Chỉ số tác động môi trường
Số lượng và loại các dự án bảo vệ môi trường thực
hiện do có các hoạt động du lịch
Mức độ ô nhiễm trong cộng đồng và môi trường
Mức độ phá hoại môi trường thiên nhiên địa
phương do du khách và công ty lữ hành
Số lượng thành viên cộng đồng tham dự các khóa
đào tạo liên quan đến môi trường (bao gồm loại,
trình độ và thời gian của khóa học)
Mức độ sử dụng tài nguyên sẵn có (nước, đất, điện,
v.v.)
Mức độ quản lý và xử lý chất thải
Kiến nghị
Nếu các kết quả của việc giám sát được đánh giá và
thực thi, chỉ cần theo dõi những tác động của du lịch
đối với cộng đồng và những lợi ích du lịch mang lại tính
bền vững trong cộng đồng sẽ làm nên sự thành công
trong quá trình hoạt động và phát triển điểm tham quan
du lịch và các sản phẩm du lịch. Do đó, các kết quả
giám sát và đánh giá cần được coi như kim chỉ nam
cho sự phát triển và thực hiện các chính sách, hành
động ngắn hạn và dài hạn trong tương lai. Các tổ chức
quản lí cộng đồng cũng cần đảm bảo kết quả giám sát
và đánh giá sẽ được đưa vào các nghiên cứu, điều
chỉnh chiến lược và kế hoạch hành động du lịch tới.
Quá trình học tập ứng phó với sự thay đổi thông qua
giám sát, thử nghiệm và học hỏi được coi là quản lý
thích ứng và phải là một quá trình liên tục.
125 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bộ công cụ du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch nhiệm chăm sóc du khách
Giám sát và xác định sự hài lòng và những trải
nghiệm của du khách
Lĩnh vực chính sách 3: Kiểm soát tại địa phương
Cam kết và trao quyền cho cộng đồng địa phương
trong lập kế hoạch và ra quyết định về quản lý và phát
triển du lịch trong tương lai tại địa phương, có tham vấn
với các đối tượng hưởng lợi. Chính sách phát triển
được xác định:
Đảm bảo sự cam kết và trao quyền hợp lý cho cộng
đồng địa phương
Tạo điều kiện cho việc ra quyết định ở cấp địa
phương một cách hiệu quả
Xác định vị trí của người bản xứ và cộng đồng
truyền thống trong việc kiểm soát tại địa phương
Lĩnh vực chính sách 4: Phúc lợi xã hội cho cộng
đồng
Duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống tại cộng
đồng địa phương, bao gồm các cấu trúc xã hội và khả
năng tiếp cận tài nguyên, trang thiết bị và các hệ thống
hỗ trợ cuộc sống, ngăn chặn các hành vi gây thoái hóa
và hủy hoại xã hội. Chính sách phát triển được xác
định:
Cân bằng số lượng, thời gian và địa điểm của các
chuyến thăm quan
Giảm thiểu ách tắc
113
Lập kế hoạch và quản lý các doanh nghiệp du lịch
cũng như cơ sở hạ tầng một cách kỹ lưỡng và thận
trọng
Khuyến khích việc sử dụng trang thiết bị chung giữa
du khách và người dân địa phương
Ảnh hưởng từ những hành vi của du khách đối với
cộng đồng địa phương
Lĩnh vực chính sách 5: Nền văn hóa phong phú
Tôn trọng và đề cao các di tích lịch sử, các giá trị văn
hóa nguyên bản, những nét đặc sắc và truyền thống
của cộng đồng địa phương. Chính sách phát triển được
xác định:
Đảm bảo quản lý hiệu quả và bảo tồn các giá trị văn
hóa và các điểm di tích lịch sử
Phối hợp với cộng đồng trong việc thể hiện và thúc
đẩy các giá trị văn hóa truyền thống nhạy cảm
Công cụ để đạt được chính sách Du lịch có trách
nhiệm
Có một số công cụ mà chính phủ có thể sử dụng để tác
động đến tính bền vững trong du lịch. Bao gồm:
Các chỉ số và giám sát bền vững: Các chỉ số và
giám sát bền vững là những công cụ quan trọng giúp
đạt được những mục tiêu bền vững trong du lịch.
Chúng giúp thiết lập ranh giới cho các điều kiện hiện
tại có liên quan tới tính bền vững về mặt kinh tế, xã hội
và môi trường, đặt ra mục tiêu cho các chính sách và
hành động để đạt được các mục tiêu bền vững tích
cực, phối hợp chặt chẽ giữa việc đánh giá ban đầu và
đánh giá kết quả của tiến trình thực hiện để đưa ra
những điều chỉnh phù hợp nhằm cải thiện quy trình.
Giới hạn sự thay đổi: Thiết lập giới hạn cho những
sự thay đổi có thể chấp nhận được của các yếu tố kinh
tế, môi trường và xã hội có thể giúp quản lý được
những tác động không mong muốn ở nhiều cấp độ
khác nhau.
Luật du lịch quốc gia: Thể hiện trách nhiệm của
chính phủ và các ban ngành liên quan đối với du lịch.
Các nguyên tắc du lịch bền vững có thể được giới
thiệu ngay trong phần mở đầu hoặc thể hiện một cách
hài hòa qua ngôn từ của văn bản.
Quy định: Có thể liên quan tới những tác động qua lại
giữa hoạt động kinh doanh và du khách với môi
trường và cộng đồng địa phương cũng như những loại
hoạt động nào có thể được triển khai theo hình thức
nào (bao gồm cách tiếp cận điểm đến, tần suất sử
dụng, chất lượng và tiêu chuẩn). Xây dựng các quy
định cụ thể có thể giúp đưa mọi việc vào nề nếp và
quy củ, ví dụ như quy định về các tiêu chuẩn trong xây
dựng, vị trí của công trình xây dựng, chiều cao của
công trình, vật liệu cần sử dụng, thiết kế và vấn đề sức
khỏe, an toàn).
Lập kế hoạch sử dụng đất và kiểm soát sự phát
triển: Du lịch và các hình thức phát triển khác tác
động đến các loại và vị trí của điểm phát triển du lịch
và các hoạt động. Du lịch bền vững có thể được lồng
ghép với kế hoạch sử dụng đất và kiểm soát theo các
khu vực ưu tiên cho bảo tồn và cho các hoạt động du
lịch. Việc sử dụng các công cụ như khoanh vùng được
bảo vệ, bảo tồn có thể đảm bảo vấn đề sử dụng đất
bền vững.
Đánh giá tác động môi trường, xã hội và kinh tế:
Như đã được phác thảo từ ban đầu, tính bền vững
trong phát triển du lịch có thể được tăng cường qua
việc yêu cầu nhà phát triển phải thực hiện đánh giá tác
động tới môi trường, xã hôi và kinh tế như một phần
trong đề án phát triển. Đánh giá này có thể giúp đảm
bảo tính bền vững qua việc xác định chi phí và lợi ích
về kinh tế, xã hôi và môi trường.
Thuế và phí: Các loại thuế như thuế doanh nghiệp
hay thuế du khách có thể tác động đến hành vi kinh
doanh và tiêu dùng qua những ảnh hưởng của nó lên
giá, chi phí và thu nhập trong khi phí cho việc sử dụng
những thứ như tài nguyên, trang thiết bị và cơ sở hạ
tầng có thể giúp kiểm soát số lượng du khách. Để thúc
đẩy bền vững, doanh thu từ thuế và phí có thể được
sử dụng cho các mục đích quản lý, bảo tồn môi trường
hay các điểm di sản văn hóa hoặc các dự án phát triển
cộng đồng.
