Bảo quản lạnh sâu các mảnh xương sọ tại Labo bảo quản mô trường đại học y Hà nội từ 2002-2010

Our research was carried out to find out statistic on depth frozen storage of skull bones for transplant autologous tissue at the laboratory - Hanoi Medical University from January 2/2002 to 12/2010. The results showed that total number of preservation: 3587, in which 2835 patients were male, accounting for 79%, female: 746 patients, accounting for 20.8%, with 3031 patients from 18 to 60 years old, accounting for 84.5%. More than 90% of patients with bone preservation is traumatic brain injury. There are 38 hospitals sent skull to be preserved in the laboratory. There were 2.217 (up 61.8%) bones were returned to transplant for patients. There are 1632 (73.6%) patients with bones were returned to transplant in 3 to 6 months. Number of cases preservation is increasing, especially in working-age men.

pdf6 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo quản lạnh sâu các mảnh xương sọ tại Labo bảo quản mô trường đại học y Hà nội từ 2002-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 80 (3) - 2012 147 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2012 BẢO QUẢN LẠNH SÂU CÁC MẢNH XƯƠNG SỌ TẠI LABO BẢO QUẢN MÔ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TỪ 2002 - 2010 Quách Thị Yến1, Ngô Duy Thìn2 1Học viện Y học Cổ truyền Tuệ Tĩnh, 2Trường Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát tình hình bảo quản lạnh sâu các mảnh xương sọ tại labo bảo quản mô Đại học Y Hà Nội từ 2002 - 2010 và đưa ra những nhận xét. Kết quả cho thấy tổng số ca bảo quản: 3587, trong đó 2835 bệnh nhân là nam, chiếm 79%; nữ: 746 bệnh nhân, chiếm 20,8%, có 3031 bệnh nhân từ 18 đến 60 tuổi, chiếm 84,5 %. Hơn 90% bệnh nhân gửi xương bảo quản là do tai nạn giao thông. Có 38 bệnh viện gửi xương sọ đến bảo quản tại labo. Có 2217 (chiếm 61,8%) mảnh xương đã được ghép trả lại cho bệnh nhân; 632 mảnh (17,6%) hiện còn bảo quản chưa ghép lại; 726 (20,2%) bệnh nhân tử vong; số còn lại không khai thác được thông tin (0,4%). Có 1632 (73,6%) bệnh nhân được ghép lại mảnh xương trong 3 - 6 tháng đầu. Số ca bảo quản ngày càng tăng, đặc biệt là nam trong độ tuổi lao động. Số bệnh viện gửi bảo quản tăng nhanh trong những năm gần đây. Thời gian bảo quản xương để ghép lại tối thiểu là 3 tháng. Từ khóa: bảo quản lạnh sâu, ghép tự thân I. ĐẶT VẤN ĐỀ Mỗi năm ở nước ta có hàng chục nghìn trường hợp chấn thương sọ não, u não phải phẫu thuật mở hộp sọ giải áp [1]. Các mảnh xương sọ lấy ra trong phẫu thuật giải áp không thể lắp lại được ngay mà phải bảo quản tạm thời chờ ghép lại cho bệnh nhân sau này nhằm khắc phục tình trạng khuyết sọ. Việc lắp lại mảnh xương không những duy trì chức năng bảo vệ não mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ cho bệnh nhân [2]. Trước đây, mảnh xương này thường được bảo quản tạm thời bằng cách vùi dưới da bụng bệnh nhân. Tuy nhiên, biện pháp này bắt buộc bệnh nhân phải trải qua hai lần phẫu thuật: một là phẫu thuật để vùi mảnh xương ngay sau mở hộp sọ giải áp; hai là lấy mảnh xương ra để ghép lại. Quá trình phẫu thuật tuy đơn giản nhưng thường để lại sẹo xấu hoặc thể xẩy ra biến chứng, đặc biệt là nhiễm trùng. Mảnh xương để dưới da bụng lâu ngày có thể bị ăn mòn, di chuyển, gây