Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer tồn
tại và phát triển theo chiều dài lịch sử của vùng
đất Đồng bằng sông Cửu Long, nó đã góp phần
làm giàu thêm tính cách trọng nghĩa khinh tà
của người dân Nam Bộ. Đảng và Nhà nước
luôn luôn quan tâm đến các giá trị văn hóa -
nghệ thuật truyền thống, phong tục tập quán và
lễ hội của đồng bào các dân tộc lên một tầm
cao mới, trong đó có văn hóa của đồng bào dân
tộc Khmer Nam Bộ. Việc bảo tồn và phát triển
nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ
- Di sản văn hóa dân tộc là việc làm có tính
cấp bách nhằm góp phần tích cực thực hiện
Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về việc “tiếp
tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật
trong thời kỳ mới”.
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu dù kê khmer nam bộ-Di sản văn hóa của dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”
Soá 13, thaùng 3/201426 Soá 13, thaùng 3/2014 27
Do đó, đẩy mạnh việc giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc Khmer, trong đó có các loại
hình nghệ thuật dân tộc Khmer là việc làm cấp
bách và lâu dài, là cách ứng xử tốt đẹp của toàn
xã hội đối với một dân tộc đã từng có nhiều đóng
góp cho sự phát triển của vùng đất Nam Bộ, đồng
thời là cách giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi dành
cho dân tộc thiểu số đã, đang và sẽ chung sống gần
gũi, xen kẽ lâu dài với dân tộc đa số, nghĩa là tạo
điều kiện thuận lợi nhất để dân tộc thiểu số phát
triển, hòa nhập với xu thế phát triển chung, nhưng
vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc của mình,
nói nôm na là: “hòa nhập được, nhưng không bị
hòa tan”.
Đẩy mạnh việc giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc Khmer, trong đó có các loại hình
nghệ thuật dân tộc Khmer không phải tạo ra các
chính sách riêng, quy định riêng, điều kiện riêng
mà dựa vào các chính sách chung, quy định chung,
điều kiện sẵn có, nhưng chỉ là sự quan tâm nhiều
hơn, có định hướng rõ ràng hơn, có cách thức thực
hiện cụ thể hơn và đảm bảo hài hòa giữa một bên
là sự sáng tạo, nỗ lực, vươn lên của chính đồng
bào Khmer và một bên là sự hỗ trợ, đầu tư của
Nhà nước bằng các chính sách, quy định chung
hiện hành. Ví dụ: Đào tạo đội ngũ nghiên cứu về
ngôn ngữ - văn hóa - nghệ thuật Khmer Nam Bộ
tại Trường Đại học Trà Vinh đáp ứng nhiệm vụ
phát triển văn hóa - xã hội ở Nam Bộ là nhiệm vụ
chung, là cách thức đào tạo chung theo quy định
hiện hành như các trường đại học khác được giao
nhiệm vụ đào tạo đội ngũ này, nhưng ở đây chỉ có
thêm sắc thái văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ.
Đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công để có
kỹ năng diễn xướng, diễn tấu các loại hình nghệ
thuật Khmer tại một số trường văn hóa nghệ thuật
hiện có ở các tỉnh/thành Tây Nam Bộ là nhiệm vụ
chung, là cách thức đào tạo chung theo quy định
hiện hành như cách đào tạo đội ngũ diễn xướng,
diễn tấu các loại hình hình nghệ thuật của đồng
bào Kinh (chèo, tuồng, kịch, Cải lương, ca, múa,
nhạc, hát xoan, hát chầu văn, hát bài chòi, múa
rối nước).
Việc nâng một số đoàn nghệ thuật Khmer hiện
có thành nhà hát là việc làm theo quy định chung,
mô hình chung, nhưng ở đây chỉ mang sắc thái văn
hóa, nghệ thuật dân tộc Khmer mà thôi.
Việc thành lập một số đội thông tin văn nghệ
Khmer ở một số địa phương có điều kiện và có
nhu cầu là trách nhiệm chung, là việc làm theo
quy định chung, mô hình chung (như mô hình Đội
Thông tin Lưu động của Trung tâm Văn hóa thuộc
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành
trong cả nước).
Tài liệu tham khảo
Huỳnh Thanh Quang. 2011. Giá trị văn hóa Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Chính
trị Quốc gia.
Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường.1990. Văn hóa và cư dân Đồng bằng sông Cửu
Long. NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội.
Nguyễn Mạnh Cường. 2002. Vài nét về người Khmer Nam Bộ. NXB KHXH
Nhiều tác giả. 2004. Xây dựng đời sống văn hóa vùng dân tộc Khmer Nam Bộ (Kỉ yếu hội thảo khoa
học). Bộ VHTT và Vụ Văn hóa-Dân tộc. Hà Nội.
Nhiều tác giả. 2013. Về sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ. NXB Sở Văn hóa Thông tin. Sóc Trăng.
Trường Lưu. 1993. Văn hóa người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Văn hóa Dân tộc. HN.
Viện Văn hoá.1998. Tìm hiểu vốn văn hoá dân tộc Khmer Nam Bộ. NXB Tổng hợp Hậu Giang.
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU
DÙ KÊ KHMER NAM BỘ - DI SẢN VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC
Lê Tiến Thọ1
Tóm tắt
Bài viết giới thiệu một số đặc trưng tiêu biểu của nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ, một số
khó khăn hiện nay của loại hình nghệ thuật này. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến
và nâng cao chất lượng nghệ thuật sân khấu Dù kê, góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa
truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển, hòa nhập cùng
với cộng đồng thế giới và thời đại.
