Biện pháp nâng cao Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Đầu tư – Xây dựng Hà Nội

Việc tổ chức, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp đặc biệt trong điều kiện thiếu vốn để phát triển kinh tế như ở nước ta hiện nay. Quản lý, sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận, tăng khả năng tích luỹ, giúp doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên. Là một đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động trong cơ chế thị trường, đòi hỏi Công ty Đầu tư – Xây dựng Hà Nội phải tích cực chủ động phấn đấu nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác tổ chức và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, duy trì và phát triển nhịp độ kinh doanh, đồng thời nâng cao đời sống cho cán bộ - công nhân viên trong công ty. Trong năm qua công ty đã có nhiều cố gắng tích cực phấn đấu trong hoạt động kinh doanh, từng bước tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Tuy nhiên hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh vẫn không cao lắm.

doc69 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 982 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biện pháp nâng cao Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Đầu tư – Xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y Đầu tư và phát triển nhà Hà nội Trụ sở Hải quan KCN Biên Hoà 3.584 3.584 4/2002 2/2003 BQL DA Cục Hải Quan Biên Hoà Phần thân nhà CT - 1A Định Công 18.800 18.800 10/2002 03/2003 BQLDA Sở Địa chính Hà nội Nền móng và tầng hầm nhà N2D 11.500 11.500 10/2002 04/2003 Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà nội Xây dựng công nghiệp Nhà liên doanh sản xuất phụ tùng ôtô xe máy - GMN 7.600 8,300 1/200 12/2000 Công ty liên doanh SX phụ từng GMN Nhà máy xốp nhựa Hanel 3.300 3.300 10/2000 3/2001 Công ty cổ phần Hanel Mỏ tuyển than mỏ tuyển quặng Phấn Mễ - Thái Nguyên 9.000 9,000 12/2000 4/2001 Công ty gang thép Thái Nguyên Công trình Dược phẩm KPN - GMP CHDCN Lào 4.600 4.600 9/2001 9/2002 CHDCND Lào Công trình xây lắp điện Đường dây diện và trạm biến áp Nhà máy nước Cao Đỉnh - Hà nội 10.000 10,600 12/1999 5/2001 BQL cấp thoát nước 1A Cải tạo điện Đài truyền hình Việt Nam 5.988 5.988 2/1997 6/1997 Đài truyền hình Việt Nam Hạ ngầm đường dây không khu vực Hoàn Kiếm 4.647 5.000 6/2000 5/2001 Công ty điện lực Hà nội Điện trung tâm thương mại Tràng Tiền (Tràng Tièn Plaza) 7.948 7.948 7/2001 11/2001 Công ty TNHH Đầu tư TM Tràng Tiền Cải tạo điện xã Cổ Loa Đông Anh 3.308 3.308 5/2002 7/2002 BQLDA huyện Đông Anh Công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật Cải tạo nâng cấp đường 195 - Hưng Yên 2.360 2.360 11/2001 5/2002 Ban QLDA Giao thông Hưng Yên Cải tạo nâng cấp được 196 huyện Văn Lâm - Hưng Yên 1.678 1.678 12/2000 3/2001 UBND huyện Văn Lâm - Hưng Yên Khu hạ tầng xã hội Bắc Linh Đàm 8.400 8.400 10/2000 3/2001 TCT Phát triển nhà và Đô thị - BXD Bóc đất hữu cơ xây dựng tuyến đường Bắc Thăng Long - Vân Trì 3.199 3.199 7/2000 12/2000 BQL các Dự án trọng điểm đô thị Hà nội XD ô xử lý rác thải Nam Sơn - Sóc Sơn Hà nội 5.470 5.470 7/2001 9/2001 BQLDA - GTCC Hà nội Xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm SX tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ Quận Cầu Giấy 20.000 20.000 2/2002 12/2002 BQL Dự án quận Cầu Giấy Đường Kim Ngọc - Bằng Hành - Thượng Bình - Bắc Giang - Hà Giang 6.978 6.978 10/2002 12/2003 BQL thực hiện các dự án ĐT-XD Bắc Giang San nền, trồng cây xanh trung tâm thể thao quốc gia 3.395 3.395 3-6/2003 BQL Dự án khu liên hợp thể thao quốc gia Công trình thuỷ lợi Đào hố điều hoà Nam Yên Sở 18.343 22,350 3/1998 12/1999 Ban QLDA - GTCC Hà nội Công trình Hồ cảnh quan và sân vận động Dặc khu XAYSOMBUN - Lào 4.200 4,200 2/2001 12/2001 CHDCND Lào Cải tạo các tuyến nước thải lưu vực sông Lừ - gói thầu CP2 3.423 3,423 7/2000 11/2000 BQLDA - GTCC Hà nội Dự án, thương mại, tư vấn Dự án nhà bán Xuân La 87.000 87.000 10/2001 12/2002 Công ty Đầu tư - Xây dựng Hà nội Nhà ở chung cư cao tầng 46 Lạc Trung 85.000 85.000 7/2002 12/2003 Công ty Đầu tư - Xây dựng Hà nội Khu nhà ở để bán cho CBCNV Công ty kinh doanh nước sạch 63.000 63.000 7/2002 4/2004 Công ty Đầu tư - Xây dựng Hà nội Khu nhà ở liên hiệp 262 Nguyễn Huy Tưởng 116.000 116.000 7/2002 3/2003 Công ty Đầu tư - Xây dựng Hà nội Dự án xây dựng kỹ thuật hạ tầng KCN Quang Minh - Vĩnh Phúc (7,5 ha) 70.000 70.000 1/2003 Công ty Đầu tư - Xây dựng Hà nội Hợp đồng kinh tế số 11/HĐKT bán gạch Bloock 175 175 01/2003 Công ty Đầu tư - Phát triển hạ tầng Đô thị Hợp đồng gỗ số 96 5,8 triệu USD 5,8 triệu USD 9/1999 12/2000 CHDCND Lào Lập dự án Xây dựng trung tâm Giáo dục và Đào tạo Nhân Chính 108 108 01/2002 05/2002 Công ty Cổ phần - Xây dựng và SXVL Nam Thắng Chuyển đổi mục đích sử dụng đất 671-Hoàng Hoa Thám 100 100 Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng Hợp đồng tư vấn số 01/HĐTV/2002 380 380 02/2002 05/2002 Trung tâm chiến lược & chính sách Y tế - Bộ y tế Tư vấn hỗ trợ pháp lý Dự án xây dựng Viện thông tin - Thư viện Y học TW 439 439 24/10/02 24/12/02 Viện thông tin - Thư viện Y học TW Đầu tư mua máy khoan cọc nhồi 520.000 USD 520.000 USD 2002 - 2003 Công ty Đầu tư - Xây dựng Hà nội Đầi tư thiết bị thi công cơ giới 600.000 600.000 2003 - 2004 Công ty Đầu tư - Xây dựng Hà nội b. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua: Bảng số 03: Bảng tổng kết các chỉ tiêu tài chính các năm đơn vị: đồng Năm Sản lượng Doanh thu Tiền lương 1998 30.000.000.000 21.757.000.000 450.000 1999 65.000.000.000 55.442.000.000 650.000 2000 80.000.000.000 42.704.000.000 820.000 2001 119.300.000.000 74.876.193.155 1000.000 2002 133.390.000.000 99.789.983.100 1.100.000 2003 219.000.000.000 154.000.000.000 1.150.000 KH 2004 415.000.000.000 316.400.000.000 1.250.000 Bảng số 04: Tổng kết chỉ tiêu tài chính từ năm 2001 - 2003 đơn vị: đồng Chỉ tiêu năm 2001 năm 2002 năm 2003 giá trị giá trị giá trị Tổng doanh thu 74.876.193.155 99.789.983.100 154.000.000.000 Tổng giá vốn 69.742.051.293 96.128.857.487 149.856.245.321 Lợi nhuận gộp 5.134.141.862 3.661.125.613 4.143.754.679 Tổng Lợi nhuận trước thuế 1.294.183.412 1.615.505.233 2.012.490.642 ThuếTNDN phải nộp 437.846.545 516.961.354 643.997.005 Lợi nhuận sau thuế 1.313.539.638 1.198.542.879 1.368.493.637 Biểu đồ sản lượng 6 năm qua Tốc độ tăng trưởng trong 5 năm qua: Năm Tốc độ tăng trưởng năm ( % ) 1999 216 2000 123 2001 150 2002 108,7 2003 164 KH 2004 198 Riêng năm 2003 Công ty đạt đựơc các chỉ tiêu sau: - Giá