khó chịu cho bệnh nhân. Cũng đã có nhiều các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng các vật liệu để tạo hình vòm sọ như titan, gốm, xi măng sinh học, vật liệu tổng hợp composite [3]hoặc sử dụng xương tự thân (xương mào chậu, sụn sườn). Tuy nhiên, thực tế cho thấy mảnh xương của chính bệnh nhân là loại vật liệu lý tưởng nhất nếu được bảo quản đúng kỹ thuật. Năm 2002, Labo bảo quản mô - Trường Đại học Y Hà Nội đã nghiên cứu ứng dụng quy trình bảo quản lạnh sâu bảo quản các mảnh xương sọ này để ghép lại cho bệnh nhân. Trong 8 năm áp dụng, đã có hơn 3000 mảnh xương sọ được bảo quản, trong đó hơn 2000 mảnh đã được ghép trả lại cho bệnh nhân. Bảo quản lạnh sâu mảnh mô xương sọ để ghép lại tự thân cho các bệnh nhân mở nắp hộp sọ giải áp là một phương pháp đã được áp dụng từ lâu trên thế giới. Tuy nhiên, đây lại phương pháp mới ở nước ta. Để có những cơ sở nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp này, chúng tôi tiến hành đề tài: Khảo sát tình hình bảo quản lạnh sâu các mảnh xương sọ 148 TCNCYH 80 (3) - 2012 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC tại Labo bảo quản mô - Trường Đại học Y Hà Nội từ 2002 - 2010 với mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm dịch tễ về thực trạng bảo quản lạnh sâu các mảnh xương sọ tại Labo bảo quản mô - Trường Đại học Y Hà Nội từ năm 2002 - 2010. Nhận xét tình hình bảo quản lạnh sâu mảnh xương sọ tại Labo bảo quản mô - Trường Đại học Y Hà Nội từ 2002 - 2010. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng Tất cả những mảnh xương sọ được bảo quản tại Labo bảo quản mô - Trường Đại học Y Hà Nội từ tháng 2/2002 đến 12/2010. 2. Phương pháp và chỉ tiêu nghiên cứu 2.1. Phương pháp Thiết kế nghiên cứu mô tả hồi cứu. 2.2. Biến số và chỉ số nghiên cứu Tổng số mẫu bảo quản, số mẫu ghép lại, số mẫu chưa ghép, số mẫu tử vong. Tuổi và giới của bệnh nhân. Nguyên nhân mở hộp sọ. Số mẫu bảo quản trong từng năm. Số bệnh viện gửi mẫu xương sọ bảo quản. Số mẫu bảo quản của từng bệnh viện trong từng năm. Số ca ghép lại/tổng số ca bảo quản trong từng năm. Thời gian ghép lại: < 3 tháng; 3 - < 6 tháng; 6 - < 12 tháng; ≥ 12 tháng. Thời gian ghép lại theo năm. 2.3. Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp thu thập thông tin bằng cách điền phiếu theo mẫu. 2.4. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu được làm sạch trước khi nhập vào máy tính. Xử lý số liệu bằng phần mềm chương trình SPSS 15.0 với các test thống kê thích hợp trong y học. 2.5. Đạo đức trong nghiên cứu Do nghiên cứu của chúng tôi chỉ là thống kê các yếu tố liên quan đến mảnh xương sọ của chính các bệnh nhân gửi tại labo, không có sự can thiệp vào mẫu nghiên cứu nên vấn đề về đạo đức nghiên cứu không cần thiết phải đặt ra. Tuy nhiên chúng tôi cam đoan giữ bí mật các thông tin liên quan đến các bệnh nhân có mẫu nghiên cứu. III. KẾT QUẢ 1. Đặc điểm dịch tễ liên quan đến bệnh nhân và mẫu xương sọ được bảo quản 1.1. Tuổi và giới Tuổi trung bình của bệnh nhân gửi là 37,8 ± 15,8, nhỏ nhất là 1 tuổi và nhiều nhất là 92 tuổi. Có tới 3031 bệnh nhân từ 18 đến 60 tuổi, chiếm 84,5 %. Số bệnh nhân dưới 18 tuổi, chiếm 5,9%, trong đó có 14 bệnh nhân dưới 4 tuổi. Nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi có 309 bệnh nhân chiếm 8,6% (biểu đồ 1). Trong tổng số 3587 bệnh nhân gửi mảnh xương sọ có tới 2835 bệnh nhân là nam giới, chiếm 79%; nữ giới có 746 bệnh nhân, chiếm 20,8%. Có 0,2% bệnh nhân không khai thác được thông tin. 1.2. Nguyên nhân mở hộp sọ Trong tổng số 3587 mảnh xương gửi bảo quản, có 3299 (chiếm 92%) trường hợp lấy ra từ mở hộp sọ giải áp là do nguyên nhân tai nạn giao thông. 