Các ưu đãi và thỏa thuận tài chính: Hành vi của
doanh nghiệp có thể được tác động từ việc được
hưởng các lợi ích tài chính đặc biệt nhờ cam kết hoạt
động theo những điều kiện nhất định. Có thể sử dụng
các biện pháp ưu đãi để tăng cường tính bền vững
thông qua việc yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các
hoạt động thân thiện với môi trường, xã hội và kinh tế,
có thể qua các kiểu hoạt động đặc biệt mang tính bền
vững (như: Du lịch dựa vào cộng đồng) và đầu tư trực
tiếp từ chính phủ cho những vùng du lịch bền vững.
Cơ chế tự nguyện: Những bản hướng dẫn và quy tắc
ứng xử cho du khách và doanh nghiệp có thể được
dùng để đưa ra những yêu cầu đối với cá nhân và
doanh nghiệp trong cách hành xử, ví dụ bằng việc yêu
cầu du khách không vứt rác bừa bãi trong các khu bảo
tồn, không chạm vào những hiện vật văn hóa dễ bị hư
hại Hệ thống chứng chỉ như Nhãn Bông sen xanh
nên được khuyến khích để cải thiện tiêu chuẩn với lợi
ích dành cho doanh nghiệp là họ sẽ nhận được chứng
nhận tiêu chuẩn chất lượng, từ đó có thể quảng bá
cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các công cụ hỗ trợ: Sự cung cấp các yếu tố cơ sở
hạ tầng và trang thiết bị như nước, nước thải, điện,
viễn thông và giao thông có thể góp phần thúc đẩy
phát triển du lịch và tác động tới những nơi mà sự
phát triển ấy diễn ra. Cơ sở hạ tầng không chỉ được
dùng để phục vụ mục đích du lịch mà còn phục vụ cho
cộng đồng dân cư địa phương. Một công cụ hỗ trợ
khác là tăng cường năng lực thì vừa có thể đáp ứng
nhu cầu tăng cường kỹ năng làm việc cho người lao
động địa phương song cũng có tác dụng gia tăng việc
làm và thu nhập cho người dân. Cuối cùng, marketing
và các dịch vụ thông tin được cung cấp bởi nhà nước
nhằm hỗ trợ các công cụ kinh tế, hướng dẫn và chứng
nhận cũng như hỗ trợ tiếp cận thị trường, quảng bá
cac hình thức đặc biệt của sản phẩm và tác động tới
hành vi của du khách. Tính bền vững có thể được phối
hợp chặt chẽ với các thị trường du lịch mục tiêu đặc
trưng, triển khai các chiến dịch nhằm giảm tác động
của yếu tố mùa vụ trong du lịch và quảng bá những
nét đặc sắc của điểm đến nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
114
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI
MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI
BÀI 13
HÀNH ĐỘNG CỘNG ĐỒNG TRONG DU LỊCH
CÓ TRÁCH NHIỆM
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Miêu tả được các cách thức để phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm để mang lại hiệu quả kinh
tế
Xác định được các phương pháp để bảo vệ các cộng đồng địa phương và môi trường khỏi những tác
động tiêu cực của du lịch
Giải thích được tầm quan trọng của việc cộng đồng, chính phủ, các tổ chức cá nhân tham gia và hỗ trợ
cho du lịch
Xác định được cơ hội để giúp tạo ra một lực lượng lao động du lịch địa phương có tay nghề
Mô tả được cách thức để giám sát và đánh giá tác động của du lịch về mặt môi trường và xã hội đối
với cộng đồng, môi trường và nền kinh tế
115
MỤC LỤC
HÀNH ĐỘNG CỘNG ĐỒNG TRONG DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM ............................................................................ 0
PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM CÓ HIỆU QUẢ VỀ KINH TẾ ....................................... 2
Đảm bảo nhu cầu thị trường cho các sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế ......................................................... 2
Đảm bảo sản phẩm phù hợp với thị trường .................................................................................................................. 3
Tìm hiểu và làm việc với những qui định và luật pháp của Nhà nước ................................................................... 4
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG ................................................................................................. 4
Những ảnh hưởng đến mức độ tác động của du khách đến cộng đồng .............................................................. 5
Những chiến lược để giảm thiểu tác động tiêu cực trong du lịch cộng đồng ..................................................... 5
Áp dụng các nguyên tắc du lịch ....................................................................................................................................... 6
THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA VÀ HỖ TRỢ TRONG DU LỊCH ............................................................................................... 6
Làm việc với cộng đồng ..................................................................................................................................................... 6
Triển khai tổ chức quản lý cộng đồng ............................................................................................................................ 6
Làm việc với các đối tác tư nhân ..................................................................................................................................... 7
Làm việc với Nhà nước ....................................................................................................................................................... 7
PHÁT TRIỂN NGUỒN LAO ĐỘNG DU LỊCH CÓ KĨ NĂNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG ............................................................ 8
Phân tích khoảng trống kĩ năng ........................................................................................................................................ 8
GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG BỀN VỮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG .................................................... 8
Triển khai chương trình giám sát cộng đồng ............................................................................................................... 9
Trích dẫn dữ liệu ................................................................................................................................................................... 9
Xây dựng các chỉ số để đánh tính giá bền vững của du lịch cộng đồng .............................................................. 9
Kiến nghị ............................................................................................................................................................................... 10
116
Bài học cung cấp cái nhìn tổng quan về cách thực hiện
các hoạt động để phát triển các sản phẩm du lịch mang
tính bền vững về kinh tế và có trách nhiệm với môi
trường và xã hội của các cộng đồng địa phương làm du
lịch ở Việt Nam. Bài học bàn về các cơ hội tạo ra một
lực lượng lao động có tay nghề cao trong ngành du
lịch, xác định các chiến lược bảo vệ cộng đồng địa
phương và môi trường, với trọng tâm chính về các
nguyên tắc ứng xử của các bên liên quan. Bài học sẽ
tóm lại bằng cách minh họa phương pháp để thực hiện
chương trình đánh giá và giám sát dựa vào cộng đồng
về vấn đề phát triển bền vững trong du lịch.
Cẩm nang Du lịch Cộng đồng Việt Nam
Với mục đích truyền bá những lợi ích của du lịch tới cộng
đồng Việt Nam, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên và Dự
án EU đã hợp tác xây dựng Cẩm nang Du lịch Cộng đồng
Việt Nam: Phương thức tiếp cận dựa trên thị trường. Đặc
biệt với việc áp dụng phương thức phát triển du lịch dựa
vào cộng đồng dựa trên khả năng thương mại và nhu cầu
thị trường, cuốn cẩm nang cung cấp các hướng dẫn chi
tiết cho các nhà hoạch định du lịch và những người làm
trong lĩnh vực này về cách phát triển sản phẩm du lịch có
trách nhiệm dựa vào cộng đồng không những mang lại lợi
ích về kinh tế thương mại mà còn góp phần bảo tồn và
phát triển văn hóa và môi trường địa phương một cách
thận trọng.
5 bước chính của phương thức tiếp cận dựa trên thị
trường để phát triển du lịch cộng đồng bao gồm:
1. Xác định cơ hội. Nếu bạn xây dựng được thì du khách
có đến không? Bước 1 xem xét các dữ liệu thu thập
được và phân tích các đặc điểm cung - cầu của thị
trường và xác định phân khúc thị trường tiềm năng. Du
khách nào quan tâm đến du lịch cộng đồng nhất? Họ sẽ
ở lại bao lâu? Họ sẽ chi bao nhiêu tiền? Họ thích những
hoạt động gì? Bài nghiên cứu sẽ giải đáp các vấn đề
này và vạch ra hướng phát triển trực tiếp cho các sản
phẩm du lịch để đạt được thành công nhất.
2. Phân tích giải pháp. Bước 2 xem xét vai trò và sự tham
gia của các bên liên quan quan trọng, xác định các sản
phẩm tiềm năng để phát triển, và đưa các sản phẩm ra
với thị trường phù hợp. Ví dụ như việc tổ chức các tour
du lịch về làng quê với bữa ăn trưa truyền thống và
chương trình biểu diễn văn nghệ có thể là phù hợp hơn
so với việc phát triển du lịch nghỉ tại nhà dân. Những qui
định của Nhà nước, sự phát triển của kế hoạch kinh
doanh và thành lập quan hệ đối tác với các bên liên
quan cũng là những yếu tố rất quan trọng vào thời điểm
này.