Từ khoá: Nghệ thuật Sân khấu Dù kê, dân tộc Khmer Nam Bộ
Abstract
This paper is to introduce some typical features of Southern Khmer Du ke theatre and show its
current facing difficulties. Since then, the paper will propose solutions to improve quality of Du ke
theatre, contributing to preserve and develop traditional values of Southern Khmer people and creating
an important premise for the development and integration into the world community.
Keywords: Du ke theatre, Southern Khmer people
1 Nghệ sĩ Nhân dân, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam
1. Đặt vấn đề
Từ bao đời nay, mảnh đất Đồng bằng sông
Cửu Long cây xanh trái ngọt, lúa gạo trĩu bông,
ruộng đồng cò bay thẳng cánh với những con
người trọng nghĩa, khinh tài, chân chất, sống thân
tình giữa các dân tộc: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm
đã tạo nên một bản sắc văn hóa độc đáo, phong
phú. Xuất phát từ nhu cầu sinh hoạt văn hóa và tín
ngưỡng thờ cúng thần linh mà mỗi dân tộc nơi đây
hình thành những loại hình nghệ thuật diễn xướng
và sân khấu dân gian riêng biệt. Người dân Khmer
Nam Bộ có quyền tự hào vì đã góp vào bản sắc văn
hóa dân tộc với nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo,
trong đó có nghệ thuật sân khấu Dù kê. Nghệ thuật
Dù kê Khmer với đặc trưng có tính cốt truyện,
nghệ thuật biểu diễn tinh tế, ý nghĩa nhân văn sâu
sắc nên được người dân yêu thích, trở thành một
món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống xã
hội của cộng đồng dân tộc Khmer nên được bà con
luôn bảo tồn và phát triển.
Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc đang gặp nhiều khó khăn, đặt ra trách
nhiệm cho các nhà quản lý và các nghệ sĩ trên lĩnh
vực nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer. Làm cách
nào để giữ gìn và phát triển nghệ thuật sân khấu
truyền thống trong cơ chế thị trường, làm sao để
tìm ra các giải pháp cho sáng tạo để có nhiều tác
phẩm nghệ thuật sân khấu Dù kê có chất lượng
phục vụ nhân dân góp phần xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc trong xu thế hội nhập.
2. Bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu Dù
kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hoá của dân tộc
Nghệ thuật sân khấu Dù kê ra đời trên cơ
sở kế thừa những loại hình nghệ thuật đã có trước
đó của dân tộc Khmer như Rô băm. Hình thành và
phát triển ở vùng đất mới, nơi có đời sống cộng
cư, nên nghệ thuật sân khấu Dù kê đã có những
ảnh hưởng bởi sự giao thoa văn hóa giữa người
Khmer với người Kinh và người Hoa trên địa
bàn... Với những đặc điểm của vùng miền, của sự
hội tụ và lan tỏa, nghệ thuật sân khấu Dù kê ra đời
đã nhanh chóng được phổ biến khắp các tỉnh đồng
bằng Nam Bộ. Chúng ta thấy có nhiều đơn vị nghệ
thuật sân khấu Dù kê Khmer lần lượt ra đời, trong
đó phải kể tới các tỉnh có sự phát triển mạnh như:
Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Vĩnh
Long, Cà Mau
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”
Soá 13, thaùng 3/201428 Soá 13, thaùng 3/2014 29
Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer được
xây dựng trên nền nghệ thuật tổng hợp (hát múa
và biểu diễn các tích truyện). Hình thức biểu diễn
mang tính ước lệ cách điệu cao, nhằm phản ánh
đời sống tâm linh, tín ngưỡng thông qua các tuồng
tích được trích ra từ các điển tích nhà Phật. Trong
quá trình hình thành và phát triển, sân khấu Dù
kê cũng có một số những sáng tác mới mang nội
dung phản ánh những sự kiện và hơi thở của cuộc
sống đang diễn ra trong xã hội đương đại. Đề tài
của sân khấu Dù kê rất phong phú, từ điển tích
nhà Phật, tới các câu chuyện cổ tích dân gian và
các mối quan hệ vua - tôi, vợ - chồng . Nội dung
các tích truyện diễn ra trên sân khấu Dù kê, về cơ
bản luôn đề cao đạo lý của con người, mang tinh
thần hướng thiện, ca ngợi cái tốt đẹp, lên án cái
ác, cái xấu. Cốt truyện được kết cấu chặt chẽ, bao
giờ cũng kết thúc có hậu, cái thiện thắng cái ác; ở
hiền gặp lành. Cấu trúc kịch bản có tính xung đột
(thiện ác phân minh) nên câu truyện kịch rất mạch
lạc, dễ hiểu. Người không biết tiếng Khmer khi
theo dõi diễn biến của vở Dù kê vẫn có thể hiểu
được nội dung cốt truyện. Với 3 tuyến nhân vật
chính: tuyến Hoàng tử tiêu biểu cho cái thiện, tinh
thần anh hùng, tài ba và lòng đức độ; tuyến bên
Chằn tiêu biểu cho cái ác, cái xấu xa tồn tại trong
thiên nhiên và xã hội; bên cạnh hai tuyến chính ta
còn thấy tuyến động vật tích cực (Khỉ) tiêu biểu
cho lòng trung thành, sự thông minh và mưu lược.
Những tác phẩm này có giá trị nghệ thuật cao và
ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần trong cộng
đồng và nền văn hóa Khmer.
