Bộ câu hỏi tài chính quốc tế và tóm tắt một số chương
Câu 1: Các thuật ngữ cần biết:
Các hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau bắt buộc phải được thực hiện.
Không giống như hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau, các quyền chọn tiền tệ cho người mua cơ hội nắm giữ nhưng không bắt buộc mua hoặc bán với giá đã được thỏa thuận trước gọi là giá thực hiện trong tương lai.
Một quyền chọn là một công cụ tài chính cho người tham gia nắm giữ – nhưng không bắt buộc – mua hoặc bán công cụ tài chính khác với giá thỏa thuận trong một thời gian nhất định là ngày hết hiệu lực hay ngày đến hạn.
Là một quyền chọn, nên nó khác hẳn với hành vi mua và bán nên nó có giá trị và vì thế người mua phải trả cho người bán một khoản phí cho quyền chọn này. Giá trả cho quyền chọn gọi là phí quyền chọn.
Quyền chọn mua cho phép chủ sở hữu được quyền nhưng không bắt buộc, mua tài sản tài chính hoặc hàng hóa cơ sở trong tương lai như đã thiết lập tại hiện tại.
Quyền chọn bán cho phép chủ sở hữu được quyền nhưng không bắt buộc, bán tài sản tài chính hoặc hàng hóa cơ sở trong tương lai như đã thiết lập tại hiện tại.
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3387 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ câu hỏi tài chính quốc tế và tóm tắt một số chương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ câu hỏi Tài Chính Quốc Tế
Lý thuyết
Câu 1: Rủi ro tỷ giá là gì? Hãy định nghĩa và phân loại độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá là gì?
Câu 2: Để đo lường độ nhạy cảm giao dịch chúng ta phải làm gì?
Câu 3: Độ nhạy cảm giao dịch khác với độ nhạy cảm kinh tế như thế nào?
Câu 4: Độ nhạy cảm kinh tế tác động như thế nào đến các công ty hoạt động thuần túy trong nước và các công ty kinh doanh quốc tế?
Câu 5: Cách thức đo lường độ nhạy cảm kinh tế đối với rủi ro tỷ giá?
Câu 6: Độ nhạy cảm chuyển đổi đối với rủi ro tỷ giá là gì? Các nhân tố xác định độ nhạy cảm chuyển đổi?
Câu 7: Tại sao có một số quan điểm ủng hộ việc quan tâm cẩn thận đến độ nhạy cảm chuyển đổi đối với rủi ro tỷ giá, còn một số quan điểm khác thì ngược lại?
Câu 8: Hãy trình bày các nguồn tài trợ và các phương thức tài trợ ngắn hạn mà các MNC có thể dùng đến?
Câu 9: Tại sao các MNC lại quan tâm đến việc tài trợ bằng ngoại tệ?
Câu 10: Hãy trình bày các kỹ thuật để tối ưu hóa dòng tiền cho các công ty MNC?
Câu 11: Hãy trình bày các phức tạp thường gặp khi tối ưu hóa dòng tiền của các công ty MNC?
Câu 12: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? Nguyên nhân dẫn đến hình thức đầu tư này?
Câu 13: Hãy trình bày các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài?
Câu 14: Hãy trình bày các định hướng của đầu tư trực tiếp nước ngoài?
Câu 15: Hãy trình bày các tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài d96n1 thương mại quốc tế?
Câu 16: Bạn hãy trình bày các biện pháp tăng trưởng kinh doanh quốc tế mà bạn biết?
Câu 17: Mục tiêu của MNC là gì? Để thực hiện mục tiêu này MNC có gặp phải những rắc rối gì hay không?
Câu 18: Các lý thuyết ủng hộ cho việc thúc đẩy kinh doanh quốc tế là những lý thuyết nào?
Câu 19: Hãy trình bày các rủi ro trong kinh doanh quốc tế mà bạn biết?
Câu 20: Hãy trình một cách cơ bản và khái quát các thị trường cấu thành nên thị trường tài chính quốc tế?
Câu 21: Một đồng tiền khi nào gọi là tăng giá và khi nào gọi là giảm giá?
Câu 22: Cân bằng tỷ giá là gì? Tại sao chúng ta lại xác định điểm cân bằng trong tỷ giá?
