Bước đầu đánh giá đặc điểm các chuỗi xung: khuếch tán, phổ, tưới máu trên bệnh nhân alzheimer tại bệnh viện lão khoa trung ương

Hình ảnh cộng hưởng từ trên bệnh nhân Alzheimer có thể coi như một tiêu chuẩn chẩn đoán sớm bệnh thông qua việc so sánh sự khác biệt hình ảnh các chuỗi xung khuếch tán, phổ và tưới máu thông qua sự biến đổi các thông số của các chuỗi xung trên bệnh nhân so với các thông số chuẩn của máy. Tuổi trung bình bệnh nhân là 73,6; nam chiếm 60%, nữ chiếm 40%. Có tỷ lệ đồng tín hiệu 100% trên chuỗi xung khuếch tán. Nồng độ các chất trong phổ NAA, Cho, Lip và Lac có xu hướng giảm so với các chỉ số bình thường. Myo tăng ở tất cả các thuỳ và vị trí đo; Cr tăng ở thuỳ thái dương, thuỳ chẩm chưa thấy dấu hiệu thay đổi; Glx, Ala giảm tại thùy thái dương bên phải, bên trái và thùy chẩm không thấy thay đổi. Trong chuỗi xung tưới máu giảm rCBF, rCBV và tăng MTT, TTP gấp 3 - 4 lần trên bệnh nhân Alzheimer ở cả 4 thuỳ thái dương, đỉnh, chẩm và trán. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05 với chỉ số rCBF giữa các thùy bên phải và rCBV giữa các thùy bên trái.

pdf8 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu đánh giá đặc điểm các chuỗi xung: khuếch tán, phổ, tưới máu trên bệnh nhân alzheimer tại bệnh viện lão khoa trung ương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 114 (5) - 2018 51 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM CÁC CHUỖI XUNG: KHUẾCH TÁN, PHỔ, TƯỚI MÁU TRÊN BỆNH NHÂN ALZHEIMER TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG 1Trần Văn Ngọc, 1Phạm Thắng, 2Vũ Đăng Lưu 1Bệnh viện Lão khoa Trung ương, 2Trường đại học Y Hà Nội Nghiên cứu ứng dụng chụp cộng hưởng từ sọ não trên 30 bệnh nhân được chẩn đoán Alzheimer bằng các chuỗi xung khuếch tán, phổ và tưới máu trên máy MRI 1.5 tesla tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Tuổi trung bình là 73,6; nam chiếm 60%. Có tỷ lệ đồng tín hiệu 100% trên chuỗi xung khuếch tán. Nồng độ các chất trong phổ NAA, Cho, Lip và Lac có xu hướng giảm so với các chỉ số bình thường. Myo tăng ở tất cả các thuỳ và vị trí đo; Cr tăng ở thuỳ thái dương, thuỳ Chẩm chưa thấy dấu hiệu thay đổi; Glx, Ala giảm tại thùy thái dương bên phải, bên trái và thùy chẩm không thấy thay đổi. Chỉ số chuỗi xung tưới máu rCBF, rCBV giảm; Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 của chỉ số rCBF giữa các thùy bên phải và rCBV giữa các thùy bên trái. MTT, TTP tăng 3 - 4 lần trên bệnh nhân Alzheimer và không thấy có sự khác biệt giữa các thùy. Có thể ứng dụng các chỉ số trong chuỗi xung khuếch tán, phổ và tưới máu trong việc phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh Alzheimer. Từ khóa: Cộng hưởng từ Alzheimer, chuỗi xung khuếch tán, phổ, tưới máu I. ĐẶT VẤN ĐỀ Alzheimer là bệnh lý thoái hóa hệ thần kinh trung ương với đặc điểm tiến triển tăng dần và không thể hồi phục, các tế bào thần kinh ở vỏ não cùng với các cấu trúc xung quanh bị tổn thương, làm giảm khả năng phối hợp vận động, rối loạn cảm giác và cuối cùng gây ra tình trạng mất trí nhớ, rối loạn