trị sản lượng: 219 tỷ đồng Trong đó: Khối xây dựng đạt 133,1 tỷ đồng Khối xăy lắp điện đạt 40,3 tỷ đồng Khối sản xuất vật liệu đạt 1,2 tỷ đồng Khối dự án đạt 28,1 tỷ đồng Khối thương mại đạt 16,3 tỷ đồng - Diện tích sàn xây dựng hoàn thành 10.000 m2 - Nộp ngân sách nhà nước 3,430 tỷ đồng - Doanh thu 154 tỷ đồng - Thu nhập bình quân 1.150.000 đồng/người/tháng - Đặc biệt, Công ty xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, tháng 11/2002 Công ty đã được trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Quacert cấp chứng chỉ ISO 9001 : 2000 Đạt được những kết quả như trên, chứng tỏ một nỗ lực phấn đấu hết mình cũng nhự sự năng động sáng tạo của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty, Ban lãnh đạo với chuyên môn vững, giàu kinh nghiệm, năng động sáng tạo trong công việc đã luôn đề ra được các chiến lược, các quyết định kinh doanh kịp thời đúng đắn và trở thành nguồn động viên khích lệ đối với toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Tình hình huy động sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Đầu tư - Xây dựng 1.Cơ cấu vốn và sự tăng giảm của nó a.Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty Bảng số 05: bảng vốn của Công ty căn cứ theo nguồn hình thành vốn. đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Giá trị tỉ trọng Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng nguồn 61.099.167.727 100 95.126.575.497 100 103.431.549.239 100 vốn chủ sở hữu 8.457.705.108 13,84 16.950.501.333 17,82 24.956.332.049 24,13 Tình hình nguồn vốn của công ty được thể hiện bằng số liệu qua bảng trên. Nguồn vốn kinh doanh là một nhân tố quan trọng có tính quyết định tới mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy muốn có vốn doanh nghiệp phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Nếu xét theo nguồn hình thành thì vốn kinh doanh được hình thành từ nguồn vốn chủ sỏ hữu và nguồn vốn huy động (nợ phải trả). Còn nếu xét theo nguồn thời gian huy động thì vốn kinh doanh được hình thành từ nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. Tổng nguồn vốn của công ty năm 2003 đã tăng 8.304.973.742 đồng so với năm 2002,chiếm 8,73% và tăng 42.332.381.512 so với năm 2001, chiếm 69,3%. Còn nguồn vốn chủ sở hữu có tăng thêm nhưng không mạnh, cụ thể là năm 2003 tăng so với năm 2002 và năm 2001 tương ứng là 8005830716 đồng, chiếm 32,1% và 16498626941 đồng, chiếm 66,1%. Hiện tại tỉ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn chiếm 24,13% đây là một tỷ lệ cũng tương đối cao đối với một doanh nghiệp nhà nước hiện nay ở nước ta. Bảng Số 06: các chỉ tiêu tài chính. đơn vị: đồng Chỉ tiêu năm 2001 năm 2002 năm 2003 giá trị giá trị giá trị Tổng nguồn 61.099.167.727 95.126.575.497 103.431.549.239 vốn cố định 2.052.321.546 3.145.721.200 4.047.448.677 vốn lưu động 4.129.788.122 4.978.244.023 6.002.384.145 Nguồn vốn quĩ 1.623.102.231 1.782.447.125 1.971.903.773 Vay trung hạn 9.012.223.136 11.123.778.021 13.749.931.240 Vay ngắn hạn 48.411.520.814 74.096.385.128 87.709.714.226 b.Cơ cấu vốn cố định của công ty: Để xem xét hiệu quả sử dụng vốn cố định trước hết ta phân tích kết cấu vốn cố định. Bởi vì thông qua việc phân tích đó sẽ giúp cho người quản lý thấy được tình hình phân bố vốn cố định và tỷ trọng của mỗi khoản trong các giai đoạn luân chuyển, từ đó xác định trọng điểm cần quản lý và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh. Bảng số 07: Bảng cơ cấu vốn cố định Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Giá trị tỉ trọng Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng nguồn 61.099.167.727 100 95.126.575.497 100 103.431.549.239 100 vốn cố định 2.052.321.546 3,36 3.145.721.200 3,31 4.047.448.677 3,91 Tại thời điểm năm 2001 vốn cố định của công ty là: 2.052.321.546 đồng chiếm 3,36% trong tổng số vốn, so với cùng thời điểm này năm 2002 vốn cố định đã tăng lên 1093399654 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 34%,cũng cùng thời điểm đó năm 2003 vốn cố định đã tăng lên 901.727.477 đồng, với tỉ lệ tăng 22,3% so với năm 2002. Tốc độ tăng vốn cố định của năm trước cao hơn năm sau như vậy Công ty đã giảm đầu tư vào máy móc, trang thiết bị mà Công ty chú trọng vào đầu tư hoạt động kinh doanh hơn. c. Cơ cấu vốn lưu động của công ty: Bảng số 08: Bảng cơ cấu vốn lưu động Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Giá trị tỉ trọng Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng nguồn 61.099.167.727 100 95.126.575.497 100 103.431.549.239 100 vốn cố định 2.052.321.546 3,36 3.145.721.200 3,31 4.047.448.677 3,91 Vốn lưu động 4.129.788.122 6,76 4.978.244.023 5,23 6.002.384.145 5,80 Qua số liệu trên ta thấy vốn lưu động cao hơn so với vốn cố định như vậy là công ty chú trọng vào việc đầu tư kinh doanh . Tuy nhiên Công ty cũng chú trọng đầu tư vốn cố định (tu sửa và cải tạo cơ sở hạ tầng, đầu tư máy móc hiện đại hoá văn phòng ) để tạo điều kiện thuận lợi trong mọi hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở thời điểm năm 2001 vốn lưu động của công ty là: 4.129.788.122 đồng chiếm 6,76% trong tổng số vốn, vào cùng thời điểm này năm 2002 vốn lưu động là 4.978.244.023 đã tăng lên 848.455.901 đồng so với năm 2001, tương ứng với tỷ lệ tăng là 17%,cũng cùng thời điểm đó năm 2003 vốn lưu động là 6.002.384.145 đồng đã tăng lên 1.024.140.122 đồng, tương ứng với tỉ lệ tăng 18,3% so với năm 2002. Tốc độ tăng vốn lưu động của năm sau cao hơn năm trước như vậy Công ty đã chú trọng vào hoạt động đầu tư kinh doanh hơn. 2. Vốn và nguồn vốn của Công ty: Bước vào hoạt động, nguồn vốn ban đầu của Công ty không lớn, chỉ có 6.597.000.000 đồng. Trong đó: Vốn cố định: 1.816.000.000 đồng Vốn lưu động: 4.781.000.000 đồng Trong quá trình hoạt động công ty tích luỹ thêm được 2.104.643.679 đồng sau năm 2002 và 1.348.189.143 đồng sau năm 2003. Như vây hiện nay công ty có trong tay 10.049.832.822 đồng vốn kinh doanh. Lượng vốn này là quá nhỏ bé để kinh doanh. Do đó, công ty thường xuyên sử dụng một lượng vốn khá lớn huy động từ các nguồn khác, ở đây chủ yếu là vốn vay từ các ngân hàng. Tên và địa chỉ ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng: - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội - 4 Lê Thánh Tông - Hà Nội - Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt - Chi nhánh Hà Nội - 96 Bà Triệu Hợp đồng tín dụng: 164 tỷ VNĐ Bảng số 09: tài sản có và tài sản nợ trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong vòng 3 năm vừa qua Đơn vị tính: đồng TT Tài