5. KẾT LUẬN
Phẫu thuật thay khớp háng là một phẫu thuật
được áp dụng với những trường hợp bệnh lý khớp
háng nặng nề gây đau và/hoặc mất chức năng hoàn
toàn hoặc kéo dài.
Nghiên cứu của chúng tôi bước đầu trên 20
trường hợp thay khớp háng tại Bệnh viện Trung
ương Huế từ 10/2014 - 4/2015 cho thấy hầu hết
bệnh nhân được tập luyện sớm ngay sau mổ với thời
gian ngắn ở bệnh viện và duy trì tự tập tại nhà. Mức
độ cải thiện chức năng theo dõi bằng thang điểm
tự lượng giá Oxford sau 3, 6 tháng gia tăng đáng kể
(trên 19 điểm) và 80% bệnh nhân hài lòng sau phẫu
thuật 6 tháng.
6. KIẾN NGHỊ
Từ những thông tin thu thập được và dựa vào
kinh nghiệm thực tế, chúng tôi đưa ra những kiến
nghị sau:
- Cần tăng cường giáo dục, tư vấn cho người
bệnh trước và sau phẫu thuật về tác dụng xấu của
bất động và những ích lợi của các bài tập vận động
sau phẫu thuật. Hướng dẫn kỹ chương trình tập
luyện tại nhà trước khi xuất viện.
- Tăng cường theo dõi từ xa chương trình tự tập
tại nhà, thay đổi chương trình hoặc tái khám kịp thời
khi tiến triển chức năng không như mong đợi để tìm
hiểu nguyên nhân.
- Sử dụng thang điểm tự lượng giá Oxford khớp
háng là một phương thức đánh giá đơn giản, dễ áp
dụng, kinh tế, có giá trị và độ tin cậy giúp theo dõi
tiến triển của sự hồi phục chức năng khớp háng của
người bệnh từ xa, do vậy nên được đánh giá định
kỳ, tốt nhất là sau phẫu thuật 3, 6, 12, 24 tháng hoặc
lâu hơn nếu được; là một cơ sở để xác định sự thành
công của phẫu thuật, giúp phát hiện sớm những
trường hợp biến chứng hoặc bất thường cần phải
đánh giá lại, so sánh kết quả phẫu thuật liên trung
tâm và quốc tế dễ dàng hơn. Nghiên cứu của chúng
tôi chỉ là bước đầu, mong rằng các đồng nghiệp toàn
quốc quan tâm nghiên cứu áp dụng thang điểm này
rộng rãi hơn.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 38 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu đánh giá sự hài lòng của người bệnh và sự cải thiện chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng bằng thang điểm khớp háng Oxford và các yếu tố liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH VÀ
SỰ CẢI THIỆN CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG
BẰNG THANG ĐIỂM KHỚP HÁNG OXFORD
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Tôn Thất Minh Đạt, Trần Thị Quỳnh Trang, Bùi Phước Vinh
Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Bước đầu đánh giá sự hài lòng và sự cải thiện chức năng của người bệnh sau phẫu
thuật thay khớp háng bằng thang điểm tự lượng giá Khớp Háng Oxford (OHS) và một số yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu các bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp
háng tại Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Huế do đau và hạn chế chức năng khớp
háng từ 10/2014 đến 04/2015. Kết quả: Có 20 bệnh nhân tham gia nghiên cứu với tuổi trung bình là 69,75 (nam
52,15 và nữ 73,63), nam chiếm 60% và độ tuổi hay gặp nhất là 60 - 80 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu của phẫu
thuật thay khớp háng là gãy xương (55%) và hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (30%). Mức chức năng khớp
háng OHS kém chiếm 85% ở thời điểm trước phẫu thuật. Điểm trung bình chức năng khớp háng OHS sau mổ
3 tháng và 6 tháng tăng lên hơn 19 điểm, đạt mức tốt và rất tốt tương ứng là 50% và 60% trường hợp; sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỷ lệ bệnh nhân có chức năng kém sau 6 tháng chiếm đến 30%. Tỷ lệ bệnh
nhân rất hài lòng và hoàn toàn hài lòng sau 6 tháng chiếm 80%. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự cải thiện
chức năng khớp háng sau phẫu thuật và sự hài lòng của người bệnh, nhưng do số lượng đối tượng nghiên cứu
còn ít nên không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Sử dụng thang điểm tự lượng giá Oxford có ưu điểm đơn giản,
dễ áp dụng, kinh tế, có giá trị và độ tin cậy, giúp theo dõi lâu dài sự thay đổi chức năng của khớp háng sau phẫu
thuật. Tỷ lệ mức chức năng khớp háng OHS kém ở nhóm nghiên cứu ở thời điểm 6 tháng sau mổ khá cao có thể
do nhiều lý do như bệnh nhân (đa phần là nữ) lớn tuổi, có nhiều bệnh lý kèm theo, điểm OHS trước mổ thấp,
biến chứng sau phẫu thuật, công tác tập luyện PHCN sau mổ chưa được đầy đủ, đúng mức.
Từ khóa: thay khớp háng, đau, chức năng, thang điểm tự lượng giá, Oxford Hip Score, tập luyện.
Abstract
PRELIMINARY ASSESSMENT OF PATIENT SATISFACTION AND
FUNCTIONAL IMPROVEMENT AFTER HIP REPLACEMENT SURGERY
USING OXFORD HIP SCORE AND RELATED FACTORS
Ton That Minh Dat, Tran Thi Quynh Trang, Bui Phuoc Vinh
Hue University of Medicine and Pharmacy - Hue University
Objectives: Preliminary assessment of patient satisfaction and functional improvement after hip
replacement surgery by self-reported measure Oxford Hip Score and several related factors. Methods:
descriptive, cross-sectional, prospective study on patients received hip replacement surgery at the
Orthopaedics Center, Hue Central Hospital due to severe pain and functional limitation from 10/2014 to
04/2015. Results: 20 patients participated in the study with a mean age of 69.75 (male 52.15 and female
73.63). The main cause of hip replacement surgery is fracture (55%) and aseptic necrosis of the femoral
head (30%). The percentageof poor OHS level is 85% in preoperative assessment. Mean OHS scoredat 3
month and 6 monthpostoperatively increased over 19 points, with a good and very good OHS level 50% and
60% respectively; the difference was statistically significant (p <0.05). The percentage of patients with poor
function level at 6 month remained 30%. The proportion of patients achieved very satisfied and completely
satisfied at 6 month is 80%. There are many factors affecting the degree of functionnal recovery and patient
satisfaction after hip replacement therapy, but because of small number of subjects in our study, there is no
Địa chỉ liên hệ: Trần Quỳnh Trang, email: trangtran87rehab@gmail.com
Ngày nhận bài: 12/10/2016, Ngày đồng ý đăng: 15/2/2017, Ngày xuất bản: 25/2/2017
8Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thay khớp háng là phẫu thuật dùng khớp nhân
tạo để thay thế phần khớp đã hư hỏng nhằm phục
hồi những chức năng vốn có của khớp. Đây là một
thành tựu lớn của chuyên ngành chấn thương chỉnh
hình nói riêng và của y học nói chung.
Kể từ ca mổ đầu tiên do John Charnley thực hiện
đầu những năm 60 của thế kỷ trước, đến nay thay
khớp háng toàn phần đã là một phẫu thuật chỉnh
hình được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới với 1,5
triệu khớp háng được thay hàng năm. Riêng tại Mỹ,
có 300.000 người được thay khớp háng toàn phần
mỗi năm.
Tại Việt Nam, phẫu thuật thay khớp háng toàn
phần được thực hiện từ những năm 70 của thế kỷ 20
nhưng với số lượng ít và không thường xuyên. Trong
những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh
tế, khoa học kỹ thuật, tuổi thọ và mức sống tăng
lên phẫu thuật này đã được áp dụng phổ biến ở
nhiều trung tâm lớn. Đã có rất nhiều tác giả đánh giá
về hiệu quả của phương pháp điều trị này như Ngô
Bảo Khang, Nguyễn Văn Nhân, Đoàn Lê Dân, Nguyễn
Trung Sinh, Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Đắc Nghĩa,
Lưu Hồng Hải... Các nghiên cứu cho thấy bước đầu
đánh giá kết quả phục hồi chức năng sau mổ đạt tỉ lệ
khá cao, chất lượng cuộc sống của người bệnh ngày
càng được cải thiện.
Việc đánh giá kết quả ở các bệnh nhân sau can
thiệp phẫu thuật là một nhiệm vụ đầy thử thách.
Trước đây, đánh giá kết quả cuối cùng của phẫu
thuật thay khớp thường dựa vào tỷ lệ bệnh tật/tử
vong và các biến chứng sau phẫu thuật cũng như
đánh giá kết quả dựa trên thăm khám, đo lường
chức năng tại bệnh viện. Việc đánh giá này có những
hạn chế như tốn kém thời gian, công sức, đòi hỏi
trình độ chuyên môn của người đánh giá cũng như
chi phí đi lại của người bệnh.
Trong những năm gần đây, việc đo lường kết quả
bằng công cụ tự lượng giá của người bệnh được sử
dụng ngày càng phổ biến ở các nước phát triển, đặc
biệt trong lĩnh vực phẫu thuật thay khớp. Việc đo
lường kết quả này dễ thực hiện, cần ít thời gian, kết
quả đã đã được kiểm chứng về độ tin cậy và giá trị.
Mặc dù vậy, các nghiên cứu về kết quả chức năng sau
phẫu thuật thay khớp háng ở nước ta vẫn thường sử
dụng các thang điểm đo lường do người bác sĩ thực
hiện, chẳng hạn như Thang điểm Khớp háng Harris
(Harris Hip Score) [8]. Chưa có nghiên cứu nào sử
dụng thang điểm bệnh nhân tự lượng giá.
Trong phẫu thuật thay khớp háng, thang điểm
Khớp Háng Oxford (Oxford Hip Score, OHS) đã được
thiết kế từ 1996 [11] và chỉnh sửa năm 2007 [12],
gồm 12 câu hỏi đặc hiệu cho khớp háng. Việc đánh
giá bằng thang điểm OHS đơn giản, nhanh chóng, dễ
sử dụng và có tính giá trị. Ngoài ra, thang điểm này là
báo cáo của bệnh nhân nên loại trừ yếu tố chủ quan
của thang điểm đánh giá bởi người phẫu thuật.
Tại Bệnh viện Trung ương Huế, cho đến nay, thay
khớp háng cho những bệnh nhân bị bệnh lý khớp
háng nặng đã được thực hiện một cách thường quy
và đã có những tiến bộ nhất định trong chỉ định
và kỹ thuật. Sau mổ, hầu hết bệnh nhân được tập
luyện tại bệnh phòng với sự hướng dẫn của kỹ thuật
viên vật lý trị liệu một thời gian ngắn, sau đó xuất
viện và về nhà tự tập. Việc tự tập của bệnh nhân ở
nhà thường ít được nhân viên y tế và cả người bệnh
chú trọng đầy đủ. Bên cạnh đó, việc theo dõi đánh
giá định kỳ và lâu dài sự cải thiện chức năng của
người bệnh cũng ít được quan tâm và gặp không ít
khó khăn.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Bước đầu đánh giá sự hài lòng của người bệnh và
sự cải thiện chức năng sau phẫu thuật thay khớp
háng bằng Thang điểm Khớp Háng Oxford và các
yếu tố liên quan” nhằm: (1) Mô tả đặc điểm lâm
sàng, phương pháp phẫu thuật và tập luyện phục
hồi chức năng (PHCN) của bệnh nhân thay khớp
háng tại Bệnh viện Trung ương Huế và tại nhà; (2)
Bước đầu đánh giá sự hài lòng của người bệnh và sự
cải thiện chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng
tại Bệnh viện Trung ương Huế bằng thang điểm tự
đánh giá OHS và một số yếu tố liên quan.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng bệnh nhân
Nghiên cứu được tiến hành trên các bệnh nhân
đến điều trị thay khớp háng toàn phần tại Trung tâm
clear statistical significance. Conclusion: Using the self-assessment scale Oxford Hip Score is a simple andcost-
effective method with high validity and reliability for monitoring long-term changes of the hip joint function
after hip replacement surgery. The high proportion of poor hip function level at 6 month after operation in
our study may be due to many causes such as old age, co-morbidities, low preoperative OHS, complications
after surgery, inadequate postoperative rehabilitation.
