Bất khả kháng và nghĩa vụ hoàn trả tài sản

Kết luận và khuyến nghị Chúng tôi cho rằng, các quy định về bất khả kháng trong pháp luật dân sự Việt Nam, ngoài sự bất hợp lý về vị trí (đặt tại quy định về thời hiệu), còn chưa thực sự rõ ràng để khẳng định bất khả kháng có được coi là căn cứ miễn nghĩa vụ hoàn trả hay không. Vì vậy, cần sửa đổi BLDS năm 2015 theo hướng, bổ sung quy định định nghĩa thế nào là bất khả kháng và đặt ở phần chung để áp dụng cho toàn bộ các quan hệ tư. Trên cơ sở đó, cần bổ sung quy định về căn cứ miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm từng loại nghĩa vụ cụ thể. Chúng tôi cho rằng, quy định của khoản 2 Điều 351 BLDS năm 2015 chưa đủ để khẳng định bất khả kháng có thể được dùng làm căn cứ miễn trách nhiệm đối với mọi hành vi vi phạm nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng hay không; bất khả kháng chỉ nên được dùng làm căn cứ miễn trách nhiệm gánh vác hậu quả mà hành vi vi phạm gây ra mà thôi, chứ không thể được dùng để miễn thực hiện nghĩa vụ. Bất khả kháng chỉ nên được coi là sự kiện miễn trách nhiệm khi sự kiện đó ngăn cản hoàn toàn khả năng thực hiện nghĩa vụ cả trong thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng sau đó. Đối với nghĩa vụ hoàn trả tài sản, đặc biệt là hoàn trả tiền vay, bất khả kháng chỉ ngăn cản người có nghĩa vụ hoàn trả thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng mà thôi. Sau khi hết khoảng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng, người có nghĩa vụ vẫn có thể thực hiện được nghĩa vụ hoàn trả tài sản của mình (chỉ trừ trường hợp người đó bị phá sản) và vì vậy, bất khả kháng chỉ có thể được sử dụng làm căn cứ miễn trách nhiệm do hành vi vi phạm nghĩa vụ hoàn trả, chứ không thể được coi là căn cứ miễn thực hiện nghĩa vụ hoàn trả. Nói cách khác, trong các hợp đồng có quy định về nghĩa vụ hoàn trả tài sản, đặc biệt là tiền, bất khả kháng chỉ nên được coi là căn cứ để miễn thực hiện các nghĩa vụ mà các bên thỏa thuận phát sinh từ hợp đồng (chủ yếu là lãi, phân chia tài sản tăng thêm, hoa lợi, lợi tức ) và miễn trách nhiệm gách vác hậu quả phát sinh từ hành vi vi phạm nghĩa vụ hoàn trả tài sản.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bất khả kháng và nghĩa vụ hoàn trả tài sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
51Số 8(408) - T4/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT 1 Nghĩa vụ trả lại tài sản cũng có thể tồn tại trong rất nhiều loại hợp đồng thương mại, trong đó một bên giao tài sản cho bên kia sử dụng để thực hiện nghĩa vụ mà các bên thỏa thuận, ví dụ như hợp đồng nhượng quyền thương mại, hợp đồng phân phối, hợp đồng đại lý xăng dầu... Tuy nhiên, đây không phải là nghĩa vụ chính trong các loại hợp đồng này. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ nghiên cứu các hợp đồng mà nghĩa vụ hoàn trả là nghĩa vụ cơ bản và được quy định trong Bộ luật Dân sự (BLDS). BẤT KHẢ KHÁNG Và NGHĨA VỤ HOàN TRẢ TàI SẢN Ngô Quốc Chiến * * PGS. TS. Giảng viên Trường Đại học Ngoại thương. Thông tin bài viết: Từ khóa: Bất khả kháng, nghĩa vụ hoàn trả, miễn trách nhiệm. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 16/04/2020 Biên tập : 21/042020 Duyệt bài : 23/04/2020 Article Infomation: Key words: Force majeure; obligation of restitution; exemption of civil liability Article History: Received : 16 Mar. 2020 Edited : 21 Apr. 2020 Approved : 23 Apr. 2020 Tóm tắt: Bất khả kháng là một trong những căn cứ miễn trách nhiệm dân sự, theo đó khi bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình do xảy ra một hoàn cảnh khách quan, không dự báo được và không thể khắc phục được dù đã nỗ lực hết khả năng thì bên có nghĩa vụ đó không phải chịu trách nhiệm đối với việc không thực hiện nghĩa vụ của mình. Câu hỏi đặt ra là bất khả kháng có phải là nguyên tắc chung, áp dụng cho mọi quan hệ dân sự? Liệu nguyên tắc này có những ngoại lệ trong một số loại quan hệ cụ thể? Bài viết này không nhằm phân tích thế nào là bất khả kháng, mà tập trung nghiên cứu sự kiện bất khả kháng có được coi là căn cứ miễn trách nhiệm trong các loại hợp đồng mà hết thời hạn một bên phải trả lại tài sản cho bên kia. Abstract: Force majeure is one of the evidents for the exemption from civil liability by which the debtor is exonerated from his non- performance of his obligations due to an objective, unforeseen and irreversible circumstance, despite all efforts by the debtor. The question to be treated here is whether force majeure is a general principle, which is applicable to all civil relations and whether exceptions to this principle exist in certain types of relationships? This article does not aim to analyse what is force majeure, but to focus instead on answering the question whether force majeure circumstances could be considered as a basis of civil liability waiver from the non-fulfillment of the obligation of restitution and reimbursement. Nghĩa vụ trả lại tài sản, có thể có các tên gọi khác nhau trong các hợp đồng khác nhau, nhưng có chung một bản chất là khi hết hạn hợp đồng thì một bên đã nhận tài sản từ bên kia có nghĩa vụ trả lại tài sản cho bên kia. Đó có thể là nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản, nghĩa vụ trả lại tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài sản, nghĩa vụ trả lại tài sản thuê khoán trong hợp đồng thuê khoán tài sản hay nghĩa vụ trả lại tài sản mượn trong hợp đồng mượn tài sản1. Trong thực tế, có thể xảy ra trường hợp bên có nghĩa vụ trả lại tài sản rơi vào hoàn cảnh bất khả kháng và câu hỏi đặt ra là bất khả kháng có thể được sử dụng làm căn cứ miễn trách nhiệm hay không ? Do các hợp đồng nêu Số 8(408) - T4/202052 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT trên đều là các hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ dân sự nên cần nghiên cứu bất khả kháng với ý nghĩa là căn cứ miễn trách nhiệm dân sự nói chung (1). Trên cơ sở nguyên tắc chung đó, chúng tôi sẽ nghiên cứu bất khả kháng và nghĩa vụ hoàn trả (2). 1. Bất khả kháng-căn cứ miễn trách nhiệm dân sự Khi một nghĩa vụ được phát sinh trên cơ sở hợp đồng hoặc trên cơ sở luật định thì chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đó. Tuy nhiên, thực tế có thể xảy ra trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện nghĩa vụ đó dù đã áp dụng mọi biện pháp hợp lý. Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của nhiều nước đều có quy định về các căn cứ miễn trách nhiệm, và một trong số đó là bất khả kháng. Quy định về bất khả kháng là căn cứ miễn trách nhiệm dân sự, hoãn thực hiện nghĩa vụ, điều chỉnh nghĩa vụ được quy định cả trong Bộ luật dân sự (BLDS) với ý nghĩa là một đạo luật nền tảng điều chỉnh các quan hệ tư, và trong nhiều đạo luật chuyên ngành, như Luật Thương mại năm 2005, Luật Xây dựng năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Luật Hàng không dân dụng năm 2014 BLDS năm 2015 có một quy định chung về bất khả kháng được đặt trong phần về thời hạn và thời hiệu. Cụ thể, Điều 156 điều chỉnh vấn đề về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự. Theo Điều 156, thời gian xảy ra bất khả kháng không được tính vào thời hiệu. Nhằm mục đích đó, Điều 156 đưa ra định nghĩa thế nào là bất khả kháng; theo đó, “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Thông thường, một quy định chuyên biệt được đặt trong một điều luật chuyên biệt (về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện) thì chỉ áp dụng cho quy định đó, nhưng trong thực tế, quy định của Điều 156 đã được áp dụng làm căn cứ miễn trách nhiệm dân sự nói chung. Ngoài định nghĩa tại Điều 156 nêu trên, BLDS năm 2015 không có bất kỳ định nghĩa nào khác về bất khả kháng, mà chỉ có các quy định về bất khả kháng là căn cứ miễn trách nhiệm dân sự nói chung2 và trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng3 và trong từng chế định cụ thể thuộc hai lĩnh vực này. Đây là một điều khác biệt của pháp luật Việt Nam so với pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới4. Ngoài các quy định chung và chuyên biệt được quy định trong BLDS, chúng ta còn thấy bất khả kháng được quy định trong các đạo luật chuyên ngành là căn cứ miễn trách nhiệm, kéo dài thực hiện hợp đồng, điều chỉnh hợp đồng, điều chỉnh dự án đầu tư... Cụ thể, bất khả kháng được quy định là căn cứ để: miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm5; kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng6; điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước7; điều chỉnh hợp đồng xây dựng8; giãn tiến độ đầu tư9; miễn tiền 2 Khoản 2 Điều 351 BLDS năm 2015. 