Thứ nhất, BLTTHS năm 2015 không
quy định có thể áp dụng đồng thời nhiều
biện pháp hay không hoặc trong trường hợp
phải áp dụng nhiều biện pháp thì ưu tiên áp
dụng biện pháp nào.10
Trong số các biện pháp cưỡng chế
luật định áp dụng với pháp nhân bị khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử, ngoài biện pháp tạm
đình chỉ hoạt động của pháp nhân có mục
đích chính và chủ yếu là ngăn chặn hành vi
phạm tội tiếp tục xảy ra, tiếp tục gây thiệt
hại, các biện pháp còn lại đều nhằm mục
đích để bảo đảm cho việc thi hành hình phạt
tiền hoặc bảo đảm bồi thường thiệt hại. Căn
cứ vào quy định của pháp luật, đối chiếu với
thực tế có thể hiểu đối với một pháp nhân
thương mại bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử cùng lúc có thể áp dụng nhiều biện pháp
cưỡng chế tố tụng. Bởi có thể áp dụng một
biện pháp nhằm ngăn chặn tội phạm tiếp tục
xảy ra đồng thời với một biện pháp để bảo
đảm thi hành án hoặc hai biện pháp cùng
nhằm bảo đảm thi hành án ( Ví dụ: nếu chỉ
phong tỏa tài khoản của pháp nhân thì chưa
đủ số tiền tương ứng với mức phạt tiền hoặc
bồi thường thiệt hại và vì vậy cần áp dụng
thêm biện pháp kê biên tài sản ).
Khi lựa chọn biện pháp để áp dụng
trong số các biện pháp trên, cần cân nhắc
đến hiệu quả và sự ảnh hưởng của biện pháp
cưỡng chế áp dụng đối với pháp nhân. Trong
số các biện pháp BLTTHS quy định, biện
pháp buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm
thi hành án là biện pháp ảnh hưởng ít nhất
đến hoạt động của pháp nhân nên được ưu
tiên lựa chọn. Nếu pháp nhân không có khả
năng tài chính để thực thi biện pháp này, thứ
tự lựa chọn sẽ là phong tỏa tài khoản và cuối
cùng là kê biên tài sản. Tuy nhiên, việc lựa
chọn quyết định cũng cần rất kịp thời vì nếu
không kịp thời có thể dẫn đến hiện tượng tẩu
tán tài sản. Vì vậy, nếu BLTTHS quy định
biện pháp buộc nộp khoản tiền để bảo đảm
thi hành án ngoài là biện pháp cưỡng chế
độc lập còn là biện pháp thay thế cho biện
pháp phong tỏa tài khoản, kê biên tài sản thì
sẽ vừa bảo đảm hiệu quả áp dụng vừa hạn
chế thiệt hại cho pháp nhân nếu pháp nhân
đó vẫn đang trong quá trình hoạt động.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và những vấn đề đặt ra khi triển khai áp dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TS. Nguyễn Hải Ninh*
* Khoa pháp luật hình sự, Đại học Luật Hà Nội
Tóm tắt:
Theo quy định của BLHS năm 2015, pháp nhân thương mại
cũng là chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Giống như đối
với chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự là cá nhân, biện
pháp cưỡng chế đối với pháp nhân được áp dụng trong những
trường hợp nhất định nhằm ngăn chặn tội phạm, tạo thuận lợi
cho quá trình giải quyết vụ án hình sự, bảo đảm thi hành án
hình sự đặc biệt là phần bản án liên quan đến bồi thường thiệt
hại. Quy định về áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với
pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử lần đầu tiên được
quy định trong BLTTHS. Nghiên cứu này phân tích làm rõ một
số vướng mắc trong quy định của pháp luật về các biện pháp
cưỡng chế đối với pháp nhân để có định hướng trong quá trình
triển khai áp dụng.
Abstract:
Under the Criminal Code of 2015, a legal entity is now
the one subject to the criminal liability. Like individuals
subject to criminal liability, the coercive measures against
the legal entities are being applied in certain cases in order
to prevent crimes, facilitating the process of resolving
criminal cases, guaranteeing the enforcement of criminal
judgments, especially judgments related to damages.