Dù kê là loại hình nghệ thuật sân khấu tổng
hợp, nó được kết hợp nhuần nhuyễn với nhiều yếu
tố cấu thành. Từ kết cấu kịch bản với những tuyến
nhân vật, thông qua những mâu thuẫn xung đột
(thiện ác, tốt xấu) được thể hiện qua ngôn ngữ đối
thoại của các nhân vật, diễn ra qua từng màn lớp,
được trình diễn trước người xem. Về nghệ thuật
biểu diễn, Dù kê đã dùng thủ pháp ước lệ, cách
điệu của sân khấu truyền thống phương Đông làm
ngôn ngữ thể hiện. Vì vậy, lời thoại của các nhân
vật đã được mỹ lệ hóa thành thơ, thành vần điệu
và được tổ chức sáng tác thành các bài bản, làn
điệu. Bên cạnh đó, để tạo ra hiệu quả trong ngôn
ngữ biểu diễn, sân khấu Dù kê đã xây dựng một hệ
thống vũ đạo, những vũ đạo này được rút ra từ võ
thuật, từ múa trong sinh hoạt thờ cúng dân gian,
nhưng được tổ chức khoa học, được phối hợp với
âm nhạc với những bài bản, làn điệu để thể hiện
tính cách nhân vật qua từng trò diễn.
Lối diễn của nghệ thuật sân khấu Dù kê rất
phong phú. Mỗi lời hát cất lên, được kết hợp với
vũ đạo phụ họa. Vũ đạo của sân khấu Dù kê có
tính khoa trương cách điệu được di chuyển trên
nền nhạc truyền thống. Dàn nhạc của nghệ thuật
sân khấu Dù kê được dựa trên cấu trúc âm nhạc
ngũ âm, và diễn tấu dựa trên các bài bản được quy
định chặt chẽ. Âm nhạc được mô hình hóa thành
các bài bản làn điệu để phối hợp phục vụ người
diễn viên biểu diễn trên sân khấu. Những làn điệu
này rất phong phú, nó góp phần thể hiện hoàn cảnh
và cung bậc tình cảm của các nhân vật. Dàn nhạc
truyền thống thường có từ 5 đến 10 nhạc công
được bố trí ngồi bên dưới sân khấu để phối hợp
tấu nhạc hỗ trợ những màn múa, hát theo quy định
của vở diễn. Về cách hóa trang nhân vật, người
diễn viên phải hóa trang theo tính cách nhân vật
với những nét vẽ để thành những bậc đế vương,
ông hoàng, bà chúa và những nhân vật khác (như
Chằn) trong tích truyện có tính khoa trương, cách
điệu rất cao.
Với những cốt truyện mang tính kinh điển
của nhà Phật được mô hình hóa thành nghệ thuật
biểu diễn mang tính cách điệu và ước lệ cao, kết
hợp với vũ đạo, làn điệu và những bản nhạc du
dương mang bản sắc văn hóa của người dân Khmer
được thể hiện một cách điêu luyện, nghệ thuật sân
khấu Dù kê Khmer thường được biểu diễn trong
các lễ hội như Tết Chôl Chnăm Thmây (Mừng năm
mới), lễ Ook Oom Book (Lễ cúng trăng), lễ Đôlta
(lễ Báo hiếu), luôn luôn thu hút khán giả. Có thể
nói, lối sống chân chất, mộc mạc của người Khmer
Nam Bộ, tình làng nghĩa xóm được duy trì, vun
đắp cho đến ngày nay có phần đóng góp của các
tích truyện từ sân khấu Dù kê. Và nghệ thuật sân
khấu Dù kê đã góp phần làm phong phú thêm cho
nền nghệ thuật sân khấu truyền thống Việt Nam
trong suốt gần mười thập kỷ qua.
Vào năm 1960, Đoàn Văn công Khmer Ánh
Bình Minh (nay là Đoàn nghệ thuật Khmer Ánh
Bình Minh) tỉnh Trà Vinh được thành lập và là
đoàn nghệ thuật sân khấu Khmer chuyên nghiệp
đầu tiên ở Nam Bộ. Trải qua hơn 50 năm thành
lập, Đoàn nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh luôn
ngời sáng, đã dàn dựng hơn 40 tiết mục mang tính
chất xã hội đương đại. Trong đó, đáng kể nhất
là vở “Nghĩa tình trong giống tố”, “Giữ Đền cô
Hia”, “Bông hồng Trà Vinh”, “Mối tình Bôpha
- RạngXây” Tại hội diễn Nghệ thuật sân khấu
chuyên nghiệp toàn quốc tổ chức tại thành phố Qui
Nhơn, tỉnh Nghĩa Bình (nay Bình Định) năm 1985
do Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH,TT&DL)
và Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức. Vở
ca kịch Dù kê “Mối tình Bôpha - Rạng Xây” ca
ngợi mối tình hữu nghị đoàn kết giữa Việt Nam
và Campuchia của Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh
Bình Minh đã gây bất ngờ đối với người xem cả về
hình thức, nội dung và phong cách biểu diễn. Kết
thúc hội diễn, vở “Mối tình Bôpha - RạngXây” đã
được tặng Huy chương Vàng, và cũng tại hội diễn
này, nghệ thuật sân khấu Dù kê được Bộ Văn hóa
- Thông tin công nhận là loại hình sân khấu dân
tộc Khmer Nam Bộ nằm trong hệ thống sân khấu
truyền thống Việt Nam.
Để góp phần bảo tồn và phát triển nghệ
thuật sân khấu đặc sắc của đồng bào Khmer, Hội
Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã chủ trì phối hợp
với Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng (Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng) tổ chức “Liên
hoan Sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ lần thứ nhất
- 2013” vào tháng 11-2013. Đây là lần đầu tiên
loại hình nghệ thuật sân khấu Dù kê đặc sắc của
đồng bào Khmer Nam Bộ được tổ chức tại tỉnh
Sóc Trăng với quy mô toàn quốc. Liên hoan nhằm
giới thiệu nghệ thuật sân khấu Dù kê độc đáo của
đồng bào Khmer Nam Bộ tới công chúng trong và
ngoài nước. Đồng thời là dịp để các nghệ sĩ gặp
gỡ, trao đổi kinh nghiệm nhằm bảo tồn và phát
huy loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của
Việt Nam, góp phần đề cao văn hóa, cái đẹp và các
giá trị nhân văn, tình đoàn kết hữu nghị của các
dân tộc.
