Người dân Việt Nam có tập quán sinh sống và sản xuất chủ yếu ở những dòng sông và cửa sông tiếp giáp với
biển. Lưu vực sông là phần diện tích tập trung nước từ mưa, sông suối, hồ đầm và nước ngầm hướng về vùng
cửa sông và cuối cùng đổ ra biển. Lưu vực sông là một hệ thống phức tạp và có tính tương tác cao với hệ sinh
thái mà dòng sông đi qua, cũng như đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội và môi trường tiềm năng của khu vực.
Dòng sông ngoài chức năng cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, tưới tiêu, vận tải thuỷ, cung cấp nguồn năng
lượng, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, bồi tụ vật liệu cát xây dựng và đất phù sa cho cải tạo đất. Hầu hết các
thành phố lớn ở Việt Nam đều có con sông lớn nhỏ chảy qua và tên con sông thường được nhắc đến như là một
điểm nhấn theo địa danh thành phố. An ninh nguồn nước là một thử thách lớn cho Việt Nam hiện nay và tương
lai. Sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước sẽ không bền vững nếu không có chiến lược bảo vệ môi trường
và tài nguyên nhiên nhiên, trong đó quan trọng nhất là bảo vệ sự trong lành của nguồn nước.
Các hiện tượng thiên tai và biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến cán cân nguồn
nước. Mặc dầu chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách quản lý nước phù hợp với từng giai đoạn và Bộ Tài
nguyên và Môi trường cũng đã ban hành nhiều công văn và chỉ thị hướng dẫn nhưng việc triển khai lập kế hoạch
hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở
địa phương chưa được tiến triển nhiều do các tỉnh còn lung túng trong triển khai. Một số lưu vực chưa thành lập
được Uỷ ban Lưu vực Sông, nhận thức và hiểu biết về mối quan hệ giữa tài nguyên nước và biến đổi khí hậu chỉ
ở mức thông tin chung chung, chưa xác định phương pháp và công cụ thực hiện phù hợp.
Đề xuất chung là nhà nước các cấp từ trung ương đến địa phương cần tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng giải
pháp quản lý tài nguyên nước theo hướng tổng hợp phối với kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
qua việc đầu tư kinh phí, hợp tác với các nhà khoa học, chuyên gia kỹ thuật, các tổ chức chính phủ quốc tế, các
tổ chức phi chính phủ để cùng nhau chung tay xây dựng và triển khai các hoạt động cụ thể. Cần có những định
hướng của quy hoạch tài nguyên nước với thời gian ít nhất là 10 năm hoặc xa hơn nữa từ 20 – 50 năm, đặc biệt
các vùng trọng điểm kinh tế - xã hội nên có tầm nhìn đến 100 năm. Trong đó cần có quy định các tiêu chuẩn của
phát triển xanh, điều này không phải đơn thuần chỉ là một khẩu hiệu mà phải có những hoạt động và hành động
thiết thực, trong đó phải có những giải pháp khoa học trong quản lý tổng hợp lưu vực sông với sự tham gia của
cộng đồng người và các tổ chức xã hội dân sự. Đây phải là một chủ trương nhất quán và mục tiêu tổng quát trong
mọi kế hoạch chiến lược, quy hoạch phát triển và các dự án tăng trưởng kinh tế - xã hội. Bảo vệ sự trong lành
của các dòng sông không chỉ là nhiệm vụ của chính mỗi người dân mà còn là trách nhiệm công dân cho thế hệ
tương lai của đất nước.
13 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến đổi khí hậu và những yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên nước - Lê Anh Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI
CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Lê Anh Tuấn 1
TÓM TẮT
Việt Nam là một quốc gia với trên 70% dân số có sinh kế liên quan đến sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản, kể
cả dịch vụ công nghiệp chế biến và thương mại cũng là dịch vụ phụ thuộc vào sản xuất nông lâm thuỷ sản. Sản
xuất này phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm khí tượng và thuỷ văn. Những năm gần đây có nhiều dấu hiệu cho thấy
tài nguyên nước ở Việt Nam đang bị suy thoái cả về số lượng và chất lượng cũng như sự thay đổi động thái của
dòng chảy theo mùa. Sự suy thoái này có thể do các yếu tố tự nhiên hoặc các yếu tố con người hoặc cả hai yếu tố
này cùng tác động. Nhiều bằng chứng khoa học và thực tiễn cũng đã chứng minh rằng, thảm hoạ thiên tai và hiện
tượng biến đổi khí hậu – nước biển dâng đã, đang và sẽ là một trong những nguyên nhân chủ yếu là rào cản và
giới hạn cho mục tiêu Thiên niên kỷ liên quan đến phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Tác động của các
thảm hoạ thiên nhiên và nhân tạo ngày càng nặng nề, cả về số thương vong lẫn thiệt hại tài sản, kinh tế và xã hội
so với những rủi ro ở thế kỷ trước. Với tốc độ gia tăng dân số vẫn duy trì ở mức độ cao, sự phát triển kỹ thuật
ngày càng nhiều và quyết tâm tăng trưởng kinh tế nhanh hơn khiến nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai
thác và đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt, dẫn đến sự nghèo nàn của hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học. Thử
thách do các bất thường của khí hậu khiến các nổ lực trong cuộc chiến trường kỳ chống lại đói nghèo trở nên
thiếu bền vững, tạo nên những tốn kém hơn và nhiều khó khăn xuất hiện nhiều hơn.
Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã thường xuyên có những chính sách và chỉ đạo trong đối phó với thiên tai và
quản lý tài nguyên nước. Tuy nhiên, với những thay đổi bất thường và khó tiên đoán hơn của thảm hoạ thiên
nhiên, kết hợp với những công trình phát triển kinh tế - xã hội thiếu bền vững do hạn chế dự báo dài hạn, những
thử thách và đe doạ mới buộc các nhà hoạch định chính sách và các nhà khoa học phải xác định lại việc đổi mới
cơ chế quản lý nước hiện nay và cần đặt chúng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và những mối đe doạ xuyên biên
giới như một chiến lược nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia..
Từ khoá: Biến đổi khí hậu; Tài nguyên nước; Tác động; Đổi mới Cơ chế; Quản trị nước.
I. TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 331,690 km2 (đứng hàng thứ 65 về diện tích trên thế giới) và chiều dài
đường biên giới với các quốc gia lân cận là 4.510 km và chiều dài vùng ven biển là 3.260 km. Tài nguyên nước ở
Việt Nam bao gồm lượng nước mưa, lượng nước mặt (chủ yếu là nước sông ngòi và ao hồ) và nguồn nước
ngầm. Việt Nam có lượng mưa tương đối cao, trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm, nhưng phân bố
không đều. Những nơi lượng mưa cực kỳ cao như vùng Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế) lên đến 8.000 mm/năm,
trong khi đó có những vùng như Phan Rang, (Ninh Thuận), Phan Rí (Bình Thuận) lượng mưa rất thấp chỉ từ 400
– 700 mm/năm. Sự phân bố lượng mưa theo thời gian cũng bất tương xứng, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long chỉ
có 2 mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa mùa khô không đến 10% kéo dài gần 7 tháng so với 90% tập trung vào 5
tháng mùa mưa. Nguồn nước dưới đất là nguồn nước ngọt rất đáng kể nhưng phân bố không đều. Trữ lượng
nước ngầm có thể khai thác được ở Việt Nam cũng khá lớn, ước tính vào khoảng 60 tỷ m3/năm nhưng hiện mới
khai thác được chừng 13% (tương đương 8 tỷ m3/năm). Nước ngầm tầng sâu có chất lượng khá tốt nhưng bị hạn
chế khai thác. Nguồn nước sông ngòi là quan trọng nhất. Toàn cõi Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi khá
dày với trên 200 con sông lớn nhỏ phân bố trên khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam, trong đó có 89 sông có dòng
chảy liên tục và chiều dài trên trên 10 km. Tổng lượng dòng chảy năm toàn quốc xấp xỉ 830 tỷ m3 nước, riêng
sông Mekong đã cung cấp khoảng 61% tổng lượng nước cho Việt Nam. Việt Nam có 8 lưu vực sông lớn như thể
hiện ở Hình 1.
