Biến động số lượng loài và sinh vật lượng thực vật phù du ở vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa

Tổng cộng có 428 loài được ghi nhận qua khoảng 3 thập kỷ, trong đó đợt thu mẫu tháng 5/2013 đã ghi nhận được 229 loài, bổ sung 39 loài mới ghi nhận cho khu hệ TVPD trong khu vực nghiên cứu, trong đó có 20 loài thuộc chi tảo hai roi Protoperidinium. Các nghiên cứu trước năm 2004 ghi nhận được số loài ít hơn hẳn có thể do những hạn chế trong thu mẫu và định loại. Số lượng loài tảo silic ghi nhận trong tháng 5/2013 gia tăng không đáng kể nhưng số lượng loài tảo hai roi lại tăng khá rõ sau 30 năm. Các nhóm tảo khác như vi khuẩn lam, tảo lục và tảo xương cát không có biến động đáng kể theo thời gian. Trong khi mật độ tế bào có xu hướng tăng thì sinh khối carbon có xu hướng giảm từ năm 1994 đến năm 2013, tuy nhiên những biến động này là khá thấp và chưa rõ quy luật. Các điều kiện khí tượng-thủy văn, động lực bao gồm cả sự tồn tại lớp phân tầng nhiệt-muối đã ảnh hưởng rõ rệt đến đặc trưng phân bố thành phần loài cũng như sinh vật lượng TVPD ở vịnh Vân Phong thông qua những biến động TVPD theo mùa (mưa-khô), thủy triều, chu kỳ ngày đêm, tầng nước

pdf17 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến động số lượng loài và sinh vật lượng thực vật phù du ở vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
104 Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2014, tập 20: 104 - 120 BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG LOÀI VÀ SINH VẬT LƯỢNG THỰC VẬT PHÙ DU Ở VỊNH VÂN PHONG, TỈNH KHÁNH HÒA Nguyễn Chí Thời, Nguyễn Thị Mai Anh, Trần Thị Lê Vân, Hồ Văn Thệ, Phan Tấn Lượm, Đoàn Như Hải, Nguyễn Ngọc Lâm Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam Tóm tắt Các nghiên cứu biến động thực vật phù du ở vùng biển ven bờ trong thời gian dài khá hiếm trên thế giới và đặc biệt hiếm ở Việt Nam. Bài báo trình bày biến động số lượng loài và sinh vật lượng thực vật phù du (TVPD) ở vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa dựa trên số liệu từ nhiều đề tài khác nhau trong vòng 3 thập kỷ qua. Các biến động này khá rõ rệt và phụ thuộc vào các yếu tố như mùa mưa-khô, thủy triều, và tầng nước. Mức độ biến động của quần xã TVPD tùy thuộc vào vị trí của trạm có liên quan đến khả năng trao đổi nước và đặc điểm môi trường ở vị trí đó. Các nghiên cứu trước năm 2004 ghi nhận được số loài ít hơn hẳn có thể do những hạn chế trong thu mẫu và định loại. Đợt thu mẫu tháng 5/2013 ghi nhận 229 loài và đã bổ sung mới 39 loài cho thành phần loài cho vịnh Vân Phong. Mật độ tế bào trung bình trạm cao trong một vài chuyến khảo sát trong mùa gió đông bắc như trong tháng 2/2004, 11/2005, 10/2009. Những loài tảo silic có kích thước tế bào nhỏ thuộc các chi như Chaetoceros, Pseudo-nitzschia, Bacteriastrum, Skeletonema thường chiếm ưu thế về mật độ tế bào. Tuy nhiên, ở một vài thời điểm, các loài có kích thước tế bào lớn như Noctiluca scintillans hay Rhizosolenia imbricata chiếm ưu thế về sinh khối carbon. VARIATIONS IN NUMBER OF SPECIES AND ABUNDANCE OF PHYTOPLANKTON IN VAN PHONG BAY, KHANH HOA PROVINCE Nguyen Chi Thoi, Nguyen Thi Mai Anh, Tran Thi Le Van, Ho Van The, Phan Tan Luom, Doan Nhu Hai, Nguyen Ngoc Lam Institute of Oceanography, Vietnam Academy of Science & Technology Abstract Long-term variations of phytoplankton communities in coastal waters have been rarely studied in many places over the world and in Vietnam. We analyse variations in species number and abundance of phytoplankton in Van Phong bay, South Central Vietnam during the last three decades basing on data of various projects. These variations were remarkable and depended upon changes in seasons, tides, and sampling depths over the time. Scales of these changes reflected sampling locations, water-exchange intensities and the environmental characteristics of sampling site. There were lower numbers of species recorded before 2004 probably because of limitations in sampling and species identification. A total of 229 species taxa were identified during May 2013, in which 39 species were firstly recorded in the 105 study waters. High cell densities were found in February 2004, November 2005, and October 2009, mostly during northeast monsoon. In summary, small cell - size diatoms of genera Chaetoceros, Pseudo-nitzschia, Bacteriastrum, and Skeletonema frequently dominated. However, by large species, e.g. Noctiluca scintillans and Rhizosolenia imbricata were occasionally dominant in carbon biomass. I. MỞ ĐẦU Thực vật phù du (TVPD hay vi tảo) là những thực vật đơn bào sống đơn lẻ hay liên kết thành tập đoàn và lơ lửng trong khối nước. Đây là nhóm sinh vật sản xuất chủ yếu nên có vai trò quan trọng trong năng suất sinh học của thủy vực. Thành phần loài và cấu trúc quần xã TVPD thường được sử dụng trong đánh giá tình trạng hệ sinh thái (Gin và cs., 2000; Coutinho và cs., 2012; Lugoli và cs., 2012). Sự bùng phát của nhiều loài TVPD có liên quan trực tiếp đến các điều kiện nhiệt độ, độ muối, và hàm lượng các muối dinh dưỡng (Granéli & Turner, 2006). Các yếu tố khác như gió, dòng chảy, thủy triều cũng ảnh hưởng đến sự nở hoa của một số loài TVPD biển thông qua tác động gián tiếp đến cấu trúc nhiệt muối, ánh sáng trong cột nước (Trigueros & Orive, 2000; D’Costa & Anil, 2010). Ngoài việc chịu tác động của biến đổi khí hậu như nhiệt độ nước biển tăng, thay đổi lượng mưa,... trên toàn thế giới nói chung thì thực tế trong những năm gần đây, hệ sinh thái thủy sinh nói chung và hệ TVPD nói riêng của vịnh Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) còn chịu tác động bởi các hoạt động như nuôi trồng thủy sản, ngọc trai, chuyển tải dầu và hoạt động trung chuyển khác của cảng