The legal regulation of applying the coercive measures
against the legal entities which is prosecuted, investigated,
indicted, adjudicated for the first time are contained within
the Criminal Procedure Code. This article is to analyze
and clarify some entanglements of the criminal procedure
regulations, up to date toward the coercive measure against
the legal entities for future application.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Biện pháp cưỡng chế pháp nhân;
pháp nhân phạm tội; Bộ luật Tố tụng Hình sự;
bảo đảm thi hành án
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 09/01/2018
Biên tập: 15/01/2018
Duyệt bài: 17/01/2018
Article Infomation:
Keywords: The coercive measures against
the legal entities; the crime of legal entity;
Criminal Procedure Code ensure the
execution of the judgment
Article History:
Received: 09 Jan. 2018
Edited: 15 Jan. 2018
Appproved: 17 Jan. 2018
THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA KHI TRIỂN KHAI ÁP DỤNG
BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN
1. Khái quát các biện pháp cưỡng
chế áp dụng đối với pháp nhân theo quy
định của BLTTHS năm 2015
Nhằm ngăn việc pháp nhân tiếp tục
phạm tội, hạn chế hậu quả do hành vi phạm
tội gây ra và bảo đảm thi hành án liên quan
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
50 Số 02(354) T01/2018
đến phạt tiền, bồi thường thiệt hại, Điều 436
BLTHS năm 2015 quy định pháp nhân bị
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có thể bị áp
dụng các biện pháp cưỡng chế:
- Kê biên tài sản liên quan đến hành
vi phạm tội của pháp nhân;
- Phong tỏa tài khoản của pháp nhân
liên quan đến hành vi phạm tội của pháp
nhân;
- Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động
của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm
tội của pháp nhân;
- Buộc nộp một khoản tiền để bảo
đảm thi hành án.
Theo đó, chủ thể bị áp dụng biện
pháp cưỡng chế là pháp nhân bị khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử - là pháp nhân đã
thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội
phạm (Điều 433BLTTH năm 2015). Các
pháp nhân thương mại không bị khởi tố với
tư cách bị can, không bị áp dụng biện pháp
cưỡng chế nêu trên.1
Theo quy định tại Điều 436 BLTTHS
năm 2015, thẩm quyền áp dụng các biện
pháp cưỡng chế đối với pháp nhân bị khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử gồm: Cơ quan
điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm
sát, Tòa án.2
Thời hạn áp dụng các biện pháp
1 Trên thực tế, pháp nhân thương mại mặc dù không bị khởi tố với tư cách bị can vẫn có thể bị áp dụng các biện pháp
cưỡng chế tố tụng. Tác giả sẽ phân tích khi đi vào từng biện pháp ngăn chặn cụ thể.
2 Phân tích quy định về các biện pháp cưỡng chế cụ thể cho thấy Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra không có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế này với pháp nhân.
3 Vướng mắc trong thời hạn áp dụng sẽ được phân tích trong quy định về biện pháp tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động
của pháp nhân.
4 Trong vụ án Châu Thị Thu Nga bị đưa ra xét xử tại TAND thành phố Hà Nội về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Hội
đồng xét xử phán quyết Housing Group phải bồi thường 187 tỷ đồng, bị cáo Châu Thị Thu Nga bồi thường 55 tỷ đồng.
Tòa tuyên tiếp tục kê biên tài sản của Housing Group và vợ chồng bà Nga để bảo đảm thi hành án. Trong vụ án này
Houusing không bị khởi tố về hình sự.
Nguồn: https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/cuu-dai-bieu-quoc-hoi-thu-nga-linh-an-chung-than-boi-thuong-55-
ty-dong-3656422.html?vn_source=box-Topstory&vn_medium=ho&vn_campaign=vn. Truy cập lúc 22h50’ ngày
16/10/2017
cưỡng chế không được quá thời hạn điều tra,
truy tố, xét xử.3
2. Biện pháp kê biên tài sản
Khoản 1 Điều 437 quy định: biện
pháp kê biên tài sản áp dụng đối với pháp
nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về
tội mà BLHS quy định hình phạt tiền hoặc
để bảo đảm bồi thường thiệt hại. Theo quy
định tại Điều 76 BLHS năm 2015, tất cả các
tội phạm pháp nhân thương mại phải chịu
trách nhiệm hình sự đều quy định hình phạt
tiền nên biện pháp kê biên có thể được áp
dụng trong tất cả các trường hợp pháp nhân
bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.
