Về mặt kinh tế: Việc tăng mức thuế
suất đối với đất phi nông nghiệp được xem
là phù hợp với tình hình phát triển kinh tế -
xã hội ở Việt Nam. Đồng thời, việc tăng thuế
suất cũng tạo thêm nguồn thu và có tính ổn
định của NSNN, ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố
chu kỳ kinh tế như các loại thuế đánh vào
thu nhập và hàng hóa tiêu thụ. Tuy nhiên,
mức tăng từ 6,7 đến 10 lần như Dự thảo Luật
Thuế tài sản do Bộ Tài chính đưa ra là một
con số quá cao so với các quy định về thuế
suất thuế SDĐPNN hiện hành. Đây là vấn
đề mà cơ quan soạn thảo phải có các nghiên
cứu và đánh giá tác động kỹ lưỡng để đưa ra
một con số phù hợp đảm bảo dung hòa lợi
ích của Nhà nước và người chịu thuế.
Về mặt xã hội: Việc điều chỉnh mức
thuế suất cao đối với đất sử dụng không
đúng mục đích; đất và nhà thuộc đối tượng
chịu thuế không đưa vào sử dụng; đất và nhà
thuộc đối tượng chịu thuế lấn, chiếm sẽ góp
phần hạn chế tình trạng đầu cơ về đất, sử
dụng đất lãng phí, chiếm dụng đất công, tạo
sự ổn định trật tự xã hội.
Như vậy, việc ban hành Luật Thuế tài
sản thay thế cho Luật Thuế SDĐNN và Luật
Thuế SDĐPNN hiện hành là phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Đồng
thời, các quy định trong sắc thuế mới này
cũng phù hợp với thông lệ quốc tế, thể hiện
được những ưu điểm về quản lý và góp phần
ổn định trật tự xã hội.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bình luận về việc xây dựng luật thuế tài sản thay cho luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Việc ban hành Luật Thuế tài sản thay thế cho Luật Thuế sử dụng
đất nông nghiệp và Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hiện
hành là phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Đồng
thời, các quy định trong sắc thuế mới này cũng phù hợp với thông
lệ quốc tế, thể hiện được những ưu điểm về quản lý và góp phần
ổn định trật tự xã hội.
Danh Phạm Mỹ Duyên*
* GV. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Abstract
The issuance of Law on Property Tax as substitution of the Law on
Agricultural Land Use Tax and Law on Law on Non-Agricultural
Land Use Tax is appropriate in line with the current socio-economic
conditions of Vietnam. The provisions on new taxes are in line with
the common international practices, presenting the advantages of
taxation management and contributing to the stabilization of the
social performance.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: ưu điểm, Thuế Tài sản, Thuế
sử dụng đất nông nghiệp, Thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 14/06/2018
Biên tập : 09/08/2018
Duyệt bài : 16/08/2018
Article Infomation:
Keywords: advantages; Law on
Property Tax; Law on Agricultural
Land Use Tax; Law on Law on Non-
Agricultural Land Use Tax.
Article History:
Received : 14 Jun 2018
Edited : 09 Aug. 2018
Approved : 16 Aug. 2018
BÌNH LUẬN VỀ VIỆC XÂY DỰNG LUẬT THUẾ TÀI SẢN THAY CHO LUẬT THUẾ SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ LUẬT THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
1. Quy định về đối tượng chịu thuế của
Thuế Tài sản là đất phi nông nghiệp
Đối tượng chịu thuế của một sắc thuế
là khái niệm được dùng để phản ánh phạm vi
điều tiết và các đối tượng bị sắc thuế đó tác
động đến làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế
1 Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Thuế, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 49.
của người nộp thuế. Đối tượng chịu thuế bao
gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản, thu
nhập hoặc những lợi ích vật chất khác1. Như
vậy có thể thấy, trong hệ thống thuế của một
quốc gia, thuế tài sản tồn tại bên cạnh thuế
thu nhập và thuế tiêu dùng mới có thể bao
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
32 Số 19(371) T10/2018
quát hết các khả năng nộp thuế trong nền
kinh tế2. Đồng thời, việc điều tiết thuế đối
với tài sản cũng huy động được nguồn thu
cho ngân sách nhà nước (NSNN); đảm bảo
công bằng xã hội và thực hiện việc quản lý,
kiểm soát, điều tiết đối với tài sản, đối với
các hành vi sở hữu, sử dụng tài sản, khuyến
khích sử dụng tài sản hợp lý, có hiệu quả3.
