MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: 1
GIỚI THIỆU . 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1. Mục tiêu chung . 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU . 2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1. Không gian 3
1.4.2. Thời gian . 3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu . 3
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU . 3
CHƯƠNG 2: 5
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 5
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 5
2.1.1. Một số vấn đề về tín dụng 5
2.1.2. Hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại 11
2.1.3. Vai trò của ngân hàng trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn
21
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . 25
2.2.2. Phương pháp xử lí số liệu . 25
CHƯƠNG 3: 27
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG 27
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN . 27
3.2. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ
27
3.2.1. Vai trò . 27
3.2.2. Chức năng . 28
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ MẠNG LƯỚI GIAO DỊCH . 28
3.3.1. Cơ cấu tổ chức 28
3.3.2. Mạng lưới giao dịch 31
3.4. QUI ĐỊNH CHUNG CHO VAY CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT
HUYỆN MỸ TÚ 32
3.4.1. Qui định chung cho vay 32
3.4.2. Qui trình cho vay trực tiếp 35
3.4.3. Qui trình cho vay gián tiếp . 37
3.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 40
CHƯƠNG 4: 45
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT 45
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG 45
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CHI NHÁNH NHNN &
PTNT HUYỆN MỸ TÚ 45
4.1.1. Tình hình nguồn vốn . 45
4.1.2. Tình hình huy động vốn 47
4.1.3. Tình hình cho vay vốn 51
4.2. PHÂN TÍCH CHO VAY – THU NỢ - DƯ NỢ - NỢ QUÁ HẠN HỘ
SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG 53
4.2.1. Tình hình cho vay hộ sản xuất 54
4.2.2. Tình hình thu nợ hộ sản xuất 61
4.2.3. Tình hình dư nợ hộ sản xuất . 69
4.2.4. Tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất . 77
4.2.5. Đánh giá tình hình nợ xấu 83
4.2.6. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất . 86
4.3. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU VAY VỐN CỦA HỘ SẢN XUẤT VÀ KHẢ
NĂNG ĐÁP ỨNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG 88
4.3.1. Nhu cầu vốn sản xuất của hộ sản xuất 88
4.3.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay của Ngân hàng 94
CHƯƠNG 5: 97
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG . 97
5.1. CÁC MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ TỒN TẠI . 97
5.1.1. Các mặt đạt được 97
5.1.2. Tồn tại . 97
5.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG . 98
5.3.1. Giải pháp vĩ mô 98
5.3.2. Giải pháp vi mô 99
CHƯƠNG 6: 103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . .103
6.1. KẾT LUẬN .103
6.2. KIẾN NGHỊ .105
6.2.1. Đối với Ủy Ban Nhân Dân huyện .105
6.2.2. Đối với Ngân hàng 105
118 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1716 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm 2006, 2007 vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất của Ngân
hàng là khá thấp và đều nhỏ hơn 1. Đó là do dư nợ hộ sản xuất của Ngân hàng
www.kinhtehoc.net
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 83
qua các năm khá cao, Ngân hàng cho hộ sản xuất vay ngắn hạn nhiều, tuy nhiên
cho vay trung hạn cũng chiếm phần không nhỏ, làm cho dư nợ hộ sản xuất còn
cao, tuy nhiên đến năm 2008 thì tình hình thu nợ hộ sản xuất đã được cải thiện
tốt hơn làm cho vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất lớn hơn 1, và đây là dấu
hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
4.2.5. Đánh giá tình hình nợ xấu
Hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều yếu tố: vốn huy
động, doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ,…Trong đó tình hình nợ quá hạn cũng là
vấn đề đáng chú ý. Nợ xấu cao sẽ cho thấy hoạt động của Ngân hàng không tốt,
Ngân hàng không có biện pháp tốt để thẩm định cho vay, không có khả năng
kiểm soát các khoảng nợ của khách hàng, từ đó hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng sẽ bị giảm sút.
www.kinhtehoc.net
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 84
BẢNG 18: TÌNH HÌNH NỢ XẤU CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT
HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008
Đvt: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM
SO SÁNH
2007/2006
SO SÁNH
2008/2007
2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền %
1. Nhóm 1 50.794 58.536 63.500 7.742 15,24 4.964 8,48
- Ngắn hạn 26.607 33.554 47.242 6.947 26,11 13.688 40,79
- Trung hạn 24.187 24.982 16.258 795 3,29 -8.724 -34,92
2. Nhóm 2 49.439 24.312 7.727 -25.127 -50,82 -16.585 -68,22
- Ngắn hạn 43.500 16.138 7.727 -27.362 -62,90 -8.411 -52,12
- Trung hạn 5.939 8.174 - 2.235 37,63 -8.174 -100,00
3. Nhóm 3 - 8.249 586 8.249 - -7.663 -92,90
- Ngắn hạn - 7.557 586 7.557 - -6.971 -92,25
- Trung hạn - 692 - 692 - -692 -100,00
4. Nhóm 4 5.759 1.655 461 -4.104 -71,26 -1.194 -72,15
- Ngắn hạn 5.669 949 461 -4.720 -83,26 -488 -51,42
- Trung hạn 90 706 - 616 684,44 -706 -100,00
5. Nhóm 5 2.836 15.134 3.613 12.298 433,64 -11.521 -76,13
- Ngắn hạn 2.688 14.734 3.215 12.046 448,14 -11.519 -78,18
- Trung hạn 150 400 398 250 166,67 -2 -0,50
Tổng cộng 108.828 107.886 75.887 -942 -0,87 -31.999 -29,66
(Nguồn: phòng tín dụng NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú qua 3 năm 2006,2007,2008)
* Nhận xét:
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 và con số này đối với tín dụng
hộ sản xuất của Ngân hàng qua các năm: Năm 2006 nợ xấu của tín dụng hộ sản
xuất là 8.595 triệu đồng, đến năm 2007 con số này đã tăng thêm 16.443 triệu
đồng tức nợ xấu năm 2007 của Ngân hàng là 25.038 triệu đồng, trong đó ngắn
hạn là 23.248 triệu đồng, chiếm tới 92,82% tổng nợ xấu của Ngân hàng và nợ
xấu năm 2007 tăng 191,31% so với năm 2006. Con số này là quá cao, chứng tỏ
trong năm 2007 Ngân hàng đã hoạt động không hiệu quả, không có biện pháp tốt
để thu hồi nợ và một phần cũng do ngay từ đầu cán bộ tín dụng đã không làm tốt
www.kinhtehoc.net
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 85
công việc kiểm định cho vay dẫn đến việc cho vay không đúng đối tượng làm
cho tình hình nợ xấu trong năm của Ngân hàng đối với hộ sản xuất tăng cao, đặc
biệt là các khoản vay ngắn hạn. Bên cạnh đó, cũng do trong năm 2007 có nhiều
biến động về kinh tế, thiên tai, dịch bệnh nhiều nên đã gây ảnh hưởng không nhỏ
tới việc sản xuất của người dân, làm cho họ làm ăn thất bại nên không có tiền trả
nợ Ngân hàng dẫn đến tình hình nợ xấu hộ sản xuất của Ngân hàng tăng cao. Tuy
nhiên đến năm 2008 tình hình nợ xấu của tín dụng hộ sản xuất đã được cải thiện
rõ rệt chỉ còn 4660 triệu đồng, giảm 81,39% so với năm 2007. Do đã có nhiều cải
thiện trong việc thẩm định cho vay, tìm hiểu khách hàng kĩ hơn, có biện pháp tốt
trong việc giám sát hoạt động sản xuất của các hộ trên địa bàn giúp họ sản xuất
đạt hiệu quả cao nên việc thu hồi vốn cũng nhanh chóng hơn nên tình hình nợ
xấu của hộ sản xuất trong năm 2008 đã giảm nhiều so với năm 2007.