Ngoài ra, kê biên tài sản còn được áp
dụng đối với các pháp nhân không bị khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử mà tham gia tố
tụng với tư cách khác như bị đơn dân sự, chủ
thể có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ
án4... Việc kê biên tài sản đối với các pháp
nhân không bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử trong trường hợp này nhằm bảo đảm bồi
thường thiệt hại hoặc thực hiện nghĩa vụ
pháp lý liên quan đến hoàn trả tiền trong các
hợp đồng bị tuyên vô hiệu phù hợp với quy
định tại Điều 128 BLTTHS năm 2015: “kê
biên chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về
tội mà BLHS quy định hình phạt tiền hoặc
có thể bị tịch thu tài sản hoặc có thể bị tịch
thi tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt
hại”. Tuy nhiên, thủ tục tiến hành kê biên
tài sản quy định tại Điều 128 chỉ phù hợp
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
51Số 02(354) T01/2018
với kê biên tài sản của cá nhân, không phù
hợp với kê biên tài sản của pháp nhân. Trong
khi đó, chương XXIX về thủ tục tố tụng truy
cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân có giới
hạn phạm vi áp dụng tại Điều 431 là pháp
nhân bị tố giác, báo tin về tội phạm, kiến
nghị khởi tố, bị điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án. Vì vậy, để thống nhất và có cơ sở
pháp lý tiến hành kê biên tài sản đối với
các pháp nhân không phải là đối tượng bị
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo điều
437 BLTTH năm 2015 cần có bổ sung quy
định tại Điều 128 LTTHS năm 2015 với nội
dung: “Thủ tục kê biên tài sản của cơ quan,
tổ chức tiến hành theo quy định tại Điều 437
BLTTHS năm 2015”.
Về tài sản bị kê biên, khoản 2 Điều
437 BLTTHS quy định: “Chỉ kê biên phần
tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu,
phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại”. Trên
thực tế, tài sản bị kê biên của pháp nhân có
thể rơi vào các trường hợp sau: thuộc sở hữu
chung của nhiều người; tài sản bị kê biên
đang cho bên thứ ba thuê hoặc giữ; tài sản
bị kê biên đã thế chấp tại ngân hàng hoặc
tổ chức tín dụng và ngân hàng cũng không
quản lý được tài sản thế chấp này; tài sản
là nhà ở, vật kiến trúc trên đất nhưng pháp
nhân không có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất là của chủ thể khác; không xác
định được tài sản kê biên đang ở đâu5.
Đây cũng là những trường hợp phát sinh khi
kê biên tài sản của cá nhân. Những vướng
5 Cũng trong vụ án Châu Thị Thu Nga: tài sản Housing Group bị kê biên trong quá trình điều tra bao gồm: diện tích hơn
10.000m2 đất và tài sản của Housing Group ở khu công nghiệp Thạch Thất, Quốc Oai; khu đất và tài sản trên đất xây
dựng khách sạn tại Quất Lâm, huyện Giao Thủy Nam Định diện tích gần 3.500m2 mang tên Housig Group nhưng lại
chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; một chiếc xe Lexus GS350 đứng tên Housing Group đã bị thế chấp
vay ngân hàng 690 triệu nhưng cũng đồng thời bị cầm cố cho một cá nhân lấy 1 tỷ; 15.400m2 đất CT5 (dự án B5 Cầu
Diễn) kê biên gặp khó khăn vì một số hộ đã xây nhà ở sinh sống.
Nguồn: https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/cuu-dai-bieu-quoc-hoi-thu-nga-bi-ke-bien-nhung-tai-san-gi-3411543.
html. Truy cập 23h15’ ngày 16/10/2017
6 Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014: pháp nhân thương mại có thể là các doanh nghiệp hoạt động dưới
loại hình là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh. Người đứng
đầu pháp nhân có thể là một người nhưng cũng có thể hơn một người tùy thuộc vào Điều lệ hoạt động của Công ty (có
thể là Chủ tịch hội đồng quản trị, hoặc cả Giám đốc, Tổng giám đốc; hoặc Chủ tịch hội đồng thành viên)
mắc này tồn tại trong suốt thời gian thi hành
BLTTHS năm 2003 và sẽ tiếp tục là những
khó khăn, vướng mắc khi thi hành BLTTHS
năm 2015. Vì vậy, việc có hướng dẫn cụ thể
thực sự là cần thiết khi BLTTHS đã có hiệu
lực pháp luật.
Theo quy định, tài sản bị kê biên
được giao cho người đứng đầu pháp nhân
có trách nhiệm bảo quản; nếu để xảy ra
việc tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển
nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài
sản bị kê biên thì người này phải chịu trách
nhiệm theo quy định của pháp luật. Khi
kê biên tài sản của pháp nhân phải có mặt
những người sau: Người đại diện theo pháp
luật của pháp nhân; Đại diện chính quyền
xã, phường, thị trấn nơi pháp nhân có tài sản
bị kê biên; Người chứng kiến.
