Loại hình nghệ thuật sân khấu Dì kê ở An
Giang là một di sản văn hóa phi vật thể hiếm có
của cộng đồng dân tộc Khmer sinh sống ở vùng
biên giới An giang giáp với lãnh thổ Campuchia.
Dì kê có tầm ảnh hưởng rộng, nhiều tỉnh trên nước
bạn Campuchia cũng đã tiếp thu loại hình nghệ
thuật hấp dẫn này. Trong thực tế, Dì kê An Giang
đang có nguy cơ mai một. Hiện chưa có một cơ
chế, chính sách nào để đảm bảo bảo tồn và phát
huy giá trị nghệ thuật sân khấu Dì kê. Văn hóa là
hành trang hội nhập của một dân tộc, để nghệ thuật
Dì kê An Giang trở thành một sản phẩm văn hóa
đủ sức hấp dẫn mọi người đến với vùng đất này
trách nhiệm trước hết là của các nhà quản lý cùng
với công sức đóng góp của mọi người dân.
3 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật sân khấu dì kê dân tộc khmer tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”
Soá 13, thaùng 3/2014162 Soá 13, thaùng 3/2014 163
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU DÌ KÊ
DÂN TỘC KHMER TỈNH AN GIANG
Trương Bá Trạng1
Tóm tắt
Khi nghiên cứu đặc trưng văn hóa của cộng đồng người Khmer Nam Bộ, chúng ta thường nhắc tới
Dù kê, Dì kê, một loại hình nghệ thuật độc đáo đã tồn tại với sức hấp dẫn đặc biệt tại vùng đất này. An
Giang là tỉnh đặc biệt duy nhất có loại hình Dì kê. Chúng ta cần phân biệt cơ bản khác biệt giữa Dù kê
và Dì kê để có những giải pháp hiệu quả thiết thực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình
nghệ nghệ thuật này. Trong tương lai, nếu có chính sách đầu tư phát triển đúng mức, loại hình Dì kê của
cộng đồng dân tộc Khmer vùng biên giới An Giang sẽ là một sản phẩm văn hóa hiếm có, thu hút nhiều
khách du lịch.
Từ khóa: nghệ thuật Dì kê An Giang, Dù kê, Văn hóa Khmer, loại hình nghệ thuật
Abstract
When researching the features about the culture of the Khmer in south of Vietnam, we usually
mention to Du ke or Di Ke which is popular art existing with attraction in this area. An Giang is the
most special unique province has this art – Di Ke. We need distinguish the basic differences between Du
ke and Di Ke to have the real effective solutions in conserving and promoting the value of this kind of
theatre. In the future, if we have the policy to invest and develop properly, Di Ke of the Khmer public in
the border area of An Giang province will be the cultural valuable product to attract a lot of tourists.
Key words: Di Ke art of An Giang province, Du ke, the culture of the Khmer, a kind of art.
1 Thạc sĩ, Nhạc sĩ, Trưởng phòng Nghiệp vụ văn hóa,
Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh An Giang
1. Đặt vấn đề
An Giang là tỉnh có dân số đông nhất khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Toàn
tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632
người, chiếm 5,17% tổng dân số toàn tỉnh. Dân
tộc Khmer có 18.512 hộ, 86.592 người, chiếm tỷ
lệ 3,9% so với tổng dân số toàn tỉnh. Đồng bào
Khmer An Giang sống tập trung ở hai huyện miền
núi: Tri Tôn và Tịnh Biên, số còn lại sống rải rác
ở các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn.
Hầu hết đồng bào dân tộc Khmer theo đạo Phật
giáo Nam tông, có mối quan hệ rộng rãi với đồng
bào dân tộc Khmer các tỉnh ĐBSCL và với người
Khmer ở Campuchia.
Dì kê là loại hình nghệ thuật sân khấu truyền
thống của đồng bào Khmer An Giang. Hiểu rõ sự
khác nhau giữa Dù kê và Dì kê cũng như khái quát
thực trạng phát triển nghệ thuật Dì kê ở An Giang
sẽ giúp chúng ta có những định hướng, giải pháp
bảo tồn và phát huy giá trị của một di sản văn hóa
phi vật thể đang có nguy cơ mai một.