sản Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tổng tài sản có 95.126.575.497 125.901.488.109 114.275.773.487 Tài sản có lưu động 88.815.530.483 120.781.152.200 109.329.184.012 Tổng số tài sản nợ 85.176.047.164 114.945.156.060 102.254.036.883 Tài sản nợ lưu động 56.471.685.189 84.892.734.009 86.032.709.673 Giá trị ròng 9.950.501.333 10.956.332.049 12.021.736.595 Vốn luân chuyển 32.343.845.294 35.888.418.191 23.296.474.339 Bảng số 10: Tổng các nguồn vốn năm 2003 Đơn vị: đồng TT Nguồn Vốn Số tiền 1. Vốn kinh doanh : 10.049.832.822 Vốn cố định: 4.047.448.677 Vốn lưu động: 6.002.384.145 2. Nguồn vốn quỹ: 1.971.903.773 3. Vay trung hạn: 13.749.931.240 4. Vay ngắn hạn: 87.709.714.226 Tổng các nguồn vốn: 103.431.549.239 Tình hình hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Đầu tư - Xây dựng Hà Nội 1. Hiệu quả sủ dụng vốn kinh doanh của Công ty Số liệu tài chính của Công ty Đầu tư – Xây dựng Hà Nội từ năm 2001 – 2003 Bảng số 11: Tổng hợp báo cáo tài chính Công ty (2001-2003) Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Giá trị Giá trị Giá trị Tổng nguồn 61.099.167.727 95.126.575.497 103.431.549.239 vốn cố định 2.052.321.546 3.145.721.200 4.047.448.677 vốn lưu động 4.129.788.122 4.978.244.023 6.002.384.145 Nguồn vốn quĩ 1.623.102.231 1.782.447.125 1.971.903.773 Vay trung hạn 9.012.223.136 11.123.778.021 13.749.931.240 Vay ngắn hạn 48.411.520.814 74.096.385.128 87.709.714.226 Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Vốn là tiền đề của sản xuất kinh doanh song việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao mới là nhân tố quyết định đến sự tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp. Hoạt động trong cơ chế thị trường nên vấn đề tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh được công ty đặc biệt chú trọng, coi đây là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý tài chính. Tính đến năm 2001 vốn kinh doanh của công ty là: 6.182.109.668đồng. Trong đó: - Vốn cố định là: 2.052.321.546 đồng, chiếm 33,2% tổng số vốn kinh doanh. - Vốn lưu động là: 4.129.788.122 đồng, chiếm 66,8% tổng số vốn kinh doanh của công ty. Năm 2002 vốn kinh doanh của Công ty là: 8.123.965.223 đồng Trong đó: - Vốn cố định là: 3.145.721.200 đồng, chiếm 38,7% tổng số vốn kinh doanh. - Vốn lưu động là: 4.978.244.023 đồng, chiếm 61,3% tổng số vốn kinh doanh Năm 2003 vốn kinh doanh của Công ty là: 10.049.832.822 đồng Trong đó: - Vốn cố định là: 4.047.448.677 đồng, chiếm 40,3% tổng số vốn kinh doanh. - Vốn lưu động là: 6.002.384.145 đồng, chiếm 59,7% tổng số vốn kinh doanh Thông qua việc tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn nói kinh doanh trong ba năm 2001,2002, 2003, ta có bảng phân tích sau: Bảng số 12: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Đầu tư – Xây dựng Hà Nội Đơn vị: đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh 2002/2001 So sánh 2003/2002 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu thuần 69.742.051.293 96.128.857.487 149.856.245.321 26386806194 137,8 53727387834 155,9 2. Lợi nhuận thuần 5.134.141.862 3.661.125.613 4.143.754.679 -1473016249 71,3 482629066 113,2 3. Vốn kinh doanh bình quân 6.182.109.668 8.123.965.223 10.049.832.822 1941855555 131,4 1925867599 123,7 4. Vòng quay toàn bộ vốn 11,28 11,83 14,91 0,55 104,9 3,08 126 5. Suất hao phí vốn 0,089 0,085 0,067 -0,004 96 -0,018 79 6. Tỷ lệ doanh lợi trên tổng vốn 0,83 0,45 0,41 -0,38 54,2 -0,04 91,1 (Nguồn số liệu: Tính toán dựa vào Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng CĐKT năm 2001-2003) Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty có nhiều sự biến động, qua các năm hiệu quả sử dụng vốn có tăng lên nhưng mức tăng không đáng kể. Cụ thể như sau: Xét về chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn ta thấy, chỉ tiêu này của Công ty có sự thay đổi nhỏ. Năm 2001 số vòng quay là 11,28; năm 2002 tăng lên là 11,83 và năm 2003 lại tăng thêm một chút là 14,98. Trong khi vòng quay của vốn tăng lên như vậy thì suất hao phí vốn lại có thay đổi tương đối: năm 2002 giảm 0.004 so với năm 2001 và năm 2003 thì giảm 0,018 so với năm 2002. Điều này có nghĩa là số vốn của Công ty bỏ ra để thu được một đồng doanh thu trong năm 2002 là không tăng lên và năm 2003 lại giảm so với năm 2002. Xét về tỷ lệ doanh lợi trên ta thấy tỷ lệ doanh lợi của Công ty giảm xuống hàng năm, năm 2002 so với năm 2001 giảm 0,38 còn năm 2003 so với năm 2002 giảm 0,04. Chỉ tiêu này cho thấy số lợi nhuận thu được trên một đồng vốn kinh doanh trong kỳ của Công ty năm 2002 thấp hơn năm 2001 còn năm 2003 lại không cao hơn năm 2002. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về hiệu quả sử dụng của từng loại vốn trong cơ cấu vốn của Công ty ta phân tích một số chỉ tiêu khác. Với kết cấu này có mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp hay không? Để có kết luận chính xác ta hãy xét lần lượt xem tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng từng loại vốn kinh doanh của công ty. 2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Bảng số 13: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Đầu tư – Xây dựng Hà Nội Đơn vị: đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh 2002/2001 So sánh 2003/2002 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu bán hàng 74.876.193.155 99.789.983.100 154.000.000.000 24913789945 133,3 54210016900 154,3 2. Lợi nhuận ròng 1.313.539.638 1.198.542.879 1.368.493.637 -114996759 91,2 169950758 114,2 3. Vốn cố định bình quân 2.052.321.546 3.145.721.200 4.047.448.677 1093399654 153,3 901727477 128,7 4. Sức sản xuất 36,5 31,7 38,0 -4,8 86,8 6,3 119,9 5. Suất hao phí vốn 0,027 0,032 0,026 0,005 118,5 -0,006 81,3 6. Sức sinh lời 0,64 0,38 0,34 -0,26 59,4 -0,04 89,5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định: - Sức sản xuất vốn cố định: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm tronh kỳ Sức sản xuất vốn cố định = Vốn cố định bq trong kỳ 74.876.193.155 Năm 2001: = 36,484 2.052.321.546 99.789.983.100 Năm 2002: = 31.722 3.145.721.200 154.000.000.000 Năm 2003: = 38,049 4.047.448.677 Vậy cứ 1 đồng vốn cố định tạo ra 38,049 đồng doanh thu thuần khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng 1,565 đồng so với năm 2001 và tăng lên 6,327 đồng so với năm 2002. Doanh thu tăng , vốn cố định của Công ty cũng tăng, theo kết quả tính toán trên cho ta thấy rõ hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Như vậy, công ty đầu tư vốn cố định đạt hiệu quả tương đối cao. - Suất hao phí vốn cố định: Vốn cố định bình quân trong kỳ Suất hao phí vốn cố định = ------------------------------------------------ Doanh thu thuần trong kỳ Năm 2001: 0,027 Năm 2002: 0,032 Năm 2003: 0,026 Là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu sức sản xuất vốn cố định. Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu cần phải bỏ vào sản xuất bao nhiêu đồng vốn cố định, ở năm 2001 để tạo ra 1 đồng doanh thu cần 0,027 đồng vốn cố định, ở năm 2002 cần 0,032 đồng vốn cố định mới tạo ra 1 đồng doanh thu, chứng tỏ ở năm 2002 doanh nghiệp quản lý và sử dụng vốn không có hiệu quả so với năm 2001, còn năm 2003 để tạo ra 1 đồng doanh thu cần 0,026 đồng so với năm 2001 và 2002 doanh nghiệp đã sử dụng vốn có hiệu quả hơn. -Sức sinh lời vốn cố định Lợi nhuận ròng trong kỳ Sức sinh lời VCĐ = Vốn cố định bq trong kỳ 1.313.539.638 Năm 2001: = 0,64 2.052.321.546 1.198.542.879 Năm 2002: = 0,38 3.145.721.200 1.368.493.637 Năm 2003: = 0,338 4.047.448.677 Trong năm 2003 cứ một đồng vốn cố định bỏ ra thì thu được 0,338 đồng lợi nhuận thuần đã giảm xuống so với năm 2001 là 0,302 đồng, so với năm 2002 giảm 0,042 đồng Tóm lại xét về hiệu quả sử dụng vốn cố định, mặc dù vốn cố định tăng lên nhưng không đáng kể. Nhưng nói như vậy cũng không có nghĩa là công tác sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty thực hiện chưa tốt là do nhân tố khách quan mang lại mà phải khẳng định là trong công tác này công ty vẫn còn bộc lộ một số vấn đề khó khăn và tồn tại cần nhanh chóng tìm ra giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong kỳ tới. Điều này đòi hỏi Công ty cần điều độ tăng vốn cố định có như vậy thì hiệu quả sử dụng vốn cố định sẽ không ngừng được nâng lên. 3. hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Bảng số 14: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Đầu tư – Xây dựng Hà Nội Đơn vị: đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh 2002/2001 So sánh 2003/2002 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu bán hàng 74.876.193.155 99.789.983.100 154.000.000.000 24913789945 133,3 54210016900 154,3 2. Lợi nhuận ròng 1.313.539.638 1198542879 1.368.493.637 -114996759 91,2 169950758 114,2 3. Vốn lưu động bình quân 4.129.788.122 4.978.244.023 6.002.384.145 848455901 120,5 1024140122 120,6 4. Số vòng luân chuyển vốn 18,13 20,05 25,66 1,92 110,6 5,61 128,0 5. Kỳ luân chuyển bq 20 18 15 -2 90,0 -3 83,3 6. Hệ số đảm nhiệm VLĐ 0,055 0,050 0,040 -0,005 91,0 -0,01 80,0 7. Mức doanh lợi VLĐ 0,318 0,325 0,335 0,007 102,2 0,01 103,1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Doanh thu bán thu bán hàng - Số vòng luân chuyển VLĐ = VLĐ bình quân trong kỳ 74.876.193.155 Năm 2001: = 18,13 4.129.788.122 99.789.983.100 Năm 2002: = 20,05 4.978.244.023 154.000.000.000 Năm 2003: = 25,66 6.002.384.145 VLĐ bq trong kỳ * 360 ngày -Kỳ luân chuyển bình quân = VLĐ trong năm Doanh thu bán hàng Năm 2001: 20 ngày Năm 2002: 18 ngày Năm 2003: 15 ngày VLĐ bq trong kỳ -Hệ số đảm nhiệm VLĐ = Doanh thu bán hàng Năm 2001: 0,055 Năm 2002: 0,05 Năm 2003: 0,04 Lợi nhuận -Mức doanh lợi VLĐ = VLĐ bq trong Kỳ Năm 2001: 0,318 Năm 2002: 0,325 Năm 2003: 0,335 Qua bảng phân tích trên ta rút ra nhận xét là hiệu quả sử dụng vốn lưu động của những năm sau thường cao hơn năm trước. Cụ thể như sau: Tỷ lệ doanh lợi trên vốn lưu động qua các năm tăng. Năm 2001 tỷ lệ là 0,318; năm 2002 là 0,325 tăng 0,007 hay 2,2% so với năm 2001; sang năm 2003 chỉ tiêu này là 0,335 tăng 0,01 hay 3,1% so với năm 2002. Điều này chứng tỏ, với một đồng vốn lưu động bỏ ra thì lợi nhuận thu được năm 2003 sẽ nhiều hơn con số này năm 2001 và năm 2002. Về tốc độ luân chuyển vốn lưu động qua các năm 2002 so với năm 2001 là 90%, của năm 2003 so với năm 2002 là 83,3% chỉ tiêu này của Công ty giảm liên tục hàng năm nhưng mức giảm không lớn. Ngược lại số vòng quay của vốn lưu động năm 2002 tăng 1,92 vòng so với năm 2001; năm 2003 tăng 5,61 vòng so với năm 2002. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm Năm 2001 để tạo ra một đồng doanh thu bán hàng thì cần 0,055 đồng vốn lưu động nhưng sang năm 2002 Công ty phải cần bỏ ra 0,05 đồng vốn lưu động cho mỗi đồng doanh thu và con số này năm 2003 là 0,04 đồng. Nói tóm lại, trong 3 năm 2001, 2002 và 2003, vốn lưu động của Công ty đã có sự tăng lên về quy mô góp phần làm cho doanh thu và lợi nhuận thuần tăng lên. đã có sự chuyển biến rõ rệt. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, những thành tựu và hạn chế của Công ty Đầu tư - Xây dựng 1.Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn - Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận có ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô của vốn huy động. Khi doanh thu ổn định sẽ có nguồn để lập quỹ trả nợ đến hạn, khi kết quả kinh doanh có lãi sẽ là nguồn để trả lãi vay. Trong trường hợp này tỷ trọng của vốn huy động trong tổng số vốn của doanh nghiệp sẽ cao và ngược lại - Cơ cấu tài sản Vốn là biểu hiện bằng tiền của tài sản nên đặc điểm cơ cấu vốn cũng chịu sự chi phối của cơ cấu tài sản. Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp có thể chia ra tài sản lưu động và tài sản số định. Tài sản cố định là tài sản có thời gian thu hồi vốn dài, do đó nó được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn ( Vốn chủ sở hữu và vay nợ dài hạn ). Ngược lại, tài sản lưu động sẽ được đầu tư một phần của vốn dài hạn, còn chủ yếu là vốn ngắn hạn. - Mức độ chấp nhận rủi ro của người lãnh đạo Trong kinh doanh phải chấp nhận mạo hiểm có nghĩa là phải chấp nhận sự rủi ro, nhưng điều đó lại đồng nghĩa với cơ hội để gia tăng lợi nhuận (mạo hiểm càng cao thì rủi ro càng nhiều nhưng lợi nhuận càng lớn). Do đó có thể có một số nhà quản lý sẵn sàng sử dụng nhiều nợ hơn để gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên các nhà quản lý cần phải cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định tăng tỷ trọng vốn vay nợ bởi lẽ tăng mức độ mạo hiểm và chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về doanh thu và lợi nhuận theo chiều hướng giảm sút sẽ làm cho cán cân thanh toán mất thăng bằng, nguy cơ phá sản sẽ hiện thực. - Môi trường kinh tế: Một doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường luôn gắn liền hoạt động sản xuất kinh doanh của mình với sự vận động của nền kinh tế. Khi nền kinh tế có biến động thì hoạt động của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng. Do vậy mọi nhân tố có tác động đến việc tổ chức và huy động vốn từ bên ngoài đều ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Những tác động đó có thể xảy ra khi nền kinh tế có lạm phát, sức ép của môi trường cạnh tranh gay gắt, những rủi ro mang tính hệ thống mà doanh nghiệp không tránh khỏi. Các nhân tố này ở một mức độ nào đó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hoạt động sản xuất kinh doanh, đến công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp. - Môi trường Chính trị -Văn hoá- Xã hội: Chế độ chính trị quyết định nhiều đến cơ chế quản lý kinh tế, các yếu tố văn hoá, xã hội như phong tục tập quán, thói quen, sở thích.... là những đặc trưng của đối tượng phục vụ của doanh nghiệp do đó gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Môi trường pháp lý: Là hệ thống các chủ trương chính sách, hệ thống pháp luật tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước, bằng luật pháp và hệ thống các chính sách kinh tế, thực hiện chức năng quản lý và điều tiết các nguồn lực trong nền kinh tế. Qua đó các chính sách khuyến khích đầu tư và những ưu đãi về thuế, về vốn đã thực sự đem lại cho các doanh nghiệp một môi trường kinh doanh ổn định và sôi động. Vì vậy, đứng trước quyết định về đầu tư tài chính doanh nghiệp luôn phải tuân thủ các chính sách kinh tế của nhà nước. - Môi trường kỹ thuật công nghệ: Ngày nay tiến bộ khoa học công nghệ phát triển không ngừng, việc áp dụng những thành tựu đạt được vào hoạt động sản xuất kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng. Làn sóng chuyển giao công nghệ đã trở nên toàn cầu hoá, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao trình độ của mình. - Môi trường tự nhiên: Là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh nghiệp như thời tiết, khí hậu... Khoa học ngày càng phát triển thì con người càng nhận thức được rằng họ là bộ phận không thể tách rời của tự nhiên. Các điều kiện làm việc trong môi trường tự nhiên phù hợp sẽ làm tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả công việc. Mặt khác, điều kiện tự nhiên phù hợp còn tác động đến các hoạt động kinh tế và cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Tính thời vụ, thiên tai, lũ lụt... gây khó khăn cho rất nhiều doanh nghiệp và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 2. Những thành tựu đã đạt được Trong những năm đầu kinh doanh của Công ty Đầu tư – Xây dựng luôn được giữ vững và phát triển vững chắc. Thể hiện ở các chỉ tiêu: Doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước vốn kinh doanh, tài sản bình quân. Việc làm của người lao động được giữ vững, thu nhập và đời sống không ngừng được tăng lên. Thế và lực của Công ty ngày càng phát triển, vị thế, uy tín của Công ty ngày càng tăng lên, tạo được lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau trong quan hệ làm ăn với các đối tác trong nước và nước ngoài cũng như với các cấp, các ngành ở trong và ngoài Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội . Có bộ máy quản lý từ Ban giám đốc, các bộ phận và toàn bộ cán bộ nhân viên năng động có năng lực và trình độ quản lý kinh tế, kinh doanh tốt, có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình năng động, nhanh nhạy trong nắm bắt các thông tin về thị trường, giá cả, mặt hàng. Từ đó tham mưu cho ban giám đốc quyết định kịp thời trong kinh doanh. Đã tạo được hiệu quả kinh doanh qua các năm tương đối ổn định, mặc dù chưa được cao nhưng đã có lãi sau khi đã trang trải các chi phí kinh doanh. Cơ sở vật chất, vốn kinh doanh đã có sự tăng trưởng , tạo tiền đề tăng năng lực và phát triển kinh doanh cho nhiều năm sau. Tình hình sử dụng vốn rất hợp lý vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua đã đạt được những thành công đang kể nó đã làm cho sản lượng và doanh thu tăng khá cao và thu nhập của CBCNV được nâng cao ro rệt, điều đó được thể hiện qua các bảng sau: Bảng tổng kết các chỉ tiêu tài chính các năm: đơn vị: đồng Năm Sản lượng Doanh thu 1998 30.000.000.000 21.757.000.000 1999 65.000.000.000 55.442.000.000 2000 80.000.000.000 42.704.000.000 2001 119.300.000.000 74.876.193.155 2002 133.390.000.000 99.789.983.100 2003 219.000.000.000 154.000.000.000 KH 2004 415.000.000.000 316.400.000.000 Biểu đồ sản lượng 6 năm qua Tốc độ tăng trưởng trong 5 năm qua: Năm Tốc độ tăng trưởng năm ( % ) 1999 216 2000 123 2001 150 2002 108,7 2003 164 KH 2004 198 Riêng năm 2003 Công ty đạt đựơc các chỉ tiêu sau: - Giá trị sản lượng: 219 tỷ đồng Trong đó: Khối xây dựng đạt 133,1 tỷ đồng Khối xăy lắp điện đạt 40,3 tỷ đồng Khối sản xuất vật liệu đạt 1,2 tỷ đồng Khối dự án đạt 28,1 tỷ đồng Khối thương mại đạt 16,3 tỷ đồng - Diện tích sàn xây dựng hoàn thành 10.000 m2 - Nộp ngân sách nhà nước 3,430 tỷ đồng - Doanh thu 154 tỷ đồng - Thu nhập bình quân 1.150.000 đồng/người/tháng - Đặc biệt, Công ty xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, tháng 11/2002 Công ty đã được trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Quacert cấp chứng chỉ ISO 9001 : 2000 Đạt được những kết quả như trên, chứng tỏ một nỗ lực phấn đấu hết mình cũng nhự sự năng động sáng tạo của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty, Ban lãnh đạo với chuyên môn vững, giàu kinh nghiệm, năng động sáng tạo trong công việc đã luôn đề ra được các chiến lược, các quyết định kinh doanh kịp thời đúng đắn và trở thành nguồn động viên khích lệ đối với toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. 3. Những tồn tại và hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được trong năm. Công ty vàn còn bộc lộ không ít những yếu kém, tồn tại cần khắc phục để đáp ứng yêu cầu phát triển đơn vị đó là: Đội ngũ cán bộ làm kế hoạch, làm dự án còn thiếu và yếu nhất là cán bộ chủ chốt, chuyên viên chính trong việc tổ chức quản lý và thực hiện các dự án. Thiếu các chủ nhiệm dự án, thiếu kế cán bộ có kinh nghiệm về công tác tư vấn, thiết kế, giám sát, thiếu chuyên gia giỏi về xây dựng, quản lý dự án. Một số nhiệm vụ mới được mở ra nhưng chưa có cán bộ quản lý có kinh nghiệm. Công ty cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh Công ty theo định hướng kế hoạch 5 năm của Tổng Công ty đã đề ra. Xây dựng các chính sách thu hút nguồn lực, nhân tài ngoài xã hội và đào tạo, đào tạo lại lực lượng CBCNV hiện có. Công tác thanh quyết toán của Công ty và của các đơn vị thành viên cần có những biện pháp chủ động, quyết liệt, tích cực để thu nợ khách hàng, không để khách hàng chậm thanh toán, chiếm dụng vốn kéo dài. Cần đề ra những cơ chế phù hợp, kích cầu để thực hiện tốt công tác huy động vốn