Tóm lại trước tình hình căng thẳng về khủng hoảng kinh tế trên thế giới
như hiện nay thì Ngân hàng cần phải cải thiện hơn nữa trong giám sát việc kinh
doanh, sản xuất, có biện pháp giúp đỡ người dân nâng cao kiến thức sản xuất
nhằm đạt năng suất cao, cần phải thẩm kĩ trước khi cho vay tránh tối đa việc cho
khách hàng xấu vay vốn, cần phải tìm ra biện pháp thu hồi nợ đối với hộ sản xuất
hiệu quả nhất để tránh nợ quá hạn hộ sản xuất quá nhiều, mà Ngân hàng mình
chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực cho vay hộ sản xuất nên nếu cho vay hộ sản
xuất không đạt hiệu quả sẽ kéo theo sự suy giảm hoạt động của toàn Ngân hàng,
do đó, cần phải hạn chế đến mức thấp nhất có thể đối với các khoản nợ xấu trong
cho vay hộ sản xuất.
www.kinhtehoc.net
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 86
4.2.6. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất
BẢNG 19: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI
CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ
Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008
1. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 161.124 175.680 175.344
2. Vốn huy động Triệu đồng 28.889 38.271 48.512
3. Doanh số cho vay hộ sản xuất Triệu đồng 43.910 67.210 66.008
4. Doanh số thu nợ hộ sản xuất Triệu đồng 42.676 68.152 94.345
5. Tổng dư nợ hộ sản xuất Triệu đồng 108.828 107.886 75.887
6. Nợ quá hạn hộ sản xuất Triệu đồng 8.595 25.038 4.660
7. Dư nợ trên vốn huy động Lần 3,77 2,82 1,56
8. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ % 7,89% 21,35% 6,14%
9. Vòng vay vốn tín dụng Vòng 0,41 0,63 1,03
* Nhận xét:
- Năm 2006 bình quân 3,77 đồng dư nợ hộ sản xuất mới có 1 đồng vốn
huy động tham gia, năm 2007 tình hình huy động vốn của Ngân hàng có cải thiện
hơn so với năm 2006, bình quân 2,82 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động
cùng tham gia, sang năm 2008 thì tình hình huy động vốn của Ngân hàng có tốt
hơn, bình quân 1,56 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động trong đó. Cho thấy
tình hình huy động vốn của Ngân hàng dần được cải thiện qua các năm, uy tín
của Ngân hàng ngày càng được nâng cao góp phần tạo cho Ngân hàng có được
thế đứng vững mạnh trên thị trường, đủ sức cạnh tranh với các Ngân hàng khác
trong Huyện.
- Tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất trên dư nợ hộ sản xuất qua các năm đều
cao. Năm 2007 tỷ lệ này tăng cao 23,20%, sang năm 2008 giảm còn 6,14%. Tuy
năm 2008 tỷ lệ có giảm nhưng vẫn vượt mức qui định của NHNN (5%). Cho
thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng không đạt được hiệu quả cao, nợ quá hạn
còn chiếm tỷ trọng cao, Ngân hàng đã không có biện pháp tốt để hạn chế nợ quá
hạn hộ sản xuất, do đội ngũ cán bộ tín dụng đã không thực hiện tốt việc thẩm
định cho vay, không theo sát kiểm soát tốt hoạt động làm ăn của hộ sản xuất,
www.kinhtehoc.net
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 87
không biết kết hợp giữa cho vay và hỗ trợ nâng cao khoa học kĩ thuật nhằm tạo
nhiều lợi nhuận cho hộ và cũng là để tạo điều kiện để họ trả nợ đúng hạn.
- Vòng vay vốn tín dụng hộ sản xuất của Ngân hàng theo hướng tăng dần
qua các năm. Năm 2006 là 0,41 vòng, năm 2007 tăng lên 0,63 vòng, năm 2008
lại tăng lên là 1,03 vòng. Đây là dấu hiệu tốt , tốc độ lưu chuyển vốn của Ngân
hàng ngày càng được cải thiện, thời gian thu hồi nợ vay cũng nhanh hơn so với
nhuãng năm trước.
Tóm lại, NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú cần phải tăng cường việc huy
động vốn hơn nữa để đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của hộ sản xuất trong
Huyện nhằm thu hút được sự lòng tin của nông dân. Bên cạnh đó Ngân hàng cần
phải có biện pháp cải thiện việc thẩm định cho vay đối với hộ sản xuất, tránh các
khách hàng không có khả năng thu hồi nợ đúng hạn, cần có biện thu hồi nợ
nhanh, giảm tối đa các khoản nợ quá hạn hộ sản xuất làm ảnh hưởng đến hoạt
động của Ngân hàng, tăng doanh số thu nợ là để giảm nợ quá hạn và cũng là để
tăng vòng vay vốn tín dụng cho Ngân hàng. Từ đó Ngân hàng mới đut khả năng
mở rộng qui mô phát triển và tạo được sức cạnh tranh cho mình.
www.kinhtehoc.net
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 88
4.3. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU VAY VỐN CỦA HỘ SẢN XUẤT VÀ KHẢ
NĂNG ĐÁP ỨNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
4.3.1. Nhu cầu vốn sản xuất của hộ sản xuất
4.3.1.1. Số lượng hộ trên địa bàn hoạt động sản xuất
BẢNG 20: SỐ LƯỢNG HỘ SẢN XUẤT HUYỆN MỸ TÚ
Đvt: Hộ
ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT
NĂM
SO SÁNH
2007/2006
SO SÁNH
2008/2007
2006 2007 2008 Số hộ % Số hộ %
Thị Trấn Huỳnh Hữu Nghĩa 1.372 1.369 1.375 -3 -0,22 6 0,44
Xã Mỹ Tú 2.295 2.298 2.304 3 0,13 6 0,26
Xã Mỹ Phước 3.542 3.602 3.605 60 1,69 3 0,08
Xã Mỹ Hương 2.348 2.351 2.360 3 0,13 9 0,38
Xã Mỹ Thuận 2.049 2.084 2.091 35 1,71 7 0,34
Xã Hưng Phú 2.626 2.621 2.630 -5 -0,19 9 0,34
Xã Long Hưng 2.754 2.750 2.758 -4 -0,15 8 0,29
Xã Phú Mỹ 2.052 2.063 2.073 11 0,54 10 0,48
Xã Thuận Hưng 2.824 2.829 2.839 5 0,18 10 0,35
Tổng 21.862 21.967 22.035 105 0,48 68 0,31
(Nguồn: phòng thống kê Huyện Mỹ Tú)
Ta thấy qua 3 năm số hộ sản xuất của Huyện ngày càng tăng do người dân
trong huyện đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất nông nghiệp, do đó là
ngành nghề truyền thống và cũng là ngành tạo ra nhiều lợi nhuận cho người dân.