Câu 23: Hãy trình bày các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái?
Câu 24: Hãy so sánh chế độ tỷ giá hối đoái cố định và thả nổi hoàn toàn? Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn có ưu và nhược điểm gì so với chế độ tỷ giá hối đoái cố định?
Câu 25: Hãy trình bày ưu và nhược điểm trong hệ thống tỷ giá hối đoái ngang giá trượt?
Câu 26: Tại sao chính phủ lại phải can thiệp vào hệ thống tỷ giá hối đoái? Các biện pháp mà chính phủ có thể can thiệp vào hệ thống tỷ giá hối đoái là gì?
Câu 27: Hãy trình bày tác động của một đồng nội tệ đối với nền kinh tế?
Câu 28: Tác động dự báo giá trị đồng nội tệ đối với giá cổ phiếu phụ thuộc vào yếu tố nào?
Câu 29: Hãy trình bày các hệ thống tỷ giá hối đoái theo cách phân loại của IMF?
Câu 30: Hãy trình bày mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với giá trị đồng nội tệ và mức thất nghiệp?
Bài tập:
Câu 1: Giả sử chúng ta đang xem xét một tài sản trị giá 6.500.000$ với một vị thế 10.000.000SFr . Chúng ta đánh giá về các dữ liệu trong quá khứ cho biết được tính bất ổn của tỷ giá là 6%/tháng và chúng ta cũng giả định rằng tỷ giá thay đổi theo phân phối chuẩn, đồng $ là đồng nội tệ. Với phân phối chuẩn thì có 90% mức tin cậy nằm trong dãy (-1,65 x tính bất ổn ; 1,65 x tính bất ổn).
Yêu cầu:
a. Giá trị vị thế vào cuối mỗi tháng của đồng $ nắm trong khoảng nào?
b. Khoảng lỗ ít nhất mà chúng ta có thể gánh chịu?
Câu 2: Theo dõi các bảng tính của công ty ABC sau:
Kinh doanh tại Mỹ (triệu USD)
Kinh doanh tại Canada (triệu CAD)
Doanh số
Giá vốn hàng bán
Lãi gộp
Định phí
EBIT
Lãi vay
EBT
304
50
254
60,72
193,28
3
190,28
4
200
-196
-
-196
10
-206
Khả năng xuất hiện tỷ giá của CAD
Dự đoán doanh số tại Mỹ (triệu USD)
0,75$
0,8$
0,85$
300
304
307
Yều cầu: Hãy trình bày các kịch bản tỷ giá tác động đến EBT của công ty ABC, khi chi phí cố định còn 30$ đối với trường hợp kinh doanh tại Mỹ?
Câu 3: Xác định lãi suất tài trợ có hiệu lực theo 2 cách mà bạn có thể biết, khi một công ty Mỹ vay kỳ hạn 1 năm 1.000.000 franc Thụy sỹ với lãi suất 8%. Giả sử franc Thụy sỹ tăng giá từ 0,5$ lên 0,6$ vào cuối thời kỳ đáo hạn?
Câu 4: Một công ty đa quốc gia Mỹ vay 100.000 $ trong 1 năm. Có những thông tin sau:
· Lãi suất USD 15%/năm
· Lãi suất franc Thụy sỹ 8%/năm
· Lãi suất Yên Nhật 9%/năm
Giả sử công ty thiết lập được bảng phản ánh tỷ lệ thay đổi có thể có đối với tỷ giá giao ngay trong suốt thời gian cho vay đối với hai đồng tiền franc Thụy sỹ và Yên Nhật là:
Loại tiền
Khả năng thay đổi tỷ giá giao ngay
Xác suất thay đổi tỷ giá
Lãi suất tài trợ có hiệu lực
franc Thụy sỹ
franc Thụy sỹ
franc Thụy sỹ
Yên Nhật
Yên Nhật
Yên Nhật
1%
3%
9%
-1%
3%
7%
30%
20%
50%
35%
40%
25%
?
?
?
?
?
?