3. Sự tham gia của các bên liên quan. Ai sẽ làm gì? Khối
tư nhân có thể giúp được những gì? Còn khối Nhà nước
thì sao? Những cân nhắc này cũng cần được đặt ra với
các bên liên quan bên trong tổ chức/ công ty, như tất cả
các doanh nghiệp thành công khác, về vai trò và trách
nhiệm của đội ngũ nhân viên, như trả tiền cho các nhà
cung cấp dịch vụ như thế nào.
4. Xây dựng và ra mắt sản phẩm. Nền tảng cho sự thành
công được xây dựng dựa trên các kỹ năng và kiến thức.
Nếu thực sự muốn thành công thì việc xây dựng và đào
tạo năng lực cho đội ngũ nhân viên những kỹ năng kinh
doanh du lịch cơ bản là rất cần thiết. Tại thời điểm này,
cũng cần phải xem xét việc đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng. Mục đích phát triển, mục tiêu và kế hoạch hoạt
động là rất quan trọng. Khi sản phẩm du lịch dựa vào
cộng đồng phát triển, cần phải tiếp thị để thu hút đủ số
lượng khách hàng – vấn đề mà nhiều doanh nghiệp du
lịch cộng đồng thất bại. Tiếp thị có thể trực tiếp hoặc
thông qua các nhà điều hành tour du lịch và các trung
gian khác như trung tâm thông tin du lịch của chính phủ.
5. Giám sát và điều chỉnh. Thiết lập các chỉ số, giám sát
và điều chỉnh để đạt được thành công.
PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM
DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM CÓ
HIỆU QUẢ VỀ KINH TẾ
Việc cộng đồng tham gia phát triển sản phẩm du lịch có
trách nhiệm cho du khách là quan trọng vì sản phẩm có
trách nhiệm đáp ứng được nhu cầu của du khách đồng
thời hướng tới việc bảo tồn và tế nhị quảng bá văn hóa
và môi trường tại địa phương đó.
Đảm bảo nhu cầu thị trường cho các sản phẩm
mang lại hiệu quả kinh tế
Nếu sản phẩm du lịch cộng đồng không dựa trên một
nhu cầu cụ thể thì thường đi đến thất bại. Giống như
hầu hết các doanh nghiệp du lịch, phát triển sản phẩm
du lịch cộng đồng phải đáp ứng ít nhất một trong hai
nhu cầu sau:
1. Chỉ ra những hạn chế trong phát triển du lịch:
Sản phẩm này đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ mà các
doanh nghiệp hiện có trong khu vực không đáp ứng
được đầy đủ.
2. Lấp khoảng trống trên thị trường: Sản phẩm này
hiện không có sẵn trong cộng đồng hay khu vực
nhưng được chứng minh là có khả thi ở những nơi
khác.
Tuy nhiên, cho dù đáp ứng được nhu cầu nào thì các
sản phẩm cần phải dựa trên hiểu biết tốt về quy mô,
tính chất và đặc điểm của thị trường để đảm bảo đáp
ứng được mong đợi của thị trường và đảm bảo được
tính bền vững lâu dài.
Để đảm bảo được nhu cầu tiêu dùng cần tiến hành
nghiên cứu thị trường để nắm được số lượng và đặc
điểm của du khách có nhu cầu về hàng hóa hay dịch vụ
cụ thể. Những thông tin này có thể được thu thập từ:
Thảo luận: Các cuộc thảo luận với các nhà điều
hành tour du lịch, các đơn vị cung cấp dịch vụ lưu
trú, quản lí nhà hàng, quản lí các điểm tham quan
du lịch, hoặc thậm chí với bên cung cấp dịch vụ xe
du lịch sẽ mang lại cái nhìn tổng quan về các đặc
tính của thị trường du lịch của địa phương hay trong
vùng, các xu hướng và cơ hội.
Quan sát: Chỉ cần tập trung và quan sát những biến
động du lịch ở địa phương cũng là cách hay để xác
định được loại khách du lịch, các loại hình hoạt
động mà họ tham gia, các loại hình tham quan du
lịch và sở thích ăn uống của họ.
117
Nghiên cứu chuyên sâu: Các báo cáo, quy hoạch
và chiến lược du lịch, các báo cáo khảo sát du
khách, các kế hoạch đầu tư và phát triển du lịch hay
một phân tích so sánh về du lịch ở những nơi khác
có thể làm sáng tỏ được nhu cầu tiêu dùng, có thể
tìm qua Internet hoặc qua các cơ quan du lịch, các
câu lạc bộ, các tổ chức, các trung tâm thông tin/
quảng cáo, các sở ban ngành, các tổ chức phi chính
phủ khu vực và quốc tế, và các cơ quan du lịch
khác.
Đảm bảo tính sẵn có và chất lượng nguồn lực cho
phát triển.
Tính sẵn có, chủng loại và tình trạng tài sản tự nhiên
hay văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc xác định
sự thành công hay thất bại của một sản phẩm du lịch.
Do đó, đánh giá một sản phẩm phải thể hiện được sản
phẩm và/hoặc các nguồn lực du lịch đó có tiềm năng
tiêu thụ được, có đủ chất lượng, có hấp dẫn du khách
không, có gần với các tiện nghi, dịch vụ, cơ sở hạ tầng
của địa phương đó không. Mức độ an toàn và sức khỏe
của du khách cũng đóng vai trò quan trọng như những
nguồn tài nguyên vật chất và con người. Phải đánh giá
được tổng hợp các nguồn tài nguyên và các sản phẩm
như là một phần của toàn bộ trải nghiệm du lịch khi tới
cộng đồng. Các tài nguyên này bao gồm:
Nguồn tài nguyên văn hóa xã hội: Các yếu tố con
người trong cộng đồng ví dụ như các di tích lịch sử,
thủ công mỹ nghệ truyền thống, dân ca, điệu múa
truyền thống, v.v
Tài nguyên thiên nhiên: Các yếu tố môi trường ví
dụ như các bãi biển, núi, hồ, hoặc động – thực vật
sống trong môi trường đó.
Lập sơ đồ về các tính năng của điểm tham quan và sản
phẩm du lịch sử dụng các tiêu chí đánh giá và chỉ số
trọng số là phương pháp hữu ích để đánh giá những
mặt mạnh của điểm đến và sản phẩm du lịch đó, đồng
thời giúp xác định được các yêu cầu cần thiết khi phát
triển sản phẩm du lịch đó (xem ví dụ ở trang sau).
Đảm bảo sản phẩm phù hợp với thị trường
Có rất nhiều loại sản phẩm du lịch trong cộng đồng, ví
dụ như:
Văn hóa: Những chuyến du lịch đến các di tích
hoặc điểm du lịch lịch sử, tôn giáo; Những cách thể
hiện về lối sống truyền thống (nấu ăn, chăn nuôi,
săn bắn); Những buổi biểu diễn nhạc cổ truyền,
múa hay kể chuyện; Việc kinh doanh các mặt hàng
thủ công mỹ nghệ, các đặc sản của địa phương;
Những chuyến thăm đến các trường học tại địa bàn.
Các hoạt động & sự kiện: Tổ chức các lễ hội và
các sự kiện (âm nhạc, thể thao, vv); Các phiên chợ
truyền thống; Các chuyến đi câu cá, chèo thuyền,
xuồng kayak, bè.
Tự nhiên: Du lịch đi bộ có hướng dẫn tới các điểm
tự nhiên; Bán thuốc Nam, Mô hình kỹ thuật canh tác
/ đánh bắt cá
Dịch vụ du lịch: Hướng dẫn viên địa phương; Du
lịch nghỉ tại nhà dân; Đặc sản của địa phương, Nhà
hàng.
