Trình tự cặp mồi (6221F; 6381R) gồm: mồi
xuôi 5’-TCC CTC TCT CCT ACT CCTGTT C
-3’, mồi ngược: 5’-CTA AGA TAG AGG AGA
CAC CTG CTA -3’. Chu trình nhiệt và thành
phần của phản ứng PCR với cặp mồi (6221F;
6381R) tương tự như đối với cặp mồi (5851F;
7595R) chỉ thay đổi thời gian kéo dài chuỗi
ADN là 560C trong 15 giây. Sản phẩm PCR
161bp được cắt bằng enzyme BccI với trình tự
nhận biết 5’-.CCATC(N4)↓.3’ (Neb, Mỹ)
theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trong trường
hợp 6340C (trường hợp không biến đổi),
enzyme BccI có một vị trí nhận biết và cắt đoạn
ADN ở một vị trí và tạo thành 2 đoạn có kích
thước là 128bp, 33bp. Trong trường hợp 6340T
(có biến đổi), enzyme BccI không có vị trí nhận
biết trên đoạn ADN 161bp vì vậy enzyme
không cắt, nên kích thước đoạn ADN có biến
đổi sau khi cắt có kích thước bằng kích thước
sản phẩm PCR- 161bp. Sản phẩm PCR-RFLP
được điện di kiểm tra trên gel polyacylamide
10% và nhuộm ethidium bromide
9 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến đổi trên gen COX - 1 ty thể ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 17-25
17
Biến đổi trên gen COX-1 ty thể ở bệnh nhân
ung thư đại trực tràng
Phạm Thị Bích, Lê Thị Quỳnh Thơ, Trịnh Hồng Thái*
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN,
334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt
Nghiên cứu đã được thực hiện để sàng lọc các biến đổi trên gen COX-1 ty thể ở 86 cặp mẫu mô, 9 mẫu máu
của bệnh nhân ung thư đại trực tràng (UTĐTT) và 67 mẫu máu của người khỏe mạnh làm đối chứng. Sử dụng
phương pháp giải trình tự ADN khuếch đại từ gen COX-1 ty thể ở 25 mẫu mô UTĐTT, chúng tôi đã phát hiện
được 4/17 biến đổi làm thay đổi axit amin, trong đó có biến đổi C6340T. Tiếp đó, biến đổi C6340T được phân
tích bằng phương pháp PCR-RFLP trên các mẫu nghiên cứu còn lại. Kết hợp hai phương pháp giải trình tự và
PCR-RFLP đã xác định được biến đổi C6340T ở cả dạng đồng tế bào chất và dị tế bào chất trên mô u và lân cận
u, trong khi đó không xác định được biến đổi này trên mẫu máu của bệnh nhân ung thư và máu đối chứng. Mức
độ biến đổi C6340T ở mô u của 2 bệnh nhân UTĐTT được xác định với tỷ lệ khá cao (từ khoảng 80% trở lên).
Biến đổi C6340T là dạng đột biến sôma và là yếu tố có xu hướng làm tăng nguy cơ của bệnh đối với những
người mang biến đổi này.
Nhận ngày 16 tháng 10 năm 2015, Chỉnh sửa ngày 07 tháng 11 năm 2015, Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 12 năm 2016
Từ khóa: Gen COX-1 ty thể, biến đổi C6340T, PCR -RFLP, giải trình tự, ung thư đại trực tràng.
1. Mở đầu *
Ty thể là bào quan có mặt ở tế bào chất của
hầu hết các tế bào nhân chuẩn với số lượng
hàng trăm, hàng ngàn bản sao trong mỗi tế bào,
có hệ gen riêng và nhân bản độc lập với hệ gen
nhân. Vai trò của ty thể là bộ máy sản xuất
năng lượng cho tế bào, tham gia vào cơ chế
chết theo chu trình của tế bào và quá trình lão
hóa. Khác với hệ gen nhân, hệ gen ty thể không
có protein histone, cơ chế sửa chữa còn đơn
giản và ở gần nơi phát sinh các gốc tự do của
chuỗi hô hấp tế bào nên dễ bị đột biến so với hệ
gen nhân. Do đó, hệ gen ty thể có sự tiến hóa
nhanh hơn hệ gen nhân khoảng 17 lần [1]. Đột
_______
* Tác giả liên hệ. ĐT: 84-4-38582798
Email: thaith@vnu.edu.vn
biến trong hệ gen ty thể thường tồn tại ở dạng
dị tế bào chất (bản sao bị đột biến và bản sao
dạng không đột biến tồn tại cùng nhau trong
một tế bào). Đa số đột biến gây hại tồn tại ở
dạng dị tế bào chất [2, 3]. Lượng ADN ty thể
đột biến trong một tế bào được gọi là mức độ dị
tế bào chất, đây là một yếu tố để đánh giá mức
độ ảnh hưởng đến bệnh.