Dự thảo Luật Thuế tài sản4 quy định
đối tượng chịu thuế tài sản bao gồm: (i) Đất
phi nông nghiệp; (ii) Nhà ở hoặc bao gồm
nhà ở; nhà và công trình thương mại, dịch
vụ; (iii) Có thể điều tiết thêm đối với tàu
bay, du thuyền, ô tô có giá trị từ 1,5 tỷ đồng
trở lên5. Đồng thời, Dự thảo cũng quy định
đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp không
sử dụng vào mục đích kinh doanh hoặc để
ở là đối tượng không chịu thuế của sắc thuế
này. Theo đó, thuế tài sản sẽ là sắc thuế mới
thay thế thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
(SDĐPNN) điều tiết đối với đất phi nông
nghiệp là đất ở gồm đất ở tại nông thôn và
đất ở tại đô thị; Đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp gồm: đất khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại,
dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;
đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất
sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
Đất phi nông nghiệp thuộc đối tượng không
chịu thuế nhưng sử dụng vào mục đích kinh
doanh hoặc để ở.
Các quy định về đối tượng chịu thuế
đối với đất phi nông nghiệp tại Dự thảo được
2 Nguyễn Đình Chiến, Thuế tài sản và khoảng trống cơ sở cần phải lấp đầy, Tạp chí Tài chính Kỳ 1 - tháng 8/2017 (662),
tr. 14.
3 Nguyễn Đình Chiến, tlđd (2), tr. 14.
4 Tờ trình về đề nghị xây dựng Luật Thuế tài sản của Bộ Tài chính được đăng tải trên website của Bộ Tài chính,
!%40%40%3F_afrLoop%3D37817301569107312%26centerWidth%3D0%2525%26id%3D13262%26left-
Width%3D100%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.
ctrl-state%3D1262noxyws_4, truy cập ngày 27/5/2018 (Tờ trình của Bộ Tài chính).
5 Điều 2 Dự thảo Luật Thuế Tài sản ban hành kem theo Tờ trình của Bộ Tài chính.
6 Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/10/2010 của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; Nghị
quyết số 28/2016/QH13 sửa đổi Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 11/11/2016 của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế
sử dụng đất nông nghiệp.
kế thừa trên cơ sở quy định về đối tượng
chịu thuế của Luật Thuế SDĐPNN và đảm
bảo phù hợp với quy định về phân loại đất
của Luật Đất đai năm 2013. Theo đánh
giá của Bộ Tài chính, các quy định về đối
tượng chịu thuế và đối tượng không chịu
thuế SDĐPNN hiện hành được Dự thảo kế
thừa sẽ tạo được các thuận lợi nhất định cho
người nộp thuế và cơ quan thu thuế trong
quá trình thực hiện vì cơ sở dữ liệu về việc
thu thuế đối với các loại đất này đã có. Việc
thu thuế SDĐPNN trong thời gian qua có ý
nghĩa đặc biệt trong việc thiết lập cơ sở dữ
liệu về đất, tạo hành lang pháp lý để quản
lý đất đai. Như vậy, bằng việc quy định đối
tượng chịu thuế tài sản bao gồm cả đất phi
nông nghiệp và liệt kê đất nông nghiệp vào
diện không chịu thuế thì việc ban hành Luật
Thuế tài sản có một số ưu điểm như sau:
(i) Xét về mặt kỹ thuật lập pháp: Trong
điều kiện tồn tại hai văn bản Luật thuế khác
nhau cùng điều tiết vào giá trị quyền sử dụng
đất gồm Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp
(SDĐNN) và Luật Thuế SDĐPNN, trong đó
thuế sử dụng đất nông nghiệp hầu như đã
được miễn hết6 (theo quy định tại Nghị quyết
55/2010/QH12 và Nghị quyết 28/2016/QH13
của Quốc hội) thì việc ban hành Luật Thuế tài
sản theo hướng kế thừa các quy định của Luật
Thuế SDĐPNN và liệt kê đất nông nghiệp
thuộc diện không chịu thuế sẽ đảm bảo được
sự thống nhất, rõ ràng, hạn chế các quy định
mang tính hình thức.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
33Số 19(371) T10/2018
(ii) Xét về nội hàm quy định:
Việc quy định đất nông nghiệp thuộc đối
tượng không chịu thuế tài sản thay vì miễn
thuế SDĐNN như trước đây vẫn thể hiện
được chủ trương, quan điểm của Đảng và
Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn theo hướng hiện đại
hóa, giảm bớt khó khăn cho người nông dân,
khuyến khích đầu tư, thúc đẩy kinh tế nông
nghiệp phát triển bền vững; và phù hợp với
bối cảnh hội nhập quốc tế. Đồng thời, đất
nông nghiệp khi thuộc diện không chịu thuế
sẽ đảm bảo thống nhất giữa lý luận/pháp luật
và thực tiễn bởi thực tiễn từ lâu thông qua
hình thức miễn thuế, Việt Nam đã không thu
thuế này nữa.
