do đó thông tin đến du khách
tham quan rất hời hợt, thiếu chính xác. Nên chăng,
Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch cần thống nhất chỉ
đạo cho Cục di sản Văn hóa và Tổng cục du lịch, các
Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch có lộ trình đào tạo,
cấp chứng chỉ “hướng dẫn viên di sản” cho hướng dẫn
viên du lịch và cán bộ/chuyên viên quản lý/thuyết
minh tại bảo tàng, di tích (đây là ý kiến đề xuất của tổ
chức UNESCO khu vực châu Á Thái Bình dương và đã
được tổ chức thí điểm tại Quảng Nam).
- Hệ thống quảng bá, kênh thông tin trên các
mạng, thông tin cấp nhà nước, cấp Vùng còn rất hạn
chế, mang tính riêng lẻ của các doanh nghiệp. Thiếu
tầm chiến lược quốc gia - vùng - khu vực.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn để khu vực
9 tỉnh/thành duyên hải miền Trung nói riêng và Việt
Nam nói chung, bảo tồn vững chắc di sản và phát
triển du lịch bền vững điều quan trọng trước hết là
ở mỗi di sản, mỗi địa phương, nhà quản lý; nhà khoa
học; và nhà dân phải cùng đồng hành, cộng đồng
trách nhiệm, gắn chung một lợi ích và trên nguyên tắc
bảo tồn tính chân xác - nguyên gốc độc đáo, đặc thù
vượt trội vốn có của riêng di sản mình để phát triển
du lịch; và nên chăng theo hướng Bảo tàng sinh thái
và nhân học. Từ quan điểm Nghị quyết Trung ương 5
chúng ta: “Văn hóa là động lực, mục tiêu cho sự phát
triển của kinh tế du lịch và ngược lại phát triển du lịch
phải nhằm mục tiêu đẩy mạnh phát triển nền kinh tế
bền vững, nâng cao đời sống nhân dân, hơn nữa phải
nhằm mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa, môi trường
sinh thái”. Chúng ta có thể xem đây là tuyên ngôn của
mục tiêu phát triển du lịch.
8 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 1011 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo tồn Di Sản văn hóa và phát triển Du lịch Bền vững: Một Số vấn đề đặt ra ở các tỉnh/thành phố Duyên hải Miền trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
38 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
Bảo tồn Di Sản văn hóa và phát triển Du lịch Bền vững:
Một Số vấn đề đặt ra ở các tỉnh/thành phố Duyên hải Miền trung
Bảo tồn và phát triển là hai khái niệm ngày nay đang được sử dụng rất phổ biến mà hầu như ai cũng biết, đến mức nó trở thành tiêu đề, khẩu hiệu ở khắp mọi
nơi, trên mọi lĩnh vực của cuộc sống, hoạt động khoa
học, sản xuất và hội họp. Tuy nhiên, trên thực tế bảo
tồn cái gì và phát triển như thế nào là vấn đề đặt ra
để tạo nên sự thống nhất giữa nội hàm của hai khái
niệm: Bảo tồn và Phát triển. Đặc biệt trên lĩnh vực bảo
tồn tính chân xác của di sản văn hóa và phát triển du
lịch bền vững. Trong phạm vi của bài viết này, chúng
tôi xin được trao đổi thêm về nhận thức xung quanh
lĩnh vực này và một số vấn đề từ thực tiễn ở các tỉnh/
thành phố duyên hải miền Trung - Việt Nam (Thừa
Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận).
Với quan điểm, nhận thức: di sản văn hóa là một
trong những bộ phận quan yếu nhất của các nguồn
tài nguyên du lịch hay đúng hơn là nếu không có di
sản thì đừng nói đến phát triển du lịch, đồng thời đây
cũng là loại sản phẩm du lịch mang sắc thái độc đáo,
đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và có
tính cạnh tranh cao.
1. Bảo tồn tính chân xác của di sản văn hóa với
ý niệm: Bảo tàng sinh thái và nhân học (Museum
of Ecology & anthropology)
Trước hết cần phải nói rằng khái niệm bảo tàng
mà chúng tôi muốn dùng ở đây không chỉ là hình
thức bảo tàng theo nghĩa “cổ điển” như: bảo tàng lịch
sử, bảo tàng tự nhiên, bảo tàng mỹ thuật là nơi lưu
giữ, bảo quản, trưng bày, giới thiệu những tư liệu,
hiện vật liên quan đến quá khứ lịch sử tự nhiên, xã
hội, văn hóa và con người tại các thiết chế/trụ sở bảo
tàng. Mà ở đây, bảo tàng được hiểu theo một khái
niệm rộng, là nơi giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn
hóa, thiên nhiên ngay tại/trong môi trường sinh thái,
? NGUYễN cHÍ TRUNG*
* ThS., Giám đốc Trung tâm Quản lý Bảo tồn di sản Văn hóa Hội An.
nhân văn, nơi chúng được sáng tạo ra và tiếp tục lưu
truyền, không tách rời với đời sống hàng ngày của các
cộng đồng dân cư. Hay trong một khái niệm cô đọng
đó là “Bảo tàng sống”. Một ví dụ cho loại hình này có
bảo tàng lịch sử kiến trúc, cư dân đô thị Khu phố cổ
Hội An/di sản kiến trúc đô thị - di sản văn hóa thế
giới. Bởi ngày nay môi trường sinh thái, văn hóa/nhân
văn được xem là yếu tố mà con người quan tâm ưu ái
hàng đầu cho việc giữ gìn, bảo tồn và phát triển bền
vững. Thực ra, những vấn đề nêu trên đã được phát
triển từ cuối thế kỷ XX đến nay, khi mà diện mạo của
nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, có
sự thay đổi nhanh chóng, văn minh nông thôn đang
từng bước nhường chỗ cho văn hóa, văn minh đô thị.
