hóa xã hội của Việt Nam một cách sắc sảo và thẳng thắn. Là một chuyên gia xã hội học, GS Tương Lai rất tích cực lên tiếng trước những vấn đề xã hội nóng bỏng. Dù sức khoẻ không được tốt, ông vẫn dành cho VnMedia nhiều thời gian chia sẻ xung quanh hiện tượng bạo lực gia tăng trong xã hội thời gian gần đây. 1/ Chữa trị bạo lực: Vừa cấp cứu vừa lâu dài Bạo lực gia tăng là nỗi đau không của riêng ai. Dù là bạo lực gia đình, bạo lực học đường, bạo lực ngoài đường phố, bạo lực trên sân cỏ… thì cũng đều là những vết thương cứa vào cơ thể xã hội Vừng ơi! Mở cửa. Trang 6 Những vết thương ấy nếu không được kịp thời chữa trị bằng những liệu pháp vừa mang tính cấp cứu, vừa có tính cơ bản lâu dài, thì di lụy của chúng sẽ thật khó lường. Cứ thử nghĩ xem: Một học sinh lớp 10 dễ dàng đâm chết bạn với một con dao thủ sẵn trong cặp sách vở. Những clip nữ sinh “tra tấn” bạn một cách dã man ngay tại trường học liên tiếp được đưa ra. Người ta cố tình thả chó cắn chết một cách dã man người phụ nữ nghèo đi mót cà phê…. Đương nhiên, nếu xem xét kỹ, thì không phải chỉ ở ta mới có những hiện tượng đau lòng vừa kể. Cụm từ “nữ sinh đánh nhau” được chỉ ra từ Google có đến hơn 3 triệu thông tin, có thông tin ghi chú rằng sự kiện này ở Trung Quốc còn “ác liệt” hơn nhiều. Nói về cái ác thì không giới hạn. Chỉ mới đây thôi dư luận xã hội Trung Quốc đã bàng hoàng trước thông tin về xác trẻ em bị thả trôi sông, trong số đó thậm chí còn được đặt trong một túi nhựa dán nhãn “rác y tế”! Phi nhân tính đến cỡ ấy là cùng! Cho nên chuyện nữ sinh đánh nhau “ác liệt” thì thấm vào đâu! Có lẽ cùng với những hiện tượng trên nên nghĩ thêm về chuyện số người đến khám các chứng bệnh về tinh thần mỗi tháng tại bệnh viện Tâm thần TPHCM bằng số bệnh nhân của cả năm cách đây 10 năm! Nguyên nhân nào dẫn đến việc 400 bệnh nhân tâm thân phải nhập viện mỗi ngày so với 70 người chỉ cách đây 5-10 năm tại bệnh viện này? Rồi những con số sau đây đang nói lên điều gì: 25% gia đình có bạo lực tinh thần và 30% gia đình có bạo lực cưỡng ép quan hệ tình dục! Đây là kết quả khảo sát tại 6 tỉnh thành ở Việt Nam của Dự án AECID (cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha) do TƯ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội LHPNTP Cần Thơ thực hiện. 2/ Chỉ báo về sự thay đổi của hệ thống giá trị Xã hội là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa người và người. Vì thế, suy rộng ra, khi mối quan hệ giữa người với người được thực hiện bằng bạo lực thì vào lúc ấy, tính người đã bị đánh mất! Sử dụng bạo lực trong mối quan hệ giữa người và người trong xã hội, trừ những trường hợp phải trấn áp và trừng trị kịp thời những kẻ đang thực hiện hành vi thú tính gây tổn thương cho người lương thiện, tức là đã tự hạ thấp hoặc đánh mất nhân cách của chính mình, làm tổn thương đến cộng đồng. Điều này phải được dạy cho trẻ con ngay từ trong gia đình, từ các lớp mầm non, cho đến tuổi trưởng thành. Không phải dạy bằng lý thuyết, mà bằng hành vi và ứng xử của người lớn, bằng những thói quen ứng xử hàng ngày giữa trẻ với trẻ, trở thành tập quán được định hình trong cộng đồng. Nhà văn hóa đáng kính Nguyễn Khắc Viện từng lưu ý: “Có thể nói sau 5, 6 tuổi, tính tình con người ta đã hình thành rồi, giáo dục khó mà biến đổi”. Dẫn ra điều này để nói rằng, những hiện tượng bạo lực vừa qua không hề ngẫu nhiên, mà là hệ lụy của cả một quá trình sống trong một môi trường xã hội đang có quá nhiều vấn đề, mà ánh phản chiếu trung thực của nó là sự xuống cấp của hệ thống giáo dục và đào tạo. Vừng ơi! Mở cửa. Trang 7 Nói là ánh phản chiếu với hàm ý ngành giáo dục đào tạo không thể không chịu trách nhiệm về sự kiện đau lòng nói trên. Song chỉ quy tội cho sự yếu kém và bất cập của hệ thống này thì chưa đủ, mà nếu chỉ thế, thì không thể đưa ra được giải pháp hữu hiệu. Phải đặt hệ thống này vào trong hệ thống lớn hơn với những bất cập ở tầm vĩ mô, để không thể không phân tích một cách trung thực thẳng thắn với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, nghiêm túc chỉ ra những sự thật vốn thường được né tránh và kiêng kỵ, vì được liệt vào lĩnh vực “nhạy cảm”! Phải nhìn cho ra từ những hiện tượng xã hội bức xúc nói trên là những chỉ báo sống động và trung thực về hệ thống giá trị đang bị xáo trộn, những chuẩn mực xã hội đang bị chao đảo. BÀI 4: GIÁO DỤC VIỆT NAM VẪN THEO KIỂU VÃI THÓC CHO GÀ. 1/ Kỹ năng sống chỉ là ngọn, giá trị sống mới là gốc Hiện tại người ta nói nhiều đến giáo dục kỹ năng sống. Đó cũng là điều mà giáo dục chúng ta đã bỏ quên lâu nay? Bây giờ chúng ta mới đề cập đến điều này đã là muộn. Nhưng, “kỹ năng sống” vẫn chỉ là