Biểu hiện của Heparanase trong bướu nguyên bào men và nang thân răng

Biểu hiện Ki67 ở BNBM Nghiên cứu của Sandra (2001)(12) cho thấy mức độ biểu hiện của Ki67 ở bệnh nhân lớn tuổi cao hơn bệnh nhân trẻ, nhóm những người dưới 20 tuổi là thấp nhất với 3,0%, nhóm trung niên cao hơn với 3,9%, và nhóm trên 40 tuổi là cao nhất với 4,4%. Trong nghiên cứu này, chỉ số bắt màu trung bình của Ki67 ở nhóm dưới 30 tuổi là 6%, và nhóm trên 30 tuổi là 7,3%. Theo Ueno (1989)(15), những người trẻ có tỉ lệ tái phát thấp hơn sau phẫu thuật so với người lớn tuổi. Trong tổng số 9 ca nhuộm Ki67, chỉ có 1 ca là BNBM dạng nang và 8 ca là dạng đặc. Mức độ bắt màu nhuộm ở ca này tương đối thấp (khoảng 1%), trong khi đó tất cả những ca còn lại đều bắt màu từ 2% trở lên. Nghiên cứu của Sandra (2001)(12), cũng cho kết quả tương tự, lý do được đưa ra là dạng nang có tính xâm lấn ít hơn so với dạng đặc nên mức độ tăng sinh của các tế bào trong dạng nang cũng ít hơn. Nhưng trong nghiên cứu của Bologna-Molina (2008)(2), tác giả ghi nhận dạng nang có biểu hiện Ki67 hơi cao hơn dạng đặc. Sự khác biệt này có thể là do sự khác nhau về cách thức đánh giá, đặc biệt là phương pháp tính số lượng tế bào. Dựa trên kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch, chúng tôi không thấy có sự liên quan giữa sự biểu hiện của Heparanse và Ki67 trong BNBM, mặc dù nhóm biểu hiện Heparanase dương tính có tỉ lệ tế bào bắt màu Ki67 (7,9%) nhiều hơn so với nhóm biểu hiện Heparanase âm tính (2%). KẾT LUẬN BNBM thường gặp nhất ở lứa tuổi 20-40 tuổi (42%), đa số là dạng đặc (90,5%). Trên X-quang, đa số BNBM có dạng thấu quang nhiều hốc (66,7%), có giới hạn rõ (85,7%) và bờ uốn lượn (66,7%). Tỉ lệ biểu hiện Herapanases dương tính trong BNBM là 80% và trong nang thân răng là 75%, tuy nhiên mức độ mức độ dương tính BNBM cao hơn nhiều so với nang thân răng. Biểu hiện Ki67 dương tính trong 100% mẫu BNBM, các tế bào của BNBM dạng đặc (7,3%) bắt màu nhiều hơn so với dạng nang (1%), trong đó tỉ lệ dương tính mạnh ở các tế bào ngoại vi của đảo bướu so với tế bào trung tâm. Không có sự khác biệt về mặt thống kê trong biểu hiện của Heparanase và của Ki67 giữa hai dạng đặc và nang cũng như giữa các phân nhóm mô học của BNBM dạng đặc.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biểu hiện của Heparanase trong bướu nguyên bào men và nang thân răng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 152 BIỂU HIỆN CỦA HEPARANASE TRONG BƯỚU NGUYÊN BÀO MEN VÀ NANG THÂN RĂNG Lê Thị Thùy Dung*, Lê Đức Lánh**, Võ Đắc Tuyến*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bướu nguyên bào men (BNBM) là một trong những bướu do răng thường gặp nhất. Mặc dù lành tính nhưng bướu biểu hiện xâm lấn tại chỗ và tỉ lệ tái phát cao. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy Heparanase có vai trò quan trọng trong biểu hiện xâm lấn của bướu. Mục tiêu: Khảo sát biểu hiện của Heparanase và Ki67 trong BNBM và nang thân răng. Phương pháp: Cắt ngang mô tả, phân tích. Mẫu nghiên cứu gồm 21 ca BNBM và 8 ca nang thân răng điều trị tại Bệnh viện RHM trung ương Tp.HCM năm 2012-2013. Khảo sát các đặc điểm lâm sàng, X-quang, giải phẫu bệnh và biểu hiện của Heparanase, Ki67 bằng kỹ thuật hóa mô miễn dịch. Kết quả: Tuổi thường gặp của BNBM từ 20-40 tuổi (42%). Sưng biến dạng mặt là triệu chứng thường gặp nhất. Bướu gặp nhiều nhất ở cành ngang-góc hàm-cành đứng (61,9%). Trong tổng số 21 ca, 19 ca là dạng đặc (90,5%), chỉ có 2 ca là dạng nang ( 9,5%). Đa số bướu có hình ảnh thấu quang nhiều hốc (66,7%), đường viền rõ (85,7%) và bờ uốn lượn (66,7). BNBM bắt màu Heparanase nhiều hơn nang thân răng (p<0,05). Nhuộm Ki67 ở BNBM cho thấy 100% bắt màu, trong đó các tế bào bướu ngoại vi bắt màu nhiều hơn so với các tế bào trung tâm. BNBM nhuộm Heparanase dương tính có tỉ lệ tế bào bắt màu Ki67 (7,9%) nhiều hơn BNBM có Heparanase âm tính (2%). Kết luận: Heparanase có thể liên quan tới sự hủy xương tại chỗ của BNBM Từ khóa: bướu nguyên bào men, nang thân răng, Heparanase, Ki67, sự hủy xương. ABSTRACT EXPRESSION OF HEPARANASE IN AMELOBLASTOMAS AND DENTINGEROUS CYSTS Le Thi Thuy Dung, Le Duc Lanh, Vo Dac Tuyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 152 - 158 Background: Ameblastoma (AM) is one of the most common odontogenic tumors. Although benign, it is a locally aggressive tumour with a high rate of recurrence. Recent studies showed that Heparanase plays an important role in locally aggressive behavior of this tumor. Objectives: The present study was designed to investigate the expression of Heparanase and Ki67 in AMs and dentigerous cysts (DCs), using immunohistochemical technique. Methods: A cross-sectional study was conducted on 21 cases of AM and 8 cases of DC treated in the HCM National Hospital of Odonto-Stomatology in 2012 and 2013. Data with respect to clinical, radiographic, histopathologic and histochemical features were analyzed. Results: The most common age ranged for ameloblastoma was between 20-40 years (42%). Swelling and deformity of jaw was the most popular clinical symptom. The corpus - mandibular angle region – ascending * Học viên Cao học 2011-2013- Khoa RHM Đại học Y Dược TP HCM; ** Bộ môn CGNK- Khoa RHM Đại học Y Dược TP HCM, *** Bộ môn Bệnh học miệng- Khoa RHM Đại học Y Dược TP HCM Tác giả liên lạc: ThS.Lê Thị Thùy Dung ĐT: 0977998550 Email: lethithuydung0902@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 153 ramus area is the most favorite site (61.9%). 19 solid AM cases (90.5%) and only 2 cystic AM cases (9.5%) were included. Multilocular radiolucency (66.7%), well-defined boder (85.7%) and scalloped margin (66.7%) were the typical X-ray features.The expression of Heparanase in AM was absolutely stronger than in DC (p=0.02). Immunohistochemical reactivity for Ki67 was detected in 100% of nine AMs examined. In which, peripheral tumor cells showed higher staining partern than central tumor cells. All lesions which were positive with Heparanase had Ki67 values higher (7.9%) than negative group (2%). Conclusions: Heparanase enzyme may be related