Năm 2007 số lượng hộ sản xuất là 21.967 hộ, tăng 0.48% so với năm 2006, năm
2008 đạt 22.035 hộ, tăng 0.31% so với năm 2007, tuy tăng không cao nhưng sự
tăng lên này cũng tạo ra sự gia tăng nhu cầu vốn của hộ sản xuất đối với Ngân
hàng. Từ đó Ngân hàng phải có biện pháp mới để tăng nguồn vốn huy dộng
nhằm đủ khả năng đáp ứng vốn cho các hộ sản xuất trong huyện.
www.kinhtehoc.net
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 89
4.3.1.2 Đặc điểm hộ sản xuất
Qua điều tra thực tế 100 hộ sản xuất của Huyện Mỹ Tú có kết quả thực tế
về độ tuổi và trình độ của đa số hộ sản xuất của Huyện qua bảng sau:
BẢNG 21: ĐIỀU TRA THỰC TẾ VỀ TUỔI, TRÌNH ĐỘ CỦA HỘ SẢN
XUẤT CỦA HUYỆN MỸ TÚ
TUỔI
SỐ NGƯỜI
CHỌN
(NGƯỜI)
TỶ
TRỌNG
(%)
TRÌNH ĐỘ
SỐ NGƯỜI
CHỌN
(NGƯỜI)
TỶ
TRỌNG
(%)
18 đến 30 15 15 Tiểu học 40 40
30 đến 50 40 40 THCS 32 32
50 đến 70 35 35 THPT 23 23
70 trở lên 10 10 Đại học 5 5
Tổng 100 100 Tổng 100 100
Chú thích: THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
(Nguồn: phỏng vấn trực tiếp)
Độ tuổi trung bình của hộ sản xuất chủ yếu là ở độ tuổi trung niên, và
thường là do không trình độ và việc làm nên họ ở nhà chăm sóc ruộng vườn tiếp
gia đình. Dần dần họ cảm thấy gắn bó với miếng đất, mảnh vườn nên nó đã trở
thành nghề mưu sinh chính của gia đình. Qua việc tổng hợp bảng câu hỏi điều tra
thực tế thấy được trong mỗi gia đình của hộ sản xuất thường có trung bình từ 5
thành viên trở lên, và diện tích đất trung bình của mỗi hộ khoảng từ 0,5 – 5ha.
Nhìn chung đặc điểm chung nhất của hộ sản xuất là có trình độ tương đối
thấp. Chủ yếu họ dựa vào kinh nghiệm sản xuất của cha ông mà phát triển. Họ
cũng chủ yếu dựa vào nguồn vốn có được từ việc bán sản phẩm của mình ở vụ
sản xuất trước để tiếp tục dùng vào vụ sản xuất sau, tuy nhiên số tiền đó không
thể đáp ứng đủ vì họ còn phải lo cho sinh hoạt gia đình. Nắm bắt được nhu cầu
vốn của các hộ sản xuất mà NHNN & PTNT đã không ngừng phát triển việc cho
vay đối với hộ sản xuất. Từ đó các hộ sản xuất có được nguồn vốn vay phù hợp
với khả năng sản xuất của mình giúp họ ngày càng phát triển ngành nghề đang
có, cải thiện đời sống gia đình.
www.kinhtehoc.net
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 90
Như ta thấy hộ sản xuất thường có trình độ thấp và độ tuổi cao. Việc phát
triển qui mô sản xuất của họ chủ yếu theo xu hướng tự phát nên năng suất chưa
tỷ lệ thuận với sự tăng lên của qui mô sản xuất. Do trình độ thấp nên các hộ sản
xuất khó tiếp thu tốt những thay đổi của khoa học kĩ thuật hiện đại nhằm tăng
năng suất sản xuất. Độ tuổi cao làm cho họ khó có khả năng học hỏi nhanh chóng
các phương thức sản xuất mới. Vấn đề đặt ra ở đây là cần phải có biện pháp nâng
cao trình độ trong sản xuất cho người dân, giúp họ tiếp thu tốt những khoa học
kỹ thuật mới để việc sản xuất của họ đạt hiệu quả cao, cũng nhằm giúp họ sử
dụng tốt vốn sản xuất của mình cũng như giúp cho các ngân hàng cho họ mượn
vốn để sử dụng có thể thu hồi được gốc và lãi đúng hạn.
4.3.1.3. Đánh giá về loại hình sản xuất
Trong Huyện có 5 loại hình sản xuất chủ yếu và có diện tích của các loại
hình sản xuất qua 3 năm như sau:
BẢNG 22: DIỆN TÍCH ĐẤT SẢN XUẤT THEO LOẠI HÌNH SẢN
XUẤT CỦA HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008
Đvt: ha
LOẠI HÌNH
SẢN XUẤT
NĂM
2006 2007 2008
Trồng lúa 89.037 83.938 90.115
Trồng mía 3.740 3.039 3.601
Làm vườn 2.530 2.624 2.900
Chăn nuôi 1.264 1.965 2.440
Tôm, cá lúa 298 402 511
- Cây lúa là loại cây trồng truyền thống của hộ sản xuất, nước ta là nước
nông nghiệp với cây lúa là thế mạnh do đó diện tích lúa luôn chiếm đa số. Huyện
Mỹ Tú cũng không ngoại lệ. Diện tích trồng lúa của Huyện chiếm cao nhất do
đây là loại cây trồng mang lại được nhiều lợi nhuận nhất so với các loại cây trồng
khác, đó cũng là loại cây trồng có ít rủi ro nhất. Diện tích trồng lúa của Huyện
năm 2007 giảm là do trong năm 2007 ở Huyện có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế
mạnh mẽ. Một số hộ sản xuất lúa do làm ăn không hiệu quả trong lĩnh vực này
nên họ đã chuyển sang loại hình sản xuất khác nhằm tìm lợi nhuận cao hơn. Tuy
www.kinhtehoc.net
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 91
nhiên do thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất mới nên kết quả sản xuất đã
không như mong muốn. Đến năm 2008 diện tích lúa lại tăng cao do sau khi sản
xuất không có hiệu quả ở lĩnh vực sản xuất mới nên người dân đã trở lại với
ngành nghề truyền thống của mình.
- Cây mía là loại cây trồng có diện tích lớn thứ hai. Cây mía ở Huyện Mỹ
Tú là loại cây trồng được trồng nhiều, đây là loại hình sản xuất đặc trưng của
Huyện Mỹ Tú.
- Ở Huyện Mỹ Tú thì đa số các gia đình đều có mảnh vườn ở sau nhà, do
đây là Huyện vùng sâu nên đất vườn nhiều. Tuy nhiên diện tích đất vườn dùng để
sản xuất không nhiều như diện tích lúa và mía, đa phần đất vườn chỉ để trồng các
loại cây ăn trái thường dùng phục vụ gia đình chứ không phải là dùng để sản xuất
chính.