ngọn, tôi cho phải đi từ gốc là giáo dục “giá trị sống”. Ta phải dạy học sinh từ nhỏ biết giá trị của con người. Chẳng hạn như, để chúng tự nhận thức giá trị của sự bình an thì chúng sẽ có xu hướng hành động tìm đến giá trị sống bình an, yêu thương… Vấn đề giáo dục “giá trị sống” mà ông đề cập khá mới mẻ…. Chương trình giáo dục các “giá trị sống” đã được các Ban Giáo dục của UNESCO và UNICEF bảo trợ. Chương trình này do các nhà giáo dục của một số nước tiến tiến trên thế giới tập hợp và nghiên cứu thành công từ năm 1995 của thế kỷ trước. Chương trình hướng tới việc phát triển 12 giá trị căn bản của cá nhân và xã hội như: Hợp tác, tự do, hạnh phúc, trung thực, khiêm tốn, yêu thương, hòa bình, tôn trọng, trách nhiệm, giản dị, khoan dung và đoàn kết. Trong đó, người dạy có vai trò hướng dẫn giúp người học bằng một loạt các hoạt động mang tính trải nghiệm, thấu hiểu, lắng nghe để người học tự khám phá, tự phát triển. Chính quá trình truyền tải bằng phương pháp trải nghiệm này học sinh khiến học sinh vừa thấu hiểu các giá trị đồng thời cũng sẽ khiến các em hình thành các kỹ năng sống trong xã hội một cách bền vững. Lối giáo dục của chúng ta hiện nay dường như vẫn theo lối áp đặt nhiều hơn là hướng dẫn người học trải nghiệm, khám phá? Vừng ơi! Mở cửa. Trang 8 Trong giáo dục, chúng ta chưa đi sâu vào thực chất, vẫn là lối truyền đạt một chiều, không để học sinh trình bày suy nghĩ, cảm xúc của mình. Và đặc biệt, chúng ta chưa dạy học sinh phương pháp tự học và phương pháp tự rèn luyện. Mục tiêu của giáo dục là phải biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Tôi vẫn đùa là chúng ta giáo dục theo lối vãi thóc cho gà công nghiệp, em học sinh nào ngẩng cổ hứng được thì may… Chẳng hạn chúng ta giáo dục kỷ luật tự giác nhưng khi không xây dựng được ý thức tự giác từ bên trong thì hình thức kỷ luật áp đặt bắt buộc từ bên ngoài sẽ không được lâu bền. Phải giáo dục theo lối trải nghiệm để học sinh tự nhận ra bằng việc tự suy ngẫm thông qua chính những việc mình đã nghe, nhìn thấy trong cuộc sống của bản thân để rút ra kết luận. 2/ Trường tôi như một cái sàng để lọc Quay trở lại nơi câu chuyện bắt đầu, thầy Bình xin hưu vì “mệt mỏi”. Ông đã bao giờ bị rơi gặp trường hợp bị “đánh” như thầy Bình? Nghe ông chia sẻ thấy dường như sự mệt mỏi, buông xuôi ít đến với ông. Tôi và giáo viên của tôi chưa hề bị hành hung trong suốt 20 năm qua. Giáo viên của tôi bị học sinh nhắn tin quấy nhiễu thì có. Nếu thầy Bình gặp tôi, tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm. Ở trường, tôi có một đội ngũ giáo viên tuyệt vời, là những người rất kiên nhẫn và được học sinh tôn trọng, yêu thương… Các thầy cô thương yêu học sinh thật lòng nên chúng hiểu và tôn trọng những tình cảm chân thật ấy. Tôi coi mỗi giáo viên chủ nhiệm là một hiệu trưởng con và họ luôn có trách nhiệm với học sinh của mình đến cùng. Triết lý giáo dục của nhà trường là không dùng quyền lực để khuất phục học sinh mà thuyết phục học sinh bằng chính lòng vị tha của mình. Ở cái sàng này, chắc cũng có không ít những trường hợp học sinh hư được cảm hoá? Về cơ bản, chúng tôi đã cảm hoá được nhiều thế hệ học sinh thì mô hình nhà trường mới tồn tại được 20 năm qua. Cách đây mấy năm, có học sinh nam, nhà nghèo chỉ có 2 mẹ con, mẹ bán hàng nước, nhưng vẫn dành dụm tiền mua cho con xe máy. Nhưng anh con này đi chơi cờ bạc, mất cả xe. Tôi biết chuyện mời 2 mẹ con đến nói chuyện. “Cậu xem mẹ cậu gầy yếu thế. Thử xem bây giờ cậu và mẹ ai sống nhờ ai”. “Con sống nhờ mẹ”. Tôi bảo “Không phải. Những ngày này mẹ cậu sống nhờ cậu đấy”. Tôi quay sang hỏi mẹ cậu ấy, bà cũng gật đầu và khóc. “Cậu là nguồn sống duy nhất của mẹ, không có cậu mẹ cậu sống làm sao nổi”. Thành công là đánh thức lương tâm và trách nhiệm của nó… Hôm sau, cậu chặt đứt ngón tay út để thề quyết tâm thay đổi. Mà nó làm được thật. Năm đó, cậu đỗ 2 trường đại học, hiện giờ làm giám đốc một xí nghiệp thép khá lớn, kinh tế rất khá. Giờ gặp cậu vẫn báo cáo, mẹ con dạo này béo rồi thầy ơi. Các thầy cô trong trường tôi cũng có rất nhiều rất nhiều chuyện về các học sinh như vậy. Vừng ơi! Mở cửa. Trang 9 Tất nhiên, không phải học sinh nào cũng tốt lên được đâu. Cũng có những em phải trả giá… Môi trường nhà trường coi như là một cái sàng, những học sinh không chấp nhận các yêu cầu và không tuân thủ các biện pháp giáo dục của nhà trường thì chúng tôi cũng phải đầu hàng… BÀI 5 : GIÁO DỤC VIỆT NAM BỐN NHIỆM VỤ MỚI LÀM MỘT Có một ngôi trường trung học ở thủ đô Hà Nội được nhiều người nhắc tới với biệt danh “Đinh kinh hoàng”, vì là nơi tụ tập của nhiều học sinh cá biệt. Ngôi trường đã ra đời cách đây hơn 20 năm, khởi nguồn từ một đề tài nghiên cứu khoa học về “Giáo dục học sinh chậm tiến”. Khi ấy, đất nước mới đổi mới, trong một cuộc hội thảo của ngành giáo dục Hà Nội, một trong những điều bức xúc nhất là vấn đề đạo đức học sinh. Bà Trần Thị Tâm Đan, lúc đó là Phó Chủ tịch UBND Thành phố đã đồng ý cho thành lập một trường học để “thử nghiệm” công trình nghiên cứu, đồng thời giải quyết khâu yếu kém của học sinh THPT. Trong quá trình thực hiện chuyên đề “Nhìn rộng từ bạo lực học đường", VnMedia đã tìm tới người đề xướng chủ trương này cũng là lãnh đạo trường trong suốt 20 năm qua. Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ những suy nghĩ và quan điểm trên cả 3 vai trò: một nhà khoa học giáo dục, nhà lãnh đạo cơ sở giáo dục và nhà tâm lý học (ông đồng thời là Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Hà Nội). 1/ Phải đối mặt chứ không chạy trốn Chắc ông đã nghe nhiều về các vụ bạo lực học đường thời gian vừa qua.Xin bắt đầu từ trường hợp thầy Hiệu trưởng trường THCS Lê Lai xin nghỉ việc. Cùng ở cương vị người thầy quản lý học sinh hư, ông có đồng cảm với quyết định này của đồng nghiệp? Trước hết, tôi thấy ở thầy Bình (Hiệu trưởng trường THCS Lê Lai – PV) ý thức chịu trách nhiệm. Khi người ta cảm thấy năng lực không đủ để giải quyết vấn đề thì chủ động xin từ chức. Cái văn hoá từ chức này có lẽ nên phát triển rộng hơn ở nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, tôi cũng có băn khoăn. Nếu ta chạy trốn khó khăn thì làm sao giải quyết được vấn đề. Càng trong khó khăn càng cần phải thể hiện bản lĩnh… Trường tôi năm nào cũng có học sinh đánh nhau và chúng tôi luôn xác định tinh thần phải đối mặt. 20 năm ở ngôi trường như vậy, ông “đối mặt” theo cách gì? Trước hết là từ quan niệm. Từ khi thành lập trường, tôi đã xác định chủ trương thu nhận những học sinh khó khăn trong việc học tập và rèn luyện… vừa “thực hành” vừa “nghiên cứu” để có những phương pháp giáo dục thích hợp. Vừng ơi! Mở cửa. Trang 10 Các trường có quan điểm đẩy các học sinh hư ra khỏi trường, còn chúng tôi chấp nhận cả những học sinh bị những nơi khác từ chối và cố gắng giáo dục các em. Trước khi mở trường Đinh Tiên Hoàng, tôi cũng đã từng làm hiệu phó ở một trường trung học. Ở đó, tôi đề xuất, dồn các học sinh yếu kém vào một lớp và để các thầy giỏi nhất dạy lớp kém nhất này. Với những học sinh cá biệt, phải biết rèn và động viên họ. Tôi đánh giá giáo viên giỏi trên tiêu chí là học sinh của anh có tiến bộ hay không... 2/ Bắt học trò tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình Cụ thể hơn, với những hiện tượng bạo lực học đường, trường Đinh Tiên Hoàng đã có các biện pháp đối phó như thế nào? Chúng tôi luôn hoà giải, không phân định thắng thua để các em không hằm hè nhau. Rồi phân tích sự việc, quy trách nhiệm cụ thể, em nào có lỗi đến đâu chịu trách nhiệm đến đó. Ở trường tôi hiện nay, tất cả các hoạt động của học sinh đều được nhìn nhận, xem xét… dưới góc độ tâm lý học. Chúng tôi luôn quan niệm yếu tố tâm lý là một điều vô cùng quan trọng với lứa tuổi này. Trường có một phòng tư vấn tâm lý học đường cho học sinh và phụ huynh. Chẳng hạn, với hiện tượng bạo lực học đường thời gian vừa qua, chúng tôi coi đó là một tình huống để giáo dục. Trường đã tổ chức thảo luận ở từng lớp, để các em đánh giá hiện tượng, chia sẻ thái độ trước những việc này, thảo luận xem khi xảy ra chuyện thì sẽ tự giải quyết như thế nào… Những hoạt động như vậy cũng tác động phần nào đến nhận thức của các em. Chí ít cũng là một cách cảnh báo, chứ không phải như tình trạng hiện nay, vừa xảy ra chưa nguôi lại liên tiếp có các vụ việc mới. Bỏ công sức đào tạo học sinh cá biệt như vậy, không biết ông có nhìn nhận cởi mở hơn về tình trạng bạo lực học đường đang khiến xã hội kêu ca? Hiện tượng học sinh đánh nhau là một quy luật. Ở lứa tuổi trung học, học sinh có lúc phát triển đột biến về tâm sinh lý. Về mặt cá tính, các em thích thể hiện vai trò của mình và trong quá trình đó sẽ có va chạm, xung đột. Chắc chắn hiện tượng này sẽ còn xảy ra mãi. Nhưng ở những vụ việc thời gian qua, có 2 điều tôi thấy rất đáng lên án. Một là đánh hội đồng, có tổ chức chứ không phải bột phát. Hai là các em ứng xử với nhau quá đáng đến mức vi pháp luật. Mặt khác số đông học sinh chứng kiến lại thờ ơ với hiện tượng này. Những mức độ đó chúng ta phải ngăn chặn. Bàn về việc ngăn chặn, các vụ việc nữ sinh đánh nhau dã man thời gian qua đều được các trường học xử lý nội bộ. Ông có cho rằng, pháp luật “nể nang” những học sinh vị thành niên này? Vừng ơi! Mở cửa. Trang 11 Vi phạm thân thể như hành động của các em trong các