Các biến chứng
Bệnh nhi sốt xuất huyết nặng có nguy cơ
chảy máu rất cao nên các thủ thuật xâm lấn
thường rất hạn chế. Trước đây các bác sĩ thường
ít đặt ống thông tiểu trên bệnh nhi sốt xuất huyết
vì sợ biến chứng chảy máu. Tuy nhiên xét đến
lợi ích do ống thông tiểu mang lại rất lớn trong
vấn đề điều trị như theo dõi lượng nước tiểu để
đánh giá điều trị sốc sốt xuất huyết cũng như
theo dõi áp lực ổ bụng nên việc đặt ống thông
tiểu là cần thiết. 17 trường hợp trong nghiên cứu
của chúng tôi không có biến chứng tiểu máu đại
thể, có 3 ca (17,6%) tiểu máu vi thể. Thủ thuật
đặt ống thông tiểu nên tiến hành nhẹ nhàng, sử
dụng ống thông tiểu thích hợp theo lứa tuổi sẽ
hạn chế biến chứng chảy máu.
Nhiễm khuẩn tiểu cũng là vấn đề cần được
quan tâm. Chúng tôi có tiến hành tổng phân tích
và cấy nước tiểu sau khi rút ống thông tiểu. Tuy
nhiên do phần lớn các trường hợp đều có sử
dụng kháng sinh phòng ngừa trước đó nên
không có trường hợp nhiễm khuẩn tiểu nào
được ghi nhận trong nghiên cứu của chúng tôi.
Nghiên cứu của Cheatham và cộng sự năm 2006
trên 122 bệnh nhân có đo áp lực bàng quang qua
ống thông tiểu nhận thấy phương pháp đo áp
lực bàng quang thì an toàn và không làm tăng
nguy cơ nhiễm khuẩn tiểu(4). Với kỹ thuật đặt
ống thông tiểu vô khuẩn, thời gian lưu ống
thông tiểu ngắn (24 - 48 giờ) sẽ góp phần hạn chế
biến chứng nhiễm khuẩn tiểu.
Ngoài ra chúng tôi cũng không ghi nhận
biến chứng xuất huyết ổ bụng xảy ra sau chọc dò
ổ bụng giải áp.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu đánh giá vai trò của đo áp lực bàng quang trong chẩn đoán và xử trí tăng áp lực ổ bụng trên bệnh nhi sốt xuất huyết nặng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Nhi khoa 1
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA ĐO ÁP LỰC BÀNG QUANG
TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ TĂNG ÁP LỰC Ổ BỤNG
TRÊN BỆNH NHI SỐT XUẤT HUYẾT NẶNG
Phạm Văn Quang*, Bạch Văn Cam**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sốt xuất huyết nặng có tăng áp lực ổ bụng gây suy hô hấp và nhiều biến chứng, nguy cơ tử
vong cao.
Mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu nhằm bước đầu đánh giá vai trò của đo áp lực bàng quang (ALBQ) trong
chẩn đoán và xử trí tăng áp lực ổ bụng trên bệnh nhi sốt xuất huyết
Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca tiền cứu tại khoa Hồi sức, bệnh viện Nhi Đồng
1 trên bệnh nhi sốt xuất huyết nặng có nguy cơ tăng áp lực ổ bụng kèm suy hô hấp. ALBQ được đo bằng cột
nước với thể tích nước muối sinh lý bơm vào là 1ml/kg. Áp lực ổ bụng (ALOB) được đo trực tiếp khi chọc dò ổ
bụng giải áp.