2. Sự tương đồng và khác nhau giữa nghệ thuật
sân khấu Dì kê và Dù kê
Khi nói đến các loại hình nghệ thuật truyền
thống của đồng bào Khmer An Giang, chúng ta
nghĩ ngay đến nghệ thuật sân khấu Dì kê, một loại
hình nghệ thuật được bắt nguồn từ sự giao lưu về
văn hóa giữa người Kinh, Hoa và Khmer sống
chung với nhau hàng thế kỷ trên vùng đất này.
Nghệ thuật Kinh kịch, Hồ quảng của người Hoa
và nghệ thuật Hát bội, Cải lương của dân tộc Kinh
đã thôi thúc đồng bào Khmer sáng tạo ra một loại
hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc cho riêng mình.
Như vậy, có thể khẳng định Dì kê là một di sản văn
hóa của đồng bào dân tộc Khmer sinh sống trên
lãnh thổ Việt Nam.
Đa phần mọi người dân ở Đồng bằng sông
Cửu Long đều nghe đến nghệ thuật Dì kê và Dù
kê, nhưng thật tình còn mơ hồ về sự tương đồng và
khác biệt giữa hai thể loại này.
Theo những người am tường về nghệ thuật của
người Khmer, Dì kê và Dù kê đều là một loại hình
nghệ thuật mang tính tổng hợp, hội tụ giá trị văn
học, diễn xuất, hội họa, âm nhạc, múa... Đã là sân
khấu thì Dù kê hay Dì kê đều phải có kịch bản,
xung đột mâu thuẫn, diễn xuất, hành động... Dù kê
và Dì kê đều thường hay lấy ý tưởng kịch bản từ
những truyện cổ dân gian Khmer như chuyện nàng
Sêda, Thạch Sanh chém Chằn, Chuyện chàng Tum
nàng Tiêu...
Sự khác nhau cơ bản nhất giữa Dù kê và Dì kê
có thể khái quát ở chỗ, phương tiện để thể hiện nội
dung vở diễn, ngôn ngữ sân khấu Dù kê chủ yếu
là sử dụng lời thoại, lời ca, diễn xuất. Còn ở Dì kê,
ngoài lời thoại, lời ca, diễn xuất, thì còn có sự hòa
quyện vào đó những động tác múa hết sức khéo
léo, mang tính ước lệ cao để thể hiện hành động.
Các điệu múa trong Dù kê cũng có, nhưng nó chỉ
mang tính minh họa. Trong khi đó, đối với Dì kê
thì vai trò của các động tác múa là chủ đạo, quan
trọng, còn lời ca lại có phần thứ yếu. Như vậy có
thể nói, Dù kê gần với nghệ thuật Cải lương, khác
với Dì kê gắn với nghệ thuật Hát bội của người
Kinh và Hồ quảng của người Hoa nhiều hơn.
3. Thực trạng nghệ thuật sân khấu Dì kê
An Giang
Loại hình nghệ thuật sân khấu Dì kê ở An
Giang hiện nay chưa được bảo tồn và phát triển
bằng đề án cụ thể. Trong nhiều năm qua, loại hình
này tồn tại chủ yếu là nhờ vào sự đam mê của các
nghệ nhân và những diễn viên, những người yêu
thích loại hình này. Tại huyện Tri Tôn tỉnh An
Giang hiện còn hai nhóm Dì kê được lưu truyền.
Tuy nhiên, để tổ chức thành một buổi biểu diễn với
vở diễn hoàn chỉnh thì chỉ còn lại nhóm Dì kê xã Ô
Lâm do đôi vợ chồng Chau Men Sa Ray và Néang
Ok duy trì hoạt động.