Trường hợp pháp nhân có người
đứng đầu nhiều hơn một người việc xác định
chủ thể nào có trách nhiệm bảo quản tài sản
kê biên cần được hướng dẫn cụ thể.6
3. Phong tỏa tài khoản
Theo quy định tại Điều 438 BLTTHS,
phong tỏa tài khoản áp dụng đối với pháp
nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về
tội mà BLHS quy định hình phạt tiền hoặc
để bảo đảm bồi thường thiệt hại và có căn
cứ xác định pháp nhân đó có tài khoản tại tổ
chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Như vậy, cũng giống như đối với
biện pháp kê biên tài sản, các pháp nhân bị
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
52 Số 02(354) T01/2018
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đều có thể
bị phong tỏa tài khoản nếu có căn cứ xác
định pháp nhân đó có tài khoản tại tổ chức
tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước do tất cả
tội phạm quy định pháp nhân phải chịu trách
nhiệm hình sự đều áp dụng loại hình phạt
tiền.
Tuy nhiên, phong tỏa tài khoản
không chỉ áp dụng đối với tài khoản của
pháp nhân mà cũng được áp dụng đối với tài
khoản của cá nhân, tổ chức khác nếu có căn
cứ xác định số tiền trong tài khoản đó liên
quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân.
Trong trường hợp này việc xác định số tiền
trong tài khoản bị phong tỏa có liên quan
đến hành vi phạm tội của pháp nhân phải rõ
ràng.
Chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản
tương ứng với mức có thể phạt tiền hoặc
bồi thường thiệt hại. Những người có thẩm
quyền kê biên tài sản của pháp nhân cũng có
quyền ra quyết định phong tỏa tài khoản của
pháp nhân.
Cơ quan có thẩm quyền phong tỏa
tài khoản phải giao quyết định phong tỏa tài
khoản cho đại diện tổ chức tín dụng hoặc
Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản
của pháp nhân hoặc tài khoản của cá nhân,
tổ chức khác liên quan đến hành vi phạm tội
của pháp nhân. Việc giao, nhận lệnh phong
tỏa tài khoản phải được lập thành biên bản
theo quy định của BLTTHS. Ngay sau khi
nhận được lệnh phong tỏa tài khoản, tổ chức
tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản
lý tài khoản của pháp nhân hoặc tài khoản
của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt
động phạm tội của pháp nhân phải thực hiện
ngay việc phong tỏa tài khoản và lập biên
bản về việc phong tỏa tài khoản.
7 Nguyễn Văn Huyên, Lê Lan Chi (chủ biên) (2016), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Nxb. Lao
động, Hà Nội, tr. 535.
Trình tự, thủ tục phong tỏa tài khoản
của pháp nhân thực hiện theo quy định tại
Điều 129 BLTTHS: Biên bản về việc phong
tỏa tài khoản được lập thành năm bản, trong
đó một bản được giao ngay cho người bị
buộc tội, một bản giao cho người khác có
liên quan đến người bị buộc tội, một bản gửi
cho Viện kiểm sát cùng cấp, một bản đưa
vào hồ sơ vụ án, một bản lưu tại tổ chức tín
dụng hoặc Kho bạc Nhà nước. Khi áp dụng
quy định này trong phong tỏa tài khoản của
pháp nhân có thể hiểu một bản được giao cho
pháp nhân bị phong tỏa tài khoản, một bản
giao cho tổ chức, cá nhân liên quan đến pháp
nhân (nếu có).7 Tuy nhiên cách diễn giải này
chưa rõ ràng, khó khăn cho cơ quan thực thi
pháp luật và không thể áp dụng thống nhất.
Vì vậy, cần có hướng dẫn thống nhất: giao
một bản cho pháp nhân phải quy định rõ là
giao cho ai (người đứng đầu của pháp nhân
hay người đại diện hợp pháp), người khác có
liên quan đến pháp nhân là chủ thể nào.
Vướng mắc thứ hai khi phong tỏa
tài khoản pháp nhân là Ngân hàng, tổ chức
tín dụng nhận được quyết định phong tỏa tài
khoản thì thường phải có thời gian báo cáo,
xin ý kiến lãnh đạo đơn vị mà không thể thực
hiện việc phong tỏa “ngay” như luật định do
liên quan đến quyền lợi của khách hàng. Vì
vậy, cần có quy định rõ thời gian tối thiểu là
bao lâu để thực hiện yêu cầu của Cơ quan
có thẩm quyền, việc quy định phong tỏa
“ngay” như trong BLTTHS năm 2015 mới
thể hiện được tính kịp thời nhưng lại khó
bảo đảm khả năng thực hiện trên thực tế.
4. Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt
động của pháp nhân liên quan đến hành
vi phạm tội của pháp nhân
Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động
của pháp nhân chỉ áp dụng khi có căn cứ
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
53Số 02(354) T01/2018
xác định hành vi phạm tội của pháp nhân
gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại
đến tính mạng, sức khỏe của con người, môi
trường hoặc trật tự, an toàn xã hội.
Trong quá trình giải quyết vụ án hình
sự nhằm xác định trách nhiệm hình sự của
pháp nhân thương mại, việc quyết định áp
dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của
pháp nhân không phải là tạm đình chỉ hoạt
động trong mọi lĩnh vực mà pháp nhân đó
đang hoạt động. Việc tạm đình chỉ hoạt động
của pháp nhân thương mại bị khởi tố, điều
tra, truy tố phải được hiểu là tạm đình chỉ
hoạt động trong một hoặc một số lĩnh vực
hoạt động gây thiệt hại đến tính mạng, sức
khỏe con người, môi trường hoặc an ninh trật
tự, an toàn xã hội. Hiểu và áp dụng như vậy
phù hợp với quy định của BLHS năm 2015
về hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn
và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn8. Cơ quan có
thẩm quyền áp dụng căn cứ vào các lĩnh vực
hoạt động mà pháp nhân thương mại đăng
ký kinh doanh, hoạt động, căn cứ vào tính
chất, mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội
đã thực hiện để xác định rõ tạm đình chỉ hoạt
động trong lĩnh vực nào. Không phải trong
mọi trường hợp đều tạm đình chỉ hoạt động
của pháp nhân trên mọi lĩnh vực hoạt động
của pháp nhân vì biện pháp này khi áp dụng
sẽ ảnh hưởng không chỉ đến hoạt động bình
thường của pháp nhân mà còn ảnh hưởng trực
tiếp đến người lao động của pháp nhân đó.
Mặc dù BLTTHS không quy định cụ
thể nhưng đặt trong mối liên hệ với quy định
8 Đình chỉ hoạt động có thời hạn là tạm dừng hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà
pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường hoặc an ninh, trật tự, an
toàn xã hội và hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế (Điều 78 BLHS năm 2015)
Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà
pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố
môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây
ra (Điều 79 BLHS năm 2015).
9 Theo quy định tại Điều 706-45 BLTTHS Cộng hòa Pháp: có thể áp dụng biện pháp giám sát tư pháp “Không được tiến
hành một số hoạt động nghề nghiệp, xã hội, nếu đã thực hiện hành vi phạm tội khi tiến hành cá hoạt động đó và có thể
thực hiện một hành vi phạm tội mới”, chỉ có thể ra quyết định áp dụng biện pháp này nếu nó được coi là hình phạt đối
với pháp nhân bị truy tố.
của BLHS thì có thể hiểu biện pháp cưỡng
chế này chỉ áp dụng với pháp nhân thương
mại nếu pháp nhân đó có thể bị áp dụng hình
phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc
đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.9
Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động của
pháp nhân không được quá thời hạn điều tra,
truy tố, xét xử theo quy định của BLTTHS.
Thời hạn tạm đình chỉ đối với pháp nhân bị
kết án không quá thời hạn kể từ khi tuyên án
cho đến thời điểm pháp nhân chấp hành án.
Khi áp dụng biện pháp này đặc biệt
lưu ý về thời hạn áp dụng, bởi hình phạt đình
chỉ hoạt động có thời hạn của pháp nhân quy
định tại Điều 78 BLHS xác định từ 6 tháng
đến 3 năm. Vì vậy trong trường hợp, hình
phạt có khả năng áp dụng là đình chỉ hoạt
động vĩnh viễn thì việc áp dụng biện pháp
cưỡng chế tạm đình chỉ hoạt động sẽ khó
xảy ra vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, nếu hình
phạt sẽ áp dụng là đình chỉ hoạt động có thời
hạn mà thời hạn áp dụng biện pháp cưỡng
chế tạm đình chỉ hoạt động là không quá thời
hạn điều tra, truy tố, xét xử thì hoàn toàn có
khả năng thời hạn áp dụng biện pháp này đã
dài hơn thời hạn quy định cho loại hình phạt
đình chỉ hoạt động có thời hạn.
5. Buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm
thi hành án
Biện pháp cưỡng chế này áp dụng đối
với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử về tội mà BLHS quy định hình phạt tiền
hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
54 Số 02(354) T01/2018
Chỉ buộc nộp một khoản tiền để bảo
đảm thi hành án tương ứng với mức có thể
bị phạt tiền hoặc để bồi thường thiệt hại.
Thẩm quyền thuộc về: Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởng Cơ quan điều tra các cấp, trường hợp
này, quyết định buộc nộp một khoản tiền để
bảo đảm thi hành án phải được Viện kiểm
sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng
Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án,
Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án,
Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội
đồng xét xử.
Chính phủ quy định chi tiết trình tự,
thủ tục, mức tiền phải nộp để bảo đảm thi
hành án; việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân
sách nhà nước số tiền đã nộp.
6. Một số hạn chế khác trong BLTTHS
năm 2015 và lưu ý khi áp dụng biện pháp
cưỡng chế đối với pháp nhân bị khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử
Thứ nhất, BLTTHS năm 2015 không
quy định có thể áp dụng đồng thời nhiều
biện pháp hay không hoặc trong trường hợp
phải áp dụng nhiều biện pháp thì ưu tiên áp
dụng biện pháp nào.10
Trong số các biện pháp cưỡng chế
luật định áp dụng với pháp nhân bị khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử, ngoài biện pháp tạm
đình chỉ hoạt động của pháp nhân có mục
đích chính và chủ yếu là ngăn chặn hành vi
phạm tội tiếp tục xảy ra, tiếp tục gây thiệt
hại, các biện pháp còn lại đều nhằm mục
đích để bảo đảm cho việc thi hành hình phạt
tiền hoặc bảo đảm bồi thường thiệt hại. Căn
cứ vào quy định của pháp luật, đối chiếu với
thực tế có thể hiểu đối với một pháp nhân
10 Điều 706- 45 BLTTHS Cộng hòa Pháp quy định: có thể buộc pháp nhân phải thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ khác
nhau khi Dự thẩm quyết định áp dụng biện pháp giám sát tư pháp.
thương mại bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử cùng lúc có thể áp dụng nhiều biện pháp
cưỡng chế tố tụng. Bởi có thể áp dụng một
biện pháp nhằm ngăn chặn tội phạm tiếp tục
xảy ra đồng thời với một biện pháp để bảo
đảm thi hành án hoặc hai biện pháp cùng
nhằm bảo đảm thi hành án ( Ví dụ: nếu chỉ
phong tỏa tài khoản của pháp nhân thì chưa
đủ số tiền tương ứng với mức phạt tiền hoặc
bồi thường thiệt hại và vì vậy cần áp dụng
thêm biện pháp kê biên tài sản).
Khi lựa chọn biện pháp để áp dụng
trong số các biện pháp trên, cần cân nhắc
đến hiệu quả và sự ảnh hưởng của biện pháp
cưỡng chế áp dụng đối với pháp nhân. Trong
số các biện pháp BLTTHS quy định, biện
pháp buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm
thi hành án là biện pháp ảnh hưởng ít nhất
đến hoạt động của pháp nhân nên được ưu
tiên lựa chọn. Nếu pháp nhân không có khả
năng tài chính để thực thi biện pháp này, thứ
tự lựa chọn sẽ là phong tỏa tài khoản và cuối
cùng là kê biên tài sản. Tuy nhiên, việc lựa
chọn quyết định cũng cần rất kịp thời vì nếu
không kịp thời có thể dẫn đến hiện tượng tẩu
tán tài sản. Vì vậy, nếu BLTTHS quy định
biện pháp buộc nộp khoản tiền để bảo đảm
thi hành án ngoài là biện pháp cưỡng chế
độc lập còn là biện pháp thay thế cho biện
pháp phong tỏa tài khoản, kê biên tài sản thì
sẽ vừa bảo đảm hiệu quả áp dụng vừa hạn
chế thiệt hại cho pháp nhân nếu pháp nhân
đó vẫn đang trong quá trình hoạt động.
Thứ hai, các cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng
chế đối với pháp nhân hay không là vấn đề
gây tranh cãi. Mặc dù Điều 436 BLTTHS
năm 2015 các cơ quan được giao nhiệm vụ
(Xem tiếp trang 59)
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
55Số 02(354) T01/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bien_phap_cuong_che_doi_voi_phap_nhan_theo_quy_dinh_cua_bo_l.pdf