Sản phẩm sẽ không bền vững về mặt kinh tế nếu
không đáp ứng được nhu cầu của thị trường hoặc
hướng đến các phân khúc thị trường sai. Phân khúc thị
trường tiêu biểu tại Việt Nam và các sản phẩm du lịch
liên quan được thể hiện trong biểu đồ ở trang sau.
Ví dụ về một ma trận dùng để đánh giá những điểm mạnh của sản phẩm du lịch cộng đồng
Sản phẩm: Du lịch nghỉ tại nhà dân
Điểm
(1 Yếu – 10 Mạnh)
Tỉ lệ
(100%)
Tổng
điểm
Dễ tiếp cận 6 15% 0.90
Chất lượng của các điểm tham quan gần đó 8 4% 0.32
Các thể loại hoạt động sẵn có 6 5% 0.30
Các dịch vụ sẵn có 4 3% 0.12
Sản phẩm có tính nguyên gốc 8 8% 0.64
Sự độc đáo của sản phẩm 8 5% 0.40
Thị trường mục tiêu dễ tiếp cận 10 10% 1.00
Qui mô thị trường đủ lớn 6 8% 0.48
Xu hướng thị trường phù hợp sản phẩm 6 5% 0.30
Sự hiện diện của khối tư nhân 6 3% 0.18
Được luật pháp hỗ trợ 10 4% 0.40
Nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng có sẵn 8 6% 0.48
Tính bền vững về kinh tế 8 10% 0.80
Tính bền vững về môi trường 10 7% 0.70
Tính bền vững về văn hóa xã hội 8 7% 0.56
TỔNG 112 100%
7.58
10
118
Ví dụ về thị trường điển hình ở Việt Nam với các sản phẩm du lịch tiềm năng phù hợp
Hiểu biết và làm việc theo qui định và pháp
luật của Nhà nước
Khi kinh doanh du lịch cộng đồng, cần nghiên cứu kĩ
các chính sách, qui định và luật lệ ở Việt Nam bởi vì
những chính sách này có thể ảnh hưởng đến các hoạt
động trong tương lai. Các loại luật và qui định hiện
hành cần được nghiên cứu bao gồm:
Giấy phép của tỉnh cho phép du khách đến thăm
các điểm du lịch
Những qui định của tỉnh, huyện, xã về việc nộp phí
vào làng đối với khách nước ngoài
Những luật cấm của nhà nước hoặc của tỉnh áp
dụng với các loại hình hoạt động du khách có thể
tham gia
Những luật cấm của nhà nước hoặc của tỉnh áp
dụng khi khách nước ngoài đến thăm quan một số
địa điểm
Chính sách định giá của tỉnh với việc lưu trú và một
số dịch vụ khác
Yêu cầu cấp giấy phép kinh doanh của Quận/
Huyện với các doanh nghiệp nhỏ
Các điều kiện hợp đồng liên doanh giữa tư nhân,
Nhà nước và cộng đồng
Các nguyên tắc ứng xử cộng đồng áp dụng cho nhà
điều hành tour và du khách
Theo dõi, ghi chép và báo cáo các hoạt động du lịch
cho cơ quan Nhà nước (ví dụ như: lượng khách,
thời gian lưu trú, mục đích của chuyến thăm).
Những kế hoạch có khả năng ảnh hưởng đến du lịch
cộng đồng bao gồm:
Quy hoạch phát triển toàn bộ hoặc khu vực nông thôn
Quy hoạch bảo tồn hoặc đa dạng sinh học
Quy hoạch sử dụng đất trong vùng
Quy hoạch du lịch tổng thể
Các chương trình sinh kế khác
Quy hoạch quản lí nguồn tài nguyên thiên nhiên dựa
vào cộng đồng
Quy hoạch quản lý vùng biển
Thành lập tổ chức quản lí
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ
CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
Trong khi ưu tiên hàng đầu là đảm bảo cho các công ty
du lịch cộng đồng đáp ứng nhu cầu thị trường và mang
lại hiệu quả kinh tế, thì tính bền vững lâu dài trong du
lịch cũng đòi hỏi các đơn vị này không được tạo ra
những tác động tiêu cực đối với cộng đồng địa phương
và môi trường, thông qua đó vẫn đảm bảo tiếp tục thu
hút khách du lịch đến thăm cộng động, sẽ trở lại một
lần nữa trong tương lai và sẽ giới thiệu với bạn bè.
N
gh
ỉ c
uố
i t
uầ
n
củ
a
ng
ư
ờ
i d
ân
đ
ô
th
ị
D
u
kh
ác
h
qu
ốc
tế
th
eo
to
ur
tr
ọn
g
ói
(C
ổ
đi
ển
)
D
u
kh
ác
h
qu
ốc
tế
tự
d
o
P
hư
ợ
t
Sản phẩm giải trí và thư giãn:
Mua sắm, ăn uống, cuộc sống về
đêm, thể thao, thư giãn và các
địa điểm vui chơi giải trí
Sản phẩm văn hóa: Đặc sản địa
phương, lịch sử, dân tộc thiểu
số, nghệ thuật, v.v...
Sản phẩm tự nhiên: Những trải
nghiệm du lịch sinh thái dựa trên
những chuyến phiêu lưu, hoặc
học tập, tham quan
Sản phẩm mạo hiểm: Chủ yếu
là các hoạt động ngoài trời như:
đi bộ trekking, khám phá hang
động, đi bè, đi xe đạp leo núi
Đoàn biểu diễn nghệ thuật
Ở tại nhà dân
Các sự kiện & lễ hội văn hóa tại địa phương
Du lịch trên thuyền
Các nhà hàng, quán cà phê và quầy bar tại địa phương
Du lịch đi xe kéo có hướng dẫn viên địa phương
Cho thuê xe đạp và thuyền
Ở tại nhà nghỉ của địa phương
Tắm thảo dược
Sản xuất và bán hàng thủ công mỹ nghệ
Du lịch xích lô
Du lịch tự nhiên có hướng dẫn viên địa phương
Du lịch văn hóa có hướng dẫn viên địa phương
phươngphuphương
Du lịch hang động có hướng dẫn viên địa phương
Du lịch đi xe đạp leo núi có hướng dẫn viên địa phương
Du lịch đi bè có hướng dẫn viên địa phương
Phân khúc thị trường Các loại sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch
Du lịch câu cá
119
Hơn nữa, như đã được giới thiệu ở Bài 1 – Những
nguyên tắc du lịch có trách nhiệm, du lịch chưa được
qui hoạch và chưa chưa được quản lý có thể dẫn đến
một loạt các tác động tiêu cực như:
Tác động xã hội
Căng thẳng xã hội do sự thay đổi cơ cấu trong nước
và vai trò giới
Thương mại hóa các nền văn hóa và truyền thống
(đánh mất ý nghĩa)
Thay đổi tập quán văn hóa (ví dụ như nghệ thuật,
thủ công mỹ nghệ, trang phục, lễ hội) để đáp ứng
nhu cầu du lịch từ thực tế hay từ nhận thức (mất
nền văn hóa)
Làm trầm trọng các bất bình đẳng xã hội sẵn có và
tạo ra những bất bình đẳng mới
Xung đột giữa các cá nhân và / hoặc nhóm xã hội
do sự xuất hiện của những hình thức mới về đạo
đức, quan hệ gia đình, vui chơi giải trí
Xung đột văn hóa do những hành vi xâm phạm (ví
dụ như thăm các điểm du lịch tư nhân hoặc các
điểm du lịch làm cho du khách hoảng sợ)
Đi ngược lại các phong tục tập quán và các giá trị
“truyền thống”
Tác động môi trường
Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch một cách không có
kiểm soát trong môi trường sinh thái dễ biến đổi
Làm hư hại cảnh quan và hạn chế không gian để
phục vụ cho sự phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch
vụ du lịch khác
Các tour du lịch và du khách tò mò có thể làm xáo
trộn hệ động vật hoang dã
Sự khan hiếm về việc cung cấp nước và các năng
lượng khác tại địa phương
Ô nhiễm các dòng sông và vùng tự nhiên khác do
du khách và các doanh nghiệp gây ra
Ô nhiễm tiếng ồn và không khí do các hoạt động du
lịch
Tác động kinh tế
Việc bồi thường và phân chia lợi ích chưa thỏa
đáng trong việc sử dụng các giá trị tài sản tự nhiên
và văn hóa địa phương.
