Hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn không chỉ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế
- xã hội cho khu vực Quảng Nam và Đà Nẵng mà còn đóng góp một phần năng lượng
quốc gia. Tuy nhiên, do quá trình xây dựng nhanh các công trình thuỷ điện lại thiếu các
đánh giá môi trường và xã hội nên thời gian qua đã có nhiều vấn đề và sự cố công trình
thuỷ điện ở địa phương, đặc biệt là quá trình vận hành và phân phối nước, tạo nên
những hệ luỵ gây tranh cãi liên quan đến lũ lụt và khô hạn. Hiện tượng nóng lên toàn cầu
là nguyên nhân của những biến đổi khí hậu mà biểu hiện rõ nhất là sự biến động theo xu
hướng gia tăng nhiệt độ, phân bố mưa bất thường và gia tăng các hiện tượng thiên tai
cực đoan như bão tố, lốc xoáy, lũ quét, sạt lở, Thuỷ điện là một tài nguyên phức tạp,
phát triển của thủy điện thể hiện nhiều vấn đề và sự đánh đổi trên một thời gian dài.
Biến đổi khí hậu sẽ khiến vấn đề này thêm khó khăn mà phải có những giải pháp đối phó
phức tạp và tốn kém, nhất là khi công trình đã xây dựng và vận hành xong, không thể
thay đổi kết cấu của hệ thống (Hartmann, 2014).
Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương của một hệ thống như tác động của các công trình
thuỷ điện trước biến đổi khí hậu lên sinh kế và đời sống vùng hạ lưu, như trường hợp hệ
thống sông Vu Gia – Thu Bồn, được xuất phát từ định nghĩa của Ủy ban Liên chính phủ
về Biến đổi khí hậu (IPCC) về mức độ dễ bị tổn thương - độ biểu lộ, độ nhạy cảm và khả
năng thích ứng và kết hợp với các chỉ thị khoa học tự nhiên, kinh tế và xã hội. Các đánh
giá tính tổn thương trong báo cáo này chỉ mang tính phát hoạ tổng quát, chưa thể đi vào
chi tiết và định lượng rõ nét do thiếu nhiều thông tin và dữ liệu nền. Ngoài ra, các yếu tố
không chắc chắn khác liên quan đến quá trình phát thải khí nhà kính toàn cầu lên những
thay đổi mang tính cục bộ địa phương.
Đề xuất là trong thời gian tới, các nhà khoa học và quản lý cần nghiên cứu khả năng
thích ứng cụ thể hơn và cân nhắc thêm các thông số liên quan đến hiệu quả kinh tế và
các yếu tố khác như chính sách, năng lực quản lý và điều hành phối hợp. Nghiên cứu
đánh giá định lượng tình trạng dễ bị tổn thương bằng phương pháp xây dựng chỉ số dựa
vào cơ sở khoa học lý thuyết và kinh nghiệm chuyên gia. Chính quyền và nhà đầu tư cần
có thêm những tham gia tham vấn, phản biện của các nhà khoa học và cộng đồng dân cư,
đặc biệt phải xem xét vấn đề trong bối cảnh của những diễn biến và thay đổi phức tạp
của các hiện tượng khí hậu.
10 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến đổi khí hậu và tác động tiềm tàng của các công trình thuỷ điện trên hệ thống vu gia – thu bồn đến sản xuất và sinh hoạt ở hạ lưu - Lê Anh Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo: “Tham vấn các bên liên quan về tác động của hệ thống các công trình thuỷ điện và thuỷ
lợi đến lưu vực sông trong bối cảnh biến đổi khí hậu”
===========================================================================
=================================================================================
Lê Anh Tuấn, 2015. Biến đổi khí hậu và tác động tiềm tàng của các công trình thuỷ điện trên hệ
thống Vu Gia – Thu Bồn đến sản xuất và sinh hoạt ở hạ lưu.
1
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG
CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN TRÊN HỆ THỐNG VU GIA – THU BỒN
ĐẾN SẢN XUẤT VÀ SINH HOẠT Ở HẠ LƯU
Lê Anh Tuấn
Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
E-mail: latuan@ctu.edu.vn
TÓM LƯỢC
Hệ thống Vu Gia – Thu Bồn, phần lớn nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, là lưu vực sông
lớn nhất miền Trung Việt Nam. Hầu hết hệ thống chảy dài từ mạn Đông của dãy Trường
Sơn, có địa hình khá phức tạp, xen kẽ những đồi núi dốc, dợn sóng là các có tuyến sông
ngắn đổ theo hướng từ Tây sang Đông xuống các vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng
và dần tiếp giáp với Biển Đông. Với đặc điểm tự nhiên nằm trong khu vực nhiệt đới gió
mùa, hằng năm hệ thống Vu Gia – Thu Bồn nhận một vũ lượng khá lớn, tập trung nhiều
vào các mùa mưa bão từ tháng 9 đến tháng 12. Hệ thống Vu Gia – Thu Bồn có nhiều tiềm
năng phát triển thuỷ điện. Thực tế, trong khoảng ba thập vừa qua, mật độ xây dựng thuỷ
điện trên hệ thống sông suối trong lưu vực đã diễn ra rất nhanh khiến Quảng Nam trở
thành một trong các tỉnh có mật độ các công trình thuỷ điện cao nhất nước.