liên doanh, vốn nhàn rỗi trong nội bộ, từng bước thực hiện cổ phân hoá doanh nghiệp, trước mắt tiến hành cổ phần hoá một số xí nghiệp trực thuộc đủ điều kiện về vốn, tài sản Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đầu tư nâng cao năng lực, đổi mới công nghệ, ứng dụng phương pháp quản lý theo công nghệ tiên tiến. Công ty hiện vẫn còn một số cán bộ chủ chốt, cán bộ nghiệp vụ không hoàn thành phận sự được giao do thiếu trách nhiệm, năng lực hạn chế nhưng chưa được thay thê kịp thời. Đặc biệt đối với hệ thống nghiệp vụ của các đơn vị còn yếu và bố trí chưa đúng với chuyên môn. Đối với những đơn vị có kết quả sản xuất kinh doanh kém, hiệu quả công tác thấp mà nguyên nhân do năng lực trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo yếu kém cần dứt khoát thay thế hoặc chuyển đổi chức năng nhiệm vụ cho phù hợp. Công tác hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, kiểm tra cần được tổ chức thực hiện thành nề nếp thường xuyên nhất là công tác kỹ thuật, thi công, an toàn, bảo hộ lao động. Các hệ thống quản lý nghiệp vụ trong Công ty cần giữ vững nề nếp sinh hoạt và dẩy mạnh hiệu lực hoạt động. Chưa thực hiện được việc khoán lương đối với khối văn phòng Công ty và việc trả lương ở các đơn vị đôi chỗ còn tuỳ tiện. Việc cải cách hành chính chưa có kết quả rõ nét, chưa hoàn chỉnh được việc xây dựng chiến lược đào tạo, định biên tiêu chuẩn CBCNV, sự phối hợp giữa khối quản lý và khối sản xuất chưa chặt chẽ. Nguyên nhân của sự tồn tại rất nhiều những nguyên nhân chủ yếu khách quan đó chính là: sự chỉ đạo điều hành của lãnh đạo, phòng ban Công ty đôi lúc chưa sát sao, một số giải pháp chưa thực sự phù hợp với yêu cầu của sản xuất. Việc tổ chức thực hiện ở một số cá nhân và bộ phận còn thiếu sự chủ động sáng tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh. Phần ba Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty đầu tư – xây dựng hà nội 1. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới Trải qua nhiều năm phát triển và trưởng thành, Công ty Đầu tư – Xây dựng Hà Nội hiện nay là đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh các công trình xây dựng. Công ty đã từng bước xây dựng cho mình những tiền đề vững chắc về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự và uy tín của công ty trước các đối tác kinh doanh . Trong năm tới, công ty chủ trương phát triển theo những hướng sau đây: - Theo đuổi việc tăng lợi nhuận dưới những điều kiện đang thay đổi của thị trường nhằm mở rộng quy mô sản xuất theo phương thức đầu tư cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tận dụng tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của mình. - Nắm bắt và sử dụng kịp thời công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lượng các công trình. Tập trung và tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có, tránh tình trạng lãng phí nhân công. - Mở rộng quy mô kinh doanh máy móc thiết bị hơn nữa. - Giữ vững thị trường mà công ty đang chiếm lĩnh và có uy tín. Về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cụ thể của Công ty trong năm 2004 là: - Giá trị sản lượng : phấn đấu đạt 415 tỷ đồng - Doanh thu: phấn đấu đạt 316,4tỷ đồng - Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách: Thực hiện 100% chỉ tiêu giao. - Tiền lương: phấn đấu đạt bình quân 1,25 triệu đồng/người / tháng 2. Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Đầu tư - xây dựng hà nội Sau một thời gian tìm hiểu tình hình thực tế của công ty em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp giải quyết những tồn tại trong hoạt động tổ chức và sử dụng vốn của công ty nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Biện pháp một: Quản lý và sử dụng triệt để tài sản cố định hiện có. Với những máy móc thiết bị đang dùng công ty cần tiếp tục phát huy hơn nữa trong việc khai thác triệt để tính năng tác dụng sẵn có và không ngừng cải tiến kỹ thuật để ngày càng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty cần thường xuyên tiến hành công tác duy tu, bảo dưỡng tài sản cố định nhằm duy trì năng lực hoạt động của tài sản cố định, tránh tình trạng tài sản cố định bị hư hỏng, phải thanh lý trước khi hết thời hạn phục vụ. Tuy nhiên khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa lớn tài sản cố định cần cân nhắc giữa chi phí sửa chữa bỏ ra và việc thu hồi hết giá trị còn lại để quyết định sự tồn tại hay chấm dứt hoạt động của máy móc thiết bị sản xuất. Biện pháp hai: Tăng cường công tác thu hồi vốn trong thanh toán. Các khoản phải thu của công ty tại thời điểm 31/12/2003 là 34.936.587.993 đồng trong đó khoản phải thu của khách hàng lên đến hơn 30.789.287.675 đồng. Đây là một con số khá lớn so với tổng số vốn sản xuất kinh doanh của công ty, làm giảm đáng kể vốn bằng tiền và ảnh hưởng tới nhu cầu vốn lưu động. Để giải quyết vấn đề này, công ty cần phải thống kê các trường hợp khách hàng còn nợ tiền công trình, tổ chức đối chiếu công nợ với khách hàng, phân loại từng khoản nợ dựa trên hợp đồng xây lắp để xác định đối tượng và cách thức thu tiền nợ. - Đối với những khách hàng có quan hệ làm ăn lâu dài và thường xuyên với công ty, công ty có thể gia hạn nợ với một thời hạn nhất định phụ thuộc vào giá trị của khoản nợ và uy tín của khách hàng đó trong quan hệ làm ăn với công ty. - Đối với những khách hàng mà trước đây chưa có hoặc không có quan hệ làm ăn, công ty cần phải có những biện pháp nhằm xúc tiến việc thu hồi các khoản nợ phải thu, tránh tình trạng nợ cần dây dưa, gây mất vốn. - Đối với những đối tượng có tính trốn tránh không trả các khoản nợ, công ty cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan pháp luật để có biện pháp xử lý thích hợp. Sau khi đã giải quyết các công việc trên công ty cần đánh giá lại toàn bộ số nợ đọng còn lại nằm trong tình trạng không thể thu hồi, nếu số nợ này đạt tới một giá trị nhất định thì công ty làm căn cứ xin trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Việc trích lập này nhằm giới hạn tổn thất do khách hàng không chịu thực hiện thanh toán các khoản nợ đến hạn. - Mặt khác ngay từ khi ký kết hợp đồng xây lắp với khách hàng, công ty phải vừa nắm bắt được những thông tin chính xác về khách hàng, khả năng thanh toán của họ nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó công ty nên áp dụng những phương thức thanh toán khuyến khích như thực hiện chiết khấu, giảm giá hàng bán đối với những khách hàng mua với khối lượng lớn, thanh toán nhanh. Theo đó tỷ lệ chiết khấu phải được quy định