Kết quả: 17 bệnh nhi sốt xuất huyết độ III và độ IV nặng có chọc dò ổ bụng (tuổi TB = 5,2 tuổi; cân nặng TB
= 18kg) được đưa vào nghiên cứu. Có 2 ca tăng ALOB độ I, 3 ca độ II, 9 ca độ III và 3 ca độ IV. ALBQ phản ánh
khá tốt ALOB với sai số từ 0-3 cmH2O. ALBQ trung bình là 29,4 cmH2O so với ALOB trung bình là 28,5
cmH2O. Có mối tương quan tốt giữa ALOB và ALBQ với r = 0,981; phương trình hồi quy Y = 0,96 X – 1, p<
0,001. Theo khuyến cáo của hội nghị quốc tế về tăng ALOB năm 2004, dựa trên trị số ALBQ, 12 ca có chỉ định
chọc dò ổ bụng giải áp ngay và 5 ca cân nhắc can thiệp do suy hô hấp không cải thiện. Sự cải thiện lâm sàng (hô
hấp, huyết động học, vòng bụng ) khá rõ sau khi chọc dò ổ bụng giải áp. ALBQ sau dẫn lưu ổ bụng giảm đáng kể
với ALBQ trung bình là 15,8 cmH2O (so với 29,4 cmH2O). 88% trường hợp (15/17 ca) ALOB trở về bình
thường hoặc tăng ALOB độ I sau chọc dò ổ bụng giải áp.
Kết luận: Kết quả này gợi ý đo ALBQ là phương pháp rất hứa hẹn, khả thi trong chẩn đoán và xử trí tăng
áp lực ổ bụng trên bệnh nhi sốt xuất huyết.
Từ khóa: ALBQ, ALOB, tăng ALOB, sốt xuất huyết
ASTRACT
EARLY EVALUATION OF THE ROLE OF INTRAVESICAL PRESSURE MEASUREMENT IN
DIAGNOSIS AND MANAGEMENT FOR INTRA-ABDOMINAL HYPERTENSION IN CHILDREN
WITH SEVERE HEMORRHAGIC FEVER
Pham Van Quang, Bach Van Cam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 4 – 2008: 84 - 91
Background - Objectives: Severe hemorrhagic fever with intra-abdominal hypertension (IAH) cause
respiratory failure and many complications, fatal risk is high. Objective of our study is to evaluate initially the
role of intravesical pressure (IVP) measurement in diagnosis and management of intra-abdominal hypertension
(IAH) in children with severe hemorrhagic fever.
Method: Prospective cases – series study in PICU, Children Hospital 1, in hemorrhagic fever children with
risk of IAH and respiratory failure. IVP was measured by fluid column with bladder filling volume of 1 ml/kg of
physiological saline. The intra-abdominal pressure (IAP) was measured directly when percutanous catheter
abdominal decompression was performed.
Results: 17 severe hemorrhagic fever patients (grade III-IV) with abdominal decompression (mean age = 5.2
years, mean weight = 18kg) were included. 2 cases were IAH of grade I, 3 cases of grade II, 9 cases of grade III,
and 3 case of grade IV. IVP estimated rather well IAP with overestimation of 0-3 cmH2O. Mean IVP of 29.4
cmH2O versus mean IAP of 28.5 cmH2O. There was a close relation between IAP and IVP with r = 0.981;
* Bộ môn Nhi, Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch
** Khối Hồi sức – Cấp cứu, bệnh viện Nhi Đồng 1
Chuyên đề Nhi khoa 2
univariate linear regression Y = 0.96 X – 1, p<0.001. According to recommendations of the International
Conference of Expert on IAH in 2004, based on IVP, 12 cases had indication of abdominal decompression and 5
cases were considered to decompress because respiratory failure status was not favorable. Clinical manifestations
(respiratory, hemodynamic, abdominal perimeter ) were improved after abdominal decompression The IVP after
decompression was reduced considerably with mean IVP of 15.8 cmH2O (versus 29.4 cmH2O). 88% of cases
(15/17) had normal IAP or IAH of grade I after abdominal decompression.
Conclusion: These data suggest that the IVP measurement is available, promising technique in diagnosis
and management of IAH in children with severe hemorrhagic fever.