Biến đổi khí hậu, ở khu vực hệ thống Vu Gia – Thu Bồn nói chung và tỉnh Quảng Nam nói
riêng, có những biểu hiện như nhiệt độ tăng cao trong mùa hè, mưa lớn bất thường vào
mùa bão tố sẽ trở thành những rủi ro tiềm tàng lên sự vận hành thuỷ điện khiến biến
động mực nước và lưu lượng trên các đoạn sông phía hạ lưu trở nên lớn cả về tần số và
cường độ. Nguy cơ lũ lụt và khô hạn do cả hai tác động đồng thời từ biến đổi khí hậu và
vận hành thuỷ điện sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt vùng hạ lưu.
Nghiên cứu này rà soát các báo cáo khoa học khác nhau liên quan đến hai nguy cơ nói
trên, sử dụng mô hình khí hậu khu vực để phỏng đoán định lượng sự thay đổi lượng
mưa gây dòng chảy lớn trong vài thập niên tới và áp dụng phương pháp cây vấn đề định
tính phân tích những tác động tiềm tàng do biến động dòng chảy sông ngòi đến vùng hạ
lưu. Báo cáo này cũng đưa ra các khuyến cáo nhằm giảm nhẹ thiệt hại và giải pháp chống
đỡ cho vùng hạ lưu hệ thống Vu Gia – Thu Bồn.
Từ khoá: Biến đổi khí hậu; Công trình thuỷ điện; Đánh giá tác động; Hệ thống Vu Gia –
Thu Bồn; Rủi ro tiềm tàng.
1. VẤN ĐỀ
Lưu vực sông Vu Gia và Thu Bồn trải rộng trên một diện tích 10.350 km2, chiếm 90%
diện tích tự nhiên thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam và phần còn lại thuộc tỉnh
Kom Tum (Hình 1). Đây là một hệ thống sông lớn nhất khu vực miền Trung, đặc điểm
chung của lưu vực là có nhiều khúc sông ngắn, chảy quanh co, nhiều nơi gấp khúc, qua
nhiều đoạn có địa hình cao ở vùng thượng nguồn phía dãy Trường Sơn, độ dốc dòng
chảy sông ngòi giảm nhanh khi đổ xuống vùng đồng bằng theo hướng Biển Đông, diễn
biến thay đổi mực nước và lưu lượng theo mùa khá phức tạp. Hằng năm khu vực hệ
thống Vu Gia –Thu Bồn nhận một lượng mưa khá lớn, biến thiên trong khoảng 2.500 –
Hội thảo: “Tham vấn các bên liên quan về tác động của hệ thống các công trình thuỷ điện và thuỷ
lợi đến lưu vực sông trong bối cảnh biến đổi khí hậu”
===========================================================================
=================================================================================
Lê Anh Tuấn, 2015. Biến đổi khí hậu và tác động tiềm tàng của các công trình thuỷ điện trên hệ
thống Vu Gia – Thu Bồn đến sản xuất và sinh hoạt ở hạ lưu.
2
3.000 mm, trung bình là 2.700 mm. Đặc điểm phân bố mưa theo không gian là lượng
mưa rất cao (trên 3.000 – 4.000 mm) thường tập trung nhiều vùng ở phía Tây, giáp với
dãy Trường Sơn như ở các huyện Trà My, Tiên Phước; lượng mưa thuộc loại cao (trên
2.500 – 3.000 mm) ở các huyện Khâm Đức, Nông Sơn, Quế Sơn ; ở các vùng trung du
thấp, vùng bán sơn địa và đồng bằng ven biển có lượng mưa từ 2.000 – 2.500 mm như ở
các huyện Tây Giang, Đông Giang, Ba Na, Hội Khách, Ái Nghĩa, Giao Thuỷ, thành phố Hội
An, thành phố Đà Nẵng... Lượng mưa lớn tạo điều kiện cho sự dồi dào dòng chảy sông
suối trong lưu vực. Lưu lượng bình quân trên của toàn lưu vực xấp xỉ 634 m3/s. Tuy
nhiên, do lưu vực của toàn hệ thống sông tương đối hẹp nên trị module dòng chảy khá
khác biệt trên các tiểu lưu vực. Số liệu tại trạm đo Nông Sơn ở thượng nguồn sông Thu
Bồn có module dòng chảy là 76,7 l/s/km2, tại trạm đo Thành Mỹ trên sông Vũ Gia thì trị
số này là 57,3 l/s/km2.