clip là vi phạm pháp luật, đây không còn là chuyện nhà trường nữa. Tôi cho là trong những vụ việc như thế này, phải bắt học trò tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Các em chưa đến tuổi thành niên, chủ yếu là phải giáo dục nhưng hoàn toàn vẫn có những hình thức xử phạt nghiêm khắc phù hợp. Ví dụ công an cho giam lỏng vài ngày để các em có điều kiện suy nghĩ và biết sợ. Chứ hình thức kỷ luật, kiểm điểm trong nhà trường thì ít có tác dụng răn đe, nhất là những học sinh lỳ lợm, dễ coi thường. Tôi sang Mỹ công tác, bang California cũng có một trường kiểu như trường Đinh Tiên Hoàng. Có một bốt cảnh sát ngay trong trường, học sinh làm bậy là xử lý đúng luật, chắc vì thế cũng phải dè chừng hơn. Những năm đầu tiên, trường Đinh Tiên Hoàng cũng phải thuê cảnh sát cơ động làm bảo vệ trường ấy chứ. 3/ Giáo dục chưa chú ý tới hoàn thiện nhân cách Như ông đã nói, nhiều hiện tượng bạo lực học đường hiện nay đã đến những mức độ quá đáng. Dưới góc nhìn của ông, đâu là những nguyên nhân? Phải nhìn thẳng là ta chỉ hơn thế giới là không có khủng bố chứ bạo lực thì ta cũng đâu kém gì: bạo lực gia đình, bạo lực học đường, tội phạm xã hội… Về vấn đề bạo lực học đường, nguyên nhân đầu tiên là từ gia đình. Phải thấy rằng nhiều tổn thương trong gia đình dẫn đến phát triển xấu ở học sinh. Hiện nay, trong các gia đình xu hướng ly tán, không hạnh phúc tăng lên. Như ở trường tôi, trước đây, chỉ có 5-7% gia đình học sinh như vậy giờ hơn gấp đôi. Phần lớn những học sinh hư là ở thành phần này. Thứ hai là xã hội. Kinh tế thị trường có nhiều điểm tiến bộ nhưng cũng có những mặt trái. Nhiều dịch vụ sinh ra để đáp ứng nhu cầu xã hội, hiện nay cái gì cũng dịch vụ… Tuy nhiên, chúng ta lại chưa có một sự phát triển đối trọng ở khu vực dân sinh. Ta rất thiếu những điểm vui chơi công cộng, kinh phí dành cho các đoàn thể để tổ chức những hoạt động văn hoá – xã hội cũng thiếu. Những hoạt động để hỗ trợ lành mạnh hoá đời sống cho thanh thiếu niên còn chưa được đầu tư. Tôi ví dụ, ngay trong trường của tôi, tiền trả lương cho giáo viên đã chiếm gần hết, không còn nhiều kinh phí để tổ chức các hoạt động ngoại khoá khác. Thế còn giáo dục chịu trách nhiệm như thế nào trong vấn đề này thưa ông? Hiệu quả giáo dục của chúng ta chưa cao. Chúng ta lao vào lo kiến thức văn hoá mà chưa chú ý tới việc hoàn thiện nhân cách. UNESCO đưa ra 4 mục tiêu giáo dục: Học để biết, Học để làm, Học để chung sống và Học để làm người. Tức là giáo dục của họ nhắm đến rất nhiều điều, trong khi đó, chúng ta chỉ tập trung dạy kiến thức, mới chỉ hướng vào mục tiêu đầu tiên. Mục tiêu học để làm, tức là đào tạo gắn thực tế cũng chưa được chú trọng, còn việc đào tạo nhân cách sống thì gần như lãng quên. Vừng ơi! Mở cửa. Trang 12 BÀI 6: LẦN ĐẦU TIÊN ĐƯA GIÁO DỤC “GIÁ TRỊ SỐNG” VÀO TRƯỜNG HỌC (VnMedia) - Năm 2010, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ đưa chương trình giáo dục “giá trị sống” vào thí điểm tại các trường mầm non, tiểu học. Đây là lần đầu tiên, nền giáo dục Việt Nam đặt vấn đề này trong chương trình đào tạo. Những hiện tượng bạo lực học đường liên tiếp xảy ra không chỉ cảnh báo về một vấn nạn xã hội mà còn cho thấy nền Giáo dục chưa chú trọng tới việc đào tạo nhân cách cho học sinh. Nhiều người đặt vấn đề giáo dục các “kỹ năng sống”, nhưng TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý – Giáo dục Hà Nội lại có quan điểm cần chú ý tới việc giáo dục các “giá trị sống” trước. TS. Nguyễn Tùng Lâm đồng thời là Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội. Đây là ngôi trường thành lập ra với mục đích nhận đào tạo các học sinh “gặp khó khăn về rèn luyện đạo đức”. Từ kinh nghiệm trong những năm ở ngôi trường đặc biệt này cùng hoạt động nghiên cứu của một nhà khoa học tâm lý, ông đã triển khai chương trình này tại trường. Đặc biệt, vừa qua, chương trình đã được Sở GD-ĐT Hà Nội chỉ đạo thí điểm tại các trường mầm non và tiểu học trên địa bàn. Chương trình giáo dục các “giá trị sống” đã được các Ban Giáo dục của UNESCO và UNICEF bảo trợ. Chương trình này do các nhà giáo dục của một số nước tiến tiến trên thế giới tập hợp và nghiên cứu thành công từ những năm 90 của thế kỷ trước. Chương trình hướng tới việc phát triển 12 giá trị căn bản của cá nhân và xã hội như: Hợp tác, tự do, hạnh phúc, trung thực, khiêm tốn, yêu thương, hòa bình, tôn trọng, trách nhiệm, giản dị, khoan dung và đoàn kết. Trong đó, người dạy có vai trò hướng dẫn giúp người học bằng một loạt các hoạt động mang tính trải nghiệm, thấu hiểu, lắng nghe để người học tự khám phá, tự phát triển. Chính quá trình truyền tải bằng phương pháp