Căng thẳng xã hội từ tiền lương và thu nhập bất
bình đẳng giữa chủ và khách, ngay bên trong chính
cộng đồng đó, và giữa nam và nữ
Sự phụ thuộc kinh tế vào một ngành hay vào một
công ty tăng lên (dẫn đến các vấn đề về kinh tế xã
hội vào mùa thấp điểm hoặc các tác động bên ngoài
làm giảm số lượng du khách)
Lạm phát trong giá nhà đất và chi phí nhà ở/ sinh
hoạt
Sự thất thoát kinh tế ra bên ngoài cộng đồng do
hoạt động của các doanh nghiệp bên ngoài không
hỗ trợ các dịch vụ và hàng hóa sẵn có của địa
phương
Những ảnh hưởng đến mức độ tác động của
du khách đến cộng đồng
Những yếu tố ảnh hưởng đến tác động của du lịch
trong cộng đồng bao gồm:
Đặc điểm của các điểm đến: Khả năng thích nghi
với môi trường, các đặc điểm di sản; Giai đoạn
phát triển kinh tế; Những điểm mạnh về văn hóa xã
hội; Thái độ và động cơ của người dân địa phương;
Sức chứa và năng lực xã hội
Đặc điểm của du khách: Lượng khách; thời gian
lưu trú, tình trạng kinh tế của du khách và người
dân địa phương; Cách thức chi tiêu; Sở thích và các
hoạt động của du khách
Đặc điểm của các loại hình phát triển du lịch:
Các đặc tính không gian và qui mô phát triển du lịch;
Loại sản phẩm du lịch; Mức độ địa phương tham gia
sở hữu và vận hành hoạt động các cơ sở du lịch;
Mức độ phát triển
Những chiến lược để giảm thiểu tác động tiêu
cực trong du lịch cộng đồng
Để bảo vệ cộng đồng khỏi những tác động tiêu cực
trên, điều quan trọng là các doanh nghiệp du lịch địa
phương, chính quyền địa phương và các tổ chức cộng
đồng phải hợp tác với nhau để thực hiện và tuân thủ
các quy định về ứng xử của du khách và các doanh
nghiệp trong cộng đồng và môi trường xung quanh.
Các công cụ thực hiện bao quát tới nhiều lĩnh vực khác
nhau trong bộ cung cụ này, nhưng trọng tâm ở tầm địa
phương. Bản tóm tắt các hoạt động bao gồm:
Chính sách và chiến lược: nhiều bên liên quan
tham gia vào quá trình này, thiết lập chính sách cấp
địa phương và quy hoạch chiến lược du lịch để hợp
tác và thúc đẩy các nguyên tắc và mục tiêu phát
triển bền vững. Thực hiện các tiêu chuẩn du lịch và
hướng dẫn về hoạt động đúng/nên làm trong kinh
doanh du lịch. Phát huy những nguyên tắc ứng xử
chuẩn mực cho du khách và doanh nghiệp. Thiết lập
và thực thi luật du lịch để làm rõ những điều kiện và
yêu cầu cấp phép hoạt động cho các doanh nghiệp
du lịch cộng đồng, củng cố việc đánh giá những tác
động môi trường và xã hội như một phần của quá
trình phát triển. Việc qui hoạch, sử dụng đất và luật/
quy tắc xây dựng cũng ảnh hưởng đến quá trình
phát triển du lịch.
Công cụ thị trường, tài chính và kinh tế: thúc đẩy
việc cấp giấy chứng nhận du lịch bền vững; Đưa ra
các chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư / phát
triển hoạt động du lịch có trách nhiệm; Thực thi
hoặc sửa đổi các loại thuế, phí và lệ phí để định
hướng lại lưu chuyển du lịch; Xây dựng cơ sở hạ
tầng thích hợp để quản lí tác động của du khách;
Đạt được sự ủng hộ của công chúng trong các bản
báo cáo tự nguyện về môi trường, các bản hướng
dẫn/ nguyên tắc ứng xử.
Nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực: Thay
đổi hành vi của du khách, doanh nghiệp và cộng
đồng thông qua việc nâng cao nhận thức về tác
động của du lịch và thực tiễn quản lý tốt thông qua
120
việc thúc đẩy các khóa học du lịch có trách nhiệm,
tuyên truyền về các điển hình tốt với xã hội và môi
trường thông qua quản lý điểm đến hay các tổ chức
tiếp thị và các hiệp hội thương mại du lịch.
Tiếp thị và truyền thông: Tính bền vững sẽ được
đảm bảo nếu thông điệp rõ ràng và giá cả cạnh
tranh. Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch có thể áp
dụng những cách giải thích hợp lí về những giá trị
văn hóa và thiên nhiên, để nâng cao nhận thức và ý
thức về điểm du lịch và mang lại chất lượng trải
nghiệm du lịch. Chính phủ có thể chỉ đạo lập kế
hoạch chiến lược du lịch theo hướng bền vững
bằng cách chú trọng đầu tư quảng bá những hoạt
động có trách nhiệm.
Việc làm: Thực hiện các tiêu chuẩn lao động nhằm
tạo ra cơ hội cho phụ nữ và nam giới có được việc
làm lâu dài và năng suất trong điều kiện đảm bảo tự
do, bình đẳng, an toàn và nhân phẩm. Hiểu và áp
dụng luật lao động Việt Nam. Kí hợp đồng lao động
với nhân viên. Trả lương tối thiểu hoặc cao hơn.
Mang lại lợi ích của ngành trong sử dụng lao động.
Đảm bảo các chế độ ưu đãi và tiền thưởng. Đảm
bảo không gian làm việc phù hợp. Tăng cường các
chính sách về bình đẳng giới và cơ hội bình đẳng.
Áp dụng công tác tuyển dụng có trách nhiệm. Tổ
chức các khóa đào tạo kĩ năng phù hợp.
Áp dụng các nguyên tắc du lịch
Một trong những cách tốt nhất giúp cộng đồng bảo vệ
môi trường và văn hóa chống lại các tác động tiêu cực
của du lịch chính là việc thực hiện các nguyên tắc ứng
xử đối với các doanh nghiệp, cộng đồng và du khách.
