Biểu hiện mới của tư bản tài chính trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản ngày nay

Do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, đặc biệt là các ngành thuộc "phần mềm" như dịch vụ, bảo hiểm. ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Thích ứng với sự biến đổi đó, hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và cơ chế thống trị của tư bản tài chính đã thay đổi. 1. Sở hữu của tư bản tài chính Tư bản tài chính theo Lênin “là sự hợp nhất hay sự hòa hợp vào nhau giữa Ngân hàng và công nghiệp – đó là lịch sử phát sinh của tư bản tài chính và là nội dung của khái niệm tư bản tài chính”. Đây là hình thức sử hữu hỗn hợp tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp do quá trình tích tụ và tập trung sản xuất đưa tới. ngày nay tư bản tài chính đã có sự thay đổi và là những thay đổi về mặt cơ cấu, giá trị, cách thức huy động vốn và ngày càng mang tính quốc tế hóa cao. Trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng KHKT – CN, để chiếm lĩnh các kỹ thuật mũi nhọn và xác lập vị trí độc quyền bằng kỹ thuật các tập đoàn cần phải có lượng vốn cực kỳ lớn, do đó việc huy động vốn phải bằng nhiều hình thức.

doc19 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1901 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biểu hiện mới của tư bản tài chính trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản ngày nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Đề tài: Sự phát triển của tư bản tài chính trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản ngày nay I. SỰ HÌNH THÀNH CỦA TƯ BẢN TÀI CHÍNH Sự tích tụ sản xuất trong công nghiệp dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền trong công nghiệp Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, quá trình tích tụ và tập trung sản xuất diễn ra cực kỳ nhanh chóng trong ngành công nghiệp. Những năm đầu thế kỷ 20 ở Mỹ, Anh, Đức, Pháp các xí nghiệp lớn chiếm 1% tổng số xí nghiệp nhưng chiếm hơn ¾ tổng số sức hơi nước và điện lực, gần 1/2 số công nhân và ½ tổng sản phẩm. Sự tích tụ và tập trung sản xuất đến mức cao như vậy đã trực tiếp dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền. Bởi vì, một mặt, do có một số ít các xí nghiệp lớn nên có thể dễ dàng thoả thuận với nhau; mặt khác, các xí nghiệp có quy mô lớn, kỹ thuật cao nên cạnh tranh sẽ rất gay gắt, quyết liệt, khó đánh bại nhau, do đó đã dẫn đến khuynh hướng thoả hiệp với nhau để nắm độc quyền. Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao. Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hoá, các liên minh độc quyền hình thành theo liên kết ngang, nghĩa là mới chỉ liên kết những doanh nghiệp trong cùng một ngành, nhưng về sau theo mối liên hệ dây chuyền, các tổ chức độc quyền đã phát triển theo liên kết dọc, mở rộng ra nhiều ngành khác nhau. Với những ưu thế và quyền lực này, các tổ chức độc quyền có thể loại trừ đối thủ cạnh tranh, độc quyền quy định giá và thu được lợi nhuận độc quyền cao. Lênin đã nói “Cạnh tranh biến thành độc quyền, kết quả là xã hội hóa của sản xuất có một bước tiến lớn lao. Tập trung sản xuất diễn ra với tốc độ cao và trên qui mô lớn đã đần thẳng tới độc quyền, đây là quy luật phổ biến và căn bản của CNTB vào thời kỳ này” Sự tích tụ sản xuất và độc quyền hoá trong công nghiệp dẫn đến tích tụ tư bản và độc quyền hoá trong lĩnh vực ngân hàng Cũng vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, trong ngành ngân hàng cũng không ngừng diễn ra quá trình tích tụ và tập trung tư bản tiền tê. Biểu hiện ở chỗ: số các ngân hàng độc lập giảm xuống, số chi nhánh và số tiền gửi vào các ngân hàng lớn tăng nhanh. Nguyên nhân: do ảnh hưởng của tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp và do tác động của quá trình cạnh tranh trong ngân hàng từ đó hình thành nên các ngân hàng khổng lồ. Trên cơ sở các ngân hàng khổng lồ, các tổ chức độc quyền trong ngân hàng ra đời và ngân hàng có vai trò mới. Vai trò mới của ngân hàng được thể hiện ở sự khống chế của tư bản độc quyền ngân hàng đối với tư bản độc quyền công nghiệp và phản ứng của các tư bản độc quyền công nghiệp muốn thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào tư bản độc quyền ngân hàng đã dẫn đến sự thâm nhập và hòa quện vào nhau giữa tư bản độc quyền công nghiệp và tư bản độc quyền ngân hàng Sự dung hợp giữa tư bản độc quyền trong ngân hàng và tư bản độc quyền trong công nghiệp dẫn đến hình thành TBTC Sự xuất hiện, phát triển của các độc quyền trong ngân hàng đã làm thay đổi quan hệ giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp, làm cho ngân hàng bắt đầu có vai trò mới. Ngân hàng từ chỗ chỉ là kẻ trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, nay đã nắm được hầu hết tư bản tiền tệ của xã hội nên có quyền lực vạn năng, khống chế mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội tư bản. Dựa trên địa vị