trải nghiệm này học sinh cũng sẽ hình thành được các kỹ năng sống xã hội một cách bền vững. Theo Tiến sỹ Lâm, "trẻ em, trong quá trình phát triển nhân cách, nếu được sớm hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình thì sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với các biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống...". Vừng ơi! Mở cửa. Trang 13 BÀI 7: MUỐN CẢI CÁCH GIÁO DỤC PHẢI CHẤN HƯNG VĂN HÓA Năm nay 63 tuổi, Dương Trung Quốc là một cái tên quen thuộc cùng chức danh nhà sử học, nghề nghiệp mà ông theo đuổi cả đời. Ông cũng được biết đến là một trong những đại biểu Quốc hội nổi tiếng trên nghị trường với nhiều phát biểu phản biện thẳng thắn và sắc sảo. Trong các vấn đề xã hội, ông cũng là một trong những tiếng nói được chú ý. Trong cuộc với VnMedia xung quanh hiện tượng bạo lực học đường và bạo lực xã hội xôn xao thời gian qua, ông cũng mở rộng quan điểm về các vấn đề văn hoá và lịch sử. 1/ Cái gốc vẫn là Văn hoá Thưa ông, vừa qua, liên tiếp các vụ bạo lực học đường gây ra làn sóng xôn xao trong dư luận. Còn với ông, cảm xúc mạnh nhất mà nó tác động là gì? Cũng như cả xã hội, tôi cũng rất quan tâm về hiện tượng này và trải qua nhiều trạng thái cảm xúc khi thấy các vụ việc phát lộ liên tục thành chuỗi. Phải nói rằng hiện tượng này đã tồn tại từ lâu, những đoạn video clip của nữ sinh Trần Nhân Tông ở Hà Nội, Lê Quý Đôn ở Hà Đông... được tung lên mạng kia là giọt nước làm tràn ly thôi. Xã hội giật mình chú ý rồi sôi sục với nó phần nhiều là do hiệu ứng mạnh mẽ của phương tiện truyền thông hiện đại... Mới đây có vụ việc nghiêm trọng hơn vừa xảy ra ngay trên địa bàn mà tôi là đại biểu Quốc hội là tỉnh Đồng Nai, chỉ từ một xích mích nhỏ mà một học sinh lớp 10 cầm dao đâm chết bạn mình ngay tại lớp học. Nhưng có vẻ sự quan tâm của xã hội còn kém hơn so với các clip ồn ào kia. Có lẽ nhiều vụ việc tương tự cũng đã bị xem nhẹ với sự bàng quan như thế… Khi những hiện tượng này gây chú ý, người ta coi nguyên nhân chính là do nền Giáo dục còn nhiều bất cập. Giáo dục đủ sức gánh hết trách nhiệm này không, theo ông? Tất nhiên không thể đổ lỗi hết cho Giáo dục mà trách nhiệm của nhiều ngành liên quan... Thực sự, tôi hơi hoang mang vì nhìn vào đâu cũng thấy còn rất nhiều bất cập và chưa biết bắt đầu khắc phục ở chỗ nào. Pháp luật của chúng ta chưa nghiêm minh, chưa đủ sức răn đe, ngăn ngừa, chúng ta cũng chưa có những nhìn nhận nghiêm túc về hiện tượng này trên góc độ tâm lý, xã hội học. Tôi cho rằng cái gốc vẫn là Văn hoá. Lâu nay, ta thường nói đến các bất cập của Giáo dục, nhưng khi Văn hóa đang có nhiều điều cần phải bàn thì rất khó có thể làm gì với Giáo dục nếu không nói đến chấn hưng Văn hóa. Vừng ơi! Mở cửa. Trang 14 2/ Xã hội có biến chuyển về chất Không chỉ bạo lực học đường, qua các phương tiện thông tin đại chúng, người ta thấy những biểu hiện bạo lực, tội ác trong xã hội dường như ngày càng phổ biến và tăng thêm mức độ nghiêm trọng. Có bi quan không nếu cho rằng, điều này phản ánh một sự bất ổn nào đó trong phát triển xã hội của chúng ta? Hiện tượng bạo lực học đường, bạo lực xã hội trong thanh thiếu niên đã tồn tại từ lâu nhưng chưa được để tâm đúng mức Bất ổn à? Dường như xã hội đã có những biến chuyển về chất mà các nhà quản lý vẫn thấy chỉ là những hiện tượng “ngoài da”. Ngay trong các vụ việc bạo lực học đường, người ta lên án lớp trẻ mà chưa nhìn lại xem người lớn bây giờ như thế nào. Trẻ con hư vì người lớn bây giờ tệ. Trong xã hội còn đầy rẫy những vụ việc bạo lực ghê gớm hơn và tôi cho rằng, rất có thể hiệu ứng truyền thông sẽ càng kích thích sự phát tán thông tin bàng phương thức này trên mạng. Có ý kiến cho rằng, bạo lực có mầm mống trong xã hội Việt và điều đó phản ánh trình độ sống thấp của dân tộc. Và rằng, trong quá trình phát triển, chúng ta chưa có một thứ tôn giáo đủ mạnh để nuôi dưỡng sự hướng thiện. Là một chuyên gia nghiên cứu lịch sử, ông có đồng tình với nhận định này? Tôi chia sẻ quan điểm về sự thiếu niềm tin tôn giáo. Cứ mỗi lần khai lý lịch đến cái mục “Tôn giáo: không”, tôi lại tự hỏi vậy mình không còn đức tin nào hay sao. Mà không phải chỉ tôi, đa phần người Việt có lẽ cũng ở tình trạng tương tự, nhiều bạn bè nước ngoài thấy kinh ngạc vì điều này. Tuy nhiên, tôi không tán thành việc kết luận khát quát về dân tộc dựa trên những hiện tượng đơn lẻ như vậy. Thật ra thời nào, đất nước nào cũng có những hiện tượng bạo lực cả thôi. Vừng ơi! Mở cửa. Trang 15 Nước Đức để lại trong lịch sử thế giới thảm hoạ diệt vong thời kỳ Hitler dù họ là một dân tộc phát triển và không thể nói là có trình độ sống thấp. Lịch sử đất nước