Yêu cầu:
a. Hãy hoàn thiện bảng tính trên?
b. Tính lãi suất tài trợ có hiệu lực mong đợi cho từng loại tiền?
c. Xác suất lãi suất tài trợ có hiệu lực của từng loại tiền và cho cả 2 loại tiền cao hơn lãi suất USD?
Câu hỏi khẩn cấp
Câu 1: Giải thích khái niệm và điều kiện thực hiện arbitrage địa phương?
Câu 2: Giải thích khái niệm và điều kiện thực hiện arbitrage 3 bên?
Câu 3: Giải thích khái niệm và điều kiện thực hiện CIA?
Câu 4: Hãy giải thích khái niệm ngang giá lãi suất và tại sao ngang giá lãi suất có thể tồn tại?
Câu 5: Tại sao các chi phí giao dịch, hạn chế tiền tệ và thuế là những nhân tố quan trọng cần xem xét khi đánh giá kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa có khả thi hay không?
Câu 6: Giả sử có thông tin sau:
Ngân hàng X
Ngân hàng Y
Giá hỏi mua đồng CHF
Giá chào bán đồng CHF
0,401$
0,404$
0,398$
0,400$
a. Arbitrage địa phương có thực hiện được hay không? Hãy giải thích các bước thực hiện và tính toán lợi nhuận từ hoạt động này nếu bạn sử dụng 1.000.000 USD.
b. Tác động gì của thị trường sẽ loại trừ khả năng của arbitrage địa phương?
Câu 7: Giả sử có thông tin sau:
Giá niêm yết
Giá trị CAD/USD
Giá trị CHF/USD
Giá trị CAD/CHF
0,9$
0,3$
3,02SFr
a. Arbitrage 3 bên có thực hiện được hay không? Hãy giải thích các bước thực hiện và tính toán lợi nhuận từ hoạt động này nếu bạn sử dụng 100.000.000 USD.
b. Tác động gì của thị trường sẽ loại trừ khả năng của arbitrage 3 bên?
Câu 8: Giả sử có thông tin sau:
Tỷ giá giao ngay của SEK 0,1$
Tỷ giá kỳ hạn 6 tháng của SEK 0,098$
Lãi suất 6 tháng của SEK 6%
Lãi suất 6 tháng của USD 5%
Nhà kinh doanh Pháp khi thực hiện hoạt động CIA có lợi hay không? Hãy giải thích?
Câu 9: Giải thích lý thuyết ngang giá sức mua? Dựa trên lý thuyết này, dự báo tổng quát về giá trị của đồng tiền của các nước có lạm phát cao là gì?
Câu 10: Giải thích cách bạn xác định xem ngang giá sức mua có tồn tại hay không?
Câu 11: Gải thích hiệu ứng Fisher quốc tế? Các hàm ý của hiệu ứng này đối với các doanh nghiệp có thặng dư tiền mặt liên tục đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn nước ngoài là gì?
Câu 12: Giả dụ lạm phát ở Canada tăng đáng kể. Điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến lãi suất danh nghĩa Canada và tỷ giá hối đoái Canada ? Nếu hiệu ứng Fisher quốc tế đúng, tỷ suất sinh lợi danh nghĩa của các nhà đầu tư Mỹ đầu tư vào Canada sẽ bị ảnh hưởng như thế nào bởi lạm phát cao ở Canada ? Giải thích?
Câu 13: Làm thế nào ngang giá sức mua có thể đúng, nhưng hiệu ứng Fisher quốc tế thì không?
Câu 14: Tại sao một công ty MNC lại xem xét kỹ dòng tiền “ròng” của mỗi ngoại tệ khi đánh giá độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá?
NGƯỜI BIÊN SOẠN
NGÔ ĐỨC CHIẾN
0905 39 2489
ngochien_006@yahoo.com
TÓM TẮT MỘT SỐ CHƯƠNG TCQT
Chương 5
Câu 1: Arbitrage là gì? Hãy nêu các hình thức phổ biến của Arbitrage?
ü Arbitrage là sự vốn hóa trên khác biệt của giá niêm yết.
ü Có 3 hình thức arbitrage phổ biến:
Ø Arbitrage địa phương: là việc vốn hóa trên khác biệt tỷ giá giữa các ngân hàng trên cùng một quốc gia.