Hình 1 : Bản đồ vị trí hệ thông sông Vu Gia – Thu Bồn
(Nguồn: Dự án RETA 6470, 2011)
Đặc điểm thuỷ văn của lưu vực là có sự khác biệt lớn về dòng chảy sông ngòi mùa lũ và
mùa khô vì khoảng 70% lượng mưa trên toàn lưu vực tập trung cho mùa mưa, cao điểm
trong 4 tháng từ tháng 9 đến tháng 12, nên trong lịch sử có những trận lũ rất lớn và đột
ngột như các năm lũ 1996, 1998, 1999, 2007, 2013. Mùa mưa cũng trùng với thời điểm
bão tố từ Biển Đông vào đất liền. Trận lũ tháng 11/2007 là đợt lũ lịch sử đã xảy ra trên
lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn với lưu lượng đỉnh lũ tại Nông Sơn đạt 10.600 m3/s
tương ứng với tần suất khoảng 5%, lưu lượng đỉnh lũ tại Thành Mỹ đạt 5.280 m3/s ứng
với tần suất khoảng 10% (Lê Anh Tuấn và cộng sự, 2014). Lũ lụt cũng gây ra tình trạng
sạt lở đất nghiêm trọng ở các sườn dốc và ven sông trong lưu vực. Theo thống kê trong
Đà Nẵng
Hội An
Tam Kỳ
BIỂN
ĐÔNG
0 100 500 Km
LÀO
Hội thảo: “Tham vấn các bên liên quan về tác động của hệ thống các công trình thuỷ điện và thuỷ
lợi đến lưu vực sông trong bối cảnh biến đổi khí hậu”
===========================================================================
=================================================================================
Lê Anh Tuấn, 2015. Biến đổi khí hậu và tác động tiềm tàng của các công trình thuỷ điện trên hệ
thống Vu Gia – Thu Bồn đến sản xuất và sinh hoạt ở hạ lưu.
3
khoảng thời gian 5 năm từ 2003 - 2007, thiên tai đã gây thiệt hại trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam ước tính trung bình gần bằng 6,26% tổng GDP. Những năm mưa lũ lớn, thiệt
hại có thể lên đến 18 - 20% GDP, trong đó thiên tai bão lũ, hạn hán gây thiệt hại nặng nề
nhất cả về người và tài sản của tỉnh Quảng Nam (Nguyễn Bá Quỳ, 2010). Trong khi đó,
khoảng 30% lượng mưa còn lại phân bố cho 9 tháng còn lại trong năm. Do vậy, có những
giai đoạn khô hạn và xâm nhập mặn đã xảy ra nghiêm trọng cho vùng hạ lưu như những
năm 1966, 1969, 1982, 2006, 2013, 2015.
Vùng Miền Trung – Tây Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển thuỷ điện nhỏ và vừa nhờ
có sự chênh lệnh cao độ đáng kể và lưu lượng dòng chảy mùa lũ khá lớn. Nếu dựa vào
chênh lệch địa hình và lượng dòng chảy ở lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn có thể xây
dựng 62 dự án thủy điện, tổng công suất gần 2.000 MW. Quy hoạch thủy điện tỉnh
Quảng Nam hiện nay gồm 42 dự án đã được phê duyệt (10 dự án thuộc quy hoạch bậc
thang thủy điện hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn và 32 dự án thủy điện vừa và nhỏ), với
tổng công suất 1.583,36 MW; điện lượng bình quân 6.254 tỷ kWh/năm. Tính đến thời
điểm hiện tại, 13 dự án đã phát điện, 08 dự án đang xây dựng, 10 dự án đã được tham
gia thiết kế cơ sở, 09 dự án đang nghiên cứu lập dự án đầu tư (UBND tỉnh Quảng Nam,
2014). Các công trình thuỷ điện lớn đã đưa vào vận hành ở trên hệ thống Vu Gia – Thu
Bồn được trình bày ở hình 2. Các dự án thuỷ điện hiện có trên hệ thống Vu Gia – Thu
Bồn được liệt kê ở Bảng 1.
Hình 2: Bản đồ vị trí các dự án thuỷ điện đang vận hành ở hệ thống Vu Gia – Thu Bồn
Hệ thống sống Vu Gia – Thu Bồn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa miền Trung, giáp với
Biển Đông, thường xuyên chịu gió bão và các hiện tượng thời tiết bất thường. Mỗi năm
có khoảng từ 2-3 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào hệ thống Vu Gia – Thu Bồn và chịu ảnh
Hội thảo: “Tham vấn các bên liên quan về tác động của hệ thống các công trình thuỷ điện và thuỷ
lợi đến lưu vực sông trong bối cảnh biến đổi khí hậu”
===========================================================================
=================================================================================
Lê Anh Tuấn, 2015. Biến đổi khí hậu và tác động tiềm tàng của các công trình thuỷ điện trên hệ
thống Vu Gia – Thu Bồn đến sản xuất và sinh hoạt ở hạ lưu.
4
hưởng gián tiếp của khoảng 5-6 cơn bão. Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang gây hệ quả
rõ rệt về biến đổi khí hậu và nước biển dâng trên nhiều khu vực. Theo Dasgupta et al.
