Kết quả đánh giá sự tiết insulin bằng kỹ thuật
HPLC ở 7 lô thí nghiệm đạt 100% dương tính với
insulin. Điều này chứng tỏ các tế bào sau khi biệt
hóa thành công không những có khả năng biểu
hiện các gen liên quan đến kiểu hình tế bào β tụy
đảo mà còn có khả năng dịch mã thành công
insulin và tiết ra ngoài. Insulin là sản phẩm cuối
cùng trong suốt quá trình chuyển biệt hóa của tế
bào gốc trung mô thành tế bào tiết insulin. Sự
xuất hiện insulin được phát hiện bằng HPLC
chứng tỏ chúng tôi đã biệt hóa thành công tế bào
gốc trung mô từ mô mỡ thành tế bào tiết insulin.
Để đánh giá tính toàn vẹn về tính năng của
một tế bào β tụy đảo, chúng tôi tiến hành đánh
giá khả năng tiết insulin phụ thuộc vào nồng độ
đường kích thích. Kết quả là 6/6 (tỷ lệ 100%) mẫu
tế bào biệt hóa có khả năng đáp ứng tốt với lượng
đường. Cụ thể, lượng đường cao hơn thì lượng
insulin tiết ra nhiều hơn.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biệt hóa tế bào gốc trung mô từ mô mỡ thành tế bào tiết Insulin để ứng dụng điều trị bệnh tháo đường type 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014
50
BIỆT HÓA TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ TỪ MÔ MỠ THÀNH TẾ BÀO
TIẾT INSULIN ĐỂ ỨNG DỤNG ĐIỀU TRỊ BỆNH THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
Trần Đặng Xuân Tùng*, Đặng Vạn Phước**, Lê Thị Bích Phượng*, Phạm Văn Phúc***
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu này nhằm phân lập, nuôi cấy, tăng sinh và biệt hóa tế bào gốc (TBG) từ mô mỡ thành
tế bào tiết insulin giống tế bào beta.
Đối tượng và phương pháp: mô mỡ được thu nhận từ người tình nguyện. Sau đó, tế bào gốc từ mô mỡ
được phân tách bằng bộ kit ADSC extraction kit và nuôi cấy trong môi trường MSCult kit để làm giàu tế bào gốc
ứng viên. Các tế bào gốc này được khẳng định các đặc điểm của tế bào gốc trung mô bằng cách xác định các
marker bề mặt. Cuối cùng tế bào gốc được biệt hóa thành tế bào tiết insulin trong môi trường chuyên biệt bổ sung
các chất nicotinamide, exendin-4, B27.
Kết quả: qui trình này là thu nhận được 1,01 x 106 tế bào trong 1 gram mỡ , trong đó có 78,3 ± 5,7% tế bào
sống và tỷ lệ tế bào gốc là 7,15 ± 2,22%, qui trình biệt hóa thành công tế bào gốc này thành tế bào tiết insulin.
Kết luận: số lượng tế bào gốc thu được đủ dùng trong các nghiên cứu và nhân lên ứng dụng trong điều trị,
qui trình biệt hóa tế bào gốc thành tế bào tiết insulin là hoàn toàn khả thi.
Từ khóa: Tế bào gốc, tế bào gốc từ mô mỡ, tế bào tiết insulin, biệt hóa.
ABSTRACT
DIFFERENTIATION THE ADIPOSE DEVIRED STEM CELL TO INSULINE PRODUCING CELL
FOR DIABETTES MELLITUS TREATMENT
Tran Dang Xuan Tung, Dang Van Phuoc, Le Thi Bich Phuong, Pham Van Phuc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 2 - 2014: 50 - 54
Purposes: This research is carried out in order to subdivide, culture, multiple and differentiate adipose
derived stem cell (ADSC) to insulin producing cells, which similar to beta cells.
Subjects and Methods: Adipose tissue was obtained from healthy volunteer. Adipose derived cells is
isolated by ADSC extraction kit and cultured in MSCult kit to enrich stem cell candidate. These cells are
identified as stem cells by defining surface markers following the definition of Mesenchymal stem cells. Finally,
ADSC is differentiated to insulin producing cells in specific medium supplemented with nicotinamide, exendin-4,
B27.
