Dự thảo được Chính phủ trình Quốc hội
năm 2015 để thông qua đã bổ sung án lệ và
được Quốc hội thông qua. Ngày nay khoản 2
Điều 6 BLDS 2015 có quy định một cách rất
dè dặt: Trong trường hợp không thể áp dụng
tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1
Điều của Bộ Luật Dân sự thì áp dụng các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy
định tại Điều 3 của Bộ luật này và áp dụng án
lệ, lẽ công bằng”. Như vậy, án lệ lần đầu tiên
được pháp luật công nhận tại Việt Nam và trở
thành nguồn chính thức của pháp luật dân sự
gọi là nguồn bổ sung.
Như trên đã nêu, thì việc áp dụng án lệ
trong dân sự không còn là bàn cãi, thì còn lại
câu hỏi rất lớn: Có nên hay không nên áp dụng
án lệ trong các lĩnh vực khác ngoài dân sự, như
hình sự, hành chính và nhất là trong Hiến pháp
- đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất của Việt
Nam. Tác giả cho rằng nên áp dụng án lệ cho cả
các lĩnh vực khác, trong đó có cả hiến pháp.
Bởi những lý lẽ sau:
- Việc áp dụng cho dân sự thì cũng nên áp
dụng cho các lĩnh vực khác. Bởi vì trong hệ
thống pháp luật Anh Mĩ không có sự phân biệt
giữa công pháp và tư pháp. Càng không có sự
phân biệt giữa pháp luật hình sự, và pháp luật
dân sự, mặc dù chúng có tên gọi rất khác nhau.
Thực tế cho thấy ở Mỹ kể từ khi hình thành lập
ra nhà nước, án lệ đầu tiên được hình thành từ
vụ Mabury kháng Madison năm 1803 là án lệ
công pháp - Hiến pháp.
- Trong hệ thống pháp luật Việt Nam ngày
nay án lệ được coi như một nguồn của pháp luật
là hết sức hợp lý. Bởi lẽ trong xã hội phát triển
năng động với khoa học kỹ thuật phát triển
nhanh như hiện nay, những quy định trong pháp
luật không thể dự liệu được tất cả các tình
huống có thể xảy ra. Án lệ sẽ góp phần rất lớn
vào việc giải quyết các vấn nạn khách quan này.
- Việc áp dụng án lệ cho cả trong lĩnh vực
hiến pháp, hành chính và hình sự sẽ góp phần
tạo nên sự thống nhất giữa các lĩnh vực pháp
luật khác nhau của xã hội, mà còn góp phần
giảm đi mâu thuẫn không đáng có giữa lĩnh vực
pháp luật khác nhau trong xã hội.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu British - American case law and the application in Viet Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 4 (2020) 1-6
1
Review Article
British-American Case Law and the Application in Vietnam
Nguyen Dang Dung*
VNU School of Law, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
Received 10 November 2020
Revised 15 December 2020; Accepted 18 December 2020
Abstract: The paper analyzes some characteristics and advantages of the source of the Bristish-
American legal system and earned experiences for Vietnam.
Keywords: Vietnamese feudal state, opinion, embezzlement, corruption.
D*
_______
* Corresponding author.
E-mail address: dangdung52.pld@gmail.com
https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4337
N.D. Dung / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 4 (2020) 1-6
2
Hệ thống pháp luật án lệ Anh - Mỹ
và việc áp dụng cho Việt Nam
Nguyễn Đăng Dung*
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 10 tháng 11 năm 2020
Chỉnh sửa ngày 15 tháng 12 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 12 năm 2020
Tóm tắt: Bài viết phân tích những đặc điểm và những ưu thế thuận lợi về nguồn của hệ thống
pháp luật Anh - Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Từ khóa: Hệ thống pháp luật Anh Mỹ, nguồn pháp luật, luật án lệ, luật thành văn.