1
PGS.TS., Viện Phó Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ,
E-mail: latuan@ctu.edu.vn
26
Hình 1: Các lưu vực sông chính ở Việt Nam
Tuy nhiên, khoảng 65% tổng lượng dòng chảy sông ngòi của Việt Nam đến từ các nước láng giềng, riêng
sông Mekong con số này lớn hơn 90%. Điều này tạo nên một thách thức lớn trong việc chủ động quản lý và khai
thác tài nguyên nước cho các tiểu vùng. Môi trường nước cũng là vấn đề sức khoẻ cộng đồng. Tổ chức Y tế Thế
giới cũng đã ghi nhận số bệnh tật chủ yếu liên quan đến cung cấp nước và vệ sinh môi trường đã tăng từ 21 loại
lên đến 37 trong vài thập niên vừa qua. Theo báo cáo của Kellogg Brown and Root Pty Ltd. (2008) trung bình
một người Việt Nam có khoảng 9,856 m3 nước mặt trên mỗi đầu người mỗi năm, nhiều gấp khoảng 1,5 lần
lượng nước trung bình cho mỗi đầu người trên thế giới. Tuy nhiên, nếu xem xét về lượng nước đang được khai
thác thì mỗi người Việt Nam chỉ mới sử dụng được xấp xỉ khoảng 5.000 m3/năm (Kellogg Brown and Root Pty
Ltd., 2008). Ở mức này thì Việt Nam là một quốc gia có lượng nước cho mỗi người ở mức trung bình so với toàn
thế giới. Với mức độ gia tăng dân số và phát triển kinh tế hiện nay, nguy cơ thiếu hụt nguồn nước sạch trong một
số tháng trong năm ở Việt Nam đang và sẽ là điều hiện hữu. Việt Nam chỉ 6/16 lưu vực sông ở Việt Nam có đủ
lượng nước trên, trong khi 8/16 tức một nửa số lưu vực sông Việt Nam trong tình trạng thiếu nước, đặc biệt 2/16
sông lớn trong đó có Đồng Nai đang ở mức độ khan hiếm nước. Nếu xét đến tỷ lệ khai thác nước các lưu vực
sông có thể thấy 5/16 lưu vực sông đã khai thác vượt ngưỡng khai thác an toàn môi sinh (30% tổng lượng nước
đến), trong đó sông Mã và sông Đông Nam bộ đã ở tình trạng vượt xa ngưỡng giới hạn. Khoảng 9/16 lưu vực
sông khai thác ở mức căng thẳng vừa tức là gần đến ngưỡng an toàn và chỉ có 3/16 lưu vực sông khai thác ở mức
căng thẳng thấp. Thực sự có 5 vấn đề lớn ảnh hưởng đến việc khai thác và sử dụng nước:
1. Phần lớn (2/3) dòng chảy mặt ở Việt Nam có nguồn từ nước ngoài;
2. Sự phân phối nguồn nước không đồng đều theo không gian và thời gian;
3. Thiên tai và biến đổi khí hậu đang đe dọa tài nguyên nước;
4. Chất lượng nguồn nước đang suy giảm nghiêm trọng;
5. Nhu cầu sử dụng nước dân dụng và công nghiệp ngày càng cao.
27
II. TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC NHÂN TỐ KHÁC LÊN NGUỒN NƯỚC
Carbon dioxide (CO2) được xem là “thủ phạm” chính trong các loại khí nhà kinh gây nên hiện tượng nóng
lên toàn cầu. So sánh với nồng độ mức thải CO2 toàn cầu trong bầu khí quyển đã gia tăng từ 280 ppmv (phần tỷ
theo thể tích) vào thời kỳ tiền công nghiệp (trước 1850) lên 383 ppmv như hiện nay (NASA, 2009), vượt ngưỡng
mong muốn cho mức chấp nhận nồng độ CO2 là 350 ppmv. Sự gia tăng này khiến nhiệt độ không khí trung bình
đã gia tăng hầu hết các nơi trên thế giới. Điều này dẫn đến hệ quả băng tan nhiều ở hai cực và các rặng núi cao,
nước biển dâng lên và các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra với tần số và cường độ lớn hơn và bất thường
hơn.
Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, sự khác biệt giữa thời
đoạn khô hạn và mưa lũ khá rõ rệt. Những năm gần đây, Việt Nam chứng kiến nhiều sự thay đổi quy luật theo
mùa của các yếu tố thời tiết cực đoan (như bão tố, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở vùng đồi núi, xâm thực
ven biển, ven sông, ...) đang có xu thế gia tăng. Nhiều báo cáo và dẫn chứng khoa học đã chỉ ra Việt Nam, đặc
biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là một trong các “điểm nóng” về biến đổi khí hậu và nước biển dâng
trên thế giới tạo nên nhiều tổn thương cho sinh kế của người dân (IPCC, 2007). Trong khoảng thời gian 50 năm
(1951 – 2000) nhiệt độ trung bình của Việt Nam đã gia tăng vào khoảng 0,7 °C, đặc biệt là trong vài thập niên
gần đây, mức độ gia tăng nhiệt độ cao hơn nhiều thập niên về trước. Cũng trong thời gian trên, mực nước biển
đo tại Hòn Dấu đã gia tăng khoảng 20 cm. Ngoài ra, nhiều báo cáo của các tỉnh thành cũng đã ghi nhận các thiên
tai và thời tiết bất thường đã xảy ra với số lượng nhiều hơn và mạnh mẽ hơn so với vài chục năm trước đó. Hiện
tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng không còn là những dự đoán mang tính dài hạn, mà đã có nhiều bằng
chứng chứng tỏ sự bất thường của thiên nhiên xuất hiện với cường độ và tính chất ngày càng cực đoan hơn.