Ø Arbitrage ba bên: là việc vốn hóa trên khác biệt tỷ giá giữa các ngân hàng không cùng một quốc gia.
Arbitrage ba bên điều chỉnh để làm cho tỷ giá niêm yết của các ngoại tệ tương thích với nhau và cũng làm cho không có nhà kinh doanh chênh lệch nào thu được lợi nhuận từ những khác biệt trong tỷ giá chéo.
Ø Kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa: Thiết lập nên mối quan hệ giữa lãi suất của hai quốc gia thông qua đại lượng phần bù hoặc chiết khấu kỳ hạn. Kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa là một hoạt động có liên quan đến đầu tư ra nước ngoài và sau đó nhà đầu tư tìm cách phòng ngừa để chống lại rủi ro tỷ giá.
Câu 2: Nghiệp vụ arbitrage địa phương có rủi ro tỷ giá hay không? Bạn có thể thực hiện được nghiệp vụ này thu lợi hay không?
ü Nghiệp vụ arbitrage đại phương có rủi ro tỷ giá hay không?
Nghiệp vụ arbitrage không có rủi ro tỷ giá vì bạn có thể biết trước giá hỏi mua và giá chào bán của ngân hàng về một đồng tiền nào đó khi bạn muốn thực hiện nghiệp vụ này để kiếm lợi nhuận.
ü Có thể thực hiện nghiệp vụ này thu lợi hay không?
Khi giá hỏi mua của 2 ngân hàng hoặc giá chào bán giữa hai ngân hàng khác nhau thì điều này cũng không đảm bảo rằng bạn có thể thực hiện được nghiệp vụ arbitrage địa phương.
Bạn có thể nhận được lợi nhuận từ arbitrage địa phương khi giá hỏi mua của một ngân hàng phải cao hơn giá chào bán của một ngân hàng khác.
Câu 3: Ngang giá lãi suất là gì? Nếu ngang giá lãi suất tồn tại thì điều gì xảy ra?
ü Ngang giá lãi suất:
Ngay khi các áp lực thị trường làm cho lãi suất và tỷ giá thay đổi làm cho hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa không còn khả thi nữa, thì chúng ta sẽ ở vào một thế cân bằng gọi là ngang giá lãi suất IRP.
Lý thuyết ngang giá lãi suất IRP cho rằng, chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia sẽ được bù đắp bằng sự khác biệt giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay của 2 đồng tiền.
Sự khác biệt giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay của hai đồng tiền được thể hiện bằng phần bù hoặc khoản chiết khấu kỳ hạn.
ü Nếu ngang giá lãi suất tồn tại thì việc kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa không còn khả thi nữa.
Câu 4: Ngang giá lãi suất có được duy trì liên tục hay không? Nếu ngang giá lãi suất không duy trì thì điều gì sẽ xảy ra?
ü Ngang giá lãi suất hầu như không duy trì liên tục, lý do là do:
Ø Sự tồn tại của chi phí giao dịch
Ø Những hạn chế tiền tệ tiềm ẩn (như: quy định quản lý ngoại hối…)
Ø Sự khác nhau về luật thuế giữa các quốc gia (như: thuế trên vốn đầu tư, thuế trên lãi…)
ü Nếu ngang giá lãi suất không duy trì liên tục thì bạn có thể thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa.
Chương 8
Câu 1: Cán cân thanh toán là gì? Các thành phần chủ yếu của cán cân thanh toán?
ü Cán cân thanh toán là một đo lường tất cả các giao dịch giữa các cư dân trong nước và cư dân nước ngoài qua một thời kỳ nhất định.
ü Thành phần của cán cân thanh toán được chú trọng nhất là: Tài khoản vãng lai và tài khoản vốn.
Ø Tài khoản vãng lai: là một thước đo rộng nhất của mậu dịch quốc tế về hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia. Bao gồm các thành phần như:
o Cán cân mậu dịch: nói lên chênh lệch xuất khẩu và nhập khẩu. Một thâm hụt trong cán cân mậu dịch nói lên giá trị hàng nhập khẩu lớn hơn giá trị hàng xuất khẩu. Và một thặng dư trong cán cân thương mại nói lên giá trị hàng xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng nah65p khẩu.
o Các cân dịch vụ: là số tiền chi trả thuần tiền lãi và cổ tức cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như số tiền thu và chi từ du lịch quốc tế và các giao dịch khác .
o Chuyển giao đơn phương: Bao gồm các khoản biếu tặng hay viện trợ của chính phủ và tư nhân.