121 trường hợp (chiếm 3,4%) không hai thác được thông tin. Số còn lại chiếm 4,6% do các nguyên nhân khác như: u não (UN), dị dạng mạch máu não (DDMMN), tai biến mạch máu não (TBMMN). 2. Tình hình bảo quản và ghép lại mảnh xương sọ trong 9 năm (từ 2002 - 2010) 2.1. Số mảnh xương bảo quản và ghép lại TCNCYH 80 (3) - 2012 149 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2012 Biểu đồ 1. Phân bố nhóm tuổi Bảng 1. Phân bố nguyên nhân mở hộp sọ Trong 9 năm, kể từ năm 2002 đến hết 31/12/2010 đã có 3587 mẫu mô xương sọ được gửi bảo quản tại labo bảo quản mô Đại học Y Hà Nội. Trong đó có 2217 mảnh (chiếm 61,8%) đã được ghép trả lại cho bệnh nhân; 632 mảnh (17,6%) hiện còn bảo quản chưa ghép lại; 726% (20,2%) bệnh nhân tử vong; số còn lại không khai thác được thông tin (0,4%). Nguyên nhân Tổng số Chấn thương sọ não U não Dị dạng mạch máu não Abces não Tai biến mạch mãu náo Không rõ Số ca bảo quản n 3587 3299 76 84 4 3 121 % 100 92 2,1 2,3 0,1 0,1 3,4 Bảng 2. Số mảnh xương sọ gửi bảo quản tại labo và số đã ghép lại Tổng Ghép lại Chưa ghép Tử vong Số mảnh xương bảo quản và ghép lại n 3587 2217 632 726 % 100 61,8 17,6 20,2 2.2. Số mảnh xương bảo quản theo từng năm Qua biểu đồ 3 chúng tôi thấy: số lượng mảnh xương sọ bảo quản tăng lên từng năm. Năm 2002, khi mới thành lập chỉ có 66 mẫu, năm 2010 có tới 760 mẫu gửi bảo quản. Giai đoạn từ năm 2006 đến nay tăng nhanh hơn giai đoạn trước. 2.3 Số bệnh viện gửi xương sọ bảo quản theo năm Số bệnh viện gửi xương bảo quản tăng lên hàng năm. Năm 2002 chỉ có 5, năm 2010 đã có 38 bệnh viện gửi xương bảo quản tại labo. 2.4. Số ca ghép lại/tổng số ca gửi theo năm 150 TCNCYH 80 (3) - 2012 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Trong tổng số 3587 mẫu bảo quản đã có 2217 mẫu đã được ghép lại cho chính bệnh nhân, chiếm 61,8%. Tỷ lệ ghép lại tăng lên hàng năm và tương đối ổn định. 2.5. Thời gian bảo quản để ghép lại theo năm Trong tổng số 2217 trường hợp đã ghép trả lại cho bệnh nhân, số mảnh xương bảo quản 3 - 6 tháng chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 1632 (73,6%) và có xu hướng tăng lên, 6 - 12 tháng có 209 mẫu, chiếm 9,4%; trên 12 tháng có 57 mẫu, chiếm 2,6%; ghép sớm trước 3 tháng có 310 mẫu, chiếm 14%. Biểu đồ 2. Số lượng mảnh xương sọ gửi bảo quản theo năm Biểu đồ 3. Số bệnh viện gửi theo năm Bảng 3. Số ca ghép lại / tổng số ca gửi theo năm Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số bảo quản/ghép lại Số ca ghép lại 24 36,4% 118 56,5% 168 59,4% 195 60% 207 64,1% 304 65,7% 350 62,9% 385 63,8% 466 61,4% 2217 (61,8%) Số ca bảo quản 66 209 283 325 320 463 558 603 760 3587 TCNCYH 80 (3) - 2012 151 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2012 IV. BÀN LUẬN Trong 3587 bệnh nhân mở hộp sọ phải gửi mảnh xương gửi bảo quản, có tới 2835 bệnh nhân là nam giới, chiếm 79%; nữ giới có 746 bệnh nhân, chiếm 20,8%, có 3031 bệnh nhân từ 18 đến 60 tuổi, chiếm 84,5%. Như vậy