2. Các quy định về căn cứ tính thuế tài
sản đối với đất phi nông nghiệp
Căn cứ tính thuế là cách thức xác định
số thuế phải nộp vào NSNN. Căn cứ tính
thuế có ý nghĩa quan trọng nhằm xác định
chính xác số tiền thuế phải nộp. Nếu căn cứ
tính thuế được quy định một cách phù hợp
với các điều kiện về kinh tế, xã hội, phù hợp
với khả năng đóng góp của người nộp thuế
sẽ góp phần đảm bảo công bằng và dung hòa
lợi ích của các bên trong quan hệ thuế. Do
đất nông nghiệp thuộc diện không chịu thuế
nên toàn bộ quy định về căn cứ tính thuế của
Luật Thuế SDĐNN sẽ được bãi bỏ. Theo đó,
căn cứ tính thuế tài sản đối với đất phi nông
nghiệp về cơ bản là kế thừa toàn bộ quy định
tại Luật Thuế SDĐPNN hiện hành.
Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ so sánh
và đánh giá các quy định của Dự thảo Luật
Thuế tài sản với các quy định của Luật thuế
SDĐPNN hiện hành dựa trên hai yếu tố
của căn cứ tính thuế gồm: giá tính thuế và
thuế suất.
7 Khoản 1, Điều 6, Luật Thuế SDĐPNN và khoản 1, Điều 7 Dự thảo Luật Thuế tài sản.
8 Khoản 2, Điều 6 Luật Thuế SDĐPNN 2010.
Thứ nhất, quy định về giá tính thuế tài
sản đối với đất phi nông nghiệp
Luật Thuế SDĐPNN và Dự thảo Luật
Thuế tài sản đều có cách thức xác định giá tính
thuế đối với đất phi nông nghiệp như nhau, cụ
thể: Giá tính thuế đất phi nông nghiệp được
xác định bằng diện tích đất tính thuế nhân
với giá của 1m2 đất7. Tuy nhiên, quy định về
các yếu tố cấu thành giá tính thuế lại có điểm
khác biệt đáng kể giữa Luật Thuế SDĐPNN
với Dự thảo Luật Thuế tài sản:
(i) Quy định về cách thức xác định
diện tích tính thuế:
Theo quy định tại Điều 6 Luật Thuế
SDĐPNN, diện tích đất tính thuế là diện tích
đất thực tế sử dụng. Đối với đất ở nhà nhiều
tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư bao gồm cả
trường hợp vừa để ở, vừa để kinh doanh thì
diện tích đất tính thuế được xác định bằng
hệ số phân bổ nhân với diện tích nhà của
từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
Theo cách xác định hiện nay, “hệ số phân
bổ được xác định bằng diện tích đất xây
dựng nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung
cư chia cho tổng diện tích nhà của các tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng”8. Theo
quan điểm của Bộ Tài chính, với quy định
hệ số xác định diện tích đất để tính thuế đối
với nhà chung cư như quy định của Luật
thuế SDĐPNN (tổng hệ số bằng 1) thì nhà
chung cư thấp tầng, nhà ở tái định cư, nhà
ở của người có thu nhập thấp, trung bình sẽ
phải nộp thuế cao hơn nhà ở cao tầng, như
vậy là chưa đảm bảo công bằng và chưa phù
hợp với thực tế.
