Bảo tồn và phát huy văn hóa làng chài trong phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên Vịnh Hạ Long

Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương từ hoạt động du lịch, theo đó cần có sự hỗ trợ vật chất từ thu nhập du lịch để cải thiện cơ sở hạ tầng địa phương và tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng được tham gia vào hoạt động dịch vụ du lịch tại các khu di sản. Điều này sẽ góp phần hạn chế đáng kể “sức ép” của cộng đồng lên các giá trị di sản đồng thời sẽ khuyến khích họ trở thành chủ nhân thực sự đóng góp vào nỗ lực chung bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ các giá trị tự nhiên, văn hóa bản địa để đảm bảo cuộc sống của họ với những thu nhập họ có được qua việc tham gia vào hoạt động phát triển du lịch trên cơ sở khai thác những giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa. Trước hết nhận thức này cần được nâng lên ở những người “già làng, trưởng bản”, những người có ảnh hưởng rộng rãi trong cộng đồng; Tăng cường phổ biến, giải thích các quy định hiện hành về bảo vệ tài nguyên tự nhiên, văn hóa truyền thống đến cộng đồng. Kinh phí dành cho những hoạt động này cần được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hoặc một phần kinh phí trích trực tiếp từ thu nhập du lịch; Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với đặc thù của địa phương để đảm bảo một phần từ thu nhập du lịch sẽ “quay lại” hỗ trợ cho cộng đồng và cho công tác bảo tồn, phát triển tài nguyên môi trường, văn hóa nơi diễn ra hoạt động du lịch với sự tham gia của cộng đồng;Xây dựng một số mô hình và cơ chế cụ thể nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch như hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ đào tạo kỹ năng, cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, v.v.; Tăng cường sự hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để tăng cường năng lực tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch để cải thiện sinh kế, nâng cao mức sống và qua đó hạn chế các tác động của cộng đồng đến tài nguyên, môi trường, góp phần cho phát triển du lịch bền vững.

pdf11 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo tồn và phát huy văn hóa làng chài trong phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên Vịnh Hạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA LÀNG CHÀI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TRÊN VỊNH HẠ LONG Đinh Xuân Lập (lap.recerd@gmail.com ) Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Phát triển nông thôn Tóm tắt:. Bài viết trình bày những giá trí văn hóa làng chài cũng như vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên vịnh Hạ Long. Nơi đây lưu giữ những giá trị về địa chất –địa mạo và đa dạng sinh học cao. Phát triển du lịch ở khu vực này đã được Quảng Ninh quan tâm, đầu tư từ nhiều năm nay, chỉ tính riêng trong năm 2012 lượng khách thăm quan khu vực này đã vượt qua con số 7 triệu lượt khách. Tuy nhiên, bên cạnh những con số và danh hiệu đáng tự hào là những áp lực môi trường với nhiều thách thức về sự ô nhiễm và suy thoái tài nguyên. Ở đây, đến nay về cơ bản vẫn là du lịch đại chúng (mass tourism) - loại hình du lịch không đề cao bảo tồn và có thể xâm hại nhanh chóng các tài nguyên, môi trường nhạy cảm. Trên con đường thực hiện chiến lược “Kinh tế xanh” của tỉnh Quảng Ninh, phát triển du lịch theo hướng bền vừng “du lịch sinh thái cộng đồng” giúp nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thực hiện lâu dài mà không ảnh hưởng xấu đến tài nguyên, môi trường. Bài viết đưa ra các phân tích, so sánh dựa trên góc độ bảo tồn giá trị văn hóa làng chài và bảo tồn tài nguyên thiên nhiêntừ đó, đề xuất giải pháp lồng ghép những tinh hoa văn hóa làng chài trong phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên vịnh Hạ Long, cũng như các khu bảo tồn biển khác tại Việt Nam. Abstract: The paper presents the value of fishing villages cultural as well as the role of the community in the development of eco-tourism on Halong Bay. This place kept the value of geology-geomorphology and high biodiversity. Tourism development in this area has been interested and investing by Quang Ninh provice for many years, only in 2012, the number of tourists visiting the region has surpassed 7 million visitors. However, besides the numbers of visitor and proud are environmental stress challenges of pollution and resource degradation. This place is basically mass tourism - kind of tourism does not promote conservation and invasive can quickly resources, environmentally sensitive. On the implementation of the strategy path "Green Economy" of Quang Ninh province, towards developing a sustainable tourism "community eco - tourism" to help maximize the benefits of tourism to the natural environment and local communities and can be made permanent without adversely affecting the natural resources and environment. The paper analyzes and comparative based on a conservation the value of fishing villages cultural and and conservation of natural resources... from there, propose solutions to integrate the essence of the fishing village cultural in eco-tourism development on Halong Bay, as well as other marine protected areas in Vietnam. I. GIỚI THIỆU Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh có tọa độ từ 106056’ - 107037’ kinh độ Đông và 20043’ - 21009’ vĩ độ Bắc. Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào các năm 1994 và 2000 về các giá trị cảnh quan và địa chất – địa mạo, hiện giá trị đa dạng sinh học cũng đang được tiếp tục nghiên cứu và đề xuất công nhận. Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của Vịnh có diện tích 334 km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau; và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái. Theo các kết quả nghiên cứu về đa dạng sinh học ở khu vực Vịnh Hạ Long cho thấy, có tới 111 loài cá (Nguyễn Văn Quân, 2004), 552 loài động vật đáy (Đỗ Công Thung, 2004), 102 loài rong (Đàm Đức Tiến, 2004), 87 loài động vật phù du (Nguyễn Thị Thu, 2004) và 200 loài thực vật phù du (Chu Văn Thuộc, 2004). Trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá song, cá mú, cá hồng, cá giò, tômsú, tôm rảo, mực, cua, ghẹ, tu hài. Đặc biệt ở đây có đến 150 loài san hô trong đó bao gồm san hô cứng, san hô. Những kết quả nghiên cứu, thám sát khảo cổ học và văn hóa học cho thấy sự hiện diện của những cư dân tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã tạo lập những hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối nhau bao gồm văn hóa Soi Nhụ trong khoảng 18.000-7.000 năm trước Công Nguyên, văn hóa Cái Bèo trong 7.000-5.000 năm trước Công Nguyên và văn hóa Hạ Long cách ngày nay khoảng từ 3.500-5.000 năm. Tiến trình dựng nước và truyền thống giữ nước của dân tộc Việt Nam, trong suốt hành trình lịch sử, cũng khẳng định vị trí tiền tiêu và vị thế văn hóa của vịnh Hạ Long qua những địa danh mà tên gọi gắn với điển tích còn lưu truyền đến nay, như núi Bài Thơ, hang Đầu Gỗ, Bãi Cháy v.v. Với những ưu thế về vị trí địa lí thuận lợi, tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng cả về mặt tự nhiên và nhân văn vịnh Hạ Long đã góp phần đưa ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Ninh. Nếu như năm 2001 lượng khách du lịch đến với Quảng Ninh chỉ đạt 1,95 triệu lượt khách, thì tới năm 2010 ngành du lịch Quảng Ninh đón tổng khách du lịch đạt 5,4 triệu lượt và năm 2012 đã vượt con số 7 triệu lượt. Nếu như năm 2000, lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh mới chỉ đạt trên 544.000 lượt khách, bằng 25,4% so với lượng khách của cả nước thì đến năm 2009, Quảng Ninh đã đón trên 2.746 triệu lượt khách, bằng 71,9% lượng khách du lịch quốc tế so với cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những con số và danh hiệu đáng tự hào là những áp lực môi trường với nhiều thách thức về sự ô nhiễm và suy thoái tài nguyên tại hai khu vực này. Ở đây về cơ bản vẫn là du lịch đại chúng (mass tourism) - loại hình du lịch không đề cao bảo tồn và có thể xâm hại nhanh chóng các tài nguyên, môi trường nhạy cảm. Hệ lụy về môi trường, khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và đa sạng sinh học của khu vực này không chỉ đến từ hoạt động du lịch mà còn đến từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất trên bờ và các khu vực dân cư (làng chài trên biển,), từ hoạt động khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản trên biển của các làng chàiNhững năm gần đây do nguồn lợi hải sản dần cạn kiệt, tác động của biến đổi khí hậu và vấn đề an ninh trên biển, giá xăng, dâu tăng cao nên người dân hoạt động khai thác xa bờ ít hơn và quay trở lại hoạt động nhiều ở các khu vực gần bờ, trong vịnh, trong vùng nước khu bảo tồn gây ảnh hưởng không nhỏ việc bảo tồn nguồn lợi tự nhiên. Từ bao năm qua, hình ảnh của những ngư dân sống quanh năm trên biển đã trở thành một hình anh quen thuộc, không thể thiếu của khu vực này. Họ coi thuyền, bè là nhà và vịnh là quê hương. Họ là những chủ nhân đầu tiên của di sản và bằng chính cuộc sống của mình, họ đã tạo nên những giá trị văn hoá nhân văn độc đáo cho vùng non nước này. Du khách đến tham quan các làng chài trên vịnh luôn bất ngờ thú vị khi ngắm nhìn những con người, ngôi nhà, con thuyền trong không gian đá và nước mênh mông. Hình ảnh về những ngôi nhà gỗ, lớp học nổi lênh đênh trên sóng nước, các em nhỏ chèo thuyền đi học, những thuyền câu bé nhỏ cô đơn trong bóng chiều luôn ám ảnh và để lại những ấn tượng