Ngoài những khó khăn và hạn chế về tài nguyên nước mặt nói trên, hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển
dâng ở quy mô toàn cầu làm vấn đề quản lý nước trên lưu vực ngày trở nên khó khăn hơn do nhiều yếu tố khó
tiên đoán cho tương lai. Nhiều mô phỏng toán học theo các kịch bản phát thải khí nhà kính, đều cho thấy trong
tương lai, nhiệt độ nhiều khu vực ở Việt Nam có xu thế gia tăng dần khiến khô hạn nghiêm trọng hơn, lượng
mưa thay đổi thất thường, sự phân bố lượng mưa theo tháng đang có dấu hiệu biến động khác với những quy luật
nhiều năm trước, bão tố dường như đang có hướng dịch chuyển xuống các tỉnh phía Nam vào cuối năm và khó
dự báo hơn. Hiện tượng nước biển dâng đang diễn ra đe dọa không chỉ riêng cho các tỉnh vùng ven biển mà còn
liên quan đến các vùng nước trong nội địa vùng Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu Long và vùng
duyên hải miền Trung. Nước biển dâng cao làm mất đất thu hẹp sản xuất và ảnh hưởng đến năng suất và sản
lượng lương thực. Cuộc sống cư dân ngày càng khó khăn hơn do thiếu nguồn nước sinh hoạt và sản xuất. Nhiều
dấu hiệu cho thấy ngày càng nhiều người dân nông thôn bỏ lên thành thị để tìm sinh kế mới có ít nhiều liên quan
đến sự suy thoái tài nguyên nước cũng như các nguồn tài nguyên liên quan như đất, rừng, sinh vật,... Đặc biệt, tài
nguyên nước vùng ĐBSCL bị đe dọa do các ảnh hưởng nguy cơ chưa lường hết được từ các công trình khai thác
nguồn nước ở các quốc gia thượng nguồn sông Mekong. Hàng loạt đập nước - nhà máy thủy điện đang và sẽ
hình thành trên các sông nhánh và cả dòng sông chính ở Trung Quốc, Lào và Cambodia khiến chế độ dòng chảy
sẽ thay đổi. Trung Quốc và Thái Lan có triển khai các công trình chuyển nước từ sông Mekong sang lưu vực
khác trong nội địa của họ khiến nguồn nước thiếu hụt đi, đặc biệt là mùa khô. Cambodia đang có kế hoạch mở
rộng các hệ thống thủy nông để gia tăng diện tích canh tác lúa. Ngoài ra, việc phát triển các khu kỹ nghệ ven
sông ở các nước thượng nguồn cũng sẽ làm chất lượng nước ở hạ lưu xấu hơn. Thực tế, vùng ĐBSCL đang và sẽ
bị các tác động “kép” do cả yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đồng thời ảnh hưởng lên tài nguyên nước khu
vực (Hình 2).
Dựa vào các kết quả của mô hình luân chuyển khí quyển toàn cầu (Global Circulation Models - GCMs) kết
hợp với mô hình khí hậu vùng đã chi tiết hóa PRECIS, cho thấy trong tương lai (thập niên 2070) so với hiện nay
(thập niên 1980), nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trung bình các vùng đồng bằng ven biển ở Việt Nam sẽ tăng lên
từ 1- 3 °C (Hình 3). Nếu nồng độ khí CO2 gia tăng gấp đôi so với mức hiện nay, lượng mưa theo tháng ở Việt
Nam sẽ có nhiều biến động, mùa khô sẽ khốc liệt hơn và lượng mưa rơi có xu thế giảm vào đầu mùa nhưng sẽ
gia tăng vào cuối mùa cùng với sự bất thường trong thời đoạn mưa bão ở Biển Đông (Hình 4). Tất cả sự thay đổi
này sẽ ảnh hưởng lớn đến tài nguyên nước ở Việt Nam.
28
Hình 2: Các nhân tố chính tác động đến tài nguyên nước vùng ĐBSCL
Hình 3: Sự thay đổi theo mô phỏng nhiệt độ ngày lớn nhất (trái) và nhỏ nhất (phải) trung bình từ thập niên 1980
đến thập niên 2070 (Nguồn: TTK & SEA START RC, 2009)
29
Hình 4: Sự sai biệt về lượng mưa tháng ở Việt Nam và các vùng lân cận, so
sánh lượng mưa trong khu vực khi nồng độ khí CO2 như hiện nay và giả
thiết khi nồng độ CO2 tăng gấp đôi trong tương lai.