Hơn nữa, trên thực tế, các nhà chung
cư thấp tầng đều là các nhà chung cư cũ, nhà
ở xã hội, nhà ở tái định cư (chủ yếu phục vụ
cho người có thu nhập thấp và trung bình
trong xã hội), còn các chung cư cao tầng
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
34 Số 19(371) T10/2018
đều là các chung cư cao cấp, được hưởng lợi
nhiều từ việc sử dụng kết cấu hạ tầng giao
thông, phúc lợi xã hội, đặc biệt là những
căn hộ shophouse ở tầng 1 hoặc thông tầng
thường giá bán rất cao. Do đó, để đảm bảo
công bằng, đúng bản chất của thuế tài sản là
điều tiết cao đối với những người có tài sản
giá trị lớn và người được hưởng lợi nhiều
từ việc sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông,
phúc lợi xã hội phải có nghĩa vụ cao hơn thì
Dự thảo xác định hệ số xác định diện tích
đất tính thuế đối với đất xây dựng nhà chung
cư có sự phân biệt giữa diện tích để ở và
diện tích để kinh doanh.
Theo quy định của Dự thảo Luật Thuế
tài sản, diện tích đất tính thuế là diện tích đất
ghi trên Giấy Chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền
với đất hoặc trên Quyết định giao đất, Quyết
định cho thuê đất hoặc Hợp đồng giao đất,
Hợp đồng cho thuê đất. Trường hợp chưa có
Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, Quyết
định giao đất, Quyết định cho thuê đất, Hợp
đồng giao đất, Hợp đồng cho thuê đất thì
diện tích đất tính thuế là diện tích thực tế sử
dụng.
Đối với đất xây dựng nhà chung cư
(gồm nhà chung cư được xây dựng với mục
đích để ở và nhà chung cư được xây dựng
có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh
doanh) thì diện tích đất tính thuế được xác
định bằng diện tích nhà của từng tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhân với hệ
số xác định diện tích đất tính thuế theo quy
định của Chính phủ. Hệ số xác định diện
tích đất tính thuế được xác định căn cứ vào
mục đích sử dụng của người nộp thuế theo
hướng diện tích đất để kinh doanh sẽ có hệ
9 Xem thêm bảng mô tả hệ số xác định diện tích đất tính thuế tại Mục 1.2 Tờ trình của Bộ Tài chính.
10 Xem thêm: Nguyễn Thị Kiều Oanh (2018), Xác định căn cứ tính thuế tài sản đối với đất chịu thuế, Kỷ yếu Hội thảo Cơ
sở xây dựng Luật Thuế Tài sản của Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 146.
số cao hơn so với diện tích đất để ở9. Theo
quan điểm của Bộ Tài chính (thể hiện trong
Tờ trình ban hành Dự thảo Luật Thuế Tài
sản), quy định về cách xác định diện tích
đất tính thuế của nhà chung cư căn cứ vào
hệ số theo mục đích sử dụng như quy định
của Dự thảo khắc phục được các hạn chế của
Luật Thuế SDĐPNN hiện hành. Việc căn cứ
vào mục đích sử dụng của người nộp thuế
để xác định hệ số xác định diện tích đất tính
thuế sẽ đảm bảo công bằng và đúng bản chất
của thuế tài sản, đảm bảo điều tiết cao đối
với những người có tài sản giá trị lớn, buộc
người được hưởng lợi nhiều từ việc sử dụng
kết cấu hạ tầng giao thông, phúc lợi xã hội
phải có nghĩa vụ cao hơn.
Tuy nhiên, quy định này cũng vấp
phải các ý kiến trái chiều từ các nhà nghiên
cứu. Có quan điểm cho rằng, việc quy định
hệ số khác nhau để xác định diện tích đất
chịu thuế cho các mục đích sử dụng khác
nhau chưa hợp lý, mang tính áp đặt10. Và
việc áp dụng hệ số khác nhau để tính diện
tích đất chịu thuế đối với mục đích sử dụng
khác nhau sẽ làm cho việc xác định thuế sẽ
trở nên rối rắm, phức tạp hơn. Vì vậy, cần
quy định chung một hệ số xác định diện tích
đất chịu thuế đối với nhà chung cư, toà nhà
có mục đích sử dụng hỗn hợp trong đó có
mục đích ở (không phân biệt giữa diện tích
đất ở với diện tích kinh doanh và số tầng của
toà nhà). Chúng tôi cũng cho rằng, căn cứ
vào hệ số để xác định diện tích đất là khiên
cưỡng, không phản ánh đúng bản chất của
sự vật hiện tượng. Việc buộc người có tài
sản giá trị lớn, được hưởng lợi nhiều từ việc
sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông, phúc
lợi xã hội phải có nghĩa vụ cao hơn là cần
thiết nhưng không vì thế mà tạo ra sự áp đặt
quá mức. Trong trường hợp này, chúng ta
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
35Số 19(371) T10/2018
chỉ nên áp dụng mức thuế suất khác nhau
đối với diện tích để ở và diện tích để kinh
doanh mà không cần sử dụng hệ số xác định
diện tích đất.