Chau Men Sa Ray và Néang Ok cùng nhau
gánh vác tất cả các khâu từ sưu tầm kịch bản, phân
vai, dàn dựng, vẽ cảnh trí, đạo cụ và kiêm luôn
làm diễn viên. Cả đội Dì kê Ô Lâm hiện có 25 diễn
viên và 5 nhạc công. Trong đó, chỉ có nữ diễn viên
chính là Néang Kunh Thia (con gái của vợ chồng
Chau Men Sa Ray và Néang Ok) là có trình độ
học vấn hết lớp 12, còn lại học hết cấp I, số ít hết
cấp II, vài người không biết chữ. Đội đã sưu tầm
khoảng 10 vở diễn, trong đó có một vở về đề tài
lịch sử cách mạng hiện đại, một vở về đề tài bảo vệ
tài nguyên môi trường, còn lại là các vở mang màu
sắc truyền thuyết, huyền thoại, cổ tích. Nhạc cụ
và trang phục của đội hiện nay còn rất nghèo nàn,
không đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng
nghệ thuật để phục vụ đồng bào yêu thích Dì kê.
Trước đây, đội Dì kê Ô Lâm thỉnh thoảng được
các chùa mời biểu diễn trong các dịp lễ hội và khi
ấy, đội được trả bồi dưỡng kinh phí công sức biểu
diễn. Dần về sau này, do mỗi người đều bận lo kế
sinh nhai, người không có ruộng thì đi làm thuê ở
Bình Dương hoặc sang biên giới Campuchia nên
hầu như không có điều kiện để tụ họp đông đủ đi
biểu diễn phục vụ các chùa trong các dịp lễ hội. Hầu
hết các hoạt động của đội hiện nay đều phụ thuộc
vào đơn đặt hàng của chính quyền và các ban ngành
trong tỉnh. Những đơn đặt hàng này thi thoảng mới
có một lần, phụ thuộc vào nguồn ngân sách không
ổn định của các cơ quan chức năng. Trong khi đó,
nhu cầu được thưởng thức loại hình nghệ thuật sân
khấu Dì kê của đồng bào Khmer trong toàn tỉnh là
một nhu cầu thiết thực cần phải được quan tâm thỏa
đáng. Mặc khác, nếu không kịp thời bảo tồn và phát
huy giá trị nghệ thuật Dì kê thì chắc chắn loại hình
này sẽ bị mai một trong thời gian sắp tới.
4. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị
nghệ thuật Dì kê An Giang
Tăng cường tổ chức sưu tầm các vở diễn nghệ
thuật Dì kê, ghi hình từng công đoạn từ việc vở
bài, dàn dựng, vẽ cảnh trí, làm đạo cụ... để làm cơ
sở bảo tồn giá trị nguyên bản của di sản phi vật thể
nghệ thuật Dì kê.
Tổ chức các lớp học biểu diễn Dì kê, không
chỉ riêng cho huyện Tri Tôn mà mở rộng cho tất cả
con em, thanh thiếu niên dân tộc Khmer có năng
khiếu trong toàn tỉnh. Nhà nước có chế độ đài thọ
hoàn toàn cho các lớp truyền dạy với mục đích bảo
tồn nghệ thuật Dì kê.
Biên soạn những bài bản âm nhạc, những động
tác múa cơ bản, ngắn gọn được sử dụng trong nghệ
thuật Dì kê để đưa vào chương trình học bộ môn
nghệ thuật của các em học sinh các trường Dân tộc
nội trú trong tỉnh.
Đầu tư phương tiện kỹ thuật cho các đội Dì kê
trong tỉnh đủ sức để tổ chức sinh hoạt, biểu diễn
thường xuyên tại cộng đồng. Đầu tư cho các tác
giả viết và dàn dựng một số tiểu phẩm ngắn, mang
nội dung tuyên truyền các chính sách của Đảng và
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”
Soá 13, thaùng 3/2014162 Soá 13, thaùng 3/2014 163
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU DÌ KÊ
DÂN TỘC KHMER TỈNH AN GIANG
Trương Bá Trạng1
Tóm tắt
Khi nghiên cứu đặc trưng văn hóa của cộng đồng người Khmer Nam Bộ, chúng ta thường nhắc tới
Dù kê, Dì kê, một loại hình nghệ thuật độc đáo đã tồn tại với sức hấp dẫn đặc biệt tại vùng đất này. An
Giang là tỉnh đặc biệt duy nhất có loại hình Dì kê. Chúng ta cần phân biệt cơ bản khác biệt giữa Dù kê
và Dì kê để có những giải pháp hiệu quả thiết thực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình
nghệ nghệ thuật này. Trong tương lai, nếu có chính sách đầu tư phát triển đúng mức, loại hình Dì kê của
cộng đồng dân tộc Khmer vùng biên giới An Giang sẽ là một sản phẩm văn hóa hiếm có, thu hút nhiều
khách du lịch.