(2007), Việt Nam được đánh giá là một trong năm quốc gia trên thế giới chịu những tác
động tồi tệ do biến đổi khi hậu, nếu nước biển dâng lên 1 m thì có thể dẫn đến hơn 5%
diện tích đất bị mất và có chừng 11% dân số phải di cư đến nơi khác. Các hiện tượng
biến đổi khí hậu như nhiệt độ gia tăng, mưa bất thường, bão tố, có xu hướng gia tăng
sự biến động tài nguyên nước và đe doạ sự vận hành của các công trình đập - hồ chứa
nước - thuỷ điện. Nghiên cứu tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu lên sự vận hành
thuỷ điện lên sản xuất và sinh hoạt ở vùng hạ lưu có ý nghĩa lớn khi hàng triệu người bị
phụ thuộc và ảnh hưởng, như trường hợp hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn.
Bảng 1: Liệt kê các dự án thuỷ điện trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
TT Tên dự án thuỷ điện Công suất lắp máy Ghi chú
1 A Vương 210 MW Loại lớn, đã phát điện
2 Sông Côn 2 63 MW Loại lớn, đã phát điện
3 Sông Tranh 2 190 MW Loại lớn, đã phát điện
4 Đăk Mi 4 190 MW Loại lớn, đã phát điện
5 Sông Bung 5 57 MW Loại lớn, đã phát điện
Tổng 718 MW
6 Sông Bung 5 57 MW Loại lớn, đang xây dựng
7 Sông Bung 4 156 MW Loại lớn, đang xây dựng
8 Sông Bung 2 100 MW Loại lớn, đang xây dựng
9 Đăk Mi 2 98 MW Loại lớn, đang xây dựng
10 Đăk Mi 3 54 MW Loại lớn, đang xây dựng
Tổng 465 MW
11 Sông Cung 1.3 MW Loại nhỏ và vừa, đã phát điện
12 Đại Đồng 0.6 MW Loại nhỏ và vừa, đã phát điện
13 Khe Diên 9.0 MW Loại nhỏ và vừa, đã phát điện
14 Za Hung 30 MW Loại nhỏ và vừa, đã phát điện
15 Trà Linh 7.2 MW Loại nhỏ và vừa, đã phát điện
16 An Điềm 2 15.6 MW Loại nhỏ và vừa, đã phát điện
17 Ta Vi 3.0 MW Loại nhỏ và vừa, đã phát điện
18 Đak Mi 4C 18 MW Loại nhỏ và vừa, đã phát điện
Tổng 84.7 MW
19 Sông Bung 4A 49 MW Loại nhỏ và vừa, đang xây dựng
20 Tr’Hy 30 MW Loại nhỏ và vừa, đang xây dựng
21 Sông Tranh 3 62 MW Loại nhỏ và vừa, đang xây dựng
22 Sông Tranh 4 48 MW Loại nhỏ và vừa, đang xây dựng
Tổng 189.0 MW
(Nguồn : Lê Anh Tuấn và các cộng sự, 2014)
2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
Báo cáo này dựa vào một phương pháp tiếp cận tổng hợp, bao gồm việc nghiên cứu bàn
giấy (desk study) qua lược khảo các tài liệu khoa học liên quan đã công bố. Tiếp theo
việc kế thừa và tính toán một số phỏng đoán diễn biến khí hậu cho khu vực Vu Gia – Thu
Hội thảo: “Tham vấn các bên liên quan về tác động của hệ thống các công trình thuỷ điện và thuỷ
lợi đến lưu vực sông trong bối cảnh biến đổi khí hậu”
===========================================================================
=================================================================================
Lê Anh Tuấn, 2015. Biến đổi khí hậu và tác động tiềm tàng của các công trình thuỷ điện trên hệ
thống Vu Gia – Thu Bồn đến sản xuất và sinh hoạt ở hạ lưu.
5
Bồn bằng phần mềm mô phỏng khí hậu trong tương lai theo kịch bản phát thải khí nhà
kính A2 (ECHAM4 GCM A2) và kỹ thuật chi tiết hoá thống kê (statistical downscaling –
PRECIS theo mô tả của Jones et al., 2004) với hai yếu tố chính liên quan đến thuỷ văn hồ
chứa là xu thế sự thay đổi lượng mưa, dòng chảy tràn trên sông và thay đổi bùn cát ngòi
cho những thập niên kế tiếp (2030s). Nghiên cứu phỏng đoán biến đổi khí hậu lấy từ sự
hỗ trợ dữ liệu và phần mềm của Trung tậm START vùng Đông Nam Á – Đại học
Chulalongkorn, Thái Lan và Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ từ năm
2009-2010. Số liệu nền lấy trong giai đoạn của thập niên 1990 – 2010 và phỏng đoán
cho các thập niên từ 2020 – 2040. Kiểm chứng kết quả phỏng đoán qua so sánh với mô
hình SWAT - The Soil and Water Assessment Tool (Nguyễn Kim Lợi et al., 2010). Cuối
cùng phương pháp “Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với biến
đổi khí hậu” (CVCA - Climate Vulnerability and Capacity Analysis) được sử dụng, dựa
vào phân tích tình trạng dễ bị tổn thương của hệ thống (Angie Dazé et al., 2009), với ý