- Chăn nuôi là lĩnh vực sản xuất mau lấy lại vốn hơn so với các loại hình
sản xuất khác, nhưng rủi ro lại cao do gia súc, gia cầm thường dễ mắc bệnh, nếu
chúng bị bệnh thì sẽ khó có thể thu hồi vốn nên ít được chú ý sản xuất hơn.
- Tôm, cá lúa là loại hình sản xuất tương đối mới, người dân chưa tiếp thu
được những kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất của loại hình sản xuất này nên
diện tích đất dùng cho sản xuất ở lĩnh vực này không được người dân đầu tư do
họ sợ rủi ro trong sản xuất
4.3.1.4. Nhu cầu vốn của hộ sản xuất
* Nguồn vốn hoạt động sản xuất
Qua bảng câu hỏi điều tra thực tế đối với 100 hộ sản xuất trên địa bàn ta
thấy.
BẢNG 23: NHU CẦU VỐN CỦA HỘ SẢN XUẤT
LOẠI HÌNH SẢN
XUẤT
NHU CẦU VỐN
(TRIỆU ĐỒNG/HA)
Trồng lúa, mía 15
Làm vườn 20
Chăn nuôi 17
Phục vụ nông nghiệp 25
Sản xuất khác 10
(Nguồn: phỏng vấn trực tiếp)
www.kinhtehoc.net
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 92
Qua bảng trên ta thấy nhu cầu vốn cho mỗi ha đất sản xuất của hộ sản
xuất là rất lớn nên họ không thể hoàn toàn chỉ dựa vào nguồn vốn sẵn có của
mình mà phải sử dụng một phần vốn vay từ ngân hàng
BẢNG 24: NGUỒN VỐN SẢN XUẤT
CHỈ TIÊU
SỐ NGƯỜI CHỌN
(NGƯỜI)
TỶ TRỌNG
(%)
Vốn vay 56 56
Vốn tự có 44 44
Tổng 100 100
(Nguồn: phỏng vấn trực tiếp)
* Khó khăn khi vay vốn ngân hàng
Ngân hàng được đa số hộ sản xuất tin cậy để vay vốn là NHNN & PTNT,
do đây là ngân hàng được đầu tư chủ yếu để phục vụ cho nông dân, Ngân hàng
có những qui định phù hợp với đặc điểm sản xuất của hộ sản xuất nên luôn là nơi
được họ nghĩ tới đầu tiên khi thiếu hụt vốn sản xuất.
Nguồn vốn ngân hàng tuy là nguồn vốn thích hợp nhất để hộ sản xuất có
thể tin cậy dùng để phát triển việc sản xuất của mình nhưng trong lúc vay vốn
ngân hàng hộ snr xuất cũng gặp không ít khó khăn.
- Thủ tục vay vốn của Ngân hàng tuy đã được cải thiện hơn trước nhưng
vẫn còn gồm rà khiến cho hộ sản xuất phải mất nhiều thời gian làm ảnh hưởng
đến quá trình sản xuất của họ.
- Mức lãi suất của Ngân hàng tuy đã có sự hợp lí chung nhưng đối với một
số hộ sản xuất quá khó khăn, chủ yếu dùng nguồn vốn ngân hàng để sản xuất thì
mức lãi suất đó vẫn còn khá cao.
- Vấn đề tài sản thế chấp của Ngân hàng còn hẹp chỉ sử dụng quyền sử
dụng đất để thế chấp, như vậy sẽ gây khó khăn cho một số hộ quá khó khăn. Nếu
trong tình trạng kinh tế gặp khó khăn, sản xuất có năng suất thấp, hộ sản xuất có
thể mất khả năng trả nợ như vậy họ có thể sẽ mất đi nguồn sản xuất chính của gia
đình.
- Trong năm 2008 đất nước rơi vào tình trạng lạm phát trầm trọng khiến
cho mức lài suất Ngân hàng không ngừng biến động. Sự biến động lãi suất cũng
có ảnh hưởng không nhỏ đến hộ sản xuất. Lãi suất tăng giảm không ổn định làm
www.kinhtehoc.net
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 93
cho người dân không có khả năng thích ứng kịp thời, hộ sản xuất là những người
có trình độ thấp, không thể chạy theo kịp những sự biến động bất thường của thị
trường tiền tệ nên họ không yên tâm khi sử dụng nguồn vốn luôn có biến đổi về
mức chi trả.
* Nguồn vốn vay
Qua điều tra thực tế ta thấy nguồn vay vốn của hộ sản xuất so với tổng
vốn sản xuất của họ là:
BẢNG 25: NGUÔN VỐN VAY CỦA HỘ SẢN XUẤT
LOẠI HÌNH SẢN
XUẤT
VỐN VAY
(TRIỆU
ĐỒNG/HA)
TỶ TRỌNG
(%)
THỜI HẠN
VAY
SỐ NGƯỜI
CHỌN
(NGƯỜI)
Trồng lúa, mía 3 20 Ngắn hạn 51/100
Làm vườn 10 50 Trung hạn 57/100
Chăn nuôi 3,4 20 Trung hạn 50/100
Phục vụ nông nghiệp 20 80 Trung hạn 61/100
Hoa màu 2 20 Ngắn hạn 52/100
Tổng 38,4
Vốn vay
Tỷ trọng (%) = * 100
Nhu cầu vốn
- Qua bảng trên ta thấy ngân hàng không thể đáp ứng được toàn bộ nhu
cầu vốn cho hộ sản xuất. Ngân hàng chỉ có thể đáp ứng tối đa 20% đối với cây
lúa, mía, chăn nuôi, và 50% đối với làm vườn, 80% đối với việc phục vụ nông
nghiệp trong tổng nhu cầu vốn
Đa số người dân của Huyện Mỹ Tú là hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp nên diện tích đất của Huyện phần lớn là dùng để sản xuất nông
nghiệp. Tuy nhiên, Ngân hàng không thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu vốn của hộ
sản xuất mà chỉ có thể đáp ứng một phần nhằm giúp hộ sản xuất trang trải phần
nào những khó khăn đang gặp phải. Sở dĩ có tình hình này là vì nguồn vốn huy
động của Ngân hàng còn thấp, chủ yếu sử dụng nguồn vốn từ cấp trên để cho
vay. Nguồn vốn từ cấp trên là nguồn vốn chó chi phí sử dụng cao hơn nguồn vốn
huy động, đây cũng là nguyên nhân làm giảm lợi nhuận. Đất bước đang trong
www.kinhtehoc.net
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 94
thời kì hội nhập, cùng với quá trình hội nhập là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhu
cầu vốn cho sản xuất ngày càng tăng. Từ đó đòi hỏi các Ngân hàng phải ngày
càng có nhiều biện pháp để mở rộng qui mô tín dụng đối với hộ sản xuất nhằm
đáp ứng tối đa nhu cầu vốn của họ và cũng là để có cơ hội tăng cường lợi nhuận
cho mình.