Mối liên quan giữa rối loạn chức năng của
ty thể và ung thư đã được Warburg đầu tiên đưa
ra vào năm 1930, sau đó có một loạt các nghiên
cứu khác đã xác định được rằng đột biến ADN
ty thể có liên quan đến nhiều loại ung thư khác
nhau như ung thư vú, buồng trứng, tuyến giáp,
dạ dày, đại trực tràng... [4]. Tùy vào mức độ
nghiêm trọng của đột biến mà vai trò của nó đối
với bệnh ung thư được chia thành hai nhóm: (1)
đột biến nghiêm trọng làm ức chế quá trình
P.T. Bích và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 17-25
18
OXPHOS (oxidative phosphorylation) tăng sản
xuất các gốc tự do và thúc đẩy sự tăng sinh tế
bào khối u (2) đột biến nhẹ hơn có thể cho phép
các khối u thích ứng với môi trường mới [5].
Gen COX-1 ty thể (còn được gọi là gen
COXI, MT-CO1) có kích thước 1552bp từ vị trí
base 5904 đến 7455 trên hệ gen ty thể. Gen
COX-1 ty thể mã hóa cho protein cytochrome c
oxidase I (MTCO1) là một tiểu phần thuộc
phức hệ hô hấp IV (cytochrome c oxidase) đóng
vai trò quan trọng trong hô hấp tế bào [6].
Protein cytochrome c oxidase I (P00395) có hai
vùng chính là vùng xuyên màng và vùng nằm
trong chất nền ty thể. Chức năng của protein
MTCO1 tham gia vào quá trình vận chuyển
điện tử trong hô hấp tế bào [7]. Sự thay đổi ở
cấp độ gen khiến protein MTCO1 có thể bị
thay đổi và ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển
điện tử trong chuỗi hô hấp từ đó làm ảnh hưởng
đến quá trình sản xuất năng lượng cho tế bào,
tăng quá trình phát sinh các gốc tự do, ảnh
hưởng đến chức năng cơ thể. Đặc biệt một số
đột biến trên gen COX-1 ty thể đã được tìm
thấy trên một số bệnh ở người bao gồm cả bệnh
ung thư trong đó có UTĐTT [8]. Vì vậy, việc
điều tra biến đổi của gen COX-1 ty thể là cần
thiết để đánh giá các biến đổi trên gen, đồng
thời có thể hỗ trợ hiệu quả trong chẩn đoán và
điều trị bệnh UTĐTT.
Trên thế giới, ung thư đại trực tràng là một
trong những loại ung thư phổ biến với tỷ lệ mắc
mới và tỷ lệ tử vong cao. Tại Việt Nam,
UTĐTT xếp thứ 4 ở nam giới, xếp thứ 5 ở nữ
giới về tỷ lệ mắc mới và tử vong, căn bệnh này
đang có xu hướng trẻ hóa [9]. Tuy nhiên,
UTĐTT là loại ung thư có tiên lượng tốt nếu
được chẩn đoán và điều trị khi còn ở giai đoạn
sớm [10]. Các biến đổi trên ADN ty thể ở bệnh
nhân UTĐTT đã xác định được trên nhiều gen
khác nhau như gen ND1, ND3, COX-1, COX-2,
vùng Dloop và một số gen khác [4]. Tại Việt
nam, cho đến nay, chúng tôi chưa thấy có công
bố nào về các biến đổi trên gen COX-1 ty thể ở
bệnh nhân UTĐTT, vì vậy nghiên cứu này được
thực hiện để sàng lọc và đánh giá mối liên quan
của các biến đổi trên gen COX-1 ty thể với bệnh
UTĐTT.
2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nguyên liệu
86 cặp mẫu mô (gồm mô u và mô lân cận u
- lấy cách trung tâm khối u 5-10 cm) của 86
bệnh nhân UTĐTT trong đó 9 bệnh nhân có
cung cấp kèm theo mẫu máu đến điều trị tại
Bệnh viện K và Bệnh viện Việt Đức Hà Nội từ
năm 2012 đến 2015. Tiêu chuẩn lựa chọn mẫu
ung thư là những mẫu được lấy từ các bệnh
nhân có kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu thuật
là ung thư biểu mô tuyến, dạng ung thư nguyên
phát (được xác định tại Khoa giải phẫu bệnh
của bệnh viện).
67 mẫu máu của người khỏe mạnh do Viện
Huyết học và Truyền máu Trung ương cung cấp
được dùng làm đối chứng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Tách chiết ADN tổng số
Sử dụng kit tách chiết ADN Mini Kit
(QIAGEN, Đức) và GeneJET Mini Kit
(Thermo Scientific, Mỹ) để tách chiết ADN
tổng số từ mẫu mô và mẫu máu. Các bước tách
chiết được tiến hành theo đúng quy trình của
nhà sản xuất. Nồng độ ADN tổng số được đo
bằng máy quang phổ NanoDrop 2000c
(Thermoscientific, Mỹ) và bảo quản ở -200C.