thật đẹp đẽ. Với những nét đẹp riêng có của mình, làng chài Cửa Vạn đã trở thành một trong những tuyến điểm du lịch hấp dẫn nhất trên Vịnh Hạ Long. Gần đây, làng chài này vừa được đưa vào danh sách 16 ngôi làng cổ đẹp nhất thế giới theo bình chọn của website du lịch Journeyetc.com. Trên con đường thực hiện chiến lược “Kinh tế xanh”, Quảng Ninh xác định du lịch theo hướng bền vững là một trong những trụ cột quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội. Du lịch bền vững giúp nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thực hiện lâu dài mà không ảnh hưởng xấu đến tài nguyên, môi trường. Vấn đề đặt ra là phải lồng ghép làm sao và như thế nào để có thể hòa hợp được lợi ích của cộng đồng trong phát triển du lịch và bảo tồn tài nguyên thiên nhiện? Chính vì vậy, bảo tồn và phát huy văn hóa làng chài trong phát triển du lịch sinh thái cộng đồng có một vai trò rất quan trọng. II. NHỮNG TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG Môi trường đóng vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch. Môi trường vừa là điều kiện vừa là tài nguyên cho phát triển du lịch. Ngược lại, môi trường, đặc biệt là môi trường tự nhiên cũng chịu sự tác động sâu sắc của hoạt động du lịch. Mặc dù môi trường tự nhiên có khả năng tự phục hồi nhưng nếu du lịch phát triển ồ ạt sẽ gây lên những suy thoái môi trường trầm trọng. Do vậy, bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động du lịch. Do điều kiện thuận lợi về địa lý và sự hấp dẫn về tài nguyên hoạt động du lịch ở Vịnh Hạ Long phát triển nhanh chóng. Sự phát triển của hoạt động du lịch đã ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên tại Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động du lịch ở đây hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả còn chưa cao dẫn tới chất lượng môi trường chưa đảm bảo cho sự thành công của hoạt động du lịch . Vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long vừa là đòi hỏi cấp thiết cho bảo vệ Di sản thiên nhiên, vừa có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của khu vực. Phát triển kinh tế đã và đang trở thành nguy cơ phát sinh nguồn ô nhiễm, có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ tới môi trường vùng Vịnh Hạ Long khi việc kiểm soát nguồn thải của địa phương hiện nay chưa thật sự hiệu quả. Theo kết quả điều tra của chuyên đề "Đánh giá dự báo tải lượng ô nhiễm đưa vào Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long" do Viện Tài nguyên và Môi trường Biển thực hiện cho thấy, việc quản lý, kiểm soát các nguồn ô nhiễm (đặc biệt là ngành than) chưa hiệu quả. Hầu hết các nguồn ô nhiễm chưa được xử lý khi thải ra môi trường. Các chất ô nhiễm vào Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long thường theo hai đường chính là do rửa trôi các nguồn ô nhiễm trên đất liền qua hệ thống sông, suối, lạch, triều đưa ra Vịnh và đổ trực tiếp từ nguồn nước sinh hoạt của dân cư ven biển, khách du lịch, nuôi trồng thủy sản... Theo số liệu quan trắc, với tốt độ xả thải như hiện nay, mỗi năm Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long phải hứng chịu khoảng 43 nghìn tấn COD và 9 nghìn tấn BOD (chất hữu cơ lơ lửng) đổ vào Vịnh. Khoảng 5,6 nghìn tấn Nitơ - tổng số (N –T) và gần 2 nghìn tấn Phốt pho tổng số (P – T). Đặc biệt, có khoảng 135 nghìn tấn kim loại nặng và khoảng 777,5 nghìn tấn TSS (chất rắn lơ lửng) hàng năm từ nguồn thải ven biển đổ vào Vịnh, là mối đe dọa lớn tới môi trường vùng Vịnh. Kết quả điều tra trong nhiều năm cho thấy, hàm lượng ô nhiễm kim loại nặng đưa vào Vịnh chủ yếu từ hoạt động khai thác than ở Cẩm Phả (chiếm tới 70% tổng lượng vào) và thành phố Hạ Long. Còn các chất hữu cơ và dinh dưỡng đưa vào vùng Vịnh có xuất phát điểm từ khu vực thành phố Hạ Long là nhiều nhất (khoảng 30 - 60%), tiếp theo là Hoàng Bồ, Cẩm Phả và Vân Đồn. Bên cạnh nguồn gây ôi nhiểm do rửa trôi các nguồn ô nhiễm trên đất liền qua hệ thống sông, suối, lạch, triều đưa ra Vịnh, nguồn gây ôi nhiểm trực tiếp từ nguồn nước sinh hoạt của dân cư ven biển, khách du lịch, nuôi trồng thủy sản... cũng còn nhiều bất cập. Nguồn gây ô nhiễm trực tiếp trên Vịnh Hạ Long: hàng năm vịnh Hạ Long đón hàng triệu lượt khách thăm quan, các hoạt động kinh doanh du lịch, sinh hoạt và sản xuất của cư dân làng chàilà những nguồn gây ôi nhiễm trực tiếp cho vịnh Hạ Long. Với hơn 500 tàu du lịch hoạt động và có lưu đêm trên vịnh Hạ Long vấn đề quản lý xả thải của các tàu du lịch được coi là vấn đề thách thức nhất với UBND tỉnh Quảng Ninh. Mặc dù UBND tỉnh Quảng Ninh đã có quy định về việc thu gom rác thải và cấm xả thải trên vịnh nhưng do ý thức chấp hành chưa tốt, muốn tiết kiệm chi phí chạy tàu vào bờ và các chi phí vệ sinh môi trường các tàu này thường xuyên