4.3.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay của Ngân hàng
Qua 3 năm 2006, 2007, 2008 Ngân hàng có số hồ sơ xin vay, hồ sơ chấp
nhận cho vay, và từ chối cho vay ngày càng tăng, cho thấy qui mô của Ngân
hàng đã được mở rộng.
www.kinhtehoc.net
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 95
BẢNG 26: HỒ SƠ VAY VỐN CỦA HỘ SẢN XUẤT
Đvt: Hồ sơ
CHỈ TIÊU
NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008
SO SÁNH
2007/2006
SO SÁNH
2008/2007
Số hồ sơ % Số hồ sơ % Số hồ sơ % Số hồ sơ % Số hồ sơ %
Số hồ sơ xin vay 3.940 100,00 4.392 100,00 4.600 100,00 452 11,47 208 4,74
Số hồ sơ giải quyết cho vay 3.608 91,57 4.024 91,62 4.120 89,57 416 11,53 96 2,39
Số hồ sơ từ chối cho vay 332 8,43 368 8,38 480 10,43 36 10,84 112 30,43
(Nguồn: phòng tín dụng NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú)
www.kinhtehoc.net
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 96
- Qua bảng ta thấy số hồ sơ xin vay qua 3 năm đều tăng. Năm 2006 là
3.940 hồ sơ đến năm 2007 là 4.392 hồ sơ, tăng 452 hồ sơ tức tăng 11,47% so với
năm 2006, năm 2008 là 4.600 hồ sơ, tăng 4,74% so với năm 2007. Tuy nhiên số
hồ sơ không đủ điều kiện cho vay cũng tăng theo, đặc biệt năm 2008 tăng đến
30,43% so với năm 2007. Trong 2 năm 2006, 2007 số hồ sơ chấp nhận cho vay
luôn chiếm tỷ trọng cao, năm 2006 là 91,57% so với tổng số hồ sơ xin vay, năm
2007 là 91,62%, nhưng đến năm 2008 thì số hồ sơ chấp nhận cho vay lại giảm,
do trong năm 2008 có những biến đổi lớn về tình hình tiền tệ, lạm phát tăng cao
nên Ngân hàng hạn chế cho vay đối với một số khách hàng mà Ngân hàng nhận
thấy khả năng trả nợ kém để hạn chế rủi ro cho Ngân hàng mình. Lý do mà Ngân
hàng không chấp nhận cho vay chủ yếu là do: Tài sản không đảm bảo, năng lực
tài chính yếu, không đủ nguồn trả nợ Ngân hàng, thu nợ xấu và không giải quyết
cho vay lại,…
Doanh số cho vay của Ngân hàng đối với hộ sản xuất tuy đã được nâng
cao dần nhưng còn thấp là vì một số hộ sản xuất do mới chuyển đổi cơ cấu kinh
tế sang sản xuất nông nghiệp nên họ chưa đáp ứng được các điều kiện để vay vốn
của Ngân hàng và một phần do nguồn vốn huy động còn thấp. Ngân hàng cần
phải mở rộng các hình thức huy động vốn để thu hút vốn làm tăng nguồn vốn
huy động, Từ đó mở rộng qui mô hoạt động, tăng khả năng đáp ứng vốn cho hộ
sản xuất, và cũng từ đó sẽ tạo được thế mạnh để cạnh tranh với các Ngân hàng
khác trong địa bàn.
- Qua việc tổng hợp bảng câu hỏi thực tế thì đối với Ngân hàng hộ sản
xuất có một số đề suất:
+ Ngân hàng cần phải hạn chế đến mức có thể chấp nhận được các thủ tục
cho vay, hạn chế chi phí và thời gian đi lại cho người dân.
+ Cần có mức lãi suất dao động nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để
nguồn vốn có thể đến với mọi đối tượng sản xuất, giúp cho việc sản xuất đạt
được hiệu quả cao.
+ Tài sản thế chấp cần phải được mở rộng hơn nữa như: xe, các tài sản có
giá trị khác…không nhất thiết phải dùng quyền sử dụng đất để thế chấp.
www.kinhtehoc.net
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 97
CHƯƠNG 5:
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC
TRĂNG
5.1. CÁC MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ TỒN TẠI
5.1.1. Các mặt đạt được
Chi nhánh được sự quan tâm giúp đỡ của Ủy Ban Nhân Dan (UBND)
huyện, Hội Đồng Nhân Dân (HĐND), UBND xã, ấp và được sự hỗ trợ của các
ngành, các cấp đoàn thể xã hội có liên quan đã nhiệt tình giúp đỡ và có trách
nhiệm.
Đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng Mỹ Tú là một tập thể đoàn kết gắn
bó trong lao động, nhiệt tình trong công việc được giao.
Được sự hỗ trợ về vốn của Chi Nhánh NHNN & PTNT Tỉnh Sóc Trăng
trong điều kiện huy động vốn ở tại địa phương còn nhiều khó khăn đã tạo điều
kiện cho Chi Nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú kịp thời có vốn đầu tư phục
vụ mục tiêu phát triển xã hội.
Quán triệt các mục tiêu kế hoạch, sự đoàn kết và thống nhất nội bộ từ
CBCNV. Sự vận động tuyên truyền tạo phong trào thi đua mà Ban lãnh đạo đề
ra.
Được sự tin cậy của khách hàng, luôn là người bạn đồng hành của người
dân trong lao động sản xuất, tạo điều kiện mở rộng kinh doanh dịch vụ.
Khách hàng giao dịch tại chi nhánh đều là khách hàng quen thuộc nên dễ
tiếp cận, dễ tìm hiểu, dễ dàng giao dịch và quản lý khách hàng.
5.1.2. Tồn tại
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh daonh Ngân
hàng cũng còn gặp nhiều khó khăn :
- Sự chuyển dịch cơ cấu còn chậm, hệ thống thuỷ lợi nội đồng một số nơi
chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
chậm phát triển. Do đó các mặt hàng chưa phong phú, chưa đa dạng, nên chưa đủ
www.kinhtehoc.net
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 98
sức cạnh tranh, xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn do thị trường xuất khẩu còn
nhiều hạn chế. Hoạt động thương mại còn nhiều yếu kém. Việc sắp xếp lại doanh
nghiệp tuy được tiến hành nhưng kết quả chưa cao.
- Sản xuất nông nghiệp được mùa, đời sống một số hộ nông dân có khá
hơn so với những năm trước. Tuy nhiên, do giá cả lương thực, thực phẩm bấp
bênh làm cho sức mua của nông dân không tăng, đời sống nông dân trong huyện
còn thấp so với thu nhập bình quân chung cả nước, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
- Tình hình lạm phát cao trong những năm gần đây đã làm cho dời sống
người dân gặp nhiều khó khăn, giá cả các loại nông sản không ổn định, bên cạnh
đó là sự tăng cao giá vật tư nông nghiệp nên các hộ sản xuất khó dự đoán được
lợi nhuận đạt được làm cho họ không mạnh dạn mở rộng qui mô sản xuất, từ đó
dư nợ Ngân hàng cũng giảm rõ rệt.
- Vốn huy động còn thấp so với mức độ cho vay, tình trạng vốn trong sản
xuất có cải thiện nhưng vẫn còn thiếu vốn so với nhu cầu. Tổng dư nợ hoạt động
phải vay vốn của NHNN & PTNT cấp trên.