Ø Tài khoản vốn: Phản ánh các thay đổi trong tài sản dài hạn và ngắn hạn mà quốc gia sở hữu.
o Đầu tư nước ngoài dài hạn: Bao gồm việc đầu tư vốn giữa các quốc gia, kể cả đầu tư trực tiếp nước ngoài và mua chứng khoán với kỳ hạn trên 1 năm.
o Đầu tư nước ngoài ngắn hạn: Bao gồm các lưu lượng vốn đầu tư vào chứng khoán có kỳ hạn dưới 1 năm.
Câu 2: Hãy trình bày và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai?
Các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là:
ü Lạm phát:
Nếu 1 quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao hơn so với quốc gia có quan hệ mậu dịch thì người tiêu dùng trong nước sẽ thích mua hàng nước ngoài hơn (do giá rẻ hơn) làm tăng lượng hàng nhập khẩu, trong khi đó hàng xuất khẩu lại giảm (do người nước ngoài không mua hàng trong nước mình do giá đắc hơn). Làm cho cán cân mậu dịch giảm nếu các yếu tố khác không đổi. Dẫn đến giảm tài khoản vãng lai.
ü Thu nhập quốc dân:
Khi thu nhập của 1 quốc gia tăng lên theo 1 tỷ lệ cao hơn so với các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch. Thì người dân trong nước sẽ gia tăng nhu cầu chi tiêu cho hàng hóa nước ngoài nhiều hơn. Làm cho cán cân mậu dịch giảm nếu các yếu tố khác không đổi. Dẫn đến giảm tài khoản vãng lai.
ü Tỷ giá hối đoái:
Nếu đồng tiền của một quốc gia bắt đầu tăng giá so với đồng tiền của các nước khác, các cân mậu dịch của nước đó sẽ giảm, dẫn đến tài khoản vãng lai sẽ giảm nếu các yếu tố khác không đổi. Bởi vì hàng hóa xuất khẩu từ nước này sẽ trở nên mắc hơn đối với các nước nhập khẩu nếu đồng tiền họ mạnh hơn.
ü Các biện pháp hạn chế của chính phủ:
Nếu chính phủ 1 quốc gia đánh thuế trên mặt hàng nhập khẩu thì làm cho lượng hàng nhập khẩu đó sẽ giảm đi. Làm cho cán cân mậu dịch tăng lên nếu các yếu tố khác không đổi. Dẫn đến tăng tài khoản vãng lai.
Hoặc, chính phủ có thể quy định 1 hạn ngạch đối với hàng hóa nhập khẩu, hay giới hạn tối đa có thể có nhập khẩu.
Ngoài ra, chính phủ có thể sử dụng chính sách tiền tệ và tài khóa để tác động đến tài khoản vãng lai của nước mình. Vì chính sách tài khóa và tiền tệ có thể ảnh hưởng đến lạm phát và thu nhập, mà các biến số lạm phát và thu nhập lại ảnh hưởng đến TKVL.
Câu 3: Để điều chỉnh một thâm hụt cán cân mậu dịch chúng ta nên làm gì?
Bất kỳ một chính sách nào làm tăng nhu cầu của người tiêu dùng nước ngoài đối với hàng hóa và dịch vụ trong nước sẽ cải thiện vị thế của cán cân mậu dịch của nước đó.
Nhu cầu của người tiêu dùng nước ngoài đối với hàng hóa và dịch vụ trong nước tăng khi: giá xuất khẩu hàng hóa trong nước trở nên rẻ hơn đối với người nước ngoài, hay lạm phát nước đó thấp hơn nước ngoài.
Câu 4: Hãy trình bày và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vốn?