Key words: IVP, IAP, IAH, hemorrhagic fever
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết là bệnh lý thường gặp và là
một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong ở trẻ em. Cùng với sốc kéo dài, rối loạn
đông máu, suy hô hấp là yếu tố quan trọng góp
phần gây tử vong ở trẻ bị sốt xuất huyết. Cơ chế
chính của suy hô hấp là do tăng tính thấm thành
mạch gây phù mô kẻ, tràn dịch màng phổi, tràn
dịch màng bụng (1). Trong đó tràn dịch màng
bụng là triệu chứng lâm sàng thường gặp trên
bệnh nhi sốt xuất huyết nặng gây tăng áp lực ổ
bụng, chèn ép khoang ổ bụng dẫn tới suy hô
hấp, sốc và giảm tưới máu các cơ quan trong ổ
bụng (2,12,14). Chọc dò ổ bụng giái áp được xem
là phương pháp ít xâm lấn, an toàn và rất hiệu
quả trong tăng áp lực ổ bụng do tràn dịch(2). Tuy
nhiên trên bệnh nhi sốt xuất huyết thì nguy cơ
chảy máu rất cao nên việc can thiệp chọc dò ổ
bụng giải áp phải đúng lúc, không được sai sót.
Vấn đề được các bác sĩ điều trị đặt ra là làm sao
chẩn đoán được tăng áp lực ổ bụng và áp lực ổ
bụng bao nhiêu là có chỉ định can thiệp ? Các tác
giả trên thế giới đã thống nhất là đo áp lực ổ
bụng là phương pháp chủ yếu để chẩn đoán và
xử trí tăng áp lực ổ bụng(2,12). Nhưng đo áp lực ổ
bụng trực tiếp khó thực hiện vì xâm lấn. Vì vậy
trong những năm gần đây nhiều nghiên cứu về
đo áp lực ổ bụng gián tiếp đã được thực hiện,
trong đó phần lớn các tác giả nhận thấy phương
pháp đo áp lực trong bàng quang là khả thi, có
độ chính xác cao và được xem là một phương
pháp chuẩn để theo dõi, đánh giá gián tiếp áp
lực ổ bụng(2,3,10,12,14).
Nhằm góp phần áp dụng kỹ thuật học thích
hợp trong điều kiện trang thiết bị hạn chế tại
nước ta, nghiên cứu của chúng tôi nhằm trả lời
câu hỏi liệu đo áp lực bàng quang bằng cột nước
có thể ước tính áp lực ổ bụng và hướng dẫn cho
việc can thiệp giải áp trên bệnh nhi sốt xuất
huyết nặng có tăng áp lực ổ bụng hay không ?
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca tiền cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
Các bệnh nhi sốt xuất huyết có nguy cơ tăng
áp lực ổ bụng gây suy hô hấp nhập khoa Hồi
sức, bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 07/2007.
Tiêu chí nhận vào nghiên cứu
+ Bệnh nhi được chẩn đoán sốt xuất huyết
theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới và có
kết quả Mac-Elisa sốt xuất huyết trong máu
dương tính(1).
+ Nguy cơ tăng áp lực ổ bụng do tràn dịch ổ
bụng được đánh giá bằng siêu âm bụng có tràn
dịch ổ bụng lượng nhiều.
+ Suy hô hấp được hỗ trợ hô hấp (thở oxy,
NCPAP, thở máy).
Tiêu chí loại trừ
+ Tình trạng bệnh nhân suy hô hấp nặng,
đe dọa tính mạng phải can thiệp điều trị chọc
bụng giải áp ngay không thể chờ đợi đo áp lực
bàng quang.
Phương pháp tiến hành
Các bệnh nhi đủ tiêu chí nhận vào nghiên
cứu sẽ được đặt ống thông tiểu Foley tùy theo
lứa tuổi và thiết lập hệ thống đo áp lực bàng
quang cải tiến của Cheatham và Safcsak(2,14).