Thiết kế mồi nhân gen COX-1
Sử dụng chương trình Primer-BLAST thuộc
NCBI (Mỹ), trình tự ADN ty thể chuẩn
(NC_012920.1) để thiết kế các cặp mồi cho
phản ứng PCR dùng cho việc sàng lọc các biến
đổi thuộc gen COX-1 ty thể bằng phương pháp
giải trình tự và PCR-RFLP.
Giải trình tự ADN
Toàn bộ gen COX-1 ty thể được nhân lên
với cặp mồi (5851F; 7595R), sản phẩm PCR
được tinh sạch bằng kit ExoSAP-IT® PCR
Product Cleanup (Affymetrix, Mỹ) và giải trình
tự trực tiếp theo nguyên lý của Sanger. Trình tự
cặp mồi gồm: mồi xuôi 5’- CTT TAG ATT
TAC AGT CCA ATG CTT -3’, mồi ngược: 5’-
CAT GTG CCA TTA AGA TAT ATA GGA T -
3’. Thành phần PCR bao gồm: OneTaq Hot
Start 2X Master Mix (NEB, Mỹ); 200nM mồi
P.T. Bích và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 17-25 19
xuôi và mồi ngược; 2 ng/µl ADN khuôn, sau đó
bổ sung H2O đến 12.5µl. Chu trình nhiệt gồm
các bước: biến tính ở 940C trong 30 giây,
khuếch đại 35 chu kỳ (940C: 30 giây, 600C: 30
giây, 680C: 130 giây), 680C: 5 phút. Kết quả
giải trình tự được so sánh với trình tự ADN ty
thể chuẩn (NC_012920.1) bằng chương trình
BLAST trên NCBI.
PCR - RFLP
Trình tự cặp mồi (6221F; 6381R) gồm: mồi
xuôi 5’-TCC CTC TCT CCT ACT CCTGTT C
-3’, mồi ngược: 5’-CTA AGA TAG AGG AGA
CAC CTG CTA -3’. Chu trình nhiệt và thành
phần của phản ứng PCR với cặp mồi (6221F;
6381R) tương tự như đối với cặp mồi (5851F;
7595R) chỉ thay đổi thời gian kéo dài chuỗi
ADN là 560C trong 15 giây. Sản phẩm PCR
161bp được cắt bằng enzyme BccI với trình tự
nhận biết 5’-...CCATC(N4)↓...3’ (Neb, Mỹ)
theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trong trường
hợp 6340C (trường hợp không biến đổi),
enzyme BccI có một vị trí nhận biết và cắt đoạn
ADN ở một vị trí và tạo thành 2 đoạn có kích
thước là 128bp, 33bp. Trong trường hợp 6340T
(có biến đổi), enzyme BccI không có vị trí nhận
biết trên đoạn ADN 161bp vì vậy enzyme
không cắt, nên kích thước đoạn ADN có biến
đổi sau khi cắt có kích thước bằng kích thước
sản phẩm PCR- 161bp. Sản phẩm PCR-RFLP
được điện di kiểm tra trên gel polyacylamide
10% và nhuộm ethidium bromide.
Định lượng mức độ dị tế bào chất bằng
phần mềm Image J
Sản phẩm cắt bằng enzyme giới hạn của
những mẫu có biến đổi C6340T ở dạng dị tế
bào chất được điện di trên gel polyacrylamide
10%, chụp ảnh và phân tích hình ảnh bằng phần
mềm Image J.
Sử dụng phần mềm ImageJ để đo mật độ
điểm ảnh: Sản phẩm sau khi cắt bằng enzyme
trong trường hợp biến đổi không hoàn toàn gồm
các băng: 161bp đại diện cho những bản sao
ADN mang biến đổi tại ví trí 6340 - có mật độ
điểm ảnh là b, băng 128bp đại diện cho những
bản sao ADN không mang biến đổi tại vị trí
6340 - có mật độ điểm ảnh c. Như vậy:
Tỷ lệ % đột biến = [b/(b+c)]*100
Phân tích thống kê
Dùng tỷ số chênh odd ratio (OR) để đánh
giá nguy cơ của biến đổi C6340T đối với
bệnh UTĐTT. So sánh giữa nhóm bệnh và
nhóm đối chứng.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Các biến đổi trên gen COX-1 ty thể
Đoạn ADN dài 1745bp chứa toàn bộ gen
COX-1 ty thể đã được khuếch đại thành công
trên 25 mẫu mô u của 25 bệnh nhân UTĐTT
bằng cặp mồi (5851F; 7595R). Sản phẩm PCR
sau đó được tinh sạch và giải trình tự trực tiếp.
Sử dụng chương trình BLAST trên NCBI và
phần mềm Bioedit để so sánh và đọc trình tự
ADN. Kết quả PCR, giải trình tự được minh
họa trong hình 1 và hình 2.