Results: we can obtain1,01 x 106 cells in 1 gram of adipose tissue with stem cell percentage be 7,15± 2,22%,
it is 78,3 ± 5,7% life cells and 7,15 ± 2,22% stem cells. ADSC is differentiated successfully to Insulin producing
cells.
Conclusion: the quality of stem cell have been derived, that is enough for research and culture to clinical
treatment. The process for differentiation stem cell to insulin producing cell is realizable.
Key words: stem cell, adipose devised stem cell (ADSC), insulin producing cell, differentiation
GIỚI THIỆU
Đái tháo đường là một bệnh mãn tính, gây ra
do tình trạng thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương
đối của cơ thể. Đặc trưng của bệnh là tình trạng
đường huyết tăng cao, kèm theo đó là các rối loạn
quan trọng chuyển hóa carbohydrate, protein,
lipid và chất khoáng. Các rối loạn này sẽ dẫn đến
* *Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh **Đại Học Y Dược TpHCM ***Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TpHCM
Tác giả liên lạc: ThS. Trần Đặng Xuân Tùng ĐT: 0903120280 Email: dr_xuantung@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
51
nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính.
Nhằm ngăn ngừa các biến chứng cũng như tử
vong từ bệnh đái tháo đường, bệnh nhân cần
phải kiểm soát đường huyết chặt chẽ tùy theo
mục tiêu của từng đối tượng. Khi những tiềm
năng to lớn của tế bào gốc được khám phá, nó
mang lại hi vọng sử dụng tế bào gốc như một
phương pháp điều trị hứa hẹn cho bệnh nhân đái
tháo đường. Trong vòng hai thập niên qua, nhiều
nghiên cứu về liệu pháp tế bào gốc trong điều trị
bệnh đái tháo đường được tiến hành. Các nghiên
cứu này đã điều trị được nguyên nhân gây bệnh
và mang lại kết quả ổn định lâu dài(3,8).
Tại Việt Nam, nhiều tác giả đã thành công
trong việc biệt hóa tế bào gốc thu nhận từ máu
cuống rốn hoặc tủy xương thành tế bào tiết
insulin và đã thử nghiệm thành công trên mô
hình động vật(7). Tuy nhiên, những phương pháp
này còn có những hạn chế nhất định như tính
xâm lấn trong việc thu nhận tế bào gốc từ tủy
xương hay người bệnh không có nguồn lưu trữ
máu cuống rốn hay dây rốn Do đó, việc phát
hiện ra tế bào gốc từ mô mỡ đã mở ra một tương
lai mới trong việc ứng dụng tế bào gốc trong điều
trị đái tháo đường do những ưu điểm: mô mỡ dễ
phân tách, thủ thuật thu nhận ít xâm lấn(9).
Với những kết quả trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này nhằm (1) xây dựng quy trình thu
nhận tế bào gốc trung mô từ mô mỡ, (2) biệt hóa
tế bào gốc trung mô từ mô mỡ thành tế bào tiết
insulin, (3) đánh giá chất lượng tế bào đã biệt hóa
để ứng dụng vào điều trị bệnh đái tháo đường
type 2, đồng thời là những thử nghiệm cơ bản với
các số liệu ban đầu mang tính chất tham khảo
cho các nghiên cứu lớn sau này.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp nghiên cứu: In vitro
Sinh phẩm nghiên cứu
Mô mỡ của người tình nguyện được lấy tại
Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh TP.Hồ Chí Minh.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Mô mỡ có kết quả âm tính với HIV, HBV,
HCV thông qua các xét nghiệm PCR. Lượng mỡ
thu nhận tối thiểu 100ml (kể cả chất gây tê).
Tiêu chuẩn loại mẫu
Mô mỡ được lấy ở những người tình nguyện
có bệnh lý gây viêm hoặc có dấu hiệu nhiễm
trùng vùng lấy mẫu.