thải trộm rác ra môi trường vịnh. Bên cạnh đó thành phố Hạ Long chưa có đủ kinh phí để trang bị hệ thông thu gom rác thải trên biển từ các tàu du lịch, lực lượng cán bộ quản lý môi trường vịnh còn ít và đặc biệt rất khó phát hiện tàu vi phạm trong điều kiệm về đêm. Dân số trên vịnh Hạ Long hiện nay khoảng 1.603 người, tập trung chủ yếu ở các làng đánh cá Cửa Vạn, Ba Hang, Cặp Dè (thuộc phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long). Cư dân vùng Vịnh phần lớn sống trên thuyền, trên nhà bè để thuận tiện cho việc đánh bắt, nuôi trồng các loại thủy hải sản. Hiện tại khu vực làng chài có khoảng 1.300 ô lồng nuôi trồng hải sản. Sản lượng cả nuôi trồng và đánh bắt hàng năm đạt khoảng 800 tấn. Mặc du UBND tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều chưng trình dự án về vấn đề rác thải từ làng chài tuy nhiên bất cấp trong môi trường rác thải tại đây vẫn chưa được xử lý một cách triệt để: người dân vẫn lén thải rác sinh hoạt trực tiếp xuống biển, đa số các nhà bè vẫn sử dụng phao xốp – do ảnh hưởng của thời tiết và sóng biển các phao xốp bị vỡ vụn gây ô nhiểm môi trường vịnh, phế phẩm từ hoạt đông khai thác, nuôi trồng thủy sản chưa được quản lý, vẫn còn các hoạt động khai thác thủy sản xâm hại trên vinh III. VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG LÀNG CHÀI * Trong bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường Ở nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như ở các vùng ven biển Việt Nam, các khu bảo tồn biển cộng đồng đóng một vai trò quan trọng trong bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Phương thức quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, đặc biệt là tại các nước đang phát triển và được thừa nhận là một phương thức quản lý hiệu quả, ít tốn kém. Thông qua phương thức này, cộng đồng dân cư các địa phương ven biển được tham gia trong việc bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi trường biển. Điều này đã tăng cường sự chủ động, thúc đẩy cộng đồng dân cư cùng chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước trong việc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về quy chế dân chủ cơ sở theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Ở các góc độ khác nhau cộng đồng làng chài có những chức năng và vai trò khác nhau, nhưng trong khuân khổ bài viết này, chúng tôi chỉ muốn thảo luận xung quanh khía cạnh vai trò của cộng đồng làng chài xung quanh khía cạnh bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Bài viết cũng không tập trung phân tích nhiều về hạn chế của cộng đồng làng chài mà tập trung chọn lọc những vai trò mang tính chất truyền thống và theo nhu cầu thực tế. + Là người trực tiếp sử dụng tài nguyên thiên nhiên: Một thực tế hiển nhiên qua nhiều thế hệ là sinh kế của người dân các làng chài phụ thuộc chủ yếu vào tài nguyên thiên nhiên thông qua các hoạt động khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, săn bắt động vật hoang dã, khai thác lâm sản làm nơi trú ngụ, chất đốt, thuốc chữa bệnh, thức ăn hàng ngày, khai thác đất đai sản xuất lương thựctài nguyên thiên nhiên có nhiều loại có giá trị thương phẩm cao, thêm vào đó những năm gần đây nguồn lợi tài nguyện dần cạn kiết nên khi nhu cầu thị trường đòi hỏi đã thôi thúc người dân khai thác dưới mọi hình thức, cả lén lút lẫn công khai, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp và sức ép của cộng đồng lên tài nguyên thiên nhiên cũng tăng lên. + Cộng đồng là một kho tàng chi thức: Là những người trực tiếp khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên, sinh sống và am hiểu vùng đất, vùng nước, cộng đồng là kho tàng chi thức về đang dạng sinh học trong khu vực, khu vực phân bố, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến tài nguyên thiên nhiên, các tác nhân có lợi, có hại cho tài nguyên thiện nhiện. + Là người trực tiếp chịu những thay đổi của môi trường tự nhiên: Dưới những tác động của con người, biến đối khí hậu...đã làm cho môi trường bị ô nhiễm và suy thoái tài nguyên: nước, không khí, rừng,...làm suy giảm nguồn lợi tự nhiên việc này đã gây ảnh hưởng trước tiếp đến cuộc sống và sinh kế của cộng đồng làng chài (suy giảm nguồn nước, hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản trở nên khó khăn, phát sinh các bệnh mới...). + Điều tiết các mối quan hệ trong cộng đồng nhằm giảm thiểu các tác động tới tự nhiên: Với phong tục tập quán, truyền thống, văn hóa ...cộng đồng là nhân tố chính để điều tiết các mối quan hệ trong cộng đồng nhằm giảm thiểu các tác động tới tự nhiên như: Tuyên truyền nâng cao nhận thức công đồng trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (cấm khai thác bằng ngu cụ cấm, cấm đánh bắt động vật quý hiếm, bảo vệ môi trường...); xây dựng