(Nguồn: Supparkorn, 2008)
3. ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ NƯỚC TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Sông ngòi và lưu vực sông có vai trò địa vật lý quan trọng trong phát triển sản xuất và sinh hoạt của dân
cư, đặc biệt là các vùng châu thổ sông tiếp giáp với biển như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng Sông
Hồng. Sông ngòi ở Việt Nam cũng liên quan đến các yếu tố về tín ngưỡng, văn hoá, tập quán và phong tục bản
địa. Lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam cũng đã ghi lại có nhiều sự kiện chiến công đầy sáng tạo của tổ tiên
chúng ta khi sử dụng con sông để diệt giặc như trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng, sông Rạch Gầm, sông Nhựt
Tảo, Nền kinh tế của Việt Nam hiện nay phụ thuộc lớn vào đặc điểm tài nguyên nước mà trong đó dòng chảy
sông ngòi đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Mặt dầu vùng châu thổ có ưu thế về canh tác nông nghiệp và
nuôi trồng thuỷ sản nhưng vùng châu thổ cũng rất nhạy cảm về mặt sinh thái với các nhân tố gây bất thường về
dòng chảy, tình trạng ô nhiễm nguồn nước và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Chiến lược bảo vệ sông
ngòi được nhiều nhà khoa học nhận mạnh qua việc quản lý lưu vực sông tổng hợp. Tổ chức Hợp tác vì Nước
Toàn cầu (Global Water Partnership, 2004) đã định nghĩa: “Quản lý tài nguyên nước tổng hợp là một quá trình
thúc đẩy sự phối hợp phát triển và quản lý nguồn nước, đất đai và tài nguyên liên quan, nhằm tối đa hoá lợi ích
kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng mà không phương hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái
thiết yếu”. Quản lý tài nguyên nước tổng hợp bao gồm cả quản lý rủi ro, kết hợp quản lý đất và nước, dự báo,
giám sát và lập kế hoạch dự phòng nhằm giảm nhẹ các hệ quả nghiêm trọng lên kinh tế. Việc tăng cường quản lý
tổng hợp lưu vực sông dựa trên cơ sở tài nguyên đất và tài nguyên nước trong lưu vực cần phải xem là một thể
đồng nhất.
30
Mặc dù có nhiều thách thức về nguồn nước, đặc biệt trong bối cảnh có những biểu hiện ngày càng bất
thường của thiên tai, hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng, nhưng Việt Nam còn sử dụng chưa thật
hợp lý tài nguyên này. Nông nghiệp sử dụng 70-90% lượng nước, nhưng nước cho nông nghiệp phần lớn không
phải trả tiền và không xác định lượng sử dụng, dẫn đến sử dụng lãng phí và kém hiệu quả. Việt Nam đã có nhiều
cố gắng trong các chương trình cấp nước nông thôn, nhưng còn đến 36 triệu người dân nông thôn không tiếp cận
nước đủ tiêu chuẩn, 40 triệu người không tiếp cận với các điều kiện vệ sinh cho sức khỏe. Thủy điện đóng vai trò
quan trọng trong mạng lưới điện quốc gia, giúp điều hòa nguồn nước nếu được sử dung theo hướng đa mục tiêu,
nhưng việc phát triển không bền vững thủy điện đang là gia tăng mâu thuẫn các nhu cầu sử dụng nước, đe dọa an
ninh nước. Rất nhiều biện pháp mà các nhà khoa học nêu ra để bảo vệ lưu vực sông theo cách tiếp cận tổng hợp
đa ngành như đảm bảo dòng chảy tối thiểu cho môi trường, bảo vệ nghiêm ngặt rừng đầu nguồn, bảo vệ chất
lượng nước, tuân thủ nguyên tắc xả thải ra nguồn, chống các hoạt động khai thác vật liệu trên hệ thống sông có
thể gây sạt lở bờ, cân nhắc hợp lý các dự án thuỷ điện, cầu cảng, chuyển dòng chảy, Hiện ngay một dòng sông
đã có quá nhiều cơ quan quản lý, ví dụ ngành Tài nguyên và Môi trường quản lý chất lượng sông, ngành Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn sử dụng nước sông trong tưới tiêu, ngành Công Thương quản lý các công trình
thuỷ điện trên sông, ngành Giao thông Vận tải phủ trách quản lý Vận tải sông và hệ thống cảng, ... Thực sự
chúng ta chưa có cơ chế quản lý thống nhất các dòng sông. Hiện cả nước chỉ vài liên tỉnh có dòng sông chảy qua
đã thành lập Uỷ ban nhằm quản lý và điều phối sông ngòi, như Ủy ban Bảo vệ Môi trường Lưu vực Sông Cầu,
Ủy ban Bảo vệ Môi trường Lưu vực Hệ thống Sông Đồng Nai, đề xuất thành lập Ủy ban Lưu vực sông Vu Gia -
Thu Bồn, hoặc rộng hơn là Uỷ hội sông Mekong – Việt Nam nhưng thực sự, các Uỷ ban Lưu vực Sông hoạt
động chưa thực sự hiệu quả và đôi khi thiếu cơ sở pháp lý trong các quyết định quản trị nước.