3 Khoản 2 Điều 584 BLDS năm 2015. 4 Pháp luật của Pháp có các quy định định nghĩa về bất khả kháng trong từng lĩnh vực hợp đồng và ngoài hợp đồng. Xem bình luận so sánh của chúng tôi: Van Dai DO et Quoc Chien NGO, 2018, “La réforme du droit de la responsabilité civile: regards croisés vietnamo-français” (Sửa đổi pháp luật về trách nhiệm dân sự: so sánh pháp luật Việt Nam và Pháp), Revue internationale de droit comparé (Tạp chí quốc tế về luật so sánh), eISSN 1953-8111, số 1 năm 2018, tr.119-148. 5 Điểm b khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại năm 2005. 6 Điều 296 Luật Thương mại năm 2005. 7 Khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng năm 2014. 8 Điểm d khoản 2 Điều 143 Luật Xây dựng năm 2014. 9 Khoản 3 Điều 46 Luật Đầu tư năm 2014. 53Số 8(408) - T4/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT thuê đất trong thời gian tạm ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra10; miễn trách nhiệm khi không vận chuyển hành lý cùng với hành khách trên một chuyến bay11; miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người bảo hiểm12 Các văn bản luật chuyên ngành này không định nghĩa thế nào là bất khả kháng và vì vậy, quy định của BLDS sẽ được áp dụng theo nguyên tắc luật chung được áp dụng để bổ khuyết cho luật chuyên ngành. Như vậy, định nghĩa về bất khả kháng tại Điều 156 BLDS năm 2015 sẽ được sử dụng chung để xác định thế nào là bất khả kháng trong các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng; còn khi nào bất khả kháng được coi là căn cứ miễn trách nhiệm thì tùy vào từng quan hệ cụ thể được quy định trong chính BLDS và trong các đạo luật chuyên ngành như đã nêu ở trên. Một câu hỏi tiếp theo cần được trả lời là bất khả kháng được quy định tại Điều 156 BLDS năm 2015 có thể được sử dụng làm căn cứ miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ hoàn trả tài sản trong một số hợp đồng cụ thể hay không? 2. Bất khả kháng – căn cứ miễn thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tài sản? Như đã trình bày ở trên, nghĩa vụ hoàn trả tồn tại trong rất nhiều quan hệ tài sản. Cụ thể, trong hợp đồng vay tài sản, “khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng”. Đây là quy định chung tại Điều 463 BLDS năm 2015. Sau đó, Điều 466 BLDS quy định rõ hơn về nghĩa vụ hoàn trả; theo đó, “Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý”. Đối với hợp đồng thuê tài sản, bên thuê “phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên...”13. Đối với hợp đồng thuê khoán tài sản, khi chấm dứt hợp đồng thuê khoán, bên thuê khoán “phải trả lại tài sản thuê khoán ở tình trạng phù hợp với mức độ khấu hao đã thoả thuận”14. Trong hợp đồng mượn tài sản, bên mượn “phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được”15. Bên mượn tài sản phải “trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được”16. Tương tự, trong hợp đồng gửi giữ tài sản, “bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng”17. Nếu không có thỏa thuận khác, bên giữ phải trả lại chính tài sản đã nhận và cả hoa lợi nếu có tại nơi gửi giữ theo đúng thời hạn18. Do các hợp đồng nêu trên đều là là các hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ dân sự và để biết bất khả kháng có thể được dùng làm căn cứ miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ phát sinh từ các hợp đồng đó hay không thì có thể áp dụng quy định chung về trách nhiệm dân sự. Cụ thể, khoản 2 Điều 351 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Tuy nhiên, quy định này đề cập tới 10 Khoản 1 Điều 47 Luật Đầu tư năm 2014. 11 Điểm e khoản 2 Điều 149 Luật Hàng không dân dụng năm 2014. 