Theo sự phát triển của nhân loại, pháp luật
càng ngày càng thể hiện rõ tính ưu việt của
mình trong việc điều chỉnh hoạt động của con
người. Mỗi quốc gia có một hệ thống pháp luật
khác nhau. Nhưng giữa chúng vẫn có những
điểm chung. Tổng hợp những đặc điểm chung
người ta chia các hệ thống pháp luật quốc gia
thành những dòng pháp luật khác nhau. Hai
dòng pháp luật quan trọng có ảnh hưởng lớn
trên thế giới là hệ thống Thông luật Common
law của Anh - Mỹ, và hệ thống pháp luật văn
bản của Châu Âu lục địa Pháp - Đức.*
Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ còn được gọi
là hệ thống Thông pháp (Common law) bao
trùm một diện tích rất lớn trên trái đất gồm:
nước Anh, nước Mỹ và phần đông các lãnh thổ
tự trị trong khối Liên hiệp Anh như Australia,
Canada (trừ tỉnh Quesbec theo hệ thống pháp
luật của Pháp - luật văn bản), vì vốn dĩ tỉnh này
trước đây là thuộc địa của Pháp. Nhiều văn bản
chuyên khảo hiện nay chuyển đổi cách gọi các
hệ thống pháp luật thành các dòng họ pháp luật.
Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ thành dòng họ
pháp luật Anh- Mỹ (Anglo-Saxon legal family).
Theo thông lệ bài viết này vẫn gọi là hệ thống
pháp luật.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ phân
tích một số đặc điểm quan trọng nhất tạo nên hệ
_______
* Tác giả liên hệ.
Địa chỉ email: dangdung52.pld@gmail.com
https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4337
thống pháp luật án lệ là nguồn, một dấu hiệu cơ
bản tạo cơ cấu pháp luật và sau đó là việc áp
dụng án lệ cho hệ thống pháp luật Việt Nam
trong điều kiện hội nhập toàn cầu hiện nay.
1. Nguồn của pháp luật Anh - Mỹ
Nguồn là một thuật ngữ khoa học pháp lý
thường được dùng để chỉ các thức hình thành
nên hệ thống pháp luật yếu tố hình thức dễ nhận
ra nhất của mỗi hệ thống. Người ta thường gán
cho pháp luật trong hệ thống Anh - Mỹ những
nguồn: tục lệ pháp, án lệ pháp và pháp luật bất
thành văn.
Tục lệ pháp là một loại pháp luật chỉ căn cứ
vào tục lệ. Các tục lệ này cần phải theo những
điều kiện rất khó khăn và nhất là phải được lưu
truyền từ thượng cổ. Theo án lệ của Anh, căn
cứ vào sự giải thích một đạo luật có từ năm
1275, nếu một tục lệ không có trước năm 1189,
năm nhà vua Richard Coeur de Lion lên ngôi
Anh quốc, thì không thể coi như được lưu
truyền từ thượng cổ [1].
Nguồn pháp luật của Anh quốc không chỉ
gồm có tục lệ, mà còn gồm có án lệ và văn bản
luật. Án lệ là các quyết định của thẩm phán có
giá trị như luật trong hệ thống pháp luật Châu
Âu được gọi là luật án lệ, luật do thẩm phán
làm ra [2]. Trong trường hợp tục lệ có những
đòi hỏi hạn hẹp như trên, cùng với quan niệm
văn bản luật là thể hiện sự chuyên chế của nhà
N.D. Dung / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 4 (2020) 1-6
3
vua như sẽ được phân tích ở dưới đây và
nguyên tắc tiền lệ pháp, trong hệ thống pháp
luật Anh, án lệ là nguồn pháp luật quan trọng
nhất. Người ta thường gọi hệ thống pháp luật
này là hệ thống án lệ pháp.
Trong khi đó ngược lại ở hệ thống pháp luật
Pháp La tinh/Châu Âu phần lục địa, án lệ chỉ là
nguồn giải thích của luật pháp, các bản án lâu
dần tạo thành một án lệ có hiệu lực bổ sung cho
các khuyết điểm của pháp luật, hay dọn đường
cho các sự cải cách sau của nhà làm luật. Án lệ
trong hệ thống này có một vai trò phụ [3].