người chủ cho vay, độc quyền ngân hàng cử đại diện của nó vào các cơ quan quản lý của độc quyền công nghiệp để theo dõi việc sử dụng tiền vay, hoặc các tổ chức độc quyền ngân hàng còn trực tiếp đầu tư vào công nghiệp. Trước sự khống chế và chi phối ngày càng xiết chặt của ngân hàng, một quá trình xâm nhập tương ứng trở lại của các độc quyền công nghiệp vào ngân hàng cũng diễn ra. Các tổ chức độc quyền công nghiệp cũng tham gia vào công việc của ngân hàng bằng cách mua cổ phần của ngân hàng lớn để chi phối hoạt động của ngân hàng, hoặc lập ngân hàng riêng phục vụ cho mình. Quá trình độc quyền hoá trong công nghiệp và trong ngân hàng xoắn xuýt với nhau và thúc đẩy lẫn nhau làm nảy sinh một thứ tư bản mới, gọi là tư bản tài chính. V.I. Lênin nói: "tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độc quyền các nhà công nghiệp"1. Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội tư bản gọi là bọn đầu sỏ tài chính. - Bọn đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua chế độ tham dự. Thực chất của chế độ tham dự là một nhà tài chính lớn, hoặc một tập đoàn tài chính nhờ có số cổ phiếu khống chế mà nắm được một công ty lớn nhất với tư cách là công ty gốc (hay là "công ty mẹ"); công ty này lại mua được cổ phiếu khống chế, thống trị được công ty khác, gọi là "công ty con"; "công ty con" đến lượt nó lại chi phối các "công ty cháu" cũng bằng cách như thế... Nhờ có chế độ tham dự và phương pháp tổ chức tập đoàn theo kiểu móc xích như vậy, bằng một lượng tư bản đầu tư nhỏ, các nhà tư bản độc quyền tài chính có thể khống chế và điều tiết được một lượng tư bản lớn gấp nhiều lần. Ngoài "chế độ tham dự", bọn đầu sỏ tài chính còn sử dụng những thủ đoạn như lập công ty mới, phát hành trái khoán, kinh doanh công trái, đầu cơ chứng khoán ở sở giao dịch, đầu cơ ruộng đất... để thu được lợi nhuận độc quyền cao. Thống trị về kinh tế là cơ sở để bọn đầu sỏ tài chính thống trị về chính trị và các mặt khác. Về mặt chính trị, bọn đầu sỏ tài chính chi phối mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, biến nhà nước tư sản thành công cụ phục vụ lợi ích cho chúng. Sự thống trị của bọn tài phiệt đã làm nảy sinh chủ nghĩa phátxít, chủ nghĩa quân phiệt và nhiều thứ chủ nghĩa phản động khác, cùng chạy đua vũ trang gây chiến tranh xâm lược để áp bức, bóc lột các nước đang phát triển và chậm phát triển. BIỂU HIỆN MỚI CỦA TƯ BẢN TÀI CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN CNTB NGÀY NAY Do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, đặc biệt là các ngành thuộc "phần mềm" như dịch vụ, bảo hiểm... ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Thích ứng với sự biến đổi đó, hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và cơ chế thống trị của tư bản tài chính đã thay đổi. 1. Sở hữu của tư bản tài chính Tư bản tài chính theo Lênin “là sự hợp nhất hay sự hòa hợp vào nhau giữa Ngân hàng và công nghiệp – đó là lịch sử phát sinh của tư bản tài chính và là nội dung của khái niệm tư bản tài chính”. Đây là hình thức sử hữu hỗn hợp tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp do quá trình tích tụ và tập trung sản xuất đưa tới. ngày nay tư bản tài chính đã có sự thay đổi và là những thay đổi về mặt cơ cấu, giá trị, cách thức huy động vốn và ngày càng mang tính quốc tế hóa cao. Trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng KHKT – CN, để chiếm lĩnh các kỹ thuật mũi nhọn và xác lập vị trí độc quyền bằng kỹ thuật các tập đoàn cần phải có lượng vốn cực kỳ lớn, do đó việc huy động vốn phải bằng nhiều hình thức. Trước nhất, đó là hình thức sáp nhập giữa các xí nghiệp độc quyền, hình thức này ngay nay đã mang tính toàn cầu và ngày càng trở thành phương thức đầu tư chủ yếu, để trở thành các tập đoàn xuyên quốc gia. Thứ hai, là các XN đã sử dụng phương thức phát hành trái phiếu để gom vốn, do ngân hàng đầu tư hoặc bảo lãnh đề gán kết các XN lại thành những tập đoàn tài chính lớn Cùng với quá trình tích tụ và tập trung tư bản trong ngân hàng thì vai trò của các hình thức phi ngân hàng thực hiện nhiều chức năng khác nhau đã tăng lên trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Đây là một xu hướng vận động mới của ngân hàng hiện đại. Các hình thức phi ngân hàng như việc thành lập các công ty cổ phần kinh doanh tiền tệ ở Mỹ, thi trường tư bản chi vay và chứng khoán mà việc thu hút tiết kiệm, việc cấp vốn của Nhà nước, các doanh nghiệp và dân cư trong nền kinh tế được thực hiện đã tăng lên. Từ đó quan hệ sở hữu cổ phần thay đổi. Thứ nhất, chế độ ủy nhiệm do phát hành cổ phiếu có giá trị nhỏ đã làm cho cổ phần gia tộc chuyển thành cổ phẩn của nhiều tổ chức, biến các nhà tư bản cá biệt thành nhà tư bản hỗn hợp, sở hữu cá nhân thành sở hữu của TB hỗn hợp. Thứ hai, hình thức liên hợp nắm giữ cổ phần làm cho các tập đoàn tài c hính đan xem nhau, thâm nhập vào nhau. Từ sau chiến tranh, với các