12 Điểm b khoản 2 Điều 183 Luật Hàng không dân dụng năm 2014. 13 Khoản 1 Điều 481 BLDS năm 2015. 14 Điều 493 BLDS năm 2015. 15 Điều 494 BLDS năm 2015. 16 Khoản 3 Điều 496 BLDS năm 2015. 17 Điều 554 BLDS năm 2015. 18 Điều 559 BLDS năm 2015. Số 8(408) - T4/202054 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT nghĩa vụ dân sự nói chung, chứ không phải một nghĩa vụ dân sự cụ thể nào, nên không đủ rõ để chúng ta trả lời được câu hỏi bất khả kháng có thể được sử dụng làm căn cứ miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm mọi nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, trong đó có nghĩa vụ trả lại tài sản, hay không. Vì vậy, câu trả lời cần được tìm trong chính các chế định liên quan đến các hợp đồng chuyên biệt này. Chúng tôi thấy rằng, tất cả các chế định trên đều quy định về nghĩa vụ trả lại tài sản, nhưng không quy định trường hợp miễn trách nhiệm khi bên có nghĩa vụ hoàn trả không thực hiện nghĩa vụ của mình. Chỉ riêng đối với hợp đồng thuê khoán tài sản và hợp đồng gửi giữ tài sản thì BLDS có quy định về bất khả kháng. Đối với hợp đồng thuê khoán tài sản, BLDS quy định về bất khả kháng nhưng quy định này chỉ liên quan đến giảm tiền thuê khoán. Cụ thể, việc giảm tiền thuê khoán do các bên thỏa thuận và nếu các bên không có thỏa thuận và nếu hoa lợi, lợi tức bị mất ít nhất là một phần ba do sự kiện bất khả kháng thì bên thuê khoán có quyền yêu cầu giảm hoặc miễn tiền thuê khoán19. Trường hợp đối tượng của thuê khoán là gia súc thì trong thời hạn thuê khoán gia súc, bên thuê khoán được hưởng một nửa số gia súc sinh ra và phải chịu một nửa thiệt hại về gia súc thuê khoán do sự kiện bất khả kháng20. Đối với hợp đồng gửi giữ tài sản, BLDS có quy định về bất khả kháng nhưng chỉ liên quan đến miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản gửi giữ bị mất hoặc bị hư hỏng do bất khả kháng; cụ thể, bên gửi tài sản có quyền “yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng”21. Vì vậy, có thể thấy, các quy định về bất khả kháng trong hợp đồng thuê khoán chỉ áp dụng đối việc điều chỉnh các nghĩa vụ phát sinh từ thỏa thuận của các bên, không áp dụng đối với nghĩa vụ hoàn trả vốn là nghĩa vụ luật định. Đối với hợp đồng thuê khoán, bất khả kháng chỉ là căn cứ miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Có thể thấy rằng, khi pháp luật chỉ quy định miễn trách nhiệm trong các tình huống cụ thể (giảm tiền thuê khoán, giảm số gia súc đượng hưởng trong hợp đồng thuê khoán và miễn trách nhiệm bồi thường trong hợp đồng gửi giữ tài sản), điều này có nghĩa là bất khả kháng sẽ không được dùng để làm căn cứ miễn trách nhiệm đối với các nghĩa vụ khác. Tuy nhiên, việc này không thể thực hiện được đối với những hợp đồng mà luật hoàn toàn không có quy định về bất khả kháng đối với những nghĩa vụ cụ thể phát sinh từ các hợp đồng ấy (hợp đồng vay tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng mượn tài sản...). Theo chúng tôi, cần phân biệt hai loại nghĩa vụ có thể phát sinh từ các hợp đồng trên. Loại nghĩa vụ thứ nhất là nghĩa vụ mà các bên thỏa thuận làm phát sinh trong quan hệ của mình. Chẳng hạn, đối với hợp đồng thuê tài sản, các bên có thể thỏa thuận làm phát sinh nghĩa vụ giao tài sản gì, số lượng, chủng loại, thời gian, tiền thuê, thời hạn trả tiền thuê, phương thức thanh toán... Loại nghĩa vụ thứ hai là nghĩa vụ luật định mà các bên không thể định đoạt khác và nếu các bên định đoạt khác thì sẽ làm mất đi bản chất của quan hệ hợp đồng đó. Nghĩa vụ hoàn trả tài sản thuộc loại thứ hai. Nói cách khác, nếu chẳng hạn trong hợp đồng mượn tài sản mà các bên thỏa thuận bên mượn tài sản không phải trả lại tài sản cho bên cho mượn thì hợp đồng này không còn là hợp đồng mượn tài sản nữa, mà có thể sẽ trở thành hợp đồng tặng cho tài sản. Đối với loại nghĩa vụ thứ nhất, bất khả kháng có thể được sử dụng làm căn cứ miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm; còn đối với loại nghĩa vụ thứ hai, mà cụ thể là nghĩa 19 Khoản 3 Điều 488 BLDS năm 2015. 20 Điều 491 BLDS năm 2015. 