Dù còn gặp khó khăn, nhưng với sự tham
gia của 10 đơn vị nghệ thuật thuộc các tỉnh như:
Sóc Trăng (4 đơn vị), Trà Vinh (2 đơn vị), Bạc Liêu
(1 đơn vị), Cà Mau (1 đơn vị), Vĩnh Long (1 đơn
vị), An Giang (1 đơn vị, đăng ký tham gia với loại
hình nghệ thuật Dì kê). Liên hoan Sân khấu Dù kê
Khmer Nam Bộ lần thứ nhất - 2013 đã khẳng định
loại hình nghệ thuật đặc sắc của đồng bào Khmer
Nam Bộ vẫn tràn đầy sức sống.
Khó khăn lớn của các đoàn nghệ thuật sân
khấu Dù kê hiện nay chính là nguồn nhân lực trẻ.
Hiện nay, nghệ thuật sân khấu Dù kê đang tồn tại
và phát triển ở các tỉnh cho chúng ta thấy: một
số đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp công lập có số
lượng diễn viên đủ mạnh để dàn dựng tiết mục
mới, nhưng đa số các đoàn nghệ thuật sân khấu Dù
kê đều đang hoạt động theo mô hình xã hội hóa tự
chủ kinh doanh, tự đầu tư kinh phí, vì vậy gặp rất
nhiều khó khăn cho đầu tư phát triển. Mặc dù các
đoàn nghệ thuật Dù kê đã nỗ lực vượt lên khả năng
của chính mình để hoạt động, nhưng cái khó để
bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật sân khấu
Dù kê hiện nay là trình độ của đội ngũ sáng tác và
biểu diễn. Diễn viên nghệ thuật sân khấu Dù kê
của các đoàn hiện nay chủ yếu là học truyền nghề,
trong khi đó, tiêu chuẩn diễn viên chuyên nghiệp
đòi hỏi phải được đào tạo cơ bản cả văn hóa và
nghề nghiệp. Để biểu diễn được nghệ thuật Dù kê
không dễ, vì để thể hiện được hệ thống nhân vật
của sân khấu Dù kê đòi hỏi người diễn viên phải có
năng khiếu về ca, múa, nhạc và cộng với tài năng
diễn xuất. Vì vậy, người theo nghề phải có niềm
đam mê mãnh liệt với sân khấu truyền thống dân
tộc, lại phải có trình độ biểu diễn nghệ thuật một
cách điêu luyện. Hiện nay, công tác đào tạo cho
nghệ thuật sân khấu Dù kê chủ yếu dựa vào việc
truyền nghề tại các đoàn, nhưng rất ít người theo
học, vì vậy đang đứng trước tình cảnh “tre đã già,
nhưng măng chưa mọc”.
Ngoài việc thiếu lực lượng nghệ sĩ biểu
diễn, chúng ta còn rất thiếu đội ngũ sáng tác kịch
bản và đạo diễn cho sân khấu Dù kê. Sự thiếu hụt
này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo tồn và phát
triển nghệ thuật này. Ngày nay, muốn nghệ thuật
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”
Soá 13, thaùng 3/201428 Soá 13, thaùng 3/2014 29
Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer được
xây dựng trên nền nghệ thuật tổng hợp (hát múa
và biểu diễn các tích truyện). Hình thức biểu diễn
mang tính ước lệ cách điệu cao, nhằm phản ánh
đời sống tâm linh, tín ngưỡng thông qua các tuồng
tích được trích ra từ các điển tích nhà Phật. Trong
quá trình hình thành và phát triển, sân khấu Dù
kê cũng có một số những sáng tác mới mang nội
dung phản ánh những sự kiện và hơi thở của cuộc
sống đang diễn ra trong xã hội đương đại. Đề tài
của sân khấu Dù kê rất phong phú, từ điển tích
nhà Phật, tới các câu chuyện cổ tích dân gian và
các mối quan hệ vua - tôi, vợ - chồng . Nội dung
các tích truyện diễn ra trên sân khấu Dù kê, về cơ
bản luôn đề cao đạo lý của con người, mang tinh
thần hướng thiện, ca ngợi cái tốt đẹp, lên án cái
ác, cái xấu. Cốt truyện được kết cấu chặt chẽ, bao
giờ cũng kết thúc có hậu, cái thiện thắng cái ác; ở
hiền gặp lành. Cấu trúc kịch bản có tính xung đột
(thiện ác phân minh) nên câu truyện kịch rất mạch
lạc, dễ hiểu. Người không biết tiếng Khmer khi
theo dõi diễn biến của vở Dù kê vẫn có thể hiểu
được nội dung cốt truyện. Với 3 tuyến nhân vật
chính: tuyến Hoàng tử tiêu biểu cho cái thiện, tinh
thần anh hùng, tài ba và lòng đức độ; tuyến bên
Chằn tiêu biểu cho cái ác, cái xấu xa tồn tại trong
thiên nhiên và xã hội; bên cạnh hai tuyến chính ta
còn thấy tuyến động vật tích cực (Khỉ) tiêu biểu
cho lòng trung thành, sự thông minh và mưu lược.
Những tác phẩm này có giá trị nghệ thuật cao và
ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần trong cộng
đồng và nền văn hóa Khmer.