hình thức liên kết nganh và liên kết dọc giữa các xí nghiệp độc quyền, những cổ đông lớn chiếm độc quyền cổ phần giảm đi, nhiều cổ đông lớn liên kết với nhau để khống chế một công ty, XN độc quyền. Các cổ đông lớn chi phối trong tổ chức tài chính, chúng liên kết với nhau, hình thành kiểu liên kết cùng nhau khống chế các tổ chức tài chính. Thứ ba số người và các tổ chức tham gia đầu tư cổ phiếu ngày càng nhiều, quyền sở hữu cổ phần ngày càng phân tán Như vậy, việc phát hành cổ phiếu giá trị nhỏ, chế độ ủy nhiệm, sự đan xen thâm nhập vào nhau của tư bản tài chính đã làm cho số cổ đông tăng lên, lượng chu chuyển ốc phiếu tăng theo. Sự dịch chuyển quyền sở hữu cổ phiếu diễn ra liên tục, tính xã hội hóa của tư bản ngày càng mở rộng. Nhưng sự chênh lệch về quyền sở hữu cổ phiếu do sự khác nhau về loại cổ phiếu gây ra khiến cho đông đảo các cổ đông nhỏ nắm được tình hình sản xuất tiêu thụ và đầu tư của XN, quyền kiểm soát cổ phiếu vẫn thuộc về các cổ đông có lượng cổ phiếu đủ lớn. Sự đan xen vào nhau giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính thông qua sự đan xem cổ phần làm cho bất kỳ một cổ đông độc lập nào cũng không thể có được số cổ phần có ý nghĩa quyết định đối với XN độc quyền, quyền lực bị dàn đều, từ đó chế độ sở hữu kiểu mắt lưới liên kết theo chiều quang ra đời, một hình thức sử hữu tập thể của tư bản độc quyền 2. Sự thay đổi diễn ra ngay trong quá trình liên kết và thâm nhập vào nhau giữa tư bản độc quyền công và tư bản độc quyền ngân hàng Ngày nay, phạm vi liên kết được mở rộng ở nhiều ngành do vậy, các tập đoàn tài chính thường tồn tại dưới dạng kiểu công –nông – thương – tín – dịch vụ, hay công nghiệp – quân sự - dịch vụ quốc phòng Nội dung của sự liên kết cũng đa dạng hơn, tinh vi hơn và phức tạp hơn. Ví dụ: ngân hàng cho công nghiệp vay vốn và đảm bảo tính dụng cho nó kinh doanh, lợi cùng hưởng, rủi ro thua lỗ cùng chịu. Hoặc là ngân hàng mua sắm các phương tiện hiện đại, đắt tiền vổi mới cho các doanh nghiệp thuê. Ngày nay, do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nên các tài sản cố định cũng như các trang thiết bị lỗi thời rất nhanh, việc đi thuê phương tiện của tài sản cố định đồng thời tiết kiệm được chi phí đầu tư mua sắm khi gia nhập một ngành sản xuất mới. Sự thay đổi trong lĩnh vực phát hành chứng khoán và hệ thống tham dự Các ngân hàng đầu tư đã củng cố thêm vị trí của chúng trên thị trường quốc gia và quốc tế nhờ phát hành chứng khoán và buôn bán chứng khoán với quy mô lớn. Các ngân hàng quản lý vốn của các công ty đầu tư, các quỹ hưu trí và từ thiện, các tổ chức và cá nhân nhà tư bản đã tạo ra khả năng hình thành số cổ phiếu khống chế. VD: cuối năm 1987, công ty tài chính lớn nhất của Mỹ là American Express cùng v ới các ngân hàng lớn đã quản lý 332 tỷ USD trong số 531 tỷ USD vốn kinh doanh của 5 công ty thương mại hàng đầu ở Mỹ Hình thành những tập đoàn tư bản tài chính với tư cách như một hình thái liên minh siêu độc quyền Để vươn ra địa bàn thế giới và thích ứng với quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế, toàn cầu hoá kinh tế, các tập đoàn tư bản tài chính đã thành lập các ngân hàng đa quốc gia và xuyên quốc gia thực hiện việc điều tiết các consơn và cônglômêrát, xâm nhập vào nền kinh tế của các quốc gia khác. Sự ra đời của các trung tâm tài chính của thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Đức, Hồng Kông, Xingapo... là kết quả hoạt động của các tập đoàn tài chính quốc tế. Dù biểu hiện dưới hình thức nào, có sự thay đổi cơ chế thống trị ra sao, bản chất của tư bản tài chính cũng không thay đổi Sự tham gia của các chuyên gia quản lý với tư cách là một bộ phận hợp thành của giới đầu sỏ tài chính Sự tham gia của các chuyên gia quản lý với tư cách là một bộ phận hợp thành của giới đầu sỏ tài chính. Thực tế hiện nay, các chuyên gia quản lý do chức năng của mình có thể đạt tới sự kiểm soát đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính, các ngân hàng.Ở Mỹ, nhiều chuyên gia quản lý do tham gia vào dịch vụ môi giới cổ phần cho công ty mà đã trở thành những chủ sở hữu của công ty: khoảng 150 chuyên gia quản lý ở Mỹ hiện nay có thu nhập hàng năm trên một triệu đô la. Các chuyên gia quản lý này nằm trong giới kinh doanh và chính trị có ảnh hưởng lớn như bộ phận họp thành của giới chop bu, thuộc vào hàng ngũ đầu sỏ tài chính. Đây chính là tiêu biểu cho một thế hệ nhà tư bản tài chính mới CÁC VẤN ĐỀ CỦA TƯ BẢN TÀI CHÍNH NGÀY NAY Khủng hoảng tài chính và hệ lụy của nó Có thể hiểu khủng hoảng tài chính là trạng thái chấn động của hệ thống tài chính, từ hệ thống lưu thông tiền tệ, tín dụng, đến tài chính nhà nước, biểu hiện chủ yếu ở sự mất ổn định, mất cân đối giữa thu và chi, thiếu hụt nghiêm trọng và kéo dài các nguồn vốn ngân sách nhà nước và tín dụng của ngân hàng, kéo theo lạm phát, đồng tiền mất giá nghiêm trọng. KHTC bắt nguồn từ sự thiếu hụt ngân sách do đề phòng và chuẩn bị chiến tranh, tăng cường lực lượng quân sự, hoặc do chi tiêu vào phúc lợi xã hội quá sức chịu đựng của nền kinh tế, hoặc đầu tư nhiều mà không có hiệu quả, tất cả đều có thể dẫn đến KHTC. Khủng hoảng thị trường tài chính xảy ra khi những món nợ đến hạn không thu hồi được, do việc cấp phát vốn, cấp tín dụng không kiểm tra, kiểm soát, không xem xét khả năng hoàn vốn của những đơn vị vay hoặc, do giá chứng khoán cổ phần đột nhiên giảm sút. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính xảy ra nặng nề chưa từng có từ 1997 ở Châu Á làm bộc lộ những mặt yếu kém, với sắc thái và mức độ khác nhau ở từng nước, về cơ cấu kinh tế và cơ chế kinh tế. Nó đòi hỏi sự hợp tác, phối hợp hành động ở cả ba cấp: quốc gia, khu vực, toàn cầu; sự đổi mới các thể chế tài chính - tiền tệ quốc tế, bảo đảm sự hợp tác bình đẳng; sự hỗ trợ có hiệu quả nhằm giúp cho nền kinh tế mỗi nước, cũng như nền kinh tế thế giới phát triển bền vững. Việt Nam ít nhiều chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ấy, vì 70% thị trường xuất khẩu của Việt Nam và 70% đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là từ khu vực Châu Á. Tác động ấy biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng chậm lại (GDP năm 1997: 8,8%; năm 1998: 5,8%; đầu năm 1999: thấp hơn). Biện pháp khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách là tiếp tục đẩy mạnh đổi mới toàn diện và sâu sắc hơn, phát huy mọi nguồn lực, mọi tiềm năng, ra sức tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2. Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính Nền kinh tế toàn cầu và các giai đoạn khủng hoảng tài chính 3.1. Khủng hoảng tài chính giai đoạn 1929 - 1934 Vào những năm 1920, nền kinh tế Mỹ vận hành với chủ trương trở thành nhà băng của thế giới, thành nhà sản xuất lương thực, sản xuất đồ dùng cho toàn thế giới nhưng sẽ mua ít nhất có thể những gì mà phần còn lại của thế giới sản xuất ra. Tất nhiên điều này tạo nên trạng thái cán cân thương mại rất có lợi cho Mỹ, những nó không thể tồn tại lâu. Mỹ thiết lập nhiều rào cản thương mại để bảo vệ hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp Mỹ, nhưng vấn đề ở chỗ nếu Mỹ không muốn mua hàng từ đối tác Châu Âu thì những đối tác đó lấy đâu ra tiền để mua hàng từ các đối tác Mỹ. Cho đến khi mà những đối tác Châu Âu thậm chí không còn đáp ứng được lãi suất cho những khoản vay từ nước Mỹ, họ không thể mua hàng nữa, thì hoạt động xuất khẩu của Mỹ sụt 30% và tiếp tục sụt giảm trong thời gian sau đó. Đây là một trong những yếu tố góp phần vào cuộc Đại khủng hoảng. Hoạt động đầu cơ với quy mô lớn cũng hình thành nhiều vào những năm 1920. Chỉ trong năm 1929, đã có một lượng cổ phần kỷ lục là 1,124,800,410 được giao dịch trên sàn NYSE. Từ đầu năm 1928 đến tháng 9 năm 1929, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng từ 191 điểm lên 38139 điểm. Không một nhà đầu tư nào có thể bỏ qua mức lợi nhuận như vậy. Có thể lấy ví dụ về công ty RCA, công ty này có cổ phiếu tăng từ 85 lên 420 chỉ trong năm 1928, mặc dù cổ phiếu này chưa từng trả cổ tức một lần nào. Nguy hiểm hơn, với sự tăng ổn định của giá cổ phiếu, người ta bắt đầu vay để mua chứng khoán. Chẳng hạn nhà đầu tư A có thể có 10 USD và vay 75 USD từ người môi giới của mình. Nếu anh ta bán cổ phiếu khi giá là 420$ ở thời điểm một năm sau, anh ta đã biến từ 10 USD đầu tư ban đầu thành 341.25 USD (420 trừ 75 và 5% lãi suất trả cho người môi giới). Tức là lợi suất lên đến 3400%. Con số này càng thúc đẩy "cơn điên" cổ phiếu. Cho đến giữa năm 1929, tổng lượng cho vay đang lưu hành của những đơn vị môi giới là hơn 7 tỷ USD, ba tháng sau con số này là 8,5 tỷ USD. Lãi suất thanh toán cho các khoản vay này cũng tăng nhanh không kém, đạt mức 20% vào năm 1929. Cơn bùng nổ đầu cơ này hoàn toàn chỉ dựa trên những niềm tin vô căn cứ, và nó trái ngườ với sự sụp đổ khủng khiếp vài tháng sau đó cũng chính ở cơ sở, sụp đổ bắt nguồn từ sự sợ hãi. Giá bắt đầu giảm từ tháng chín, nhưng khi đó nhìn chung nhà đầu tư nói chung vẫn rất lạc quan. Những nhà đầu cơ tiếp tục nhảy vào thị trường. Ngày thứ hai, 21/10/1929, giá bắt đầu giảm nhanh. Khối lượng giao dịch lớn khủng khiếp. Nhà đầu tư vô cùng hoang mang và sợ hãi. Nhận ra rằng giá bẳt đầu"rơi", chứ không còn tính được giảm bao nhiêu, nhiều người lao ra bán. Điều này làm cho sự sụp đổ diễn ra nhanh hơn. Giá có ổn định lại một chút vào ngày thứ ba và thứ tư, nhưng cho đến Ngày thứ Năm Đen Tối, 24/10/1929, mọi thứ đều vỡ tan. Hầu hết những nhà đầu tư lớn đều mất niềm tin vào thị trường. Tất cả nhà đầu tư đều đồng ý ở một điểm - đã hết tăng rồi. Thị trường có hồi phục lại một chút vào thứ Sáu và thứ Bảy khi một nhóm các ngân hàng lớn tham gia tham gia vào với nỗ lực cố gắng chặn lại sự sụp đổ của thị trường. Nhưng vào thứ hai tuần sau, ngày 28, giá tiếp tục giảm 13%. Ngày