phù hợp với lãi suất huy động vốn của ngân hàng. Có như vậy công ty mới tránh được tình trạng phải huy động vốn từ bên ngoài, đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh. Biện pháp ba: Lựa chọn mức khấu hao thích hợp đối với từng loại máy móc thiết bị. Trong năm công ty đã áp dụng 2 hình thức khấu hao là: khấu hao theo đường thẳng và khấu hao nhanh. Riêng khấu hao nhanh công ty áp dụng đối với những máy móc thiết bị được vay bằng vốn của ngân hàng. Cách tính khấu hao này tuy đã đẩy chi phí lên cao, làm giảm lợi nhuận của công ty, nhưng ta cần nhận thấy ưu điểm rõ rệt của cách tính khấu hao này. Trước hết cách tính khấu hao này giúp cho công ty có khả năng tích tụ vốn, tài trợ cho nhu cầu đổi mới tài sản cố định, giảm thu nhập chịu thuế. Về lâu dài thì do công ty có khả năng đối mới tài sản cố định, nâng cao hiệu quả sản xuất từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các công ty khác trong cùng ngành. Như vậy trong những năm tới công ty nên tiếp tục duy trì cách tính khấu hao như hiện nay. Biện pháp bốn: Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, sử dụng hợp lý tiết kiệm các khoản mục chi phí. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động trong quá trình sản xuất. Nó cũng phản ánh tính đúng đắn của các giải pháp kinh tế kỹ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Như vậy, việc hạ thấp giá thành sản phẩm đồng nghĩa với giảm chi phí sản xuất tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Với những ý nghĩa cơ bản nêu trên, trong hoạt động sản xuất kinh doanh một yêu cầu khách quan đặt ra đối với công ty là phải quan tâm tìm biện pháp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm (Gas, gạch BLOCK). Để thực hiện điều đó, công ty Đầu tư - Xây dựng Hà Nội cần làm tốt một số các vấn đề sau: - Sắp xếp lao động một cách phù hợp nhằm loại trừ tình trạng lãng phí lao động, lãng phí giờ máy. Chú ý nâng cao tay nghề của cán bộ công nhân viên, có chính sách động viên khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. - Bố trí các khâu, các công đoạn sản xuất hợp lý. Hạn chế đến mức thấp nhất thời gian gián đoạn giữa các công đoạn sản xuất. - Tổ chức sử dụng vốn hợp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn để mua sắm vật tư, hàng hoá. Thường xuyên kiểm tra, ngăn ngừa tình trạng mất mát hay thiếu vật tư, ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của công ty. Việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm phải đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm. Bởi sản phẩm chỉ được khách hàng chấp nhận khi có giá cả hợp lý, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Biện pháp năm: Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động kinh tế Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường quản lý, kiểm tra kiểm soát quá trình kinh doanh, sử dụng các loại vốn nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên kế toán là hệ thống thông tin thực hiện, các số liệu, tài liệu kế toán tự nó chưa thể chỉ ra những biện pháp cần thiết để tăng cường quản lý vốn sản xuất kinh doanh. Do vậy, định kỳ Công ty phải thực hiện phân tích hoạt động kinh tế, trong đó có phân tích tình hình tài chính và hiệu quả sử dụng vốn. Hiện nay, công tác này chủ yếu thuộc trách nhiệm của Phòng Kế toán mà trực tiếp là do Kế toán trưởng đảm nhiệm. Trong thời gian tới, để đạt hiệu quả cao hơn thì Công ty nên phân công một cán bộ chuyên trách thực hiện phân tích tài chính và theo dõi công tác quản lý và sử dụng vốn trong kỳ, tìm ra nguyên nhân dẫn đến thành tích, tiến bộ so với kỳ trước để có biện pháp phát huy và nguyên nhân gây ra tồn tại, sút kém để có biện pháp khắc phục kịp thời. Biện pháp sáu: Chủ động phòng ngừa các rủi ro trong sản xuất kinh doanh Để chủ động phòng ngừa các rủi ro trong kinh doanh, Công ty cần mua bảo hiểm, trích lập các quỹ dự phòng tài chính để bù đắp số vốn bị thiếu hụt. Khi hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có nhiều biến động, Công ty phải luôn đối phó với nhiều tình hình phức tạp, rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trong nợ phải thu của Công ty chưa xảy ra nợ khó đòi xong trong kinh doanh không có gì có thể đảm bảo rằng không có những rủi ro xảy ra. Do đó, để hạn chế phần nào những tổn thất có thể xảy ra, Công ty phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Để khi xảy ra Công ty phải có nguồn bù dắp, bảo toàn được nguồn vốn và đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Biện pháp bảy: Khai thác, huy động nguồn vốn cho kinh doanh Thông qua công tác tìm hiểu nhu cầu thị trường, Công ty có thể xác định nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó tìm ra các giải pháp để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi. Đối với Công ty Đầu tư – Xây dưng Hà Nội, trong những năm vừa qua, ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, Công ty còn phải sử dụng nguồn vốn vay nợ để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Công ty có mối quan hệ với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội - 4 Lê Thánh Tông - Hà Nội, Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt - Chi nhánh Hà Nội - 96 Bà Triệu. Mặt khác, trong thời gian tới Công ty cũng nên chú ý đến một số hình thức huy động vốn khác rất có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường như: - Huy động vốn bằng cách phát hành các công cụ nợ. Đây là hình thức gọi vốn tương đối mới và tương đối khó thực hiện do thị trường tài chính của nước ta chưa phát triển. Nhưng trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời gian tới, hình thức này sẽ ngày càng phát triển mạnh do nó có nhiều ưu điểm. Ban Giám đốc có thể nghiên cứu, lập dự án nhằm huy động thêm vốn, tạo thêm động lực bên trong trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh doanh ,giúp Công ty chuyển một bộ phận vốn vay thành vốn chủ sở hữu, góp phần làm giảm hệ số nợ. - Liên doanh, liên kết: đây không phải là hình thức tạo vốn mới. Tuy nhiên, thông qua liên doanh, liên kết với đối tác trong nước hoặc nước ngoài, Công ty sẽ có được vốn kinh doanh, học được kinh nghiệm trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tác (nhất là đối tác nước ngoài). 