Ở Anh quốc, án lệ có những đặc điểm khác
với án lệ của hệ thống pháp luật văn bản châu
Âu phần lục địa. Khi một thẩm phán tại Anh
Quốc, đã phán xử một vụ kiện, quyết định ấy
không những có giá trị cho vụ kiện phải giải
quyết, mà còn ràng buộc các tòa án khác, khi
phải xử những vụ việc tương tự.
Vì án lệ rất quan trọng trong hệ thống Anh,
nên khi phải giải quyết một vấn đề pháp lý, các
luật gia phải phân tích án lệ để biết rõ tình trạng
hiện thời của án lệ đối với vấn đề cần phải giải
quyết. Các quy tắc đã được án lệ tạo ra được
gọi là thông thường pháp hay phổ thông pháp
hoặc hệ thống luật bất thành văn.
Trong hệ thống Anh - Mỹ, không phải vì lẽ
chỉ có nguồn tục lệ, án lệ tạo thành nguồn mà
người ta dùng cách định danh trên để gọi cho hệ
thống pháp luật này. Trong hệ thống luật của
Anh, không có các bộ luật về Dân luật, Thương
luật, Hình luật, song cũng có rất nhiều đạo
luật được ban hành. Không phải vì Anh quốc đã
không thực hiện việc pháp điển hóa thành
những bộ luật mà người ta gọi luật của Anh là
pháp luật bất thành văn. Trong luật của Pháp
cũng không có bộ luật hành chính, nhưng
không vì thế mà coi hệ thống pháp luật của
Pháp là hệ thống pháp luật bất thành văn.
Sở dĩ pháp luật bất thành văn vẫn được sử
dụng để gọi cho các pháp luật trong hệ thống
Anh - Mỹ, là vì do các quy tắc của án lệ kết
thành một hệ thống đầy đủ, các đạo luật chỉ
được coi là những biệt lệ, chỉ là nguồn bổ sung
cho thông thường pháp.
Vì có tính cách biệt lệ, các đạo luật chỉ
được giải thích một cách chật hẹp, theo đúng
thành ngữ Latinh exceptio est strictissimae
interpretationis (các khước biện/sự chối từ phải
được giải thích theo nghĩa hẹp). Các nguyên tắc
của thông thường pháp chỉ không áp dụng khi
nào có một đạo luật trù liệu minh thị rõ ràng.
Trong trường hợp nghi vấn, thông thường pháp
phải được áp dụng. Bởi vậy, tuy trong hệ thống
pháp luật của Anh có rất nhiều đạo luật được
ban hành, nhưng danh từ pháp luật bất thành
văn vẫn được sử dụng [1].
Sở dĩ có hiện tượng này, vì ở Anh lịch sử đã
chứng kiến sự suy yếu của nền quân chủ. Tinh
thần dân chủ của xã hội Anh quốc rất phát triển
so với các quốc gia đương thời. Trong bối cảnh
đó, người Anh quốc rất nghi kỵ tất cả những
điều luật do Anh Hoàng ban hành, coi những
điều khoản này như phản chiếu chế độ chuyên
chế, độc tài. Sự nghi kỵ này, đã đem lại địa vị
ưu thắng cho thông thường pháp và chỉ dành
cho các đạo luật phạm vi thua kém như những
biệt lệ [1].
Một trong những đặc điểm quan trọng của
hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa là sự hệ
thống pháp luật này được phân loại thành các
ngành luật tư pháp/dân luật và công pháp (luật
hiến pháp, luật hành chính),... và trong dân luật
cũng chia ra nhiều phần rõ ràng luật về người,
luật về tài sản, về khế ước và nghĩa vụ, về chế
độ hôn sản, về thừa kế,... Hơn nữa, trong bất
luận phần nào của dân luật, cũng có những ý
niệm căn bản như các ý niệm về quyền lợi đối
nhân, quyền lợi đối vật, người thứ ba, người
thừa kế, thời hiệu,... Nhà làm luật căn cứ vào
các ý niệm căn bản này để xây dựng một hệ
thống pháp luật có quan hệ chặt chẽ giữa mọi
điều khoản thành các chế định. Từ các chế định
mà hình thành nên các ngành luật thuộc công
hay tư pháp.