Từ hình 1 nhận thấy sản phẩm PCR cho
băng rõ nét, không xuất hiện băng phụ, băng lạ.
Kích thước băng khoảng 1745bp đúng theo tính
toán lý thuyết. Giếng đối chứng âm không lên
băng. Như vậy, với cặp mồi 5851F - 7595R,
chúng tôi đã khuếch đại thành công đoạn ADN
chứa toàn bộ gen COX-1 ty thể phục vụ cho
việc xác định trình tự gen.
Trong 25 mẫu được giải trình tự, chúng tôi
đã xác định được 17 biến đổi, trong đó có 4
biến đổi làm thay đổi axit amin (C6340T;
T6253T; A7299G; T6455C) (hình 2) và 13 biến
đổi ở dạng đồng nghĩa (bảng 1). Một điều đặc
biệt là trong số các biến đổi đồng nghĩa, biến
đổi C7028T là biến đổi xuất hiện với tần suất
cao (24/25 mẫu).
P.T. Bích và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 17-25
20
Hình 1. Ảnh điện di sản phẩm PCR với cặp mồi
(5851F, 7595R) (gel agarose 1%).
Giếng M: Thang chuẩn 1kb, Giếng 2-7: Sản phẩm PCR mô u
tương ứng của 6 bệnh nhân: #4120, #8619, #17401, #19563,
#37047, #40557, Giếng 7: Đối chứng âm
Hình 2. Một số vị trí biến đổi trên gen
COX-1 ty thể.
A, B: biến đổi T6253C, C6340T/C
(dạng dị tế bào chất) - mẫu #17401,
C: biến đổi C6455T- mẫu #17180;
D: biến đổi A7299G - mẫu #3753
Bảng 1. Các vị trí biến đổi trên gen COX-1 ty thể ở 25 mẫu UTĐTT
STT Vị trí
biến đổi
Loại
biến đổi
Thay đổi
axit amin
Số lượng mẫu
có biến đổi
Tần suất
(%)
Công bố
trên MITOMAP
1 6253 T>C M117T 1 4 +
2 6338 A>G L-L 1 4 +
3 6340 C>T T 146I 1 4 +
4 6392 T>C N-N 3 12 +
5 6445 C>T T181M 1 4 +
6 6455 C>T F-F 2 8 +
7 6515 T>C A-A 1 4 +
8 6752 A>G L-L 1 4 +
9 6800 C>T V-V 3 12 +
10 6884 C>T L-L 4 16 +
11 6932 A>G G-G 1 4 +
12 6960 C>T L-L 1 4 +
13 6962 G>A L-L 3 12 +
14 7028 C>T A-A 24 96 +
15 7196 C>A L-L 2 8 +
16 7250 A>G T-T 1 4 +
17 7299 A>G M466V 1 4 +
Ghi chú: +: Đã có công bố
Kết quả bảng 1 cho thấy phần lớn các biến
đổi xác định được đều ở dạng đồng nghĩa
(13/17 trường hợp). Các dạng biến đổi hay gặp
là dạng biến đổi C>T (7/17 trường hợp), tiếp đó
là A>G (5/17 trường hợp).
3.2. Tần suất biến đổi C6340T trong các mẫu
nghiên cứu
Kết quả đọc trình tự toàn bộ gen COX-1 ty
thể trên 25 bệnh nhân UTĐTT đã xác định được
biến đổi C6340T là biến đổi làm thay đổi axit
amin và có liên quan đến bệnh ung thư [8]. Vì
vậy, chúng tôi đã tiến hành sàng lọc biến đổi
C6340T bằng phương pháp PCR-RFLP trên 61
cặp mẫu gồm mô u và lân cận u của 61 bệnh
nhân UTĐTT khác, 67 mẫu máu đối chứng, 9
mẫu máu của bệnh nhân UTĐTT để xác định
tần suất của biến đổi và đánh giá mối liên quan
với bệnh. Kết quả PCR-RFLP được minh họa
trên hình 3.
P.T. Bích và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 17-25 21
Hình 3. Ảnh điện di sản phẩm PCR được cắt bằng
enzyme BccI trên mô u, lân cận u, mẫu máu của
bệnh nhân UTĐTT (gel polyacrylamide 10%).
Giếng M: Thang ADN chuẩn 50bp. Giếng
(+): Đối chứng dương là sản phẩm cắt enzyme
(mẫu có biến đổi tại vị trí 6340 ở dạng dị tế bào
chất được khẳng định bằng giải trình tự); cặp
giếng (1, 2); (3, 4); (5, 6) là sản phẩm PCR và
sản phẩm cắt bằng enzyme tương ứng của mô
lân cận u (dạng dị tế bào chất), mô u (dạng biến
đổi hoàn toàn) mẫu máu (dạng không biến đổi)
của bệnh nhân #16689, giếng 7 sản phẩm cắt
của mô u bệnh nhân #17401 dạng dị tế bào
chất, giếng (-) đối chứng âm sản phẩm PCR
được thay bằng H2O trong phản ứng cắt.