3.Một số kiến nghị với nhà nước và các đơn vị chủ quản 3.1. Kiến nghị với Tổng Công ty Công ty Đầu tư – Xây dựng Hà Nội là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội do đó hoạt động của Công ty chịu ảnh hưởng rất lớn bởi quan điểm, phương hướng hoạt động của các đơn vị trên. - Yêu cầu Tổng công ty nắm bắt kịp thời những chính sách thay đổi điều hành công tác xuất nhập khẩu và thương mại của nhà nước và các cơ quan chức năng, phổ biến sớm xuống các đơn vị trực thuộc. - Hỗ trợ và phân bổ vốn lưu động cho hoạt động của Công ty vì vấn đề khó khăn của Công ty là vốn còn hạn chế nên khi tham gia vào các thương vụ lớn hoặc nhiều thương vụ cùng một lúc thì Công ty sẽ gặp nhiều bất lợi. - Tổng công ty nên tiến hành các cuộc gặp gỡ trao đổi giữa các đơn vị trong và ngoài ngành để Công ty có cơ hội tiếp xúc với các các đối tác làm ăn trên thị trường. - Tổng công ty nên có kế hoạch đào tạo các cán bộ chuyên ngành, chuyên môn giúp các đơn vị trực thuộc. 3.2. kiến nghị với Nhà nước Chính sách thương mại, xuất nhập khẩu và nhiều luật định thay đổi và đôi khi không nhất quán, yêu cầu cần kiệm toàn để không ảnh hưởng đến các chiến lược kinh doanh dài hạn và đầu tư của Công ty nói riêng và các công ty xuất nhập khẩu nói chung. Chính sách thuế cần có sự khuyến khích để không đẩy giá bán quá cao và đảm bảo tính thuế công bằng. Đặc biệt sản phẩm của các Công ty xây dựng là các công trình xây dựng. Cần có những qui định và chính sách nhằm đẩy mạnh sự đầu tư xây dưng cơ bản, phát triển của ngành xây dựng vì đây là ngành quan trọng để tận dụng được tiềm năng của đất nước. từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Đẩy mạnh quan hệ ngoại giao, tham gia vào các hiệp hội kinh tế khu vực và thế giới góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng quan hệ giao lưu buôn bán với các công ty nước ngoài. Kết luận Việc tổ chức, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp đặc biệt trong điều kiện thiếu vốn để phát triển kinh tế như ở nước ta hiện nay. Quản lý, sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận, tăng khả năng tích luỹ, giúp doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên... Là một đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động trong cơ chế thị trường, đòi hỏi Công ty Đầu tư – Xây dựng Hà Nội phải tích cực chủ động phấn đấu nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác tổ chức và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, duy trì và phát triển nhịp độ kinh doanh, đồng thời nâng cao đời sống cho cán bộ - công nhân viên trong công ty. Trong năm qua công ty đã có nhiều cố gắng tích cực phấn đấu trong hoạt động kinh doanh, từng bước tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Tuy nhiên hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh vẫn không cao lắm. Nhìn chung, Công Ty Đầu Tư - Xây Dựng Hà Nội ngoài những thuận lợi còn tồn tại rất nhiều khó khăn trước mắt cũng như trong tương lai. Những khó khăn hiện nay của công ty là do cả những nguyên nhân khách quan và các nguyên nhân chủ quan gây ra. Các nguyên nhân khách quan chủ yếu xuất phát từ điều kiện nền kinh tế và những hạn chế về vốn, máy móc thiết bị của công ty. Song song với nó là các công tác tạo vốn, công tác hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, kiểm tra, công tác đầu tư, nâng cao năng lực cán bộ công nhân viên, công tác thanh quyết toán, thay thế đổi mới công nghệ, ứng dụng phương pháp quản lý theo công nghệ tiên tiến của công ty và của các đơn vị thành viên chưa được thực hiện một cách đầy đủ, chưa được quan tâm thích đáng. Đây chính là những nguyên nhân chủ quan dẫn đến những hạn chế trong kinh doanh của công ty. Tuy vậy, với các kết quả bước đầu như hiện nay có thể khẳng định hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là rất khả quan. Xuất phát từ lý do trên, sau một thời gian thực tập tại Công ty Đầu tư – Xây dựng, được sự giúp đỡ tận tình của Cô giáo hướng dẫn cũng như các cô chú trong phòng Kế hoạch kinh doanh, và các phòng ban có liên quan, em mạnh dạn đóng góp một số ý kiến với hy vọng phần nào giúp công ty khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo Nguyễn thị Thảo đã trực tiếp hướng dẫn và toàn thể cán bộ công nhân viên phòng Kế Hoạch Kinh Doanh Công ty Đầu tư - Xây dựng Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành xuất sắc đợt thực tập này. Hà nội ngày1 8/5/2004 Sinh viên: Trần anh dũng Mục lục Lời mở đầu 1 Phần một: tổng quan về tình hình Công Ty Đầu Tư - Xây Dựng Hà Nội 2 1. Lịch sử hình thành công ty 4 2. Quá trình phát triển của Công Ty Đầu Tư - Xây Dựng Hà Nội từ khi thành lập tới nay 5 3. Nhiệm vụ và các lĩnh vực hoạt động sản xuất,kinh doanh chủ yếu của công ty 5 3.1. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty 5 3.2. Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh 7 4. Cơ cấu sản xuất kinh doanh của Công Ty: 8 5. Cơ cấu tổ chức quản lý 9 a. Ban lãnh đạo Công ty 9 b. Các phòng ban chức năng 10 6. Đặc điểm lao động 13 7. Đặc điểm cơ sở vật chất kĩ thuật, máy móc thiết bị 16 8. Đặc điểm thị trường 22 Phần hai: phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty đầu tư – xây dựng hà nội 24 I. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 24 1. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty 24 2. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 26 a. Những công trình đã và đang thi công 26 b. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua ..32 II. Tình hình huy động sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Đầu tư - Xây dựng 1.Cơ cấu vốn sự tăng giảm của nó 35 a. Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty(căn cứ theo nguồn hình thành vốn) 36 b.Cơ cấu vốn cố định của công ty 37 c. Cơ cấu vốn lưu động của công ty 38 2. Vốn và nguồn vốn của Công ty 39 III. Tình hình hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Đầu tư – Xây dựng Hà Nội 40 1. Hiệu quả sủ dụng vốn kinh doanh của Công ty 40 2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định 44 3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 48 IV. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, những thành tựu và hạn chế của Công ty Đầu tư - Xây dựng 1.Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn 51 2. Những thành tựu đã đạt được 53 3. Những tồn tại và hạn chế 56 Phần ba: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty đầu tư – xây dựng hà nội 58 1. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 58 2. Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Đầu tư - xây dựng Hà nội 58 3.Một số kiến nghị với nhà nước và các đơn vị chủ quản 63 3.1. Kiến nghị với Tổng Công ty 63 3.2. kiến nghị với Nhà nước 64 Kết luận 65

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9397.doc
Tài liệu liên quan