Từ khóa: nghệ thuật Dì kê An Giang, Dù kê, Văn hóa Khmer, loại hình nghệ thuật
Abstract
When researching the features about the culture of the Khmer in south of Vietnam, we usually
mention to Du ke or Di Ke which is popular art existing with attraction in this area. An Giang is the
most special unique province has this art – Di Ke. We need distinguish the basic differences between Du
ke and Di Ke to have the real effective solutions in conserving and promoting the value of this kind of
theatre. In the future, if we have the policy to invest and develop properly, Di Ke of the Khmer public in
the border area of An Giang province will be the cultural valuable product to attract a lot of tourists.
Key words: Di Ke art of An Giang province, Du ke, the culture of the Khmer, a kind of art.
1 Thạc sĩ, Nhạc sĩ, Trưởng phòng Nghiệp vụ văn hóa,
Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh An Giang
1. Đặt vấn đề
An Giang là tỉnh có dân số đông nhất khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Toàn
tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632
người, chiếm 5,17% tổng dân số toàn tỉnh. Dân
tộc Khmer có 18.512 hộ, 86.592 người, chiếm tỷ
lệ 3,9% so với tổng dân số toàn tỉnh. Đồng bào
Khmer An Giang sống tập trung ở hai huyện miền
núi: Tri Tôn và Tịnh Biên, số còn lại sống rải rác
ở các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn.
Hầu hết đồng bào dân tộc Khmer theo đạo Phật
giáo Nam tông, có mối quan hệ rộng rãi với đồng
bào dân tộc Khmer các tỉnh ĐBSCL và với người
Khmer ở Campuchia.
Dì kê là loại hình nghệ thuật sân khấu truyền
thống của đồng bào Khmer An Giang. Hiểu rõ sự
khác nhau giữa Dù kê và Dì kê cũng như khái quát
thực trạng phát triển nghệ thuật Dì kê ở An Giang
sẽ giúp chúng ta có những định hướng, giải pháp
bảo tồn và phát huy giá trị của một di sản văn hóa
phi vật thể đang có nguy cơ mai một.
2. Sự tương đồng và khác nhau giữa nghệ thuật
sân khấu Dì kê và Dù kê
Khi nói đến các loại hình nghệ thuật truyền
thống của đồng bào Khmer An Giang, chúng ta
nghĩ ngay đến nghệ thuật sân khấu Dì kê, một loại
hình nghệ thuật được bắt nguồn từ sự giao lưu về
văn hóa giữa người Kinh, Hoa và Khmer sống
chung với nhau hàng thế kỷ trên vùng đất này.
Nghệ thuật Kinh kịch, Hồ quảng của người Hoa
và nghệ thuật Hát bội, Cải lương của dân tộc Kinh
đã thôi thúc đồng bào Khmer sáng tạo ra một loại
hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc cho riêng mình.
Như vậy, có thể khẳng định Dì kê là một di sản văn
hóa của đồng bào dân tộc Khmer sinh sống trên
lãnh thổ Việt Nam.
Đa phần mọi người dân ở Đồng bằng sông
Cửu Long đều nghe đến nghệ thuật Dì kê và Dù
kê, nhưng thật tình còn mơ hồ về sự tương đồng và
khác biệt giữa hai thể loại này.
Theo những người am tường về nghệ thuật của
người Khmer, Dì kê và Dù kê đều là một loại hình
nghệ thuật mang tính tổng hợp, hội tụ giá trị văn
học, diễn xuất, hội họa, âm nhạc, múa... Đã là sân
khấu thì Dù kê hay Dì kê đều phải có kịch bản,
xung đột mâu thuẫn, diễn xuất, hành động... Dù kê
và Dì kê đều thường hay lấy ý tưởng kịch bản từ
những truyện cổ dân gian Khmer như chuyện nàng
Sêda, Thạch Sanh chém Chằn, Chuyện chàng Tum
nàng Tiêu...