to the osteolysis of AM. Key words: Ameloblastoma, dentigerous cyst, Heparanase, Ki67, heparan sulfate, osteolysis ĐẶT VẤN ĐỀ Bướu nguyên bào men (BNBM) là một trong những bướu do răng thường gặp nhất ở xương hàm, được chú ý đặc biệt bởi biểu hiện hủy xương tại chỗ và tái phát cao sau điều trị(9). Nhiều nghiên cứu về BNBM đã được thực hiện trên thế giới, đa số các tác giả cho rằng những đặc tính trên của bướu là do tế bào của bướu tăng sinh và giải phóng các hoạt chất sinh học. Có những yếu tố ở BNBM đã được khẳng định như Ki67, một dấu ấn nhằm đánh giá mức độ tăng sinh của tế bào, đã được nghiên cứu nhiều ở các tổn thương ung thư(6). Tuy nhiên, cũng có những yếu tố chưa được làm sáng tỏ. Heparanase là một endo- β- glucuronidase, do các tế bào bướu tiết ra, có khả năng phân cắt chuỗi HS của HSPG ở những vị trí đặc hiệu trong chuỗi. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy sự thoái hóa chuỗi HS bởi Heparanase có thể là nguyên nhân thúc đẩy sự phá hủy xương tại chỗ của BNBM(14). Khác với BNBM, nang thân răng tuy khá phổ biến nhưng có cơ chế hủy xương khác BNBM. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng khảo sát so sánh mức độ biểu hiện của Heparanase ở BNBM và ở nang thân răng để đánh giá vai trò của Heparanase trong cơ chế phá hủy và tiêu xương ở BNBM. Ở nước ta còn ít những nghiên cứu về các yếu tố sinh học phân tử liên quan đến BNBM. Với mong muốn bước đầu đánh giá vai trò một số yếu tố sinh học phân tử trong BNBM và sự liên quan giữa các yếu tố lâm sàng, X-quang, giải phẫu bệnh, sinh học phân tử với sự phá hủy xương của bướu, nhằm góp phần nhỏ trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu biểu hiện của Heparanase và Ki67 trong BNBM và nang thân răng, với những mục tiêu sau: 1. Khảo sát các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, X- quang và giải phẫu bệnh của BNBM. 2. Khảo sát biểu hiện của Heparanase và Ki67 trong BNBM và nang thân răng. 3. Xác định mối liên quan giữa mức độ biểu hiện của Heparanase và Ki67 với các dạng lâm sàng và giải phẫu bệnh của BNBM. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu gồm 21 ca BNBM và 8 ca nang thân răng được điều trị tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Tp.HCM từ tháng 10/2012 đến tháng 6/2013. Tiêu chuẩn chọn lựa Bệnh nhân có chẩn đoán trên lâm sàng là bướu hay nang xương hàm, có phim toàn cảnh và/hoặc CT xương hàm trước phẫu thuật, có kết quả giải phẫu bệnh là BNBM hoặc nang thân răng. Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả và phân tích. Thu thập các dữ liệu Lâm sàng: tuổi, giới tính, vị trí bướu, biểu hiện các triệu chứng lâm sàng. X-quang (CT và phim toàn cảnh): kích thước, đường viền, các dạng X-quang (một hốc, nhiều hốc). Dạng lâm sàng (dạng nang, dạng đặc) và giải Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 154 phẫu bệnh (các dạng mô học gồm dạng nang, túi tuyến, đám rối, tế bào hạt, tế bào gai, tế bào đáy, xơ hóa, hỗn hợp) của BNBM. Biểu hiện Heparanase và Ki67 được xác định bằng kỹ thuật nhuộm HMMD tại