Trong hệ thống Anh - Mỹ, cũng có những ý
niệm căn bản dùng làm cơ sở cho nền pháp luật.
Nhưng cơ cấu pháp luật Anh - Mỹ khác hẳn vì
không giống những ý niệm của hệ thống Pháp
Latinh, và không chia thành các ngành luật
công pháp và tư pháp. Sự không phân loại
thành các ngành luật vì nhiều lý do. Một trong
số đó là do quan niệm của họ, các quy định làm
nên hệ thống pháp luật của họ là thống nhất có
liên hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời.
N.D. Dung / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 4 (2020) 1-6
4
Mọi chủ thể trong xã hội đều phải có trách
nhiệm thi hành pháp luật một cách bình đẳng.
Một khi vi phạm pháp luật các chủ thể đều phải
gánh chịu trách nhiệm bình đẳng như nhau.
Từ thế kỷ thứ XII quyền bính nhà vua và
thẩm quyền các tòa án của nhà vua mỗi ngày
một tăng gia và mở rộng, nhưng dù sao vẫn vấp
phải trở lực của các phần quý tộc phong kiến.
Bản Đại hiến chương 1215 (The Grand Charta),
một tài liệu mà ngày nay thường được coi là
nguồn gốc của những tự do dân chủ do nhà vua
buộc phải ban cấp cho dân chúng nước Anh, chỉ
là một thứ hợp đồng giữa vua và các vị lãnh
chúa. Trong bản hiến chương này, vua nước
Anh hứa không xâm nhập thêm vào các đặc
quyền của người dân/các dòng dõi quý tộc [4].
Các đặc điểm của pháp luật Hoa kỳ, một
trong những điển hình tiên tiến hiện nay trong
hệ thống pháp luật án lệ:
Những tính cách của luật Anh Quốc thường
cũng là những đặc điểm của các nền luật pháp
khác trong hệ thống Anh - Mỹ. Điều này không
có gì lạ, vì những nước thuộc hệ thống này,
phần đông là những cựu thuộc địa của Anh.
Tuy nhiên, luật của Hoa kỳ cũng có vài điểm
khác biệt cần được làm rõ.
Trong hai thế kỷ thứ XVIII và XIX, các luật
gia Hoa Kỳ vốn nói Anh ngữ và được đào tạo,
rèn luyện ở Anh quốc, lẽ tự nhiên chịu ảnh
hưởng rất lớn của pháp luật Anh. Tuy nhiên,
sau cuộc chiến tranh giành độc lập, ở Mỹ cũng
có một phong trào nghi kỵ tất cả những điều gì
liên quan đến Anh quốc. Luật Hoa Kỳ cũng có
vài đặc điểm riêng biệt. Trước hết, Hoa Kỳ là
một Liên bang, vì vậy nền pháp luật cũng phản
chiếu tổ chức chính trị này. Ở trên các pháp luật
riêng của mỗi tiểu bang, lại có một nền pháp
luật chung do Quốc Hội biểu quyết và Tổng
thống Hoa kỳ ban hành.
Cũng do Mỹ quốc là một nhà nước liên
bang, ngoài các tòa án tiểu bang, còn các tòa án
liên bang. Sự phân chia thẩm quyền giữa hai
loại tòa án này là một trong những vấn đề phức
tạp trong luật Hoa Kỳ. Cách tổ chức nền tư
pháp, từ tiểu bang này sang tiểu bang khác cũng
nhiều khi thay đổi.
Tại Hoa Kỳ cũng có quy tắc tiền lệ (Rule of
Precedent) nhưng quy tắc này không có một
hiệu lực quan trọng như ở Anh, vì Tòa tối cao
Pháp viện liên bang hay các tối cao Pháp viện
tiểu bang không tự coi mình bị quy tắc này bắt
buộc và có thể tự do thay đổi án lệ.