Key words: Hip replacement therapy, pain, functions, self-reported measure, Oxford Hip Score, exercise,
rehabilitation.
9Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
chấn thương chỉnh hình (Đơn vị Phẫu thuật khớp và
Đơn vị CTCH - Bỏng), Bệnh viện Trung ương Huế do
đau và hạn chế chức năng trong thời gian từ tháng
10/2014 đến tháng 04/2015.
Tiêu chuẩn chọn lựa:
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân rối loạn nhận thức, không giao tiếp
được.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả, tiến
cứu.
- Phương pháp tiến hành: bệnh nhân được tiến
hành thu thập thông tin theo mẫu bệnh án nhằm:
+ Thu thập các thông tin chung: tuổi, giới, nghề
nghiệp, chổ ở, điện thoại
+ Xác định nguyên nhân bệnh lý, phương pháp
phẫu thuật, phương pháp bất động và tập luyện tại
bệnh viện cũng như tại nhà.
+ Xác định mức độ chức năng khớp háng theo
Thang điểm Khớp Háng Oxford [11,12], là một thang
điểm để người bệnh tự đánh giá mức độ đau và mức
độ chức năng khớp háng. Điểm OHS được xác định
qua phỏng vấn trực tiếp người bệnh trước phẫu thuật
(OHS0), phỏng vấn qua điện thoại vào các thời điểm
sau phẫu thuật 3 tháng (OHS3) và 6 tháng (OHS6).
Các mục/câu hỏi của Thang điểm Khớp Háng
Oxford bao gồm: đau bình thường (1), đau về đêm
(2), đau cơn đột ngột (3), đi khập khiểng vì đau (4),
khoảng cách đi đến đau nhiều (5), lên xuống tầng lầu
(6), mang tất/vớ (7), đau sau khi ngồi dậy sau ăn (8),
khó khăn khi lên xuống phương tiện đi lại (9), khó
khăn khi tắm rửa (10), đi mua sắm (11), cản trở công
việc bình thường (12).
Mỗi câu hỏi được người bệnh trả lời với 5 mức
có điểm số từ 0 đến 4. 0 chứng tỏ đau nhiều hoặc
giới hạn chức năng nhiều, và 4 chứng tỏ không đau
hoặc không giới hạn chức năng. Điểm số có thể thay
đổi từ 0 đến 48 với điểm số cao chứng tỏ chức năng
tốt hơn và ít đau hơn.
Dựa vào dữ liệu của thang điểm Harris Hip Score
(0-100) và chuyển sang thang điểm 0-48, mức độ chức
năng theo OHS có thể được chia thành 4 mức [19]:
<27 : kém 27-33: vừa
34-41: tốt 42-48: rất tốt
+ Xác định mức độ hài lòng của bệnh nhân với
phẫu thuật thay khớp háng theo 5 mức (0 đến 4),
với 0 tương ứng mức hài lòng thấp nhất, 4 tương
ứng mức hài lòng cao nhất. Thời điểm đánh giá sau
phẫu thuật 3 tháng (SAT-3) và 6 tháng (SAT-6).
Tất cả số liệu được xử lý theo phương pháp
thống kê y học bằng chương trình SPSS 16.0.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
- Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo tuổi và
giới
Có 20 bệnh nhân (12 nam và 8 nữ) được phẫu
thuật thay khớp háng do đau và hạn chế nhiều chức
năng khớp háng tham gia nghiên cứu. Tuổi trung
bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 69,75,
trong đó tuổi trung bình của nam và nữ lần lượt là
52,15 (±18,649) và 73,63 (±12,397). Độ tuổi hay gặp
nhất là từ 60-80, chiếm 50% trường hợp.
- Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo nguyên nhân:
Bảng 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo nguyên nhân
STT Nguyên nhân thay khớp Số bệnh nhân Tỷ lệ %
1 Gãy cổ chỏm 7 35,0
2 Hoại tử vô khuẩn 6 30,0
3 Gãy liên mấu chuyển 4 20,0
4 Viêm cột sống dính khớp 2 10,0
5 Thoái hóa khớp 1 5,0
Tổng 20 100
Nhận xét: Nguyên nhân chủ yếu phẫu thuật thay
khớp háng là gãy xương (cổ chỏm, liên mấu chuyển)
(55% trường hợp) và bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm
xương đùi (30% trường hợp). Một số ít là do viêm
cột sống dính khớp (10%), thoái hóa khớp (5%).
- Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo phương
pháp phẫu thuật:
Đa số (75%) là phẫu thuật toàn phần không xi
măng. Phẫu thuật có xi măng hoặc bán phần thường
được thực hiện với đối tượng gãy xương (liên mấu
chuyển và cổ-chỏm).
- Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo can thiệp
PHCN sau phẫu thuật:
+ Đa số bệnh nhân được tập luyện sớm sau phẫu
thuật (thời gian bất động 0,45 ngày). Chỉ có hai
trường hợp bất động sau mổ bằng nẹp với thời gian
tương ứng là 3 và 6 ngày.
+ Thời gian tập PHCN tại bệnh viện thay đổi,
10
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
trung bình 7,90 ngày.
+ Thời gian tự tập tại nhà trung bình 5,5 tuần. Một số bệnh nhân không tự tập (2 trường hợp), đa số tập
trong khoảng từ 3-8 tuần.