quốc tế Vân Phong, du lịch, và quá trình đô thị hóa. Báo cáo đầu tiên về TVPD vịnh Vân Phong của Nguyễn Thị Bình và cs. (1985) đã ghi nhận tổng cộng 154 loài trong 3 chuyến khảo sát mùa khô từ tháng 4/1982- 2/1984. Tiếp đến là báo cáo về thành phần loài và tính toán các chỉ số đa dạng sinh học của quần xã TVPD vịnh Vân Phong của các tác giả Nguyễn Ngọc Lâm & Đoàn Như Hải (1995) với 201 loài được ghi nhận trong các chuyến khảo sát tại 16 trạm mặt rộng và 1 trạm liên tục trong khoảng thời gian 1994- 1995. Ngoài ra, có nhiều đề tài, dự án lớn nhỏ từng tiến hành thu mẫu khảo sát TVPD trong khu vực này trong những năm 1999 - 2000, 2004 - 2009. Hiện tượng bùng phát của một số loài tảo như Noctiluca scintillans, Thalassiosira mala, Leptocylindrus danicus, Proboscia alata, cũng được ghi nhận trong vùng biển này (Nguyen-Ngoc và cs., 1997; Larsen & Nguyen-Ngoc, 2004). Với một số lượng nghiên cứu nhiều năm trong vịnh Vân Phong như vậy nhưng cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá được biến động dài kỳ của TVPD trong thủy vực. Bài báo này có sử dụng các nguồn số liệu được tập hợp từ các đề tài khác nhau trong 3 thập kỷ qua để đánh giá xu thế biến động theo thời gian về số lượng loài cũng như sinh vật lượng TVPD trong vịnh Vân Phong. Đồng thời nghiên cứu cũng bổ sung thành phần loài cho khu hệ TVPD ở khu vực. Nghiên cứu này ngoài mục đích cung cấp cơ sở khoa học cho các nghiên cứu khác như về đa dạng sinh học, đánh giá nguồn lợi,... còn có thể sử dụng cho các nghiên cứu liên quan đến biến đổi khí hậu sau này. II. PHƯƠNG PHÁP 1. Khu vực nghiên cứu Vịnh Vân Phong nằm phía bắc của tỉnh Khánh Hòa, thuộc loại thủy vực nửa kín, ven bờ nam trung bộ, chịu tác động của chế độ gió mùa nhiệt đới. Gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 3 (mạnh từ tháng 11 đến tháng 1) và gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 9 (mạnh từ tháng 6 đến tháng 8). Nhiệt độ không khí cao vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 (trung bình >28°C) và thấp trong các tháng 12 đến 106 tháng 2 (<25°C). Lượng mưa tập trung cao vào các tháng 9 đến tháng 12. Trên cơ sở đánh giá biến động nhiệt-muối và dòng chảy, có thể chia làm 3 phần: phần vụng Bến Gỏi-Hòn Khói có độ sâu <20m và môi trường chịu tác động của các hoạt động nhân sinh; vùng cửa vịnh Vân Phong có độ sâu từ 20-30m, chịu sự tương tác của nước biển khơi và cả vùng vụng Bến Gỏi-Hòn Khói; phần vụng Cổ Cò-lạch Cửa Bé với trắc diện ngang hình chữ V thì độ sâu tăng dần từ 2 bên bờ lạch ra giữa dòng (sâu >30m), trao đổi nước mạnh với vùng biển khơi nên biên độ nhiệt-muối nhỏ hơn 2 vùng còn lại đáng kể (Bùi Hồng Long và cs., 2011). Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở kế thừa số liệu của các đề tài, dự án đã thực hiện từ năm 1982 (chi tiết được liệt kê trong bảng 1) của tập thể tác giả. Thêm vào đó, chúng tôi đã tiến hành 1 chuyến khảo sát thu mẫu bổ sung tại 14 điểm của vùng vịnh Vân Phong vào tháng 5/2013 (vị trí 14 điểm thu mẫu trong hình 1). Bảng 1. Một số thông tin về các nghiên cứu trước có số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này Table 1. Brief information about previous studies with the data used for this study Ghi chú: MR (trạm mặt rộng), LT (trạm liên tục) MR (grid station), LT (anchor station) Năm Đề tài Thời gian thu mẫu Số lượng trạm Độ sâu (m) 1982-1984 Sinh vật nổi vùng biển Việt Nam 4/1982; 8/1983; 2/1984 22 trạm MR 5-33 1994-1997 Xây dựng cơ sở khoa học cho việc quy hoạch sử dụng có hiệu quả vịnh Vân Phong-Bến Gỏi 6/1994; 2,5/1995; 7,10/1995 16 trạm MR 1 trạm LT 5 trạm MR 1 trạm LT 5-23 1999 HABViet 3-4/1999; 1-12/1999 1 trạm 1 trạm 5-6 2004-2009 Nuôi trồng thủy sản và quản lý môi trường biển ven bờ (NUFU) 2/2004 11/2004 8/2005 6/2006 11/2006 8/2007 12/2007 6/2008 9/2008 8/2009 8 trạm MR, 5 trạm LT 8 trạm MR, 3 trạm LT 8 trạm MR, 3 trạm LT 9 trạm MR, 1 trạm LT 12 trạm MR 13 trạm MR 13 trạm MR 6 trạm MR 6 trạm MR 6 trạm MR 5-33 2009 Giám sát môi trường vịnh Vân Phong 4/2009 10/2009 10 trạm MR, 1 trạm LT 10 trạm MR 5-33 107 Hình 1. Bản đồ vị trí trạm thu mẫu vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa, tháng 5/2013 Fig. 1. The sampling sites in Van Phong bay, Khanh Hoa province, May 2013 2. Phương pháp thu và phân tích mẫu vật Mẫu định tính TVPD được thu bằng lưới có đường kính miệng lưới 30cm và kích thước mắt lưới 20µm, kéo chậm thẳng đứng từ gần đáy lên mặt nhiều lần, sử dụng dung dịch formaldehyde để cố định mẫu sao cho nồng độ formaldehyde cuối cùng trong dung dịch là khoảng 4 đến 5%. Mẫu định lượng TVPD được thu bằng chai thu mẫu Niskin tại tầng mặt và tầng đáy, cố định bằng dung dịch lugol trung tính. Sử dụng kính hiển vi quang học và kính hiển vi huỳnh quang, tương phản pha LEICA- DMLB ở các độ phóng đại khác nhau, cùng với máy chụp ảnh kỹ thuật số Olympus- DP71 để phân tích các mẫu TVPD đã thu được. Sử dụng phương pháp so sánh hình thái để định loại các loài TVPD dựa vào các tài liệu định loại chủ yếu của Trương Ngọc An (1993), Tomas (1997), Taylor (1976), Larsen & Nguyen-Ngoc (2004). Xác định mật độ tế bào theo phương pháp của Sournia (1978) bằng cách sử dụng buồng đếm Sedgewick-Rafter có thể tích 1mL để đếm mẫu. Để quan sát định loại và đếm tảo hai roi, vật mẫu được nhuộm bằng dung dịch calcofluor-white MR2. Các dữ liệu về thành phần loài, sinh vật lượng TVPD được tập hợp, phân tích từ bộ số liệu của các nghiên cứu trước đây. Tên loài của tất cả các nghiên cứu sử dụng số liệu được cập nhật và chỉnh tên đồng vật (synonym). Số liệu định tính và định lượng tế bào TVPD được nhập vào phần mềm PlanktonSys BioConsult AS để tính toán sinh vật lượng tế bào (mật độ và sinh khối carbon) dựa vào hình dạng và các số đo kích thước