Kết quả điện di ở hình 3 cho thấy: sản phẩm
PCR (giếng 1, 3, 5) có kích tương ứng 161bp, các
băng rõ, không có băng phụ, chứng tỏ cặp mồi
(6221F; 6381R) được thiết kế là đặc hiệu. Sản
phẩm cắt enzyme của bệnh nhân #16689 (giếng 2,
4, 6) cho thấy ở mô lân cận u xuất hiện biến đổi ở
dạng không đồng nhất, ở mô u biến đổi hoàn toàn,
ở mẫu máu không xuất hiện biến đổi. Như vậy,
biến đổi C6340T xuất hiện ở mô u, lân cận u
nhưng không xuất hiện trên mô máu ở cùng một
bệnh nhân. Trên cơ sở phân tích này chứng tỏ
biến đổi C6340T là dạng đột biến sôma.
Để đánh giá nguy cơ của biến đổi C6340T
đối với bệnh UTĐTT, tần suất dạng biến đổi
C6340T được tính toán theo nhóm bệnh và
nhóm đối chứng. Tần suất dạng biến đổi ở mô
của bệnh nhân UTĐTT là 3.48% có xu hướng
cao hơn so với máu đối chứng và máu bệnh
(0%), tuy nhiên chưa tìm thấy khác biệt có ý
nghĩa thống kê (P>0.05) (bảng 2).
Bảng 2. Phân bố của biến đổi T6340C và nguy cơ của bệnh UTĐTT
Tần suất T6340C
Loại mô
6340T, % (n) 6340C, % (n)
OR (CI 95%) P
Mô của bệnh nhân UTĐTT, % (n) 3.48(3) 96.52(83)
Máu đối chứng, % (n) 0(0) 100(67)
5.65
(0.28-111.69)
0.25
Ghi chú: n: Số bệnh nhân
3.3. Xác định mức độ dị tế bào chất của biến
đổi C6340T
Để đánh giá mức độ dị tế bào chất, những
mẫu có biến đổi không hoàn toàn ở vị trí 6340
sẽ được điện di lặp lại trên 2 giếng thuộc cùng
một bản gel, điện di lặp lại 2 lần sau đó chụp
ảnh và phân tích định lượng bằng phần mềm
phân tích hình ảnh Image J. Ở hình 4A điện di
sản phẩm cắt enzyme có kèm theo sản phẩm
PCR với lượng tương đương. Mức độ dị tế bào
chất được xác định theo công thức nêu ở phần
phương pháp. Kết quả điện di, phân tích hình
ảnh được minh họa theo hình 4, bảng 3.
Từ kết quả phân tích hình 4, bảng 3 nhận
thấy ở bệnh nhân #17401 có hiện tượng biến
đổi không hoàn toàn trên cả mô u và mô lân cận
u. Tuy nhiên, mức độ biến đổi trên mô u và mô
lân cận u có sự khác biệt rất lớn. Ở mô lân cận
u, trên bản gel điện di băng 161bp đại diện cho
những bản sao mang đột biến mờ hơn so với
băng 128bp đại diện cho bản sao không mang
đột biến (giếng 2, 3 hình 4A; giếng 1, 2 hình
4B). Tính trung bình, tỷ lệ phần trăm dạng
6340T của bệnh nhân #17401 trên mô lân cận u
và mô u tương ứng là 16.2% và 79.8%. Ở mô
lân cận u của bệnh nhân #16689, biến đổi tại vị
trí 6340 không hoàn toàn với tỷ lệ dạng 6340T
là 89.7% trong khi đó ở mô u của bệnh nhân
này là dạng biến đổi hoàn toàn (dạng 6340T
chiếm 100%). Trên cơ sở kết quả phân tích này
có thể thấy rằng số bản sao ADN ty thể dạng
6340T trên mô u cao hơn so với mô lân cận u.
P.T. Bích và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 17-25
22
J
Hình 4. Hình ảnh điện di trên gel polyacrylamid 10 % và phân tích định lượng bằng phần mềm Image J ở những
bệnh nhânbiến đổi không hoàn toàn tại vị trí 6340.
A) Kết quả điện di và phân tích hình ảnh lần thí nghiệm 1: Giếng 1, 4, 7 là sản phẩm PCR, các giếng (2,3); (5,6);
(8,9) là sản phẩm cắt của các mẫu #17401LCU (lân cận u), #17401U (mô U), #16689LCU tương ứng.