Xu hướng đô thị hóa đang trở thành một quá trình tất
yếu đối với mỗi quốc gia, dân tộc, địa phương, vùng
miền. Theo đó, diễn ra quá trình chuyển từ văn hóa
truyền thống của cư dân nông nghiệp sang văn hóa
đô thị của cư dân phi nông nghiệp. Đô thị hóa không
chỉ thay đổi môi trường sống, nhất là môi trường văn
hóa truyền thống mà còn kéo theo nhiều vấn đề liên
quan đến sự thích ứng của các nhóm cư dân trong xã
hội đô thị. Ở đây, chúng tôi muốn nói đến có sự gắn
kết, cân bằng, logic, khoa học trong một thực thể hữu
39Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
cơ, không thể tách rời giữa sinh thái và con người;
sinh thái và nhân văn/văn hóa - xã hội theo hướng
Bảo tàng sinh thái và nhân học (Museum of Ecology
& Anthropology). Đặt ra vấn đề này chúng tôi muốn
nhấn mạnh đến các yếu tố, tính khoa học về bảo
tồn và phát triển, cả về mặt khoa học tổ chức quản
lý - góc độ hành chính, quản lý nhà nước. Nghĩa là
về mặt học thuật nó phải được triển khai theo hướng
bảo tồn - bảo tàng học và như vậy đi theo phải là
một hệ thống thiết chế quản lý, ứng xử tương ứng
với một “bảo tàng sống”. Còn nói đến sinh thái hay hệ
sinh thái là muốn nói đến cả sự gắn kết giữa yếu tố
tự nhiên với con người và văn hóa nói chung trong
một thể thống nhất. Về yếu tố phát triển nó phải đáp
ứng được nhu cầu cuộc sống của cư dân đương đại
và đem lại lợi ích nhiều mặt, nhất là nguồn lợi phát
triển kinh tế cho cộng đồng dân cư sở tại - đó là yếu
tố nhân học. Chính các yếu tố này gắn kết với nhau
hình thành “bảo tàng sống” hay “bảo tàng sinh thái
và nhân học”.
Nói đến tính chân xác của di sản hay di tích lịch
sử - văn hóa (theo khái niệm của Luật di sản Văn hóa
Việt Nam bao gồm cả di tích danh thắng/tự nhiên)
như chúng ta đều biết, di sản luôn chứa đựng thông
tin lịch sử, bởi nó là: chứng nhân lịch sử; nguồn sử
liệu xác thực; và giá trị lịch sử là giá trị trên hết của
mỗi di sản. Như vậy, dù đó là di sản gì: lịch sử, khảo
cổ, hay kiến trúc - nghệ thuật, các di sản đô thị, làng
quê/làng nghề truyền thống, các di sản thiên nhiên
thì những thông tin lịch sử từ di sản (bao gồm cả di
sản văn hóa vật thể và phi vật thể) đều cần phải được
nâng niu, giữ gìn một cách chu đáo, cẩn trọng. Bởi
di sản văn hóa chứa đựng những giá trị cô đọng của
một dân tộc, đất nước, một giai đoạn, một vùng miền,
địa phương. Nó được biểu hiện vật thể thông qua
ngôn ngữ đường nét kiến trúc, cấu trúc, bố cục, kỹ
thuật, tổ hợp không gian tự nhiên gắn với chức năng
sử dụng và vật dụng được chứa đựng/gắn trong di
tích (bao gồm cả di tích: báu vật, cổ vật, di vật); biểu
hiện tinh thần thông qua ngôn ngữ của nghệ thuật
tạo hình, điêu khắc mang những ý niệm về tâm thức
của cá nhân và cộng đồng; bao gồm cả những tri
thức dân gian, kinh nghiệm, kỹ thuật truyền thống tự
bao đời được giữ gìn và cấu thành di tích Đặc biệt
nó phải được đặt trong bối cảnh, không gian cộng
hưởng với thiên nhiên, môi trường và con người. Nói
cách khác, đó là sản phẩm của sự gắn kết giá trị văn
hóa vật thể và phi vật thể với thiên nhiên.
Trong khi việc bảo tồn di sản hiện nay, nhất là các
công trình kiến trúc, di sản đô thị và di sản làng quê,
làng nghề sinh thái đặc thù là hết sức khó khăn, phức
tạp. Bởi di tích kiến trúc và di sản đô thị, làng quê vốn
là tài sản văn hóa - sản phẩm của lịch sử đang gắn với
cuộc sống của cư dân đương đại. Hơn nữa, nó cũng
thật mong manh, yếu đuối trước sự khắc nghiệt của
thiên nhiên bởi sự “già nua” của bản thân di sản và
nhu cầu của sự phát triển, sự thay thế của vật liệu
công nghệ hiện đại, cả sức ép của tốc độ phát triển
dịch vụ du lịch, tiến trình đô thị hóa... Chính vì thế,
người ta xem hoạt động bảo tồn, tu bổ di tích là một
bộ môn khoa học mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh
vực từ xã hội, kinh tế, kiến trúc, nghệ thuật đến kỹ
thuật, cả về khoa học quản lý và nó ngày càng trở
nên cần thiết trong sự phát triển của xã hội nói chung
và lĩnh vực kiến trúc, xây dựng đô thị nói riêng. Cũng
theo Luật di sản Văn hóa Việt Nam, tu bổ di tích là
hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích. Và theo
chúng tôi, nó cũng là hoạt động có ý nghĩa sống còn
đến di tích trong cả chuỗi hoạt động bảo tồn di tích.
Bởi muốn tu bổ thì phải hạ giải (tháo dỡ) cục bộ hay
toàn bộ, rồi tháo bỏ hay thay thế, lắp dựng lại Nó
cũng giống như việc “giải phẫu” trong y học vậy. Nếu
giải phẫu sai, không đúng nguyên tắc thì coi như đã
“giết chết di tích”.