hôm sau, Thứ Ba Đen Tối, khối lượng lên đến 16,4 triệu cổ phần đã được giao dịch. Cổ phiếu giảm liên tục, thường xuyên không có người mua. Cuộc đại khủng hoảng 1929 bắt đầu từ Mỹ nhưng tác động của nó ảnh hưởng trên toàn thế giới. Những hoạt động kinh tế bắt đầu suy giảm từ mùa hè năm 1929 và đến năm 1933, GDP của Mỹ giảm hơn 25%, xóa đi mọi thành quả kinh tế đạt được của 1/4 thế kỷ trước đó. Sản lượng công nghiệp bị tác động mạnh nhất, giảm đến 50%. Nền kinh tế suy thoái liên tục đến năm 1933 thì bắt đầu cải thiện trong vòng 4 năm cho đến 1937. Sau đó tiếp tục có những giai đoạn điều chỉnh lên xuống nhưng cho đến 1940 mới đạt lại mức sản lượng kinh tế trước suy thoái. Mức thất nghiệp, không có thống kê chính thức, nhưng được chấp nhận chung là ở vào khoảng 25% vào năm 1933 và duy trì trên 14% vào những năm 1940. Tuy nhiên những con số này vẫn chưa phản ảnh hết sự thực bởi số lượng người không nhỏ, quá thất vọng, đã không còn động lực đi kiếm việc và không được tính vào thất nghiệp. Những người này thường về các vùng quê để tự kiếm sống. Hệ thống ngân hàng cũng chứng kiến những con số "hoảng loạn" khi người gửi tiền đua nhau đi rút. Nhiều nhà băng không chịu được sức ép này, một số khác buộc phải sáp nhập, số lượng ngân hàng tại Mỹ giảm 35% trong giai đoạn 1929 đến 1933. 3.2. Khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 Khủng hoảng tài chính Đông Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là "những con Hổ Đông Á". Cuộc khủng hoảng này còn thường được gọi là Khủng hoảng tiền tệ Đông Á. Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này. Hồng Kông, Malaysia, Lào, Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình. Còn Đại lục Trung Hoa, Đài Loan, Singapore và Việt Nam không bị ảnh hưởng. Nhật Bản cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự khủng hoảng, song nền kinh tế Nhật phải kinh qua những khó khăn kinh tế dài hạn của chính bản thân mình. Khủng hoảng đã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, bao gồm mất giá tiền tệ, sụp đổ thị trường chứng khoán, giảm giá tài sản ở một số nước châu Á. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo trong các năm 1997-1998. Những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan. Khủng hoảng kinh tế còn dẫn tới mất ổn định chính trị với sự ra đi của Suharto ở Indonesia và Chavalit Yongchaiyudh ở Thái Lan. Tâm lý chống phương Tây gia tăng cùng với sự phê phán gay gắt nhằm vào George Soros và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Các phòng trào Hồi giáo và ly khai phát triển mạnh ở Indonesia khi chính quyền trung ương của nước này suy yếu. Một ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng, đó là GDP và GNP bình quân đầu người tính bằng Dollar Mỹ theo sức mua tương đương giảm đi. Nội tệ mất giá là nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng này. Cuốn CIA World Fact Book cho biết thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan đã giảm từ mức 8.800 USD năm 1997 xuống còn 8.300 USD vào năm 2005, của Indonesia giảm từ 4.600 USD xuống 3.700 USD, của Malaysia giảm từ 11.100 USD xuống 10.400 USD. Cuộc khủng hoảng không chỉ lây lan ở khu vực Đông Á mà nó góp phần dẫn tới khủng hoảng tài chính Nga và khủng hoảng tài chính Brasil. Một số nước không bị khủng hoảng, nhưng kinh tế cũng chịu ảnh hưởng xấu do xuất khẩu giảm và do FDI vào giảm. 3.3. Thế giới với cuộc khủng hoảng tài chính mới nhất Thảm kịch được báo trước 8 giờ 25 phút ngày 9-8-2007, Ngân hàng Trung ương Mỹ buộc phải bơm hàng tỷ USD ra thị trường trước nguy cơ hệ thống ngân hàng bị suy sụp. 70 phút sau đó, họ lại phải bơm thêm tiền vào hệ thống này. Ở bên kia bờ Ðại Tây Dương, Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng hành động tương tự. Người ta biết thêm một từ mới thông dụng trong nền kinh tế: Cho vay thế chấp thứ cấp - một phương thức cho vay tồi tệ ở Mỹ đã tạo nên những khoản nợ rác, nợ độc hại, thậm chí là những khoản nợ điên. Các nhà lãnh đạo ngân hàng trung ương đang tìm cách bác bỏ sự thật là những biện pháp cấp bách như những biện pháp thi hành cách đây một năm, và vẫn phải liên tục áp dụng với mức độ ngày càng nhiều hơn kể từ đó - chính là dấu hiệu cho thấy quy mô của tấn thảm kịch. Thời gian trôi qua chỉ càng khẳng định thêm những mối lo ngại đó. Những cơn chấn động trong năm qua đã làm cho hơn 100.000 nhân viên ngành tài chính mất công ăn việc làm. Nó để lại xác một vài ngân hàng được nhà nước ra tay cứu vớt. Cuộc khủng hoảng đã khoét sâu vào uy tín của các ngân hàng trung ương, nhất là các thiết chế quản lý tài chính. Nó làm mất lòng tin vào ngân hàng. Tác động hủy diệt của nó đang dần dần làm ô nhiễm nền kinh tế thực. Nó đẩy nhanh cuộc khủng hoảng địa ốc tại Mỹ, Anh và Tây Ban Nha. Các nước ở rất xa như New Zealand và Ðan Mạch cũng đang bước vào suy thoái. Nước Mỹ đang tiến gần đến bóng ma đáng sợ này. Và