- Sự ảnh hưởng khách quan của thời tiết khí hậu bất thường cũng làm sản
xuất kém hiệu quả.
5.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT
5.3.1. Giải pháp vĩ mô
Mở rộng tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng làm chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp hiện nay, vì thế rất cần sự quan tâm của Nhà Nước nhất là
đối với kinh tế ở nông thôn. Nhà Nước cần có những văn bản quy định cụ thể về
việc đầu tư trong sản xuất nông nghiệp nông thôn, từ đó tạo ra hành lang pháp lý
mở rộng cho thành phần kinh tế ở nông thôn nhất là đối với hộ sản xuất.
Như vậy cần có sự kiểm soát song phương giữa Ngân hàng và Nhà Nước.
Từ đó, Ngân hàng đáp ứng được nhu cầu vốn của nông dân và nông dân thực
hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà Nước.
www.kinhtehoc.net
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 99
5.3.2. Giải pháp vi mô
5.3.2.1. Giải pháp huy động vốn
- Thu hút tiền gửi bằng lãi vay thanh toán không dùng tiền mặt, vận động
mở tài khoản cá nhân, thu hút tiền gửi của tổ chức kinh tế xã hội.
- Chấn chỉnh phong cách phục vụ, đặc biệt đối với can bộ phụ trách tiền
gửi, kết hợp tuyên truyền vận động, tiết kiệm, lưu ý công tác, khuyến mãi bằng
quà tặng đối với khách hàng có tiền gửi cao và thường xuyên.
- Giải pháp thi đua khen thưởng trong lĩnh vực huy động vốn.
- Cần có chính sách lãi suất hợp lý, làm sao cho khách hàng có cảm giác
thích thú khi gửi tiền vào Ngân hàng, có thể là nó dao động ở mức nào đó.
- Cần có chính sách vận động rộng rãi trong việc huy động loại tiền gửi
tiết kiệm và các giấy tờ có giá. Cần có những cán bộ chuyên môn giỏi nhằm làm
thức tỉnh quan niệm cổ xưa của nông dân là quen cất trữ tiền ở nhà như: vàng ,
bạc, đá quý…
- Cần phải nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên.
5.3.2.2. Giải pháp về tình hình sử dụng vốn
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tín dụng, chọn lựa dự án đảm bảo thu
hồi tốt.
- Tiếp tục tăng cường vai trò trách nhiệm của cán bộ tín dụng, tăng thêm
số lượng cán bộ tín dụng, rà soát đối chiếu lại toàn bộ dư nợ, xử lý theo chiều
hướng thích hợp, từng bước làm lành mạnh hoá chất lượng tín dụng.
- Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, đảm bảo công tác chỉ đạo phải
sát cơ sở, nắm bắt xử lý kịp thời các vụ việc phát sinh.
- Tăng cường khối đại đoàn kết nội bộ, quán triệt từng đối tượng công
nhân viên, tạo nên sự thống nhất về suy nghĩ và hành động.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp xã, ấp tạo
mối quan hệ làm việc thâm tình gắn bó. Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tín
dụng tiếp cận địa bàn, làm tiền đề vững chắc cho việc mở rộng tín dụng, cũng
như khắc phục yếu kém về chất lượng tín dụng.
www.kinhtehoc.net
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 100
- Tăng cường cán bộ tín dụng xuống từng hộ quan sát, đặc biệt là các hộ
mới chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang ngành sản xuất mới, giúp đỡ họ trong việc
tiếp thu những khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất.
- Theo dõi sát tình hình cho vay đối với hộ sản xuất, tăng cường cho vay
hộ sản xuất, bên cạnh đó có biện pháp nâng cao trình độ sản xuất của họ để việc
sử dụng vốn đối với hộ sản xuất của Ngân hàng có hiệu quả cao nhất.
- Vận động hộ sản xuất chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất là thế
mạnh của mình.
5.3.2.3. Giải pháp về tài chính nhân sự
- Tăng dư nợ tín dụng để tạo nguồn thu.
- Tăng cường xử lý nợ hộ nghèo để hưởng phí dịch vụ.
- Huy động vốn rẻ trong cơ cấu tổng dư nợ.
- Tăng cường chất lượng tín dụng.
- Thu hồi các khoản nợ còn tồn đọng.
Cán bộ giữ vai trò quyết định đến chất lượng đầu tư tín dụng, các nhà
nghiên cứu thường đưa ra hai khâu trọng yếu : thiếu cán bộ tín dụng dẫn đến hiện
tượng “quá tải “ , đầu tư vốn không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế hoặc vượt
tầm quản lý.
Giải pháp tốt nhất là sắp xếp lại lực lượng cán bộ hiện có và tuyển dụng
thêm người để ưu tiên bố trí cán bộ theo yêu cầu nhằm giải quyết triệt để hiện
tượng quá tải. Đồng thời có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn
thích hợp cho cán bộ tín dụng ở nông thôn cũng như cán bộ tín dụng doanh
nghiệp. Mỗi cán bộ tín dụng chỉ nên phụ trách địa bàn một xã với mức dư nợ
bình quân 3 - 3,5 tỷ/cán bộ tín dụng nông thôn.
* Về đào tạo :
- Cán bộ điều hành, cán bộ tín dụng, cán bộ kế toán và cán bộ kiểm soát
từng bước có kế hoạch phổ cập trình độ đại học bằng các hình thức đào tạo phù
hợp .
www.kinhtehoc.net
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 101
- Số cán bộ chưa qua đào tạo và mới có trình độ sơ cấp đang làm các
nghiệp vụ kho quỹ, hành chính nên đào tạo nâng cao tay nghề theo nghiệp vụ
đang làm với các khoá tập huấn ngắn hạn, kể cả học vi tính.
- Trước mắt cần tổ chức tập huấn thật tốt luật Ngân hàng và các văn bản
hướng dẫn thi hành của Chính Phủ và của ngành, tiếp tục tổ chức các hội nghị
cán bộ tín dụng để trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau, nhân điển hình tốt và
chủ động ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực, yếu kém
5.3.2.4. Giải pháp về xử lí nợ quá hạn và lành mạnh hóa môi trường đầu
tư
Phương châm chỉ đạo công tác tín dụng của NHNN & PTVN :”An toàn
phát triển, phát triển an toàn “ .Với thực trạng là một trong những chi nhánh có
nợ quá hạn cao, chi nhánh cần tập trung các biện pháp xử lý:
Tiến hành phân loại và phân tích nợ quá hạn: từng cán bộ tín dụng phụ
trách địa bàn phải nắm cụ thể thực trạng nợ quá hạn thuộc phạm vi mình quản lý,
trên cơ sở đó đề ra giải pháp thu hồi nợ thích hợp .
- Những món nợ có khả năng thu hồi ngay, cán bộ tín dụng trực tiếp
xuống địa bàn gặp khách hàng để đôn đốc họ trả nợ (trường hợp cần thiết lãnh
đạo cùng tham gia).