tế bào. Các phần mềm Microsoft Office Excel 2007, PRIMER v.6, GraphPad Prism v.5 được sử dụng cho các phân tích thống kê, phân tích thành phần loài. Số liệu được kiểm tra phương sai, luật phân phối, và chuẩn hóa trước khi thực hiện các phép thống kê tham số (Fowler & Cohen, 1990). Vịnh Vân Phong Biển Đông 108 Các thông số nhiệt độ, độ muối, huỳnh quang thực vật (fluorescence) cũng được đo tại tất cả các trạm thu mẫu bằng CTD- Seabird 19plus V2 trong tháng 5/2013. Ngoài ra, số liệu các thông số khác như gió, dòng chảy, hàm lượng chất rắn lơ lửng, chlorophyll a, các muối dinh dưỡng như ammoni, nitrate, nitrite, phosphate, silicat được phân tích bởi các phòng chuyên môn của Viện Hải dương học (Phòng Vật lý, phòng Thủy-địa-hóa) cũng được sử dụng trong thảo luận kết quả nghiên cứu. III. KẾT QUẢ 1. Các điều kiện vật lý, hóa học và hải dương học trong đợt khảo sát tháng 5/2013 Trong thời điểm khảo sát vào tháng 5/2013, tốc độ gió tăng lên đáng kể sau 9 giờ sáng và đạt cường độ mạnh trong khoảng thời gian từ 11h đến 16h với hướng gió thịnh hành là hướng nam. Về dòng chảy, khu vực lạch Cổ Cò có tốc độ dòng chảy lớn nhất với giá trị đo đạc được là 38,6cm/s theo hướng bắc-tây bắc tại độ sâu 2m của trạm VP07. Về biến động nhiệt-muối, có sự chênh lệch nhiệt độ lên tới trên 6°C giữa tầng mặt và tầng đáy ở nhiều trạm ở vùng cửa vịnh có độ sâu lớn như trạm VP07, VP14, VP11. Trong khi đó, sự chênh lệch độ muối giữa các trạm là vào khoảng <1‰. Hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng tương đối thấp với phần lớn các giá trị đo được là <4mg.L-1, cao ở tầng đáy các trạm VP05 và VP07, lần lượt là 5,55mg.L-1 và 6,55mg.L-1. Hàm lượng chlorophyll a hầu như ≤1µg.L-1 ngoại trừ giá trị lớn nhất đo được tại tầng đáy trạm VP05 là 2,02 µg.L-1. Nhìn chung ở hầu hết các trạm hàm lượng các muối nitrate và phosphate tại tầng mặt cao hơn so với tầng đáy (biến thiên trong khoảng 34,1- 39,1µg.L-1 tại tầng mặt và 26,2-38,5µg.L-1 tại tầng đáy đối với muối nitrate và 8,1- 12,3µg.L-1 tại tầng mặt và 4,9-10,05µg.L-1 tại tầng đáy đối với muối phosphate). Hàm lượng muối nitrat tại các trạm VP01, VP02 cao hơn rõ rệt so với các trạm khác. Hàm lượng muối silicat ở tầng mặt cao hơn so với tầng đáy ở 13 trạm khảo sát (lần lượt biến thiên trong khoảng 177-537µg.L-1 và 77-386µg.L-1). Hàm lượng muối ammoni dưới ngưỡng phát hiện ở hầu hết các trạm và chỉ đo được tại tầng đáy của trạm VP02 (6,4µg.L-1) trong khi muối nitrite có hàm lượng thấp tại tầng đáy các trạm VP04, VP05, VP06, VP07. 2. Hiện trạng số lượng loài và sinh vật lượng TVPD trong đợt khảo sát tháng 5/2013 Kết quả khảo sát vào tháng 5/2013 tại 14 trạm thuộc vịnh Vân Phong cho thấy, tổng cộng có 229 loài đã được ghi nhận, trong đó nhóm tảo silic-Bacillariophyceae có số lượng loài cao nhất với 134 loài, tiếp đó là nhóm tảo hai roi-Dinophyceae với 88 loài, nhóm vi khuẩn lam-Cyanobacteria có 4 loài và các nhóm tảo lục-Chlorophyceae và tảo xương cát-Dictyochophyceae chỉ có 1-2 loài. Tảo silic có số lượng loài cao ở tất cả các trạm với sự biến thiên từ 41 đến 80 loài trong mỗi mẫu. Những trạm VP13, VP11, VP10 có số lượng loài cao (lần lượt là 115, 114, 113 loài) trong khi các trạm VP02, VP14 có số lượng loài thấp với lần lượt 69 và 72 loài. Các loài phân bố ở hầu hết các trạm trong tháng 5/2013 là những loài ven bờ rộng nhiệt muối, thường gặp trong các thủy vực miền trung Việt Nam như các loài tảo silic Asteromphalus cleveanus, Chaetoceros diversus, Dactyliosolen fragi- lissimus, Guinardia striata, Leptocylindrus danicus, Pseudosolenia calcaravis, Thal- assionema frauenfeldii hay các loài tảo hai roi như Ceratium furca, C. fusus, Gony- aulax polygramma Các chi đa dạng về loài bao gồm Chaetoceros với 38 loài, tiếp đến là Protoperidinium (31 loài), Ceratium (19 loài). Kết quả phân tích chỉ số giống nhau về thành phần loài TVPD (theo Bray- Curtis) ở vùng nghiên cứu trong tháng 5/2013 thể hiện trên MDS-2D (Multi- Dimensional Scale) như hình 2 cho thấy, thành phần loài ở tầng đáy giữa các trạm giống nhau nhiều hơn so với tầng mặt với chỉ số tương đồng trung bình lần lượt là 26,5% và 14,9%. Thành phần loài trong 108 tầng mặt và tầng đáy khác nhau đáng kể với chỉ số tương đồng chỉ 12,8%. Đáng chú ý là thành phần loài tại tầng đáy của các trạm VP06, VP07, VP14 (khu vực vụng Cổ Cò và lạch Cửa Bé) khác biệt so với tầng mặt và so với các trạm còn lại. Trong tất cả các trạm khảo sát thì chỉ duy nhất trạm VP08 có thành phần loài trong tầng mặt và tầng đáy giống nhau nhiều nhất (chỉ số tương đồng là 77,9%). Tại 13/14 trạm khảo sát, số lượng loài hiện diện ở tầng đáy cao hơn so với tầng mặt (giá trị trung bình tại 14 trạm lần lượt là 33±2 và 24±1 loài). Trong đợt khảo sát vào tháng 5/2013, mật độ tế bào tại tầng mặt cao hơn so với tầng đáy ở 10/14 trạm thu mẫu với giá trị trung bình của 14 trạm (±độ lệch chuẩn) lần lượt là 72.070±151.425tb.L-1 và 7.728±6.542tb.L-1 (α=0,05; tstatistic=1,864> tcritical-one tail=1,746 khi phân tích t-test). Điểm đáng chú ý là tại tầng mặt các trạm VP06 và VP07, loài tảo silic trung tâm dạng chuỗi Leptocylindrus danicus có mật độ ưu thế lần lượt là 558.000 và 198.198tb.L-1, chiếm 98,9 và 98,8% tổng số mật độ tế bào của mẫu. Trong khi ở những trạm có mật độ tế bào tầng mặt thấp hơn tầng đáy như trạm VP01, VP09, VP11, VP13 thì các giá trị mật độ tế bào tổng cộng lại rất thấp, biến thiên từ 1.231 đến 5.098tb.L-1. Phân bố mặt rộng của TVPD trong tháng 5/2013 cho thấy, mật độ tế bào cao ở khu vực vụng Cổ Cò và lạch Cửa Bé và thấp ở khu vực phía bắc của vũng Bến Gỏi và khu vực phía nam của vịnh Vân Phong (Hình 3). Giá trị sinh khối carbon của TVPD cao nhất ghi nhận được là 102,36 mgC.m-3 tại tầng mặt trạm VP06 và thấp