Dưới đây là một số ví dụ về các nguyên tắc ứng xử:
Ví dụ về các nguyên tắc ứng xử du lịch:
Tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương
Chú ý đến sự riêng tư và tập quán của cộng đồng địa
phương
Hỗ trợ nền kinh tế địa phương bằng cách mua hàng
hóa và dịch vụ của địa phương đó
Không xâm phạm đến các điểm văn hóa hay các đài
tưởng niệm
Không làm xáo trộn hệ động vật hoang dã và không
gây tổn hại đến hệ sinh thái
Tôn trọng các tập quán của cộng đồng địa phương
Tôn trọng luật pháp của địa phương
Ví dụ về các nguyên tắc ứng xử của cộng đồng địa
phương:
Cung cấp các sản phẩm du lịch có chất lượng
Mang đến môi trường an toàn và an ninh cho du khách
tới thăm
Chào đón và thân thiện với du khách
Bảo vệ nền văn hóa và truyền thống địa phương
Nâng cao nhận thức trong cộng đồng về tầm quan
trọng để cân bằng bảo tồn và phát triển kinh tế
Ví dụ về các nguyên tắc ứng xử của ngành du lịch
Sử dụng nhân viên và hướng dẫn viên địa phương bất
cứ nơi nào có thể
Bảo trợ cho các nhà cung cấp và các doanh nghiệp sở
hữu nhỏ tại địa phương
Tuyên truyền các nguyên tắc ứng xử cho du khách khi
đến thăm các cộng đồng và khu vực thiên nhiên
Ngăn cấm du khách cho tiền người ăn xin
Hỗ trợ các dự án xã hội và môi trường tại địa phương
Tôn trọng các quy định, luật lệ và luật pháp của tỉnh và
địa phương ảnh hưởng tới các hoạt động kinh doanh
trong cộng đồng
Đưa ra những giải thích chính xác và đích thực về môi
trường và văn hóa
THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA VÀ
HỖ TRỢ TRONG DU LỊCH
Yếu tố quan trọng của bất kì doanh nghiệp du lịch cộng
đồng nào là có được sự hỗ trợ tích cực từ các bên liên
quan ngay từ bước đầu lên kế hoạch. Cho dù doanh
nghiệp đó là của một cá nhân hay một gia đình, có
được sự hỗ trợ từ cộng đồng, chính quyền địa phương
và các đối tác tư nhân sẽ đảm bảo có ít vấn đề nảy
sinh hơn. Hơn nữa, các bên liên quan còn có thể cung
cấp tài chính, vật chất hoặc kỹ thuật.
Làm việc với cộng đồng
Việc tham gia của cộng đồng có thể có nhiều hình thức,
ví dụ như:
Tham gia vào việc nghiên cứu về cộng đồng mang
tính chất khả thi
Tham gia vào việc lập kế hoạch và phát triển kinh
doanh
Cung cấp lao động cho nhu cầu nhân sự và công
việc xây dựng
Công việc tình nguyện
Cho thuê đất / nhà / địa điểm
Đưa đất sở hữu tư nhân vào trong tour du lịch
Triển khai tổ chức quản lý cộng đồng
Để đảm bảo tốt nhất cho sự thành công của doanh
nghiệp du lịch cộng đồng, kiểm soát và quản lý được
những tác động tiêu cực thì điều quan trọng là cần có
các nhóm tổ chức cộng đồng tốt, hệ thống niềm tin, sức
mạnh và tài sản để gây dựng thêm. Trong khi có rất
nhiều mô hình quản lý cộng đồng khác nhau thì cộng
đồng thường sẽ thiết lập một số hình thức tổ chức
quản lý tiêu biểu.
Các tổ chức này làm việc để:
Đảm bảo lợi ích của du lịch hơn là lợi ích của chủ
doanh nghiệp
121
Củng cố các quy tắc và quy định về việc lập kế
hoạch, hoạt động và phát triển du lịch
Giải quyết tranh chấp
Hoạt động như một trung gian giữa Nhà nước và
doanh nghiệp (công ty lữ hành, đại lý du lịch) và
cộng đồng
Cho dù được thành lập với tư cách pháp lý (ví dụ như
Hợp tác xã hay Hội đồng quản trị có liên quan) hay
đang vận hành chưa có tổ chức, thì những đặc điểm
chung của tổ chức quản lí cộng đồng là:
Nhiều đại diện từ tất cả các bên liên quan trong
cộng đồng
Phi lợi nhuận
Dựa trên các lao động tự nguyện
Hoạt động ở cấp địa phương
Định hướng dịch vụ
Đặc điểm của các tổ chức quản lý cộng đồng:
Rõ ràng về mục đích, mục tiêu và đối tượng họ đại
diện và muốn kêu gọi tham gia
Có hiểu biết về cộng đồng về mặt điều kiện kinh tế,
cấu trúc chính trị, các giá trị và chuẩn mực, xu hướng
nhân khẩu, lịch sử và kinh nghiệm khi có nỗ lực tham
gia
Tích cực lắng nghe và học hỏi từ nhận thức, ý kiến,
mong muốn và nhu cầu của cộng đồng
Hướng tới tìm kiếm sự đóng góp của cộng đồng,
khuyến khích sự tin cậy và cam kết
Người đứng đầu phải công minh và đại diện công
bằng cho tất cả các bên liên quan bao gồm cả dân tộc
thiểu số
Giúp thiết lập được cấu trúc và quá trình, tạo điều kiện
phát triển du lịch có hiệu quả và giải quyết được
những mâu thuẫn
Chấp nhận quyền tự quyết của cộng đồng
Làm việc với các đối tác tư nhân
Đối tác tư nhân đóng vai trò quan trọng đối với các
doanh nghiệp du lịch cộng đồng như là một đối tác,
khách hàng, kênh tiếp thị và / hoặc là cố vấn, tóm lại là
kênh liên lạc giữa điểm du lịch và du khách / thị trường.
Việc cam kết với ngành công nghiệp du lịch là rất cần
thiết để đảm bảo sản phẩm và dịch vụ cộng đồng chỉ là
bổ sung thêm cho những gì khối tư nhân đang cung
cấp, phù hợp với những ưu tiên của nhà điều hành tour
và lịch trình du lịch, mang lại lợi ích cho cộng đồng và
hài hòa với các hoạt động khác.
Hai loại hình chính của khối tư nhân ở Việt Nam là:
Nhà điều hành tour: Xây dựng, quảng bá và điều
hành các tour bao gồm các hoạt động và sản phẩm
cộng đồng tạo ra.
Nhà cung cấp dịch vụ du lịch: Lưu trú, nhà hàng,
điểm tham quan, công ty xe du lịch, hướng dẫn
viên, cửa hàng bán đồ lưu niệm. Quan hệ tốt với
các nhà cung cấp dịch vụ du lịch là cơ hội tốt để tiếp
thị và quảng bá doanh nghiệp.
Có thể thu hút sự tham gia của đối tác tư nhân bằng 2
cách:
1. Công ty hợp danh: Doanh nghiệp địa phương mời
một hoặc nhiều công ty tư nhân ví dụ như nhà điều
hành tour du lịch trở thành thành viên hợp danh
tham gia vào quá trình quản lý và phát triển sản
phẩm.
2. Các hiệp hội công nghiệp: Các doanh nghiệp địa
phương trở thành thành viên của một hiệp hội
ngành công nghiệp (ví dụ như Hiệp hội Lữ hành Việt
Nam, các Phòng thương mại địa phương v.v..) để
được trang bị các dịch vụ như quảng bá và đào tạo
doanh nghiệp.thành viên của nhóm.
Việc tham gia đóng góp của khối tư nhân dưới nhiều
hình thức như:
Tư vấn về cơ hội phát triển sản phẩm
Tư vấn kỹ thuật về sự phát triển và hoạt động của
công ty
Quảng bá và tiếp đón du khách đến cộng đồng và
cung cấp thông tin phản hồi để cải tiến sản phẩm
Thiết lập mối quan hệ kinh doanh với các doanh
nghiệp địa phương
Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng địa phương (đường,
nước), cung cấp thiết bị (như điện thoại, radio) hoặc
dịch vụ (như chăm sóc sức khỏe) để hỗ trợ các
doanh nghiệp địa phương
Giúp tăng cường sự hiểu biết về ngành công nghiệp
du lịch và những lợi ích của các công ty du lịch cộng
đồng mang lại cho khách hàng, nhà cung cấp và
Nhà nước
Làm việc với Nhà nước
Các công ty du lịch cộng đồng bền vững cần phải hợp
tác tốt với chính quyền địa phương liên quan tới công
việc kinh doanh. Do đó, các công ty du lịch cộng đồng
nhất thiết phải tham vấn với các cơ quan chính quyền
của xã, huyện, tỉnh trong quá trình lập kế hoạch, phát
triển và vận hành bởi họ nắm được các vấn đề của địa
phương, chịu trách nhiệm xử lí các đơn từ lập kế hoạch
kinh doanh nhỏ, và tư vấn trong quá trình phát triển
dựa trên chính hiểu biết về các công việc nội bộ và yêu
cầu của các quá trình. Các cơ quan Nhà nước sẽ hỗ
trợ nhiều mặt, đặc biệt là nên đầu tư vào đâu để mang
lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người dân địa phương
và môi trường xung quanh.