21 Khoản 2 Điều 556 BLDS năm 2015. 55Số 8(408) - T4/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT vụ hoàn trả, bất khả kháng không thể được sử dụng làm căn cứ miễn trách nhiệm. Tòa án ở một số nước cũng đã quyết định theo hướng này. Cụ thể, trong một tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ trả nợ của người bảo lãnh thay cho người được bảo lãnh, Tòa án Tối cao Pháp đã quyết định rằng bất khả kháng không được coi là căn cứ miễn nghĩa vụ trả nợ. Cụ thể, người vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ nên ngân hàng gọi bảo lãnh và yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người mà mình bảo lãnh. Người bảo lãnh viện dẫn trường hợp bất khả kháng theo quy định tại Điều 1128 BLDS Pháp22. Vấn đề gây tranh cãi ở đây không phải việc người bảo lãnh bị ốm23 đến mức không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ mà sự kiện bất khả kháng đó có thể được coi là căn cứ miễn trách nhiệm hay không. Tòa án Tối cao Pháp cho rằng “người có nghĩa vụ trả một khoản tiền theo hợp đồng nhưng không thực hiện nghĩa vụ của mình không thể được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm này kể cả khi bị bất khả kháng”24. 3. Kết luận và khuyến nghị Chúng tôi cho rằng, các quy định về bất khả kháng trong pháp luật dân sự Việt Nam, ngoài sự bất hợp lý về vị trí (đặt tại quy định về thời hiệu), còn chưa thực sự rõ ràng để khẳng định bất khả kháng có được coi là căn cứ miễn nghĩa vụ hoàn trả hay không. Vì vậy, cần sửa đổi BLDS năm 2015 theo hướng, bổ sung quy định định nghĩa thế nào là bất khả kháng và đặt ở phần chung để áp dụng cho toàn bộ các quan hệ tư. Trên cơ sở đó, cần bổ sung quy định về căn cứ miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm từng loại nghĩa vụ cụ thể. Chúng tôi cho rằng, quy định của khoản 2 Điều 351 BLDS năm 2015 chưa đủ để khẳng định bất khả kháng có thể được dùng làm căn cứ miễn trách nhiệm đối với mọi hành vi vi phạm nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng hay không; bất khả kháng chỉ nên được dùng làm căn cứ miễn trách nhiệm gánh vác hậu quả mà hành vi vi phạm gây ra mà thôi, chứ không thể được dùng để miễn thực hiện nghĩa vụ. Bất khả kháng chỉ nên được coi là sự kiện miễn trách nhiệm khi sự kiện đó ngăn cản hoàn toàn khả năng thực hiện nghĩa vụ cả trong thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng sau đó. Đối với nghĩa vụ hoàn trả tài sản, đặc biệt là hoàn trả tiền vay, bất khả kháng chỉ ngăn cản người có nghĩa vụ hoàn trả thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng mà thôi. Sau khi hết khoảng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng, người có nghĩa vụ vẫn có thể thực hiện được nghĩa vụ hoàn trả tài sản của mình (chỉ trừ trường hợp người đó bị phá sản) và vì vậy, bất khả kháng chỉ có thể được sử dụng làm căn cứ miễn trách nhiệm do hành vi vi phạm nghĩa vụ hoàn trả, chứ không thể được coi là căn cứ miễn thực hiện nghĩa vụ hoàn trả. Nói cách khác, trong các hợp đồng có quy định về nghĩa vụ hoàn trả tài sản, đặc biệt là tiền, bất khả kháng chỉ nên được coi là căn cứ để miễn thực hiện các nghĩa vụ mà các bên thỏa thuận phát sinh từ hợp đồng (chủ yếu là lãi, phân chia tài sản tăng thêm, hoa lợi, lợi tức) và miễn trách nhiệm gách vác hậu quả phát sinh từ hành vi vi phạm nghĩa vụ hoàn trả tài sản. Trong thời gian tới, rất có thể sẽ có nhiều tranh chấp phát sinh từ sự kiện bất khả kháng do đại dịch Covid gây ra. Vì vậy, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn để giải quyết vấn đề này n 22 Đã được sửa đổi năm 2016 và trở thành Điều 1148, quy định như sau: “Bên có nghĩa vụ không phải bồi thường thiệt hại đối với việc thực hiện nghĩa vụ hoặc đối với hành vi vi do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan”. 23 Tất cả các cấp tòa của Pháp đều khẳng định đây là trường hợp bất khả kháng. 24 Cass.com., 16 sept. 2014, n° de pourvoi: 13-20306, Bulletin 2014, IV, n° 118.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbat_kha_khang_va_nghia_vu_hoan_tra_tai_san.pdf
Tài liệu liên quan