Xuất phát từ nhận thức như vậy, trong nhiều năm
qua hoạt động bảo tồn di sản ở Việt Nam đã được
các Bộ, ngành, các cấp chức năng quan tâm khá đặc
biệt. dựa vào Luật di sản Văn hóa Việt Nam, cùng các
văn bản dưới luật và các bản Hiến chương, Văn kiện
được thông qua bởi Hội đồng Quốc tế các di tích và
di chỉ (iCOMOS, thuộc UNESCO) đánh dấu vai trò của
công tác bảo tồn và trùng tu di tích trên toàn thế giới:
Hiến chương Trùng tu hay Hiến chương Athen - văn
kiện đầu tiên của lịch sử trùng tu di tích (1931); Hiến
chương Venice về bảo tồn, trùng tu các di tích và di chỉ
(1964); Văn kiện Nara về tính xác thực (UNESCO,1994);
Hiến chương Bura về bảo tồn các di tích giá trị văn
hóa (Australia,1999); Hiến chương về di sản xây cất
40 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
bản xứ (1994); Nguyên tắc bảo tồn các kiến trúc lịch
sử bằng gỗ (1999); Tuyên ngôn ASEAN về di sản văn
hóa (2000); Tuyên bố Hội An (2009)... dựa theo các
văn bản này, quá trình hình thành nội hàm khái niệm
về tính chân xác hay nguyên gốc (Authenticity) được
diễn tiến qua nhiều thời kỳ khác nhau để đi đến thống
nhất. Thế kỷ Xiii, người Pháp sử dụng từ nguyên gốc
mang ý nghĩa L’originel, đến thế kỷ XiV, người Anh sử
dụng từ này với ý nghĩa căn nguyên, sự tồn tại đầu
tiên/sớm nhất. Thuật ngữ tính nguyên gốc xuất hiện
trong lời tựa của bản Hiến chương Venice (1964) khi
nói về việc truyền lại “cho các thế hệ mai sau muôn
ngàn di tích đó với đầy đủ vẻ rực rỡ, huy hoàng đích
thực của chúng”. Đến nay, nguyên tắc khi xác định
tính nguyên gốc của di tích được hiểu từ 2 góc độ:
Bản thân di tích và toàn vẹn di tích sau khi tiến hành
trùng tu và bảo tồn đều được nêu trong các văn kiện,
hiến chương. Tính nguyên gốc - tính chân xác của các
di tích sau khi được can thiệp với yêu cầu: Tái hiện lịch
sử, ngôn ngữ kiến trúc là điều quan trọng để di tích
không biến dạng, pha tạp, lai căng, tái hiện đúng diện
mạo công trình như hình thức ban đầu. Tính chân xác
được xác định qua các yếu tố sau: Hình thể (bao gồm:
bố cục, kiểu dáng, chi tiết, kết cấu); chất liệu (tức
là vật liệu, nguyên liệu và với kỹ thuật truyền thống
để tạo dựng/cấu thành công trình di tích); Sắc màu
(màu sắc di tích, kể cả nguyên liệu, chất liệu tạo nên
màu sắc đó); Không gian, cảnh quan kiến trúc
truyền thống (vị trí, cảnh quan).
2. Phát triển du lịch bền vững
Nhân loại ngày nay đang bước vào một thiên niên
kỷ mới của sự phát triển và tiến bộ xã hội. Giao lưu,
hội nhập ngày càng trở thành nhu cầu rất bức thiết
trên mọi lĩnh vực của đời sống con người đối với
tất cả các quốc gia. Mặt khác, khi đời sống kinh tế,
vật chất được nâng cao thì du lịch càng trở nên một
nhu cầu không thể thiếu. Tiện nghi vật chất, của cải
dường như không phải là thước đo duy nhất cho mức
phát triển đời sống của mỗi cá nhân. Việc đi du lịch
bao nhiêu lần, bao nhiêu nơi, làm giàu thêm cho tri
thức sống của mình bao nhiêu lại chính là thước đo
quan trọng. Người dân ở nhiều nước đã dành nhiều
thời gian và tiền của hơn cho đi tham quan và du lịch.
Từ những nhu cầu khách quan ấy mà ngày nay càng
hình thành nhiều loại hình du lịch khác nhau, với
những tên gọi khác nhau như: du lịch tham quan, du
lịch nghỉ dưỡng, du lịch công vụ, vui chơi giải trí... Đặc
biệt, trong vài chục năm gần đây, sự phát triển của kỹ
nghệ hàng không, hàng hải đã rút ngắn khoảng thời
gian đi từ Tây bán cầu sang Đông bán cầu, đem lại sự
sảng khoái, thích thú cho du khách bởi các thiết bị,
tiện nghi hiện đại, khiến cho số lượng du khách trên
thế giới tăng lên vượt bậc. Cùng với sự phát triển của
khoa học công nghệ, với tốc độ đô thị hóa đến chóng
mặt, cường độ lao động lớn mà hậu quả là những
stress về tâm lý, sinh lý, con người ngày càng có nhu
cầu nghỉ ngơi, thư giãn, khám phá cái đẹp, cái mới
ẩn chứa trong thiên nhiên, trong những sáng tạo văn
hóa của nhân loại.
Ngày nay “Du lịch đã trở thành một hoạt động cao
quý, tạo ra một khối lượng công việc to lớn cho xã hội,
thúc đẩy sự phát triển của từng khu vực và đóng góp
cho sự tăng trưởng của các ngành kinh tế khác như xây
dựng viễn thông, giao thông, thương mại”.1 Tổ chức du
lịch Thế giới (OMT) đã nêu rõ vai trò, nhiệm vụ của
hoạt động du lịch phải hướng về mục tiêu cơ bản
là: cổ xúy và khuyếch trương du lịch nhằm hỗ trợ việc
phát triển kinh tế, tạo sự cảm thông giữa các dân tộc,
duy trì hòa bình, thịnh vượng, tôn trọng lẫn nhau và giữ
gìn nhân quyền và tự do căn bản của con người, không
phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ và tôn giáo.
Trong Hiến chương du lịch được thông qua tại Đại
hội đồng 6 của OMT tại Xô-Phia năm 1985 nêu rõ: “Vì
lợi ích của các thế hệ đương thời và tương lai, bảo vệ môi
trường du lịch vừa mang tính nhân đạo thiên nhiên, lại
vừa mang tính xã hội, văn hóa. Môi trường du lịch đó là
vật sở hữu của toàn thể nhân loại” và trong tuyên bố
chung về du lịch thế giới cũng khẳng định: “Sự thỏa
mãn của nhu cầu du lịch không được làm hại đến các
lợi ích xã hội và kinh tế của dân chúng các vùng du lịch,
đến môi trường và tài nguyên tự nhiên là những yếu
tố hấp dẫn chính yếu của du lịch cũng như đến các địa
điểm lịch sử và văn hóa. Các cộng đồng quốc gia và cả
cộng đồng quốc tế phải khai triển những biện pháp cần
thiết để bảo vệ chúng”.2 Có thể nói, sự phát triển của
du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc chấn
hưng, bảo tồn di sản văn hóa. doanh thu từ các hoạt
động du lịch được sử dụng một phần cho việc bảo
tồn di sản văn hóa như tu bổ di tích, chỉnh lý các bảo
tàng, đồng thời khôi phục và phát huy các di sản văn
hóa phi vật thể, đặc biệt là các ngành nghề thủ công
mỹ nghệ truyền thống, ca múa nhạc, diễn xướng dân
gian... phục vụ du lịch. Ngoài những lợi ích về kinh
tế, du lịch văn hóa còn là một phương tiện truyền tải
những giá trị văn hóa của một cộng đồng tới những
cộng đồng khác hoặc tới những thế hệ khác trong
bản thân cộng đồng, giúp họ hiểu được và trân trọng
các giá trị đó, nếu là các thế hệ trẻ của cùng một cộng
đồng thì giúp họ hình thành nhân cách và thế giới
quan trên nền tảng truyền thống dân tộc. do vậy,
41Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
một trong những ý nghĩa xã hội quan trọng của du
lịch văn hóa chính là tính giáo dục sâu sắc.