B) Kết quả điện di và phân tích hình ảnh lần thí nghiệm 2: Giếng 1, 2: mẫu #17401 LCU; giếng 3,4: mẫu #17401U;
giếng 5, 6: mẫu #16689LCU. Các đỉnh đảo ngược a,b,c,d (thu được từ phân tích ImageJ)
tương ứng với băng sản phẩm PCR trước cắt (a) và sau khi cắt với enzyme (b, c, d).
Bảng 3. Mức độ đột biến C6340T được phân tích bằng phần mềm Image J
Mã bệnh nhân Số lần lặp lại
Diện tích băng
161bp
Diện tích băng
128bp
Tỷ lệ đột biến
(%)
17401 LCU 2 356.33 1842.37 16.2
17401U 2 3,831.49 1687.79 79.8
16689LCU 2 4806.33 548.59 89.7
l
4. Thảo luận
Theo dữ liệu thống kê trên ngân hàng gen ty
thể Mitomap, có nhiều biến đổi trên gen COX-1
ty thể đã được xác định trên nhiều bệnh ung thư
khác nhau như ung thư vú, ung thư tiền liệt
tuyến, ung thư đại trực tràng [11-16]. Có một
số biến đổi trên gen COX-1 ty thể gây ra những
hậu quả nghiêm trọng làm thay đổi cấu trúc,
chức năng của phân tử protein.
Trên đối tượng ung thư đại trực tràng
(UTĐTT), trong nghiên cứu của Chihara và cs
(2011) trên 10 dòng tế bào UTĐTT, bằng
phương pháp PCR-RFLP và giải trình tự sản
phẩm PCR từ 28 cặp mồi thiết kế gối lên nhau
đã tìm được nhiều biến đổi trong đó có biến đổi
trên gen COX-1. Biến đổi tại vị trí 6709 trên
gen COX-1 là biến đổi không đồng nghĩa làm
thay đổi nucleotit G thành A, làm thay đổi axit
amin G thành E tại vị trí 269. Biến đổi này làm
P.T. Bích và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 17-25 23
thay đổi cấu trúc xoắn α của protein MTCO1
thuộc vùng xuyên màng, vì vậy có thể ảnh
hưởng đến chức năng của phân tử protein này.
Ngoài ra, kết quả giải trình tự còn chỉ ra một số
biến đổi khác trên gen COX-1 như tại vị trí
5973 - biến đổi G thành A, làm thay đổi axit
amin A24T, và biến đổi tại vị trí 6146 không
làm thay đổi axit amin [14]. Cũng trên đối
tượng ung thư đại trực tràng trong nghiên cứu
của Greaves và cs (2006) đã tìm thấy đột biến
tại vị trí 6277 làm biến đổi nucleotit từ A thành
G trên gen COX-1 đây là dạng biến đổi không
đồng nghĩa và dẫn đến sự thay đổi axit amin
G125A. Một điều đáng quan tâm là axit amin
Glycine (G) tại vị trí 125 có tính bảo thủ rất cao
trong suốt quá trình tiến hóa vì vậy rất có khả
năng biến đổi này là nguyên nhân của sự thiếu hụt
cytochrome c oxidase. Ngoài ra, biến đổi tại vị trí
7275 làm biến đổi nucleotit từ T thành C làm thay
đổi axit amin từ Serine thành pronine tại vị trí 458
của phân tử protein MTCO1 cũng đã được xác
định trong một bệnh nhân khác [17].
Trên đối tượng bệnh nhân ung thư vú người
Ấn Độ, trong nghiên cứu của Ghatak và cs
(2014) đã xác định được tổng số 20 biến đổi
trên gen COX-1 ty thể. Những biến đổi này đều
dẫn đến thay đổi những axit amin có tính chất
bảo thủ cao trong đó có biến đổi làm thay đổi
cấu truc bậc 2 của phân tử protein. Sự biến đổi
không đồng nghĩa xảy ra ở gen COX-1 cao hơn
so với các vùng khác trên ADN ty thể ở bệnh
nhân ung thư vú người Ấn Độ. Mặt khác các
biến đổi lại được sàng lọc trên mẫu máu vì vậy
nó sẽ đơn giản cho việc lấy mẫu để phân tích.
Như vậy, các biến đổi trên gen COX-1 có thể
trở thành một chỉ thị sinh học tiềm năng hỗ trợ
cho chẩn đoán bệnh ung thư vú [11].
Biến đổi trên gen COX-1 ty thể cũng đã
được xác định trên bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Trong nghiên cứu của Arnold và cs (2013) đã
xác định được một đột biến sai nghĩa tại vị trí
6124 trên gen COX-1 dẫn đến thay đổi nucleotit
từ T thành C, biến đổi ở trạng thái heteroplasmy
T6124C ở gen COX-1 ty thể làm thay đổi axit
amin từ Methionine - một axit amin không phân
cực thành Threonine là một một axit amin phân
cực. Mặt khác, Methionine là một axit amin có
tính bảo thủ rất cao dẫn đến làm suy yếu quá
trình oxy hóa của cytochrome c trong phức hệ
IV. Kết quả của nghiên cứu này cũng chỉ ra
rằng một số đột biến trên gen COX-1 có thể là
nguyên nhân gây bệnh ung thư [16].