nhất là 61,6 mgC.m-3 tại tầng đáy trạm VP03. Tuy nhiên, kết quả phân tích ANOVA một nhân tố cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mật độ cũng như sinh khối tế bào giữa các trạm (p>0,05). Hình 2. Phân tích MDS-2D về thành phần loài TVPD dựa vào số liệu mật độ tế bào sau khi tính ma trận giống nhau theo Bray-Curtis tại tầng mặt và tầng đáy tháng 5/2013 Fig. 2. MDS-2D analysis of species composition of phytoplankton based on cell density data using similarity matrix Bray-Curtis of surface and bottom samples in May 2013 109 110 Hình 3. Mật độ tế bào (trái) và sinh khối (phải) TVPD tại tầng mặt và tầng đáy các trạm trong tháng 5/2013 Fig. 3. Cell density (left) and biomass (right) of phytoplankton of surface and bottom samples in May 2013 3. Xu thế biến động số lượng loài và sinh vật lượng TVPD ở vịnh Vân Phong qua 3 thập kỷ Tổng số loài ghi nhận được qua các đợt khảo sát từ năm 1982 đến năm 2013 ở vịnh Vân Phong là 428 loài thuộc 6 nhóm, trong đó nhóm tảo silic có 259 loài (tảo silic trung tâm có 184 loài, tảo silic lông chim có 75 loài), nhóm tảo hai roi có 159 loài, nhóm vi khuẩn lam có 5 loài, nhóm tảo lục có 3 loài và nhóm tảo xương cát có 2 loài. Kết quả nghiên cứu vào tháng 5/2013 đã bổ sung 39 loài lần đầu ghi nhận cho khu hệ TVPD vịnh Vân Phong, trong đó nhiều nhất là chi tảo hai roi có vỏ giáp Protoperidinium với 20 loài, kế đến là chi Chaetoceros với 4 loài. So với kết quả nghiên cứu trước đây tiến hành tại 22 trạm mặt rộng vịnh Vân Phong trong 3 đợt vào các tháng 4/1982, tháng 8/1983 và tháng 2/1984 (với tổng cộng 154 loài TVPD được ghi nhận bao gồm 115 loài tảo silic, 38 tảo hai roi và 1 loài vi khuẩn lam) (Nguyễn Thị Bình và cs., 1985) và với kết quả nghiên cứu tại 16 trạm mặt rộng vào tháng 6/1994 (Nguyễn Ngọc Lâm & Đoàn Như Hải, 1995) thấy rằng, số lượng loài tảo silic ghi nhận trong tháng 5/2013 gia tăng không đáng kể nhưng số lượng loài tảo hai roi lại tăng khá rõ sau 30 năm (Hình 4). Các nhóm tảo khác như vi khuẩn lam, tảo lục và tảo xương cát dao động từ 1-5 loài và không có biến động đáng kể theo thời gian. Các đợt thu mẫu vào tháng 6/2008, 9/2008, 8/2009, chỉ có 6 trạm thu mẫu và số lượng loài ghi nhận được cũng thấp hơn đáng kể so với các đợt khảo sát tháng 8/2007, 12/2007, 4/2009, 10/2009 (với từ 10-13 trạm khảo sát). Kết quả tổng hợp cũng cho thấy, tuy tổng số loài ở từng nhóm trong mùa mưa (tháng 10/2009) trong toàn vịnh là không cao so với các đợt khác (Hình 4) nhưng kết quả phân tích trên hình 5 cho thấy số lượng loài TVPD trung bình trạm trong tháng 10/2009 là cao nhất với 109±6 loài và phân bố khá đồng đều giữa các trạm (biến thiên 102-118 loài), sự giống nhau về thành phần loài cũng khá cao (chỉ số giống nhau trung bình trong tháng 10/2009 giữa các trạm là 71,60%). Trong khi đó, vào mùa khô tháng 4/2009 có tổng cộng 203 loài nhưng số lượng loài ở các trạm không đồng đều, chỉ số giống nhau về thành phần loài khá thấp (chỉ số giống nhau trung bình giữa các trạm là 26,91%). Chỉ số giống nhau về thành phần loài trung bình giữa tháng 4/2009 và tháng 10/2009 chỉ là 10,01% cho thấy thành phần loài TVPD ở vịnh Vân Phong biến động mạnh giữa mùa khô và mùa mưa trong năm 2009, nhất là khu vực phía bắc của vịnh. 102 0 20 40 60 80 100 VP 01 VP 02 VP 03 VP 04 VP 05 VP 06 VP 07 VP 08 VP 09 VP 10 VP 11 VP 12 VP 13 VP 14 Si n h kh ố i (m gC . m - 3) Trạm Tầng mặt Tầng đáy 564.300 200.691 0 20000 40000 60000 80000 100000 VP 01 VP 02 VP 03 VP 04 VP 05 VP 06 VP 07 VP 08 VP 09 VP 10 VP 11 VP 12 VP 13 VP 14 M ật đ ộ tế bà o (tb . L- 1 ) Trạm Tầng mặt Tầng đáy 112 Hình 4. Biến thiên số lượng loài TVPD tổng cộng ở từng nhóm ghi nhận được trong vùng nghiên cứu từ năm 1982-2013. * từ tháng 4/1982-2/1984 số liệu của cả 3 đợt khảo sát Fig. 4. Variations in total number of phytoplankton species of each group in study area from 1982 to 2013. *Data of 3 surveyed cruises from April 1982 to February 1984 Hình 5. Biến thiên số lượng loài TVPD ở từng trạm và trung bình trạm trong từng đợt thu mẫu trong vùng nghiên cứu từ năm 1994-2013 Fig. 5. Variations in number of phytoplankton species of each station and cruise average in study area from 1994 to 2013 0 20 40 60 80 100 120 140 82 - 84 * 6/ 19 94 2/ 20 04 11 /2 00 4 8/ 20 05 11 /2 00 5 6/ 20 06 11 /2 00 6 8/ 20 07 12 /2 00 7 6/ 20 08 9/ 20 08 4/ 20 09 8/ 20 09 10 /2 00 9 5/ 20 13 22* 16 8 8 8 8 9 12 13 13 6 6 10 6 10 14 Số lư ợ n g lo ài Thời gian/số trạm mặt rộng thu mẫu Tảo hai roi Vi khuẩn lam Tảo xương cát Tảo lục 111 6/1 99 4 2/2 00 4 11 /20 04 8/2 00 5 11 /20 05 6/2 00 6 11 /20 06 8/2 00 7 12 /20 07 6/2 00 8 9/2 00 8 4/2 00 9 8/2 00 9 10 /20 09 5/2 01 3 0 20 40 60 80 100 120 Tháng Số lượng loài 113 Về sinh vật lượng, so với các kết quả nghiên cứu khác trong khoảng 30 năm ở khu vực này thấy rằng, nhìn chung mật độ tế bào trung bình trong toàn vịnh biến thiên khá rõ theo thời gian với giá trị mật độ trung bình (± độ lệch chuẩn) thấp nhất và cao nhất lần lượt là 4.009±4.238tb.L-1 trong tháng 8/2005 và 133.772±59.495tb.L-1 trong tháng 10/2009. Các thời điểm có mật độ tế bào trung bình tương đối cao là tháng 2/2004, tháng 11/2005, và tháng 8/2007. Mật độ trung bình TVPD ghi nhận trong đợt khảo sát tháng 5/2013 ở mức độ trung bình, 39.899±110.155 tb.L-1. Sinh khối carbon của tế bào trung bình trong toàn vịnh biến động từ 6,17±2,83mgC.m-3 (tháng 5/2005) đến 95,66±89,76mgC.m-3 (tháng 11/2005). Chiếm ưu thế về sinh khối trong tháng 11/2005 là loài tảo silic kích thước lớn Rhizosolenia imbricata. Sinh khối TVPD trong đợt khảo sát tháng 5/2013 ở mức trung bình, 17,29±21,15mgC.m-3. Trong tháng 4/1982 sinh khối tế bào TVPD tập trung cao tại khu vực Bến Gỏi-Hòn Khói và vùng vụng Cổ Cò-lạch Cửa Lớn