Bệnh sẹo (ghẻ) cây có múi
BỆNH SẸO (GHẺ) CÂY CÓ MÚI
Elsinoe fawcetti Bil et Jenk
Cam, quýt, bưởi và chanh (cây có múi) là loại cây trồng rất phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, cây có múi rất dễ bị sâu bệnh hại tấn công, đặc biệt là bệnh sẹo(ghẻ nhám).
1.Lịch sử nghiên cứu, phân bố.
2.Triệu trứng.
3.Nguyên nhân gây bệnh.
4. Đặc điểm phát sinh phát triển.
5. Biện pháp phòng trừ.
4 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 6498 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bệnh sẹo (ghẻ) cây có múi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỆNH SẸO (GHẺ) CÂY CÓ MÚI
Elsinoe fawcetti Bil et Jenk
Cam, quýt, bưởi và chanh (cây có múi) là loại cây trồng rất phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, cây có múi rất dễ bị sâu bệnh hại tấn công, đặc biệt là bệnh sẹo(ghẻ nhám).
1.Lịch sử nghiên cứu, phân bố.
Bệnh hại phổ biến ở hầu hết các vùng trống cam, chanh trên thế giới. Theo lee (1918) và Tanaka (1922), bệnh phát hiện ở Nhật Bản năm 1918, ở Indonesia năm 1940 và ở bang Florida (Mỹ) năm 1886. Ở châu Phi, bệnh sẹo phá hại ở Nam Phi, Conggo, Gana, Zambia, Modambic. Ở châu Á, bệnh hại ở Trung Quốc(Phúc Kiến, Quảng Đông,Quỳ Châu,Vân Nam, Hồ Bắc), Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin, ở nhiều đảo thuộc Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. Ở châu Mỹ, bệnh thấy ở Hoa Kỳ, Mexico các nước Trung Mỹ, quần đảo Antin và Nam Mỹ (Bolivia, Blazil, Colombia, Paraguay, Peru, Uruguay). Ở châu Đại Dương bệnh thấy ở Australia, quần đảo Solomom.
Ở nước ta bệnh phá hại ở hầu hết các vùng trồng cam, chanh. Bệnh làm cong lá dị hình và rụng lá, lộc phát triển kém, quả nhỏ, biến dạng và dễ rụng.
2.Triệu trứng.
Trên lá non vết bệnh ban đầu là một điểm nhỏ mầu vàng, dạng trong giọt dầu hơi nổi gờ, vết bệnh to dần màu hồng nâu, xung quanh có quầng vàng hẹp. Vết bệnh thường lồi lên hình chóp, nổi lên trên mặt lá, mặt lá dưới lõm vào. Vết bệnh có thể nằm riêng rẽ hoặc nối liền nhau. Khi già, các vết bệnh tạo thành các khối không đều đặn nhưng có giới hạn rõ ràng có dạng các vết ghẻ. Về sau các vết bệnh dính hòa vào nhau tạo thành các khối lớn. Các vết ghẻ làm ngừng sự phát triển của nhu mô nơi chúng hình thành làm cho phiến lá bị biến dạng. Khi các vêt ghẻ nhiều lá không phát triển được và trở thành dị dạng. Các nhu mô bị chết rách ra tạo thành các lỗ thủng hoặc các đường rách. Lá non bị bệnh không mở ra được. Trên lá già các vết ghẻ có màu xanh ôlui. Các vết bệnh có thể xuất hiện tương tự trên cánh hoa.
Trên thân cành vết bệnh thường lớn hơn nằm rời rạc hoặc dày đặc, làm cành khô hoặc chết hoặc thúc đẩy phát triển các chồi nách. Trên bầu hoa vết bệnh lồi mầu xanh nhạt hoặc xanh xám, dạng hình bất định, bệnh nặng bầu hoa dễ rụng.
Quả bị bệnh từ khi còn non. Trên vỏ quả xuất hiện các vết bệnh gờ lên, hình dạng không đều đặn, có dạng các vết ghẻ hình nón, màu vàng nhạt hoặc màu kem. Về sau các vết bệnh có màu xanh ôlui, có khi màu đỏ. Nhưng màu sắc của bệnh có khi chỉ là màu sắc của các loài sinh vật phụ sinh trên các vết bệnh.
Cây bị bệnh nặng có quá trình quả chín bị rối loạn và quả thường bị rụng sớm. Bệnh làm cho vỏ quả sần sùi, giá trị thương mại quả giảm nhiều.
3.Nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh ghẻ (còn gọi là bệnh sẹo, ghẻ nhám, ghẻ lồi…) do nấm Elsinoe fawcetti gây nên.
Nấm gây bệnh Elsinoe fawcetti Bil et Jenk, thuộc lớp nấm túi (Ascomycetes). Quả thể bầu hình thành ở xung quanh vết bệnh đã già hình cầu hơi dẹt hoặc hình bất định, đường kính 80µm, mọc riêng lẻ hoặc thành nhóm. Bên trong quả thể có từ 1-20 túi, hình gậy hoặc hình trứng, kích thước từ 12-16µm. Bào tử túi hình thon dài hơi cong, kích thước từ 10-12 x 5µm, có 1-3 vách ngăn, thường co lại ở vách giữa, nửa trên bào tử hẹp và ngắn hơn nửa dưới. Giai đoạn hữu tính này được Bilancourt và Jenkins mô tả từ năm 1936.