Sự khác nhau cơ bản nhất giữa Dù kê và Dì kê
có thể khái quát ở chỗ, phương tiện để thể hiện nội
dung vở diễn, ngôn ngữ sân khấu Dù kê chủ yếu
là sử dụng lời thoại, lời ca, diễn xuất. Còn ở Dì kê,
ngoài lời thoại, lời ca, diễn xuất, thì còn có sự hòa
quyện vào đó những động tác múa hết sức khéo
léo, mang tính ước lệ cao để thể hiện hành động.
Các điệu múa trong Dù kê cũng có, nhưng nó chỉ
mang tính minh họa. Trong khi đó, đối với Dì kê
thì vai trò của các động tác múa là chủ đạo, quan
trọng, còn lời ca lại có phần thứ yếu. Như vậy có
thể nói, Dù kê gần với nghệ thuật Cải lương, khác
với Dì kê gắn với nghệ thuật Hát bội của người
Kinh và Hồ quảng của người Hoa nhiều hơn.
3. Thực trạng nghệ thuật sân khấu Dì kê
An Giang
Loại hình nghệ thuật sân khấu Dì kê ở An
Giang hiện nay chưa được bảo tồn và phát triển
bằng đề án cụ thể. Trong nhiều năm qua, loại hình
này tồn tại chủ yếu là nhờ vào sự đam mê của các
nghệ nhân và những diễn viên, những người yêu
thích loại hình này. Tại huyện Tri Tôn tỉnh An
Giang hiện còn hai nhóm Dì kê được lưu truyền.
Tuy nhiên, để tổ chức thành một buổi biểu diễn với
vở diễn hoàn chỉnh thì chỉ còn lại nhóm Dì kê xã Ô
Lâm do đôi vợ chồng Chau Men Sa Ray và Néang
Ok duy trì hoạt động.
Chau Men Sa Ray và Néang Ok cùng nhau
gánh vác tất cả các khâu từ sưu tầm kịch bản, phân
vai, dàn dựng, vẽ cảnh trí, đạo cụ và kiêm luôn
làm diễn viên. Cả đội Dì kê Ô Lâm hiện có 25 diễn
viên và 5 nhạc công. Trong đó, chỉ có nữ diễn viên
chính là Néang Kunh Thia (con gái của vợ chồng
Chau Men Sa Ray và Néang Ok) là có trình độ
học vấn hết lớp 12, còn lại học hết cấp I, số ít hết
cấp II, vài người không biết chữ. Đội đã sưu tầm
khoảng 10 vở diễn, trong đó có một vở về đề tài
lịch sử cách mạng hiện đại, một vở về đề tài bảo vệ
tài nguyên môi trường, còn lại là các vở mang màu
sắc truyền thuyết, huyền thoại, cổ tích. Nhạc cụ
và trang phục của đội hiện nay còn rất nghèo nàn,
không đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng
nghệ thuật để phục vụ đồng bào yêu thích Dì kê.
Trước đây, đội Dì kê Ô Lâm thỉnh thoảng được
các chùa mời biểu diễn trong các dịp lễ hội và khi
ấy, đội được trả bồi dưỡng kinh phí công sức biểu
diễn. Dần về sau này, do mỗi người đều bận lo kế
sinh nhai, người không có ruộng thì đi làm thuê ở
Bình Dương hoặc sang biên giới Campuchia nên
hầu như không có điều kiện để tụ họp đông đủ đi
biểu diễn phục vụ các chùa trong các dịp lễ hội. Hầu
hết các hoạt động của đội hiện nay đều phụ thuộc
vào đơn đặt hàng của chính quyền và các ban ngành
trong tỉnh. Những đơn đặt hàng này thi thoảng mới
có một lần, phụ thuộc vào nguồn ngân sách không
ổn định của các cơ quan chức năng. Trong khi đó,
nhu cầu được thưởng thức loại hình nghệ thuật sân
khấu Dì kê của đồng bào Khmer trong toàn tỉnh là
một nhu cầu thiết thực cần phải được quan tâm thỏa
đáng. Mặc khác, nếu không kịp thời bảo tồn và phát
huy giá trị nghệ thuật Dì kê thì chắc chắn loại hình
này sẽ bị mai một trong thời gian sắp tới.
4. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị
nghệ thuật Dì kê An Giang
Tăng cường tổ chức sưu tầm các vở diễn nghệ
thuật Dì kê, ghi hình từng công đoạn từ việc vở
bài, dàn dựng, vẽ cảnh trí, làm đạo cụ... để làm cơ
sở bảo tồn giá trị nguyên bản của di sản phi vật thể
nghệ thuật Dì kê.
Tổ chức các lớp học biểu diễn Dì kê, không
chỉ riêng cho huyện Tri Tôn mà mở rộng cho tất cả
con em, thanh thiếu niên dân tộc Khmer có năng
khiếu trong toàn tỉnh. Nhà nước có chế độ đài thọ
hoàn toàn cho các lớp truyền dạy với mục đích bảo
tồn nghệ thuật Dì kê.
Biên soạn những bài bản âm nhạc, những động
tác múa cơ bản, ngắn gọn được sử dụng trong nghệ
thuật Dì kê để đưa vào chương trình học bộ môn
nghệ thuật của các em học sinh các trường Dân tộc
nội trú trong tỉnh.
Đầu tư phương tiện kỹ thuật cho các đội Dì kê
trong tỉnh đủ sức để tổ chức sinh hoạt, biểu diễn
thường xuyên tại cộng đồng. Đầu tư cho các tác
giả viết và dàn dựng một số tiểu phẩm ngắn, mang
nội dung tuyên truyền các chính sách của Đảng và
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”
Soá 13, thaùng 3/2014164 Soá 13, thaùng 3/2014 165
nhà nước. Tổ chức cho các đội Dì kê biểu diễn các
chương trình này tại các vùng có đồng bào Khmer
sinh sống.
Về lâu dài, tiến tới thành lập Đoàn Nghệ thuật
Dì kê tỉnh An Giang. Đoàn có nhiệm vụ dàn dựng
các chương trình phục vụ đồng bào Khmer trong
tỉnh và biểu diễn giới thiệu nghệ thuật đặc sắc này
tại các khu du lịch trọng điểm trong tỉnh. Ngoài
ý nghĩa về văn hóa, du lịch, thì việc thành lập
đoàn Nghệ thuật Dì kê còn có ý nghĩa phục vụ
chính trị sâu sắc do đồng bào Khmer An Giang
thường xuyên có mối quan hệ giao lưu với người
dân Khmer trên đất Campuchia sống dọc theo biên
giới hai nước.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường
xuyên tổ chức các cuộc liên hoan loại hình nghệ
thuật Dì kê để các đội Dì kê có điều kiện trao
đổi, học hỏi kinh nghiệm.
5. Kết luận
Loại hình nghệ thuật sân khấu Dì kê ở An
Giang là một di sản văn hóa phi vật thể hiếm có
của cộng đồng dân tộc Khmer sinh sống ở vùng
biên giới An giang giáp với lãnh thổ Campuchia.
Dì kê có tầm ảnh hưởng rộng, nhiều tỉnh trên nước
bạn Campuchia cũng đã tiếp thu loại hình nghệ
thuật hấp dẫn này. Trong thực tế, Dì kê An Giang
đang có nguy cơ mai một. Hiện chưa có một cơ
chế, chính sách nào để đảm bảo bảo tồn và phát
huy giá trị nghệ thuật sân khấu Dì kê. Văn hóa là
hành trang hội nhập của một dân tộc, để nghệ thuật
Dì kê An Giang trở thành một sản phẩm văn hóa
đủ sức hấp dẫn mọi người đến với vùng đất này
trách nhiệm trước hết là của các nhà quản lý cùng
với công sức đóng góp của mọi người dân.
Tài liệu tham khảo
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch An Giang. 2012. Báo cáo tổng kết
Tài liệu điền dã của tác giả.
NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU DÙ KÊ KHMER NAM BỘ -
THẾ MẠNH CỦA DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH TRÀ VINH
Sơn Ngọc Khánh1
Tóm tắt
Trong những năm gần đây, du lịch văn hóa được xem là loại hoạt động đặc thù của các nước đang
phát triển, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Sản phẩm của du lịch văn hóa rẩt phong
phú từ vật chất đến tinh thần, trong đó có sự đóng góp đáng kể của sân khấu dân gian. Nhận thấy được
thế mạnh của Trà Vinh về tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa, bài viết xin giới thiệu đôi nét về nghệ
thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - một loại hình sân khấu dân gian “đầy tiềm năng” của người
Khmer Nam Bộ nói chung, người Khmer Trà Vinh nói riêng và định hướng cho Dù kê vào các chương
trình du lịch văn hóa.
Từ khóa: Du lịch, du lịch thiên nhiên, du lịch văn hóa, tài nguyên du lịch thiên nhiên, tài nguyên du
lịch nhân văn, nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ.
Abstract
In recent years, cultural tourism is considered a specific activity among the developing countries,
attracting many national and international tourists. Products of cultural tourism are very rich, in which
there is a significant contribution of folk theatre. As Tra Vinh is potential in developing cultural tourism,
the article will introduce some features about Southern Khmer Du ke theatre-a type of full potential folk
theatre of Southern Khmer people in general, and Khmer people in Tra Vinh in particular, and drive Du
ke to cultural tourism.
Key words: Tourism, natural tourism, cultural tourism, natural tourism resources, humanities
tourism resources, the Sourthen Khmer Du ke theatrical art.
1 Bộ môn Văn hóa học và Xã hội học, Trường ĐHTV
1. Đặt vấn đề
Đã từ rất lâu trong lịch sử nhân loại, du lịch
được xem như một sở thích, một hoạt động nghỉ
ngơi tích cực nhằm góp phần làm phong phú thêm
cho cuộc sống và nhận thức của con người. Ngày
nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế
xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển
mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có
Việt Nam. Hoạt động du lịch có thể phân thành
nhiều nhóm khác nhau tùy thuộc từng loại hình.
Nếu phân loại theo môi trường tài nguyên thì du
lịch được chia thành hai nhóm lớn là du lịch văn
hóa và du lịch thiên nhiên.
Người ta gọi du lịch văn hóa khi hoạt động du
lịch diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân văn,
hoặc hoạt động du lịch đó tập trung khai thác tài
nguyên du lịch nhân văn2.
Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào
bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng
đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống3.
2 Trần Đức Thanh. Nhập môn khoa học du lịch. Sđđ, tr.63
3 http: //moitruongdulich.vn
Các đối tượng văn hóa được xem là tài nguyên
du lịch đặc biệt hấp dẫn. Nếu như tài nguyên thiên
nhiên hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ, kỳ vĩ và
hiếm hoi của nó thì tài nguyên du lịch nhân văn
thu hút khách bởi tính phong phú, đa dạng và tính
truyền thống cũng như tính địa phương độc đáo của
nó. Các đối tượng văn hóa – tài nguyên du lịch nhân
văn là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hóa
phong phú.
Có thể thấy tài nguyên du lịch nhân văn là tất
cả những gì do xã hội cộng đồng tạo ra có sức hấp
dẫn du khách cũng như những thành tố khác được
đưa vào phục vụ phát triển du lịch. Như vậy, tài
nguyên du lịch nhân văn sẽ được hiểu là bao gồm
các di tích, công trình đương đại, lễ hội, phong tục
tập quán, nghệ thuật biểu diễn.
Trà Vinh là một tỉnh nhỏ nằm xa về phía Tây
Nam của Việt Nam. Dẫu biết vẫn có nhiều tiềm
năng về tài nguyên du lịch thiên nhiên nhưng so
với các tỉnh, thành khác trong khu vực cũng như
trong cả nước thì tiềm năng ấy chưa thật sự phát
huy hết vai trò của nó. Tuy nhiên, với thế mạnh về
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_ton_va_phat_huy_gia_tri_nghe_thuat_san_khau_di_ke_dan_to.pdf