Cơ quan Nhà nước hỗ trợ nhiều loại hình như các
khoản tài trợ, hỗ trợ quảng bá, xây dựng cơ sở hạ tầng
hay nhận được các phê duyệt qui hoạch và những hộ
trợ thuận lợi từ Nhà nước. Vì thế, tất cả các lĩnh vực
nhận được hỗ trợ từ Nhà nước đều cần được điều tra
ở cấp địa phương, huyện và tỉnh.
Một số hoạt động Nhà nước có thể tiến hành ở lĩnh vực
du lịch và các lĩnh vực khác bao gồm:
Khuyến khích du lịch phát triển đến các vùng miền
thông qua việc đầu tư cơ sở hạ tầng và quảng bá
Đảm bảo chính sách được tuân thủ khi thực thi
Quảng bá trong các tài liệu về các doanh nghiệp du
lịch địa phương và các sản phẩm
122
Sửa đổi những quy định gây cản trở sự phát triển
của doanh nghiệp nhỏ
Đào tạo kĩ năng nghề trong du lịch
PHÁT TRIỂN NGUỒN LAO
ĐỘNG DU LỊCH CÓ KĨ NĂNG
TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Du lịch là một ngành có tính cạnh tranh cao ở Việt
Nam, việc phát triển và vận hành các doanh nghiệp du
lịch cộng đồng bền vững phải dựa trên lực lượng lao
động có tay nghề và có kiến thức. Do đó, điều quan
trọng là các nhà quản lí và đội ngũ nhân viên cần nâng
cao năng lực và trải qua đào tạo về các kĩ năng liên
quan tới công việc của mình.
Phân tích khoảng trống kĩ năng
Tiến hành một đánh giá, phân tích khoảng trống kĩ
năng sẽ giúp làm nổi bật được các lĩnh vực cần tập
trung để phát triển năng lực. Phân tích này cũng sẽ
giúp xác định được những kỹ năng và nhiệm vụ cần
thiết để phát triển và vận hành hoạt động kinh doanh,
những kĩ năng hiện có và những kĩ năng cần phải đạt
được thông qua đào tạo hoặc xây dựng năng lực.
Để tiến hành phân tích khoảng trống kỹ năng, có thể
xây dựng một ma trận cơ bản nhằm chỉ ra các kỹ năng
cần thiết cũng như các kỹ năng sẵn có trong cộng
đồng. Mức độ kỹ năng thể hiện theo các cấp độ quản lý
và vai trò, trách nhiệm bên trong doanh nghiệp.
Có thể tìm thấy các nhà đào tạo năng lực ở cả trong và
ngoài cộng đồng, thường bao gồm:
Nhân viên có tay nghề hiện có: Sử dụng đội ngũ
nhân viên hiện có hoặc những thành viên trong gia
đình có tay nghề để đào tạo đội ngũ nhân viên khác
Các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tài
trợ: Các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa
phương và các tổ chức tài trợ cho ngành du lịch,
văn hóa, môi trường, phát triển cộng đồng có thể hỗ
trợ việc đào tạo năng lực
Các tổ chức tình nguyện: Trong một số trường
hợp, các tổ chức tình nguyện nước ngoài có thể
được tham gia để hỗ trợ đào tạo các kĩ năng để
phát triển tổ chức
Các tổ chức du lịch: Các hiệp hội và tổ chức du
lịch (Nhà nước và tư nhân) là những nhà đào tạo
năng lực tốt, đặc biệt là các lĩnh vực như quảng bá,
xúc tiến và qui hoạch nhân lực
Các trường giáo dục và đào tạo chính thống và
không chính thống: Tham dự khóa đào tạo tại một
trường đại học kĩ thuật hoặc tại một hiệp hội nào đó.
Các kĩ năng cần thiết cho doanh nghiệp du lịch cộng
đồng được thể hiện ở trang sau.
GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ
CÁC TÁC ĐỘNG BỀN
VỮNG DỰA VÀO CỘNG
ĐỒNG
Đặc trưng mang lại sự thành công cho du lịch
cộng đồng chính là việc xây dựng và thực hiện
hệ thống giám sát và quản lí các tác động tiêu
cực của du lịch để đảm bảo tối đa hóa các tác
động tích cực và giảm thiểu tối đa các tác động
tiêu cực đối với môi trường và cộng đồng.
Giống như các điểm đến, du lịch là một quá
trình tiến hóa dần dần để đáp ứng các nhu cầu
của thị trường cũng như của cộng đồng. Tuy
nhiên, nếu cộng đồng nói chung và các doanh
nghiệp du lịch nói riêng không phát triển các chỉ
số, tiêu chuẩn và mục tiêu thì cộng đồng đó khó
có thể biết rõ được mức độ cũng như lĩnh vực
thành công, từ đó cần có sự hỗ trợ và củng cố
thêm nữa, đồng thời, khó xác định được các
lĩnh vực có khả năng đe dọa sự thành công của
doanh nghiệp nói riêng và của điểm đến nói
chung.
Việc giám sát, đánh giá định kì và sự thích nghi
được cho là khâu quan trọng góp phần vào thành công
của du lịch cộng đồng bởi vì việc này:
Giúp duy trì tiêu chuẩn chất lượng
Theo dõi những tác động tiêu cực của du lịch đối
với cộng đồng địa phương
Đảm bảo các sản phẩm phù hợp với thị trường
Kĩ năng phát triển sản phẩm
Hiểu biết về những biến động du lịch
Hiểu biết về các vấn đề pháp lý
Kĩ năng tài chính kế toán
Kĩ năng giám sát và phân tích
Những chiến lược định giá và quảng bá
Kĩ năng quảng bá và truyền thông
CHỦ SỞ
HỮU / NHÀ
ĐIỀU HÀNH
Kĩ năng quản lí chung
Hiểu biết về kĩ thuật (như chế biến món ăn, phục
vụ nhà hàng, phục vụ buồng, xây dựng thực đơn,
v.v)
Kĩ năng giám sát và phân tích
Kĩ năng lãnh đão và đào tạo
Giải quyết xung đột và giao thoa văn hóa
GIÁM SÁT
Tay nghề tốt (như chế biến món ăn, phục vụ
nhà hàng, phục vụ buồng, xây dựng thực đơn,
v.v)
Kĩ năng hướng dẫn và giải thích
Đạo đức làm việc tốt
NHÂN VIÊN
Các kĩ năng giao thoa:
Kĩ năng quản lý môi trường và văn hóa, kĩ năng giao tiếp cơ bản, kĩ năng
lãnh đạo
123
Triển khai chương trình giám sát cộng đồng
Thực hiện chương trình giám sát và đánh giá cộng
đồng cần tuân thủ các bước sau:
Bước 1. Lập kế hoạch giám sát
Thảo luận và đưa ra ý tưởng giám sát cộng đồng; Lập
mục tiêu; Thảo luận các vấn đề thiết thực như đối
tượng, phạm vi nghiên cứu và thời gian giám sát.
Bước 2. Phạm vi các vấn đề quan trọng
Nghiên cứu những khó khăn các doanh nghiệp du lịch
và cộng đồng đang phải đối mặt; Tổ chức họp cộng
đồng để xem xét và ưu tiên các vấn đề; Cử giám sát
nhóm để hoàn thiện danh sách.
Bước 3. Lập các chỉ số
Lọc ra các chỉ số hiện có từ các nguồn thứ cấp và phù
hợp với những khó khăn chính; Thảo luận theo nhóm
để tìm ra những chỉ số mới phù hợp với những khó
khăn; Lược bỏ các chỉ số không đủ tính thực tế để thực
hiện hoặc không quá liên quan tới các vấn đề chính và
điều chỉnh.