nghĩa đề cập đến khuynh hướng của các yếu tố nhạy cảm với hiểm họa như con người,
cuộc sống của họ, và tài sản bị ảnh hưởng bất lợi khi bị tác động bởi các hiểm họa (IPCC,
2012). Tình trạng dễ bị tổn thương (V) do các yếu tố thiên tai cực đoan và biến đổi khí
hậu có thể được biểu thị là hàm của mức độ biểu lộ (E: Exposure), độ nhạy cảm (S:
Sensitivity) và khả năng thích ứng (AC: Adaptation Capacity) như sau:
V = f(E, S, AC) (Metzger et al., 2004)
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Phỏng đoán sự thay đổi khí hậu
Kết quả phân tích kịch bản khí hậu trong tương lại cho khu vực Quảng Nam cho thấy vào
giai đoạn 2020 – 2040 sẽ có sự gia tăng lượng mưa ở khu vực phía bắc của tỉnh, giảm
mưa ở vùng giữa và vùng ven biển (Hình 3). Điều này có thể gây rủi ro lũ lụt cao hơn
vùng có cụm thuỷ điện A Vương, Sông Côn, Sông Bôn. Ngược lại các vùng có công trình
thuỷ điện Đăk My và Sông Tranh 2 sẽ có khả năng giảm lượng nước đến và có thể làm
gia tăng khô hạn vùng ven biển trải dài từ thành phố Đà Nẵng, thành phố Hội An và
thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Hình 3: Sự thay đổi lượng mưa năm ở tỉnh Quảng Nam theo kịch bản phát thải khí A2
trong tương lai (2020s – 2040s) so với hiện tại (1990s -2010s)
(Nguồn: Suppakorn, Tuan and Loi, 2010)
Hội thảo: “Tham vấn các bên liên quan về tác động của hệ thống các công trình thuỷ điện và thuỷ
lợi đến lưu vực sông trong bối cảnh biến đổi khí hậu”
===========================================================================
=================================================================================
Lê Anh Tuấn, 2015. Biến đổi khí hậu và tác động tiềm tàng của các công trình thuỷ điện trên hệ
thống Vu Gia – Thu Bồn đến sản xuất và sinh hoạt ở hạ lưu.
6
Áp dụng mô hình thuỷ văn SWAT cho hệ thống Vu Gia – Thu Bồn cũng cho thấy xu thế
gia tăng lượng mưa năm trong tương lai (2030s), điều này cũng làm gia tăng dòng chảy
mặt và khả năng bồi tụ bùn cát do xói mòn ở vùng cao xuống vùng hạ lưu (Bảng 2). Hình
4 cho kết quả phân tích xu thế thay đổi về cường độ và tần suất xuất hiện các yếu tố khí
hậu và thuỷ văn lên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn.
Bảng 2: Thống kê mô phỏng xu thế thay đổi lượng mưa năm, dòng chảy tràn trên mặt và
bồi tụ bùn cát theo mô hình SWAT cho hệ thống Vu Gia – Thu Bồn
Năm Lượng mưa năm Chảy tràn mặt Bồi tự bùn cát
kịch bản (mm) (mm) (tấn/ha)
1990s 2702,95 54,26 18,28
2030s 3371,25 168,04 76,69
(Nguồn: Suppakorn, Tuan and Loi, 2010)
Hình 2: Sơ đồ tiên đoán định tính xu thế biến đổi khí hậu cho hệ thống Vu Gia – Thu Bồn
3.2. Phân tích tổn thương từ tác động của biến đổi khí hậu
Các phỏng đoán biến đổi khí hậu thường có độ chính xác không cao do nhiều yếu tố
không chắc chắn khác nhau: chuỗi số liệu khí tượng và thuỷ văn chưa đủ dài và mật độ
trạm đo thưa, các kịch bản phát thải khí nhà kính mang tính toàn cầu chưa chắc chắn,
các mô hình thuỷ văn và các thuật toán thống kê mang tính khái quát và ảnh hưởng các
hoạt động con người đi kèm với các giải pháp ứng phó có thể thường xuyên bị thay đổi.
Do vậy việc phân tích định tính theo lý thuyết của Metzger et al., (2004) xác định mức độ
tổn thương được áp dụng như tóm tắt ở Bảng 3.
(Tần suất
xuất hiện)
Hiếm/Ít
khi xảy ra
Cao/Thường
xảy ra
(Đại lượng) Thấp
Cao
Nhiệt độ không khí
Lượng mưa năm
Vùng núi
Vùng ven biển
Lũ lụt và xói lở
Bão và lốc xoáy
Xâm nhập mặn
Nước biển dâng
XU THẾ KHÍ HẬU
Hiện tại
Tương lai
Hội thảo: “Tham vấn các bên liên quan về tác động của hệ thống các công trình thuỷ điện và thuỷ lợi đến lưu vực sông trong bối cảnh biến đổi khí hậu”
===========================================================================
=================================================================================
Lê Anh Tuấn, 2015. Biến đổi khí hậu và tác động tiềm tàng của các công trình thuỷ điện trên hệ thống Vu Gia – Thu Bồn đến sản xuất và sinh hoạt ở hạ lưu.