Khoa Giải Phẫu Bệnh của Bệnh viện Chợ Rẫy Tp.HCM, sử dụng các kháng thể đơn dòng kháng Heparanase và kháng Ki67. Đánh giá biểu hiện hóa mô miễn dịch của Heparanase và Ki67 Heparanase hiện diện trong bào tương của tế bào bướu, mức độ bắt màu tế bào được chia thành: âm tính (-), dương tính yếu (+), dương tính trung bình (++), dương tính mạnh (+++). Ki67 thường hiện diện trong nhân của tế bào bướu, được tính bằng tỉ lệ phần trăm số tế bào bướu nhuộm dương tính trên 1.000 tế bào bướu. Phân tích thống kê Thu thập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS. Sử dụng kiểm định Chi bình phương, Fisher và Mann-Whitney U để phân tích đơn biến sự khác nhau có ý nghĩa hay không giữa các yếu tố lâm sàng, X-quang, mô học với mức độ biểu hiện của Heparanase và Ki67. KẾT QUẢ Các đặc điểm về dịch tễ và lâm sàng Bảng 1: Thời gian từ lúc có triệu chứng đầu tiên tới lúc khám bệnh Nam Nữ Tổng Số ca mắc bệnh 8 13 21 Thời gian tới khám bệnh 12,1±12,1 13,8±17,1 13,2±15,1 Bảng 2: Các triệu chứng lâm sàng của BNBM Triệu chứng Số ca Tỉ lệ % Sưng mặt 21 100 Đau 8 38,1 Tê môi cằm 3 14,3 Há miệng hạn chế 2 9,5 Phồng đáy hành lang 21 100 Phồng xương ổ răng** 16 84,2 Phồng sàn miệng 15 71,4 Sờ mềm 15 65,2 Răng lung lay* 11 64,7 Triệu chứng Số ca Tỉ lệ % Niêm mạc phủ đỏ, loét/chảy dịch 7 33,3 Răng ngầm hoặc thiếu răng* 5 29,4 Dấu hiệu ping pong (+) 5 23,8 Răng xô lệch* 4 23,5 Mất răng* 2 11,8 (*) Đánh giá trên 17 mẫu nguyên phát (**) Đánh giá trên 17 mẫu nguyên phát và 2 mẫu tái phát. Bảng 3: Các dạng lâm sàng và mô học của BNBM Dạng lâm sàng Mô học Số ca Tỉ lệ % Dạng nang Dạng nang 2 9,5 Dạng đặc 19 90,5 Túi 6 31,6 Đám rối 3 15,8 Gai 1 5,3 Hỗn hợp 9 47,3 Tổng số ca (%) 21 100 Đặc điểm về X-quang Bảng 4: Vị trí và dạng thấu quang của BNBM trên phim X-quang BNBM Vị trí BNBM (số ca, %) Dạng thấu quang (số ca, %) Vùng cằm và cành ngang Cành ngang, góc hàm và cành đứng Một hốc Nhiều hốc Dạng nang 1 (50,0) 1 (50,0) 0 (0,0) 2 (100,0) Dạng đặc 7 (36,8) 12 (63,2) 7 (36,8) 12 (63,2) Túi 2 (33,3) 4 (66,7) 2 (33,3) 4 (66,7) Đám rối 1 (33,3) 2 (66,7) 1 (33,3) 2 (66,7) Gai 0 (0,0) 1 (100,0) 0 (0,0) 1 100,0) Hỗn hợp 4 (44,4) 5 (55,6) 4 (44,4) 5 (55,6) Tổng số ca (%) 8 (38,1) 13 (61,9) 7 (33,3) 14 (66,7) Bảng 5: Kích thước BNBM theo chiều dọc trên lâm sàng và phim X-quang Lâm sàng X-quang Nam Nữ TB± ĐLC (cm) 5,2±2,8 6,2±3,4 5,3±2,6 6,8±3,8 Giá trị p 0,169 0,364 Bảng 6: Tuổi trung bình của bệnh nhân ở nhóm một hốc - nhiều hốc và không răng ngầm - có răng ngầm BNBM Dạng thấu quang Răng ngầm trong bướu Một hốc Nhiều hốc Không Có TB±ĐLC (tuổi) 23,4 ± 8,0 42,4 ± 17,2 39,4 ± 16,5 19,2 ± 2,6 Giá trị p 0,012 0,01 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 155 Bảng 7: Liên quan giữa đường viền tổn thương trên phim X-quang và răng ngầm với dạng lâm sàng và mô học của BNBM BNBM Đường viền (số ca, %) Răng ngầm (số ca, %) Nhẵn Uốn lượn Rõ Không rõ Không Có Dạng nang 0 (0,0) 2 (100,0) 1 (50,0) 1 (50,0) 2 (100,0) 0 (0,0) Dạng đặc 7 (36,8) 12 (63,2) 2 (10,5) 17 (85,9) 10 (66,7) 5 (33,3) Túi 2 (33,3) 4 (66,7) 1 (16,7) 5 (83,3) 4 (80,0) 1 (20,0) Đám rối 1 (33,3) 2 (66,7) 0 (0,0) 3 (100,0) 0 (0,0) 3 (100,0) Gai 0 (0,0) 1 (100,0) 0 (0,0) 1 (100,0) 0 (0,0) 0 (0,0) Hỗn hợp 4 (44,4) 5 (55,6) 1 (11,1) 8 (88,9) 6 (85,7) 1 (14,3) Tổng số ca (%) 7 (33,3) 14 (66,7) 3 (14,3) 18 (85,7) 12 (70,6) 5 (29,4) Bảng 8: Liên quan giữa tiêu ngót chân răng và hủy xương với dạng lâm sàng và mô học của BNBM Dạng BNBM Tiêu ngót chân răng Mức độ hủy xương (số ca, %) Không Có Phồng 1 mặt Phồng 2 mặt Không thủng Thủng 1 mặt Thủng 2 mặt Dạng nang 0 (0,0) 2 (100,0) 0 (0,0) 2 (100,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 2 (100,0) Dạng đặc 10 (52,6) 9 (47,4) 3 (15,8) 16 (84,2) 3 (15,8) 4 (21,1) 12 (63,2) Túi 5 (83,3) 1 (16,7) 1 (16,7) 5 (83,3) 2 (33,3) 2 (33,3) 2 (33,3) Đám rối 1 (33,3) 2 (66,7) 1 (33,3) 2 (66,7) 1 (33,3) 0 (0,0) 2 (66,7) Gai 1 (100,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 1 (100,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 1 (100,0) Hỗn hợp 3 (33,3) 6 (66,7) 1 (11,1) 8 (88,9) 0 (0,0) 2 (22,2) 7 (77,8) Tổng số ca (%) 10 (47,6) 11 (52,4) 3 (14,3) 18 (85,7) 3 (14,2) 4 (19,0) 14 (66,7) Hóa mô miễn dịch Hình 1: Biểu hiện Heparanase dương tính ở BNBM: (A) dạng đám rối (x100), (B) dạng túi tuyến (x200) Bảng 9: Liên quan giữa biểu hiện Heparanase với BNBM nguyên phát – tái phát và dạng thấu quang một hốc – nhiều hốc BNBM Biểu hiện Herapanase (số ca, %) Giá trị p Âm tính Dương tính Nguyên phát 4 (25,0) 12 (75,0) 0,538 Tái phát 0 (0,0) 4 (100,0) Một hốc 1 (16,7) 5 (83,3) 1 Nhiều hốc 3 (21,4) 11 (78,6) Bảng 10: Liên quan giữa biểu hiện Heparanase với các dạng mô học của BNBM và nang thân răng Mô học Biểu hiện Herapanase (số ca, %) (-) (+) (++) (+++) BNBM 4 (20,0) 2 (10,0) 11 (55,0) 3 (15,0) Tế bào ngoại vi 4 (20,0) 2 (10,0) 11 (50,0) 3 (15,0) Tế bào trung tâm 4 (20,0) 3 (15,0) 13 (65,0) 0 (0,0) Dạng nang 1 (50,0) 0 (0,0) 1 (50,0) 0 (0,0) Tế bào đáy 1 (50,0) 0 (0,0) 1 (50,0) 0 (0,0) Tế bào lớp trên 1 (50,0) 1 (50,0) 0 (0,0) 0 (0,0) Dạng túi 2 (33,3) 0 (0,0) 4 (66,7) 0 (0,0) Tế bào ngoại vi 2 (33,3) 0 (0,0) 4 (66,7) 0 (0,0) Tế bào sao 2 (33,3) 0 (0,0) 4 (66,7) 0 (0,0) B A Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 156 Mô học Biểu hiện Herapanase (số ca, %) (-) (+) (++) (+++) Dạng đám rối 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 2 (100,0) Tế bào ngoại vi 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 2 (100,0) Tế bào sao 0 (0,0) 0 (0,0) 2 (100,0) 0 (0,0) Dạng gai 0 (0,0) 0 (0,0) 1 (100,0) 0 (0,0) Tế bào ngoại vi 0 (0,0) 0 (0,0) 1 (100,0) 0 (0,0) Tế bào sao 0 (0,0) 0 (0,0) 1 (100,0) 0 (0,0) Tế bào gai 0 (0,0) 0 (0,0) 1 (100,0) 0 (0,0) Hỗn hợp 1 (11,1) 2 (22,2) 5 (55,6) 1 (11,1) Tế bào ngoại vi 1 (11,1) 2 (22,2) 5 (55,6) 1 (11,1) Tế bào sao 1 (11,1) 2 (22,2) 6 (66,7) 0 (0,0) Tế bào gai 2 (40,0) 3 (60,0) 0 (0,0) 0 (0,0) Nang thân răng 2 (25,0) 5 (62,5) 1 (12,5) 0 (0,0) Giá trị p (BNBM – Nang thân răng) p = 0,02 Bảng 11: Liên quan giữa biểu hiện của Ki67 với dạng lâm sàng và mô học của BNBM Dạng lâm sàng Mô