Bất cập trong quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện Một là, cần xác định đối tượng bị xử phạt VPHC một cách đồng bộ và chính xác, theo đó, cần sửa đổi Nghị định số 134 trên cơ sở phân hóa đối tượng bị xử phạt. Cụ thể, nếu đơn vị điện lực là tổ chức vi phạm thì sẽ xử phạt giống như tổ chức. Ngược lại, nếu đơn vị điện lực là cá nhân vi phạm thì chỉ xử phạt giống như cá nhân. Hai là, cần bảo đảm thống nhất quy định về thời hiệu và thời hạn xử phạt VPHC, do đó, cần sửa đổi Luật Xử lý VPHC và cả Nghị định số 134 theo hướng: “Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục TTHS, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu VPHC thì bị xử phạt hành chính; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt VPHC là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm”. Ba là, nhằm bảo đảm sự thống nhất giữa quy định của Nghị định số 134 với Luật Xử lý VPHC về biện pháp khắc phục hậu quả, cần bãi bỏ quy định của Nghị định số 134: “buộc bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại” là một biện pháp khắc phục hậu quả. Bốn là, nếu cần hướng dẫn các nội dung cụ thể trong Luật Xử lý VPHC nhằm tạo ra cách áp dụng pháp luật thống nhất trong toàn ngành thì Bộ Công thương cần ban hành thông tư điều chỉnh chứ không thể dùng công văn hành chính thông thường. Là một thành viên của WTO thì tính công khai, minh bạch của văn bản quy phạm pháp luật phải được đề cao. Để gia nhập WTO, Việt Nam đã phải dành hẳn một điều khoản cam kết bãi bỏ hoàn toàn việc dùng công văn để điều chỉnh các chính sách về thương mại, dịch vụ. Về mặt pháp lý, công văn cũng không phải là một hình thức quyết định quản lý nên không thể được sử dụng để quản lý, điều hành

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bất cập trong quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Nhằm đảm bảo hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực thì xử phạt hành chính được xem là một giải pháp hữu hiệu. Bài viết phân tích một số bất cập, hạn chế trong các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, đồng thời đề xuất một số giải pháp hoàn thiện. Cao Vũ Minh* * TS. GV. Khoa Hành chính - Nhà nước, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Abstract: To ensure the effectiveness of the struggle and the prevention of the fight against administrative violations in the field of electricity, the administrative sanction is seen as a viable solution. This article provides analysis of a number of the shortcomings and limitations of the legal provisions on administrative sanction in the field of electricity and recommendations for further improvements. Thông tin bài viết: Từ khóa: Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính, điện lực. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 07/12/2017 Biên tập : 08/01/2018. Duyệt bài : 15/01/2018 Article Infomation: Keywords: Law on Handling of Administrative Violations of 2012, administrative violation, sanctioning of an administrative violation, electricity. Article History: Received : 07 Dec. 2017 Edited : 08 Jan. 2018 Approved : 15 Jan. 2018 BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC Điện lực là ngành năng lượng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội. Với ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn, điện lực luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư thích đáng. Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý các vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực điện lực, ngày 17/10/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 134/2013/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực điện lực (Nghị định số 134). Tuy nhiên, những quy định hiện hành về xử phạt VPHC trong lĩnh vực điện lực vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều quy định pháp luật chưa cụ thể, rõ ràng, từ đó gây khó khăn trong việc áp dụng vào thực tiễn. THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 44 Số 7(359) T4/2018 1. Một số bất cập trong quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực Thứ nhất, quy định trong Nghị định số 134 về đối tượng bị xử phạt VPHC trong lĩnh vực điện lực chưa phù hợp với Luật Điện lực năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) (Luật Điện lực), Luật Xử lý VPHC năm 2012. Khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý VPHC quy định: “Xử phạt VPHC là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC theo quy định của pháp luật về xử phạt VPHC”. Như vậy, theo quy định của Luật Xử lý VPHC, đối tượng bị xử phạt VPHC chỉ có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Tuy nhiên, theo quy định của Điều 3 Nghị định số 134 thì đối tượng bị xử phạt VPHC trong lĩnh vực điện lực không chỉ là cá nhân, tổ chức mà còn có thể là đơn vị điện lực. Theo quy định của Luật Xử lý VPHC, đối với cùng một hành vi vi phạm, mức tiền phạt của tổ chức gấp hai lần mức tiền phạt của cá nhân. Do đó, việc xác định tư cách chủ thể vi phạm là cá nhân hay tổ chức đóng vai trò rất quan trọng, nhằm xác định chính xác mức tiền phạt. Điều 3 Nghị định số 134 quy định: “mức phạt tiền trong lĩnh vực điện lực tối đa là 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức hoặc đơn vị điện lực”. Với quy định này, Nghị định số 134 đã khẳng định đơn vị điện lực là một tổ chức và bị xử phạt gấp hai lần mức tiền phạt của cá nhân đối với cùng một hành vi vi phạm. Tuy nhiên, phân tích quy định của Luật Điện lực cho thấy, đơn vị điện lực có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Cụ thể như sau: Khoản 2 Điều 3 Luật Điện lực quy 1 Báo Dân Việt, Sử dụng điện “chùa”: Phát hiện nhiều, xử lý ít, ngày 17/05/2017. định: “Đơn vị điện lực là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện lực, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và những hoạt động khác có liên quan”. Như vậy, căn cứ vào chủ thể tham gia, có thể chia đơn vị điện lực thành hai loại: i) đơn vị điện lực là tổ chức thực hiện hoạt động liên quan đến điện lực; ii) đơn vị điện lực là cá nhân thực hiện hoạt động liên quan đến điện lực. Vì vậy, trong một số trường hợp, đơn vị điện lực có thể được hiểu là cá nhân chứ không đơn thuần chỉ là tổ chức. Trường hợp đơn vị điện lực là một cá nhân có hành vi VPHC trong lĩnh vực điện lực thì các cơ quan nhà nước sẽ xử phạt như thế nào? Nếu xử phạt như tổ chức thì không công bằng vì trường hợp này đơn vị điện lực là một cá nhân. Ngược lại, nếu xử phạt như một cá nhân thì lại mẫu thuẫn với quy định của Nghị định số 134. Thứ hai, quy định về thời hiệu và thời hạn xử phạt VPHC còn mâu thuẫn, gây khó khăn cho việc xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến trộm cắp điện Trong các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực điện lực thì trộm cắp điện diễn ra rất thường xuyên và chiếm tỉ lệ lớn. Hành vi trộm cắp điện không chỉ làm thất thoát tài sản Nhà nước mà còn có thể dẫn đến sự cố lưới điện, gây mất an toàn, đe dọa tính mạng con người. Theo thống kê, trong năm 2016, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phát hiện 4.560 vụ trộm cắp điện với sản lượng điện truy thu lên đến hơn 15,9 triệu kWh, tương ứng 45,237 tỷ đồng1. Số vụ trộm cắp điện tuy có giảm so với các năm trước, nhưng hình thức trộm cắp điện lại tinh vi và khó phát hiện. Trong 7 tháng đầu năm 2017, Tổng THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 45Số 7(359) T4/2018 công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) phát hiện 423 vụ trộm cắp điện với sản lượng điện truy thu lên đến 1,5 triệu kWh, tương đương 4,626 tỷ đồng, trong đó đã xử lý 409 vụ, truy thu gần 1,4 triệu kWh, tương ứng hơn 4,2 tỷ đồng. Tuy đã giảm 183 vụ so với cùng kỳ năm 2016 nhưng nạn trộm cắp điện ở khu vực miền Nam vẫn diễn biến hết sức phức tạp2. Các lĩnh vực trộm cắp điện Tổng số vụ trộm cắp điện lực lượng chức năng phát hiện Quản lý - tiêu dùng 3.922 Công nghiệp - Sản xuất 297 Thương mại - dịch vụ 103 Nông - Lâm - Thủy sản 64 Các đối tượng khác 174 Tổng 4.560 Thống kê các vụ trộm cắp điện và lĩnh vực trộm cắp điện trong năm 2016 Theo quy định của Nghị định số 134, hành vi trộm cắp điện dưới 20.000kWh sẽ bị xử phạt hành chính, trộm cắp trên 20.000 kWh thì bị chuyển hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS). Tuy nhiên, trên thực tế, việc truy cứu TNHS đối với chủ thể trộm cắp điện gặp rất nhiều khó khăn. Do công tác giám định tư pháp, xác định thời gian, số lượng điện năng bị mất còn nhiều vướng mắc, chứng cứ để truy tố không rõ ràng dẫn đến khó khăn trong việc truy cứu TNHS. Trong năm 2016, có 74 vụ trộm cắp trên 20.000 kWh điện, cơ quan chức năng chuyển hồ sơ cho các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị xử lý hình sự 25 vụ, tuy nhiên không có vụ nào được khởi tố3. Theo quy 2 VOV Giao thông, Chống trộm cắp điện ở miền Nam: Phạt hành chính vẫn là chính, ngày 27/09/2017. 