hương ước cộng đồng, xây dựng các mô hình cộng đồng ... * Vai trò của cộng đồng với phát triển du lịch: Với việc phát huy vai trò của cộng đồng thông qua phát triển du lịch cộng đồng sẽ có những tác động tích cực bao gồm : - Góp phần tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương, đặc biệt ở vùng biển nơi mà con người có sự phụ thuộc lớn vào tài nguyên thiên nhiên. Đây sẽ là yếu tố tích cực góp phần làm giảm tác động của cộng đồng đến các giá trị cảnh quan, tự nhiên và qua đó sẽ góp phần bảo tồn tài nguyên, môi trường đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững; - Góp phần để cộng đồng, đặc biệt là những người dân chưa có điều kiện trực tiếp tham gia vào các dịch vụ du lịch, được hưởng lợi từ việc phát triển hạ tầng du lịch (giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, v.v.). Đây cũng sẽ là yếu tố tích cực để đảm bảo sự công bằng trong phát triển du lịch, một trong những nội dung quan trọng của phát triển du lịch bền vững; - Góp phần tạo cơ hội việc làm cho cộng đồng và qua đó sẽ góp phần làm thay đổi cơ cấu, nâng cao trình độ lao động khu vực này. - Góp phần tích cực trọng việc phục hồi và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nghề truyền thống, vì vậy có đóng góp cho phát triển du lịch bền vững từ góc độ tài nguyên, môi trường du lịch; - Tạo điều kiện đẩy mạnh giao lưu văn hóa và kế đến là giao lưu kinh tế giữa các vùng miền, giữa Việt Nam với các dân tộc trên thế giới. Đây cũng sẽ là yếu tố quan trọng trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam đồng thời tạo cơ hội để phát triển kinh tế ở những vùng còn khó khăn, đảm bảo sự phát triển bền vững nói chung, du lịch nói riêng. IV. GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG CHÀI TRÊN VỊNH HẠ LONG Quảng Ninh là nơi có nền văn hoá lâu đời và liên tục. Đây là một nền văn hoá có những đặc trưng riêng, phân phối tập trung tại một khu vực độc lập nhưng không hề biệt lập, nó gắn liền với nền văn hoá Hoà Bình- Bắc Sơn nổi tiếng. Cho đến nay, đã làm rõ được một lịch sử văn hoá ít nhất 25000 năm cách ngày nay ở Hạ Long- nền văn hoá Soi Nhụ, kế tiếp là văn hoá Cái Bèo- gạch nối giữa văn hoá Soi Nhụ và văn hoá Hạ Long. Từ đầu thế kỷ 19 người ta đã thấy sự có mặt của ngư dân Giang Võng, Trúc Vong trên vịnh Hạ Long mà hậu duệ của họ là những người dân chài sống trên các làng chài nôi Ba Hang, Cống Tàu, Vông Viêng, Cửa Vạn ngày. Họ lấy thuyền, bè làm nhà và chọn vịnh làm quê hương. Cuộc sống, sinh hoạt, kiếm sôngtrên biển đã tạo ra những nét văn hóa đặc trưng riêng cho người dân làng chài trên vịnh Hạ Long. Nằm lênh đênh giữa sóng nước của kì quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, những con người làng chài đã sống và gắn bó cả cuộc đời mình với biển, vất vả và bấp bênh, nhưng bằng tâm hồn phong phú, giàu cảm xúc, họ đã sáng tạo nên những câu hát giao duyên trữ tình và truyền lại cho con cháu. Câu hát giao duyên như gửi gắm biết bao tâm tư, tình cảm của người dân làng chài. Những cung bậc của cảm xúc, của tình yêu được bộc lộ kín đáo mà duyên dáng, có buồn có vui, có giận hờn, ghen tuông Họ hát để được giải tỏa, để trải lòng mình với sóng nước mênh mông, hát để kết bạn, kết duyên vợ chồng. Chính vì thế, câu hát giao duyên có ca từ hết sức phong phú, là một kho tàng khổng lồ về ca dao, tục ngữ, dân ca và cả phong tục tập quán, lễ hội. Hát giao duyên có nhiều hình thức nhưng tiêu biểu là hát đúm, hò biển và hát cưới trên thuyền. Mỗi hình thức lại có nét đặc sắc và điểm nhấn riêng. Nhưng dù có hát theo hình thức nào đi nữa thì hát giao duyên cũng đã trở thành một nét đẹp văn hóa độc đáo riêng của ngư dân vùng vịnh, một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu trong các dịp lễ hội, cưới hỏi. Hát giao duyên: Hát Giao duyên của ngư dân làng chài trên Vịnh Hạ Long xưa gần gũi với cách hát của người Việt ở vùng châu thổ sông Hồng nhưng mang những nét riêng của địa hình biển đảo đặc thù của vùng Quảng Ninh. Hát Giao duyên là lối hát đối đáp giữa các nhóm nam nữ thanh niên, còn được gọi là hát Ghẹo, hát Đúm và ngư dân Hạ Long gọi dân dã là hát Giai gái. Nội dung, ca từ chủ yếu về thuyền, biển, tôm cá, ca ngợi tình yêu đôi lứa, cảnh đẹp quê hương. Mỗi cuộc hát Giai gái thường trải qua các trình tự: hát Chào – hát Tìm - hát Hỏi - hát Gặp - hát Giã bạn. Có những cuộc hát kéo dài đến hết đêm nhưng cũng có đôi khi chỉ là đôi ba câu hát làmquen khi bất chợt gặp gỡ rồi chia tay vội vàng. Hò biển: Còn gọi là hát chèo thuyền, hát chèo đườngmà lời ca cũng chính là các bài hát giao duyên đối đáp. Điểm khác biệt của Hò biển với hát Giai gái và hát đám cưới là Hò biển luôn bắt đầu với từ “Hò ơ..