Bước 4. Thu thập dữ liệu
Chọn nguồn dữ liệu; Chọn phương pháp thu thập dữ
liệu như khảo sát điều tra bảng câu hỏi; Chọn một cơ
sở dữ liệu đơn giản để lưu kết quả.
Bước 5. Đánh giá kết quả
Lập tiêu chuẩn một năm; Xác định ngưỡng thích hợp
để đáp ứng quản lý.
Bước 6. Thông báo kết quả
Chọn phương pháp truyền thông đến các nhóm đối
tượng liên quan; Công bố kết quả và thường xuyên cập
nhật.
Bước 7. Lên kế hoạch ứng phó
Xác định vùng có chỉ số thấp; Nghiên cứu nguyên nhân
gây ra hiệu suất kém; Quyết định một giải pháp quản lý,
Lập kế hoạch hành động.
Bước 8. Xem xét lại mục tiêu và những khó khăn
Xem xét lại mục tiêu du lịch cộng đồng và những khó
khăn chính.
Xem xét các chỉ số và việc thu thập dữ liệu.
Bước 9. Triển khai các hoạt động
Triển khai các phương án quản lí theo như kế hoạch
Sự tham gia của cộng đồng trong việc giám sát và
đánh giá ngành Du lịch
Những khó khăn và việc lựa chọn các chỉ số nên được
áp dụng rộng rãi với cộng đồng và họ cần được tập
huấn để tham gia vào quá trình thu thập dữ liệu. Lập
một nhóm gồm nhiều bên liên quan theo dõi quá trình
giám sát và phân tích kết quả để đảm bảo tính minh
bạch và tránh những xung đột về chính trị khi công bố
kết quả. Các bên liên quan bao gồm các cán bộ địa
phương, chuyên gia tư vấn phát triển và các nhà tài
trợ sẽ theo dõi, việc giám sát sẽ đạt được thông tin
phản hồi từ du khách, nhà điều hành tour và người
dân địa phương.
Trích dẫn dữ liệu
Việc thu thập thông tin và dữ liệu phục vụ cho quá trình
giám sát và đánh giá có thể lấy từ nhiều nguồn khác
nhau:
Hồ sơ kinh doanh: Các dữ liệu cơ bản về tình hình
kinh tế phải luôn sẵn có trong hồ sơ của công ty
hoặc tổ chức quản lý cộng đồng. Các dữ liệu liên
quan có thể là doanh số bán hàng, doanh thu, lỗ -
lãi, năng suất, bảng thống kê ngưỡng khó khăn và
các dữ liệu phúc lợi khác.
Hồ sơ tham quan: Những thông tin về tỷ lệ khách
hàng, thời gian thăm quan, tuổi, giới tính, quốc tịch
cần được lưu lại như một điều kiện khi khách đến
thăm quan.
Khảo sát du khách: Có thể dao động từ sự hài
lòng cho đến thông tin phản hồi của khách thông
qua khảo sát định lượng và định tính. Những thông
tin có giá trị bao gồm những thông tin về nhân khẩu
học, ngày thăm, các hoạt động tham gia, thích và
không thích (bao gồm cả khía cạnh xã hội và môi
trường).
Thảo luận giữa các bên liên quan: Thường xuyên
tổ chức các hội thảo và cuộc họp giữa các bên liên
quan thông qua việc giao lưu và tọa đàm với cộng
đồng và các bên liên quan khác (như nhà điều hành
tour, chính quyền địa phương) hoặc thông qua các
cuộc điều tra và các cuộc họp giữa các bên liên
quan. Thông tin sẽ bao gồm quan niệm của các bên
liên quan về cộng đồng và các sản phẩm du lịch, và
những tác động tích cực và tiêu cực đối với cộng
đồng và môi trường xung quanh.
Quan sát và đánh giá vật chất: Quan sát các hoạt
động du lịch theo thời gian như hồ sơ các sự kiện,
các khoản đầu tư và phát triển, hồ sơ ảnh là những
thông tin rất hữu ích.
Xây dựng các chỉ số để đánh tính giá bền
vững của du lịch cộng đồng
Xác định và lựa chọn các chỉ số tác động sẽ giúp cộng
đồng biết được khi nào các giới hạn về thay đổi môi
trường, xã hội và kinh tế bị báo động. Khả năng chịu
đựng của môi trường và cộng đồng (ví như khả năng
hấp thụ các tác động của du lịch) cần được dự báo
trước, chỉ số tác động để đánh giá sự thay đổi cần
được ghi rõ trong từng chặng đường hoạt động của dự
án. Chỉ số này phải liên quan đến các doanh nghiệp du
lịch và cộng đồng, được định lượng cụ thể (xem bài 8)
Các chỉ số tiêu biểu cho du lịch bền vững trong cộng
đồng bao gồm:
Chỉ số tác động kinh tế
Số lượng việc làm trực tiếp và gián tiếp trong ngành
du lịch (loại việc làm, giới, v.v...)
124
Tỷ lệ việc làm truyền thống của địa phương so với
du lịch
Thu nhập trực tiếp và gián tiếp từ du lịch cộng đồng
Chi phí cho các dự án phát triển cộng đồng từ quỹ
du lịch (bao gồm các loại dự án và người thụ
hưởng)
Số lượng và loại hình doanh nghiệp du lịch địa
phương
Doanh thu của doanh nghiệp du lịch, mức lỗ - lãi
Công suất / tỷ lệ hoạt động của doanh nghiệp du
lịch / (bao gồm cả theo mùa du lịch)
Chỉ số tác động xã hội
Số lượng thành viên cộng đồng tham dự các khóa
đào tạo liên quan đến du lịch (bao gồm loại, trình độ
và thời gian của khóa học)
Tỷ lệ nữ giới trong nguồn nhân lực du lịch địa
phương (bao gồm thâm niên, tiền lương và lợi ích
so với nam giới)
Số lượng nữ doanh nhân trong ngành công nghiệp
du lịch địa phương
Số lượng và loại hình sự kiện văn hoá truyền thống
được bảo trợ và những di sản văn hoá được bảo vệ
hoặc nâng cấp
Lượng phản hồi tích cực và tiêu cực từ các bên liên
quan về các doanh nghiệp du lịch hay các điểm
tham quan cộng đồng
Chỉ số tác động môi trường
Số lượng và loại các dự án bảo vệ môi trường thực
hiện do có các hoạt động du lịch
Mức độ ô nhiễm trong cộng đồng và môi trường
Mức độ phá hoại môi trường thiên nhiên địa
phương do du khách và công ty lữ hành
Số lượng thành viên cộng đồng tham dự các khóa
đào tạo liên quan đến môi trường (bao gồm loại,
trình độ và thời gian của khóa học)
Mức độ sử dụng tài nguyên sẵn có (nước, đất, điện,
v.v...)
Mức độ quản lý và xử lý chất thải
Kiến nghị
Nếu các kết quả của việc giám sát được đánh giá và
thực thi, chỉ cần theo dõi những tác động của du lịch
đối với cộng đồng và những lợi ích du lịch mang lại tính
bền vững trong cộng đồng sẽ làm nên sự thành công
trong quá trình hoạt động và phát triển điểm tham quan
du lịch và các sản phẩm du lịch. Do đó, các kết quả
giám sát và đánh giá cần được coi như kim chỉ nam
cho sự phát triển và thực hiện các chính sách, hành
động ngắn hạn và dài hạn trong tương lai. Các tổ chức
quản lí cộng đồng cũng cần đảm bảo kết quả giám sát
và đánh giá sẽ được đưa vào các nghiên cứu, điều
chỉnh chiến lược và kế hoạch hành động du lịch tới.
Quá trình học tập ứng phó với sự thay đổi thông qua
giám sát, thử nghiệm và học hỏi được coi là quản lý
thích ứng và phải là một quá trình liên tục.
125
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bo_cong_cu_du_lich_co_trach_nhiem_tai_viet_nam.pdf