Các quy trình và thao tác được thực hiện tại
Phòng thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng Tế
bào gốc và Phòng thí nghiệm Phân tích trung
tâm, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.Hồ
Chí Minh.
Qui trình nghiên cứu gồm các giai đoạn sau:
Thu nhận mỡ.
Thu nhận SVF và nuôi cấy TBG từ mô mỡ.
Định lượng, định danh TBG sau phân tách.
Biệt hóa tế bào gốc thành tế bào tiết insulin.
Kiểm tra sự nhiễm khuẩn, nhiễm nấm và bộ
NST của tế bào tiết insulin.
Đánh giá sự biệt hóa thành tế bào tiết insulin.
Giai đoạn 1: Thu nhận mỡ bụng
Bệnh nhân được gây mê mask thanh quản
phối hợp tê tại chỗ bằng lidocaine. Thu mỡ dưới
da của vùng bụng dưới rốn, hút đều hai bên đối
xứng qua đường trắng giữa bụng. Bơm vào mô
mỡ 100ml nước muối sinh lí với hỗn hợp nồng độ
Lidocain 1% và adrenaline 1/1000000. Hút mỡ
bằng tay nhẹ nhàng tránh tổn thương các tế bào.
Số lượng hút là 100ml hỗn hợp mô mỡ và nước
muối sinh lý trên 1 tình nguyện viên.
Giai đoạn 2: Thu nhận phân đoạn mạch nền
(SVF) và nuôi cấy tế bào gốc từ mô mỡ:
Bước 1: Xử lí sơ bộ mẫu.
Bước 2: Rửa mẫu bằng Washing buffer 1.
Bước 3: Lặp lại bước 2.
Bước 4: Rửa mẫu bằng Washing buffer 2.
Bước 5: Lặp lại bước 4.
Bước 6: Phân tách mẫu.
Bước 7: Thu nhận tế bào.
Bước 8: Rửa tế bào.
Bước 9: Sử dụng hay nuôi cấy tế bào.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014
52
Huyền phù cặn trong môi trường
DMEM/F12 10% FBS nuôi ở điều kiện 370C, 5%
CO2.
Thay môi trường 3 ngày/lần đến khi tế bào
phát triển 70% bề mặt flask và cấy chuyền dùng
hóa chất trypsin 0,25%.
Giai đoạn 3: Định lượng, định danh tế bào gốc
sau phân tách:
Tế bào gốc có trong mẫu được phân tích
bằng kĩ thuật flow cytometry trên máy FACS
calibur (BD Bioscience) theo hướng dẫn của của
nhà sản xuất.
Tế bào gốc trung mô phải có kết quả về các
marker như sau:
(+) với các marker CD13, CD44, CD73,
CD90, CD105.
(-) với các marker CD14, CD34, CD45,
HLA-DR.
Giai đoạn 4: Biệt hóa tế bào gốc thành tế bào
tiết Insulin
Bước 1: Tế bào nuôi tăng sinh trong MSCCult
được tách bằng trypsin/EDTA 0,25% cấy vào đĩa
6 giếng, mỗi giếng 100.000 tế bào. Nuôi tế bào
trong môi trường IPC-M1 trong 5-7 ngày ở 370 C,
với chế độ thay môi trường 3 ngày/lần.
Bước 2: Thay môi trường nuôi tế bào thành
IPC-M2 nuôi trong 7 ngày.
Bước 3: Thay môi trường nuôi tế bào thành
IPC-M3. Tiếp tục nuôi như bước 1, trong 3
ngày. Sau đó tách tế bào bằng trypsin/EDTA
0,25% rồi nuôi lại trong cùng giếng của đĩa. Tế
bào này được tiếp tục nuôi trong 4-5 ngày.
Tất cả môi trường trên được cung cấp bởi
công ty GeneWorld, HCM, VN.