ơ..!" với âm điệu ngân dài, chậm rãi, mềm mại và sâu lắng, thường được ngân lên những khi đang chèo thuyền thả câu, quăng lưới một mình trên quãng đường dài hay trong những đêm trăng thanh vắng. Mỗi câu hò ngân lên như để đánh tiếng rằng “có tôi ở đây”, để tìm bạn, để chia sẻ cho vơi bớt nỗi cô đơn. Hát đám cưới trên thuyền: Hát đám cưới là tục lệ có từ lâu đời ở vùng dân tộc thiểu số và cả đồng bào kinh. Song mỗi nơi có cách hát trong đám cưới khác nhau. Sách Đại Nam nhất thống chí chép: “Về lễ giá thú thì mỗi nơi một khác”. Có thể nói hát cưới trên thuyền là một “hội hát giao duyên”. Ở đây tập trung hầu hết các điệu hát giao duyên vùng biển. Do đắc tính là các làng chài nổi trên biển nên “hát đám cưới” của ngư dân làng chài trên vịnh Hạ Long của mang những nét đặc trưng riêng. Đám cưới làng chài thường được tổ chức vào ngày rằm (giữa tháng Âm lịch) trong mùa cưới từ tháng tám năm trước đến tháng ba năm sau. Những đêm giữa tháng trăng sáng, cá ăn tãi dân chài thường nghỉ đánh bắt nhưng lại là những đêm non nước lung linh kỳ ảo rất thuận tiện cho một sinh hoạt của cộng đồng - ngày cưới. Nhà trai thường đi đón dâu bằng vài ba thuyền lớn. Thuyền nhà gái neo đậu sát nhau, trong đó có một thuyền lớn có bàn thờ gia tiên ở trong khoang giữa. Bên ngoài, trên mặt sạp phía mũi thuyền có chăng ba dải lụa thứ tự từ phía mũi thuyền về phía khoang giữa: Dải lụa màu xanh tượng trưng ngõ khách; Dải lụa màu vàng tượng trưng ngõ treo; Dải lụa màu đỏ tượng trưng ngõ hoa. Ở cửa vào trong khoang giữa còn treo một đôi chim bằng bông hoặc đan bằng tren dán giấy (hình chim phượng hoặc chim câu). Khi thuyền nhà trai đến đón dâu phải dừng trước thuyền nhà gái và lần lượt hát đáp lại những câu hát hỏi của nhà gái cho đến khi cởi được ba dải lụa màu thì mới đón được dâu về. Màn hát đối đáp vừa mang tính nghi lễ vừa là phần Hội của đám cưới, không chỉ chúc đôi vợ chồng trẻ bách niên giai lão, mừng hai họ có dâu hiền rể thảomà đây còn là dịp để trai gái đôi bên làm quen, kết bạn, xóm làng thêm gần gũi, đoàn kết. Thuyên buồn nét văn hóa đặc trưng của ngư dân Vịnh Hạ Long: Xưa kia phương tiện khai thác thủy sản của ngư dân Giang Võng, Trúc Võng trên vịnh Hạ Long là những chiếc thuyền nan. Do ngư trường khai thác hoạt động chủ yếu trong vịnh (không có sóng lớn) nên những chiếc thuyền nan của ngư dân Giang Võng, Trúc Võng thường gắn buồn. Hình ảnh những chiếc thuyền buồn lướt nhẹ trên sóng, giữa không gian kỳ quan thiên nhiên đã tạo nên một “bức tranh thủy mặc” hết sức đẹp, hình ảnh này đã được các nhiếp anh gia người Pháp (đầu thế kỷ 19) ghi lại và giới thiệu cùng cộng đồng thế giới từ đó thuyền buồn đã tạo nên nét đặc trng của vịnh Hạ Long. Câu hát giao duyên trữ tình, đằm thắm của ngư dân vùng chài vịnh Hạ Long Thuyên buồn nét văn hóa đặc trưng của ngư dân Vịnh Hạ Long Nhà bè: Đây là một hình thức ở mới xuất hiện những năm đầu thế kỷ 20, dần thay thế cho những con thuyền. Nhà dựng bằng gỗ trên một chiếc bè lớn, được làm nổi bởi các phao xốp hoặc phi nhựa, mái nhà lợp tôn hoặc cót ép. Tuy diện tích không lơn (khoảng 20 m2 đến 30m2) nhưng nhà bè được bố trí không gian rất hợp lý với 2 gian ở, khu thờ cúng tổ tiên, khu bếp và nhà vệ sinh riêng. Thời cúng thủy thân: Trước biển cả đầy huyền bí và bất trắc, dân chài Hạ Long tin thờ thần biển và gọi giản dị là ông Sông bà Bể. Khi có việc cưới hỏi, tang ma, đi đánh bắt, lúc ốm đau họ đều làm lễ cúng thuỷ thần để cầu bình an,may mắn. Các làng chài nổi trên vịnh Hạ Long không có đình làng tại nơi sinh sông. Đến ngày hội các làng chài thường tập trung lại tại các đình làng xưa kia của cha ông họ (ngư dân Giang Võng – Trúc Võng xưa có đình làng trên đất liền) để tổ chức lễ cũng thủy thần với tục rước nước và hội thi bơi chải. Bên cạnh những giá trị nêu trên, làng chài trên vịnh Hạ Long còn chứa đứng những giá trị khác về văn hóa, tín ngương của các làng chài tại Việt Nam như: Nghề cá truyền thống đặc sắc: Việt Nam với nghề các truyền thống lâu đời đã kiến tạo ra trên 200 loại ngư cu và nhiều phương thức đánh bắt thủy sản khác nhau. Các ngư cụ và phương thức này là bằng chứng cho quá trình sáng tạo trong sản xuất và nét đặc trưng văn hóa Việt. Tục thờ cúng cá Ông: vị thần che chở, bảo vệ ngư dân; cầu ngư để mong mưa thuận gió hòa, bảo vệ ngư dân trên biển, thu hoạch được mùa. Nhiều ngư dân còn tin rằng các vị thần và tổ tiên của họ có quyền lực quyết định sự thành bại và hạnh phúc của ngư dân và thành viên gia đình họ (Ruddle, 1998). Đây chính là sợi dây vô hình kết nối mọi người ẩn đằng sau những yếu tố tâm linh là tình cảm, là cái chung của những người làm nghề sông nước. Tục thờ cá Voi (coi cá Voi là thần cứu mạng khi gặp nạn trên biển) đã dẫn đến quy định không đánh bắt cá Voi để làm thực phẩm (trong dân gian) do vậy đã gián tiếp góp phần bảo vệ loài cá này không bị tuyệt