thuộc phía bắc của vịnh Vân Phong với sự ưu thế của các loài tảo silic ven bờ kích thước tế bào nhỏ như Chaetoceros curvisetus, Thalassionema nitzschioides trong khi khu vực ngoài cửa vịnh Vân Phong có sinh khối là thấp nhất (Nguyễn Thị Bình và cs., 1985). Trong nghiên cứu vào tháng 6/1994, phân bố mặt rộng về mật độ tế bào cũng có xu thế tương tự như tháng 4/1982 với sự ưu thế của các loài tảo silic rộng nhiệt - muối như Thalassionema frauenfeldii, T. nitzschioides, Chaetoceros sp., Bacteriastrum furcatum, Bacteriastrum sp.. Trong đợt khảo sát vào tháng 6/2006, mật độ tế bào cũng phân bố cao tại khu vực phía bắc của vịnh Bến Gỏi-Hòn Khói nhưng do những loài tảo hai roi có vỏ giáp chiếm ưu thế gần như tuyệt đối. Bên cạnh đó có thể thấy sự chênh lệch về mật độ tế bào giữa các trạm khác nhau tùy theo các đợt thu mẫu. Nhìn chung, các đợt khảo sát tháng 10/2009 sự chênh lệch này là rõ ràng, tiếp đến là các tháng 2/2004, 8/2007, 8/2009, 5/2013 trong khi sự phân bố về tổng mật độ tảo giữa các trạm là tương đối ngang nhau trong các đợt khảo sát tháng 8/2005 và tháng 12/2007 với các giá trị mật độ khá thấp (Hình 6 và 7). Nhìn chung, trong khi mật độ tế bào có xu hướng tăng thì sinh khối carbon có xu hướng giảm từ năm 1994 đến năm 2013, tuy nhiên những biến động này là khá thấp và chưa rõ quy luật. Phân tích kết quả nghiên cứu tại trạm liên tục 30 ngày từ tháng 6-7/1995 khu vực nuôi tôm tại Xuân Tự có độ sâu khoảng 6m, ven bờ phía tây vịnh Vân Phong cho thấy có sự tương quan tương đối giữa sự biến động mật độ tế bào TVPD nói chung và các nhóm tảo silic và tảo hai roi nói riêng với biên độ triều các ngày trong tháng (Hình 8). Nhìn chung có thể thấy xu hướng là mật độ tảo cao vào những ngày biên độ triều thấp và ngược lại. Ngoài ra, tảo silic hầu như chiếm ưu thế về mật độ tế bào ở các ngày trong tháng trừ một vài thời điểm của ngày 8, 9, 12/6/1995 (Hình 8). Tương tự, kết quả của chuyến khảo sát 3 ngày đêm liên tục với tần suất thu mẫu cách nhau 4 giờ tại khu vực gần Hòn Ké-Lạch Cửa Lớn (vũng Bến Gỏi) vào tháng 6/1994, cũng cho thấy mật độ tế bào TVPD trong vịnh Vân Phong thay đổi theo chu kỳ thủy triều, chu kỳ ngày-đêm. Mật độ tế bào tại tầng 10-0m và tầng 17-10m đều cao vào thời điểm triều thấp và ở những thời điểm đỉnh triều thì mật độ tế bào ở tầng mặt luôn cao hơn so với tầng đáy. Bên cạnh đó, nghiên cứu tại trạm liên tục 1 ngày đêm trong mùa khô (tháng 7/1995) cho thấy, vào ban đêm thì mật độ tế bào tảo silic và tảo hai roi ở tầng 20-10m cao hơn tầng 10-0m trong khi vào ban ngày thì có xu thế ngược lại. Với những kết quả phân tích trong mùa mưa (tháng 10/1995) cho thấy mật độ tảo silic và tảo hai roi ở tầng 10-0m đều cao hơn ở tầng 17- 10m (Hình 9). 2 114 Hình 6. Biến thiên mật độ tế bào TVPD trong vùng nghiên cứu từ năm 1994-2013 Fig. 6. Variations in cell density of phytoplankton in study area from 1994 to 2013 Hình 7. Biến thiên sinh khối TVPD trong vùng nghiên cứu từ năm 1994-2013 Fig. 7. Variations in phytoplankton biomass in study area from 1994 to 2013 Tháng Sinh khối tế bào (mgC.m-3) 302,796 6/1 99 4 2/2 00 4 11 /20 04 8/2 00 5 11 /20 05 6/2 00 6 11 /20 06 8/2 00 7 12 /20 07 6/2 00 8 9/2 00 8 4/2 00 9 8/2 00 9 10 /20 09 5/2 01 3 0 50 100 150 6/1 99 4 2/2 00 4 11 /20 04 8/2 00 5 11 /20 05 6/2 00 6 11 /20 06 8/2 00 7 12 /20 07 6/2 00 8 9/2 00 8 4/2 00 9 8/2 00 9 10 /20 09 5/2 01 3 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 Tháng M a ät ñ o ä t e á b a øo ( te á b a øo .L -1 ) 447.823 554.300 113 114 Hình 8. Biến thiên mật độ tế bào (tb.L-1) và mực thủy triều (m) theo thời gian tại trạm khảo sát liên tục 30 ngày trong vịnh Vân Phong vào tháng 4/6/1995-2/7/1995 Fig. 8. Temporal variations in cell density (tb.L-1) and tidal level (m) at anchor station in 30 days in Van Phong bay from 4 June 1995 to 2 July 1995 Hình 9. Biến thiên mật độ tế bào (tb.L-1) của 2 nhóm tảo ở 2 tầng nước theo thời gian tại trạm khảo sát liên tục 1 ngày đêm gần mũi Hòn Khói trong vịnh Vân Phong từ 21/7/1995 - 22/7/1995 (hình trái) và 5/10/1995-6/10/1995 (hình phải) Fig. 9. Temporal variations in cell density (tb.L-1) of 2 phytoplankton groups at 2 layers at anchor station in 1 day nearby Hon Khoi cape in Van Phong bay from 21 July 1995 to 22 July 1995 (left) and from 5 October 1995 to 6 October 1995 (right) 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 50000 Mật độ tế bào Mức triềuMậtđộ tế bào (tb.L-1) Mức triều (m) 78797 58000 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 1 2 Tảo hai roi Tảo silic 6/1995 Ngày 7/1995 0 50 100 150 200 250 300 350 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 18 :0 0 21 :0 0 0: 00 3: 00 6: 00 9: 00 12 :0 0 15 :0 0 Tảo Silic (17-10m) Tảo Silic (10-00m) Tảo hai roi (17-10m) Tảo hai roi (10-00m) Tảo Silic tb.L-1 Tảo hai roi tb.L-1 Giôø 0 10 20 30 40 50 60 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 12 :0 0 16 :0 0 20 :0 0 0: 00 4: 00 8: 00 12 :0 0 Tảo Silic (17-10m) Tảo Silic (10-00m) Tảo hai roi (17-10m) Tảo hai roi (10-00m) Tảo Silic tb.L-1 Giôø Tảo hai roi tb.L-1 116 IV. THẢO LUẬN 1. Về biến động số lượng loài TVPD theo thời gian Theo lý thuyết, trong cùng một hệ sinh thái, số lượng loài TVPD thu được thường tỉ lệ thuận với kích thước mẫu cũng như tần suất thu mẫu. Điều này đúng với những trạm có độ sâu lớn (khoảng 30m) và trao đổi nước tốt với biển khơi như các trạm VP13, VP11, VP10 có số lượng loài cao hơn các trạm còn lại. Tuy nhiên cũng có thể thấy với độ sâu lớn (khoảng 28m) và trao đổi với biển khơi tốt nhưng trạm VP14 có số lượng loài thấp hơn hẳn (chỉ gặp 72 loài) so với các trạm còn lại. Trong đợt khảo sát tháng 5/2013, sự phân tầng nhiệt độ trong cột nước khá rõ rệt nên lớp nước phía trên