nam giới trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn nhất. Đây cũng là lực lượng chính tham gia lao động, trụ cột gia đình, thời gian giao tiếp, đi lại nhiều nên việc ghép trả lại mảnh xương cho bệnh nhân là rất quan trọng nhằm phục hồi khuyết sọ, bảo vệ não, đảm bảo tính thẩm mỹ. Có 3299 bệnh nhân (chiếm 92%) trường hợp mở nắp hộp sọ để giải áp phải gửi mảnh xương bảo quản là do nguyên nhân tai nạn giao thông. Đây cũng là con số phù hợp với tình trạng tai nạn giao thông hiện nay ở nước ta. Số liệu của chúng tôi cũng tương tự của Đào Xuân Lý [4]. Qua thống kê thấy số lượng mảnh xương gửi bảo quản tăng lên từng năm. Năm 2002, khi mới thành lập chỉ có 66 mẫu, riêng năm 2010 có tới 760 mẫu gửi bảo quản, gấp hơn 10 lần. Song song với việc tăng về số lượng bệnh nhân thì số lượng các bệnh viện gửi xương bảo quản cũng tăng. Đến 2010, số bệnh viện gửi đã đạt 38. Điều này có 2 lý do: Một là quy trình bảo quản lạnh sâu mảnh mô xương sọ đã được triển khai trong một thời gian dài, có hiệu quả, có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp vùi xương dưới da bụng bệnh nhân nên ngày càng có nhiều bác sỹ áp dụng. Hai là trong gần 10 năm qua, số lượng các cơ sở y tế đủ khả năng mở hộp sọ giải áp cũng tăng lên. Đa phần các phẫu thuật viên sọ não đều được học tập tại các trung tâm lớn như Việt Đức và cũng từ đây họ biết đến phương pháp bảo quản lạnh sâu mảnh xương. Nhiều bệnh viện chúng tôi chưa triển khai cung cấp tủ lạnh bảo quản tạm thời cũng như túi đựng vô trùng nhưng họ biết cách gửi mảnh xương đến như bệnh viện Việt Tiệp, Hải Dương, Thanh Hóa v.v Hiện nay số lượng bệnh viện gửi có xu hướng ổn định, không tăng. Theo chúng tôi, các cơ sở y tế phía Bắc, ngoài 38 bệnh viện đã nêu trên thì các bệnh viện khác chưa đủ khả năng phẫu thuật sọ não. Trong tổng số 3587 mảnh xương được bảo quản tại labo từ 2002 - 2010, có 2217 mảnh đã hoàn thiện quy trình bảo quản và được ghép trở lại cho bệnh nhân, chiếm 61,8%. Ngân hàng mô của Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch - thành phố Hồ Chí Minh thống kê trong 9 năm từ 1999 - 2007 đã bảo quản 18,000, số ca ghép lại 8000 (tỷ lệ trên 40%). Như vậy, số ca bảo quản của Labo bảo quản mô Đại học Y Hà Nội ít hơn nhưng tỷ lệ ghép lại nhiều hơn. Số lượng mảnh xương ghép lại đánh giá hiệu quả của phương pháp bảo quản. Có 20% số mảnh xương được bảo quản nhưng không ghép lại vì bệnh nhân tử vong. Nhiều trường hợp trong số đó phải bảo quản hàng năm, thậm chí 3 - 4 năm. Gia đình chấp thuận bảo quản như một phần thân thể của người bệnh, khi chết mang về an táng. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân tử vong ngay trong ngày đầu, tuần đầu. Theo chúng tôi các bác sỹ phẫu thuật nên có tiên lượng sát với tình trạng bệnh nhân để hạn chế những trường hợp phải mang xương đi bảo quản nhưng không ghép lại được cho bệnh nhân được vì tử vong nhằm giảm chi phí bảo quản. Ngoài tỷ lệ ghép lại tăng lên hàng năm thì thời gian bảo quản đủ để ghép lại cũng ổn định. Trong tổng số 2217 trường hợp ghép lại, thời gian ghép lại trong vòng 3 - 6 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất, với 1632 mẫu, chiếm 73,6%; 6 - 12 tháng có 209 mẫu, chiếm 9,4%; trên 12 tháng có 57 mẫu, chiếm 2,6%; ghép sớm trước 3 tháng có 310 mẫu, chiếm 14%. Thời gian