Đồng thời, án lệ cũng không còn một địa vị
độc tôn như trong pháp luật của Anh. Nhưng
trái với quan niệm của người Anh quen coi các
đạo luật như những lợi khí chỉ dùng để phụng
sự chế độ chuyên chế cho chế độ phong kiến
Anh quốc, tại Mỹ đã dành một địa vị quan trọng
cho luật thành văn, vì chính thực ra bản hiến
pháp tổ chức liên bang Hoa Kỳ và công nhận
cho dân chúng những tự do dân chủ cũng chỉ là
một đạo luật thành văn. Án lệ của hệ thống
nguồn pháp luật của Hoa Kỳ như là những điểm
bổ sung cho các khoảng trống của pháp luật
thành văn. Ví dụ bằng vụ xử Marbury kiện
Madison, Chánh án J. Mashall đã tuyên bố:
Trách nhiệm và bổn phận chính của các cơ quan
tư pháp là giải thích luật. Chính Ông đã kết luận
rằng, bổn phận đó thậm chí bao hàm cả quyền
của các tòa án được bác bỏ các đạo luật của
Quốc hội nếu đạo luật bị phát hiện trái với Hiến
pháp [5]. Mặc dù trong bản văn của Hiến pháp
Mĩ không có quy định nào như vậy.
Một số tiểu bang như Louisiane, Californie,
New York đã có nhiều bộ luật được ban hành.
Ngoài ra, trong nhiều tiểu bang khác, nhà lập
pháp tiểu bang theo gương tư nhân, sưu tập các
đạo luật cho có hệ thống và cước chú cả án lệ
như những tập Compiled Laws, Revised
statutes. Đối với luật pháp của liên bang, tập
United States Code Annotated tuy là của tư
nhân, nhưng với sự hữu ích của những sự tập
hợp cũng có danh tiếng. Ngoài ra Viện Luật
pháp Hoa Kỳ American law Institute đã soạn
các bộ luật kiểu mẫu để Quốc hội các tiểu bang
noi theo. Để thực hiện sự thống nhất luật pháp
của các tiểu bang. Viện này, trong bảy mươi
năm qua đã theo đuổi công cuộc sưu tập các
quy tắc của thông thường pháp của Hoa Kỳ
American Common law chia thành loại mục và
có viện dẫn án lệ. Công cuộc này do các nhà
luật học trứ danh của Mỹ biên soạn thành sách
với tên gọi Restatement of the law.
Với những đặc điểm chuyên môn mới này,
luật của Hoa Kỳ, tuy vẫn thuộc hệ thống luật
Anh - Mỹ, nhưng có thể coi như đã bắc một
N.D. Dung / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 4 (2020) 1-6
5
nhịp cầu trung gian nối liền với hệ thống Pháp
La tinh [2].
2. Việc áp dụng án lệ cho hệ thống pháp luật
Việt Nam
Cho đến nay trên thế giới có rất nhiều hệ
thống pháp luật khác nhau, nhưng về cơ bản
dựa trên dựa trên nguồn/hình thức cấu thành có
2 hệ thống pháp luật Pháp La tinh- Luật văn
bản và hệ thống pháp luật Anh - Mỹ- Luật án
lệ. Mỗi hệ thống đều có những những ưu điểm
và hạn chế nhất định. Nếu như ở hệ thống án lệ
có sự thống nhất và đầy đủ nhất định cho việc
điều chỉnh mọi lĩnh vực, nhưng lại không thể
kịp thời theo yêu cầu của thời hiện đại, và phức
tạp chỉ có lợi cho các luật sư, thì hệ thống pháp
luật văn bản của châu Âu lục địa đơn giản vì
mọi thức đều phải được thể hiện bằng văn bản
gọn gàng, ngăn nắp, dễ dàng cho người sử
dụng, nhưng lại thoát ly thực tiễn, theo ý chí
chủ quan của các nhà lập pháp.
Đã từ lâu hai hệ thống pháp luật Common
law và Pháp La tinh ngày càng có xu hướng
tiếp thu những thành công của nhau và rút kinh
nghiệm để các hạn chế những điểm yếu của
từng hệ thống. Pháp luật của Mỹ đã hình thành
các bộ luật thông qua các chương trình pháp
điển hóa hệ thống pháp luật, để dễ dàng cho
việc áp dụng cho cả người dân lẫn các quan
chức từ phía nhà nước. Và phía bên hệ thống
pháp luật Châu Âu lục địa cũng tiến hành áp
dụng án lệ để tăng cường tính toàn diện, lấp đi
những khoảng trống vẫn thường có của hệ
thống pháp luật văn bản.