tầng đột biến nhiệt có sự xáo trộn tốt, cường độ bức xạ mặt trời cao, hàm lượng các muối dinh dưỡng nitrate, phosphate, và silicat tại tầng mặt cao nên các loài ưu thế trong cạnh tranh phát triển nhanh và mạnh. Do đó, số lượng loài ở tầng mặt thấp hơn tầng đáy nhưng mật độ tế bào thì ngược lại. Cụ thể, mật độ của loài tảo silic Leptocylindrus danicus cao và gần như chiếm ưu thế tuyệt đối tại tầng mặt từ khu vực cửa lạch Cửa Bé (trạm VP14) vào đến lạch Cổ Lớn (trạm VP05), và đạt mật độ cao nhất tại tầng mặt của trạm VP06 trong vụng Cổ Cò,vịnh Vân Phong. Sự yếu thế trong cạnh tranh về ánh sáng và các muối dinh dưỡng cũng như thích nghi kém với những thay đổi nhiệt độ- độ muối là các nguyên nhân khiến nhiều loài sinh trưởng kém, hoặc hóa bào tử, lắng đáy, thậm chí chết đi như kết quả của những thí nghiệm về giới hạn của nitrate và silicat trên loài Chaetoceros pseudocurvisetus (Kuwata và cs., 1993) hay của sắt và nitrogen trên loài Thalassiosira nordenskioeldii (Sugie & Kuma, 2008) hay của nitrate và ammoni trên loài Leptocylindrus danicus (Davis và cs., 1980). Đây có thể là điều kiện thuận lợi để các loài có lợi thế trong cạnh tranh như L. danicus bùng phát nhanh chóng về mật độ hay như trong vài trường hợp ưu thế khác trước đây của các loài Chaetoceros spp., Proboscia alata, Pseudonitzschia spp., Thalassionema frauenfeldii, T. Nitzschi- oides, Bacteriastrum furcatum,... ở vùng nghiên cứu. Sự nở hoa của loài L. danicus tại các vịnh Cam Ranh, Vân Phong đã được báo cáo từ khá lâu và được xem như là loài quyết định sinh vật lượng TVPD trong khu vực ở một vài thời điểm nhất định (Larsen & Nguyen-Ngoc, 2004). Loài L. danicus phân bố rộng rãi ở các thủy vực ven bờ nhiệt đới và thường bùng phát trong điều kiện khô hạn và dinh dưỡng gia tăng. Loài này cũng thường nở hoa ở Nhật Bản và được cho là gây hại đến cá mú nuôi lồng (Livingston, 2005). Phân tích biến động số lượng loài TVPD theo thời gian cho thấy số lượng loài tảo hai roi tăng rõ rệt có thể là do sai số trong việc thu mẫu và định loại. Trong giai đoạn 1982-1995, lưới Juday số 68 (có đường kính mắt lưới khoảng 76µm) được sử dụng để thu mẫu định tính TVPD trong khi ở vịnh Vân Phong có khá nhiều loài TVPD sống đơn lẻ với kích thước tế bào <70µm, đặc biệt là nhóm tảo hai roi. Bên cạnh đó, việc hạn chế về phương tiện phục vụ công tác định loại như thiếu tài liệu nghiên cứu, kính hiển vi chưa hiện đại, khả năng định loại hạn chế nên số lượng loài thu thập, quan sát và định loại được tương đối thấp hơn so với các kết quả nghiên cứu trong khoảng một thập kỷ trở lại đây. Cụ thể như chi Protoperidinium là chi có số lượng loài khá cao ở các thủy vực ven bờ Việt Nam nói riêng và nhiệt đới nói chung, tuy nhiên trong giai đoạn 1982-2009 mới chỉ ghi nhận được 11 loài ở vịnh Vân Phong, đến đợt khảo sát tháng 5/2013, khi chi này được nghiên cứu kỹ hơn, đã xác định được 31 loài. Như vậy đã bổ sung 20 loài vào thành phần khu hệ TVPD vịnh Vân Phong. Ngoài ra, có thể thấy số lượng loài định loại được có sự tương quan mật thiết với số lượng trạm cũng như phạm vi phân bố các trạm. Khá nhiều loài như Chaetoceros diadema, C. dichaeta, Synedra ulna, Ornithocercus steinii, Pyrocystis pseudonoctiluca... bắt gặp trong các đợt khảo sát năm 1994-1995 nhưng lại không ghi nhận được trong các đợt khảo sát trong 5 116 khoảng 10 năm trở lại đây hoặc ngược lại có nhiều loài chỉ mới được quan sát trong những năm gần đây như Chaetoceros socialis, Thalassiosira angustalineata, Cer- atium hexacanthum, C. hircus, C. inflatum, C. ranipes,... 2. Về biến động sinh vật lượng TVPD theo thời gian Ảnh hưởng của một số yếu tố khí tượng thủy văn như mưa, gió, dòng chảy, thủy triều tới quần xã TVPD là rõ rệt thông qua tác động của chúng tới cấu trúc nhiệt-muối, hàm lượng các muối dinh dưỡng. Nguyễn Ngọc Lâm & Đoàn Như Hải (1995) đã ghi nhận loài Noctiluca scintillans có mật độ thấp trong mùa mưa và bắt đầu phát triển vào đầu mùa khô. Đáng chú ý, trong tháng 5/1995, giá trị mật độ cực đại của loài này là 30.000tb.L-1, trung bình đạt 13.200 tb.L-1 ở tầng mặt và 5.600tb.L-1 ở tầng đáy trong toàn vịnh với hàm lượng trung bình của muối dinh dưỡng nitrate và phosphate lần lượt là 317,3µg.L-1 và 2,7µg.L-1. Kết quả thí nghiệm cho thấy, sự di chuyển thẳng đứng của loài Noctiluca scintillans nhằm thích nghi với sự thay đổi độ muối và chờ điều kiện môi trường thuận lợi để phát triển, trong khi các quần thể ở tầng mặt dễ chết đi khi độ muối giảm do nước sông hay mưa (Lirdwitayaprasit và cs., 2012). Điều đó có thể lý giải vì sao loài này thường gặp vào cuối mùa khô và tập trung mật độ tế bào ở tầng đáy cho đến khi nở hoa. Mức độ biến động thành phần loài cũng như sinh vật lượng TVPD theo thời gian phụ thuộc vào vị trí của trạm thu mẫu do mức độ thay đổi các yếu tố môi trường. Cụ thể vào tháng 5/2013, có thể thấy những trạm nằm sâu trong vịnh và trong vùng nuôi trồng thủy sản có khả năng trao đổi nước với khối nước biển khơi bị hạn chế. Kết quả phân tích chỉ số giống nhau về thành phần loài và mật độ tế bào giữa tầng mặt và tầng đáy, và giữa các trạm cho thấy, có sự sai khác khá rõ về thành phần loài tại tầng đáy trong khu vực vụng Cổ Cò và lạch Cửa Bé so với thành phần loài ở tầng mặt và khu vực còn lại do ưu thế về mật độ của loài L. danicus. Do sự khác nhau đáng kể về kích thước tế bào của các loài có mật độ cao tại các trạm nên phân bố về sinh khối carbon của TVPD có nhiều khác biệt so với phân bố mật độ tế bào. Cụ thể có thể thấy loài L. danicus tuy có kích thước tế bào tương đối nhỏ nhưng do có mật độ cao tại tầng mặt trạm VP06 nên cho sinh khối cao đáng kể và đóng góp chủ yếu vào tổng sinh khối TVPD cao nhất trong số các trạm khảo sát. Ngược lại, 2 loài tảo