chờ ghép lại ít nhất là 3 tháng theo chúng tôi 152 TCNCYH 80 (3) - 2012 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC là phù hợp cho cả bệnh nhân và cả labo bảo quản. Nếu quy trình kéo dài, bệnh nhân phải chờ đợi mảnh ghép quá lâu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngược lại, nếu quy trình rút ngắn, phải chi phí tốn kém hơn do phải tăng số lần chiếu xạ khử khuẩn nhưng lại phải chờ bệnh nhân hồi phục mới ghép lại được. V. KẾT LUẬN Qua số liệu thống kê 8 năm (từ 2002 – 2010) về tình hình bảo quản lạnh sâu mảnh mô xương sọ để ghép lại cho bệnh nhân mở hộp sọ giải áp tại labo bảo quản mô Đai học Y Hà Nội, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Tổng số ca bảo quản: 3587, trong đó 2835 bệnh nhân là nam, chiếm 79%; nữ: 746 bệnh nhân, chiếm 20,8%, có 3031 bệnh nhân từ 18 đến 60 tuổi, chiếm 84,5 %. Hơn 90% bệnh nhân gửi xương bảo quản là do tai nạn giao thông. Có 38 bệnh viện gửi xương sọ đến bảo quản tại labo. Có 2217 (chiếm 61,8%) mảnh xương đã được ghép trả lại cho bệnh nhân; 632 mảnh (17,6%) hiện còn bảo quản chưa ghép lại; 726% (20,2%) bệnh nhân tử vong; số còn lại không khai thác được thông tin (0,4%). Có 1632 (73.6%) bệnh nhân ghép lại mảnh xương trong 3 - 6 tháng đầu. Số ca bảo quản ngày càng tăng, đặc biệt là nam trong độ tuổi lao động. Số bệnh viện gửi bảo quản tăng nhanh trong những năm gần đây. Thời gian bảo quản để ghép lại tối thiểu là 3 tháng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đức Chính (2009). Tình hình cấp cứu chấn thương sọ não tại bệnh viện Việt Đức sau 1 năm thực hiện nghị quyết 32. Trích từ Web: phòng chống tai nạn thương tích 2. Lý Thị Tuyết Hằng, Nguyễn Thị Mộng Trinh (2000). Nghiên cứu bảo quản mảnh xương sọ để ghép tự thân. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa - Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Công Tô (2004). Nghiên cứu tạo hình vòm sọ bằng vật liệu tổ hợp Cacbon Intost 2. Luận văn Tiến sỹ y học 4. Đào Xuân Lý (2008). Nghiên cứu phẫu thuật tạo hình vòm sọ bằng xương sọ tự thân bảo quản lạnh sâu. Luận văn bác sỹ chuyên khoa 2 - Đại học Y Hà Nội. Summary DEEPTH FROZEN STORAGE OF SKULL BONES FOR TRANSPLANT AUTOLOGOUS TISSUE AT LABORATORY OF TISSUE PRESERVATION - HANOI MEDICAL UNIVERSITY FROM 2002 - 2010 Our research was carried out to find out statistic on depth frozen storage of skull bones for trans- plant autologous tissue at the laboratory - Hanoi Medical University from January 2/2002 to 12/2010. The results showed that total number of preservation: 3587, in which 2835 patients were male, accounting for 79%, female: 746 patients, accounting for 20.8%, with 3031 patients from 18 to 60 years old, accounting for 84.5%. More than 90% of patients with bone preservation is traumatic brain injury. There are 38 hospitals sent skull to be preserved in the laboratory. There were 2.217 (up 61.8%) bones were returned to transplant for patients. There are 1632 (73.6%) patients with bones were returned to transplant in 3 to 6 months. Number of cases preservation is increasing, especially in working-age men. Keywords: deepth frozen storage, autologous transplant

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_quan_lanh_sau_cac_manh_xuong_so_tai_labo_bao_quan_mo_tru.pdf
Tài liệu liên quan