chủng ở Việt Nam, đây là một nét đặc sắc trong văn hóa mà không phải nước nào cũng có. V. THẢO LUẬN VỀ HƯỚNG LỒNG GHÉP VĂN HÓA LÀNG CHÀI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG Mỗi địa phương, mỗi thắng cảnh đều manh trong mình một nét đẹp riêng. Bên cạnh nét đép của tự nhiên, cảnh quan, các công trình lịch sử là nét đẹp của văn hóa, truyền thống và tổng hòa tạo các nét đẹp đó tạo nên sự độc đáo, cái đặc trưng của từng địa phương, thắng cảnh. Nói đến Huế người ta không thể nhắc đền hò Huế, nói đến Bắc Ninh người ta không thể nhắc đến dân ca quan họ Bắc Ninh, nói đến Thái Bình người ta không thể nhắc đến chèohình ảnh Làng Chài đã trở thành hình ảnh quen thuộc, không thể thiếu trên vịnh Hạ Long. Làng Chài chứa đứng trong nó nhiều giá trị văn hóa vẫn còn chưa được khai thác và phát huy một cách đúng mức. Trên cơ sở phân tích hiện trang tài nguyên môi trường, vai trò của cộng đồng và giá trị văn hóa làng chài chúng tôi xin được thảo luận mốt số định hướng cơ bản đối với phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa làng chài và phát triển cộng đồng bao gồm: – Khai thác có hiệu quả các giá trị văn hoá để phát triển những sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao, thu hút khách du lịch. Hiện nay, một trong những hạn chế cơ bản của du lịch Việt Nam là thiếu các sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn tới sẽ ưu tiên khắc phục hạn chế này. Trong trường hợp này, bản thân các di sản văn hoá, đặc biệt là các di sản thế giới như vịnh Hạ Long là những tài nguyên du lịch có giá trị. Vấn đề là cần có quy hoạch và đầu tư hợp lý để biến những giá trị văn hoá thành sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh, thu hút khách du lịch. Sự tăng trưởng về khách du lịch đến các điểm di sản sẽ đồng nghĩa với việc những giá trị di sản này sẽ càng được phát huy. - Phát triển du lịch di sản văn hóa gắn với phát triển cộng đồng. Cộng đồng là một phần không thể thiếu của di sản văn hóa, trong nhiều trường hợp cộng đồng chính là linh hồn, là tâm điểm của di sản. Chính vì vậy phát triển du lịch di sản không thể tách rời phát triển cộng đồng ở khu vực di sản và lợi ích có được từ du lịch di sản phải được chia sẻ với cộng đồng. Trong trường hợp này, cộng đồng sẽ là nhân tố tích cực góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trên quê hương của họ. Bên cạnh ý nghĩa trên, phát triển du lịch văn hoá gắn với cộng đồng sẽ còn khai thác được những giá trị văn hoá bản địa góp phần làm đa dạng và phong phú hơn sản phẩm du lịch điểm đến, làm tăng tính hấp dẫn và hiệu quả kinh doanh du lịch. – Phát triển du lịch văn hóa, đặc biệt là du lịch di sản phải gắn với phát triển du lịch quốc gia và khu vực. Để phát huy có hiệu quả các giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là các di sản thế giới, hoạt động xúc tiến du lịch văn hóa thông qua sự hợp tác với các nước trong khu vực sẽ có ý nghĩa quan trọng. Sự hợp tác này trước hết sẽ tạo ra các tuyến du lịch văn hoá có tính liên vùng và khu vực như tuyến du lịch di sản miền Trung, tuyến du lịch di sản Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), tuyến du lịch di sản Hành lang Đông Tây (WEC), v.v. Để các ý tưởng gắn kết du lịch di sản văn hoá, cần thiết phải có liên kết phát triển du lịch giữa các vùng du lịch; giữa du lịch Việt Nam với các nước trong khu vực thông quan một số chương trình cụ thể. Việc quảng bá và phát triển các chương trình này chính là phương thức phát huy có hiệu quả các giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam. VI. KẾT LUẬN Sức hấp dẫn của môi trường tự nhiên là một trong những điều kiện để phát triển du lịch. Các yếu tố này hấp dẫn đặc biệt bởi sự hoang sơ, tính đa dạng sinh học cao, trong lành, không bị ô nhiễm... Sự suy giảm của môi trường tất yếu sẽ dẫn tới sự suy giảm về du lịch. Du lịch mạng lại giá trị kinh tế cao, tạo ra những tác động tích cực tới môi trường như nâng cao nhận thức về môi trường khi hiểu được giá trị của môi trường, tăng thêm nguồn vốn cho hoạt động nghiên cứu công nghệ, tuyên truyền, giáo dụcbảo vệ môi trường. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của du lịch tới môi trường còn lớn hơn rất nhiều so với những tác động tích cực mà du lịch mang lại nếu như việc phát triển không đúng hướng “phát triển không bền vững”. Cộng đồng đóng một vai trò quan trọng trong bảo vệ tài nguyên thiên và phát triển du lịch, là nhân tổ Chính – Trực tiếp – Mấu chốt cho phát triển du lịch theo hướng bền vững. Làng chài chứa đựng trong nó nhiều giá trị văn hóa nếu được khai thác một cách đúng mức sẽ không chỉ giúp hài hòa lợi cộng đồng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên mà còn làm tăng giá trị của sản phẩm du lịch. Đề phát huy được giá trị văn hóa làng chài và tăng cường vai trò của Cộng đồng với phát triển du lịch cần: Khai thác có hiệu quả các giá trị văn hoá để phát triển những sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao, thu hút khách du lịch Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương từ hoạt động du lịch, theo đó cần có sự hỗ trợ vật chất từ thu nhập du lịch để cải thiện cơ sở hạ tầng địa phương và tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng được tham gia vào hoạt động dịch vụ du lịch tại các khu di sản. Điều này sẽ góp phần hạn chế đáng kể “sức ép” của cộng đồng lên các giá trị di sản đồng thời sẽ khuyến khích họ trở thành chủ nhân thực sự đóng góp vào nỗ lực chung bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ các giá trị tự nhiên, văn hóa bản địa để đảm bảo cuộc sống của họ với những thu nhập họ có được qua việc tham gia vào hoạt động phát triển du lịch trên cơ sở khai thác những giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa. Trước hết nhận thức này cần được nâng lên ở những người “già làng, trưởng bản”, những người có ảnh hưởng rộng rãi trong cộng đồng; Tăng cường phổ biến, giải thích các quy định hiện hành về bảo vệ tài nguyên tự nhiên, văn hóa truyền thống đến cộng đồng. Kinh phí dành cho những hoạt động này cần được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hoặc một phần kinh phí trích trực tiếp từ thu nhập du lịch; Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với đặc thù của địa phương để đảm bảo một phần từ thu nhập du lịch sẽ “quay lại” hỗ trợ cho cộng đồng và cho công tác bảo tồn, phát triển tài nguyên môi trường, văn hóa nơi diễn ra hoạt động du lịch với sự tham gia của cộng đồng; Xây dựng một số mô hình và cơ chế cụ thể nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch như hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ đào tạo kỹ năng, cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, v.v.; Tăng cường sự hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để tăng cường năng lực tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch để cải thiện sinh kế, nâng cao mức sống và qua đó hạn chế các tác động của cộng đồng đến tài nguyên, môi trường, góp phần cho phát triển du lịch bền vững. Tài liệu tham khảo: 1. Đinh Xuân Lập, Cao Lê Quyên, Tưởng Phi Lai, Lưu Thế Phương, 2013. Tài liệu kỹ thuật dự án “Xây dựng mô hình cộng đồng ngư dân làng cá nổi ở vịnh Hạ Long thích ứng với biến đổi khí hậu (VN/MAP-CBA/2010/05)”. Hội nghề cá tỉnh Quảng Ninh, Qũy Môi trường toàn cầu, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam (UNDF-GEP/SGP. 2. Tưởng Phi Lai, Đinh Xuân Lập, Phan Hoành Sơn, Venus Le Nguyen, 2013. Công trình nghiên cứu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em và thanh thiếu niên làng chài. Kỷ lục Việt Nam HDTV.VK.GXLKL No 1425/KLVN/2013 ngày 21/9/2013. 3. Phạm Ngọc Hùng, 2012. Đề án phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại làng chài Cửa Vạn, vịnh Hạ Long. Ban quản lý vịnh Hạ Long. 4. Hoàng Ngọc Hà, Đào Huy Giáp, David Brown, Vũ Thị Hồng Hạnh, 2008. Ngư dân trên vịnh Hạ Long. Chương trình giáo dục môi trường ECOBOAT, Nhà xuất bản giáo dục. 5. Hoàng Ngọc Hà, Đào Huy Giáp, Nguyễn Đăng Hải, 2008. Bảo tồn và phát triển hệ sinh thái Rạn san hô trên vịnh Hạ Long. Chương trình giáo dục môi trường ECOBOAT, Nhà xuất bản giáo dục. 6. Ngô Xuân Tường, Hoàng Ngọc Hà, Vũ Duy Anh, 2008. Các loài chim thường gặp ở vịnh Hạ Long và Cát Bà. Chương trình giáo dục môi trường ECOBOAT, Nhà xuất bản giáo dục. 7. Tạ Hòa Phương, Đặng Khắc Vũ, Vũ Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Quang Thành, Hoàng Ngọc Hà, Don Miller, 2008. Địa chất – địa mạo vịnh Hạ Long. Chương trình giáo dục môi trường ECOBOAT, Nhà xuất bản giáo dục. 8. Kenneth Ruddle. “Traditional community-based coastal marine fisheries management in Viet Nam”. Ocean & Coastal Management. Vol. 40, pp. 1-22, 1998. Elsevier Science Limited. 9. Đinh Văn Hạnh, 2008. Sự phát triển hệ thống tín ngưỡng của người Việt trong quá trình di cư về phương Nam nhìn từ tục thờ cúng cá Ông. GID=940. 10. Nguyễn Duy Thiệu, 2003. Các cộng đồng ngư dân thủy cư ở vùng biển Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 6. Hà Nội. 11. Một số giải pháp góp phần thúc đẩy du lịch Quảng Ninh phát triển Ninh-phat-trien/ 12. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa và phát triển cộng đồng tại Việt Nam 13. Vương Minh Hoài, 2011, Luận văn thạc sĩ, Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh, Đại học Kinh tế quốc dân. 14. Giá trị văn hóa của hát cưới trên thuyền của ngư dân làng chài vịnh Hạ Long, ?maso=24

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbaotonvaphathuyvanhoalangchaitrongphattriendulich_8362.pdf
Tài liệu liên quan