Ngày nay, người ta càng hiểu rõ mối quan hệ nội
tại của quá trình bảo tồn di sản văn hóa, thiên nhiên
và phát triển du lịch. Đó là mối quan hệ biện chứng
và trực tiếp, không thể tách du lịch ra khỏi di sản. Bởi
như đã trình bày di sản văn hóa là một trong những
bộ phận quan yếu nhất của các nguồn tài nguyên du
lịch hay đúng hơn là nếu không có di sản thì đừng nói
đến phát triển du lịch; Mặt khác, du lịch là phương
tiện để duy trì, phát triển, làm phong phú đồng thời
truyền bá văn hóa đi xa hơn trong không gian và vĩnh
hằng về thời gian. du lịch góp phần không nhỏ để
giao lưu văn hóa (một trong những thuộc tính cơ bản
của văn hóa) do du lịch có thể làm được chức năng
cầu nối giữa các bộ phận dân cư thuộc các nền văn
hóa khác nhau trên thế giới, đồng thời tạo lập được
mối quan hệ trực tiếp giữa quá khứ, hiện tại và tương
lai của mỗi dân tộc.
Như trong Công ước quốc tế về du lịch văn hóa
nêu rõ: “Du lịch nội địa và quốc tế đến nay là một trong
những phương tiện hàng đầu để trao đổi văn hóa, tạo
cơ hội cho mỗi con người được trải nghiệm không chỉ
những gì quá khứ còn để lại mà cả cuộc sống và xã hội
đương đại của người khác. Du lịch ngày càng được thừa
nhận rộng rãi là một động lực tích cực cho việc bảo tồn
di sản văn hóa, thiên nhiên. Du lịch có thể nắm bắt các
đặc trưng về kinh tế của di sản và sử dụng chúng vào
việc bảo vệ bằng cách gây quỹ, giáo dục cộng đồng và
tác dụng đến chính sách. Đây là một bộ phận chủ yếu
của nền kinh tế quốc gia và khu vực và có thể là một
nhân tố quan trọng trong phát triển, khi được quản lý
hữu hiệu”.3 Làm được những việc này trong phát triển
du lịch chính là chúng ta đạt đến mục tiêu phát triển
du lịch bền vững.
3. Một số vấn đề đặt ra từ các tỉnh/thành phố
duyên hải miền Trung
Các tỉnh/thành phố duyên hải miền Trung là vùng
lãnh thổ chiếm hơn 1/3 chiều dài bờ biển của cả nước,
với vị trí “mặt tiền hướng ra biển Đông”, có tiềm năng
về kinh tế biển to lớn. Nơi đây tập trung nhiều giá trị
văn hóa, tiêu biểu như Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, di
tích Mỹ Sơn, các di vật/cổ vật ở Bảo tàng Điêu khắc
Chăm (Đà Nẵng), quần thể di tích đền/tháp Chăm ở
Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Bình Thuận và nhiều di tích kiến trúc nghệ
thuật, tôn giáo, tín ngưỡng; di tích lịch sử cách mạng;
nhiều làng nghề, lễ hội, sinh hoạt văn hóa truyền
thống phân bố dày đặc khắp Vùng. Nhiều nhà nghiên
cứu lịch sử - văn hóa cho rằng: Nơi đây chứa đựng
nhiều lớp văn hóa và sắc thái đặc trưng. Đó là lớp văn
hóa tiền, sơ sử, lớp văn hóa Môn - Khơme, Việt - Chàm,
Việt - Hán; sắc thái văn hóa vùng miền (biển - đầm,
phá, đồng bằng, đồi núi), văn hóa tộc người (Việt,
Cơtu, Tà Ôi, Bru - Vân Kiều, Chứt, Thổ...), văn hóa di
tích lịch sử và di tích cách mạng. Hơn nữa, di sản văn
hóa nơi đây còn được gắn kết với cảnh quan thiên
nhiên vô cùng đa dạng, đặc sắc như cảnh quan vùng
vịnh, vũng, đầm phá, biển - đảo, bãi biển, sông - nước,
nguồn nước khoáng và các giá trị đa dạng sinh học
(khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển...).
Và cũng thật may thay, vượt qua bao thăng trầm
biến cố lịch sử, cả sự tàn khốc của chiến tranh, của quá
trình đô thị hóa... khu vực các tỉnh/thành phố duyên
hải miền Trung - Việt Nam ngày nay từ một vùng miền
chịu nhiều thiệt thòi, gần như bị chậm phát triển, ít
biến đổi, nhưng hầu như vẫn còn khá nguyên vẹn
nhiều di sản văn hóa, thiên nhiên, nhiều làng quê
sông nước, làng nghề ven biển đặc thù, nhiều di sản
kiến trúc đô thị độc đáo của Việt Nam. Nơi đây, du
khách hay các nhà nghiên cứu khoa học sẽ bị thu hút,
hấp dẫn, trải nghiệm bởi một thực thể sinh thái và
môi trường sống của con người vừa có yếu tố của tự
nhiên, văn hóa truyền thống, vừa có yếu tố của môi
trường, xã hội đương đại. Có thể nói: đây là vùng đất
đứng hàng đầu về sở hữu di sản văn hóa thế giới, di
sản thiên nhiên ở Việt Nam và các cửa khẩu quốc tế;
có tiềm năng du lịch quan trọng đặc biệt của cả nước,
với sự đa dạng, phong phú của các nguồn tài nguyên
du lịch tự nhiên và nhân văn phân bố khắp các tỉnh
trong khu vực. Việc đẩy mạnh phát triển du lịch ở
vùng liên tỉnh này trên cơ sở khai thác có hiệu quả các
giá trị văn hóa là một hướng tiếp cận tích cực để bảo
tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa. Nếu các địa
phương ở đây biết kết hợp giữa du lịch sinh thái tìm
hiểu thiên nhiên, du lịch văn hóa gắn với tham quan
di sản và lễ hội, du lịch cộng đồng gắn với làng quê,
làng nghề truyền thống và sinh hoạt dân cư... chắc
chắn sẽ tạo được sản phẩm du lịch mang sắc thái độc
đáo, đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và
có tính cạnh tranh cao.