Giai đoạn 5: Đánh giá sự nhiễm khuẩn, nhiễm
nấm và bộ NST của tế bào tiết insulin: bằng
các tiêu chí sau:
Bảng 1. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng TBG
Tiêu chí Phương pháp phát hiện
Nhiễm vi khuẩn Cấy khuẩn trên đĩa petri
Nhiễm nấm Cấy nấm trên đĩa petri
Nhiễm sắc thể (NST)đồ Tiến hành NST đồ
Giai đoạn 6: Đánh giá sự biệt hóa tế bào tiết
insulin:
Tiến hành chạy Realtime RT-PCR. Với các
Gen: Pdx-1, Ngn3, Insulin.
Dùng phương pháp 2-∆∆Ct của Livak để định
lượng biểu hiện của gen nghiên cứu và gen tham
chiếu (GAPDH).
Dùng phương pháp nhuộm Dithizone
(DTZ) để nhận biết sự tiết insulin trong các tiểu
đảo tụy của tuyến tụy hay các cụm tế bào giống
tiểu đảo tụy.
Đánh giá khả năng tiết insulin của tế bào sau
khi biệt hóa phụ thuộc vào nồng độ glucose trong
môi trường nuôi. Cho tế bào vào 2 giếng A và B
có môi trường IPC-M3 với nồng độ glucose lần
lượt là 5.5mmol/L và 23mmol/L. Ủ tế bào trong
điều kiện nuôi 24 giờ. Sau đó, định lượng sự hiện
diện của insulin trong dịch nuôi tế bào bằng kĩ
thuật HPLC.
Phân tích thống kê
Nghiên cứu được thực hiện trên 7 mẫu. Số
liệu nghiên cứu được xử lí bằng phần mềm Excel
2010 với độ tin cậy 95%.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tế bào gốc trung mô được thu nhận từ mô
mỡ, tăng sinh in vitro và biểu hiện các marker
đặc trưng sau vài lần cấy chuyền
Chúng tôi đã thành công với tỷ lệ 100% (7/7)
trong việc tác chiết SVF từ mô mỡ. Tổng số tế bào
thu nhận được là 1.0126 ± 0.0933 × 106 tế bào, tỷ lệ
sống đạt 78,3 ± 5,7% (n=7). Sử dụng kĩ thuật flow
cytometry với các marker đặc trưng cho tế bào
gốc trung mô, kết quả đánh giá cho thấy cho
7,12± 2,22% tế bào phân đoạn SVF là tế bào gốc
trung mô. Số lượng này đủ để dùng trong các
nghiên cứu và nhân lên ứng dụng trong điều trị.
Bảng 2: Kết quả định lượng tế bào SVF và tế bào gốc
trong mô mỡ của các lần thí nghiệm
Tế bào có nhân
SVF (x 106)
Tế bào/gam (x
106)
Phần trăm tế
bào sống (%)
Phần trăm
TBG (%)
103,6 1,036 78 7,123
82,4 0,97 82 9,562
72,8 1,103 70 9,457
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
53
Tế bào có nhân
SVF (x 106)
Tế bào/gam (x
106)
Phần trăm tế
bào sống (%)
Phần trăm
TBG (%)
45,2 1,0511 74 7,983
65 0,8228 77 6,786
89,8 1,0322 69 5,994
98,8 1,0739 84 3,124
Mean 1,0126 78,2857 7,147
SD 0,0933 5,6779 2,2178
Kết quả này là tương đương với các nghiên
cứu khác trên thế giới(1). SVF đã được chứng minh
có chứa đến 3% là tế bào gốc trong tổng số tế bào,
gấp 2.500 lần so với tần số tế bào gốc trong tuỷ
xương ngươzi(4). Như vậy SVF là nguồn tế bào gốc
phong phú, an toàn và hiệu quả hiện nay.
Kết quả nuôi cấy ADSC
Sau 7 ngày nuôi, các tế bào tăng sinh mạnh
và bắt đầu hợp dòng. Khi tế bào chiếm 70-80%
diện tích bề mặt nuôi, tiến hành cấy chuyền theo
tỷ lệ 1:3. Tốc độ phát triển của tế bào tương đối
như nhau giữa các lần cấy chuyền và cao hơn
trong nuôi cấy sơ cấp.