Điều quan trọng nhất trong chiến lược bảo vệ tài nguyên nước nói chung và lưu vực sông nói riêng là phải
có sự tham gia của cộng đồng như là những chủ nhân đích thực của nguồn tài nguyên quý giá này. Cộng đồng
dân cư sống trong lưu vực, thông qua đại diện của các tổ chức xã hội dân sự đích thực của họ, phải có quyền và
kinh nghiệm phản biện trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước sống. Không một cơ quan chính quyền hay một
tổ chức khoa học nào có thể phục hồi sự trong sạch của các dòng sông bắt nguồn từ chính những hành động có ý
thức người dân. Các dự án khai thác và xả thải vào nguồn nước phải minh bạch thông tin về những tác động tiêu
cực có thể gây ra ngay từ khi chuẩn bị thực hiện. Các dự án này phải lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, tổ chức,
thậm chí cá nhân liên quan như là một quy trình pháp lý và là một việc tự nhiên của thể chế dân chủ hoá cơ sở và
là trách nhiệm của chủ đầu tư dự án và của chính quyền. Mặc dầu, Luật Tài nguyên Nước và Luật Bảo vệ Môi
trường có khẳng định sự tham gia của các thành phần khác nhau nhưng cơ chế cho người dân giám sát và sử
dụng tài nguyên nước vẫn chưa rõ ràng. Các hành vi làm tổn hại nguồn nước cần phải được tiếp tục bị chế tài
bằng công cụ luật pháp và tòa án. Việc khôi phục, trồng và bảo vệ nguồn rừng đầu nguồn và hai bên bờ sông cần
phải đẩy mạnh và quản lý chặt chẽ hơn. Vấn đề đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi
khí hậu có nhiều mối quan hệ tương quan khá phức tạp. Có thể đề xuất cho cơ chế quản lý tài nguyên nước tổng
hợp như thể hiện ở lưu đồ hình 5.
31
Hình 5: Các đề xuất hoạt động chính cho việc quản lý tài nguyên nước tổng hợp ở Việt Nam
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUN
Người dân Việt Nam có tập quán sinh sống và sản xuất chủ yếu ở những dòng sông và cửa sông tiếp giáp với
biển. Lưu vực sông là phần diện tích tập trung nước từ mưa, sông suối, hồ đầm và nước ngầm hướng về vùng
cửa sông và cuối cùng đổ ra biển. Lưu vực sông là một hệ thống phức tạp và có tính tương tác cao với hệ sinh
thái mà dòng sông đi qua, cũng như đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội và môi trường tiềm năng của khu vực.
Dòng sông ngoài chức năng cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, tưới tiêu, vận tải thuỷ, cung cấp nguồn năng
lượng, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, bồi tụ vật liệu cát xây dựng và đất phù sa cho cải tạo đất. Hầu hết các
thành phố lớn ở Việt Nam đều có con sông lớn nhỏ chảy qua và tên con sông thường được nhắc đến như là một
điểm nhấn theo địa danh thành phố. An ninh nguồn nước là một thử thách lớn cho Việt Nam hiện nay và tương
lai. Sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước sẽ không bền vững nếu không có chiến lược bảo vệ môi trường
và tài nguyên nhiên nhiên, trong đó quan trọng nhất là bảo vệ sự trong lành của nguồn nước.
Các hiện tượng thiên tai và biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến cán cân nguồn
nước. Mặc dầu chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách quản lý nước phù hợp với từng giai đoạn và Bộ Tài
nguyên và Môi trường cũng đã ban hành nhiều công văn và chỉ thị hướng dẫn nhưng việc triển khai lập kế hoạch
hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở
địa phương chưa được tiến triển nhiều do các tỉnh còn lung túng trong triển khai. Một số lưu vực chưa thành lập
được Uỷ ban Lưu vực Sông, nhận thức và hiểu biết về mối quan hệ giữa tài nguyên nước và biến đổi khí hậu chỉ
ở mức thông tin chung chung, chưa xác định phương pháp và công cụ thực hiện phù hợp.
Đề xuất chung là nhà nước các cấp từ trung ương đến địa phương cần tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng giải
pháp quản lý tài nguyên nước theo hướng tổng hợp phối với kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
qua việc đầu tư kinh phí, hợp tác với các nhà khoa học, chuyên gia kỹ thuật, các tổ chức chính phủ quốc tế, các
tổ chức phi chính phủ để cùng nhau chung tay xây dựng và triển khai các hoạt động cụ thể. Cần có những định
hướng của quy hoạch tài nguyên nước với thời gian ít nhất là 10 năm hoặc xa hơn nữa từ 20 – 50 năm, đặc biệt
các vùng trọng điểm kinh tế - xã hội nên có tầm nhìn đến 100 năm. Trong đó cần có quy định các tiêu chuẩn của
phát triển xanh, điều này không phải đơn thuần chỉ là một khẩu hiệu mà phải có những hoạt động và hành động
thiết thực, trong đó phải có những giải pháp khoa học trong quản lý tổng hợp lưu vực sông với sự tham gia của
cộng đồng người và các tổ chức xã hội dân sự. Đây phải là một chủ trương nhất quán và mục tiêu tổng quát trong
mọi kế hoạch chiến lược, quy hoạch phát triển và các dự án tăng trưởng kinh tế - xã hội. Bảo vệ sự trong lành
của các dòng sông không chỉ là nhiệm vụ của chính mỗi người dân mà còn là trách nhiệm công dân cho thế hệ
tương lai của đất nước.