Từ góc độ khoa học và thực tiễn hoạt động bảo
tồn di sản văn hóa với tư cách là sản phẩm phát triển
du lịch di sản bền vững ở các tỉnh duyên hải miền
Trung chúng tôi xin nêu, đặt một số vấn đề cụ thể sau:
- Xuất phát từ mục tiêu bảo tồn và phát triển
du lịch di sản văn hóa bền vững, chúng ta cần phải
thống nhất và kiên trì thực hiện những nguyên tắc:
Vừa bảo tồn tối đa các yếu tố nguyên gốc trong văn
42 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
hóa truyền thống, gắn với bảo tồn môi trường sinh
thái - nhân văn, đồng thời phải giữ gìn môi trường xã
hội, gắn với sinh hoạt văn hóa truyền thống; Vừa đáp
ứng tối ưu các nhu cầu dân sinh của cư dân đương
đại, vừa phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và
phi vật thể để phục vụ, phát triển kinh tế du lịch, cải
thiện, nâng cao thu nhập đời sống của nhân dân, vừa
bảo vệ và ngày càng làm giàu thêm cho nền văn hóa
của địa phương, dân tộc; Giải quyết hài hòa mối quan
hệ giữa trách nhiệm bảo tồn di sản với lợi ích mang
lại từ việc khai thác, phát huy giá trị của nó thông qua
du lịch - dịch vụ; Xem “văn hóa là động lực, mục tiêu”
cho sự phát triển của kinh tế du lịch và ngược lại phát
triển du lịch phải nhằm mục tiêu đẩy mạnh phát triển
nền kinh tế bền vững, nâng cao đời sống của nhân
dân, hơn nữa phải nhằm mục tiêu bảo tồn di sản văn
hóa, môi trường sinh thái. Nghĩa là, bảo tồn di sản
văn hóa và phát triển du lịch phải đặt trong một thực
thể hữu cơ, không thể tách rời giữa sinh thái và con
người; sinh thái và nhân văn/văn hóa - xã hội theo
hướng Bảo tàng Sinh thái và Nhân học (Museum of
Ecology & Anthropology).
- Việc tu bổ, tôn tạo, phục hồi di tích phải được
quan tâm đặc biệt, tuân thủ nguyên tắc, khoa học.
Một thực trạng mà chúng tôi cho rằng không chỉ
riêng ở các tỉnh/thành phố duyên hải miền Trung
mà ở rất nhiều địa phương trong cả nước đang gặp
phải. Đó là làm thế nào để đảm bảo được tính chân
xác - một nguyên tắc tối quan trọng trong tu bổ
di tích. Nó quan trọng đến mức nếu không tuân thủ
nguyên tắc này thì việc tu bổ di tích xem như đã làm
mất di tích hay nói như GS.TS.KTS. Hoàng Đạo Kính là
đã làm trẻ hóa di tích, làm giả di tích (di tích trở lại còn
có 1 tuổi). Trong đó có những vấn đề đặt ra:
Một là: chất liệu/vật liệu gốc với kỹ thuật truyền
thống phải giữ lại tối đa. Trong khi chúng (nhất là
loại vật liệu bằng gỗ, gạch) đã bị phân hủy, hết khả
năng chịu lực, hoặc không còn đủ tính năng để tiếp
tục chống chọi với sự khắc nghiệt của thời tiết (mưa,
nắng, nóng, ẩm, bão gió), sự xâm hại của côn trùng
(mối, mọt, cây dại). Ở Nhật Bản hoặc một số nước
khác người ta nghiên cứu tạo ra loại hóa chất để quét
lên bề mặt của các vật liệu được giữ lại, chúng có tác
dụng chống mối mọt, giúp bảo quản, gia cường, tăng
thêm độ bền của các loại vật liệu này. Còn ở nước ta,
một mặt do cơ chế hoặc do chưa được quan tâm đầu
tư nghiên cứu khoa học một cách thấu đáo để áp
dụng trong thực tiễn tu bổ di tích, mặc dù trong định
mức về tu bổ di tích có cho phép áp dụng các loại
hóa chất bảo quản, hoặc đôi nơi có áp dụng mà chưa
biết kết quả như thế nào? Mặt khác, mua ở đâu loại
hóa chất bảo quản này, tính năng và tác dụng của nó
ra sao? Nó có ảnh hưởng gì đến môi trường sống của
con người? hay nó có thích ứng với môi trường khí
hậu của từng vùng hay không thì khoa học chưa
chứng minh, kết luận được. Vì vậy, việc sử dụng lại
các cấu kiện, vật liệu cũ không được xử lý vừa không
đảm bảo an toàn (nhất là đối với di tích dân dụng - có
người dân đang sống hoặc đang sử dụng), mà thời
gian sử dụng lại rất ngắn, nghĩa là các cấu kiện, vật
liệu được giữ lại này tiếp tục bị phân hủy, hư hỏng rất
nhanh và chỉ vài năm sau di tích lại xuống cấp, cần
phải tu bổ gấp, điều chắc chắn là mỗi lần tu bổ thì di
tích lại bị mất dần.
Hai là: chất liệu/vật liệu mới theo kỹ thuật truyền
thống buộc phải sử dụng để thay thế vật liệu/chất
liệu cũ/gốc hiện nay rất khó hoặc không có để mua,
sử dụng. Ví dụ như các công trình kiến trúc gỗ thuộc
loại danh mộc thì mua ở đâu khi rừng đã cấm khai
thác (tất nhiên để bảo vệ môi trường). Gạch, ngói với
kỹ thuật, tiêu chuẩn sản xuất theo công nghệ truyền
thống hiện nay trên thị trường cũng đang rất khan
hiếm, cũng bởi không được nung theo cách thủ công,
do gây ô nhiễm và khả năng đất sét cũng không có
do hạn chế khai thác. Chất liên kết/gắn kết dùng để
xây, tô, trát được gọi là vữa vôi truyền thống (tạo
bởi: cát + vôi - nung từ vỏ hến/sò...) + chất keo/nhớt
(từ thực vật: lưỡi long, blời, mật mía ngâm lâu ngày)
ngày nay không dễ gì sản xuất, kể cả đơn giá áp dụng
trong công trình tu bổ ra sao cho nên hầu như loại
vữa vôi hay chất gắn kết này không được sử dụng.