Như vậy, theo các nghiên cứu đã được công
bố thì một số biến đổi trên gen COX-1 có ảnh
hưởng đến sự biểu hiện của một số bệnh trong
đó có bệnh ung thư. Vì vậy, sàng lọc các biến
đổi trên gen COX-1 ty thể có thể trở thành
hướng nghiên cứu tiềm năng giúp hỗ trợ cho
chẩn đoán bệnh.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến
hành sàng lọc các biến đổi trên gen COX-1 ở 86
bệnh nhân UTĐTT. Kết quả đã xác định được 4
vị trí biến đổi làm thay đổi axit amin T6253C,
C6340T, C6445T, A7229G. Cho tới nay, cả
bốn biến đổi trên điều đã được công bố trên cơ
sở dữ liệu ngân hàng gen ty thể. Tuy nhiên, cả
bốn biến đổi này chưa được công bố trên đối
tượng bệnh nhân UTĐTT, vì vậy kết quả
nghiên cứu của chúng tôi đã góp phần cung cấp
thêm thông tin về một số biến đổi trên gen
COX-1 ty thể ở bệnh nhân UTĐTT tại Việt
Nam. Trong 4 biến đổi này, thì có 2 biến đổi
làm thay đổi axit amin thuộc chuỗi xoắn α
xuyên màng trong ty thể (biến đổi T6253C,
A7299G), hai biến đổi mã hóa cho axit amin
thuộc vùng chất nền ty thể (C6340T, C6445T)
[7]. Tuy nhiên, vai trò của những biến đổi này
vẫn chưa được nghiên cứu rõ.
Biến đổi C6340T được xác định là dạng đột
biến sôma và tồn tại cả ở dạng biến đổi đồng tế
bào chất và dị tế bào chất trên những mẫu khác
nhau. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng
hoàn toàn phù hợp với các công bố trước đó về
sự phổ biến của đột biến sôma trên ADN ty thể
và tính không đồng nhất của các đột biến gây
bệnh [2, 18].
Vai trò của đột biến trên ADN ty thể đối
với sự biểu hiện lâm sàng của bệnh phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như: Mức độ dị tế bào chất
của đột biến, các mô khác nhau có mức độ nhạy
cảm khác nhau, trong đó mô não là nhạy cảm
nhất với các khiếm khuyết của ADN ty thể tiếp
đến là tim, mô cơ, thận và hệ tiết niệu. Tỷ lệ
bản sao ty thể đột biến phải đạt đến ngưỡng thì
P.T. Bích và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 17-25
24
mới gây ra kiểu hình lâm sàng của bệnh.
Ngưỡng biểu hiện của đột biến thay đổi phụ
thuộc từng loại đột biến và từng loại mô [19].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng tiến hành
xác định mức độ dị tế bào chất của biến đổi
C6340T trên ba mẫu và xác định được mức độ
của đột biến lần lượt là 16.2%, 79.8% và 89.7%
và nhận thấy, tỷ lệ phần trăm đột biến trên mô u
cao hơn trên mô lân cận u.
5. Kết luận
Chúng tôi đã xác định thấy 17 biến đổi trên
gen COX-1 ty thể ở bệnh nhân UTĐTT, trong
đó có 4 biến đổi làm thay đổi axit amin. Biến
đổi C6340T là dạng đột biến sôma và là một
yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh. Biến đổi
C6340T xác định được ở cả dạng đồng tế bào
chất và dị tế bào chất với mức độ đột biến ở mô
u khá cao (từ khoảng 80% trở lên).
Lời cảm ơn
Công trình được hoàn thành từ nguồn kinh
phí của Đề tài QG.15.05. Quy trình và các thủ
tục lấy mẫu được sự giúp đỡ từ các bác sỹ, y tá
của Bệnh viện K, Bệnh viện Việt Đức - Hà Nội
và Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương.
Tài liệu tham khảo
[1] N. Neckelmann, K. Li, R.P.
Wade, R.Shuster D.C. Wallace, cDNA
sequence of a human skeletal muscle ADP/ATP
translocator: Lack of a leader peptide,
divergence from a fibroblast translocator cDNA
and coevolution with mitochondrial DNA genes,
Proc Natl Acad Sci USA 84(21) (1987) 7580.
[2] Y. Goto, I. Nonaka, S. Horai, Mutation in the
tRNA(Leu)(UUR) gene associated with the
MELASsubgroup of mitochondrial encephalomyo
pathies, Nature 348(6302) (1990) 651.
[3] J.S. Park, L.K. Sharma, H. Li, R. Xiang, D.
Holstein, J. Wu, J. Lechleiter, S.L. Naylor, J.J.