châu Âu - đi đầu là Tây Ban Nha - đã bắt đầu nhìn thấy tai con sói. Sai lầm nối tiếp sai lầm "Chúng tôi đã cảnh báo rồi mà" - đó là một trong những câu nói cửa miệng của các nhà kinh tế. Trong trường hợp này, thực tế không phải như vậy. Thực tế là cuộc khủng hoảng đã ập đến một cách bất ngờ. Sau vài tháng, người ta lập luận rằng điều tồi tệ nhất đã qua. Lại một sai lầm nữa. Rất nhiều người đã tưởng rằng, sự xáo trộn trong sự phát triển của nền kinh tế phương Tây sẽ diễn ra trong thời gian ngắn. Một lần nữa, lại sai. Giờ đây, không ai nghĩ rằng chặng cuối của con đường hầm sẽ hiện ra trước năm 2010, nhất là trong bối cảnh bùng nổ thêm cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng. Tuy nhiên, trong khi nín thở chờ xem những gì sẽ tiếp tục xảy ra, các biến động tài chính thời gian qua đang gây nên một sự hoài nghi sâu sắc nhất. Cách đây vài hôm, Alan Greenspan, cựu Chủ tịch FED, giải thích: "Tòa nhà kinh tế của chủ nghĩa tư bản thị trường, cái tòa nhà đã thúc đẩy sự bành trướng kinh tế trong thời gian qua giờ đây đang có vấn đề". Nói một cách khác là: Những chấn động tài chính trong năm qua đã gây nên một cuộc khủng hoảng lòng tin đối với hệ thống, nó dẫn đến tình trạng thiếu lòng tin vào hệ thống ngân hàng. Ðiều này không phải là do một người nào đó nói ra. Ông Greenspan là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong những năm gần đây, một chuyên gia lớn về vấn đề thị trường. Ðã có lúc, ông ta gần như là một tín đồ của thị trường chứng khoán. Bao giờ ông cũng nổi lên như là một trong những người bảo vệ mạnh mẽ nhất đối với chủ nghĩa tự do mới về kinh tế. Và ông vẫn tiếp tục bảo vệ nó như vậy. Tuy nhiên, di sản của ông giờ đây đang bị phê phán. Siêu bong bóng Bởi vì cần phải tìm kiếm nguồn gốc của cơn chấn động tài chính hiện nay ở cuộc khủng hoảng trước ngày 11-9-2001 và ở tình trạng bong bóng cổ phiếu của các công ty kỹ thuật cao. FED hồi ấy đã đối phó các vấn đề này bằng biện pháp giảm mạnh lãi suất xuống tới mức thấp nhất trong lịch sử. Ở châu Âu, tình hình cũng như vậy. Biện pháp này đã tạo nên một cuộc "liên hoan": Những người tiêu thụ và các công ty đua nhau chi tiêu bởi vì họ được vay tiền lãi suất rất thấp - và nó tạo ra một trận "siêu bong bóng" - như định nghĩa của nhà đầu tư kiểu đầu cơ George Soros. Giá niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ và Tây Ban Nha tăng hai lần trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến 2006; giá nhà đất ở Mỹ và cả ở Tây Ban Nha tăng vọt; lợi nhuận của ngành ngân hàng và các công ty không ngừng tăng lên. Cho đến khi các khoản cho vay thế chấp - thực ra cũng chỉ như một giọt nước trên đại dương hệ thống tài chính - đột nhiên làm thay đổi tất cả. Theo Greenspan, đó chính là một thuộc tính trong bản chất con người: "Từ sợ hãi đến cuồng nhiệt - và ngược lại". Theo Antonio Vilaroia, làm việc cho công ty Merrill Lynch, mầm mống của cuộc khủng hoảng tài chính nằm chính ở chỗ đó, "ở chính sách tiền tệ duy trì lãi suất cực thấp, ở sự lơi lỏng kiểm soát tài chính tạo điều kiện cho sự tích tụ những rủi ro. Các ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu tư rủi ro và các ngân hàng lớn bắt đầu tiến hành các thủ thuật tài chính - mà một số nhà phân tích gọi là "biến đổi gien" trên lĩnh vực tài chính - để không bị lỡ chuyến tàu thu lợi nhuận bạc tỷ. Những sai lầm tội lỗi của thị trường đã bắt đầu như thế, với sự cho phép của các ngân hàng trung ương và các nhà quản lý. Các ngân hàng Mỹ bắt đầu cung cấp ồ ạt những khoản tiền vay thế chấp cho những người không hề có bảo đảm là sẽ thu hồi được tiền của họ. Ðó là những khoản cho vay rác rưởi. Trong khi giá nhà tăng lên, "mật đầy trong tổ ong", công việc làm ăn vô cùng phát đạt. Phát đạt đến mức các ngân hàng cần thêm tiền để tiếp tục cho vay tín dụng. Họ gộp các khoản cho vay thế chấp thành các gói nợ được sự bảo trợ của các thiết chế có uy tín, làm như thể không hề có những rủi ro đi kèm. Họ rút các khoản nợ này ra khỏi bản quyết toán và phân tán đi khắp nơi, với niềm tin phi lý rằng việc chia nhỏ các khoản nợ ra cho người khác cùng gánh chịu sẽ có thể tránh được hậu quả nếu như tình hình xấu đi. Chấn động khủng khiếp Tình hình đã diễn biến ngược hẳn lại. Và chấn động thật khủng khiếp. Khi những người vay tiền có thế chấp đầu tiên bị siết nhà do không có khả năng thanh toán nợ, ở Mỹ, giá nhà đất bắt đầu đi xuống. Ông Vilaroia nhận xét: Ðó chính là ngòi nổ. Thông qua hàng chuỗi những sản phẩm được cơ cấu liên quan các khoản cho vay thế chấp, khủng hoảng lan rộng ra toàn bộ hệ thống ngân hàng và nhanh chóng bao trùm các thị trường tài chính quốc tế. Không ai muốn nắm giữ các cổ phiếu bị ô nhiễm, không ngân hàng nào chịu mua lại những gì mà họ lo ngại sẽ ảnh hưởng đến họ. Các ngân hàng trung ương đã phản ứng để tránh nguy cơ căng thẳng trên thị trường liên ngân hàng có thể trở thành một kênh