Kể cả những loại vật liệu dầu mù u, dầu rái, sơn ta
dùng để sơn, quét bảo quản các cấu kiện gỗ theo
cách của cha ông ta ngày xưa, hiện nay có mấy ai sản
xuất, sử dụng. Như vậy, các công trình được gọi là tu
bổ, tôn tạo, hay phục hồi di tích phải sử dụng gỗ không
đạt yêu cầu về chất lượng lẫn chủng loại. Hay phải
sử dụng gạch, ngói nung theo công nghệ tuynel (kể
43Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
cả loại gạch ống 6 hay 4 lỗ) không cần biết nguyên
gốc của công trình dùng gạch, ngói như thế nào? Mà
có biết cũng không dễ mua. Vữa vôi, thực chất hiện
nay là dùng vữa xi măng, chỉ trong trường hợp buộc
phải dùng để lợp ngói âm dương thì mới trộn vào
một ít vôi. Vấn đề về giải pháp kỹ thuật và vật liệu để
tiến hành việc tu bổ, phục hồi các di tích đền/tháp
Chăm hiện nay để đảm bảo tính chân xác và khoa học
cũng đang được đặt ra với nhiều giả thuyết, cách giải
quyết chưa phải là đã được thống nhất trong các nhà
khoa học, các nhà quản lý chuyên môn và ở từng địa
phương.
4. Về cơ chế quản lý và thủ tục đầu tư
Hoạt động tu bổ di tích hiện nay vẫn đang được
áp dụng theo quy trình quản lý đầu tư xây dựng cơ
bản, tức là nó được ứng xử như các công trình xây
dựng mới, hiện đại, nghĩa là đặt tu bổ di tích vào quỹ
đạo của ngành xây dựng cơ bản nói chung. Cho nên
việc triển khai các hoạt động nghiệp vụ mang tính
khoa học trong tu bổ di tích rất khó thực hiện, rất
khó điều chỉnh thiết kế, bổ sung dự toán, kể cả đơn
giá tài chính nào cho việc tổ chức sản xuất hoặc mua
các loại vật liệu/chất liệu đặc thù/đặc biệt nêu trên
trong tu bổ di tích Nhất là đối với các di tích thuộc
sở hữu tư nhân tập thể, hoặc di tích do nhân dân tự
đóng góp tu bổ thì gần như buông lỏng việc quản
lý, mọi quyết định trong quá trình tu bổ di tích chủ
yếu do các chủ di tích tự tiến hành, hầu như không
có sự giám sát thường xuyên hoặc tham gia ý kiến kịp
thời của cán bộ, cơ quan chuyên môn/chuyên quản.
Có chăng cũng chỉ ở mức được cấp giấy phép “xây
dựng” mang tính hình thức ban đầu hoặc để có cơ sở
pháp lý để xử lý, quy trách nhiệm về sau mà thôi. Như
vậy, để sử dụng vật liệu/chất liệu đúng theo nguyên
tắc về tính chân xác trong tình hình thực tế như đã
phân tích ở trên quả là vấn đề hết sức khó, nếu như
không muốn nói là không thực hiện được. Kể cả tư
tưởng “thương mại hóa, hoành tráng hóa di tích“ của
các nhà hảo tâm đầu tư/cúng dường và của một số ít
người xưng danh là đại diện chủ di tích. Phần lớn kết
quả tu bổ di tích này đến khi các cơ quan chuyên môn
biết được thì cũng đều nằm trong tình thế “chuyện đã
rồi” (người được quy trách nhiệm, xử lý - chủ/đại diện
di tích nhận lỗi bởi do kém hiểu biết, không nhận
thức được vấn đề) và cũng đồng nghĩa với việc di tích
đã “bị bức tử hay bị mất trí nhớ, có xác không hồn, di
tích giả”.
Giải quyết những vấn đề nêu trên đòi hỏi phải
có sự quan tâm chỉ đạo của nhiều cấp bộ, ngành từ
Trung ương xuống các cấp, ngành địa phương. Mặc
dù hiện nay đã có Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày
18.9.2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình
tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản,
tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh; và Thông tư số 18/2012/TT - BVHTTdL,
ngày 28.12.2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch
quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ,
phục hồi di tích. Nhưng trên thực tiễn triển khai ở cấp
địa phương cũng còn nhiều bất cập.
- Để bảo tồn di sản vững chắc, phát huy du lịch
bền vững, điều cốt yếu đáng quan tâm là phải xuất
phát từ vấn đề: mỗi di tích - di sản ở mỗi địa phương
ngoài cái chung, đều có những giá trị, nét đặc thù và
sự hấp dẫn riêng. Cho nên trong quá trình quản lý,
bảo tồn và phát huy cần lưu ý xác định và giữ cho
được những giá trị, nét đặc thù riêng của từng di
sản, kể cả phải có cách tổ chức quản lý, bước đi thích
ứng, phù hợp ở mỗi di sản, mỗi địa phương. Nghĩa
là không được làm biến đổi - đánh mất những giá
trị, nét đặc thù riêng có của di tích - di sản ở nơi địa
phương mình. Bởi như chúng ta đã biết, sự sai lầm,
mất mát về kinh tế, chúng ta có thể làm lại, bù đắp,
mua lại được nhưng về di sản văn hóa - thiên nhiên
thì khó có thể làm lại được, thậm chí có bao nhiêu
tiền cũng không mua được.
Mặt khác không nên áp đặt, thấy ở di sản khác, địa
phương khác có cái gì hoặc tổ chức/làm thành công
một việc gì mình cũng bắt chước, đưa về địa phương
mình, di sản mình để thực hiện một cách rập khuôn
hoặc việc phục hồi còn thiếu cơ sở, chưa được nghiên
cứu kỹ Tất cả những hành vi này đều là những biểu
hiện của sự sai lầm không có tính chân xác và không
bền vững. Nghĩa là, mỗi địa phương cần nhận thức về
tài nguyên, sản phẩm du lịch đặc thù của mình, không
bắt chước nhau về sản phẩm (nhất là tình trạng sản
phẩm hàng thủ công - mỹ nghệ, hay việc tổ chức lễ
hội, sự kiện văn hóa như hiện nay). Học tập ở đây
không có nghĩa là bắt chước nhau, làm giống y chang
nhau. Nhất là nhiều lễ hội văn hóa hay những sự kiện
văn hóa giống nhau giữa các địa phương nhà nước tổ
chức rất tốn kém, thiếu sự tham gia tổ chức của người
dân, chủ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, du
lịch và họ cũng xem như đây là việc của nhà nước (Có
thể nói: có tiền thì có lễ, không tiền thì vô lễ - lễ hội).
Cần quan tâm đến không gian thực của lễ hội, tránh
sân khấu hóa, thương mại hóa. Chỉ sân khấu hóa khi
lễ hội, loại hình sinh hoạt văn hóa đó đã bị mất, cả về
không gian văn hóa? Việc phục hồi hoặc tái hiện các
loại hình sinh hoạt văn hóa, lễ hội phải được nghiên
cứu kỹ lưỡng và tiến hành thận trọng qua bước thử
44 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
nghiệm, được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo
người dân địa phương tham gia, tránh gây ngộ nhận,
hiểu lầm cho thế hệ trẻ và cả người dân đương đại.