(ii) Giá 1m2 đất tính thuế
Tờ trình của Bộ Tài chính đề xuất giá
1m2 đất tính thuế theo theo hai phương án:
Một là, giá 1m2 đất tính thuế được xác định
theo giá 1m2 đất tại Bảng giá đất do Ủy ban
nhân dân (UBND) cấp tỉnh công bố tại thời
điểm tính thuế; hai là, giá 1m2 đất tính thuế
được xác định theo giá 1m2 đất thực tế trên
thị trường (giá thị trường) tại thời điểm tính
thuế. Tuy nhiên, sau khi đánh giá ưu nhược
điểm của từng phương án thì phương án xác
định theo giá 1m2 đất tại Bảng giá đất do
UBND cấp tỉnh công bố là phương án được
đề xuất vào Dự thảo.
Hiện nay, giá 1m2 đất tính thuế theo
quy định của Luật Thuế SDĐPNN hiện
hành được xác định theo giá 1m2 đất tại
Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh công bố tại
thời điểm tính thuế. Phương pháp này được
cho là đơn giản, khả thi, thuận lợi cho người
nộp thuế trong việc kê khai thuế; thuận lợi
cho cơ quan thuế trong việc xác định giá
tính thuế do giá của 1m2 đất được lấy theo
giá 1m2 đất tại Bảng giá đất do UBND cấp
tỉnh công bố nên đã có sẵn; đảm bảo tính
kế thừa các quy định của pháp luật về thuế
SDĐPNN hiện hành và phù hợp với quy
định của Luật Đất đai năm 2013 về quy định
giá tính thuế sử dụng đất đối với đất. Tuy
nhiên, nhược điểm khi xác định giá đất theo
phương pháp này là không theo kịp sự biến
động của giá cả thị trường. Nhìn chung, việc
xác định giá của 1m2 đất tại Dự thảo không
có sự khác biệt với quy định của Luật Thuế
SDĐPNN hiện hành.
11 Điều 7 Luật Thuế SDĐPNN 2010.
12 Điều 7 Pháp lệnh về Thuế nhà, đất và khoản 1 Điều 6 Nghị định số 339-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về thi hành
Pháp lệnh về Thuế nhà, đất.
Chúng tôi cho rằng, việc ban hành
Luật Thuế tài sản thay cho Thuế SDĐNN
và Thuế SDĐPNN có các ưu điểm là
phương pháp xác định hệ số xác định diện
tích đất tính thuế có tính đến mục đích sử
dụng đất. Cách thức xác định này đảm bảo
công bằng và phù hợp với thực tế hơn so với
quy định cào bằng của Luật Thuế SDĐPNN
trước đây.
Thứ hai, các quy định về thuế suất
thuế tài sản đối với đất phi nông nghiệp
Thuế suất là cơ sở quan trọng mà Nhà
nước sử dụng để thực hiện điều tiết vĩ mô
nền kinh tế. Do đó, thuế suất được ban hành
không thể là sự áp đặt chủ quan, đưa ra một
con số ước lượng mà cần phải dựa trên cơ sở
kinh tế - xã hội, nguồn thu của NSNN, mức
độ tác động đến mức sống dân cư, phải
đảm bảo dung hòa giữa lợi ích của Nhà nước
và người thực tế phải trả tiền thuế. Hay nói
cách khác là phải đảm bảo kết hợp hài hòa
giữa nhu cầu thu NSNN và lợi ích của người
chịu thuế.
Hiện nay, thuế suất Thuế SDĐPNN đối
với đất ở áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến
từng phần, cụ thể: đối với đất ở, đất sản
xuất, kinh doanh phi nông nghiệp là 0,03%,
trong trường hợp vượt từ trên 1 lần đến 3
lần và trên 3 lần hạn mức sử dụng đất thì lần
lượt bị áp dụng các mức thuế suất là 0,07%
và 0,15%; đất sử dụng không đúng mục
đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định
là 0,15%; đất lấn, chiếm là 0,2%11.