- Những món nợ người vay đang gặp khó khăn nên phải có thời gian nên
mới trả được thì tiến hành cho khách hàng lập cam kết thời hạn thanh toán dứt
điểm (có phân ra kỳ hạn trả nợ dần theo khả năng). Trường hợp người vay quá
khó khăn thì thực hiện thu gốc trước, thu lãi sau hoặc xét miễn giảm lãi theo chế
độ quy định.
- Người vay vốn mất tích hoặc các nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro
tín dụng được xử lý bù đắp theo quỹ rủi ro của ngành thì xem xét chọn chính xác
và lập hồ sơ theo quy định.
Phân loại khách hàng : Căn cứ hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực tài
chính và uy tín của khách hàng trong quan hệ tín dụng Ngân hàng và chấp hành
pháp luật.Cán bộ tín dụng nên phân loại khách hàng :
www.kinhtehoc.net
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 102
+ Khách hàng 1: Đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính
đảm bảo và luôn trả nợ Ngân hàng đúng hạn, Ngân hàng tập trung và ưu tiên vốn
đầu tư cho những khách hàng này (kể cả kinh tế hộ và DNNN ).
+ Khách hàng 2 : Sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có uy tín nhưng khả
năng tài chính có hạn ( vốn tự có thấp), Ngân hàng cần nghiên cứu đầu tư hỗ trợ
khách hàng ở mức vừa phải, đảm bảo tuân thủ đúng các quy trình về hồ sơ thủ
tục, quá trình sử dụng tiền vay. Cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra giám sát
để giúp đỡ họ làm ăn có hiệu quả.
+ Khách hàng 3 : Hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp hoặc thua lỗ, tài
chính không lành mạnh, không có uy tín trong vay nợ. Ngân hàng nên sớm có
biện pháp thu hồi vốn và không nên đầu tư tiếp vì rủi ro tín dụng cao.
Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các chi nhánh trực
thuộc, nhất là công tác đầu tư tín dụng để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những
sai sót. Đồng thời rà soát lại địa bàn, từng đối tượng đấu tư. Nơi nào cần mở rộng
nơi nào thu hẹp, để có bước điều chỉnh phù hợp với khả năng quản lý và hiệu quả
kinh doanh.
Kiên quyết xử lý những cán bộ tín dụng hạn chế về năng lực chuyên môn
và kém đạo đức. Những tiêu cực của cán bộ tín dụng đã xảy ra như: sách nhiễu
khách hàng, thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc thường xuyên không hoàn thành
nhiệm vụ, cho vay để nợ tồn đọng lớn, cần nghiêm trị đúng theo các quy định
hiện hành của ngành, kể cả buộc thôi việc, truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hậu
quả nghiêm trọng.
www.kinhtehoc.net
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 103
CHƯƠNG 6:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú trong những năm qua đã thực sự là người
bạn đồng hành của bà con nông dân. Được quan tâm chỉ đạo điều hành của Ban
lãnh đạo cùng với sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, NHNN & PTNT Huyện
Mỹ Tú đã bám sát định hướng của Ngân hàng cấp trên góp phần phát triển kinh
tế địa phương.
Với phương châm “đi vay để cho vay” NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú đã
có nhiều giải pháp để huy động vốn, tăng trưởng dư nợ, lành mạnh hoá chất
lượng tín dụng để tạo nhiều sản phẩm, dịch vụ đủ sức cạnh tranh trong cơ chế thi
trường.
- Về nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng. Năm 2007 đạt 38.271
triệu đồng, tăng 32,48% so với năm 2006 và năm 2008 lại tăng 26,76%, tức đạt
48.512 triệu đồng so với năm 2007, trong đó tiền gửi khách hàng là nguồn vốn
huy động chiếm tỷ trọng cao nhất và luôn tăng qua các năm. Do chi nhánh dần
cải thiện được các dịch vụ tín dụng của Ngân hàng mình nên thu hút khách hàng
đến gửi tiền ngày càng nhiều. Hơn nữa, với hơn 10 năm hoạt động tại Huyện Mỹ
Tú, chi nhánh đã tạo được lòng tin cho khách hàng. Với uy tín đó, trong điều
kiện nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay thì nhu cầu thanh toán qua
ngân hàng ngày càng tăng nên chi nhánh cũng nhận được số lượng lớn khách
hàng mở tài khoản thanh toán.
- Về hoạt động tín dụng thì hoạt động tín dụng hộ sản xuất là lĩnh vực
được Ngân hàng luôn chú ý đầu tư phát triển và đó là thế mạnh của Ngân hàng.
Trong những năm vừa qua, hoạt động tín dụng hộ sản xuất của chi nhánh NHNN
& PTNT Huyện Mỹ Tú không ngừng được mở rộng và phát triển. Nhưng nhìn
chung chất lượng tín dụng hộ sản xuất không mấy an toàn do ảnh hưởng của tình
hình khủng hoảng tiền tệ làm cho việc sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Dư nợ cho vay năm 2008 đạt 75.887 triệu đồng, giảm 29,66% so với cùng kỳ
năm trước. Vòng quay vốn tín dụng còn thấp là 1,03 vòng do chi nhánh chủ yếu
www.kinhtehoc.net
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 104
là cho vay ngắn hạn. Nợ quá hạn tại chi nhánh ở năm 2008 là 4.660 triệu đồng,
chiếm 6,14% tổng dư nợ.
Vốn tín dụng đã tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất của các hộ sản xuất
được tiến hành thuận lợi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,
giúp cho công tác thu nợ tại ngân hàng cũng đạt được kết quả khả quan, đạt
doanh số thu nợ là 94.345 triệu đồng vào năm 2008, tăng 38,43% so với cùng kỳ
năm trước. Tuy nhiên nợ quá hạn vẫn còn tương đối cao, do dó ngân hàng nên có
nhiều biện pháp để có thể vừa tăng trưởng vốn vay, vừa đảm bảo an toàn chất
lượng tín dụng hộ sản xuất, tạo điều kiện đưa ngân hàng ngày càng phát triển
mạnh.
Về kết quả kinh doanh: do chi nhánh thực hiện những chính sách kinh
doanh hợp lý và luôn cố gắng để đạt kết quả cao nên thu nhập nhìn chung qua
các năm đều tăng cao. Các dịch vụ thanh toán ngày càng nhanh gọn và tăng
mạnh, thu hút khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều. Tuy nhiên lợi nhuận
năm 2008 đạt 4.425 triệu đồng, giảm 20,34% so với năm 2007, do trong năm
2008 lạm phát tăng cao làm cho hoạt động của Ngân hàng gặp một số khó khăn
dẫn đến việc lợi nhuận giảm, Ngân hàng đang tìm cách khắc phục khó khăn và
tìm ra biện pháp để tăng thu nhập tạo ra lợi nhuận ngày càng cao.
Để đạt được kết quả như vậy, đó là quá trình phấn đấu nổ lực của toàn thể
Ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú. Đặc
biệt là sự năng động với những chiến lược và định hướng kinh doanh hiệu quả
của tập thể Ban lãnh đạo đã tạo nên hình ảnh và dáng dấp một NHNN - người
bạn đồng hành của bà con nông dân vững mạnh đủ sức cạnh tranh và hội nhập.
Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú
còn bộc lộ một số tồn tại : nguồn vốn tăng trưởng thấp; kết cấu sử dụng vốn chưa
đồng đều; tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ còn cao thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro đòi hỏi sự
phấn đấu nổ lực nhiều hơn nữa của NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú trong những
năm tiếp theo.
Nội dung của luận văn đã đề cập đến một số giải pháp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất. Vì thời gian có hạn nên chưa đi sâu nghiên
www.kinhtehoc.net
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 105
cứu kỹ từng vấn đề, nhưng dù sao cũng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng
để hoạt động của NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú ngày càng phát triển.
6.2. KIẾN NGHỊ
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu các quy trình nghiệp vụ, tình hình giao
dịch và hoạt động tại chi nhánh NHNN & PTNT, chi nhánh Huyện Mỹ Tú – Sóc
Trăng, em xin đưa ra một số kiến nghị sau:
6.2.1. Đối với Ủy Ban Nhân Dân huyện
- Hoàn thành dứt điểm nhanh chóng việc chấp hành cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho nông dân để họ có điều kiện vay vốn Ngân hàng.
- Cần giảm chi phí công chứng khi làm thủ tục vay vốn.
- Tăng cường đội ngũ khuyến nông có trình độ chuyên môn kết hợp với
cán bộ tín dụng Ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nông dân.
- UBND Huyện phối hợp cùng Phòng Nông Nghiệp để nghiên cứu, quan
sát thông báo kịp thời về tình hình sâu rầy và dịch bệnh có thể xảy ra để bà con
nông dân có cách phòng ngừa và chữa kịp thời.
6.2.2. Đối với Ngân hàng
- Ban Giám Đốc Ngân hàng cần kiến nghị với cấp trên về vấn đề lãi suất
phải thực sự hấp dẫn đối với khách hàng, để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ
chức, đơn vị hay cá nhân.
- Ban Giám Đốc Ngân hàng nên áp dụng Marketing trong hoạt động Ngân
hàng, đây là một nghiệp vụ được quan tâm, chẳng hạn như về thủ tục nhanh
chóng, tư vấn cho khách hàng để họ tìm hiểu lựa chọn phương thức gửi tiền tối
ưu nhất. Khuyến khích khách hàng mở tài khoản ở Ngân hàng nhằm thu hút
nguồn vốn nhàn rỗi từ nông dân, từ các doanh nghiệp, bởi vì đây là thị trường bỏ
ngỏ, nên nó là tiền năng để thu hút vốn về Ngân hàng.
- Ban Giám Đốc Ngân hàng cần nghiên cứu để đơn giản hoá thủ tục cho
vay nhằm giảm bớt về chi phí giấy tờ, đồng thời đơn giản trong quá trình thực
hiện nghiệp vụ, vả lại thủ tục quá nhiều ảnh hưởng đến khách hàng khi đi vay
vốn, phải ký tên quá nhiều lần khi vay.
www.kinhtehoc.net
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 106
- Ngân hàng cần cho vay nhiều hơn ở tín dụng trung, dài hạn để người hộ
sản xuất yên tâm sản xuất.
- Ngân hàng cần kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Ngân hàng và chính quyền
địa phương trong việc xử lý nợ. Nếu xét thấy khách hàng cố tình không muốn trả
nợ thì phải tiến hành phát mãi tài sản.
- Cần có chính sách trong sản xuất cho khách hàng
- Ngân hàng nên kết hợp giữa đầu tư tín dụng hộ sản xuất với chuyển
giao, áp dụng khoa học công nghệ và khuyến nông.
www.kinhtehoc.net
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 107
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: .......................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ......................................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................ 3
1.4.1. Không gian............................................................................................ 3
1.4.2. Thời gian ............................................................................................... 3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 3
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................................... 3
CHƯƠNG 2: .......................................................................................................... 5
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 5
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ........................................................................... 5
2.1.1. Một số vấn đề về tín dụng .................................................................... 5
2.1.2. Hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại ........................................ 11
2.1.3. Vai trò của ngân hàng trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn
...................................................................................................................... 21
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 25
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 25
2.2.2. Phương pháp xử lí số liệu ................................................................... 25
CHƯƠNG 3: ........................................................................................................ 27
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG ............................................ 27
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ....................................... 27
3.2. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ
.......................................................................................................................... 27
3.2.1. Vai trò ................................................................................................. 27
3.2.2. Chức năng ........................................................................................... 28
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ MẠNG LƯỚI GIAO DỊCH......................... 28
3.3.1. Cơ cấu tổ chức .................................................................................... 28
3.3.2. Mạng lưới giao dịch ............................................................................ 31
3.4. QUI ĐỊNH CHUNG CHO VAY CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT
HUYỆN MỸ TÚ .............................................................................................. 32
3.4.1. Qui định chung cho vay ...................................................................... 32
3.4.2. Qui trình cho vay trực tiếp .................................................................. 35
3.4.3. Qui trình cho vay gián tiếp ................................................................. 37
3.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ........ 40
CHƯƠNG 4: ........................................................................................................ 45
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT ........................ 45
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG ............................................ 45
www.kinhtehoc.net
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 108
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CHI NHÁNH NHNN &
PTNT HUYỆN MỸ TÚ .................................................................................. 45
4.1.1. Tình hình nguồn vốn ........................................................................... 45
4.1.2. Tình hình huy động vốn ...................................................................... 47
4.1.3. Tình hình cho vay vốn ........................................................................ 51
4.2. PHÂN TÍCH CHO VAY – THU NỢ - DƯ NỢ - NỢ QUÁ HẠN HỘ
SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG .................................................................. 53
4.2.1. Tình hình cho vay hộ sản xuất ............................................................ 54
4.2.2. Tình hình thu nợ hộ sản xuất .............................................................. 61
4.2.3. Tình hình dư nợ hộ sản xuất ............................................................... 69
4.2.4. Tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất ....................................................... 77
4.2.5. Đánh giá tình hình nợ xấu .................................................................. 83
4.2.6. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất ............................. 86
4.3. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU VAY VỐN CỦA HỘ SẢN XUẤT VÀ KHẢ
NĂNG ĐÁP ỨNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG .............................................. 88
4.3.1. Nhu cầu vốn sản xuất của hộ sản xuất ................................................ 88
4.3.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay của Ngân hàng .......................... 94
CHƯƠNG 5: ........................................................................................................ 97
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG ........... 97
5.1. CÁC MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ TỒN TẠI ................................................. 97
5.1.1. Các mặt đạt được ................................................................................ 97
5.1.2. Tồn tại ................................................................................................. 97
5.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG ......................................................................................... 98
5.3.1. Giải pháp vĩ mô .................................................................................. 98
5.3.2. Giải pháp vi mô .................................................................................. 99
CHƯƠNG 6: ......................................................................................................103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................103
6.1. KẾT LUẬN .............................................................................................103
6.2. KIẾN NGHỊ ...........................................................................................105
6.2.1. Đối với Ủy Ban Nhân Dân huyện.....................................................105
6.2.2. Đối với Ngân hàng ............................................................................105
www.kinhtehoc.net
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KTH2009 4053576 Trinh Ngoc Maet.pdf