Các yếu tố tác động tài khoản vốn như:
ü Các biện pháp kiểm soát vốn của chính phủ:
Ø Các phương thức kiểm soát vốn:
o Kiểm soát vốn trực tiếp. laø vieäc haïn cheá nhöõng giao dòch voán, nhöõng khoaûn thanh toaùn lieân quan ñeán giao dòch voán vaø vieäc chuyeån giao ngaân quyõ baèng nhöõng ngaên caám trieät ñeå, nhöõng haïn cheá mang tính chaát soá löôïng. Thoâng thöôøng, loaïi kieåm soaùt naøy aùp ñaët nhöõng nghóa vuï haønh chính leân heä thoáng ngaân haøng ñeå kieåm tra doøng voán.
o Kiểm soát vốn gián tiếp. (hay kieåm soaùt voán döïa treân cô sôû thò tröôøng) laø vieäc haïn cheá nhöõng bieán ñoäng cuûa doøng voán vaø nhöõng giao dòch khaùc laøm cho chuùng phaûi toán keùm nhieàu chi phí hôn môùi thöïc hieän ñöôïc.
Ø Các biện pháp kiểm soát vốn:
o Chính sách đối với dòng vốn vào:
_Can thieäp voâ hieäu hoùa
_Naâng tyû giaù
_Caùc chính saùch taøi chính tieàn teä
o Chính sách đối với dòng vốn ra:
_Nhaèm muïc ñích kieàm cheá ñaàu cô tieàn teä vaø oån ñònh thò tröôøng ngoaïi hoái
_Kieåm soaùt doøng voán ra trong suoát thôøi kyø khuûng hoaûng taøi chính chæ taïm thôøi mang tính chaát ñoái phoù cuûa chính phuû
ü Dân số:
Đối với các quốc gia có nguồn dân số trẻ thì nhu cầu vốn cao, làm cho tài khoản vốn tăng hơn so với các quốc gia khác.
ü Tỷ giá hối đoái:
Khi tỷ giá hối đoái của một quốc gia gia tăng thì tài khoản vốn của quốc gia đó sẽ gia tăng so với các quốc gia khác.
Vì:
Câu 5: Hãy nêu các tổ chức giám sát chu chuyển vốn quốc tế mà bạn biết?
• Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
• Ngân hàng thế giới (WB)
• Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
• Công ty tài chính quốc tế (IFC)
• Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA)
• Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS)
• Các Cơ quan phát triển khu vực
• Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Chương 10
Câu 1: Lý thuyết ngang giá sức mua trình bày về vấn đề gì? Các hình thức chủ yếu của nó?
ü Lý thuyết ngang giá sức mua PPP phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái.
ü PPP có 2 hình thức chủ yếu:
Ø Ngang giá sức mua tuyệt đối (hay còn gọi là luật 1 giá):
o Thuyết này cho rằng, giá cả của các sản phẩm giống nhau của hai quốc gia khác nhau sẽ bằng nhau khi được tính bằng 1 đồng tiền chung. Nếu có 1 chênh lệch trong giá cả khi được tính bằng 1 đồng tiền chung hiện hữu, mức cầu sẽ dịch chuyển để các giá cả này gặp nhau.
o Ngang giá sức mua tuyệt đối xây dựng trên giả định là thị trường cạnh tranh hoàn hảo: không có chi phí giao dịch, chi phí vận tải, hoạt động thương mại tự do, không có sự can thiệp của chính phủ bằng các hàng rào thuế quan, bảo hộ mậu dịch…
o Nhược điểm:
_Chỉ dựa trên giá cả 1 hàng hóa cụ thể và đưa ra kết luận chung cho nền kinh tế.
_Dựa trên giả định về thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Ø Ngang giá sức mua tương đối:
o Hình thöùc töông ñoái cuûa lyù thuyeát Ngang giaù söùc mua giaûi thích cho khaû naêng baát hoaøn haûo cuûa thò tröôøng nhö chi phí vaän chuyeån, thueá quan vaø haïn ngaïch v.v…
o Hình thöùc naøy cho raèng do caùc ñieàu kieän baát hoaøn haûo cuûa thò tröôøng neân giaù caû cuûa nhöõng saûn phaåm gioáng nhau ôû caùc nöôùc khaùc nhau seõ khoâng nhaát thieát baèng nhau khi ñöôïc tính baèng moät ñoàng tieàn chung
o Theo hình thöùc naøy, tyû leä thay ñoåi trong giaù caû saûn phaåm seõ phaàn naøo gioáng nhau khi ñöôïc tính baèng moät ñoàng tieàn chung, mieãn laø chi phí vaän chuyeån vaø caùc haøng raøo maäu dòch khoâng thay ñoåi
Câu 2: Tại sao ngang giá sức mua không duy trì liên tục?