silic trung tâm khác có kích thước tế bào lớn là Guinardia flacida tuy mật độ chỉ là 1.051tb.L-1 tại tầng mặt trạm VP14 và loài Neocalyptrella robusta có mật độ 15tb.L-1 tại tầng đáy nhưng sinh khối lại chiếm lần lượt tới 43,7% và 31,1% tổng sinh khối của mẫu thu. Sinh khối tế bào TVPD, hàm lượng chlorophyll a và fluorescence tại tầng mặt thấp hơn rõ rệt so với tầng đáy. Phân tích kết quả khảo sát 3 ngày đêm liên tục tại khu vực gần Hòn Ké- lạch Cửa Lớn (vũng Bến Gỏi) vào tháng 6/1994 và trạm liên tục 1 ngày đêm gần mũi Hòn Khói trong mùa khô (tháng 7/1995) và mùa mưa (tháng 10/1995) cho thấy: mật độ tế bào TVPD nói chung và của 2 nhóm tảo chính là silic và hai roi nói riêng trong vịnh Vân Phong tại tầng mặt và tầng đáy thay đổi theo thời gian như chu kỳ thủy triều, chu kỳ ngày-đêm. Khoảng thời gian biên độ triều rộng thì sự trao đổi nước giữa điểm nghiên cứu và khối nước biển khơi là tốt hơn cả và khối nước biển khơi này mang một lượng đáng kể tảo hai roi vào sâu trong vịnh. Trong khi đó tảo silic chiếm ưu thế gần như tuyệt đối về mật độ tế bào trong những thời điểm biên độ triều thấp. Ngoài ra, biến động này còn phụ thuộc vào sự di chuyển thẳng đứng của nhóm tảo hai roi, sự ăn mồi của nhóm động vật phù du, động vật nguyên sinh. Trong cột nước, cường độ ánh sáng giảm theo hàm mũ (theo quy luật Lamber-Beer) và phụ thuộc vào hàm lượng chất lơ lửng, độ đục của nước. Do đó, yếu tố mùa (mưa-khô) có ảnh hưởng đến phân bố mật độ theo không gian mặt rộng và tầng nước thông qua biến động hệ số tiêu giảm ánh sáng trong cột nước bên cạnh thay đổi 116 hàm lượng các muối dinh dưỡng, cấu trúc nhiệt độ và độ muối. Khu vực phía bắc và tây của vịnh thường có hàm lượng các muối dinh dưỡng cao là điều kiện để các loài tảo silic kích thước tế bào nhỏ gia tăng mật độ nhanh chóng, quy định đặc trưng phân bố sinh vật lượng TVPD trong toàn vịnh trong các đợt khảo sát. Có thể thấy mật độ tế bào thường cao ở phía bắc và phía tây của vịnh Vân Phong, nơi tập trung các khu nuôi trồng thủy sản, khu dân cư. Mật độ tế bào TVPD trung bình của vịnh Vân Phong gần như tương đương với các vùng biển có sự trao đổi nước tốt với biển khơi như tại Hòn Dung của vịnh Nha Trang, phía ngoài cửa sông Nha Phu (Khánh Hòa), vịnh Phan Thiết (Bình Thuận) nhưng lại thấp hơn đáng kể so với các trạm khảo sát trong vùng cửa sông giàu dinh dưỡng như trạm Cửa Bé (Khánh Hòa), trạm Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) và cao hơn đáng kể so với vịnh Thái Lan, bờ đông Peninsular (Malaysia), vịnh Coron (Philippines) (Boonyapiwat, 1997; Nguyễn Ngọc Lâm và cs., 2002; Nguyễn Chí Thời và cs., 2011). Các loài thường xuyên chiếm ưu thế trong vịnh Vân Phong và các điểm được so sánh khác cũng khá giống nhau và đều là những loài rộng nhiệt-muối, có phân bố rộng (Bảng 2). Số lượng loài gặp trong tháng 5/2013 tại vịnh Vân Phong là 229 loài (từ năm 1994 đến 2013 là 422 loài) là tương đối cao so với các vùng được so sánh và cho thấy tương quan thuận với tần suất thu mẫu và phạm vi nghiên cứu. Bảng 2. Số lượng loài, mật độ tế bào TVPD ở một số vùng cửa sông, vịnh của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á Table 2. Number of species, cell density of phytoplankton in estuaries and bays of Vietnam and South-East Asia region Trạm/Khu vực Năm Số loài Mật độ tế bào (tb.L-1) Các loài thường xuyên ưu thế Tài liệu TK 14 trạm, vịnh Vân Phong, Khánh Hòa (n=14) 5/2013 229 Min-Max: 1.231-564.300 Average: 39.899±110.155 Leptocylindrus danicus, Skeletonema costatum, Thalassionema frauenfeldii Nghiên cứu này 1 trạm, Hòn Dung, vịnh Nha Trang, Khánh Hòa (n=13) 4/2009- 11/2010 206 Min-Max: 695-319.830 Average: 30.307±75.856 Chaetoceros spp., Skeletonema spp. Nguyễn Ngọc Lâm và cs., 2014 1 trạm, cửa sông Nha Phu, Khánh Hòa (n=13) 4/2009- 11/2010 204 Min-Max: 1.163-407.917 Average: 44.633±94.606 Chaetoceros spp., Pseudonitzschia spp. Nguyễn Ngọc Lâm và cs., 2014 1 trạm, cửa sông Cửa Bé, Khánh Hòa (n=12) 3/2000- 2/2001 100 Min-Max: 11.826-1.404.308 Average: 256.867±360.746 Gonyaulax spp., Protoperidinium spp., Peridinium quinquecorne, Coscinodiscus sp., Skeletonema spp. Nguyễn Ngọc Lâm và cs., 2002 1 trạm, vịnh Phan Thiết, Bình Thuận (n=12) 5/2007- 9/2008 201 Min-Max: 2.727-104.451 Average: 44.966±30.843 Chaetoceros spp., Bacteriastrum sp. Pseudo-nitzschia spp., Guinardia striata, Bellerochea horologicalis Nguyễn Ngọc Lâm và cs., 2014 117 118 1 trạm quan trắc Vũng Tàu, Bà Rịa-Vũng Tàu (n=108) 5/2001- 8/2010 250 Min- Max: 643-2.632.400 Average: 164.372±360.465 Chaetoceros sp., Planktoniella blanda, Skeletonema sp., Pseudonitzschia spp. Nguyễn Chí Thời và cs., 2011 81 trạm, vịnh Thái Lan và bờ đông Peninsular Malaysia (n=161) 9-10/1995 4-5/1996 260 Min- Max: 135-113.336 Average: 3.254±10.287 Trichodesmium erythraeum, Thalassionema frauenfeldii, Chaetoceros lorenzianus, Skeletonema costatum Sopana Boonyapiwat, 1997 33 trạm, vịnh Coron, Philippines (n=33) 5/2004 119 Min-Max: 62-6.940 Average: 1.679±1.651 Chaetoceros, Bacteriastrum, Coscinodiscus spp. Asis và cs., 2006 V. KẾT LUẬN Tổng cộng có 428 loài được ghi nhận qua khoảng 3 thập kỷ, trong đó đợt thu mẫu tháng 5/2013 đã ghi nhận được 229 loài, bổ sung 39 loài mới ghi nhận cho khu hệ TVPD trong khu vực nghiên cứu, trong đó có 20 loài thuộc chi tảo hai roi Protoperidinium. Các nghiên cứu trước năm 2004 ghi nhận được số loài ít hơn hẳn có thể do những hạn chế trong thu mẫu và định loại. Số lượng loài tảo silic ghi nhận trong tháng 5/2013 gia tăng không đáng kể nhưng số lượng loài tảo hai roi lại tăng khá rõ sau 30 năm. Các nhóm tảo khác như vi khuẩn lam, tảo lục và tảo xương cát không có biến động đáng kể theo thời gian. Trong khi mật độ tế bào có xu hướng tăng