32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Global Water Partnership, (2004). Integrated Water Resources Management. Global Water Partnership
Technical Advisory Committee. GWP-TEC Background Paper No. 4. Available in web-link:
IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change) (2007). Fourth Assessment Report: Impacts, Adaptation
and Vulnerability. Working Group II report.
Kellogg Brown and Root Pty Ltd. (2008). Vietnam Water Sector Riview Project: Status Report. Consultation
Document (ADB TA 4903-VIE). ABN 91 007 660 317.
NASA (2009), Earth Fact Sheet. Available in
Suppakorn Chinvanno (2008). Information for Sustainable Development in Light of Climate Change in Mekong
River Basin. Southeast Asia START Regional Centre, Bangkok, Thailand.
TTK & SEA START RC., 2009. Water and Climate Change in the Lower Mekong Basin: Diagnosis &
Recommendations for Adaptation. Water and Development Research Group, Helsinky University of
Technology (TTK), and Southeast Asia START Regional Center (SEA START RC), Chulalongkorn
University, Water & Developmement Publications, Helsinky University of Technology, Espoo, Finland.
,
i
MỤC LỤC
1. An toàn hồ đập là một biện pháp quan trọng Phát triển bền vững, GS.TS. Ngô Đình
Tuấn - PGS.TS. Ngô Lê Long.1
2. Ảnh hưởng của BĐKH đến sự biến đổi tài nguyên nước và ngập lụt ở Đồng bằng
sông Cửu long, Trần Hồng Thái, Lương Hữu Dũng...8
3. Biến đổi khí hậu và những yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên nước, Lê Anh
Tuấn...25
4. Bước đầu nghiên cứu vai trò của nước đến hiệu quả năng lượng trong hệ thống
biogas, Nguyễn Đức Minh, Trần Yên, Phan Đỗ Hùng, Bùi Du Dương...35
5. Các vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững lưu vực sông ở Việt Nam, Lê Thị
Mai Vân, Trần Thanh Xuân...43
6. Các vấn đề nước đương đại, Lê Đức Trung .49
7. Công cụ đánh giá nhanh tính bền vững trong phát triển thủy điện (RSAT)-Ứng dụng
thí điểm ở lưu vực sông Sre Pok (phần Việt Nam), Lê Đức Trung, Nguyễn Huy
Phương..59
8. Công ước về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao
thông thủy và việc khai thác sử dụng công bằng, hợp lý nguồn nước liên quốc gia của
Việt Nam, Cục Quản lý tài nguyên nước..68
9. Diễn biến tài nguyên nước dưới đất vùng ĐB Bắc bộ và những giải pháp hướng đến
nền kinh tế tăng trưởng xanh, TS. Nguyễn Thị Hạ, ThS. Đặng Hoàng Hà, ThS.Trần
Việt Hoàn, KS.Kiều Duy...78
10. Dự báo ảnh hưởng thủy văn đến thành phố Bắc Giang, Hà Việt Hùng..88
11. Đánh giá hiệu quả kinh tế ngành thủy điện trong bài toán quy hoạch phân bổ tài
nguyên nước, ThS Trần Ngọc Huân, TS. Vũ Thanh Tú, ThS Phạm Thị Thu Nga, TS.
Bùi Du Dương...94
12. Định hướng khai thác bền vững tài nguyên nước dưới đất phục vụ phát triển kinh
tế xã hội thành phố Hà Nội, Phạm Qúy Nhân, Trần Thành Lê, Đặng Trần Trung.104
13. Đồng bằng sông Cửu Long: Các vấn đề tài nguyên nước và Phát triển bền vững, Lê
Anh Tuấn.117
ii
14. Giá trị cộng đồng-sự hợp tác trong quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Thái
Bình, Trần Minh Phượng....126
15. Giải pháp nâng cao và phát triển bền vững trữ lượng khai thác nước dưới đất vùng
ven sông Hồng phục vụ nhu cầu cấp nước thủ đô, PGS.TS. Nguyễn Văn Đản, ThS.