Dù kê là loại hình nghệ thuật sân khấu tổng
hợp, nó được kết hợp nhuần nhuyễn với nhiều yếu
tố cấu thành. Từ kết cấu kịch bản với những tuyến
nhân vật, thông qua những mâu thuẫn xung đột
(thiện ác, tốt xấu) được thể hiện qua ngôn ngữ đối
thoại của các nhân vật, diễn ra qua từng màn lớp,
được trình diễn trước người xem. Về nghệ thuật
biểu diễn, Dù kê đã dùng thủ pháp ước lệ, cách
điệu của sân khấu truyền thống phương Đông làm
ngôn ngữ thể hiện. Vì vậy, lời thoại của các nhân
vật đã được mỹ lệ hóa thành thơ, thành vần điệu
và được tổ chức sáng tác thành các bài bản, làn
điệu. Bên cạnh đó, để tạo ra hiệu quả trong ngôn
ngữ biểu diễn, sân khấu Dù kê đã xây dựng một hệ
thống vũ đạo, những vũ đạo này được rút ra từ võ
thuật, từ múa trong sinh hoạt thờ cúng dân gian,
nhưng được tổ chức khoa học, được phối hợp với
âm nhạc với những bài bản, làn điệu để thể hiện
tính cách nhân vật qua từng trò diễn.
Lối diễn của nghệ thuật sân khấu Dù kê rất
phong phú. Mỗi lời hát cất lên, được kết hợp với
vũ đạo phụ họa. Vũ đạo của sân khấu Dù kê có
tính khoa trương cách điệu được di chuyển trên
nền nhạc truyền thống. Dàn nhạc của nghệ thuật
sân khấu Dù kê được dựa trên cấu trúc âm nhạc
ngũ âm, và diễn tấu dựa trên các bài bản được quy
định chặt chẽ. Âm nhạc được mô hình hóa thành
các bài bản làn điệu để phối hợp phục vụ người
diễn viên biểu diễn trên sân khấu. Những làn điệu
này rất phong phú, nó góp phần thể hiện hoàn cảnh
và cung bậc tình cảm của các nhân vật. Dàn nhạc
truyền thống thường có từ 5 đến 10 nhạc công
được bố trí ngồi bên dưới sân khấu để phối hợp
tấu nhạc hỗ trợ những màn múa, hát theo quy định
của vở diễn. Về cách hóa trang nhân vật, người
diễn viên phải hóa trang theo tính cách nhân vật
với những nét vẽ để thành những bậc đế vương,
ông hoàng, bà chúa và những nhân vật khác (như
Chằn) trong tích truyện có tính khoa trương, cách
điệu rất cao.
Với những cốt truyện mang tính kinh điển
của nhà Phật được mô hình hóa thành nghệ thuật
biểu diễn mang tính cách điệu và ước lệ cao, kết
hợp với vũ đạo, làn điệu và những bản nhạc du
dương mang bản sắc văn hóa của người dân Khmer
được thể hiện một cách điêu luyện, nghệ thuật sân
khấu Dù kê Khmer thường được biểu diễn trong
các lễ hội như Tết Chôl Chnăm Thmây (Mừng năm
mới), lễ Ook Oom Book (Lễ cúng trăng), lễ Đôlta
(lễ Báo hiếu), luôn luôn thu hút khán giả. Có thể
nói, lối sống chân chất, mộc mạc của người Khmer
Nam Bộ, tình làng nghĩa xóm được duy trì, vun
đắp cho đến ngày nay có phần đóng góp của các
tích truyện từ sân khấu Dù kê. Và nghệ thuật sân
khấu Dù kê đã góp phần làm phong phú thêm cho
nền nghệ thuật sân khấu truyền thống Việt Nam
trong suốt gần mười thập kỷ qua.
Vào năm 1960, Đoàn Văn công Khmer Ánh
Bình Minh (nay là Đoàn nghệ thuật Khmer Ánh
Bình Minh) tỉnh Trà Vinh được thành lập và là
đoàn nghệ thuật sân khấu Khmer chuyên nghiệp
đầu tiên ở Nam Bộ. Trải qua hơn 50 năm thành
lập, Đoàn nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh luôn
ngời sáng, đã dàn dựng hơn 40 tiết mục mang tính
chất xã hội đương đại. Trong đó, đáng kể nhất
là vở “Nghĩa tình trong giống tố”, “Giữ Đền cô
Hia”, “Bông hồng Trà Vinh”, “Mối tình Bôpha
- RạngXây” Tại hội diễn Nghệ thuật sân khấu
chuyên nghiệp toàn quốc tổ chức tại thành phố Qui
Nhơn, tỉnh Nghĩa Bình (nay Bình Định) năm 1985
do Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH,TT&DL)
và Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức. Vở
ca kịch Dù kê “Mối tình Bôpha - Rạng Xây” ca
ngợi mối tình hữu nghị đoàn kết giữa Việt Nam
và Campuchia của Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh
Bình Minh đã gây bất ngờ đối với người xem cả về
hình thức, nội dung và phong cách biểu diễn. Kết
thúc hội diễn, vở “Mối tình Bôpha - RạngXây” đã
được tặng Huy chương Vàng, và cũng tại hội diễn
này, nghệ thuật sân khấu Dù kê được Bộ Văn hóa
- Thông tin công nhận là loại hình sân khấu dân
tộc Khmer Nam Bộ nằm trong hệ thống sân khấu
truyền thống Việt Nam.
Để góp phần bảo tồn và phát triển nghệ
thuật sân khấu đặc sắc của đồng bào Khmer, Hội
Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã chủ trì phối hợp
với Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng (Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng) tổ chức “Liên
hoan Sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ lần thứ nhất
- 2013” vào tháng 11-2013. Đây là lần đầu tiên
loại hình nghệ thuật sân khấu Dù kê đặc sắc của
đồng bào Khmer Nam Bộ được tổ chức tại tỉnh
Sóc Trăng với quy mô toàn quốc. Liên hoan nhằm
giới thiệu nghệ thuật sân khấu Dù kê độc đáo của
đồng bào Khmer Nam Bộ tới công chúng trong và
ngoài nước. Đồng thời là dịp để các nghệ sĩ gặp
gỡ, trao đổi kinh nghiệm nhằm bảo tồn và phát
huy loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của
Việt Nam, góp phần đề cao văn hóa, cái đẹp và các
giá trị nhân văn, tình đoàn kết hữu nghị của các
dân tộc.