Trước đây, Pháp lệnh về Thuế nhà đất
gọi thuế suất là mức thuế, theo đó mức thuế
sử dụng đất có sự khác biệt tùy thuộc vào vị
trí đất12: (i) Đối với đất thuộc thành phố, thị
xã, thị trấn, mức thuế đất được quy định cho
từng loại đô thị, mức thuế đất bằng 3 đến
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
36 Số 19(371) T10/2018
25 lần mức thuế nông nghiệp cao nhất trong
vùng; (ii) Đối với đất thuộc vùng nông thôn,
mức thuế đất từ bằng đến gấp 2 lần mức thuế
nông nghiệp cùng hạng đất trong vùng.
Hiện nay, tình hình kinh tế - xã hội của
Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể thì
các mức thuế suất 0,07% và 0,15% tương
ứng với diện tích đất vượt từ trên 1 lần đến
3 lần và trên 3 lần hạn mức sử dụng đất ở
là thấp, chủ sử dụng đất không bị tác động
nhiều từ thuế, đất không được sử dụng hết
hiệu suất cho sản xuất, kinh doanh, thậm
chí còn bị bỏ trống, gây lãng phí nguồn tài
nguyên đất đai. Mức thuế suất này chưa đủ
lớn để điều tiết mạnh đối với người sở hữu
nhiều đất đai, chưa thúc đẩy các tổ chức, cá
nhân trong xã hội sử dụng đất tiết kiệm, có
hiệu quả.
Theo quy định của Dự thảo Luật Thuế
tài sản, thuế suất đối với đất thuộc đối tượng
chịu thuế SDĐPNN được chia thành nhiều
loại, gồm13:
(i) Đất ở (bao gồm cả trường hợp sử
dụng để kinh doanh; đất xây dựng nhà chung
cư): áp dụng mức thuế suất là 0,4% trên toàn
bộ giá trị đất.
(ii) Đất sản xuất kinh doanh phi nông
nghiệp và đất phi nông nghiệp sử dụng vào
mục đích kinh doanh có hai phương án điều
tiết: Một là, đối với đất sản xuất kinh doanh
phi nông nghiệp để xây dựng nhà hàng áp
dụng mức thuế suất 0,52%; đất sản xuất
kinh doanh phi nông nghiệp khác, trừ đất sản
xuất kinh doanh phi nông nghiệp quy định
tại điểm a khoản này và đất phi nông nghiệp
thuộc đối tượng không chịu thuế sử dụng
vào mục đích kinh doanh áp dụng mức thuế
suất 0,3%. Hai là, đất sản xuất kinh doanh
phi nông nghiệp và đất phi nông nghiệp sử
13 Điều 8 Dự thảo Luật Thuế Tài sản kèm theo Tờ trình của Bộ Tài chính.
14 truy cập ngày 16/4/2018
dụng vào mục đích kinh doanh áp dụng mức
thuế suất 0,3%.
(iii) Đối với đất sử dụng không đúng
mục đích; đất và nhà thuộc đối tượng chịu
thuế không đưa vào sử dụng áp dụng mức
thuế suất 1%.
(iv) Đối với đất và nhà thuộc đối tượng
chịu thuế lấn, chiếm áp dụng mức thuế suất
áp dụng mức thuế suất 2%.
Các mức thuế suất trong những trường
hợp cụ thể được Dự thảo đưa ra đều tăng
khoảng 6,7 - 10 lần so mức thuế suất hiện
hành của Luật Thuế SDĐPNN. Chưa bàn
đến sự phù hợp của con số cụ thể được
đưa ra, việc điều chỉnh mức thuế suất sẽ có
những tác động nhất định đến NSNN và đời
sống dân cư.