Chuyên đề Nhi khoa 3
Cộ
t n
ư
ớ
c
đ
o
áp
lự
c
Hệ
th
ố
n
g
tru
yề
n
dị
ch
Ố
n
g
tiê
m
20
m
l
Ống
thông
tiểu
Túi chứa
nước tiểu
1 2 3
+ Ba chia có dây số 1 nối với cột nước đo áp
lực và ống thông tiểu
+ Ba chia không dây số 2 nối với hệ thống
truyền dịch
+ Ba chia không dây số 3 nối với ống tiêm 20
ml và túi chứa nước tiểu
Khi bệnh nhi có chỉ định chọc dò ổ bụng để
giải áp (chủ yếu dựa trên lâm sàng và kinh
nghiệm của bác sĩ điều trị), bác sĩ tiến hành:
+ Đo áp lực bàng quang bằng cột nước với
thể tích nước muối sinh lý bơm vào bàng quang
là 1ml/kg, thể tích tối đa là 25ml(2,12)
+ Sau đó chọc dò ổ bụng, đo áp lực ổ bụng
trực tiếp bằng cột nước
+ Dẫn lưu dịch ổ bụng
+ Đo lại áp lực bàng quang sau khi dẫn lưu
dịch ổ bụng
Đồng thời chúng tôi cũng ghi nhận:
+ Các yếu tố dịch tể học: tuổi, giới, cân nặng
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực ổ bụng:
hỗ trợ hô hấp, tràn dịch màng phổi, tràn dịch
màng bụng
+ Các yếu tố liên quan đến hiệu quả của chọc
dò ổ bụng giải áp: tri giác, mạch, huyết áp, nhịp
thở, sử dụng cơ hô hấp phụ, SpO2, vòng bụng,
áp lực tĩnh mạch trung ương trước và sau khi
chọc dò ổ bụng, lượng dịch dẫn lưu
+ Các biến chứng: tiểu máu, nhiễm khuẩn
tiểu, xuất huyết ổ bụng
Trong báo cáo này, chúng tôi trình bày kết
quả nghiên cứu 17 trường hợp bệnh nhi đầu tiên
trong lô nghiên cứu nhập viện từ 07/2007 đến
07/2008 để bước đầu đánh giá vai trò của đo áp
lực bàng quang trong chẩn đoán và xử trí tăng
áp lực ổ bụng trên bệnh nhi sốt xuất huyết.
KẾT QUẢ
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu (n = 17 ca)
Đặc điểm Kết quả
Tuổi (năm) 5,2 ± 2,2
. 2-6 tuổi 13 (76,5%)
. 7-11 tuổi 4 (23,5%)
Giới nam 9 (52,9%)
Cân nặng (kg) 18 ± 8 (11 - 47)
. Độ III 14 (82,4%) Sốt xuất
huyết
. Độ IV 3 (17,6%)
. N5 6 (35,2%)
. N6 9 (53%) Ngày SXH
. N7 2 (11,8%)
Tổng dịch truyền (ml/kg) 196 ± 67 (78 - 388)
. Đại phân tử 112 ± 36 (50 - 210)
. Máu, sản phẩm máu 40 ± 41 (0 - 157)
Thời gian truyền (giờ) 35 ± 10 (18 - 63)
. 6 cmH2O 2 (11,8%)
. 8 cmH2O 9 (52,9%) Áp lực
NCPAP
. 10 cmH2O 6 (35,3%)
. 61% 1 (5,9%)
. 80% 5 (29,4%) FiO2 NCPAP
. 100% 11 (64,7%)
Trung bình 4 (23,5%) TDMP phải
. Nhiều 13 (76,5%)
. Ít 5 (29,4%)
Trung bình 11 (64,7%) TDMP trái
. Nhiều 1 (5,9%)
TDMB lượng nhiều 17 (100%)
Nhận xét: 17 trường hợp trong nghiên cứu
của chúng tôi phần lớn là trẻ nhỏ 2-6 tuổi (trung
bình 5 tuổi), cân nặng trung bình 18 kg bị sốt
xuất huyết độ III, IV nặng đa số ở ngày 5-7 của
bệnh với tổng lượng dịch truyền nhiều, trung
bình 196ml/kg/35giờ. Tất cả bệnh nhi đều có tràn
dịch màng bụng lượng nhiều kết hợp với tràn
dịch màng phổi 2 bên. Các bệnh nhi đều trong
tình trạng suy hô hấp nặng được thở NCPAP
với áp lực cao 8-10 cmH2O và FiO2 cao 80-100%.