3.2. Đánh giá sự cải thiện chức năng theo OHS và mức độ hài lòng của người bệnh
- So sánh sự cải thiện chức năng chung theo OHS trước mổ, sau 3 tháng và sau 6 tháng:
Bảng 3.2. So sánh OHS trước mổ, sau mổ 3 tháng và sau mổ 6 tháng
N Trung bình Độ lệch chuẩn Tối thiểu Tối đa
OHS trước mổ 20 15,55 8,929 1 33
OHS sau 3 tháng 20 31,20 10,035 13 46
OHS sau 6 tháng 20 34,70 10,504 14 48
p <0,001
Nhận xét: OHS 3 và 6 tháng sau mổ tốt hơn nhiều OHS trước mổ (tăng 19,15 ± 8,356 điểm), với OHS 6
tháng cao hơn OHS 3 tháng (p<0,001).
- Đánh giá kết quả chức năng sau theo phân độ:
Bảng 3.3. Mức độ chức năng trước mổ và sau mổ 6 tháng
Thời điểm đánh giá
Mức độ chức
năng theo OHS
Trước mổ Sau mổ 3 tháng Sau mổ 6 tháng
Số BN Tỷ lệ
%
Số BN Tỷ lệ
%
Số BN Tỷ lệ
%
Kém 17 85,0 8 40,0 6 30,0
Trung bình 3 15,0 2 10,0 2 10,0
Tốt
0
0,0
9
45,0
7
25,0
Rất tốt 0 0,0 1 5,0 7 35,0
Tổng 20 100,0 20 100,0 20 100,0
p <0,05
Nhận xét: Tỷ lệ chức năng khớp háng trước mổ
kém chiếm 85% trường hợp, nam và nữ gần tương
đương nhau.
Tỷ lệ chức năng khớp háng sau mổ 3 tháng và 6
tháng tăng lên, đạt tốt và rất tốt tương ứng là 50%
và 60% trường hợp.
Tỷ lệ bệnh nhân có chức năng kém sau 6 tháng
chiếm đến 30%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).
- Đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh sau
6 tháng
Có 16/20 bệnh nhân đạt mức rất hài lòng và
hoàn toàn hài lòng (chiếm 80%), còn lại 20% hài
lòng ít hoặc mức vừa phải.
3.3. Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến
mức độ cải thiện chức năng khớp háng
- So sánh thay đổi OHS và mức OHS 6 theo giới
tính
Biểu đồ 1. Sự thay đổi OHS giữa nam và nữ
Nhận xét: Điểm số OHS trước mổ và sau 6 tháng
của nữ thấp hơn nam (p<0,005), nhưng sự thay đổi
OHS 6 tháng so với OHS trước mổ (OHS6 - OHS0)
của nam và nữ không khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p>0,05).
11
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Bảng 3.4. Mức độ chức năng OHS sau mổ 6 tháng của nam và nữ
Mức chức năng OHS6
Nam Nữ Tổng
Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ %
Kém 1 5,0% 5 25,0% 6 30%
Khá 0 0 2 10,0% 2 10,0%
Tốt 5 25,0% 0 0,0% 2 25,0%
Rất tốt 6 30% 1 5,0% 7 35,0%
Tổng 12 60,0% 8 40,0% 20 100%
Nhận xét: Mức chức năng kém ở tháng thứ 6 ở nữ chiếm khá cao (25%), khác biệt so với nam giới (p<0,05).
- So sánh thay đổi OHS theo lứa tuổi
Bảng 3.5. Mức độ thay đổi OHS trước mổ và sau mổ 6 tháng (OHS6-OHS0)
Nhóm tuổi Số bệnh nhân Trung bình Độ lệch chuẩn p
<40 4 21.75 4.71478
>0,05
40-60 4 20 2.51661
60-80 10 17.8 3.1686
>80 2 19 4
Chung 20 19.15 1.8684
Nhận xét: thay đổi OHS 0-6 giữa các nhóm tuổi dao động từ 17,8-21,75. Sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05).
- So sánh thay đổi OHS 0- 6 tháng và mức OHS sau 6 tháng theo nguyên nhân:
Bảng 3.6. Mức độ thay đổi OHS trước mổ và sau mổ 6 tháng (OHS6-OHS0) theo nguyên nhân
Nguyên nhân
Thay đổi OHS (OHS6-OHS0)
p
Trung bình Độ lệch chuẩn
Thoái hóa khớp 19 0
>0,05
Hoại tử vô khuẩn 18,167 3,2702
Gãy cổ chỏm 17,143 4,1943
Gãy liên mấu chuyển 21,000 3,1885
Viêm cột sống dính khớp 21,500 3,5000
Chung 19,150 8,356
Bảng 3.7. Mức độ chức năng khớp háng theo OHS 6 tháng sau mổ theo nguyên nhân
Mức chức năng OHS6
Thoái hóa khớp
Nguyên nhân thay khớp
TổngHoại tử
vô khuẩn
Gãy cổ
chỏm
Gãy liên
mấu chuyển
VCSDK
Kém
Số BN 0 0 3 3 0 6
% của toàn bộ 0,0% 0,0% 15,0% 15,0% 0,0% 30,0%
Khá
Số BN 0 1 1 0 0 2
% của toàn bộ 0,0% 5,0% 5,0% 0,0% 0,0% 10,0%
Tốt
Số BN 0 1 2 0 2 5
% của toàn bộ 0,0% 5,0% 10,0% 0,0% 10,0% 25,0%
Rất tốt
Số BN 1 4 1 1 0 7
% của toàn bộ 5,0% 20,0% 5,0% 5,0% 0,0% 35,0%
Tổng
Số BN 1 6 7 4 2 20
% của toàn bộ 5,0% 30,0% 35,0% 20,0% 10,0% 100,0%
12
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Nhận xét: Mức thay đổi OHS6- OHS0 ở các nhóm
nguyên nhân từ khoảng 17-21,5 điểm (khác biệt
không có ý nghĩa thống kê).
Kết quả chức năng khớp háng sau thay khớp
sau 6 tháng ở mức tốt và rất tốt với các bệnh thoái
Nhận xét: thời gian tập luyện PHCN ở bệnh viện
và tự tập ở nhà ở các nhóm chức năng OHS6 thay
đổi, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05).