học Biểu hiện Ki67 (tỉ lệ %) Trung bình ĐLC Giá trị p Dạng nang 1,0 0,114 Dạng đặc 7,3 5,1 Túi 8,7 6,0 Đám rối 3,5 2,1 Gai 5,0 Hỗn hợp 10,0 7,1 Bảng 12: Biểu hiện của Ki67 ở tế bào ngoại vi và trung tâm của BNBM BNBM Dạng túi Dạng đám rối Ngoại vi Trung tâm Ngoại vi Trung tâm Trung bình Ki67 (%) 13,3 ± 8,2 11,5 ± 14,8 18,5 ± 10,6 3,0 ± 4,7 Giá trị p 0,466 0,041 Bảng 13: Liên quan giữa biểu hiện của Ki67 và Heparanase trong BNBM Ki67 (%) Giá trị p TB ± ĐLC Heparanase Âm tính 2,0 ± 1,4 0,073 Dương tính 7,9 ± 5,2 BÀN LUẬN Đặc điểm về dịch tễ và lâm sàng Kết quả nghiên cứu cho thấy lứa tuổi thường gặp của BNBM là 20-40 tuổi tương tự như nghiên cứu của Siriam và Shetty (2008)(14) và Dhanuthai (2004)(3). Về vị trí, đa số BNBM thường gặp ở vùng cành ngang - góc hàm - cành đứng, tỉ lệ 61,9%. Danuthai(4) ghi nhận tỉ lệ phân bố của BNBM ở xương hàm dưới ở người Việt là vùng răng trước 18,7%, vùng răng sau là 40,6%, vùng góc hàm-cành đứng là 32,5%. Sưng biến dạng mặt là triệu chứng thường gặp và cũng là lý do bệnh nhân đi khám bệnh, chiếm tỉ lệ 52,4%. Thời gian trung bình từ lúc bệnh nhân nhận thấy có dấu hiệu của bệnh đến lúc tới khám là 13,1 tháng. Kết quả này tương đối giống với kết quả nghiên cứu của Phan Huỳnh An (2010)(11). Đặc điểm về X-quang Khảo sát X-quang cho thấy BNBM có kích thước trung bình theo chiều gần xa trên phim X- quang (6,2 cm) lớn hơn so với kích thước đo được trên lâm sàng (5,2 cm). BNBM có dạng nhiều hốc (66,7%) thường gặp hơn dạng một hốc (33,3%). Điều này phù hợp với các nghiên cứu trong nước của Huỳnh Đại Hải(8), Phan Huỳnh An(11) và Đỗ Thị Thảo(5) cũng như một số nghiên cứu của nước ngoài Adeline (2008)(1), Sirichitra (1984)(13) và Dhanuthai (2004)(3). Trong nghiên cứu này, 100% BNBM dạng nang có hình ảnh thấu quang nhiều hốc, bờ uốn lượn. Trong khi đó, chỉ khoảng 63,2% BNBM dạng đặc có hình ảnh thấu quang nhiều hốc. BNBM có đường viền cản quang rõ chiếm tỉ lệ 85,7%, nhiều hơn so với BNBM có đường viền cản quang không rõ có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Các dữ kiện trên phim cho thấy 33% BNBM dạng đặc có răng ngầm bên trong. Biểu hiện Heparanase ở BNBM và nang thân răng Biểu hiện của Heparanase ở BNBM đã được Nagatsuka và Gonzalez-Alva(7,10) nghiên cứu, tương tự như kết quả của hai nghiên cứu trên, nghiên cứu này cũng ghi nhận Heparanase biểu hiện ở hầu hết các BNBM, chiếm tỉ lệ 80%. Mức độ bắt màu mạnh của Heparanase thường gặp ở màng đáy, các đám tế bào bướu nhỏ, ở vùng nảy chồi của dạng đám rối và ở vị trí nơi các tế bào biểu mô của dạng nang tạo thành những nhú nhô vào trong vách, đặc điểm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 157 này ủng hộ giả thuyết về vai trò của Heparanase trong sự xâm lấn của bướu. Gonzalez phát hiện ra mô liên kết xung quanh các đám tế bào bướu bắt màu yếu. Ngoài ra, tác giả còn thấy các tế bào của mô đệm xung quanh đám tế bào bướu gần với mô xương bắt màu mạnh, nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận kết quả tương tự. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy Heparanase không chỉ biểu hiện ở các tế bào BNBM hay các tế bào biểu mô của nang thân răng, tất cả các mẫu đều có Heparanase dương tính ở các mạch máu nhỏ gần bướu và biểu mô nang. Cơ chế thúc đẩy sự phát triển của bướu vẫn chưa được làm rõ, nhưng dường như nó có liên quan tới sự sinh mạch của bướu. Ngược lại với kết quả của Nagatsuka(10), trong nghiên cứu này, vùng chuyển sản gai của dạng gai, dạng túi và dạng hỗn hợp không bắt màu hoặc bắt màu rải rác ở các tế bào gai ngoại vi, giống như mô tả của Gonzalez(7). Nhưng khác với Gonzalez chúng tôi ghi nhận được cầu sừng trong vùng chuyển sản gai bắt màu mạnh. Các mẫu nang thân răng đa số bắt màu dương tính yếu ở lớp tế bào đáy và cận đáy, các tế bào lớp trên không bắt màu. Kết quả này phù hợp với tính chất ít xâm lấn và ít tái phát của nang thân răng. Giống với kết quả của Gonzalez, mức độ dương tính BNBM cao hơn so với nang thân răng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Do vậy, chúng tôi ủng hộ quan điểm rằng Heparanase có vai trò quan trọng trong hoạt động xâm lấn và hủy xương của BNBM. Nhưng trong 8 mẫu nang, có 1 mẫu bắt màu dương tính trung bình từ lớp đáy tới lớp biểu mô phía trên. Biểu hiện Ki67 ở BNBM Nghiên cứu của Sandra (2001)(12) cho thấy mức độ biểu hiện của Ki67 ở bệnh nhân lớn tuổi cao hơn bệnh nhân trẻ, nhóm những người dưới 20 tuổi là thấp nhất với 3,0%, nhóm trung niên cao hơn với 3,9%, và nhóm trên 40 tuổi là cao nhất với 4,4%. Trong nghiên cứu này, chỉ số bắt màu trung bình của Ki67 ở nhóm dưới 30 tuổi là 6%, và nhóm trên 30 tuổi là 7,3%. Theo Ueno (1989)(15), những người trẻ có tỉ lệ tái phát thấp hơn sau phẫu thuật so với người lớn tuổi. Trong tổng số 9 ca nhuộm Ki67, chỉ có 1 ca là BNBM dạng nang và 8 ca là dạng đặc. Mức độ bắt màu nhuộm ở ca này tương đối thấp (khoảng 1%), trong khi đó tất cả những ca còn lại đều bắt màu từ 2% trở lên. Nghiên cứu của Sandra (2001)(12), cũng cho kết quả tương tự, lý do được đưa ra là dạng nang có tính xâm lấn ít hơn so với dạng đặc nên mức độ tăng sinh của các tế bào trong dạng nang cũng ít hơn. Nhưng trong nghiên cứu của Bologna-Molina (2008)(2), tác giả ghi nhận dạng nang có biểu hiện Ki67 hơi cao hơn dạng đặc. Sự khác biệt này có thể là do sự khác nhau về cách thức đánh giá, đặc biệt là phương pháp tính số lượng tế bào. Dựa trên kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch, chúng tôi không thấy có sự liên quan giữa sự biểu hiện của Heparanse và Ki67 trong BNBM, mặc dù nhóm biểu hiện Heparanase dương tính có tỉ lệ tế bào bắt màu Ki67 (7,9%) nhiều hơn so với nhóm biểu hiện Heparanase âm tính (2%). KẾT LUẬN BNBM thường gặp nhất ở lứa tuổi 20-40 tuổi (42%), đa số là dạng đặc (90,5%). Trên X-quang, đa số BNBM có dạng thấu quang nhiều hốc (66,7%), có giới hạn rõ (85,7%) và bờ uốn lượn (66,7%). Tỉ lệ biểu hiện Herapanases dương tính trong BNBM là 80% và trong nang thân răng là 75%, tuy nhiên mức độ mức độ dương tính BNBM cao hơn nhiều so với nang thân răng. Biểu hiện Ki67 dương tính trong 100% mẫu BNBM, các tế bào của BNBM dạng đặc (7,3%) bắt màu nhiều hơn so với dạng nang (1%), trong đó tỉ lệ dương tính mạnh ở các tế bào ngoại vi của đảo bướu so với tế bào trung tâm. Không có sự khác biệt về mặt thống kê trong biểu hiện của Heparanase và của Ki67 giữa hai dạng đặc và nang cũng như giữa các phân nhóm mô học của BNBM dạng đặc. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 158 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adeline VL, et al (2008). "Clinicopathologic features of ameloblastoma in Kenya: a 10-year audit". J Craniofac Surg, Vol.19(6):1589-93. 2. Bologna-Molina R, et al (2008). "Syndecan-1 (CD138) and Ki- 67 expression in different subtypes of ameloblastomas", Oral Oncology, Vol.44(8):805-811. 3. Dhanuthai K (2004). "Odontogenic Tumours in Thailand", Asian Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, Vol.16(3):166- 171. 4. Dhanuthai K, et al (2012). "Ameloblastoma: a multicentric study", Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol, Vol.113(6):782-8. 5. Đỗ Thị Thảo, Ngô Quốc Đạt, Nguyễn Thị Hồng ( 2010). "Clinical, radiographic and histopathologic features of solid and cystic ameloblastomas", Y Hoc TP. Ho Chi Minh, Vol.14(4):8. 6. Endl E, Gerdes J (2000). "The Ki-67 protein: fascinating forms and an unknown function", Exp Cell Res, Vol.257(2):231-7. 7. Gonzalez-Alva P, et al (2010). "Expression of heparanase: a possible role in invasiveness and aggressive clinical behavior of ameloblastomas", J Oral Sci, Vol.52(1):39-47. 8. Huỳnh Đại Hải (2001). "U nguyên bào tạo men (qua hồi cứu 351 bệnh án tại Viện Răng Hàm Mặt TP.HCM 1976 đến tháng 4/2000)". Luận văn Chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Tp.HCM. 9. Jordan RCK, Speight P M (2009). "Current concepts of odontogenic tumours", Diagnostic Histopathology, Vol.15(6):303-310. 10. Nagatsuka H, et al (2005). "Heparanase gene and protein expression in ameloblastoma: possible role in local invasion of tumor cells", Oral Oncol, Vol.41(5):542-8. 11. Phan Huỳnh An (2010). "A clinical and radiographic analysis of ameloblastoma.", Y Hoc TP. Ho Chi Minh Vol. 14( 1):7. 12. Sandra F, et al (2001). "Immunohistochemical evaluation of PCNA and Ki-67 in ameloblastoma", Oral Oncol, Vol.37(2):193-8. 13. Sirichitra V, Dhiravarangkura P (1984). "Intrabony ameloblastoma of the jaws. An analysis of 147 Thai patients", Int J Oral Surg, Vol.13(3):187-93. 14. Sriram G, Shetty RP (2008). "Odontogenic tumors: a study of 250 cases in an Indian teaching hospital", Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, Vol.105(6):e14-21. 15. Ueno S, Mushimoto K, Shirasu R (1989). "Prognostic evaluation of ameloblastoma based on histologic and radiographic typing", Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, Vol.47(1):11-15. Ngày nhận bài báo: 05/01/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/02/2014 Ngày bài báo được đăng: 20/03/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbieu_hien_cua_heparanase_trong_buou_nguyen_bao_men_va_nang_t.pdf
Tài liệu liên quan