Dù còn gặp khó khăn, nhưng với sự tham
gia của 10 đơn vị nghệ thuật thuộc các tỉnh như:
Sóc Trăng (4 đơn vị), Trà Vinh (2 đơn vị), Bạc Liêu
(1 đơn vị), Cà Mau (1 đơn vị), Vĩnh Long (1 đơn
vị), An Giang (1 đơn vị, đăng ký tham gia với loại
hình nghệ thuật Dì kê). Liên hoan Sân khấu Dù kê
Khmer Nam Bộ lần thứ nhất - 2013 đã khẳng định
loại hình nghệ thuật đặc sắc của đồng bào Khmer
Nam Bộ vẫn tràn đầy sức sống.
Khó khăn lớn của các đoàn nghệ thuật sân
khấu Dù kê hiện nay chính là nguồn nhân lực trẻ.
Hiện nay, nghệ thuật sân khấu Dù kê đang tồn tại
và phát triển ở các tỉnh cho chúng ta thấy: một
số đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp công lập có số
lượng diễn viên đủ mạnh để dàn dựng tiết mục
mới, nhưng đa số các đoàn nghệ thuật sân khấu Dù
kê đều đang hoạt động theo mô hình xã hội hóa tự
chủ kinh doanh, tự đầu tư kinh phí, vì vậy gặp rất
nhiều khó khăn cho đầu tư phát triển. Mặc dù các
đoàn nghệ thuật Dù kê đã nỗ lực vượt lên khả năng
của chính mình để hoạt động, nhưng cái khó để
bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật sân khấu
Dù kê hiện nay là trình độ của đội ngũ sáng tác và
biểu diễn. Diễn viên nghệ thuật sân khấu Dù kê
của các đoàn hiện nay chủ yếu là học truyền nghề,
trong khi đó, tiêu chuẩn diễn viên chuyên nghiệp
đòi hỏi phải được đào tạo cơ bản cả văn hóa và
nghề nghiệp. Để biểu diễn được nghệ thuật Dù kê
không dễ, vì để thể hiện được hệ thống nhân vật
của sân khấu Dù kê đòi hỏi người diễn viên phải có
năng khiếu về ca, múa, nhạc và cộng với tài năng
diễn xuất. Vì vậy, người theo nghề phải có niềm
đam mê mãnh liệt với sân khấu truyền thống dân
tộc, lại phải có trình độ biểu diễn nghệ thuật một
cách điêu luyện. Hiện nay, công tác đào tạo cho
nghệ thuật sân khấu Dù kê chủ yếu dựa vào việc
truyền nghề tại các đoàn, nhưng rất ít người theo
học, vì vậy đang đứng trước tình cảnh “tre đã già,
nhưng măng chưa mọc”.
Ngoài việc thiếu lực lượng nghệ sĩ biểu
diễn, chúng ta còn rất thiếu đội ngũ sáng tác kịch
bản và đạo diễn cho sân khấu Dù kê. Sự thiếu hụt
này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo tồn và phát
triển nghệ thuật này. Ngày nay, muốn nghệ thuật
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”
Soá 13, thaùng 3/201430 Soá 13, thaùng 3/2014 31
Dù kê phát triển, ngoài việc đào tạo đội ngũ chúng
ta cần phải đẩy mạnh việc nghiên cứu sưu tầm,
phục hồi các tác phẩm nghệ thuật đã sáng tác,
biểu diễn trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó,
để làm tốt việc đào tạo đội ngũ sáng tác và biểu
diễn cần tập trung biên soạn các tài liệu nghệ thuật
truyền thống làm cơ sở cho việc truyền dạy, tập
huấn nghệ thuật. Về công tác khán giả, cần có sự
nghiên cứu thị hiếu, nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật
của đồng bào Khmer Nam Bộ để trên cơ sở đó cần
mạnh dạn đầu tư sáng tác thể nghiệm nhằm tạo ra
những tác phẩm mới có giá trị thời đại, phù hợp
với thị hiếu của đông đảo công chúng, nhưng phải
giữ cho được bản sắc nghệ thuật sân khấu Dù kê
Khmer Nam Bộ.
Với sự độc đáo và hấp dẫn, nghệ thuật sân
khấu Dù kê Khmer Nam Bộ nằm trong danh sách
12 di sản văn hoá phi vật thể được Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch lập hồ sơ trình UNESCO đánh
giá và công nhận là di sản của nhân loại giai đoạn
2012-2016. Đây là tín hiệu vui mừng đối với các
nghệ sĩ sân khấu Dù kê và quyết định này là cơ sở
để chúng ta tiếp tục thực hiện một cách có hiệu quả
cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật
ở tầm quốc tế, nhằm góp phần quảng bá hình ảnh
đất nước, thu hút khách du lịch, đáp ứng nguyện
vọng của đồng bào Khmer Nam Bộ. Về việc xây
dựng hồ sơ công nhận di sản văn hóa phi vật thể
của nghệ thuật sân khấu Dù kê, chúng ta cần phải
đề ra một số giải pháp trong thời gian tới như sau:
2.1. Công tác đào tạo đội ngũ
Cần phải đào tạo có bằng cấp văn hóa và
trình độ chuyên môn với những trường hợp diễn
viên đã qua đào tạo truyền nghề tại các đơn vị nghệ
thuật để nâng cao trình độ biểu diễn.
Xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực nhằm trẻ hóa đội ngũ và lực lượng
kế thừa cho các đoàn nghệ thuật Dù kê ở các bộ
phận: lãnh đạo quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.