3 Báo Dân Việt, Phát hiện 4.560 vụ trộm cắp điện, ngày 16/03/2017. định của pháp luật hiện hành, trong trường hợp có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án của cơ quan có thẩm quyền hoặc trả lại hồ sơ thì cơ quan nhà nước sẽ áp dụng mức tiền phạt quy định tại điểm k khoản 9 Điều 12 Nghị định số 134 (phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng) và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d khoản 12 Điều 12 Nghị định số 134 (buộc bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại do hành vi trộm cắp điện gây ra). Thời hạn xử phạt trong trường hợp này căn cứ theo quy định của Điều 63 Luật Xử lý VPHC. Theo quy định của Điều 63 Luật Xử lý VPHC, đối với vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự (TTHS) thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu VPHC, thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành TTHS phải chuyển các quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt VPHC đến người có thẩm quyền xử phạt VPHC. Trong trường hợp này, thời hạn ra quyết định xử phạt VPHC là 30 ngày, kể từ ngày nhận được các quyết định kể trên kèm theo hồ sơ vụ vi phạm. Trường hợp cần xác minh thêm thì thời hạn tối đa không quá 45 ngày. Quy định về thời hạn xử phạt VPHC là cần thiết nhằm mục đích ràng buộc trách nhiệm pháp lý của chủ thể có thẩm quyền phải nhanh chóng, kịp thời ra quyết định xử phạt VPHC. Tuy nhiên, quy định về thời hạn xử phạt đối với vi phạm trong lĩnh vực điện lực do cơ quan tiến hành TTHS chuyển đến có thể bị “vô hiệu hóa” bởi các quy định THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 46 Số 7(359) T4/2018 về thời hiệu xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực là 01 năm kể từ thời điểm “chấm dứt hành vi vi phạm” hoặc “thời điểm phát hiện hành vi vi phạm” 4. Liên quan đến thời hiệu xử phạt VPHC đối với cá nhân có hành vi trộm cắp điện do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến, điểm c, khoản 1, Điều 6 Luật Xử lý VPHC quy định: “Trường hợp xử phạt VPHC đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt VPHC”. Quy định như trên về thời hiệu xử phạt VPHC trong lĩnh vực điện lực đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến tiềm ẩn rất nhiều bất ổn. Giả sử, một cá nhân thực hiện hành vi trộm cắp điện nên bị chuyển hồ sơ để truy cứu TNHS nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, thì lúc này, cơ quan tiến hành TTHS chuyển hồ sơ vụ vi phạm để chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính về hành vi trộm cắp điện theo điểm k khoản 9 Điều 12 Nghị định số 134. Vấn đề cần nói đến là nếu cơ quan có thẩm quyền xử phạt VPHC nhận được hồ sơ, vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến chưa quá 01 năm kể từ thời điểm “chấm dứt hành vi vi phạm” hoặc “thời điểm phát hiện hành vi vi phạm” thì vẫn có thể xử phạt hành chính. Nhưng nếu đã quá 01 năm thì việc xử phạt có được tiến hành hay không? Điều 63 Luật Xử lý XLVPHC chỉ quy định về thời hạn ra quyết định xử phạt VPHC là 30 ngày (hoặc 45 ngày trong trường hợp cần xác minh thêm), kể 4 Điều 6 Luật Xử lý VPHC và Điều 2 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP quy định: “thời hiệu xử phạt vi phạm trơng lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là 01 năm”. từ ngày nhận được các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án mà không hề đề cấp đến vấn đề thời hiệu. Tham khảo điểm c, khoản 1, Điều 6 Luật Xử lý VPHC thì “thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt VPHC”. Điều đó có nghĩa nếu quá thời hiệu xử phạt VPHC quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 6 thì người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt VPHC. Việc không ra quyết định xử phạt VPHC trong trường hợp này là hoàn toàn không hợp lý và cũng không phù hợp với nguyên tắc xử phạt VPHC quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý VPHC là: “mọi VPHC phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh”. Như đã trình bày, với quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý VPHC thì sẽ có hai khả năng xảy ra. Khả năng thứ nhất là vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến vẫn nằm trong thời hiệu 01 năm thì người có thẩm quyền sẽ ra quyết định xử phạt VPHC. Khả năng thứ hai là vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến quá thời hiệu 01 năm thì người có thẩm quyền sẽ không được ra quyết định xử phạt VPHC. Như vậy, quy định nêu trên sẽ dẫn đến một nghịch lý là hành vi trộm cắp điện với số lượng rất lớn (20.000kWh) có thể không bị xử lý hình sự lẫn xử phạt hành chính. Thứ ba, quy định của Nghị định số 134 về biện pháp khắc phục hậu quả chưa phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan VPHC trong lĩnh vực điện lực ngoài việc gánh chịu hình thức xử phạt, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Nghị định số 134 không liệt kê các biện pháp khắc THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 47Số 7(359) T4/2018 phục hậu quả trong một điều luật cụ thể mà quy định “tản mạn” trong nhiều điều khoản khác nhau. Về kỹ luật lập pháp, cách quy định này chưa khoa học và không tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thống kê, sưu tra, tìm kiếm nhằm phổ biến, tuyên truyền, xử phạt các vi phạm liên quan. Bên cạnh đó, việc Nghị định số 134 còn quy định về biện pháp khắc phục hậu quả “buộc bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại”5 là chưa thật sự hợp lý. Theo quy định của Khoản 2 Điều 20 Luật Điện lực, việc mua bán điện trên thị trường điện lực được thực hiện theo hai hình thức: i) mua bán thông qua hợp đồng có thời hạn giữa bên bán điện và bên mua điện; ii) mua bán giao ngay giữa bên bán điện và bên mua điện thông qua đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực. Như vậy, quan hệ giữa bên bán điện và khách hàng sử dụng điện là một quan hệ dân sự. Ngoài ra, Điều 46 Luật Điện lực còn quy định về quyền của khách hàng sử dụng điện được bồi thường thiệt hại do bên bán điện gây ra và có nghĩa vụ bồi thường khi gây thiệt hại cho bên bán điện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cơ chế bồi thường này phải được thực hiện thông qua thủ tục tố tụng dân sự chứ không phải thông qua thủ tục hành chính. Cụ thể, trong trường hợp này, bên bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động điện lực. Vì lẽ đó, thẩm quyền “buộc bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại” sẽ do Tòa án quyết định thông qua thủ tục tố tụng chứ không thể thông qua thủ tục hành chính bằng biện pháp khắc phục hậu quả. Vì vậy, Nghị định số 134 “cho phép” nhiều chủ thể, thậm chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp 5 Điểm d khoản 12 Điều 12 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP. 6 Điều 37, 38 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP. 7 Chúng tôi đồng ý với ý kiến của PGS,TS. Nguyễn Cửu Việt khi cho rằng, ngoài chủ thể chính thức được trao quyền giải thích pháp luật là Ủy ban thường vụ Quốc hội thì Chính phủ, các Bộ vẫn tiến hành giải thích chính thức nhưng dưới “vỏ bọc” là “quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành”. Xem thêm Nguyễn Cửu Việt, “Vài nét về khái niệm giải thích pháp luật, quy định về giải thích pháp luật và thực tiễn giải thích pháp luật ở Việt Nam”, trong sách Giải thích pháp luật, một số vấn đề về lý luận và thực tiễn, Nxb. Hồng Đức, H., 2009, tr. 144. huyện, Chánh Thanh tra Sở Công thương, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành cấp sở6 có quyền áp dụng “buộc bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại” như một biện pháp khắc phục hậu quả là không phù hợp với quy định của Luật Điện lực. Thứ tư, việc sử dụng công văn để hướng dẫn cho Luật Xử lý VPHC và Nghị định số 134 là không đúng về thể thức văn bản Hiện nay, ngoài chủ thể chính thức được trao quyền giải thích pháp luật là Ủy ban thường vụ Quốc hội thì Chính phủ, các bộ vẫn tiến hành giải thích pháp luật với các hình thức văn bản khác nhau như nghị định của Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng7. Do đó, để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, những cơ quan này không được sử dụng công văn để giải thích pháp luật mà phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thực hiện thống nhất pháp luật. Đáng tiếc quy định này đã không được tuân thủ nghiêm chỉnh trong xử phạt hành chính liên quan đến điện lực. Điều 66 Luật Xử lý VPHC quy định: “người có thẩm quyền xử phạt VPHC phải ra quyết định xử phạt VPHC trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản VPHC. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản”. Tuy nhiên, kể từ khi ban hành Luật Xử lý VPHC cho đến nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể thế nào là vụ việc “có nhiều tình tiết phức tạp”. Do đó, quá trình thực thi áp dụng quy định này chưa bảo đảm tính thống nhất, gây lúng túng, khó khăn cho các chủ thể có thẩm quyền xử phạt. THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 48 Số 7(359) T4/2018 Nhằm đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật thống nhất trong xử phạt VPHC liên quan đến điện lực, ngày 31/03/2016, Bộ Công thương ban hành Công văn số 2797/ BCT-ĐTĐL hướng dẫn một số vấn đề vướng mắc trong quá trình phát hiện, xử lý hành vi trộm cắp điện (Công văn số 2797). Công văn số 2797 “giải thích”, đồng thời đưa ra hướng dẫn tất cả các vụ việc trộm cắp điện được xem là trường hợp “vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp” và áp dụng thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản. Hành vi trộm cắp điện thường rất đa dạng, có nhiều trường hợp chủ thể vi phạm áp dụng khoa học công nghệ cao để điều khiển, can thiệp vào các thiết bị đo đếm điện. Việc tính toán số lượng điện bị trộm cắp thường rất phức tạp, cần phải có thời gian để tính toán. Trong nhiều trường hợp, bắt buộc phải chờ kết quả kiểm định thiết bị đo đếm điện. Vì vậy, quy định thời hạn xử phạt 30 ngày đối với hành vi trộm cắp điện là hợp lý. Tuy nhiên, việc hướng dẫn, giải thích Luật Xử lý VPHC bằng Công văn số 2797 là không có cơ sở pháp lý. Trong hoạt động của mình, khi nhận thấy có những quy định pháp luật chưa rõ, có thể tạo ra những cách hiểu khác nhau thì cơ quan cấp trên có thể tự mình hoặc theo đề nghị của cấp dưới ban hành công văn để nói rõ quan điểm của mình đối với quy định đó. Nếu vấn đề đó đã có quy định trong một văn bản quy phạm pháp luật hay đã được giải quyết trong một văn bản cá biệt thì cấp trên cần chỉ rõ văn bản đó để cấp dưới có thể tránh được những sai phạm, áp dụng không thống nhất pháp luật. Trong trường hợp này, nội dung công văn có vai trò định hướng cho cấp dưới trong việc lựa chọn quy phạm cụ thể để áp dụng hoặc giải thích, hướng dẫn về nội dung thiếu cụ thể trong những văn bản có liên quan. Tuy nhiên, trong công văn chỉ được đưa ra những hướng dẫn trên tinh thần của những văn bản pháp luật đang có hiệu lực pháp luật chứ không đặt ra các quy định mới. 2. Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện Một là, cần xác định đối tượng bị xử phạt VPHC một cách đồng bộ và chính xác, theo đó, cần sửa đổi Nghị định số 134 trên cơ sở phân hóa đối tượng bị xử phạt. Cụ thể, nếu đơn vị điện lực là tổ chức vi phạm thì sẽ xử phạt giống như tổ chức. Ngược lại, nếu đơn vị điện lực là cá nhân vi phạm thì chỉ xử phạt giống như cá nhân. Hai là, cần bảo đảm thống nhất quy định về thời hiệu và thời hạn xử phạt VPHC, do đó, cần sửa đổi Luật Xử lý VPHC và cả Nghị định số 134 theo hướng: “Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục TTHS, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu VPHC thì bị xử phạt hành chính; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt VPHC là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm”. Ba là, nhằm bảo đảm sự thống nhất giữa quy định của Nghị định số 134 với Luật Xử lý VPHC về biện pháp khắc phục hậu quả, cần bãi bỏ quy định của Nghị định số 134: “buộc bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại” là một biện pháp khắc phục hậu quả. Bốn là, nếu cần hướng dẫn các nội dung cụ thể trong Luật Xử lý VPHC nhằm tạo ra cách áp dụng pháp luật thống nhất trong toàn ngành thì Bộ Công thương cần ban hành thông tư điều chỉnh chứ không thể dùng công văn hành chính thông thường. Là một thành viên của WTO thì tính công khai, minh bạch của văn bản quy phạm pháp luật phải được đề cao. Để gia nhập WTO, Việt Nam đã phải dành hẳn một điều khoản cam kết bãi bỏ hoàn toàn việc dùng công văn để điều chỉnh các chính sách về thương mại, dịch vụ. Về mặt pháp lý, công văn cũng không phải là một hình thức quyết định quản lý nên không thể được sử dụng để quản lý, điều hành THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 49Số 7(359) T4/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbat_cap_trong_quy_dinh_ve_xu_phat_vi_pham_hanh_chinh_trong_l.pdf
Tài liệu liên quan