Khi bước vào việc xây dựng nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa trước đây và ngày nay
là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hệ
thống pháp luật của Việt Nam thuộc hệ thống
pháp luật xã hội chủ nghĩa. Mặc dù không
thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa -
Luật văn bản, nhưng hệ thống pháp luật xã hội
chủ nghĩa trước đây và của Việt Nam cho đến
hiện nay vẫn mang nhiều dấu ấn của hệ thống
pháp luật văn bản. Việc hệ thống pháp luật Việt
Nam mang nhiều dấu ấn của hệ thống pháp luật
văn bản có rất nhiều lý do: Ngoài việc phải nằm
trong hệ thống pháp luật các nước xã hội chủ
nghĩa, Việt Nam còn nằm trong thuộc địa của
Pháp quốc gần 100 năm.
Sau khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa
tan rã, Việt Nam cùng một số ít quốc gia vẫn
còn kiên định xây dựng chế độ xã hội chủ
nghĩa. Vì vậy hệ thống pháp luật của Việt Nam
vẫn thuộc hoặc mang nhiều dấu ấn của hệ thống
pháp luật văn bản. Nhưng trên con đường đổi
mới cùng với sự hội nhập quốc tế, hệ thống
pháp luật Việt nam cũng có nhiều thay đổi. Một
trong những sự thay đổi đó là sự tiếp thu những
tinh hoa của các hệ thống pháp luật các nước
trên thế giới, trong đó có việc áp dụng các án lệ.
Những năm trước đây của hệ thống pháp
luật xã hội chủ nghĩa không coi án lệ là nguồn
của pháp luật, mặc dù vậy, nhưng hàng năm khi
tổng kết công tác xét xử, Toà án nhân dân tối
cao có đưa ra các vụ án điển hình để hướng dẫn
toà án cấp dưới xét xử. Tuy nhiên khi lập luận
cho quyết định của mình, các thẩm phán vẫn
phải căn cứ vào các quy định của pháp luật, mà
không dựa vào các bản án đã xét xử. Việt Nam
không có áp dụng án lệ và không coi án lệ là
một nguồn/hình thức pháp luật.
Sau những thất bại của nền kinh tế kế hoạch
tập trung, hệ thống xã hội chủ nghĩa bị đổ bể,
Việt Nam và một số ít nước phải chuyển sang
nền kinh tế thị trường định định hướng xã hội
chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay có
rất nhiều việc cần phải thay đổi để phù hợp với
công cuộc hội nhập quốc tế. Một trong những
số đó về lĩnh vực pháp luật phải tính đến sự
tương thích các thể chế của các nền kinh tế thị
trường phát triển như của Anh, của Mỹ và của
cả các nước phần châu Âu lục địa của Pháp, của
Đức. Hệ thống pháp luật Việt Nam hơn bao giờ
hết phải tiếp thu những thành công của 2 dòng
pháp luật nói trên, nhất là việc áp dụng các án lệ
để giải quyết các tranh chấp trong hoạt động xét
xử của tòa án.
Thích ứng nhưng không đổi màu, một khẩu
hiệu trở thành chính sách lớn của công cuộc đổi
mới của Đảng Cộng sản, lực lượng lãnh đạo của
xã hội Việt Nam. Trong lĩnh vực xây dựng hệ
thống pháp luật cũng phải có những biểu hiện,
trước tiên sự đổi mới này được thể hiện ở lĩnh
N.D. Dung / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 4 (2020) 1-6
6
vực dân sự, tư pháp việc riêng mà không liên
quan đến công pháp, việc chung. Trong Dự thảo
Bộ luật Dân sự mà Chính phủ trình Quốc hội
xin ý kiến vào năm 2014 thì “án lệ” vẫn chưa
được bổ sung thành nguồn của hệ thống pháp
luật. Mãi cho đến khi đại diện Trung tâm trọng
tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) trực thuộc VCCI
xây dựng một Dự thảo về hợp đồng trình Bộ Tư
pháp và Văn phòng Chính phủ, thì có nhóm tác
giả đề xuất bổ sung thêm “án lệ” vào quy định
của Bộ Luật Dân sự.