4. BÀN LUẬN
Qua 20 bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp
háng tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình Bệnh
viện Trung ương Huế từ 10/2014 đến 4/2015 chúng
tôi nhận thấy một số đặc điểm như sau:
- Về đặc điểm đối tượng nghiên cứu:
Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
là 69,75, (nam và nữ lần lượt là 52,15 và 73,63), thay
đổi từ 27 đến 90 tuổi. Tỷ lệ nam chiếm 60% và độ
tuổi hay gặp nhất là từ 60-80. Tỷ lệ nam/nữ và độ
tuổi này cũng phù hợp với những nghiên cứu của
các tác giả trong nước.
Về nguyên nhân thay khớp, nguyên nhân chủ
yếu trong chỉ định phẫu thuật thay khớp háng là
gãy xương (cổ chỏm, liên mấu chuyển) (55% trường
hợp) và bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
(30% trường hợp), còn lại là các bệnh nội khoa khác.
So với nghiên cứu của Lưu Hồng Hải [4] thì tỷ
lệ thoái hóa khớp của nhóm nghiên cứu của chúng
tôi thấp hơn nhiều (5% so với 15,8%), ngược lại,
tỷ lệ thay khớp do gãy xương cao hơn (55% so với
17,5%).
Đa số (75%) là phẫu thuật toàn phần không xi
măng. Phẫu thuật toàn phần có xi măng hoặc bán
phần thường được thực hiện với đối tượng gãy
xương (liên mấu chuyển và cổ-chỏm).
Sau phẫu thuật, hầu hết bệnh nhân đều được
tập luyện sớm với sự hướng dẫn của kỹ thuật viên,
tỷ lệ bất động bằng nẹp sau mổ thấp và với thời
gian ngắn. Thời gian tập luyện tại bệnh viện không
dài (trung bình 7,9 ngày). Đa số bệnh nhân khi xuất
viện đều nhận biết về sự cần thiết phải tập luyện tại
nhà và thời gian tự tập trung bình 5,5 tuần. Tuy vậy
vẫn có 2 bệnh nhân không tự tập sau phẫu thuật.
Chương trình tập luyện không thống nhất, có bệnh
nhân được hướng dẫn vài bài tập cơ bản, có người
bệnh mua tài liệu về nhà tự đọc và tập luyện. Có thể
thấy rõ là chưa có chương trình tập luyện bài bản
và theo dõi sau mổ như những trung tâm thay khớp
lớn ở các nước tiên tiến, do vậy về lâu dài, kết quả
chức năng đạt được cũng không tránh khỏi phần
nào bị hạn chế.
- Về kết quả cải thiện chức năng và sự hài lòng
của người bệnh:
Sự cải thiện chức năng và hài lòng trong nghiên
cứu được đánh giá bằng Thang điểm tự lượng giá
Khớp Háng Oxford là một thang điểm khá mới, đã
được chứng minh tính giá trị và tin cậy ở các nghiên
cứu lượng lớn ở nước ngoài.
Vì thời gian nghiên cứu có hạn, chúng tôi chỉ
theo dõi điểm OHS trước mổ (OHS0), sau mổ 3
tháng (OHS3), và 6 tháng (OHS6), kết hợp với đánh
giá mức độ hài lòng của người bệnh với phẫu thuật
sau mổ 3, 6 tháng (SAT3 và SAT6).
Theo dõi 20 bệnh nhân sau 6 tháng phẫu thuật
thay khớp háng, điểm số OHS 3 và 6 tháng sau mổ
tốt hơn nhiều OHS trước mổ (tăng hơn 19 điểm),
với OHS 6 tháng cao hơn OHS 3 tháng (p<0,001).
Điểm OHS0 và OHS6 của nữ thấp hơn nam (p<0,005)
nhưng sự thay đổi OHS sau 6 tháng (OHS6-OHS0)
của nam và nữ không khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p>0,05).
Đánh giá phân độ chức năng sau 6 tháng, kết quả
tốt và rất tốt chiếm 60%, trung bình 10%, kém chiếm
tỷ lệ đến 30%.
hóa khớp, hoại tử vô khuẩn, viêm cột sống dính
khớp. Riêng nguyên nhân gãy xương có một tỷ lệ
khá cao bệnh nhân có mức chức năng kém, chiếm
6/11 trường hợp gãy xương (cổ chỏm và liên mấu
chuyển).
- Liên quan mức độ OHS 6 và thời gian tập luyện
Bảng 3.8. Liên quan mức độ chức năng OHS 6 tháng sau mổ và thời gian tập luyện
Mức độ chức năng
OHS6
Thời gian tập ở bệnh viện (ngày) Thời gian tự tập ở nhà (tuần)
p
Số BN
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Số BN
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Kém 6 6.00 1.317 6 5.50 1.893
>0,05
Khá 2 7.00 2.000 2 3.50 .500
Tốt 5 14.00 6.656 5 7.00 2.950
Rất tốt 7 5.43 .869 7 5.00 1.397
Tổng 20 7.90 1.799 20 5.50 1.007
13
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Một số nghiên cứu kết quả thay khớp háng khác
nhau ở nước ta cho các kết quả khá khác biệt tùy
theo trung tâm, đối tượng bệnh nhân (nguyên nhân
thay khớp, loại trừ bệnh kèm hay không), loại phẫu
thuật, loại thang điểm sử dụng (phổ biến là thang
điểm khớp háng Harris).
Đỗ Hữu Thắng và cộng sự (2000) [6] theo dõi kết
quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần cho 120
bệnh nhân, cho kết quả 93,2% rất tốt và tốt, 3,4%
trung bình và 2,5% kết quả kém.
Nguyễn Tiến Bình và cộng sự (2004) [1] báo cáo
kết quả thay khớp háng không xi măng tại Bệnh viện
108, từ 1998 – 2004, gồm 152 bệnh nhân với 158
khớp, thời gian theo dõi trung bình 4 năm 3 tháng,
kết quả: rất tốt và tốt 94,75%, vừa 5,69%, kém
1,26%.