Trung Quốc trải qua quá nhiều những cuộc nội chiến bạo lực đẫm máu, kể cả cuộc “cách mạng văn hoá” chưa xa. Dân Campuchia rất hiền lành vậy mà có giai đoạn đất nước này làm người ta bàng hoàng với thảm hoạ diệt chủng… Tôi cho rằng, nên nhìn nhận khách quan hơn khi soi lại dân tộc mình. 3/ Đừng coi lịch sử là sọt rác Nhân tiện nói về sự khách quan khi nhìn về quá khứ. Trong khi nhiều dân tộc có những cái nhìn không né tránh, khách quan, công bằng về lịch sử, thì hình như chúng ta chưa có một tâm thế ấy? Là một nhà sử học, tôi cũng phải thừa nhận rằng, lịch sử chưa được đặt ở một vị trí đúng đắn, chưa được nhìn nhận một cách khách quan, vì người ta còn sợ ảnh hưởng đến lợi ích của mình. Lịch sử hay nói rộng hơn là khoa học xã hội của chúng ta hiện nay vẫn chỉ thực hiện vai trò minh hoạ cho những ảo tưởng, những định hướng của một bộ phận. Cách đây đã lâu, tôi có phát biểu tại kỳ họp Quốc hội rằng, đừng coi lịch sử là sọt rác để phi tang những sai lầm của quá khứ. Quay trở lại hiện tượng bạo lực, xã hội đang đi tìm những giải pháp khắc phục hiện tượng này. Ý kiến của ông? Tôi không rõ trong ý nghĩ các nhà quản lý vĩ mô tức các lãnh đạo nhà nước đánh giá từ hiện tượng này như thế nào. Đương nhiên chúng ta cũng không nên “thổi phồng” sự việc nhưng cũng không nên bỏ qua cho là việc nhỏ. Lúc này, tôi nghĩ là phải thật bình tĩnh để tạo nên hiệu ứng tích cực, tức là tạo mối quan tâm xã hội nhưng tránh gây nên sự bất ổn. Trong bối cảnh đất nước đang có những chuyển đổi lớn thì còn phải sắn sàng ứng phó với nhiều hiện tượng khác tương tự, có điều cần chủ động để ứng phó hơn là bị động chứng kiến... Minh Phương (thực hiện) Vừng ơi! Mở cửa. Trang 16 BÀI 8: NGƯỜI VIỆT SỐNG BẰNG HÀNH ĐỘNG NHIỀU HƠN SUY NGHĨ 1/ Sống bằng hành động nhiều hơn suy nghĩ Chia sẻ với ông, trong các vấn đề xã hội gây bức xúc, dư luận cũng quan tâm và lên tiếng mạnh mẽ đấy, nhưng rồi hầu như “chẳng làm thêm được gì”. Có người cho rằng, xã hội đã nhờn thuốc với những lời cảnh báo, hô hào… Vấn đề không phải nhờn thuốc, mà là chưa tìm được thuốc hiệu nghiệm. Còn làm sao để tìm ra thuốc hiệu nghiệm? Tôi cho rằng trước khi đặt vấn đề phải giáo dục nhau thế này, phải lên án nhau thế kia… ta phải nghiên cứu hiện tượng ở bề sâu và bề rộng của nó, từ đó nhận thức cho được thực chất của hiện tượng. Phải xác định không thể nóng vội và xử lý được ngay mà cần thời gian, cần đặt vấn đề chữa trị lâu dài. Một đặc tính của dân mình là sống hời hợt, thường phản ứng vội, theo phong trào, ra quyết tâm nhưng ít đi tới cùng. Quan niệm ăn sâu “nói thì dễ, làm mới khó”, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn đề cao hành động hơn suy nghĩ, không có sự nghiền ngẫm sống… Thiếu sự tư duy, vì không chịu phân tích và suy xét kỹ nên trong các vấn đề, chúng ta không hiểu biết một cách thấu suốt, thực chất… khi ấy, hành động chưa thể hiệu quả. Ý ông là, trong những vấn đề xã hội như thế, chưa nên vội dùng các loại thuốc kháng sinh như các biện pháp xứ lý, trừng phạt… mà là tìm thuốc bổ cho cơ thể? Phải dùng cả thuốc bổ lẫn thuốc kháng sinh. Điều đầu tiên là phải tự tìm hiểu chính mình, vấn đề quan trọng nhất là tự nhận thức. Chỗ này liên quan đến quan niệm sâu xa của mỗi người về kiếp nhân sinh. Tôi hay đọc lại Khổng Tử, và may mắn là tìm ra được một ông Khổng Tử có liên quan đến chuyện chúng ta đang bàn. Khổng Tử của tôi trước tiên là một nhà nhân học vĩ đại, với nghĩa ông rất hiểu về tiềm năng hư hỏng của con người. Trong khi Mạnh Tử đề ra thuyết tính thiện (Nhân chi sơ tính bản thiện) thì với Khổng Tử con người có cả thiện lẫn ác. Ông luôn đặt vấn đề con người phải vượt lên trên bản năng của mình, để tốt hơn, sống cho ra người hơn. Theo nghĩa này, Khổng Tử là một triết gia rất hiện đại. Còn chúng ta hôm nay lại quan niệm về con người quá đơn giản. Trong cách giáo dục, chúng ta luôn tự hào là nhân dân ta sống rất nhân hậu. Tôi không cho là dối trá, nhưng chúng ta ảo tưởng rằng mình nhân hậu. Có nhiều cái chúng ta làm mà không nghĩ rằng đó là bạo lực. 2/ Phải có nghiên cứu Xã hội học bạo lực Bây giờ, với trường hợp bạo lực xã hội, đặt vấn đề chữa trị lâu dài, theo ông, phải bắt đầu từ đâu? Vừng ơi! Mở cửa. Trang 17 Phải đưa các hiện tượng mà ta gọi là tiêu cực hiện nay thành một vấn đề cần nghiên cứu nghiêm túc. Nhiều người nước ngoài nhận xét, thanh niên ta hiện nay khá về khoa học tự nhiên hơn khoa học xã hội. Các kiến thức có tính nhân văn ở các em rất đơn giản. Vì chính người lớn chúng ta cũng có chịu tìm hiểu chính mình đâu, lại càng không chịu tìm hiểu về xã hội mình đang sống. Ví dụ ở các nước, trong hoàn cảnh như ta, chắc