Giai đoạn vô tính của nấm là Sphaceloma fawcetti Jenkins, được mô tả từ năm 1925. Lớp nấm màu hồng nhạt hình thành trên vết bệnh là cành bào tử phân sinh của nấm được hình thành trong đĩa cành.
Cành bào tử phân sinh hình trụ, đầu dẹt gồm 1-3 tế bào, kích thước 12 - 22 x 3 - 4µm. Bào tử phân sinh hình bầu dục hoặc hình trứng moc riêng rẽ hoặc hình thành chuỗi ngắn, kích thước 6 – 8,5 x 2,5 – 3,5 µm, thường có hai giọt dầu hai đầu. Hình dạng và kích thước bào tử thay đổi tùy theo cơ quan bị bệnh, tùy giống cam quýt và điều kiện khí hậu…
Nấm sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ 15 – 230C, nhiệt độ cao nhất 280C. Nấm tồn tại trong mô ký chủ, gặp điều kiện thích hợp hình thành bào tử phân sinh, lan truyền nhờ gió nước. Nấm xâm nhập trực tiếp hoặc qua vết thương. Thời kỳ tiềm dục của bện thường từ 3-10 ngày. Sau khi tràng hoa rụng, nấm xâm nhập vào quả non và lộc hạ, lộc thu là thời kỳ bệnh phát triển mạnh nhất trong năm.
4. Đặc điểm phát sinh phát triển.
Bệnh sẹo cam, chanh phát triển trong điều kiện: có ký chủ mẫn cảm bệnh, lá quả non chưa đến giai đoạn thuần thục, có đủ độ ẩm và nhiệt độ thích hợp.
Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát sinh phát triển là 20 – 23 0C. Nhiệt độ cao (trên 280C) kìm hãm bệnh. Tuy vậy ở nước ta bệnh vẫn phát triển được quanh năm là do độ ẩm cao và hình thành lộc rải rác quanh năm. Bệnh bắt đầu phát triển từ mùa xuân tăng dần ở mùa hạ, mùa thu, đến mùa đông khô hanh bệnh ít hoặc ngừng hẳn.
Bào tử phân sinh chỉ nảy mầm trong điều kiện có giọt nước hoặc ẩm độ cao. Vì vậy thường sau các trận mưa bào tử mới lan truyền xâm nhập vào các mô còn non, quả non. Lá non khi đã dài trên 10 mm rất dễ bị nhiễm bệnh.
Mức độ nhiễm bệnh của cây có liên quan với tỉ lệ nước trong mô (những lá non chứa 75% nước rất dễ bị nhiễm bệnh) và tuổi cây. Cây con ở vườn ươm, cây còn non lộc ra nhiều, hoặc thời kỳ ra lộc kéo dài thường bị bệnh nặng. Cây có tuổi trên 15 năm, lộc ra mùa hạ thường bị bệnh nhẹ hơn. Mức độ nhiễm bệnh còn phụ thuộc vào loài cam, quýt khác nhau. Bệnh hại nặng ở chanh, quýt và hại nhẹ ở cam, bưởi.
5. Biện pháp phòng trừ.
Bắt đầu vào mùa xuân cần tạo hình, cắt tỉa cành lá bệnh, vệ sinh vườn quả để tiêu diệt nguồn bệnh và tạo điều kiện thoáng gió cho vườn cây. Vệ sinh vườn quả ngay sau khi thu hoạch.
Chọn vườn ươm cao ráo, tránh ứ đọng nước và cách ly xa vườn quả.
Không trồng cây con bị bệnh.
Trước khi trồng hoặc gieo hạt gốc ghép có thể xử lý bằng dung dịch Borac 5 % trong thời gian 3-5 phút.
Không nên trồng với mật độ quá dày.
Bón phân hợp lý theo từng giai đoạn để tránh ra chồi non liên tục. Giảm lượng phân đạm bón cho cây và ngưng phun phân bón lá lúc cây đang bị bệnh.
Phun thuốc phòng trừ bệnh vào các đợt: sắp ra lộc xuân, sau khi rụng hoa, thời kỳ quả non, vv…và các đợt lộc hạ, lộc thu…như Zineb 80 WP (1 kg/ha); Topsin M 70 WP (50-100 g/lít nước), Boocđô 1%.
Trên vườn cây thời kỳ kinh doanh cần phun sau mỗi đợt lộc cũng như giai đoạn vừa đậu quả bằng một trong các loại thuốc sau :
+ Kumulus 80 DF: pha 30-40 g/bình 8lít nước
+ Polyram 80 DF: pha 25-30 g/bình 8 lít nước
+ Bavistin 50 FL : pha 5-10 ml/bình 8 lít nước
+ Bemyl 50 WP: pha 20-25 g/bình 8 lít nước
+ Carbenda 50 SC: 5-10 ml/bình 8 lít nước
nước
WP:
Bệnh sẹo hại cam sành và chanh
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Giáo trình bệnh cây nông nghiệp, PGS.TS. Lê Lương Tề, NXB nông nghiệp.
Giáo trình bệnh cây chuyên khoa, PGS. TS. Vũ Triệu Mân, NXB nông nghiệp.
Cây ăn quả có múi, PGS.TS. Nguyễn Hữu Đống, NXB Nghệ An.
Kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả theo ISO, NXB lao động xã hội.
Sâu bệnh hại cây ăn quả và bệnh pháp phòng trừ, GS.TS. Đường Hồng Dật, NXB lao động xã hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bnh gh7867 cy c mi.doc