Lưu Hồng Hải và cộng sự (2006) [3] báo cáo kết
quả phẫu thuật thay khớp háng cho 628 trường
hợp (bán phần và toàn phần). Kết quả rất tốt và tốt
đạt 200/353 (56,66%), vừa 129/353 (36,54%), kém
14/353 (3,97%).
Lưu Hồng Hải (2008) [4] báo cáo kết quả thay
khớp háng bán phần không xi măng cho 138 bệnh
nhân với 146 khớp (2003-2008), có kết quả đạt
34,5% rất tốt, 37,8% tốt, 11,7% khá, 8,4% trung bình
và 7,6% kém. (Thực tế thì thang điểm Harris 0-100
điểm, phân nhóm quốc tế thành 4 nhóm nên có thể
xem kết quả của Lưu Hồng Hải trung bình và kém
thực chất là thuộc phân nhóm chức năng kém (<70
điểm, chiếm 16%)).
So sánh với các tác giả trên, kết quả chức năng
của bệnh nhân sau 6 tháng trong nghiên cứu của
chúng tôi có tỷ lệ kết quả kém cao hơn khá nhiều.
Mặc dù sử dụng loại thang điểm khác nhau nhưng
số liệu này cũng cho thấy kết quả chức năng ở một
số bệnh nhân không như mong đợi.
Kết quả kém sau 6 tháng ở 6/20 bệnh nhân bao
gồm:
- 1 trường hợp nữ 69 tuổi, gãy cổ xương đùi, thay
khớp háng bán phần không xi măng, OHS0 thấp (8
điểm), OHS 6 kém (21 điểm) do bệnh nhân bị bệnh
lý huyết áp, đái tháo đường không kiểm soát trở
nặng, nên điểm chức năng vận động thấp mặc dù
không còn đau khớp.
- 1 trường hợp nữ 79 tuổi, có bệnh kèm rung nhĩ,
Parkinson nhẹ, gãy cổ xương đùi phải được thay khớp
háng toàn phần có xi măng, OHS0 thấp (6 điểm), sau
6 tháng bệnh còn đau nhẹ nhưng khập khiểng nhiều
và vận động hạn chế, điểm OHS 6 kém (18).
- 1 trường hợp nữ 85 tuổi, béo phì (BMI 28,04),
gãy cổ xương đùi trái được thay khớp háng toàn
phần không xi măng, bệnh nhân có OHS0 thấp (8
điểm), đạt OHS 3 tốt (38 điểm) nhưng sau đó điểm
OHS 6 giảm (23 điểm), bệnh nhân còn đau nhẹ
nhưng do ít chịu vận động, tập luyện do tuổi tác và
nhà neo đơn (tập 1 tuần) nên điểm vận động giảm.
- 1 trường hợp nữ 90 tuổi, gãy cổ xương đùi phải
được thay khớp kháng toàn phần có xi măng, điểm
số OHS tăng đáng kể (OHS 0 =1, OHS 3 =21, OHS 6
= 24), bệnh nhân còn ít đau, khập khiểng, vận động
hạn chế quanh nhà vì tuổi cao sức yếu.
- 1 trường hợp nữ 79 tuổi, gãy cổ xương đùi trái
được thay khớp háng có xi măng, sau thay khớp 6
tháng bệnh nhân còn đau nhẹ nhưng khập khiểng
nhiều và hạn chế vận động quanh nhà, điểm OHS
kém (26 điểm) nhưng cải thiện nhiều so với trước
mổ (OHS0=4).
- 1 trường hợp nam 64 tuổi, gãy cổ xương đùi
trái thay khớp háng toàn phần không xi măng, sau
mổ đau nhiều háng trái, ảnh hưởng chức năng đứng
đi, làm điểm số OHS không cải thiện (OHS0=16,
OHS6 =14) do đau khi vận động nhiều hơn.
Qua 6 trường hợp điểm OHS6 kém cho thấy cả 6
trường hợp này đều thay khớp vì nguyên nhân gãy
cổ xương đùi. Các trường hợp nữ đều cao tuổi, có
chức năng lúc bình thường hạn chế một phần, có
nhiều bệnh lý kèm theo, điểm OHS ban đầu rất thấp,
ít tập luyện. Điểm OHS 6 thấp chủ yếu là do giảm khả
năng vận động, chức năng khớp háng trong khi đau
không đáng kể.
Trường hợp bệnh nhân nam có chức năng kém,
điểm OHS3 và OHS6 không cải thiện vì đau sớm sau
mổ, đau nhiều, cả lúc nghỉ lẫn vận động làm hạn chế
nhiều chức năng, có thể là do nguyên nhân nhiễm
khuẩn sâu. Tình trạng đau khớp háng sớm sau thay
khớp, nhất là biểu hiện đau liên tục, cả khi nghỉ ngơi,
nguyên nhân hàng đầu do nhiễm khuẩn. Còn đau
do lỏng khớp thường muộn và liên quan đến vận
động. Trên thế giới hiện nay, tỷ lệ nhiễm khuẩn sau
thay khớp khoảng 0,5 – 2% [7]. Theo các nghiên
cứu trong nước, Nguyễn Tiến Bình [1] thông báo
nhiễm khuẩn 0,6%, Đỗ Hữu Thắng [6] là 3%. Do vậy
với trường hợp bệnh nhân này cần phải tái khám và
làm các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác
nguyên nhân để xử trí.
Như vậy, nếu loại trừ những đối tượng bệnh
nhân có bệnh kèm chuyển biến nặng lên (2 bệnh
nhân) và tuổi tác quá cao (>85 tuổi, 2 bệnh nhân), tỷ
lệ chức năng OHS6 kém ở nhóm nghiên cứu là 2/16
bệnh nhân còn lại, tức 12,5%, một tỷ lệ khả dĩ chấp
nhận được.
Do kết quả đạt được, nghiên cứu cũng cho thấy
tỷ lệ bệnh nhân hài lòng và rất hài lòng sau 6 tháng
đạt mức 80%.