nhận thức, kèm theo thay đổi hành vi, gây ảnh hưởng đến nghề nghiệp và xã hội của bệnh nhân [1; 2]. Bệnh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau đặc trưng bằng suy giảm trí nhớ, không phân biệt giới tính, thường gặp ở người cao tuổi, hiện nay khoa học vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân và tiến triển của Alzheimer [3; 4]. Việc chẩn đoán sa sút trí tuệ đến nay chủ yếu vẫn dựa vào các biểu hiện trên lâm sàng của bệnh nhân. Các tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ được chấp nhận trên toàn thế giới như DSM V, ICD X, NINCDS - ADRDA \ Tuy vậy, không thể phủ nhận vai trò của các xét nghiệm cận lâm sàng trong chẩn đoán hội chứng sa sút trí tuệ nói chung và bệnh Alzheimer nói riêng [5; 6]. Một trong những phương pháp hiện nay đang được quan tâm nghiên cứu ứng dụng trong chẩn đoán không xâm nhập là chụp cộng hưởng từ sọ não. Nhiều tác giả cũng đã nghiên cứu ứng dụng cộng hưởng từ sọ não đo thể tích vùng hải mã, hạnh nhân, thuỳ trán, thuỳ thái dương, thuỳ đỉnh, thuỳ chẩm trong chẩn đoán cũng như tiên lượng của bệnh Alzheimer. Tuy nhiên việc phát hiện teo thùy Thái Dương và các thùy não thì bệnh Alzheimer đã ở giai đoạn nặng. Các nghiên cứu trên thế giới đang tập trung tiến hành phát triển các ứng dụng và đánh giá sự thay đổi tính chất của các chuỗi xung đặc biệt của cộng Địa chỉ liên hệ: Trần Văn Ngọc, Viện Lão khoa Trung ương Email: trannguyenngoc318@gmail.com Ngày nhận: 15/1/2018 Ngày được chấp thuận: 18/6/2018 52 TCNCYH 114 (5) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC hưởng từ để cố gắng phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm hơn [7; 8]. Việc chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh Alzheimer đem lại một ý nghĩa to lớn trong việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Do vậy, một số tác giả trên thế giới đã đưa ra các tiêu chuẩn chẩn đoán mới của sa sút trí tuệ trong đó bên cạnh các tiêu chuẩn lâm sàng như cũ có bổ sung thêm một số tiêu chuẩn dựa trên các chẩn đoán cận lâm sàng [9 - 11]. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu cộng hưởng từ nào mô tả đặc điểm các chuỗi xung: khuếch tán, phổ, tưới máu và sự thay đổi của chúng trên bệnh nhân được chẩn đoán Alzheimer. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm của 3 chuỗi xung khuếch tán, phổ và tưới máu trên bệnh nhân đã được chẩn đoán Alzheimer. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng Bao gồm 30 bệnh nhân được chẩn đoán Alzheimer đang điều trị ngoại trú theo chương trình quản lý và theo dõi bệnh mạn tính tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, không phân biệt giới tính, tuổi và mức độ mắc bệnh. 2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu + Địa điểm: Khoa Chẩn đoán Hình ảnh - Bệnh viện Bạch Mai. + Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017. 