7
Bảng 3: Phân tích tổn thương vận hành thuỷ điện và sinh kế vùng hạ lưu do tác động của biến đổi khí hậu khu vực Vu Gia – Thu Bồn
Phương diện
Tính dễ bị tổn thương
Bieu lộ Độ nhạy cảm Khả năng thı́ch ứng
Vận hành
hệ thong
thuỷ điện
và phân pho i
điện năng
• Nhiệt độ cao làm gia tăng bo c
hơi, giảm tuo i thọ và độ nhạy thie t bi,̣
tăng to n tha t đường truyen tải điện,
tăng nhu cau làm mát hệ thong.
• Thay đo i lượng mưa và dòng
chảy: gia tăng vũ lượng vùng phı́a Ba c
gây hệ quả lũ lớn, nguy cơ vỡ đập cao;
vùng phı́a dưới, vũ lượng giảm có the
gây thieu nước, thieu điện, khô hạn
vùng hạ lưu.
• Tăng lượng bùn cát trên sông
suo i: gây bo i lang ho chứa, sạt lở đo i
núi
Cao Xây dựng quy trı̀nh vận hành liên ho dưới bo i
cảnh bien đo i khı́ hậu.
Xây dựng phương án ho trữ nước dự phòng
Xây dựng thêm các trạm quan tra c thời tie t và
phan mem dự báo thời tie t to t hơn.
Tăng cường hệ thong cảnh báo sớm, hệ thong
cảnh báo tự động.
Đieu chı̉nh giá bán điện hợp lý theo mùa và
thời gian căng thang ve nguon nước.
Khuyen khı́ch giải pháp tie t kiệm điện và ho
trợ các đau tư nguon điện tái tạo khác (gió, mặt trời,
sóng bien) đe giảm tải cho thuỷ điện.
Sản xua t
nông nghiệp,
lâm nghiệp
và thuỷ sản
vùng hạ lưu
• Nhiệt độ cao làm giảm năng
sua t và sản lượng nông lâm thuỷ sản.
• Thay đo i lượng mưa gây khó
khăn trong việc bo trı́ lịch thời vụ và
vận hành hệ thong tưới tiêu.
• Tăng lượng bùn cát trên sông
suo i: gây bo i lang ho chứa, giảm hiệu
quả vận hành hệ thong thuỷ lợi
Trung bı̀nh Đieu chı̉nh lịch canh tác và cơ cau cây tro ng vật
nuôi hợp lý theo các yeu to khı́ hậu.
Xây dựng phương án ho trữ nước dự phòng.
Cải thiện cha t lượng cây – con, chọn gio ng có
sức chịu đựng thời tie t cực đoan to t hơn.
Trong và bảo vệ rừng đau nguon.
Phát trien tro ng cây phân tán đe cải thiệu đieu
kiện vi khı́ hậu khu vực.
Cấp nước
sinh hoạt
• Nhiệt độ cao làm giảm hiệu
sua t của hệ thong cap nước. Thay đo i
lượng mưa và dòng chảy gây khó khăn
trong vận hành hệ thong cap nước.
Trung bı̀nh Xây dựng phương án ho trữ nước dự phòng.
Trong và bảo vệ rừng đau nguon.
Khuyen khı́ch giải pháp tie t kiệm nước trong
sinh hoạt và sản xua t. A p dụng Cơ che Sản xua t Sạch
Hội thảo: “Tham vấn các bên liên quan về tác động của hệ thống các công trình thuỷ điện và thuỷ lợi đến lưu vực sông trong bối cảnh biến đổi khí hậu”
===========================================================================
=================================================================================
Lê Anh Tuấn, 2015. Biến đổi khí hậu và tác động tiềm tàng của các công trình thuỷ điện trên hệ thống Vu Gia – Thu Bồn đến sản xuất và sinh hoạt ở hạ lưu.
8
Phương diện
Tính dễ bị tổn thương
Bieu lộ Độ nhạy cảm Khả năng thı́ch ứng
• Tăng lượng bùn cát trên sông
sẽ làm tăng chi phı́ xử lý nước.
(CDM)
Sinh ke
và đời song
người dân
địa phương
• Nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đen
sức khoẻ người lao động, tăng nhu cau
sử dụng điện và nước.
• Thay đo i lượng mưa và dòng
chảy gây khó khăn trong sản xua t và
các hoạt động dịch vụ.
• Tăng chi phı́ liên quan đen năng
lượng và nước
• Hạn chế giao thông thuỷ
Trung bı̀nh Xây dựng phương án ho trữ nước dự phòng.
Tro ng và bảo vệ cây xanh ở quy mô cộng đong.
Gia tăng chăm sóc sức khoẻ cộng đong.
A p dụng các giải pháp tie t kiệm điện, nước.
Cho người dân vay tien với mức lãi thap, ưu
đãi đe nâng cap nhà ở, đieu kiện sản xua t và sinh ke .
Tăng cường nhận thức cộng đong trong thı́ch
ứng với bien đo i khı́ hậu.
Đa dạng hoá sinh ke
Cơ sở hạ tang
vùng hạ lưu
• Nhiệt độ cao, mưa ba t thường
và thay đo i dòng chảy sẽ làm công
trı̀nh hạ tang mau xuong cap và giảm
tuo i thọ.