khuếch đại tình trạng bất ổn. Trên các thị trường vốn, các ngân hàng siết chặt điều kiện cho vay và người ta phải xem xét lại triển vọng tăng trưởng, bởi vì thị trường tài chính và nền kinh tế thực vận hành như những bình thông nhau. Người ta tiếp tục sợ hãi, và đã xảy ra một số cơn hoảng loạn. Song tình trạng này sẽ không thay đổi chừng nào chưa phục hồi được niềm tin vào lĩnh vực tài chính – Paul De Grauwe, một trong những chuyên gia lớn của châu Âu về thị trường tài chính và các ngân hàng trung ương nhận định như vậy. Trong khi đó, Guillermo Calvo, Giáo sư Trường đại học Colombia (Mỹ) thì khẳng định rằng, cuộc khủng hoảng hiện nay là phức tạp và người ta chưa nhìn thấy triển vọng có sự phục hồi. Vai trò của các ngân hàng trung ương là điều đáng tranh cãi, song Calvo khẳng định rằng, việc chính quyền Mỹ ra tay cứu các ngân hàng như Bear Stearns, Freddie Mac và Fannie Mae đã giúp tránh một sự sụp đổ tài chính và một sự giảm sút toàn diện GDP và công ăn việc làm, như tình hình đã xảy ra hồi những năm 1930. Ông nói: Vấn đề là biện pháp này có kéo theo những vấn đề rủi ro về tinh thần (các ngân hàng gánh chịu rủi ro vì biết rằng chính quyền sẽ cứu họ nếu như tình hình xấu đi). Ông cũng cho rằng, với việc ngăn không cho nền kinh tế chìm nhanh xuống tới đáy, quá trình phục hồi cũng có thể mất rất nhiều thời gian. Sẽ không xảy ra suy thoái sâu sắc, nhưng sự phục hồi sẽ rất chậm chạp. Các chuyên gia thường nói rằng, các nhân viên làm việc trên lĩnh vực kinh tế có trí nhớ rất kém. Họ rất chóng quên những biện pháp cực đoan dẫn đến một cuộc khủng hoảng. Trong nội bộ các nhà kinh tế, có một sự nhất trí nào đó cho rằng cần phải rút ra ít nhất hai bài học từ cuộc khủng hoảng hiện nay: Một là, không được mua cái gì mà anh không biết về nó. Nhà kinh tế Pháp Charles Wyplosz khuyên nhủ các ngân hàng tư nhân như vậy. Hai là, khu vực tài chính hiện nay đang ở trong tình trạng quản lý vô cùng lỏng lẻo, và cần phải thay đổi tình hình này – Desmond Lachman, nhà phân tích chiến lược ở Washington nói như vậy. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn chưa xuống đến đáy. Trong cuộc điều trần tại quốc hội Mỹ ngày 24.2.2009, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ hy vọng suy thoái sẽ chấm dứt vào cuối năm nay, nhưng ông cảnh báo rằng sự phục hồi hoàn toàn có thể mất hơn vài ba năm. Ông gạt bỏ ý nghĩ rằng Chính phủ Hoa Kỳ cần phải quốc hữu hoá các ngân hàng lớn gặp rắc rối như Citigroup và Bank of America. Đây là 2 ngân hàng lớn nhất ở Mỹ đã được chính phủ cứu giúp. Tháng 10.2008 Citigroup đã nhận khoản cứu trợ 25 tỉ USD, một tháng sau lại phải bơm tiếp cho ngân hàng này 20 tỉ USD nữa bên cạnh việc bảo lãnh cho khoản tài sản cỡ 300 tỉ USD trong danh mục đầu tư của nó. Ngoài hai ngân hàng này, Chính phủ Mỹ đã cứu giúp hãng bảo hiểm AIG, các hãng bảo lãnh tín dụng nhà đất Fannie Mae và Freddie Mac (thực sự nhà nước đã kiểm soát 2 hãng này), hai công ty ôtô lớn nhất Hoa Kỳ, v.v... Năm ngoái, Quốc hội Mỹ đã thông qua gói cứu trợ 700 tỉ USD, vừa qua lại thông qua gói kích thích kinh tế 787 tỉ USD và được tổng thống ký thành luật ngày 17.2.2009. Ngày 18.2.2008 Đức đã thông qua luật cho phép chính phủ quốc hữu hoá các tổ chức tài chính ốm yếu nếu cần. Chính phủ Anh đã quốc hữu hoá vài ngân hàng trong năm 2007 và 2008. Tất cả các nước đều có những gói cứu trợ, kích thích với tổng giá trị hàng ngàn tỉ USD ngõ hầu ngăn chặn sự tàn phá thêm của cuộc khủng hoảng hay/và thúc đẩy sự phục hồi kinh tế. Người ta nhắc rất nhiều đến những chính sách theo kiểu Keynes, nhà kinh tế học Anh đã có công đúc kết những bài học trước đó của chủ nghĩa tư bản "tự do vô độ" mà nổi bật là của đại suy thoái để cải tổ chủ nghĩa tư bản. Cuộc đại suy thoái 1929-1934 cũng có xuất xứ từ Mỹ. Có nhiều cách lý giải về những nguyên nhân của cuộc đại suy thoái này. Trong nhiều cách lý giải, lý giải của nhà kinh tế học Mỹ Irving Fisher, người được Keynes coi là bậc thầy, gần với lý giải của nhiều người về cuộc khủng hoảng hiện nay. Fisher cho rằng nhân tố chủ chốt gây ra đại suy thoái là tín dụng dễ dãi dẫn đến sự nợ nần quá đáng, gây ra nạn đầu cơ và các bong bóng tài sản, và khi bong bóng vỡ dẫn đến tài sản giảm giá trị, đóng băng tín dụng, ảnh hưởng đến các ngành sản xuất, dẫn đến giảm phát. Với các chính sách can thiệp nhiều hơn của nhà nước theo gợi ý của Keynes, chủ nghĩa tư bản đã có thời kỳ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh Thế giới II. Từ các năm 1980 trường phái kinh tế tân tự do chiếm ưu thế và người ta bắt đầu nới lỏng sự can thiệp của nhà nước: thu hẹp sự điều tiết của nhà nước, mở rộng thị trường tự do ngay cả cho khu vực tài chính ngân hàng. Nền kinh tế thế giới đã có những bước phát triển ngoạn mục trong hơn 20 năm qua. Rồi khủng hoảng tài chính xảy ra tại Mỹ, nhanh chóng lan ra toàn thế giới và biến thành khủng hoảng kinh tế. Cuộc