3. Phương pháp - Thiết kế nghiên cứu: mô tả tiến cứu. - Nghiên cứu một số đặc điểm liên quan: + Tuổi, giới, hình thức lao động, mức độ bệnh. - Nghiên cứu hình thái học: + Nghiên cứu đặc điểm hình thái học não của bệnh nhân Alzheimer của 3 chuỗi xung: Khuếch tán, phổ và tưới máu trên máy cộng hưởng từ PHILLIP INGENIA 1.5 tesla. Các chỉ số được tiến hành nghiên cứu trên các chuỗi xung: + Khuếch tán: Đánh giá đồng tín hiệu, tăng tín hiệu hay giảm tín hiệu tại 4 thuỳ: trán, thái dương, chẩm và đỉnh. + Phổ: đánh giá sự biến thiên của các chỉ số nồng độ NAA; Myo; Cr; cho; lip; lac; GlX; Ala \ tại 2 thuỳ: thái dương và chẩm. + Tưới máu: Đánh giá các chỉ số rCBF; rCBV; MTT; TTP tại 4 thuỳ: trán, thái dương, chẩm và đỉnh. 4. Xử lý số liệu Các số liệu nghiên cứu được xử lý bằng các thuật toán thống kê y học, theo chương trình EPI-INFO 7.0. Tính các tỷ lệ, trị số trung bình. 5. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên các bệnh nhân được chẩn đoán Alzheimer tình nguyện, chụp cộng hưởng từ không làm tổn hại tới sức khoẻ của bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu mang lại dữ liệu về thực trạng và các tổn thương của não theo thời gian, là cơ sở để chẩn đoán Alzheimer từ giai đoạn sớm. III. KẾT QUẢ 1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi của nhóm nghiên TCNCYH 114 (5) - 2018 53 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Bảng 1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi của nhóm nghiên cứu Nhóm tuổi n Tỷ lệ (%) < 60 5 16,7 61 - 70 11 36,7 71 - 80 8 26,6 > 80 6 20 Trung bình 73,6 ± 12,4 100 Tuổi trung bình mắc bệnh: 73,6 ± 12,4, thấp nhất 45 tuổi, cao nhất 88 tuổi, trong đó số bệnh nhân từ 61 - 70 tuổi là: 11 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 36,7%; số bệnh nhân từ 71 - 80 tuổi là: 8 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 26,6%; số bệnh nhân trên 80 tuổi là: 6 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 20,0% và dưới 60 tuổi có 5 bệnh nhân chiếm 16,7%. Độ tuổi từ 61 - 80 chiếm 63,3%. 2. Đặc điểm phân loại bệnh nhân theo giới và loại hình lao động Bảng 2. Đặc điểm phân loại bệnh nhân theo giới và loại hình lao động Giới tính Nam Nữ Tổng số Loại hình lao động n % n % n % Trí óc 10 33,3 8 26,6 18 60 Chân tay 8 26,7 4 13,4 12 40 18 60% 12 40% 30 100 Tỷ lệ nam 18 người chiếm 60%, nữ 12 người chiếm 40%. Trong đó người lao động trí óc 18 (60%), người lao động chân tay 12 người chiếm 40%, nam lao động trí óc 10 chiếm 55,6%; nam lao động chân tay 44,4%. nữ lao động trí óc 8 chiếm 66,7%; nữ lao động chân tay 33,3% Bảng 3. Đặc điểm phân bố mức độ của bệnh Mức độ n Tỷ lệ (%) Nhẹ 8 26,7 Trung bình 17 56,7 Nặng 5 15,6 Mức độ mắc bệnh nhẹ có 8 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 26,7%; mức độ trung bình có 17 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 56,7% và mức độ nặng có 5 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 15,6%. Theo dõi hình ảnh chuỗi xung khuếch tán trên 30 bệnh nhân tiến hành nghiên cứu chúng tôi thấy 100% tỷ lệ đồng tín hiệu trên chuỗi xung khuếch tán tại 4 thùy não được đánh giá bao gồm các thuỳ trán, thái dương, đỉnh và chẩm. Không thấy có hình ảnh tăng, giảm tín hiệu. 54 TCNCYH 114 (5) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Bảng 