thì sinh khối carbon có xu hướng giảm từ năm 1994 đến năm 2013, tuy nhiên những biến động này là khá thấp và chưa rõ quy luật. Các điều kiện khí tượng-thủy văn, động lực bao gồm cả sự tồn tại lớp phân tầng nhiệt-muối đã ảnh hưởng rõ rệt đến đặc trưng phân bố thành phần loài cũng như sinh vật lượng TVPD ở vịnh Vân Phong thông qua những biến động TVPD theo mùa (mưa-khô), thủy triều, chu kỳ ngày đêm, tầng nước. Lời cảm ơn. Công trình này là một phần của đề tài cấp cơ sở - Viện Hải dương học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Các số liệu trong bài báo được tổng hợp và phân tích từ nguồn tư liệu của phòng Sinh vật phù du biển qua các đề tài/dự án: Sinh vật nổi vùng biển Việt Nam (1982-1984), Xây dựng cơ sở khoa học cho việc quy hoạch sử dụng có hiệu quả vịnh Vân Phong - Bến Gỏi (1994-1997), HABViet (1998 - 2008), NUFU (2004 - 2009), và Giám sát môi trường vịnh Vân Phong (2009). TÀI LIỆU THAM KHẢO Asis J. J. C., W. L. Campos & F. M. Nabuab, 2006. Abundance, composition and distribution of phytoplankton in Calamianes, Palawan. Science Diliman, 18(2): 1-9. Boonyapiwat S., 1997. Distribution, abund- ance and species composition of phytoplankton in the South China Sea, Area I: Gulf of Thailand and East Coast of Peninsular Malaysia. Proceedings of the First Technical Seminar on Marine Fishery Resources Survey in the South China Sea. Bangkok, Thailand. pp. 111- 134. Bùi Hồng Long, Phạm Sỹ Hoàn, Lê Đình Mầu, Nguyễn Kim Vinh, Nguyễn Văn Tuân, Trần Văn Chung, Nguyễn Chí Công, 2011. Cẩm nang tra cứu về điều kiện tự nhiên, môi trường-sinh thái, kinh tế, xã hội và quản lý tổng hợp đới ven bờ biển Nam Trung bộ. Quyển 1. NXB. 120 Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 220 trang. Coutinho M. T. P, A. C. Brito, P. Pereira, A. S. Gonçalves, M. T. Moita, 2012. A phytoplankton tool for water quality assessment in semi-enclosed coastal lagoons: Open vs closed regimes. Estuarine, Coastal and Shelf Science, 110: 134–146. Davis C. O., J. T. Hollibaugh, Don L. R.Seibert, W. H. Thomas, P. J. Harrison, 1980. Formation of resting spores by Leptocylindrus danicus (Bacillariophy- ceae) in a controlled experimental ecosystem. Journal of Phycologia, 16: 296-302. D’Costa P. M. & A. C. Anil, 2010. Diatom community dynamics in a tropical, monsoon - influenced environment: West coast of India. Continental Shelf Research, 30: 1324–1337. Fowler J. & L. Cohen, 1990. Practical statistics for field biology. Open University Press. Printed by John Wiley and Sons Ltd., England, pp. 179-207. Gin Yew-Hoong K., X. Lin, S. Zhang, 2000. Dynamics and size structure of phytoplankton in the coastal waters of Singapore. Journal of Plankton Research, 22 (8): 1465–1484. Granéli E. & J. T. Turner, 2006. Ecology of harmful algae. Ecological study, 189: 415pp. Kuwata A., T. Hama & M. Takahashi, 1993. Ecophysiological characterization of two life forms, resting spores and resting cells, of a marine planktonic diatom, Chaetoceros pseudocurvisetus, formed under nutrient depletion. Marine Ecology Progress Series, 102: 245–255. Larsen J. & L. Nguyen - Ngoc (eds.), 2004. Potentially toxic microalgae of Vietnam- ese waters. Opera Botanica, 140: 216 pp. Lirdwitayaprasit T., P. Chuabkarnrai, C. Nitithamyong, K. Furuya, 2012. Effect of salinity on vertical migration of green Noctiluca under laboratory conditions. Coastal Marine Science, 35 (1):70-72. Livingston R., 2005. Restoration of aquatic systems. CRC-Marine Science Series, 448p. Lugoli F., M. Garmendia, S. Lehtinen, P. Kauppila, S. Moncheva, M. Revilla, L. Roselli, N. Slabakova, V. Valencia, K. M. Dromph, A. Basset, 2012. Application of a new multi - metric phytoplankton index to the assessment of ecological status in marine and transitional waters. Ecological Indi- cators, 23: 338–355. Nguyễn Chí Thời, Đoàn Như Hải, Nguyễn Ngọc Lâm, 2011. Thực vật phù du tại trạm quan trắc Vũng Tàu từ năm 2001- 2010. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 49 (6B): 57-64. Nguyen-Ngoc L., N. H. Doan, V. T. Pham, 1997. Outbreak of Noctiluca scintillans (Mac.) Ehr. related to eutrophication in Vanphong-Bengoi bay, Central Vietnam. Proceeding of the ASEAN - CANADA Technical Conference on Marine Science IX: 29-35. Nguyễn Ngọc Lâm & Đoàn Như Hải, 1995. Góp phần tìm hiểu cấu trúc quần xã TVPD vịnh Vân Phong-Bến Gỏi. Báo cáo chuyên đề, 5 trang. Nguyễn Ngọc Lâm, Nguyễn Thị Mai Anh, Đoàn Như Hải và Hồ Văn Thệ, 2002. Biến đổi theo mùa của thực vật phù du trong thủy vực nước nông vùng cửa sông Cửa Bé, vịnh Nha Trang, miền Trung Việt Nam. Tuyển tập nghiên cứu biển, XII: 129-148. NXB. Khoa học và Kỹ thuật. Nguyễn Thị Bình, Hoàng Thúy Linh & Nguyễn Ngọc Lâm, 1985. Thực vật nổi vịnh Vân Phong-Bến Gỏi. Báo cáo chuyên đề. Sournia A., 1978. Phytoplankton manual. UNESCO, printed in France, 337 pp. Sugie Koji & Kenshi Kuma, 2008. Resting spore formation in the marine diatom Thalassiosira nordenskioeldii under iron- and nitrogen-limited conditions. Journal of Plankton Research, 30(11): 1245-1255. 19 120 Taylor F. J. R., 1976. Dinoflagellates from the International Indian Ocean Expe- dition. A report on material collected by the R. V. “Anton Bruun” 1963-1964, Stuttgart, Berlin. Tomas C. R., 1997. Identifying marine phytoplankton. New York: Academic Press. Harcourt Brace & Company, 584 pp. Trigueros J. M. & E. Orive, 2000. Tidally driven distribution of phytoplankton bloom in a shallow, macrotidal estuary. Journal of Plankton Research, 22(5): 969 - 986. Trương Ngọc An, 1993. Tảo Silic phù du biển Việt Nam. NXB. Khoa học và Kỹ thuật, 315 trang.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11_nguyenchithoi_trang104_120_4669_2070871.pdf
Tài liệu liên quan