khủng hoảng hiện thời được cho là mốc đánh dấu sự chấm dứt của tư tưởng kinh tế tân tự do. Có nhiều nét tương đồng giữa đại suy thoái và cuộc khủng hoảng hiện thời. Tuy nhiên, tình hình hiện nay cũng khác xưa khá nhiều: sự hội nhập, kết nối giữa các nền kinh tế cao hơn, sự phát triển công nghệ cũng giúp đẩy nhanh những tác động lẫn nhau, các chính phủ can thiệp mạnh hơn và cũng có cơ hội hợp tác, phối hợp nhiều hơn so với 80 năm trước. Cũng phải nhấn mạnh rằng khủng hoảng, suy thoái, các biện pháp can thiệp ít hay nhiều đều là những sự tự điều chỉnh của bản thân chủ nghĩa tư bản. Và sau mỗi lần tự điều chỉnh nó lại có bước phát triển mới, mạnh mẽ hơn. Các nền kinh tế thị trường với sở hữu tư nhân chủ đạo là đặc trưng cơ bản nhất của chủ nghĩa tư bản. Không có nền kinh tế thị trường không có sự quản lý hay can thiệp của nhà nước. Nói cách khác chủ nghĩa tư bản rất "dễ uốn nắn", có năng lực to lớn để tự đổi mới. Và việc quốc hữu hoá một số ngân hàng hay một số doanh nghiệp chỉ là một trong những biện pháp can thiệp như vậy của nhà nước, chứ hoàn toàn không có nghĩa rằng các nhà nước nước này đi theo công thức cứng nhắc của ai đó hay đi theo con đường "xã hội chủ nghĩa thế kỷ 21"! Thực ra, Thụy Điển là nước đã nêu gương tốt về việc quốc hữu hoá một số ngân hàng lớn yếu kém khi khủng hoảng xảy ra đầu các năm 1990. Khi đó các ngân hàng lớn ở Thụy Điển thực sự đã phá sản và chính phủ trung hữu (chứ không phải chính phủ cánh tả có thiên hướng xã hội) đã quốc hữu hoá chúng, vực chúng dậy và sau đó lại thoái các khoản đầu tư của nhà nước bằng cách bán cổ phần của mình cho các nhà đầu tư tư nhân khi ngân hàng đã lành mạnh trở lại. Nói cách khác quốc hữu hoá chỉ là quốc hữu hoá "tạm thời". Mục tiêu tối thượng là cải tổ hệ thống và bảo vệ tiền của dân chúng đóng thuế. Các cổ đông cũ, các nhà điều hành cũ của ngân hàng này phải trả giá cho những yếu kém của họ. Thế mới công bằng. Các nước EU chắc đã học được kinh nghiệm Thụy Điển dễ dàng hơn. Nhiều học giả và thậm chí các "nhà đầu cơ" tại Mỹ, như Soros, cũng khuyên chính phủ Mỹ học cách làm của Thụy Điển. Và thực ra, chính phủ Mỹ cũng đã nghe theo một phần. Từ chính sách mua lại các tài sản xấu của ngân hàng họ đã chuyển dần sang "góp vốn" cho các ngân hàng này. Nói cách khác họ đã hầu như "quốc hữu hoá" chúng. Tuy nhiên, do hoàn cảnh cụ thể của Mỹ họ vẫn e ngại nói trực tiếp đến "quốc hữu hoá". Tóm lại, việc "quốc hữu hoá" chỉ là quốc hữu hoá tạm thời, là một trong nhiều biện pháp can thiệp của nhà nước trong khuôn khổ nền kinh tế thị trường hiện đại. Không hề có chuyện các nước này đi theo con đường "xã hội chủ nghĩa thế kỷ 21". KẾT LUẬN Hơn năm thế kỷ phát triển, chủ nghĩa tư bản luôn luôn phải đương đầu với khủng hoảng, xung đột đe dọa chính bản thân sự tồn tại của nó. Ở giai đoạn phát triển nào chủ nghĩa tư bản cũng mang theo những mâu thuẫn nội tại hết sức sâu sắc. Tư bản tài chính với vai trò là một trong những nét biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng đang mang trong mình căn bệnh mà ai cũng thấy – căn bệnh khủng hoảng. Và hậu quả của nó đang trở thành nỗi lo lắng chung của toàn thế giới khi mà tốc độ phát triển kinh tế của thế giới giảm sút, sự sụp đổ hàng loạt của các Ngân hàng Mỹ kéo theo sự sụp đổ không chỉ của thị trường chứng khoán Mỹ nói riêng mà còn của thị trường chứng khoán trên toàn thế giới nói chung. Chưa bao giờ thế giới phải đối mặt cùng lúc với khủng hoảng tài chính trầm trọng như thế này. Theo nhận định của nhà nghiên cứu Age Bakker ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cuộc khủng hoảng hiện nay đã làm bộc lộ rõ hơn bao giờ hết những sự mù mờ trên thị trường tài chính ở nhiều quốc gia và trên quy mô toàn cầu nói chung. Các sản phẩm tài chính hiện nay đã trở nên cực kỳ phức tạp, vừa tạo nên những cơ hội lớn nhưng cũng gây ra những nguy cơ lớn mà khó ai có thể nắm bắt được hết. Trong khi đó, sự kiểm soát của các nhà nước đối với các thị trường tài chính không đầy đủ dẫn tới nhiều hoạt động tự tung tự tác đầy tính tư lợi và bất minh hoành hành trong những khoảng thời gian không ngắn. Rốt cuộc là các yếu kém trong thanh toán tài chính đã dẫn tới sự đổ vỡ của các định chế tài chính ở một loạt quốc gia. Phải chăng chủ nghĩa tư bản đã kết thúc sứ mệnh? Có một số học giả cho rằng chủ nghĩa tư bản đang có xu hướng vượt ra ngoài mọi sự kiểm soát với những rủi ro và nguy hiểm có quy mô thế giới. Nhưng, với tư cách một hệ tư tưởng, chủ nghĩa tư bản vẫn quẩn quanh với niềm tin như là một thứ tôn giáo chính thống. Chỉ ổn định về tài chính và tiền tệ không thôi sẽ khó lòng ổn định cả thế giới. Và một khi hạ tầng kinh tế đã đổi thay thì thượng tầng kiến trúc cũng phải phù hợp. Lịch sử diễn tiến còn dài dài nhưng đã có đầy đủ “chất liệu” của một thế giới giao thời.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7421.doc
Tài liệu liên quan