Có kế hoạch đưa cán bộ trẻ đi đào tạo (hoặc
đào tạo lại) theo mô hình chính quy, tại chức, tập
huấn, bồi dưỡng về kiến thức quản lý, chuyên
môn nghiệp vụ cho phù hợp với tính đặc thù và
yêu cầu phát triển của văn hoá - văn nghệ trong
giai đoạn mới.
2.2 Thường xuyên mở trại sáng tác kịch
bản, tổ chức Liên hoan để tạo động lực bảo tồn,
phát triển
Cần tổ chức Liên hoan Dù kê Khmer thường
xuyên hai năm một lần để tạo điều kiện cho các nghệ
sĩ, các đơn vị nghệ thuật khai thác, dàn dựng mới
nhiều tác phẩm nghệ thuật. Bộ VH,TT&DL cần đưa
Liên hoan Sân khấu Dù kê Khmer như những loại
hình nghệ thuật sân khấu truyền thống khác.
Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cần phối hợp
với các Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên mở trại
sáng tác để hạn chế nạn khan hiếm kịch bản.
Thường xuyên tổ chức biểu diễn giao
lưu với nước Campuchia để trao đổi rút kinh
nghiệm sáng tạo nghệ thuật.
2.3. Có chế độ chính sách đầu tư cơ sở vật
chất cho hoạt động
Cần có những chính sách, chế độ cho các
nghệ sĩ, nghệ nhân hoạt động trong các đoàn
nghệ thuật sân khấu Dù kê được sống bằng
nghề. Vấn đề nâng cao trình độ cho các nghệ sĩ,
nên lồng ghép trong các chương trình mục tiêu
để tạo điều kiện chuyển đổi ngành, nghề phù
hợp với trình độ, năng lực của các nghệ sĩ.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang
thiết bị kỹ thuật hiện đại để tạo ra những tác
phẩm nghệ thuật có giá trị đích thực, có hình
thức phong phú, đa dạng, hấp dẫn, lôi cuốn
công chúng đến thưởng thức nghệ thuật ngày
càng đông và tạo ra mức doanh thu từ hoạt động
biểu diễn nghệ thuật ngày càng cao.
Có chế độ chính sách để đào tạo được đội
ngũ trẻ kế thừa (tác giả, đạo diễn, diễn viên,)
và tổ chức các sân chơi xứng tầm để các nghệ
sĩ, nghệ nhân có thể sống được với nghề diễn.
2.4. Đầu tư cho việc sưu tầm nghiên cứu và tổ
chức sân khấu học đường
Cần quan tâm tới việc nghiên cứu sưu tầm
tư liệu nghệ thuật Dù kê để làm tư liệu giảng
dạy đào tạo đội ngũ văn nghệ sĩ và phổ biến nét
độc đáo của nghệ thuật Dù kê lên các phương
tiện truyền thông đại chúng.
Mở chương trình xây dựng các trích đoạn
sân khấu Dù kê tiêu biểu để đưa vào sân khấu
học đường nhằm giới thiệu cái hay cái đẹp với
khán giả trẻ tại các trường trung học phổ thông.
3. Kết luận
Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer tồn
tại và phát triển theo chiều dài lịch sử của vùng
đất Đồng bằng sông Cửu Long, nó đã góp phần
làm giàu thêm tính cách trọng nghĩa khinh tài
của người dân Nam Bộ. Đảng và Nhà nước
luôn luôn quan tâm đến các giá trị văn hóa -
nghệ thuật truyền thống, phong tục tập quán và
lễ hội của đồng bào các dân tộc lên một tầm
cao mới, trong đó có văn hóa của đồng bào dân
tộc Khmer Nam Bộ. Việc bảo tồn và phát triển
nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ
- Di sản văn hóa dân tộc là việc làm có tính
cấp bách nhằm góp phần tích cực thực hiện
Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về việc “tiếp
tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật
trong thời kỳ mới”.
Tài liệu tham khảo
Trần Văn Bổn 1999. Một số lễ tục dân gian người Khmer đồng bằng Sông Cửu Long. NXB Văn
hóa Dân tộc.
Trần Văn Bổn. 2002. Phong tục và nghi lễ vòng đời của người Khmer Nam Bộ. NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Trường Lưu (Chủ biên). 1993. Văn hóa người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long. NXB Văn
hóa Dân tộc. Viện Văn hoá.
Viện Văn hóa. 1988. Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ. NXB Tổng hợp Hậu Giang.
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”
Soá 13, thaùng 3/201430 Soá 13, thaùng 3/2014 31
Dù kê phát triển, ngoài việc đào tạo đội ngũ chúng
ta cần phải đẩy mạnh việc nghiên cứu sưu tầm,
phục hồi các tác phẩm nghệ thuật đã sáng tác,
biểu diễn trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó,
để làm tốt việc đào tạo đội ngũ sáng tác và biểu
diễn cần tập trung biên soạn các tài liệu nghệ thuật
truyền thống làm cơ sở cho việc truyền dạy, tập
huấn nghệ thuật. Về công tác khán giả, cần có sự
nghiên cứu thị hiếu, nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật
của đồng bào Khmer Nam Bộ để trên cơ sở đó cần
mạnh dạn đầu tư sáng tác thể nghiệm nhằm tạo ra
những tác phẩm mới có giá trị thời đại, phù hợp
với thị hiếu của đông đảo công chúng, nhưng phải
giữ cho được bản sắc nghệ thuật sân khấu Dù kê
Khmer Nam Bộ.