4. Nồng độ các chất trong phổ Thái Dương Chẩm Phải Trái Phải Trái NAA 1,81 ± 0,49 1,86 ± 0,01 1,93 ± 0,40 1,96 ± 0,02 Myo 5,53 ± 0,07 4,54 ± 0,12 5,74 ± 0,10 4,59 ± 0,16 CR 3,27 ± 0,03 3,15 ± 0,02 3,04 ± 0,05 3,02 ± 0,03 Cho 3,02 ± 0,03 3,05 ± 0,04 3,10 ± 0,03 3,11 ± 0,04 Lip 0,90 ± 0,02 0,86 ± 0,04 0,98 ± 0,03 1,09 ± 0,05 Lac 1,14 ± 0,02 1,03 ± 0,03 1,20 ± 0,05 1,23 ± 0,06 Glx 1,96 ± 0,24 2,01 ± 0,16 2,56 ± 0,16 2,40 ± 0,11 Ala 1,21 ± 0,11 1,28 ± 0.12 1,38 ± 0,10 1,42 ± 0,08 Các chất/Thuỳ Bảng 4 cho thấy, nồng độ các chất trong phổ lần lượt đo được trên các vị trí thuỳ thái dương và thùy chẩm cả 2 vị trí bên phải và bên trái với NAA: giảm rõ rệt ở thùy thái dương bên phải và trái (1,81; 1,86) thùy chẩm giảm nhẹ (1,93; 1,96). Myo: tất cả các vị trí đo của 2 thuỳ đều thấy tăng cao hơn chỉ số trung bình (Cao nhất 5,74 chẩm phải, thấp nhất 4,54 thái dương trái); Cr tăng ở thùy thái dương cả bên phải và trái (3,27; 3,15) chưa thấy sự thay đổi tại thùy chẩm. Cho, Lip và Lac giảm trên thùy thái dương và chẩm cả bên phải và trái, các chỉ số này có xu hướng giảm. Glx, Ala giảm tại thùy thái dương bên phải, bên trái và thùy chẩm không thấy thay đổi. Bảng 5. Hình ảnh chuỗi xung tưới máu Phải Thuỳ/Chỉ số rCBF rCBV MTT TTP Thái Dương 9,83 ± 7,36 2,30 ± 1,21 14,34 ± 6,51 16,45 ± 4,36 Đỉnh 7,40 ± 4,32 2,01 ± 0,913 16,29 ± 4,20 16,55 ± 2,69 Chẩm 7,21 ± 2,64 2,26 ± 1,32 19,31 ± 5,62 16,9 ± 4,10 Trán 5,99 ± 2,10 1,83 ± 0,96 18,35 ± 4,45 16,6 ± 3,40 p p ˂ 0,05 p ˃ 0,05 p ˃ 0,05 p ˃ 0,05 Chỉ số rCBF, rCBV giảm trên tất cả 4 thùy thái dương, đỉnh, chẩm và trán, sự thay đổi chỉ số rCBF giữa các thùy có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, trong đó thùy trán giảm thấp nhất (5,99 ± 2,10); sự thay đổi chỉ số rCBV giữa các thùy không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Tại 4 thùy các chỉ số MTT và TTP đều tăng từ 3 - 4 lần so với giá trị trung bình đo được từ não không tổn thương; so sánh sự thay đổi các chỉ số MTT và TTP tại 4 thùy không thấy sự khác biệt, p > 0,05. TCNCYH 114 (5) - 2018 55 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Bảng 6. Hình ảnh chuỗi xung tưới máu Trái Thuỳ/Chỉ số rCBF rCBV MTT TTP Thái Dương 6,57 ± 3,52 2,15 ± 1,03 19,60 ± 5,75 18,43 ± 6,91 Đỉnh 5,02 ± 2,54 1,33 ± 0.94 15,88 ± 8,72 18,3 ± 5,74 Chẩm 6,33 ± 3,70 2,04 ± 1,12 19,32 ± 5,36 16,93 ± 3,15 Trán 5,40 ± 2,10 1,38 ± 0,9 15,31 ± 5,81 16,4 ± 2,93 p p > 0,05 p 0,05 p > 0,05 Tương tự bên phải chúng tôi thấy chỉ số rCBF, rCBV giảm trên tất cả 4 thùy Thái Dương, Đỉnh, Chẩm và Trán; sự thay đổi chỉ số rCBF giữa các thùy không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05; sự thay đổi chỉ số rCBV giữa các thùy bên trái có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, Các chỉ số MTT và TTP đều tăng gấp 3 - 4 lần so với giá trị bình thường tại 4 thùy; sự khác biệt giữa các thùy không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). IV. BÀN LUẬN Tuổi mắc bệnh, giới tính, hình thức lao động và mức độ bệnh là các yếu tố liên quan tới bệnh Azlheimer: Tuổi là một yếu tố nguy cơ chính cho tỷ lệ mắc bệnh theo Tổ chức Y tế Thế giới thì cứ mỗi 5 năm sau tuổi 65, các nguy cơ nhiễm bệnh khoảng gấp đôi, tỷ lệ người càng cao tuổi thì càng có nhiều nguy cơ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các tác giả khác tuổi trung bình mắc bệnh: 73,6 ± 12,4; bệnh nhân 61 - 70 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 36,7% vì đây là nhóm tuổi bắt đầu có biểu hiện của bệnh và đi khám nhiều; bệnh nhân 71 - 80 tuổi chiếm tỷ lệ 26,6%. ở lứa tuổi này có tỷ lệ đi khám ít hơn vì thường cho rằng đó là bệnh của người già nên không cần khám, đặc biệt là những người sống ở khu vực nông thôn; bệnh nhân trên 80 tuổi chiếm tỷ lệ 20,0% và dưới 60 tuổi chiếm 16,7%. Bệnh nhân thấp tuổi nhất 45, cao tuổi nhất là 88 [1; 9]. Theo các nghiên cứu sự khác biệt giới tính ở các mức tỷ lệ, thì phụ nữ có nguy cơ phát triển bệnh Azlheimer cao hơn nam [5; 8]. Trong nghiên cứu của chúng tôi nam chiếm 60%, nữ chiếm 40% sự khác biệt này do chúng tôi tiến hành nghiên cứu trong bệnh viện và sự nhập viện điều trị là do ý thức chủ quan của bệnh nhân không phải tỷ lệ mắc bệnh thực tại cộng đồng. Tương tự cũng giống như vậy tỷ lệ lao động trí óc là 60%, lao động phổ thông là 40% trên các nghiên cứu khác tại cộng đồng thì tỷ lệ lao động phổ thông cao hơn lao động trí óc. Tính theo mức độ nặng nhẹ của bệnh thì nhóm trung bình chiếm cao nhất 56,7%; tiếp theo là nhóm nhẹ chiếm 26,7 và cuối cùng nhóm nặng chiếm tỷ lệ thấp nhất 15,6%. Về đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ chuỗi xung khuếch tán trên 30 bệnh nhân tiến hành nghiên cứu chúng tôi thấy 100% tỷ lệ đồng tín hiệu trên cả 4 thùy não bao gồm: Thái dương, đỉnh, chẩm và trán. Không thấy có hình ảnh tăng hoặc giảm tín hiệu các vị trí nghiên cứu. Kết quả này cho thấy sự khác biệt của các loại tổn thương não khác nhau 56 TCNCYH 114 (5) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC trên các chuỗi xung khuếch tán, khi não không tổn thương cấp thì có hiện tượng đồng tín hiệu, tăng tín hiệu chỉ xuất hiện trên tổn thương chảy máu, nhồi máu cấp hay các u não giàu tế bào, áp xe não giai đoạn chưa hóa mủ. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ chuỗi xung phổ theo nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, nồng độ các chất trong cộng hưởng từ phổ lần lượt đo được trên thuỳ thái dương và thùy chẩm cả 2 vị trí bên phải và bên trái với NAA giảm rõ rệt ở thùy thái dương bên phải và trái, thùy chẩm giảm nhẹ. MyoInositol: tất cả các vị trí đo của 2 thuỳ đều thấy tăng hơn so với chỉ số trung bình [8; 9; 11]; Cr tăng ở thùy thái dương cả bên phải và trái, chưa thấy sự thay đổi tại thùy chẩm. Cho, Lip và Lac giảm trên cả thùy thái dương và chẩm bao gồm các vị trí bên phải và trái. Glx, Ala giảm tại thùy thái dương bên phải, bên trái và thùy chẩm không thấy thay đổi. Theo nghiên cứu của các tác giả trước đây thì nồng độ N-acetyl và các chất dẫn truyền thần kinh giảm ở thùy trán và thùy thái dương ở bệnh nhân Alzheimer so với người bình thường [5]. Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên thuỳ thái dương và thuỳ chẩm và cùng tiến hành trên máy cộng hưởng từ 1,5 tesla, có một số khác biệt về đối tượng bệnh nhân nên kết quả có thể có sai khác, đây là dữ liệu liệu nghiên cứu về chuỗi xung phổ đầu tiên trên trên bệnh nhân Azlheimer tại Việt Nam. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ chuỗi xung tưới máu: Tiến hành đo các chỉ số rCBF, rCBV, MTT và TTP trên cả 4 thuỳ thái dương, đỉnh, chẩm và trán, đây là những chỉ số cơ bản của cộng hưởng từ tưới máu đánh giá các tổn thương trên não [7; 12]. Chúng tôi thấy rCBF, rCBV giảm trên tất cả 4 thùy thái dương, đỉnh, chẩm và trán; trong đó tại vị trí đo bên phải chỉ số rCBF đo được có sự khác biệt giữa các thùy với p < 0,05, chỉ số rCBV không có sự khác biệt với p > 0,05; bên trái chỉ số rCBF không có sự khác biệt với p > 0,05; rCBV có sự khác biệt với p < 0,05, Các chỉ số, MTT và TTP đều tăng cao gấp 3 - 4 lần giá trị bình thường tại 4 thùy bao gồm cả 2 vị trí đo bên phải và trái chúng tôi đều thu nhận được kết quả tương đồng; sự thay đổi MTT và TTP giữa các thùy đều không có ý nghĩa thống kê. Bước đầu chúng tôi ghi nhận kết quả về giảm rCBF, rCBV và tăng, MTT, TTP trên bệnh nhân Alzheimer ở cả 4 thuỳ thái dương, đỉnh, chẩm và trán. V. KẾT LUẬN Hình ảnh cộng hưởng từ trên bệnh nhân Alzheimer có thể coi như một tiêu chuẩn chẩn đoán sớm bệnh thông qua việc so sánh sự khác biệt hình ảnh các chuỗi xung khuếch tán, phổ và tưới máu thông qua sự biến đổi các thông số của các chuỗi xung trên bệnh nhân so với các thông số chuẩn của máy. Tuổi trung bình bệnh nhân là 73,6; nam chiếm 60%, nữ chiếm 40%. Có tỷ lệ đồng tín hiệu 100% trên chuỗi xung khuếch tán. Nồng độ các chất trong phổ NAA, Cho, Lip và Lac có xu hướng giảm so với các chỉ số bình thường. Myo tăng ở tất cả các thuỳ và vị trí đo; Cr tăng ở thuỳ thái dương, thuỳ chẩm chưa thấy dấu hiệu thay đổi; Glx, Ala giảm tại thùy thái dương bên phải, bên trái và thùy chẩm không thấy thay đổi. Trong chuỗi xung tưới máu giảm rCBF, rCBV và tăng MTT, TTP gấp 3 - 4 lần trên bệnh nhân Alzheimer ở cả 4 thuỳ thái dương, đỉnh, chẩm và trán. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05 với chỉ số rCBF giữa các thùy bên phải và rCBV giữa các thùy bên trái. TCNCYH 114 (5) - 2018 57 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Lời cám ơn Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện Bạch Mai, lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai, lãnh đạo bệnh viện Lão khoa Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Duy Bắc (2010). Nghiên cứu đặc điểm hình thái tổn thương não trên bệnh nhân Alzheimer và động vật thực nghiệm. Luận án tiến sĩ y học chuyên ngành giải phẫu người, Học viện Quân Y. 2. Phạm Thắng (2010). Bệnh Alzheimer và các thể sa sút trí tuệ khác. Nhà xuất bản Y học, 3 - 327. 3. Alsop D.C., Dai W., Grossman M et al (2010). Arterial spin labeling blood flow MRI: its role in the early characterization of Alz- heimer's disease. J Alzheimers Dis, 20(3),. 871 - 880. 