Ở nước trên thế giới, mức thuế suất
điều tiết đối với đất phi nông nghiệp cũng
ở mức khá cao, chẳng hạn như Hàn Quốc
là 0,2% đến 0,5% đối với đất (riêng đất xây
dựng khu golf và đất xây dựng khu du lịch
hạng sang là 4%); Đài Loan: từ 0,2% đến
5% tùy từng loại đất. Đối với đất không sử
dụng, các nước quy định mức thuế suất cao
hơn hoặc áp dụng mức thuế suất bổ sung
đối với trường hợp đất không sử dụng, như:
Xinh-ga-po áp dụng mức thuế suất từ 10%
đến 20% đối với đất không sử dụng; Canada
thu thêm 1% trên giá trị tài sản nếu đất không
sử dụng trên 6 tháng; Úc áp dụng mức thuế
suất bổ sung 1%; Lào áp dụng mức thuế suất
bổ sung 2%14. Tuy không thể căn cứ vào
mức thuế suất được các nước quy định để
áp dụng cho Việt Nam nhưng việc thay đổi
mức thuế suất điều tiết đối với đất phi nông
nghiệp của Dự thảo Luật Thuế tài sản cũng
được xem là phù hợp với thông lệ của các
nước trên thế giới và có những ưu điểm sau:
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
37Số 19(371) T10/2018
Về mặt kinh tế: Việc tăng mức thuế
suất đối với đất phi nông nghiệp được xem
là phù hợp với tình hình phát triển kinh tế -
xã hội ở Việt Nam. Đồng thời, việc tăng thuế
suất cũng tạo thêm nguồn thu và có tính ổn
định của NSNN, ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố
chu kỳ kinh tế như các loại thuế đánh vào
thu nhập và hàng hóa tiêu thụ. Tuy nhiên,
mức tăng từ 6,7 đến 10 lần như Dự thảo Luật
Thuế tài sản do Bộ Tài chính đưa ra là một
con số quá cao so với các quy định về thuế
suất thuế SDĐPNN hiện hành. Đây là vấn
đề mà cơ quan soạn thảo phải có các nghiên
cứu và đánh giá tác động kỹ lưỡng để đưa ra
một con số phù hợp đảm bảo dung hòa lợi
ích của Nhà nước và người chịu thuế.
Về mặt xã hội: Việc điều chỉnh mức
thuế suất cao đối với đất sử dụng không
đúng mục đích; đất và nhà thuộc đối tượng
chịu thuế không đưa vào sử dụng; đất và nhà
thuộc đối tượng chịu thuế lấn, chiếm sẽ góp
phần hạn chế tình trạng đầu cơ về đất, sử
dụng đất lãng phí, chiếm dụng đất công, tạo
sự ổn định trật tự xã hội.
Như vậy, việc ban hành Luật Thuế tài
sản thay thế cho Luật Thuế SDĐNN và Luật
Thuế SDĐPNN hiện hành là phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Đồng
thời, các quy định trong sắc thuế mới này
cũng phù hợp với thông lệ quốc tế, thể hiện
được những ưu điểm về quản lý và góp phần
ổn định trật tự xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Dự thảo Luật Thuế Tài sản ban hành kèm theo Tờ trình của Bộ Tài chính.
2. Luật Thuế SDĐPNN 2010.
3. Luật Thuế SDĐNN 1993.
4. Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/10/2010 của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế SDĐNN.
5. Nghị quyết số 28/2016/QH13 sửa đổi Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 11/11/2016 của Quốc hội về việc
miễn, giảm thuế SDĐNN.
6. Pháp lệnh về Thuế nhà, đất 1991.
7. Nghị định số 339-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về thi hành Pháp lệnh về Thuế nhà, đất.
8. Quyết định số 732/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 17/5/2011 phê duyệt Chiến lược cải
cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020.
9. Tờ trình về đề nghị xây dựng Luật Thuế tài sản của Bộ Tài chính đăng trên website của Bộ Tài chính,
2#!%40%40%3F_afrLoop%3D37817301569107312%26centerWidth%3D0%2525%26id%3D13262%2
6leftWidth%3D100%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3D-
false%26_adf.ctrl-state%3D1262noxyws_4.
10. Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Thuế, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
11. Nguyễn Thị Kiều Oanh, Xác định căn cứ tính thuế tài sản đối với đất chịu thuế, Kỷ yếu Hội thảo Cơ sở xây
dựng Luật Thuế Tài sản của Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 145 – 150.
12. Nguyễn Đình Chiến, Thuế tài sản và khoảng trống cơ sở cần phải lấp đầy, Tạp chí Tài chính Kỳ 1 – tháng
8/2017 (662), tr 14.
13. Vũ Thị Hương Sắc, Dự báo tăng trưởng GDP bình quân đầu người giai đoạn 2017 – 2020, Tạp chí Tài
chính điện tử,
nguoi-giai-doan-2017-2020-117233.html, truy cập ngày 31/5/2018.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
38 Số 19(371) T10/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- binh_luan_ve_viec_xay_dung_luat_thue_tai_san_thay_cho_luat_t.pdf