Qua nghiên cứu tác giả nhận thấy có nhiều yếu
tố có thể ảnh hưởng đến kết quả chức năng thay
14
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
khớp háng như giới tính, tuổi tác, nguyên nhân,
bệnh lý kèm theo, mức chức năng ban đầu, phương
pháp phẫu thuật và biến chứng sau phẫu thuật, quá
trình tập luyện, phương pháp tập luyện cũng như sự
tuân thủ tập luyện Tuy nhiên, do số lượng bệnh
nhân nhóm nghiên cứu còn khá ít, thời gian theo dõi
ngắn nên sự khác biệt khó có ý nghĩa thống kê.
Các tác giả khác thường sử dụng thang điểm
được đánh giá bằng nhân viên y tế. Thang điểm
thường được sử dụng ở các nghiên cứu ở nước ta là
thang điểm Khớp háng Harris (HHS) (từ 1969). Đánh
giá kết quả theo thang điểm Harris có tổng số điểm
là 100, dựa trên các tiêu chuẩn: đau (44 điểm), chức
năng (47 điểm), tầm vận động (5 điểm) và biến dạng
(4 điểm). Điểm số có thể phân loại rất tốt (90-100),
tốt (80-90), vừa (70-80), và kém (<70) [8].
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng HHS
có tác dụng trần (ceiling effects) khá cao. Wamper
và cộng sự [9] báo cáo tác dụng trần không thể chấp
nhận được ở 31 trong 59 nghiên cứu. Một điểm nữa
của thang điểm HHS là khả năng phát hiện sự thay
đổi dài hạn kém [10], do đó, nhiều tác giả khuyến
cáo chỉ sử dụng HHS trong nghiên cứu theo dõi thời
gian ngắn.
Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng Thang điểm
Khớp háng Oford (OHS) có ưu điểm rõ rệt là thu
thập thông tin tự lượng giá của người bệnh, thời
gian thực hiện ngắn (2-10 phút), có thể lượng giá
từ xa qua điện thoại, không đòi hỏi kỹ thuật lượng
giá chuyên biệt, do đó kinh phí theo dõi đánh giá
thấp, có thể sử dụng lâu dài, tiện cho cả thầy thuốc
và người bệnh.
Thang điểm OHS được phát triển bởi sự phối
hợp của các nhà nghiên cứu y tế công cộng và chấn
thương chỉnh hình đại học Oxford, với nguyên bản
tiếng Anh, đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ và đánh
giá như Hà Lan, Nhật, Đức, Pháp
Thang điểm OHS sử dụng 12 câu hỏi bao quát các
triệu chứng đau và chức năng liên quan đến hoạt
động của khớp háng trong sinh hoạt hàng ngày, nên
rất phù hợp với bệnh nhân thay khớp háng. Nhiều
tác giả đánh giá cao khả năng chấp nhận, độ tin cậy
và giá trị của thang điểm OHS.
Về khả năng chấp nhận, 90% trong 6174 bảng
câu hỏi không có mục thiếu. Tác dụng trần (13,5%)
cũng có ở dữ liệu thu thập sau mổ, nhưng mức tác
dụng nền rất thấp [13,14].
Về độ tin cậy, tính thống nhất nội bộđã được
đo lường ở bệnh nhân trước và sau phẫu thuật;
Cronbach’s alpha thay đổi giữa 0,84 – 0,93 (3, 6, 12,
và 24 tháng) [11,15].
Về tính giá trị, các tác giả đã xác định sự tương
quan với đo lường đau và chức năng cao hơn so với
đo lường tâm lý [11,13,14,16,17]. Mối tương quan
giữa OHS và HHS ở các bệnh nhân thay khớp háng
toàn phần là cao (rs 0,7, P<0,001) [17].
Như vậy, thang điểm OHS đánh giá kết quả đau
và chức năng ở bệnh nhân thay khớp háng với các
đặc tính đo lường tâm lý từ chấp nhận được đến
rất tốt là một công cụ rất hữu ích để theo dõi sự
cải thiện chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng
một cách lâu dài. Với tỷ lệ đáp ứng cao, thang điểm
này còn phù hợp cho cả các nghiên cứu lớn. Do vậy,
thang điểm OHS đã được sử dụng ở nhiều nước với
nghiên cứu số lượng lớn [18,19].
Với những ưu điểm kể trên về phương pháp và
kinh tế, chúng tôi nhận thấy sử dụng thang điểm
OHS trong theo dõi bệnh nhân sau thay khớp háng
nhân tạo hết sức phù hợp với tình hình địa lý - kinh
tế - y tế ở Việt Nam nói chung và bệnh nhân nông
thôn, vùng sâu, vùng xa nói riêng.
5. KẾT LUẬN
Phẫu thuật thay khớp háng là một phẫu thuật
được áp dụng với những trường hợp bệnh lý khớp
háng nặng nề gây đau và/hoặc mất chức năng hoàn
toàn hoặc kéo dài.
Nghiên cứu của chúng tôi bước đầu trên 20
trường hợp thay khớp háng tại Bệnh viện Trung
ương Huế từ 10/2014 - 4/2015 cho thấy hầu hết
bệnh nhân được tập luyện sớm ngay sau mổ với thời
gian ngắn ở bệnh viện và duy trì tự tập tại nhà. Mức
độ cải thiện chức năng theo dõi bằng thang điểm
tự lượng giá Oxford sau 3, 6 tháng gia tăng đáng kể
(trên 19 điểm) và 80% bệnh nhân hài lòng sau phẫu
thuật 6 tháng.
6. KIẾN NGHỊ
Từ những thông tin thu thập được và dựa vào
kinh nghiệm thực tế, chúng tôi đưa ra những kiến
nghị sau:
- Cần tăng cường giáo dục, tư vấn cho người
bệnh trước và sau phẫu thuật về tác dụng xấu của
bất động và những ích lợi của các bài tập vận động
sau phẫu thuật. Hướng dẫn kỹ chương trình tập
luyện tại nhà trước khi xuất viện.