Hình 1. Tế bào ứng viên gốc trung mô có hình thoi,
trải dài trên bề mặt nuôi cấy (20x)
Các tế bào gốc trung mô ứng viên biểu hiện
các marker của tế bào gốc trung mô.
Biểu đồ 1: Kết quả biểu hiện marker của tế bào sau
khi nuôi cấy
Theo kết quả trên chúng tôi đã bước đầu
chứng minh khả năng tách triết được ADSC
trong mô mỡ của tình nguyện viên.
Biệt hóa thành công tế bào gốc trung mô từ
mô mỡ thành tế bào tiết insulin
Sau 12 ngày biệt hóa, có sự co cụm và rút
ngắn của tế bào dồn chúng lại trong một vị trí
hình thành một nhóm tế bào ngày càng nén chặt.
Từ đó một số cụm tế bào giống đảo tụy bắt đầu
xuất hiện vào khoảng ngày thứ 14.
Khi nhuộm với dithizone, 100% cụm tế bào
giống đảo tụy này bắt màu đỏ với thuốc nhuộm.
Hình 2. Các tế bào sau khi co cụm lại thành tụy đảo
bắt màu với thuốc nhuộm Dithizone (20x)
Các tế bào được kiểm tra các gen chuyên biệt
ở tế bào β tụy đảo so với tế bào chưa biệt hóa (đối
chứng), được bình thường hóa bằng gen đối
chứng nội GAPDH theo công thức của Lavik.
Bảng 2. Mức độ biểu hiện Gen chuyên biệt của tế bào
β tụy đảo
Gen Mẫu GAPDH
Insulin 552 97 13
Pdx-1 2702 487 15
Ngn-3 1640 6 4
Kết quả đánh giá sự tiết insulin bằng kỹ thuật
HPLC ở 7 lô thí nghiệm đạt 100% dương tính với
insulin. Điều này chứng tỏ các tế bào sau khi biệt
hóa thành công không những có khả năng biểu
hiện các gen liên quan đến kiểu hình tế bào β tụy
đảo mà còn có khả năng dịch mã thành công
insulin và tiết ra ngoài. Insulin là sản phẩm cuối
cùng trong suốt quá trình chuyển biệt hóa của tế
bào gốc trung mô thành tế bào tiết insulin. Sự
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014
54
xuất hiện insulin được phát hiện bằng HPLC
chứng tỏ chúng tôi đã biệt hóa thành công tế bào
gốc trung mô từ mô mỡ thành tế bào tiết insulin.
Để đánh giá tính toàn vẹn về tính năng của
một tế bào β tụy đảo, chúng tôi tiến hành đánh
giá khả năng tiết insulin phụ thuộc vào nồng độ
đường kích thích. Kết quả là 6/6 (tỷ lệ 100%) mẫu
tế bào biệt hóa có khả năng đáp ứng tốt với lượng
đường. Cụ thể, lượng đường cao hơn thì lượng
insulin tiết ra nhiều hơn.
Bảng 3. Mức dộ đáp ứng tiết Insuline theo nồng độ
đường.
Nồng độ 5 mmol/l Nồng độ 23 mmol/l
Mẫu 1 91,4 ng/ml 166,6 ng/ml
Mẫu 2 210,7 ng/ml 417,9 ng/ml
Mẩu 3 560 ng/ml 650 ng/ml
Mẫu 4 310 ng/ml 410 ng/ml
Mẫu 5 790 ng/ml 930 ng/ml
Mẫu 6 430 ng/ml 460 ng/ml
Trong kết quả nghiên cứu của Kim và cộng
sự(5), họ cho răzng chỉ có tế bào gốc ở màng xương
mới có khả năng biệt hóa thành tế bào tiết insulin
mà đáp ứng được với lượng đươzng. Tuy nhiên
kết quả của nhiều nhóm nghiên cứu khác lại cho
thấy tế bào tiết insulin biệt hóa tưz mô mỡ có khả
năng đáp ứng với lượng đươzng, kết quả này
tương đương với nghiên cứu của Chardar(2),
Mohamad Buang(6). Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy sự sản xuất Insulin của tế bào
gốc trung mô tưz mô mỡ sau khi biệt hóa thành tế
bào tiết insulin có khả năng được điều hòa bởi sự
thay đổi của nồng độ glucose.