Nguyễn Minh Lân....153
16. Giáo dục và bảo vệ tài nguyên nước trong các trường học tại tỉnh Bắc Giang, ThS.
Hoàng Văn Thục.164
17. Giếng làng và giá trị tâm linh, Lê Bích..168
18. Hồ chứa và việc khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước, GS. TS Ngô
Đình Tuấn179
19. Liên kết Nước-Năng lượng – An Ninh lương thực: Thách thức cho phát triển bền
vững ở Việt Nam, Nguyễn Công Nhuệ, Nguyễn Đức Vinh.186
20. Lồng ghép quản lý tổng hợp tài nguyên nước trong quy hoạch và phát triển đô thị,
Th.S Nguyễn Đức Vinh....197
21. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ cơ sở về vấn đề "Nước là cốt lõi của Phát
triển bền vững", TS. Thân Minh Quế...206
22. Nước ảo và dấu chân nước, Trần Minh Phượng.......212
23. Nước và Phát triển bền vững, ThS. Nguyễn Thị Phương Lâm..224
24. Nghiên cứu áp dụng thí điểm chỉ số bền vững lưu vực sông cho lưu vực sông Cầu,
Lê Thị Mai Vân...227
25. Nghiên cứu ứng dụng kinh nghiệm trị thủy của Nhật Bản cho khu vực miền Trung
Việt Nam, KS. Đặng Thanh Bình, PGS.TS. Dương Văn Tiển.....237
26. Nghiên cứu xây dựng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống công trình
khai thác tài nguyên nước phục vụ nông nghiệp tại Đan Phượng-Hoài Đức, Th.S
Nguyễn Việt Tùng, PGS.TS. Phạm Ngọc Hải, TS. Bùi Du Dương..249
27. Nguyên tắc thiêng hóa với việc bảo vệ nguồn nước trong đời sống làng Việt miền
Trung, TS. Trần Đình Hằng264
28. Nhân tố ảnh hưởng đến động thái mực nước dưới đất vùng Đồng bằng Nam bộ, Vũ
Thị Hương, Lê Việt Hùng, Nguyễn Kim Quyên, Nguyễn Chí Nghĩa, Bùi Du
Dương..271
iii
29. Phát triển bền vững tài nguyên nước - nhìn nhận dưới góc độ kinh tế sử dụng nước,
PGS.TS. Nguyễn Tiền Giang , Nguyễn Ngọc Hà , Phạm Thị Thu Hiền..281
30. Phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn: Thách thức và
giải pháp định hướng, ThS. Thân Văn Đón, TS. Bùi Du Dương.287
31. Quản lý tài nguyên nước để phát triển bền vững, Cục Quản lý tài nguyên
nước.297
32. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước và chính sách bảo vệ nguồn nước Quốc gia,
Châu Trần Vĩnh...305
33. Quy hoạch không gian và quản trị nước, GS. TS. Phạm Sĩ Liêm..312
34. Quy hoạch và Điều tra cơ bản, nền tảng phát triển tài nguyên nước quốc gia, Tống
Ngọc Thanh.319
35. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Lê Hồng Sơn..329
36. Tăng cường sự tham gia của Thanh niên trong quản lý tài nguyên nước, ThS. Đồng
Ngọc Hải Anh..336
37. Tiếp cận văn hóa đối với nguồn tài nguyên nước của một số tộc người ở Việt Nam,
TS. Đào Huy Khuê, Nguyễn Trung Dũng....345
38. Thủy điện Đa Nhim, nơi chia sẻ nguồn nước Lâm Đồng-Ninh Thuận, Đặng Thanh
Bình, Phan Thị Hoàn, Nguyễn Tấn Tùng368
39. Thủy điện: nguồn năng lượng tái tạo nhưng chưa hẳn đã bền vững, TS. Bùi Du
Dương, TS. Tống Ngọc Thanh, Ths. Dư Lê Thùy Tiên....381
40. Thực trạng và những vấn đề đặt ra nhằm tăng cường công tác quản lý nguồn nước
mặt, KS. Nguyễn Quang Đức..389
41. Thực trạng và phương hướng tăng cường vai trò của khoa học, công nghệ đối với
việc quản trị tài nguyên nước, Cục Quản lý tài nguyên nước.401
42. Ứng dụng mô hình số thích hợp dự báo tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển bền
vững tài nguyên nước cho lưu vực sông Ba, ThS. Thân Văn Đón..406
43. Vai trò của nước trong văn học nghệ thuật, Đoàn Minh Tuấn..417
44. Vấn đề bình đẳng giới trong quản lý và sử dụng nguồn nước ở Việt Nam, Ths.
Nguyễn Thị Kim Khánh...424
iv
45. Xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn trong điều
kiện biến đổi khí hậuở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ThS. Lê Hữu Thuần..439
46. Xây dựng bản đồ dễ bị tổn thương do lũ các lưu vực sông miền Trung. Ứng dụng
thủ nghiệm cho các lưu vực sông Vu Gia- Thu Bồn, Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn,
Trần Ngọc Anh, Ngô Chí Tuấn....447
47. Xây dựng kịch bản và mô phỏng ảnh hưởng của các công trình thủy lợi, thủy điện
tới lũ lụt có xét tới tác động của BĐKH, PGS.TS. Nguyễn Tiền Giang, NCS. Trần Thiết
Hùng, CN. Trần Ngọc Vĩnh.....455
View publication stats
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bien_doi_khi_hau_va_nhung_yeu_cau_doi_moi_co_che_quan_ly_tai_nguyen_nuoc_5188_2065055.pdf