Có 2 lý do chính:
ü Các yếu tố ảnh hưởng chính như: Ngoài yếu tố chênh lệch trong lạm phát, tỷ giá hối đoái còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như lãi suất, mức thu nhập, các biện pháp kiểm soát của chính phủ và các hàng rào mậu dịch.
ü Không có hàng thay thế cho hàng nhập khẩu: Theo PPP, khi hàng hóa nhập khẩu có giá trong nước cao hơn so với nước ngoài thì nước đó sẽ ngưng nhập khẩu hàng hóa đó và chuyển sang sử dụng hàng trong nước. Tuy nhiên, nếu trong nước không có hàng thay thế cho hàng hóa nhập khẩu đó thì quốc gia đó phải tiếp tục nhập khẩu hàng nhập khẩu.
Câu 3: Tỷ giá thực là gì?
Tỷ giá hối đoái thực (tỷ giá thực) là một chỉ số của sức mua khi chuyển đổi đồng nội tệ ra ngoai tệ. Sức mua phản ánh giá trị của hàng hóa nước ngoài có thể mua.
Câu 4: Lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế trình bày về vấn đề gì? Tại sao nói “lý thuyết fisher quốc tế thực ra là lý thuyết ngang giá lãi suất trong trường hợp kinh doanh không phòng ngừa rủi ro” ?
ü Lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế sử dụng lãi suất để giải thích tại sao tỷ giá hối đoái thay đổi theo thời gian, nhưng nó có liên quan mật thiết với lý thuyết ngang giá sức mua vì lãi suất thường có mối quan hệ mật thiết với tỷ lệ lạm phát.
ü “Lý thuyết fisher quốc tế thực ra là lý thuyết ngang giá lãi suất trong trường hợp kinh doanh không phòng ngừa rủi ro”:
Ø Vì lý thuyết ngang giá lãi suất cũng thể hiện mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất.
Ø Nhưng đối với lý thuyết ngang giá lãi suất, các nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro kinh doanh của mình bằng việc thực hiện một hợp đồng kỳ hạn để đảm bảo lợi nhuận thu được khi tỷ giá thay đổi trong tương lai.
Ø Trong khi đó, lý thuyết fisher quốc tế lại cho rằng không cần thực hiện hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro, do sự thay đổi, chênh lệch trong tỷ giá sẽ được bù trừ trong sự chệch lệch trong lãi suất.
Câu 5: Tại sao hiệu ứng Fisher quốc tế không luôn luôn đúng?
Do hiệu ứng Fisher quốc tế căn cứ trên ngang giá sức mua, mà ngang giá sức mua cũng không luôn luôn đúng.
Đồng thời, ngoài lạm phát còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, nên tỷ giá hối đoái không điều chỉnh theo chênh lệch lạm phát.
Chương 3, 4 và 6
Câu 1: Các thuật ngữ cần biết
ü Tỷ giá giao ngay : là tỷ giá được dùng để thực hiện các giao dịch trao đổi tiền tệ cụ thể ở hiện tại.
ü Tỷ giá kỳ hạn : là tỷ giá được ký kết vào ngày hôm nay để trao đổi tiền tệ vào một ngày cụ thể trong tương lai. Nếu tỷ giá kỳ hạn lớn hơn tỷ giá giao ngay, nó sẽ chứa một phần bù, nếu nhỏ hơn, nó sẽ chứa một khoản chiết khấu. (Xem thêm cách tính toán phần bù hay chiết khấu trong tờ giấy công thức).
ü Hợp đồng kỳ hạn tiền tệ : là một thỏa thuận giữa một doanh nghiệp và một ngân hàng hay giữa hai ngân hàng với nhau để trao đổi một số lượng tiền nhất định với một tỷ giá xác định gọi là tỷ giá kỳ hạn vào một ngày nào đó trong tương lai.