• Tăng phí bảo dưỡng cầu đường
và các hệ thống truyền dẫn điện
Thap đen
trung bı̀nh
Quy hoạch và thie t ke công trı̀nh hạ tang theo
các thông so rủi ro cực đoan khı́ hậu.
Sử dụng vật liệu xây dựng và trang thie t bị hạ
to t hơn cho các công trı̀nh cơ sở hạ tang.
Đieu chı̉nh phân luong giao thông hợp lý
Hệ sinh thái
lưu vực sông
• Nhiệt độ cao, mưa ba t thường
và thay đo i dòng chảy sẽ ảnh hưởng
cha t lượng của hệ sinh thái đa t ngập
nước
• Tính đa dạng sinh học và môi
trường tự nhiên của các động thực vật
hoang dã có nguy cơ bị giảm sút
Trung bı̀nh
đen cao
Kiem kê hệ sinh thái và lên ke hoạch bảo vệ
trong bo i cảnh bien đo i khı́ hậu.
Đieu chı̉nh dòng chảy sau công trı̀nh thuỷ điện
theo hướng bảo vệ các hệ sinh thái.
Đieu tie t ho chứa nham bảo đảm dòng chảy
môi trường, ke cả phương án dự phòng khi khô hạn.
Tiep tục duy trı̀ các dự án tro ng và bảo vệ rừng
Hội thảo: “Tham vấn các bên liên quan về tác động của hệ thống các công trình thuỷ điện và thuỷ
lợi đến lưu vực sông trong bối cảnh biến đổi khí hậu”
===========================================================================
=================================================================================
Lê Anh Tuấn, 2015. Biến đổi khí hậu và tác động tiềm tàng của các công trình thuỷ điện trên hệ
thống Vu Gia – Thu Bồn đến sản xuất và sinh hoạt ở hạ lưu.
9
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn không chỉ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế
- xã hội cho khu vực Quảng Nam và Đà Nẵng mà còn đóng góp một phần năng lượng
quốc gia. Tuy nhiên, do quá trình xây dựng nhanh các công trình thuỷ điện lại thiếu các
đánh giá môi trường và xã hội nên thời gian qua đã có nhiều vấn đề và sự cố công trình
thuỷ điện ở địa phương, đặc biệt là quá trình vận hành và phân phối nước, tạo nên
những hệ luỵ gây tranh cãi liên quan đến lũ lụt và khô hạn. Hiện tượng nóng lên toàn cầu
là nguyên nhân của những biến đổi khí hậu mà biểu hiện rõ nhất là sự biến động theo xu
hướng gia tăng nhiệt độ, phân bố mưa bất thường và gia tăng các hiện tượng thiên tai
cực đoan như bão tố, lốc xoáy, lũ quét, sạt lở, Thuỷ điện là một tài nguyên phức tạp,
phát triển của thủy điện thể hiện nhiều vấn đề và sự đánh đổi trên một thời gian dài.
Biến đổi khí hậu sẽ khiến vấn đề này thêm khó khăn mà phải có những giải pháp đối phó
phức tạp và tốn kém, nhất là khi công trình đã xây dựng và vận hành xong, không thể
thay đổi kết cấu của hệ thống (Hartmann, 2014).
Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương của một hệ thống như tác động của các công trình
thuỷ điện trước biến đổi khí hậu lên sinh kế và đời sống vùng hạ lưu, như trường hợp hệ
thống sông Vu Gia – Thu Bồn, được xuất phát từ định nghĩa của Ủy ban Liên chính phủ
về Biến đổi khí hậu (IPCC) về mức độ dễ bị tổn thương - độ biểu lộ, độ nhạy cảm và khả
năng thích ứng và kết hợp với các chỉ thị khoa học tự nhiên, kinh tế và xã hội. Các đánh
giá tính tổn thương trong báo cáo này chỉ mang tính phát hoạ tổng quát, chưa thể đi vào
chi tiết và định lượng rõ nét do thiếu nhiều thông tin và dữ liệu nền. Ngoài ra, các yếu tố
không chắc chắn khác liên quan đến quá trình phát thải khí nhà kính toàn cầu lên những
thay đổi mang tính cục bộ địa phương.
Đề xuất là trong thời gian tới, các nhà khoa học và quản lý cần nghiên cứu khả năng
thích ứng cụ thể hơn và cân nhắc thêm các thông số liên quan đến hiệu quả kinh tế và
các yếu tố khác như chính sách, năng lực quản lý và điều hành phối hợp. Nghiên cứu
đánh giá định lượng tình trạng dễ bị tổn thương bằng phương pháp xây dựng chỉ số dựa
vào cơ sở khoa học lý thuyết và kinh nghiệm chuyên gia. Chính quyền và nhà đầu tư cần
có thêm những tham gia tham vấn, phản biện của các nhà khoa học và cộng đồng dân cư,
đặc biệt phải xem xét vấn đề trong bối cảnh của những diễn biến và thay đổi phức tạp
của các hiện tượng khí hậu.