4. Cai S., Chong T., Peng Y et al (2017). Altered functional brain networks in amnestic mild cognitive impairment: a resting - state fMRI study. Brain Imaging Behav, 11(3), 619 - 631. 5. Clark D.G., McLaughlin, P.M., Woo E et al (2016). Novel verbal fluency scores and structural brain imaging for prediction of cogni- tive outcome in mild cognitive impairment. Alz- heimers Dement (Amst), 2, 113 - 22. 6. The ICD-10 Classification of Mental and Behavioural Disorders, Clinical descriptions and diagnostic guidelines, World Health Organization. 7. Alberdi A., Aztiria A., Basarab A (2016). On the early diagnosis of Alzheimer's Disease from multimodal signals: A survey", Artif Intell Med, 71, 1 - 29. 8. De Leon M.J., DeSanti S., Zinkowski R et al (2004). MRI and CSF studies in the early diagnosis of Alzheimer's disease. J Intern Med, 256(3), 205 - 23. 9. American Psychiatric Association (2013). Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders. Fifrth Ed. (DSM-V), Wash- ington DC: American Psychiatric Association. 10. Colangeli S., Boccia M., Verde P et al (2016). Cognitive Reserve in Healthy Aging and Alzheimer's Disease: A Meta-Analysis of fMRI Studies. Am J Alzheimers Dis Other Demen, 31(5), 443 - 449. 11. Anandh K.R., Sujatha C.M., Rama- krishnan S (2016). A Method to Differentiate Mild Cognitive Impairment and Alzheimer in MR Images using Eigen Value Descriptors. J Med Syst, 40(1), 25. 12. Ardekani B.A., Bermudez E., Mubeen A.M et al (2017). Prediction of Incipient Alz- heimer's Disease Dementia in Patients with Mild Cognitive Impairment. J Alzheimers Dis, 55(1), 269 - 281. Summary ASSESSING THE CHARACTERISTICS OF SPECIAL CHAINS: DIFFUSION; SPECTRO; PERFUSION IN ALZHEIMER’S AT NATIONAL GERIATRIC HOSPITAL This study was conducted to access the application of cerebral cranial resonance imaging in 30 patients diagnosed with Alzheimer's with diffusion, spectral and perfusion series on 1.5-tesla 58 TCNCYH 114 (5) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC MRI in National Geriatric Hospital. Mean age was 73.6; male accounts for 60%. 100% co- signaling rate on the diffusion pulse series. Concentrations of NAA, Cho, Lip and Lac spectrum tended to decrease compared to normal. Myo increases at all lobes and measurement positions; Cr increases in temporal lobes, occipital ligaments have not seen signs of change; Glx, Ala de- creased in right temporal lobe, left and occipital lobe did not change. rCBF, rCBV perfusion index decreased and there was a statistically significant difference with p < 0.05 of rCBF between the right lobes and rCBV between the left lobes. MTT, TTP increased 3 - 4 times in Alzheimer's patients and there was no difference between the lobes. It is possible to apply the indicators in diffusion, spectral and perfusion in the detection and early diagnosis of Alzheimer's disease. Key word: Alzheimer MRI, Diffusion, Spectro, Perfusion

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbuoc_dau_danh_gia_dac_diem_cac_chuoi_xung_khuech_tan_pho_tuo.pdf
Tài liệu liên quan