- Xuất phát từ quan niệm, di sản văn hóa là của
mọi người dân và việc bảo tồn, giữ gìn di sản văn hóa
là quyền lợi và trách nhiệm của toàn dân, đồng thời
nó gắn với lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương.
Hơn nữa, việc bảo tồn, phát triển du lịch phải đem lại
lợi ích cho cộng đồng nên để quản lý, bảo tồn và phát
huy tốt một di sản văn hóa, đòi hỏi phải có sự thống
nhất điều hành của một cấp quản lý hành chính Nhà
nước nhất định, toàn diện và trực tiếp, đủ sức làm
“nhạc trưởng” - tập hợp cả một hệ thống chính trị và
các cấp, ngành vì mục tiêu bảo tồn di sản, phát huy
du lịch và làm tốt vai trò gắn kết giữa: Nhà quản lý:
các cấp chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước; Nhà
khoa học: các cơ quan chuyên môn, cơ quan nghiên
cứu khoa học trong và ngoài nước; Nhà dân: các chủ/
đại diện di tích, chủ doanh nghiệp - kinh doanh.
Mối gắn kết này được đặt trong những nguyên tắc,
quan hệ logic - biện chứng giữa bảo tồn di sản văn
hóa (cả vật thể và phi vật thể) với phát huy, phát triển
kinh tế, có giao lưu hội nhập; Mọi chủ trương, chính
sách, định hướng phát triển phải làm rõ được trách
nhiệm của từng cấp, ngành, cơ quan, đồng thời phải
gắn chặt với ý thức trách nhiệm của cả cộng đồng,
từng người dân, các tổ chức chính trị - xã hội, cũng
có nghĩa là phải luôn chú ý gắn chặt với lợi ích của cả
cộng đồng. Đặc biệt phải được thể hiện một cách cụ
thể, công khai, dân chủ, công bằng thông qua các văn
bản quy phạm pháp luật. Muốn vậy, mọi vấn đề phải
được nghiên cứu một cách đầy đủ, thận trọng, khoa
học và được chính cộng đồng người dân địa phương
tham gia góp ý, xây dựng. Phải thường xuyên chú
trọng đến công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao
kiến thức hiểu biết về di sản - nhất là cho thế hệ trẻ.
Phải xây dựng được một mạng lưới tuyên truyền viên,
cộng tác viên bảo tồn di sản - phát huy du lịch xuống
từng người dân, chủ di tích, chủ doanh nghiệp.
- Để quản lý tốt di sản cần phải được thông qua
hợp tác quốc tế, trong nước và khu vực về mọi mặt:
chuyên viên, đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi
kinh nghiệm, kỹ thuật, tập huấn, hội thảo, giao lưu...
và cũng không thể thiếu các thiết bị, phương tiện
kỹ thuật chuyên dùng, đó là công cụ hỗ trợ đắc lực
cho con người. Chú ý đến nguồn nhân lực tại chỗ/địa
phương thông qua nhiều hình thức đào tạo. Nhất là
đội ngũ cán bộ chuyên môn/chuyên quản (hiện nay
lực lượng này rất thiếu, quá mỏng và yếu, không đủ
sức để quản lý hệ thống di sản phong phú, đa dạng
trong khu vực, ngoại trừ một số nơi như ở Huế).
- Trong quá trình phát triển cần lưu ý đến xu hướng
biến động dân cư theo kiểu nhập cư tạm bợ, “ăn xổi,
ở thì, khai thác di tích/di sản bằng mọi giá”. Chủ di
tích/di sản đích thực bị phân tán đi các địa phương
khác do giải tỏa để thực hiện các dự án hoặc nhường
chỗ (bán hoặc cho thuê nhà/đất đến nơi khác ở) cho
cư dân ở nơi khác đến làm ăn. Giềng mối xã hội, gia
đình, tộc họ lâu đời ở địa phương bị tan vỡ, tệ nạn
xã hội gia tăng, GdP bình quân đầu người tăng thực
chất ở một số ít người hoặc không bền vững. Thật
đáng đau buồn khi các dự án du lịch, dịch vụ hoặc
khu công nghiệp ra đời, dân cư địa phương phải
chuyển đi nơi khác, còn di tích/di sản ở lại chơ vơ, bị
bao vây bởi những công trình mới và chắc chắn nó sẽ
dần bị bức tử vì không có người dân sống ở đây. Để
hạn chế tình trạng nêu trên, mỗi địa phương trong
quy hoạch phát triển cần quan tâm bảo tồn các di sản
đô thị, làng nghề, làng quê sinh thái đặc thù - theo
nghĩa bảo tàng sinh thái - nhân học để phát triển du
lịch cộng đồng. Ngay cả việc xây dựng nông thôn mới
theo 15 tiêu chí chung cũng cần lưu tâm đến những
tiêu chí đặc thù đối với loại hình di sản văn hóa này.
Hay việc công nhận làng nghề truyến thống theo tiêu
chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hiện
nay còn khá bất cập.
- Thực trạng về sự gắn kết giữa phát triển du lịch
với bảo tồn di sản văn hóa còn khá nhiều hạn chế,
đáng quan tâm. Theo cảnh báo của Tổng cục du lịch
được công bố ở các tỉnh/thành phố duyên hải miền
Trung thì phương thức khai thác du lịch chưa thích
hợp, thiếu đồng bộ và thiếu sức cạnh tranh, còn
nhiều vấn đề bất cập đặt ra, nhất là tính bền vững cho
mục tiêu bảo tồn và phát triển. Hầu như các doanh
nghiệp du lịch, dịch vụ mới chỉ lo tập trung đầu tư
cơ sở lưu trú, dịch vụ nhà hàng, mà ít quan tâm tham
gia, đóng góp việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư
cho văn hóa. Vai trò của các hiệp hội du lịch còn rất
nhiều hạn chế. Hầu như hoạt động mang tính hình
thức, đối phó, trên thực tế mạnh ai nấy làm thiếu sự
liên kết, thiếu vai trò của hiệp hội, thiếu tính liên kết
xâu chuỗi. Cạnh tranh thiếu lành mạnh, thậm chí sử
dụng hình thức “hoa hồng/bồi dưỡng” làm chỗ dựa
cho “cò” tồn tại, phát triển hoặc gây thiếu lành mạnh
trong dịch vụ du lịch Về hình thức thì có ký liên kết
giữa các tỉnh, các ngành hàng không, lữ hành, dịch
vụ khách sạn nhưng trên thực tế thì còn xa vời,
vẫn mạnh ai nấy làm. Văn hóa và du lịch tuy đang ở
trong cùng một Bộ, sở, phòng nhưng xem chừng vẫn
không có sự gắn kết, mỗi ngành đều có chương trình
45Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
mục tiêu riêng. Nên chăng, ủy ban nhân dân các cấp
cần phải làm trọng tài cho việc gắn kết các chương
trình phát triển và mục tiêu đầu tư của các ngành:
chương trình về cơ sở hạ tầng du lịch, văn hóa, giao
thông, xây dựng nông thôn mới trên cơ sở các quy
hoạch chung, của từng ngành.