- Tăng cường theo dõi từ xa chương trình tự tập
tại nhà, thay đổi chương trình hoặc tái khám kịp thời
khi tiến triển chức năng không như mong đợi để tìm
hiểu nguyên nhân.
- Sử dụng thang điểm tự lượng giá Oxford khớp
háng là một phương thức đánh giá đơn giản, dễ áp
dụng, kinh tế, có giá trị và độ tin cậy giúp theo dõi
tiến triển của sự hồi phục chức năng khớp háng của
người bệnh từ xa, do vậy nên được đánh giá định
kỳ, tốt nhất là sau phẫu thuật 3, 6, 12, 24 tháng hoặc
15
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
lâu hơn nếu được; là một cơ sở để xác định sự thành
công của phẫu thuật, giúp phát hiện sớm những
trường hợp biến chứng hoặc bất thường cần phải
đánh giá lại, so sánh kết quả phẫu thuật liên trung
tâm và quốc tế dễ dàng hơn. Nghiên cứu của chúng
tôi chỉ là bước đầu, mong rằng các đồng nghiệp toàn
quốc quan tâm nghiên cứu áp dụng thang điểm này
rộng rãi hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tiến Bình và cs., "Nhận xét về sử dụng khớp
háng không xi măng loại AML tại Bệnh viện Trung ương
Quân đội 108", Hội chấn thương chỉnh hình Thành phố
Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Ngọc
Liêm, Nguyễn Văn Tín, Lưu Hồng Hải, Nguyễn Quốc Dũng
(2003), “Kinh nghiệm 10 năm phẫu thuật thay khớp háng
tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108”, Y học Việt Nam
số đặc biệt 10/2003, tr. 75-80.
3. Lưu Hồng Hải và cs. (2006), “Đánh giá kết quả phẫu
thuật thay khớp háng từ 12/1991 đến 02/2006 tại Bệnh
viện Trung ương Quân đội 108”, Tạp chí Y dược lâm sàng
108 số đặc biệt Hội nghị thường niên Hội chấn thương
Chỉnh hình Việt Nam lần thứ năm, tr. 98-102.
4. Lưu Hồng Hải và cs (2008), “Đánh giá kết quả xa
phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng tại
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 2003-2008”. http://
phauthuatxuongkhop.com/ truy cập ngày 1/10/2015.
5. Ngô Bảo Khang (2000), “Thay khớp háng nhân tạo
toàn phần và bán phần”, Chuyên đề chấn thương Chỉnh
hình, Y học Việt Nam 10/2000, tr. 2-6.
6. Đỗ Hữu Thắng và cs. (2004), "Đánh giá kết quả thay
khớp háng toàn phần có xi măng khoa Chi dưới – Bệnh
viện chấn thương chỉnh hình", Hội chấn thương chỉnh
hình Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Chunlin Zhan et al., “Incidence and short-term
outcomes of the primary and revision hip replacement in
the United States”, J Bone Joint Surg Am. 2007; 89: 526-
533.
8. Harris WH. Traumatic arthritis of the hip after
dislocation and acetabular fractures: treatment by mold
arthroplasty. An end-result study using a new method of
result evaluation. J Bone Joint Surg Am 1969; 51:737–55.
9. Wamper KE, Sierevelt IN, Poolman RW, Bhandari M,
Haverkamp D. The Harris Hip Score: do ceiling effects limit
its usefulness in orthopedics? Acta Orthop 2010;81:703–7.
10. Shi HY, Mau LW, Chang JK, Wang JW, Chiu HC.
Responsiveness of the Harris Hip Score and the SF-36:
fiveHH years after total hip arthroplasty. Qual Life Res
2009;18:1053– 60.
11. Dawson J, Fitzpatrick R, Carr A, Murray D.
Questionnaire on the perceptions of patients about total
hip replacement. J Bone Joint Surg Br 1996;78:185–90.
12. Murray DW, Fitzpatrick R, Rogers K, Pandit H,
Beard DJ, Carr AJ, et al. The use of the Oxford Hip and
Knee Scores. J Bone Joint Surg Br 2007;89:1010 – 4.
13. Garbuz DS, Xu M, Sayre EC. Patients’ outcome after
total hip arthroplasty: a comparison between the Western
Ontario and McMaster Universities Index and the Oxford
12-item Hip Score. J Arthroplasty 2006;21:998 –1004.
14. Ostendorf M, van Stel HF, Buskens E, Schrijvers AJ,
Marting LN, Verbout AJ, et al. Patient-reported outcome in
total hip replacement: a comparison of five instruments of
health status. J Bone Joint Surg Br 2004;86:801– 8.
15. Fitzpatrick R, Morris R, Hajat S, Reeves B, Murray
DW, Hannen D, et al. The value of short and simple
measures to assess outcomes for patients of total hip
replacement surgery. Qual Health Care 2000;9:146 –50.
16. Dawson J, Fitzpatrick R, Frost S, Gundle R,
McLardy-Smith P, Murray D. Evidence for the validity of
a patient-based instrument for assessment of outcome
after revision hip replacement. J Bone Joint Surg Br
2001;83:1125–9.
17. Kalairajah Y, Azurza K, Hulme C, Molloy S, Drabu KJ.
Health outcome measures in the evaluation of total hip
arthroplasties: a comparison between the Harris Hip Score
and the Oxford Hip Score. J Arthroplasty 2005;20:1037–
41.
18. Rothwell AG, Hooper GJ, Hobbs A, Frampton CM.
An analysis of the Oxford Hip and Knee Scores and their
relationship to early joint revision in the New Zealand
Joint Registry. J Bone Joint Surg Br 2010;92: 413– 8.
19. Wylde V, Blom AW, Whitehouse SL, Taylor AH,
Pattison GT, Bannister GC. Patient-reported outcomes
after total hip and knee arthroplasty: comparison of
midterm results. J Arthroplasty 2009;24:210 – 6.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- buoc_dau_danh_gia_su_hai_long_cua_nguoi_benh_va_su_cai_thien.pdf