Tế bào sau khi biệt hóa có chất lượng tốt
Các tế bào sao khi biệt hóa không phát hiện
nhiễm nấm hay vi khuẩn khi quan sát dưới kính
hiển vi. Kết quả nhuộm G-banding cho thấy bộ
NST của tế bào ổn định về số lượng và cấu trúc
sau nhiều lần cấy chuyền và biệt hóa thành tế bào
tiết insulin. 100% (3/3) mẫu tế bào được lấy ngẫu
nhiên đều không quan sát thấy đột biến NST.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu này, chúng tôi bước đầu xây
dựng qui trình thu nhận tế bào gốc trung mô từ
mô mỡ, đồng thời chứng minh khả năng biệt hóa
của ADSC thành thế bào tiết insuline. Các tế bào
sau khi biệt hóa đều có khả năng tiết insuline và
đều có khả năng thay đổi nồng độ insuline tiết ra
theo nồng độ đường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arakawa M, Ebato C, Mita T, Hirose T, Kawamori R, Fujitani
Y, Watada H (2009), "Effects of exendin-4 on glucose
tolerance, insulin secretion, and beta-cell proliferation depend
on treatment dose, treatment duration and meal contents",
Biochem Biophys Res Commun, 390(3), p. 809-814
2. Chandra V, Muthyala S, Jaiswal AK, Bellare JR, Nair PD,
Bhonde RR (2011), "Islet-like cell aggregates generated from
human adipose tissue derived stem cells ameliorate
experimental diabetes in mice", PLoS One, 6(6) p. 20615
3. Figlinzzi M et al. (2009), "Bone marrow derived mesenchymal
stem cells improve islet graft function in diabetic rats",
Transplant Proceeding, 41(5) p. 1797-1800
4. Gronthos S, F.D., Leddy HA, Robey PG, Storms RW, Gimble
JM (2001), "Surface protein characterization of human adipose
tissue-derived stromal cells", J Cell Physiol, 189, p.54-63.
5. Kim SJ, Ko ES, Lim SM, Lee CW, Kim DI (2012), "Glucose-
stimulated insulin secretion of various mesenchymal stem
cells after insulin-producing cell differentiation", J Biosci
Bioeng, 113(6) p. 771-777.
6. Mohamad Buang ML, S.H., Chung LH, Saim AB, Idrus RB
(2012), "In vitro generation of functional insulin-producing
cells from lipoaspirated human adipose tissue-derived stem
cells", Arch Med Res, 43(1) p. 83-88.
7. Phan Kim Ngọc, Dương Thanh Thủy, Phạm Lê Bửu Trúc,
Phạm V
n Phúc (2010), "So sánh hiệu quả điều trị bệnh đái
tháo đường bằng cách cấy ghép tế bào gốc trung mô tủy
xương và tế bào tiết insulin trên mô hình chuột", Hội nghị khoa
học Công nghệ sinh học: khu vực miền trung và tây nguyên.
8. Phạm Lê Bửu Trúc, Dương Thanh Thủy, Phạm V
n Phúc,
Phan Kim Ngọc (2009), "Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh đái
tháo đường bằng cách ghép tế bào tiết insulin trên mô hình
chuột", Hội nghị công nghệ sinh học toàn quốc khu vực phía Nam,
p. 23-24.
9. Trần Thị Như Mai, Vương Gia Tuệ, Khổng Hiệp, Phạm V
n
Phúc, Phan Kim Ngọc (2008), "Thu nhận và biệt hóa tế bào
gốc trung mô từ mô mỡ người", Hội nghị khoa học lần thứ 6:
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
Ngày nhận bài báo: 28/02/2014
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/03/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/03/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- biet_hoa_te_bao_goc_trung_mo_tu_mo_mo_thanh_te_bao_tiet_insu.pdf