chắn người ta phải có những công trình nghiên cứu tầm cỡ về tâm lý thời hậu chiến trong đó có Xã hội học bạo lực… Với thanh thiếu niên, phải có những chuyên đề đi sâu vào bạo lực học đường. Ở ta chẳng ai chịu chi tiền cho cán bộ khoa học làm. Bất đắc dĩ phải làm thì chỉ nhăm nhăm minh họa cho những ảo tưởng có sẵn. Những công trình nghiên cứu gọi đúng thực chất xã hội thì mang đút ngăn kéo, không cho phổ biến đến đông đảo công chúng. Thế sao gọi là nghiêm túc, là thực sự cầu thị? Đi cụ thể vào bạo lực học đường, nhiều ý kiến tranh luận giữa vai trò và trách nhiệm của nhà trường, gia đình, xã hội… Giáo dục có trách nhiệm như thế nào trong chặng thời gian “chữa trị lâu dài” ấy, thưa ông? Trước đây, có sách Quốc văn giáo khoa thư (do nhóm nhà giáo đứng đầu là ông Trần Trọng Kim biên soạn), là sách được dạy chính thức trong các trường học trước năm 1945. Trong loạt bài nói về tính xấu của con người có hai bài đáng lưu ý.. Một bài tả cảnh một bé gái, chơi với mèo song lại giở thói ác, kéo đuôi mèo thật mạnh khiến nó quay lại cào cho một cái thật đau. Bài kia tả một em bé trai chơi với ai chỉ tìm cách hại người ta. Cậu ta từng lấy bút của bạn ngồi cạnh đâm cho quằn đi, lấy đó làm sung sướng. Lối soạn sách như thế này chắc đã bị nhiều nhà giáo dục của ta phản đối. Nhưng tôi cho rằng cách làm của người xưa đúng hơn. Bên cạnh việc giáo dục lòng nhân từ, chúng ta phải đưa vào chương trình phổ thông những bài học như thế này, để ngăn đe, để chống cái tàn bạo bản năng của lớp trẻ.. Khi soạn sách, phải đưa những bài văn có tính chất nuông chiều, buông thả bạo lực ra khỏi nội dung. Nếu cần phải giảng dạy những ca dao tục ngữ truyện cười, truyện cổ tích… có cài chen yếu tố bạo lực như đã nói, không nên lảng tránh mà cần chỉ rõ đây là những di lụy của thời xưa, ngày nay ta biết để tránh. Sở dĩ tôi có đề nghị như vậy vì thấy gần đây, sau những cảnh bạo lực trong học sinh, người ta chỉ nói tới vai trò của thầy giáo cô giáo. Phải luôn luôn quan tâm tới các em, phải biết ngăn chặ các em… Tất cả những cái đó là đúng nhưng chưa đủ. Toàn ngành giáo dục phải vào cuộc với nghĩa cả những người định ra nội dung chương trình giảng dạy, cả những người soạn sách giáo khoa cũng phải có mặt. Vừng ơi! Mở cửa. Trang 18 3/ Truyền thông cũng phải trở thành trường học Trước khi đặt vấn đề phải giáo dục nhau thế này, phải lên án nhau thế kia… ta phải nghiên cứu hiện tượng ở bề sâu và bề rộng Truyền thông và các hoạt động nghệ thuật có vị thế là có khả năng ảnh hưởng tương đối. Theo ông, thì vai trò của họ trong vấn đề này, như thế nào? Truyền thông hiện nay cũng phải trở thành một thứ trường học. Cần lôi cuốn các nhà nghiên cứu cơ bản tham gia phát biểu về các vấn đề thời sự. Rộng hơn từng hiện tượng lẻ, cần khai thác các ngành xã hội học trong việc tìm hiểu con người Việt xã hội Việt. Vấn đề không phải nói cái tốt hay cái xấu, mà là nói thực chất. Nói đúng thực chất thì tự nhiên có người nghe. Với tư cách một người phê bình văn học, điều cuối cùng tôi muốn nói là trước tình trạng đạo đức xã hội như hiện nay, những người làm công việc văn chương tinh thần cũng nên tự vấn lương tâm của mình, nên nghĩ rằng mình phải có trách nhiệm. Vì làm giáo dục một cách mòn sáo thất bại, nghệ thuật đang nghiêng về phía giải trí “mua vui” cho thiên hạ, tuy như ta thấy, chiều nịnh công chúng rút cục là làm hại công chúng. Minh Phương (thực hiện Vừng ơi! Mở cửa. Trang 19 BÀI 9: BẠO LỰC HỌC DƯỜNG TẤM GƯƠNG PHẢN CHIẾU CHA MẸ, THẦY CÔ Sau vụ clip nữ sinh hành hung bạn bị tung lên mạng, rất nhìều ý kiến cho rằng, cần phải tăng cường dạy học sinh kỹ năng sống, bởi nó sẽ giúp cho các em biết đìều chỉnh bản thân và ứng xử đúng mực. Tuy nhiên, nếu xét một cách công bằng thì ngay trong chính đội ngũ thầy cô giáo, nhiều người cũng chưa có được một kỹ năng sống phù hợp với vai trò của một người đứng trên bục giảng. Cùng với đó, nhiều bậc làm cha, làm mẹ cũng có lối sống không lành mạnh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các em. Chuyện học sinh đánh, chửi nhau, cư xử thiếu văn hóa không phải đến bây giờ mới xuất hiện. Thế nhưng, cứ khi nào báo chí rầm rộ đưa tin, nhiều người lại bắt đầu giật mình kêu lên: Trời ơi, sao bọn trẻ con bây giờ hư thế? Và cũng trong thời gian đó, người ta cuống cuồng nghĩ cách giáo dục, kiểm soát các em, ngay lập tức, nghiêm khắc và đầy sốt sắng. Tuy nhiên, để dạy một đứa trẻ, chứ chưa nói đến là cả một lớp trẻ, công việc đâu phải chỉ ngày một ngày hai. Lại càng không thể chỉ trông chờ vào mấy tiết học tăng cường, hay thậm chí thêm hẳn một bộ môn chuyên về kỹ năng sống. Dạy kỹ năng sống rất cần thiết, nhưng ai là người dạy, và dạy như thế nào mới là quan trọng. Chị Nguyễn Thị Mai, có con trai học lớp 4 tâm sự: Tôi rất quan tâm đến việc phát triển toàn diện cho con nên đã đăng ký cho con học một lớp kỹ năng sống ở Trung tâm Tâm Việt. Buổi đầu tiên, cháu về nhà lúc tôi đang nấu ăn. Cháu nhẹ nhàng ôm lấy tôi từ phía sau và nói: “Mùi vị hấp dẫn quá. Mẹ là người nấu ăn tuyệt vời nhất thế giới!”