Deng, J. Lu, Y. Bai, A heteroplasmic, not
homoplasmic, mitochondrial DNA mutation
promotes tumorigenesis via alteration in reactive
oxygen species generation and apoptosis, Hum
Mol Genet 18(9) (2009) 1578.
[4] A. Chatterjee, E. Mambo, D. Sidransky,
Mitochondrial DNA mutations in human cancer,
Oncogene 25(34) (2006) 4663.
[5] M. Brandon, P.Baldi, D.C. Wallace,
Mitochondrial mutations in cancer, Oncogene 25
(2006) 4647.
[6] S. Anderson, A.T. Bankier, B.G. Barrell, Sequence
and organization of the human mitochondrial
genome, Nature 290(5806) (1981) 457.
[7]
[8] A human
mitochondrial genome database (2016).
[9] (2016).
[10] American Cancer Society. Colorectal Cancer
facts and figures: 2014-2016.
[11] S. Ghatak, D. Lallawmzuali, Lalmawia, R.
Sapkota, J. Zothanpuia, L. Pautu, R.B. N.
Muthuku maran, S. Kumar, Mitochondrial D-
Loop and cytochrome oxidase C subunit I
polymorphisms among the breast cancer
patients of Mizoram, Northeast India Curr
Genet 60(3) (2014) 201.
[12] J.A. Petros, A.K. Baumann, E. Ruiz-Pesini,
M.B. Amin, C.Q. Sun, J. Hall, S. Lim, M.M.
Issa, W.D. Flanders, S.H Hosseini, F.F.
Marshall, D.C. Wallace, mtDNA mutations
increase tumorigenicity in prostate cance, Proc
Natl Acad Sci USA 102(3) (2005) 719.
[13] I. Namslauer, P. Brzezinski, Mitochondrial DNA
mutation linked to colon cancer results in proton
leaks in cytochrome c oxidase, Proc Natl Acad
Sci USA 106(9) (2009) 3402.
[14] N. Chihara, T. Amo, A. Tokunaga, R. Yuzuriha,
A.M. Wolf, S. Asoh, H. Suzuki, E.U. Chida, S.
Ohta, Mitochondrial
DNA alterations in colorectal cancer cell lines, J
Nippon Med Sch. 78(1) (2011); 13.
[15] B.G. Heerd, H.K.Halsey, L.H. Augenlicht,
Expres sion of mitochondrial cytochrome
c oxidase In human colonic cell differentia
on, transformation, and risk for colonic cancer,
Cancer Res 50(5) (1990) 1596.
[16] R.S. Arnold, Q. Sun, C.Q. Sun, An inherited
heteroplasmic mutation in mitochondrial gene C
OI in patients with prostate cancer altersreactive
oxygen, reactive nitrogen and pro lifer ation,
Biomed Res Int 2013: 239257, doi:
10.1155/2013/239257.
P.T. Bích và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 17-25 25
[17] L.C. Greaves, S.L. Preston, J. Tadous
Mitochondri al DNA mutations are established
in human colonic stem cells and mutated clones
expand bycrypt fission, Proc Natl Acad Sci USA
103(3): (2006) 714
[18] V.W. Liu, H.H. Shi, A.N. Cheung, High
incidence of somatic mitochondrial DNA
mutations in human ovarian carcinomas, Cancer
Res 61(16) (2001) 5998.
[19] D.C. Wallace, D. Chalkia, Mitochondrial DNA
genetics and the heteroplasmy conundrum in
evolution and disease, Cold Spring Harb
Perspect Biol 5(11) (2013), doi: 10.1101.
Alterations of Mitochondrial COX-1 Gene in Vietnamese
Colorectal Cancer Patients
Pham Thi Bich, Le Thi Quynh Tho, Trinh Hong Thai
VNU University of Science, 334 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi, Vietnam
Abstract: This study aimed to screen alterations of mitochondrial COX-1 gene (mtCOX-1 gene) in
86 pairs of tissue samples (tumor and adjacent tumor tissues), 9 blood samples from Vietnamese
colorectal cancer patients and 67 samples of blood donor used as controls. 17 alterations of mtCOX-1
gene in 25 tumor tissue samples were detected by using DNA sequencing method. Four detected
alterations including C6340T were involved in amino acid substitutions. Then, the C6340T alteration
was confirmed by PCR-RFLP method. Combining two methods (DNA sequencing and PCR-RFLP),
the C6340T alteration was detected in both homoplasmy and heteroplasmy tissue samples but was not
detected in blood samples. Heteroplasmy level of the C6340T alteration in two CRC patients was high
(about ≥ 80% ). The C6340T alteration was determined to be a somatic mutation and a tendency to
increase risk of CRC in the patients harbouring the C6340T alteration.
Keywords: Mitochondrial COX-1 gene, C6340T alteration, DNA sequencing, colorectal cancer.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3578_1_6426_1_10_20170103_483.pdf