CẢM TẠ
Tác giả chân thành cám ơn của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Xã hội (CSRD),
Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nước (WARECOD), Trung tâm Tư vấn Phát
triển Bền vững Tài nguyên Nuớc và Thích nghi Biến đổi Khí hậu (CEWAREC), thành viên
tích cực của Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN), đã nhiệt tình hỗ trợ và tham gia cùng
tác giả thực hiện những khảo cứu thực địa, thu thập thông tin và trao đổi vấn đề. Xin
cảm ơn sự đóng góp của các cán bộ địa phương và những người dân trong cộng đồng đã
nhiệt tình cung cấp thông tin cho vấn đề nghiên cứu.
Hội thảo: “Tham vấn các bên liên quan về tác động của hệ thống các công trình thuỷ điện và thuỷ
lợi đến lưu vực sông trong bối cảnh biến đổi khí hậu”
===========================================================================
=================================================================================
Lê Anh Tuấn, 2015. Biến đổi khí hậu và tác động tiềm tàng của các công trình thuỷ điện trên hệ
thống Vu Gia – Thu Bồn đến sản xuất và sinh hoạt ở hạ lưu.
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Angie Dazé, Kaia Ambrose and Charles Ehrhart (2009). Climate Vulnerability and Capacity
Analysis. CARE Handbook. 52p.
Dasgupta Susmita, Laplante Benoit, Meisner Craig, Wheeler David and Yan Jianping. (2007). The
Impact of Sea Level Rise on Developing Countries : A Comparative Analysis. World Bank,
Washington, DC. © World Bank.
https://openknowledge.worldbank.org/handle/10986/7174 License: CC BY 3.0
Unported.”
Joerg Hartmann (2014). Cẩm nang Tập huấn về Biến đổi Khí hậu và Phát triển Thủy điện. GIZ phát
hành. Bản dịch tiếng Việt của Lê Anh Tuấn.
IPCC, (2012). Managing the Risks of Extreme Events and Disasters to Advance Climate Change
Adaptation. A Special Report of Working Groups I and II of the Intergovernmental Panel
on Climate Change [Field, C.B., V. Barros, T.F. Stocker, D. Qin, D.J. Dokken, K.L. Ebi, M.D.
Mastrandrea, K.J. Mach, G.-K. Plattner, S.K. Allen, M. Tignor, and P.M. Midgley (eds.)].
Cambridge University Press, Cambridge, UK, and New York, NY, USA, 582 pp.
Jones, R.G., Noguer, M., Hassell, D.C., Hudson, D., Wilson, S.S., Jenkins, G.J. and Mitchell, J.F.B.
(2004) Generating high resolution climate change scenarios using PRECIS, Met Office
Hadley Centre, Exeter, UK, 40pp.
Lê Anh Tuấn, Đào Trọng Tứ, Đặng Ngọc Vinh, Phạm Thị Diệu My và Lâm Thị Thu Sửu (2014).
Vận hành xả lũ hồ chứa thủy điện đến hạ lưu hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn: từ số liệu
mô phỏng đến phản ánh thực tế của người dân. Bài báo từ tập sách Thuỷ điện miền Trung,
Tây Nguyên: quan tâm của người dân và trách nhiệm của các bên liên quan. CSRD ấn hành,
168 trang.
Metzger Marc J., Rik Leemans and Dagmar Schröter (2004). A multidisciplinary multi-scale
framwork for assessing vulnerability to global change. Paper presentation on Millennium
Ecosystem Assessment conference: Bridging Scales and Epistemologies -- 17-20 March
2004, Alexandria, Egypt. Session 6.2: Multi-Scale Assessments: Advances, Insights, and
Remaining Challenges.
Nguyễn Bá Quỳ, 2010. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các thiên tai liên quan đến dòng
chảy (lũ lụt, khô hạn) tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Báo cáo chuyên đề của Dự án P1-08-VIE.
Viện Địa lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 98 trang.
Nguyen Kim Loi, Nguyen Van Trai, Hoang Thi Thuy, Nguyen Thi Huyen, Le Anh Tuan, and
Suppakorn Chinvanno (2010). Assessing Climate change Impacts and Adaptation in Central
Vietnam using Watershed and Community Based Approach: Case study in Quang Nam
Province. Paper submitted to the International Conference on "The Role of University in
Smart Response to Climate Change". Vietnam National University Publisher, Hanoi, 11-13
December, 2010, p.193-204.
Suppakorn Chinvanno, Le Anh Tuan and Nguyen Kim Loi, 2011. Assessing Climate Change
Impact and Rick in Vietnam: The initial pilot study in Mekong River Delta and central
Vietnam. Bangkok: Southeast Asia START Regional Center Technical Report.
UBND tỉnh Quảng Nam (2014). Báo cáo “Công tác quản lý nhà nước về đất đai, môi trường, nước
và khí tượng thủy văn đối với các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”. Công văn
số 06/BC-UBND, ban hành ngày 10/1/2014.
View publication stats
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bien_doi_khi_hau_va_tac_dong_tiem_tang_cua_cac_cong_trinh_thuy_dien_tren_he_thong_vu_gia_thu_bon_den.pdf