- Cần phải xuất phát từ nhận thức, thế mạnh của
du lịch Việt Nam nói chung, du lịch các tỉnh/thành
phố duyên hải miền Trung nói riêng là du lịch di sản
văn hóa (đa văn hóa sông nước - biển đảo, đa sắc
tộc, trải qua nhiều thế kỷ, nhiều loại hình; cảnh quan
thiên nhiên (làng quê, sông nước, biển đảo, núi đèo
ven biển). Chính vì vậy, yếu tố du lịch trải nghiệm,
du lịch trong cộng đồng dân cư/cộng đồng gắn với
di sản văn hóa là sản phẩm du lịch đóng vai trò chủ
yếu và quyết định cho thành công của phát triển
du lịch. Chính người dân địa phương vừa là những
người chủ, bảo vệ giữ gìn phát huy di sản văn hóa
(vật thể, phi vật thể), giữ gìn cảnh quan môi trường
sống. Đồng thời vừa tham gia phát triển du lịch, làm
du lịch. Cần phải hiểu ở góc độ địa phương, nếu làm
du lịch mà không đem lại lợi ích cho cộng đồng cư
dân địa phương, “đuổi” cư dân địa phương đi (bởi các
dự án, bởi người từ các nơi về thuê đất, thuê nhà làm
du lịch...) thì du lịch đó sẽ không bền vững. Tuy nhiên
vấn đề đặt ra là, theo kết quả khảo sát thì khu vực này
có hay không có nghề? Đa số nhân lực quản lý ngành
du lịch là dân không chuyên, chủ yếu tận dụng người
địa phương cho nhóm lao động trực tiếp và thuyên
chuyển cán bộ từ các ngành khác về làm công tác
quản lý. Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch của
các tỉnh/thành phố địa phương vẫn chưa được chú
trọng một cách căn cơ, bài bản, lâu dài. Theo đánh
giá của Tổng cục du lịch, nhìn chung phần lớn các địa
phương trong Vùng có trình độ học vấn của đội ngũ
lao động thấp, lao động mới tốt nghiệp trung học cơ
sở trở xuống chiếm tỷ lệ còn lớn (Quảng Nam chiếm
51,07%), lao động chưa qua đào tạo nghề trong Vùng
chiếm tỷ lệ lớn (bình quân cả vùng 56,48%, riêng Đà
Nẵng 31,16%). Thực trạng này gây khó khăn cho việc
đào tạo nghề, nâng cao trình độ kỹ thuật cho nguồn
lao động, nhất là trên lĩnh vực du lịch. Việc đào tạo
nguồn nhân lực này là ai, cấp nào hay phải có liên
kết đồng trách nhiệm? Nên chăng, cần được đặt ra
giải quyết thấu đáo giữa các ngành giáo dục, đào
tạo nghề, các cấp chính quyền và các doanh nghiệp
trong Vùng.
- Thực trạng hướng dẫn, thuyết minh tại di sản/di
tích hiện nay khá tùy tiện, bất cập. Hướng dẫn viên
du lịch thì thiếu kiến thức hiểu biết về di sản/di tích,
còn cán bộ quản lý, thuyết minh tại di sản/di tích, bảo
tàng thì kém về ngoại ngữ, thiếu kiến thức về hướng
dẫn du lịch nói chung. do đó thông tin đến du khách
tham quan rất hời hợt, thiếu chính xác. Nên chăng,
Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch cần thống nhất chỉ
đạo cho Cục di sản Văn hóa và Tổng cục du lịch, các
Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch có lộ trình đào tạo,
cấp chứng chỉ “hướng dẫn viên di sản” cho hướng dẫn
viên du lịch và cán bộ/chuyên viên quản lý/thuyết
minh tại bảo tàng, di tích (đây là ý kiến đề xuất của tổ
chức UNESCO khu vực châu Á Thái Bình dương và đã
được tổ chức thí điểm tại Quảng Nam).
- Hệ thống quảng bá, kênh thông tin trên các
mạng, thông tin cấp nhà nước, cấp Vùng còn rất hạn
chế, mang tính riêng lẻ của các doanh nghiệp. Thiếu
tầm chiến lược quốc gia - vùng - khu vực.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn để khu vực
9 tỉnh/thành duyên hải miền Trung nói riêng và Việt
Nam nói chung, bảo tồn vững chắc di sản và phát
triển du lịch bền vững điều quan trọng trước hết là
ở mỗi di sản, mỗi địa phương, nhà quản lý; nhà khoa
học; và nhà dân phải cùng đồng hành, cộng đồng
trách nhiệm, gắn chung một lợi ích và trên nguyên tắc
bảo tồn tính chân xác - nguyên gốc độc đáo, đặc thù
vượt trội vốn có của riêng di sản mình để phát triển
du lịch; và nên chăng theo hướng Bảo tàng sinh thái
và nhân học. Từ quan điểm Nghị quyết Trung ương 5
chúng ta: “Văn hóa là động lực, mục tiêu cho sự phát
triển của kinh tế du lịch và ngược lại phát triển du lịch
phải nhằm mục tiêu đẩy mạnh phát triển nền kinh tế
bền vững, nâng cao đời sống nhân dân, hơn nữa phải
nhằm mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa, môi trường
sinh thái”. Chúng ta có thể xem đây là tuyên ngôn của
mục tiêu phát triển du lịch.
N.c.T.
cHÚ THÍcH
1. Ernesto Zedillo - Tổng thống Mêhicô: Phát biểu tại lễ
kỷ niệm ngày du lịch thế giới 27.9.1998 tại Mêhicô.
2. Tổ chức du lịch Thế giới (OMT): Tuyên bố chung về du
lịch thế giới tại Hội nghị quốc tế ở Malaysia về bảo vệ môi
trường, năm 1982.
3. Hội đồng Quốc tế về di tích - di chỉ - iCOMOS: Các
hiến chương và công ước quốc tế, xuất bản năm 2001. Bản
dịch của Cục Bảo tồn - Bảo tàng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- baotondisanvanhoa_2089.pdf