Bình luận một số quy định về hợp đồng lao động trong nội dung bộ luật lao động năm 2019

Trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ và sâu rộng ở nước ta hiện nay, HĐLĐ luôn đóng một vai trò rất quan trọng, được coi là công cụ pháp lý không thể thiếu vắng để tạo lập mối quan hệ lao động giữa các chủ thể với nhau. Xét theo góc độ tạo lập và phát triển thị trường lao động, chúng ta thấy thị trường lao động luôn giữ một vị thế quan trọng trong vận hành nền kinh tế mở; trong đó các nội dung của quy định pháp luật về HĐLĐ phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, phù hợp để đảm bảo sự bình đẳng, tự do và tự nguyện của các bên khi xác lập quan hệ lao động, cũng như sự tương thích với các quy định pháp luật khác có liên quan trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Cho nên, HĐLĐ là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để nhà nước kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Do vậy, những ý kiến đóng góp dưới góc nhìn của khoa học pháp lý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với các nội dung Bộ luật Lao động năm 2019 về hợp đồng trong một khuôn khổ nào đó thì nó cũng luôn thể hiện được tính phản biện đồng bộ cao làm cơ sở để cấp có thẩm quyền xem xét quyết định ban hành áp dụng thống nhất trong thực tiễn ở nước ta hiện nay.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bình luận một số quy định về hợp đồng lao động trong nội dung bộ luật lao động năm 2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 68 (02/2020) No. 68 (02/2020) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: 51 BÌNH LUẬN MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG NỘI DUNG BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019 Discussing a number of provisions on labour contracts in The Labour Code in 2019 ThS.LS. Sin Thoại Khánh Văn phòng Luật sư Sin Thoại Khánh, TP.HCM TÓM TẮT Tác giả bài viết trình bày, bình luận một số bất cập của quy định pháp luật về: Hành vi không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động đối với người sử dụng lao động, về việc thông báo chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật Lao động năm 2019. Trên cơ sở đó, tác giả đã kiến nghị nội dung sửa đổi, bổ sung các nội dung trên, nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về hợp đồng lao động; đồng thời tương thích với các quy định pháp luật khác trong hệ thống pháp luật nước ta. Từ khóa: Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động, kiến nghị sửa đổi và bổ sung ABSTRACT The author of the article presented and discussed a number of shortcomings of the provisions on: Prohibited acts of employers when signing and implementing employment contracts, notice of termination of an employment contract in the Labour Code in 2019. On that basis, the author has proposed amendments and supplements to the above contents, in order to contribute to the completion of the labour contract law; at the same time, it is compatible with other laws in our country's legal system. Keywords: The Labour Code in 2019, employment contracts, proposal of amendments and supplements 1. Về hành vi không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động đối với người sử dụng lao động Với mong muốn hợp đồng lao động (HĐLĐ) thật sự là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, trong đó quy định điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động; HĐLĐ được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, phù hợp với các quy định của pháp luật lao động, không thể không có quy định về hành vi không được làm khi giao kết, thực hiện HĐLĐ đối với người sử dụng lao động như là một quy phạm cấm đoán có tính nguyên tắc trong quan hệ lao động. Nội dung quy định tại Điều 17 của Bộ luật Lao động năm 2019, giữ nguyên Khoản 1, 2 Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2012 và có bổ sung thêm nội dung ở Khoản 3, thể hiện tính chặt chẽ và hợp lý của một quy phạm pháp luật liên quan đến việc điều chỉnh HĐLĐ. Nội dung quy phạm này cấm đoán chủ thể là người sử dụng lao động khi tham gia vào quan hệ Email: luatsuthoaikhanh@gmail.com SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 68 (02/2020) 52 lao động bằng HĐLĐ không được có hành vi sai trái, buộc người lao động thực hiện theo ý chí chủ quan của mình. Tuy nhiên nội dung tại khoản 3 “Buộc người lao động thực hiện HĐLĐ để trả nợ khoản vay mà người lao động vay của mình” thì chưa thật sự thuyết phục và có phần chưa sát với thực tiễn. Tức là quy định này chưa triệt tiêu hết các tình huống vi phạm có thể xẩy ra đối với người sử dụng lao động khi giao kết, thực hiện HĐLĐ trong thực tiễn hiện nay. Với quy định tại Khoản 3 điều này chúng ta có thể hiểu chung là pháp luật cấm người sử dụng lao động khi giao kết, thực hiện HĐLĐ không được lợi dụng việc ký kết HĐLĐ để “Buộc người lao động thực hiện HĐLĐ để trả nợ khoản vay” mà chính người sử dụng lao động cho người lao động vay trước đó. Như vậy chỉ loại bỏ được việc trả nợ giao dịch vay tiền trực tiếp giữa anh A là người sử dụng lao động và chị B là