Dự thảo được Chính phủ trình Quốc hội
năm 2015 để thông qua đã bổ sung án lệ và
được Quốc hội thông qua. Ngày nay khoản 2
Điều 6 BLDS 2015 có quy định một cách rất
dè dặt: Trong trường hợp không thể áp dụng
tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1
Điều của Bộ Luật Dân sự thì áp dụng các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy
định tại Điều 3 của Bộ luật này và áp dụng án
lệ, lẽ công bằng”. Như vậy, án lệ lần đầu tiên
được pháp luật công nhận tại Việt Nam và trở
thành nguồn chính thức của pháp luật dân sự
gọi là nguồn bổ sung.
Như trên đã nêu, thì việc áp dụng án lệ
trong dân sự không còn là bàn cãi, thì còn lại
câu hỏi rất lớn: Có nên hay không nên áp dụng
án lệ trong các lĩnh vực khác ngoài dân sự, như
hình sự, hành chính và nhất là trong Hiến pháp
- đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất của Việt
Nam. Tác giả cho rằng nên áp dụng án lệ cho cả
các lĩnh vực khác, trong đó có cả hiến pháp.
Bởi những lý lẽ sau:
- Việc áp dụng cho dân sự thì cũng nên áp
dụng cho các lĩnh vực khác. Bởi vì trong hệ
thống pháp luật Anh Mĩ không có sự phân biệt
giữa công pháp và tư pháp. Càng không có sự
phân biệt giữa pháp luật hình sự, và pháp luật
dân sự, mặc dù chúng có tên gọi rất khác nhau.
Thực tế cho thấy ở Mỹ kể từ khi hình thành lập
ra nhà nước, án lệ đầu tiên được hình thành từ
vụ Mabury kháng Madison năm 1803 là án lệ
công pháp - Hiến pháp.
- Trong hệ thống pháp luật Việt Nam ngày
nay án lệ được coi như một nguồn của pháp luật
là hết sức hợp lý. Bởi lẽ trong xã hội phát triển
năng động với khoa học kỹ thuật phát triển
nhanh như hiện nay, những quy định trong pháp
luật không thể dự liệu được tất cả các tình
huống có thể xảy ra. Án lệ sẽ góp phần rất lớn
vào việc giải quyết các vấn nạn khách quan này.
- Việc áp dụng án lệ cho cả trong lĩnh vực
hiến pháp, hành chính và hình sự sẽ góp phần
tạo nên sự thống nhất giữa các lĩnh vực pháp
luật khác nhau của xã hội, mà còn góp phần
giảm đi mâu thuẫn không đáng có giữa lĩnh vực
pháp luật khác nhau trong xã hội.
3. Kết luận
Trải qua thời gian của thử thách, mỗi hệ
thống pháp luật đều có những thành công và
hạn chế nhất định. Mặc dù không nằm trong hệ
thống pháp luật văn bản của Châu Âu lục địa,
nhưng hệ thống pháp luật Việt Nam cũng có
những hạn chế nhất định. Để giảm thiểu những
tồn tại, góp phần thuận lợi cho công cuộc hội
nhập, Việt Nam cần phải tiếp thu án lệ cho hệ
thống pháp luật hiện nay của mình.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Quốc Hoàn (Chủ biên): Luật So sánh,
NXB. Công an Nhân dân 2009.
[2] Vũ Văn Mẫu, Luật đại cương. S. 1971
[3] Nguyễn Minh Tuấn: Giáo trình Lịch sử Nhà nước
và pháp luật thế giới, NXB. Chính trị Quốc gia Sự
thật, 2014
[4] Võ Khánh Vinh (Chủ biên), Giáo trình Luật so
sánh, NXB. Công an Nhân dân 2008.
[5] Electronic Journal, 4/2005 U.S. Deparment of
state/ Bureau international information programs.
p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- british_american_case_law_and_the_application_in_viet_nam.pdf