. Tôi ngạc nhiên quay ra nhìn cháu vì đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy điều này. Ngay lập tức, cháu cười và tiết lộ: “Bài tập thực hành đấy mẹ ạ”. Suốt một tuần sau đó, cháu về nhà thực hiện nhiều điều đã được học ở Trung tâm, trở nên chăm chỉ, gọn gàng, vui vẻ và thân thiện. Tuy nhiên, theo lời chị Mai, chỉ sau khi kết thúc khóa học khoảng 2 tuần, mọi sự lại đâu vào đấy. Cậu con trai chị trở lại đúng như trước đây, cẩu thả, luộm thuộm, đòi hỏi mà không thể hiện thái độ biết ơn, hay cáu gắt với em và kém thân thiện với mọi người. Lúc đó, chị Mai chợt nhận ra rằng, để con chị có được một kỹ năng sống tốt, điều quan trọng là chính cha mẹ, thầy cô Vừng ơi! Mở cửa. Trang 20 giáo và những người lớn xung quanh phải là những người có kỹ năng sống, làm gương cho các em. Quan sát tại một cổng trường tiểu học vào buổi sáng, người viết bài này không hiếm lần bắt gặp những cách hành xử thô bạo, kiểu như: “mày có vào lớp ngay không hả, tao làm gì có tiền mà mày đòi mua lắm thứ thế?”. Hay, “Sao mày ngu thế. Nó mà đánh mày thì mày phải đánh lại chứ?”… Thậm chí, có người dang tay tát con ngay trước cổng trường. Cũng không quá hiếm cảnh phụ huynh xông vào lớp, mắng cô giáo ngay trước mặt con. Một lớp học kỹ năng sống dành cho người lớn Không chỉ những bậc làm cha mẹ có trình độ dân trí thấp, ngay cả những người trí thức, những người có học vị cao, cũng không tránh khỏi có những cách hành xử thiếu kỹ năng. Lý do là bản thân họ cũng chỉ chú trọng đến việc trau dồi chuyên môn và khả năng kiếm sống mà ít khi quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng sống. Người lớn thường hành động theo cách mà họ cho là đúng, chứ không phải theo một chuẩn mực hay nguyên tắc nào. Ngay tại gia đình, bố mẹ cũng thường có những cách cư xử làm tổn thương nhau và làm tổn thưong con trẻ. "Không phải tôi không quan tâm đến việc dạy dỗ, kèm cặp con cái. Cũng không phải tôi không có thời gian. Nhưng nhiều khi tôi dạy con mà trong lòng hoang mang không biết mình làm như thế là đúng hay sai" - một phụ huynh băn khoăn. Còn ở trường, để dạy kỹ năng sống cho trẻ, trước hết, giáo viên phải là những người có kỹ năng sống tốt. Trên thực tế, nhiều giáo viên đã không có được những hành vi chuẩn mực hay cách xử sự phù hợp với cương vị của mình. Dưới áp lực thành tích, hoặc những quy định của Vừng ơi! Mở cửa. Trang 21 ngành giáo dục, đa số giáo viên đã quá bận rộn với việc soạn giáo án và giảng dạy sao cho đúng thời gian quy định. “Ngoài việc dạy học bán trú từ sáng tới chiều ở lớp, một mình vừa dạy, vừa trông từ việc học tới việc ăn uống, ngủ nghỉ của hơn 50 học sinh, về nhà tôi còn phải soạn giáo án, làm các tài liệu trực quan hay chuẩn bị các bài giảng bằng máy vi tính… Cuối tuần thì tranh thủ dạy kèm để tăng thêm thu nhập. Vì vậy, ngay cả việc xem thời sự, đọc báo… tôi còn không có thời gian, nói gì đến việc tìm hiểu tâm lý học sinh, hoàn cảnh mỗi em.…” - một giáo viên tiểu học tâm sự. Ngoài ra, một giáo viên được công nhận là dạy giỏi, có tiếng, thường lại không phải là một giáo viên có kỹ năng giáo dục tâm lý tốt. Nhưng đó lại là những giáo viên được tuyển dạy lớp chọn, được nhiều phụ huynh tin tưởng gửi gắm và đi kèm là thu nhập “phụ” rất cao. Trong khi đó, những giáo viên được học sinh yêu mến bởi “tâm lý” thì lại không được nhà trường khuyến khích, thậm chi đôi khi còn bị phê bình. Vì thế, ngay cả khi nhà trường có hẳn một giáo viên dạy bộ môn kỹ năng sống, nhưng nếu các giáo viên khác và cả chính cha mẹ học sinh lại cư xử ngược lại thì mọi cố gắng cũng sẽ trở nên vô ích. Kỹ năng sống chính là khả năng ứng xử theo những cách nhất định trong một môi trường cụ thể, phù hợp với các hoàn cảnh sống về kinh tế, xã hội và văn hoá mà người ta đang sống. Việc học kỹ năng sống, có lẽ trước hết nên bắt đầu từ chính người lớn, những bậc làm cha làm mẹ và cả giáo viên, những người có ảnh hưởng rất lớn đến các em. Nếu người lớn không nhận thức được tầm quan trọng của những hành vi của chính mình, không tự học hỏi và rèn luyện thì việc dạy kỹ năng sống cho các em cũng chỉ là giáo điều, giả dối mà thôi. Tuệ Khanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfVung oi mo cua _ So 203.pdf
Tài liệu liên quan