Chương 7
Câu 1: Các thuật ngữ cần biết:
ü Các hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau bắt buộc phải được thực hiện.
ü Không giống như hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau, các quyền chọn tiền tệ cho người mua cơ hội nắm giữ nhưng không bắt buộc mua hoặc bán với giá đã được thỏa thuận trước gọi là giá thực hiện trong tương lai.
ü Một quyền chọn là một công cụ tài chính cho người tham gia nắm giữ – nhưng không bắt buộc – mua hoặc bán công cụ tài chính khác với giá thỏa thuận trong một thời gian nhất định là ngày hết hiệu lực hay ngày đến hạn.
ü Là một quyền chọn, nên nó khác hẳn với hành vi mua và bán nên nó có giá trị và vì thế người mua phải trả cho người bán một khoản phí cho quyền chọn này. Giá trả cho quyền chọn gọi là phí quyền chọn.
ü Quyền chọn mua cho phép chủ sở hữu được quyền nhưng không bắt buộc, mua tài sản tài chính hoặc hàng hóa cơ sở trong tương lai như đã thiết lập tại hiện tại.
ü Quyền chọn bán cho phép chủ sở hữu được quyền nhưng không bắt buộc, bán tài sản tài chính hoặc hàng hóa cơ sở trong tương lai như đã thiết lập tại hiện tại.
Câu 2: Xác định giá trị của một quyền chon mua và quyền chon bán?
Giá trị của một quyền chọn bao gồm 2 thành phần: Giá trị nội tại và giá trị thời gian.
Giá trị một quyền chọn bao gồm A và B:
(A) Giá trị nội tại = Sự chênh lệch giữa giá giao ngay hiện tại và giá thực hiện quyền chọn
(B) Giá trị thời gian = Chênh lệch giá trị của quyền chọn và giá trị nội tại
Đối với quyền chọn mua
= S0 – X
S0 : Giá giao ngay hiện tại
X : giá thực hiện
Giá trị nội tại = 0 (nếu S0 < X)
Bị tác động cùng chiều bởi sự gia tăng trong:
ü Thời gian hết hiệu lực
ü Tính bất ổn của tỷ giá
ü Chênh lệch lãi suất trong nước và lãi suất nước ngoài
Đối với quyền chọn bán
= X – S0
Giá trị nội tại = 0 (nếu X < S0)
Bị tác động cùng chiều bởi sự gia tăng trong:
ü Thời gian hết hiệu lực
ü Tính bất ổn của tỷ giá
ü Chênh lệch lãi suất trong nước và lãi suất nước ngoài
Câu 3: Tóm lược các thành phần của phí quyền chọn:
Ký hiệu
Định nghĩa
Giải thích
Công thức
Delta
Thay đổi kỳ vọng trong phí quyền chọn do những thay đổi nhỏ trong tỷ giá giao ngay
Delta càng cao, quyền chọn càng có khả năng rơi vào trạng thái cao giá ITM
Delta =
Theta
Thay đổi kỳ vọng trong phí quyền chọn do những thay đổi nhỏ trong thời gian đáo hạn
Phí quyền chọn có độ nhạy cảm tương đối cao trong khoảng thời gian 30 ngày cuối cùng
Theta =
Lambda
Thay đổi kỳ vọng trong phí quyền chọn do những thay đổi nhỏ trong tính bất ổn
Phí quyền chọn tăng cùng với sự gia tăng trong tính bất ổn
LLambda =
Rho
Thay đổi kỳ vọng trong phí quyền chọn do những thay đổi nhỏ trong lãi suất đồng nội tệ
Lãi suất đồng nội tệ tăng lên làm cho phí quyền chọn tăng theo
RRho =
Phi
Thay đổi kỳ vọng trong phí quyền chọn do những thay đổi nhỏ trong lãi suất đồng ngoại tệ
Lãi suất đồng ngoại tệ tăng lên làm cho phí quyền chọn tăng theo
PPhi =
NGƯỜI BIÊN SOẠN
NGÔ ĐỨC CHIẾN
0905 39 2489
ngochien_006@yahoo.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bộ câu hỏi Tài Chính Quốc Tế.doc