người lao động. Các hình thức khác, đối tượng khác trong thực tiễn có liên quan thì quy định này không điều chỉnh. Tức là quy định này chỉ cấm Anh A không được buộc Chị B thực hiện HĐLĐ để trả khoản nợ Chị B vay Anh A 150.000.000 đồng (Một trăm năm mươi triệu đồng) vào tháng 5 năm 2017. Còn nếu như Anh Xuyên (người sử dụng lao động) buộc Anh Hùng có thiết lập HĐLĐ với mình phải thực hiện HĐLĐ đã ký kết để trả khoản nợ 70.000.000 đồng (Bảy mươi triệu đồng) Anh Hùng vay của Vợ Anh Xuyên thì không bị cấm. Bởi vì, Anh Hùng không vay của chính Anh Xuyên (người sử dụng lao động của Anh Hùng) mà vay của vợ Anh Xuyên vì vậy mà Anh Xuyên không trả lương cho Anh Hùng, bắt anh Hùng phải thực hiện HĐLĐ để trừ nợ (trả nợ) cho chính vợ mình vẫn không vi phạm quy định tại khoản 3 điều 17 của Bộ luật Lao động năm 2019. Ví dụ tiếp theo: Ngày 17/7/2019 Chị Thanh Huyền ký HĐLĐ với Anh Hiệp Tổng Giám đốc của công ty TNHH Hiệp Anh, khi điều luật này có hiệu lực trong thực tiễn Anh Hiệp buộc Chị Huyền phải thực hiện HĐLĐ nói trên để trả nợ khoản vay 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng) mà Chị Huyên (người lao động) vay của một người bạn thân của Tổng Giám đốc Hiệp. Câu hỏi đặt ra, Anh Hiệp Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hiệp Anh có vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 17 hay không? Câu trả lời chắc chắn là không, bởi vì Chị Huyền người lao động không vay và trả nợ cho chính Anh Hiệp, Anh Hiệp không buộc Chị Huyền thực hiện HĐLĐ để trả nợ khoản vay mà người lao động vay của mình. Như vậy, quy phạm này vô hình trung khuyến khích người sử dụng lao động buộc người lao động thực hiện HĐLĐ để trả nợ khoản vay mà người lao động vay của người khác. Việc này thật sự suy giảm giá trị ý nghĩa sửa đổi bổ sung quy định của pháp luật lao động để hoàn thiện hành lang pháp lý điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực lao động trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Theo quan điểm của chúng tôi, quy định này cần hướng đến việc cấm đoán hành vi không được làm khi giao kết, thực hiện HĐLĐ đối với người sử dụng lao động dưới bất kỳ chủ thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân nào chứ không chỉ “để trả nợ khoản vay mà người lao động vay của mình (người sử dụng lao động)”. Trong thực tiễn, mối giao dịch diễn ra rất rộng và rất phổ biến đa dạng, quy định của pháp SIN THOẠI KHÁNH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 53 luật cần có tính phủ quát để phù hợp hơn, áp dụng thống nhất hơn từ trung ương đến địa phương. Ngoài ra, việc sửa đổi, bổ sung nội dung quy định này cần khẳng định tính bền vững lâu dài trong thực tiễn, tránh trường họp mới được ban hành đã trở thành những bật cập, khiếm khuyết không khoa học. Kiến nghị: Theo chúng tôi, Khoản 3 Điều 17 của Bộ luật Lao động cần sửa đổi bổ sung như sau: “3. Buộc người lao động thực hiện HĐLĐ để trả nợ khoản vay mà người lao động vay của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào”. 2. Về việc thông báo chấm dứt hợp đồng lao động Tại Khoản 1 Điều 47 Bộ luật Lao động năm 2012, quy định “Ít nhất 15 ngày trước ngày HĐLĐ xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt HĐLĐ”. Vấn đề thông báo chấm dứt HĐLĐ được xây dựng thành một điều riêng biệt trong quy phạm này tại Điều 45 Bộ luật Lao động năm 2019, thể hiện rõ tính bắt buộc phải thông báo đối với người sử dụng lao động và quyền được sử dụng thông tin thông báo của người lao động trong thực tiễn, như sau: “1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này. 2. Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ thời điểm có thông báo chấm dứt hoạt động. Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Bộ luật này thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ ngày ra thông báo.”. Tuy nhiên, nói về bắt buộc phải thông báo việc chấm dứt HĐLĐ khi HĐLĐ chấm dứt theo quy định “ Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Bộ luật này thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ ngày ra thông báo” rất bất cập trong thực tiễn, chồng chéo và không khoa học với các quy định trong Bộ luật này và pháp luật khác có liên quan. Theo quy định tại Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014 về “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp” cho ta thấy: Thứ nhất, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; Thứ hai, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 68 (02/2020) 54 lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Thứ ba, doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền; Thứ tư, trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo Khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây: a) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp; b) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Thứ năm, trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty; Thứ sáu, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty; Thứ bảy, trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thẩm quyền có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng tại Tòa án. Như vậy, khi xác định người đại diện theo pháp luật, người đại diện ủy quyền có liên quan đến cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành ra thông báo khi họ “không có” chỉ có hai loại hình doanh nghiệp; đó là doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ sở hữu mà thôi. Hay nói cách khác, loại hình doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ; công ty TNHH một thành viên là cá nhân làm chủ sở hữu và hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện là những chủ thể thuộc đối tượng điều SIN THOẠI KHÁNH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 55 chỉnh theo quy định nói trên đây của Bộ luật Lao động năm 2019. Theo chúng tôi, cần xác định rõ đối tượng có thể “không có” liên quan đến việc thông báo chấm dứt HĐLĐ với người lao động trong quy phạm này đó là: “Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là cá nhân và hộ kinh doanh”. Nhìn nhận theo góc độ khoa học pháp lý đối với vấn đề phân cấp thẩm quyền ra thông báo, Điều 45 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định “cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Bộ luật này thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ ngày ra thông báo”. Điều này trái với Khoản 3 Điều 213 của Bộ luật Lao động năm 2019: “Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi địa phương mình”. Bên cạnh đó, quy định tại Khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng như Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 Về đăng ký doanh nghiệp thì cơ quan đăng ký kinh doanh không có nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến giao kết và thực hiện HĐLĐ của tổ chức, cá nhân. Để khoa học hơn và áp dụng chung từ trung ương đến địa phương một cách hợp lý, cần cân nhắc quy định rõ về cơ quan “ra thông báo chấm dứt HĐLĐ”. Ngoài ra, quy định như vậy cũng rất thuận tiện cho cơ quan hành pháp là Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động trong đó hướng dẫn rõ hơn về cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh thành trong cả nước có thẩm quyền ra thông báo tổ chức, cá nhân người đại diện theo pháp luật hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền không còn . Kiến nghị: Về việc thông báo chấm dứt HĐLĐ quy định tại Điều 45 của Bộ luật Lao động năm 2019, chúng tôi đề nghị cần quy định cụ thể: Một là, xác định như thế nào là người đại diện theo pháp luật hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền “không có” để thống nhất chung trong cách hiểu từ trung ương đến địa phương. Hai là, xác định cụ thể chủ thể kinh doanh “không có” người đại diện theo pháp luật hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền, như sau: “Trường hợp, Người đại diện theo pháp luật hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền của Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là cá nhân và hộ kinh doanh là cá nhân không có”. Ba là, xác định thẩm quyền thông báo chấm dứt HĐLĐ là cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn về lao động chứ không phải cơ quan đăng ký kinh doanh, cụ thể theo hướng sau: “Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Bộ luật này thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ ngày ra thông báo của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.”. Trong giai đoạn phát triển kinh tế xã SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 68 (02/2020) 56 hội mạnh mẽ và sâu rộng ở nước ta hiện nay, HĐLĐ luôn đóng một vai trò rất quan trọng, được coi là công cụ pháp lý không thể thiếu vắng để tạo lập mối quan hệ lao động giữa các chủ thể với nhau. Xét theo góc độ tạo lập và phát triển thị trường lao động, chúng ta thấy thị trường lao động luôn giữ một vị thế quan trọng trong vận hành nền kinh tế mở; trong đó các nội dung của quy định pháp luật về HĐLĐ phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, phù hợp để đảm bảo sự bình đẳng, tự do và tự nguyện của các bên khi xác lập quan hệ lao động, cũng như sự tương thích với các quy định pháp luật khác có liên quan trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Cho nên, HĐLĐ là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để nhà nước kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Do vậy, những ý kiến đóng góp dưới góc nhìn của khoa học pháp lý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với các nội dung Bộ luật Lao động năm 2019 về hợp đồng trong một khuôn khổ nào đó thì nó cũng luôn thể hiện được tính phản biện đồng bộ cao làm cơ sở để cấp có thẩm quyền xem xét quyết định ban hành áp dụng thống nhất trong thực tiễn ở nước ta hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO Chính phủ (2015). Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, ngày 14/9, Hà Nội. Quốc hội (2012). Bộ luật Lao động. Hà Nội. Quốc hội (2014). Luật Doanh nghiệp. Hà Nội. Quốc hội (2019). Bộ luật Lao động. Hà Nội. Ngày nhận bài: 23/9/2019 Biên tập xong: 15/02/2020 Duyệt đăng: 20/02/2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbinh_luan_mot_so_quy_dinh_ve_hop_dong_lao_dong_trong_noi_dun.pdf
Tài liệu liên quan