Với sự độc đáo và hấp dẫn, nghệ thuật sân
khấu Dù kê Khmer Nam Bộ nằm trong danh sách
12 di sản văn hoá phi vật thể được Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch lập hồ sơ trình UNESCO đánh
giá và công nhận là di sản của nhân loại giai đoạn
2012-2016. Đây là tín hiệu vui mừng đối với các
nghệ sĩ sân khấu Dù kê và quyết định này là cơ sở
để chúng ta tiếp tục thực hiện một cách có hiệu quả
cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật
ở tầm quốc tế, nhằm góp phần quảng bá hình ảnh
đất nước, thu hút khách du lịch, đáp ứng nguyện
vọng của đồng bào Khmer Nam Bộ. Về việc xây
dựng hồ sơ công nhận di sản văn hóa phi vật thể
của nghệ thuật sân khấu Dù kê, chúng ta cần phải
đề ra một số giải pháp trong thời gian tới như sau:
2.1. Công tác đào tạo đội ngũ
Cần phải đào tạo có bằng cấp văn hóa và
trình độ chuyên môn với những trường hợp diễn
viên đã qua đào tạo truyền nghề tại các đơn vị nghệ
thuật để nâng cao trình độ biểu diễn.
Xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực nhằm trẻ hóa đội ngũ và lực lượng
kế thừa cho các đoàn nghệ thuật Dù kê ở các bộ
phận: lãnh đạo quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.
Có kế hoạch đưa cán bộ trẻ đi đào tạo (hoặc
đào tạo lại) theo mô hình chính quy, tại chức, tập
huấn, bồi dưỡng về kiến thức quản lý, chuyên
môn nghiệp vụ cho phù hợp với tính đặc thù và
yêu cầu phát triển của văn hoá - văn nghệ trong
giai đoạn mới.
2.2 Thường xuyên mở trại sáng tác kịch
bản, tổ chức Liên hoan để tạo động lực bảo tồn,
phát triển
Cần tổ chức Liên hoan Dù kê Khmer thường
xuyên hai năm một lần để tạo điều kiện cho các nghệ
sĩ, các đơn vị nghệ thuật khai thác, dàn dựng mới
nhiều tác phẩm nghệ thuật. Bộ VH,TT&DL cần đưa
Liên hoan Sân khấu Dù kê Khmer như những loại
hình nghệ thuật sân khấu truyền thống khác.
Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cần phối hợp
với các Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên mở trại
sáng tác để hạn chế nạn khan hiếm kịch bản.
Thường xuyên tổ chức biểu diễn giao
lưu với nước Campuchia để trao đổi rút kinh
nghiệm sáng tạo nghệ thuật.
2.3. Có chế độ chính sách đầu tư cơ sở vật
chất cho hoạt động
Cần có những chính sách, chế độ cho các
nghệ sĩ, nghệ nhân hoạt động trong các đoàn
nghệ thuật sân khấu Dù kê được sống bằng
nghề. Vấn đề nâng cao trình độ cho các nghệ sĩ,
nên lồng ghép trong các chương trình mục tiêu
để tạo điều kiện chuyển đổi ngành, nghề phù
hợp với trình độ, năng lực của các nghệ sĩ.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang
thiết bị kỹ thuật hiện đại để tạo ra những tác
phẩm nghệ thuật có giá trị đích thực, có hình
thức phong phú, đa dạng, hấp dẫn, lôi cuốn
công chúng đến thưởng thức nghệ thuật ngày
càng đông và tạo ra mức doanh thu từ hoạt động
biểu diễn nghệ thuật ngày càng cao.
Có chế độ chính sách để đào tạo được đội
ngũ trẻ kế thừa (tác giả, đạo diễn, diễn viên,)
và tổ chức các sân chơi xứng tầm để các nghệ
sĩ, nghệ nhân có thể sống được với nghề diễn.
2.4. Đầu tư cho việc sưu tầm nghiên cứu và tổ
chức sân khấu học đường
Cần quan tâm tới việc nghiên cứu sưu tầm
tư liệu nghệ thuật Dù kê để làm tư liệu giảng
dạy đào tạo đội ngũ văn nghệ sĩ và phổ biến nét
độc đáo của nghệ thuật Dù kê lên các phương
tiện truyền thông đại chúng.
Mở chương trình xây dựng các trích đoạn
sân khấu Dù kê tiêu biểu để đưa vào sân khấu
học đường nhằm giới thiệu cái hay cái đẹp với
khán giả trẻ tại các trường trung học phổ thông.
3. Kết luận
Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer tồn
tại và phát triển theo chiều dài lịch sử của vùng
đất Đồng bằng sông Cửu Long, nó đã góp phần
làm giàu thêm tính cách trọng nghĩa khinh tài
của người dân Nam Bộ. Đảng và Nhà nước
luôn luôn quan tâm đến các giá trị văn hóa -
nghệ thuật truyền thống, phong tục tập quán và
lễ hội của đồng bào các dân tộc lên một tầm
cao mới, trong đó có văn hóa của đồng bào dân
tộc Khmer Nam Bộ. Việc bảo tồn và phát triển
nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ
- Di sản văn hóa dân tộc là việc làm có tính
cấp bách nhằm góp phần tích cực thực hiện
Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về việc “tiếp
tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật
trong thời kỳ mới”.
Tài liệu tham khảo
Trần Văn Bổn 1999. Một số lễ tục dân gian người Khmer đồng bằng Sông Cửu Long. NXB Văn
hóa Dân tộc.
Trần Văn Bổn. 2002. Phong tục và nghi lễ vòng đời của người Khmer Nam Bộ. NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Trường Lưu (Chủ biên). 1993. Văn hóa người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long. NXB Văn
hóa Dân tộc. Viện Văn hoá.
Viện Văn hóa. 1988. Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ. NXB Tổng hợp Hậu Giang.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_ton_va_phat_trien_nghe_thuat_san_khau_du_ke_khmer_nam_bo.pdf