Chuyên đề Nhi khoa 4
Vai trò áp lực bàng quang trong chẩn đoán
tăng áp lực ổ bụng
Bảng.2: Mối tương quan giữa áp lực bàng quang và
áp lực ổ bụng
Kết quả
Trị số trung bình:
. ALBQ (cmH2O)
. ALOB (cmH2O)
29,4 ± 5,3
28,5 ± 5,4
Hệ số tương quan Pearson r = 0,981 ; p<0,0001
Phương trình hồi quy tuyến tính:
Y = ALOB (cmH2O)
X = ALBQ (cmH2O)
Y = 0,96 X – 1
Đồ thị 3.1: Phương trình hồi quy tuyến tính giữa
ALBQ và ALOB
Nhận xét: Trị số áp lực bàng quang và áp lực
ổ bụng có mối tương quan chặt có ý nghĩa thống
kê với hệ số tương quan r = 0,981 (p < 0,0001).
ALBQ và ALOB có trị số gần giống nhau, ALBQ
cao hơn ALOB khoảng 1 cmH2O ( Y = 0,96 X –
1).
Bảng 3: Đánh giá tăng áp lực ổ bụng dựa trên ALOB
và ALBQ
Tăng ALOB Dựa trên ALOB Dựa trên ALBQ
Độ 1 2 (11,8%) 2 (11,8%)
Độ 2 4 (23,5%) 3 (17,6%)
Độ 3 8 (47,1%) 9 (52,9%)
Độ 4 3 (17,6%) 3 (17,6%)
Nhận xét: Tăng áp lực ổ bụng được đánh giá
dựa trên ALOB và ALBQ cho kết quả tương tự
nhau. Tất cả các trường hợp đều có tăng áp lực ổ
bụng, trong đó 2/3 trường hợp có tăng áp lực ổ
bụng nặng ở độ 3 và độ 4.
Xử trí tăng áp lực ổ bụng
Bảng 4: Hiệu quả chọc dò ổ bụng giải áp trên bệnh
nhi sốt xuất huyết nặng có tăng áp lực ổ bụng
N=17 ca P Tăng
ALOB
độ 1&2,
N=5
Tăng
ALOB
độ 3&4,
N=12
Tri giác
. Trước CDOB
. Sau CDOB
100% bứt rứt
100% nằm
yên
Mạch (l/p)
. Trước CDOB
. Sau CDOB
167 ± 22
151 ± 24
0,001
181 ± 12
164 ± 7
161 ± 23
146 ± 26
HA tbình
(mmHg)
. Trước CDOB
. Sau CDOB
95 ± 9
89 ± 7
0,03
91 ± 8
89 ± 6
97 ± 9
89 ± 8
Nhịp thở (l/p)
. Trước CDOB
. Sau CDOB
55 ± 8
47 ± 7
0,001
52 ± 7
47 ± 6
56 ± 8
47 ± 7
SpO2 (%)
. Trước CDOB
. Sau CDOB
97 ± 4
99 ± 2
0,06
99 ± 2
100 ± 0
96 ± 4
98 ± 1
Độ căng thành
bụng
. Trước CDOB
. Sau CDOB
88,2% căng
cứng
76,5% bụng
mềm
Vòng bụng
. Trước CDOB
. Sau CDOB
59,5 ± 7,5
56 ± 7,6
0,001
58 ± 2,9
55,3 ± 2,2
60,2 ± 8,8
56,2 ± 9
Lượng dịch
dẫn lưu
(ml/kg)
48 ± 20 39 ± 28 52 ± 15
CVP (cmH2O)
. Trước CDOB
. Sau CDOB
19 ± 4,8
14,7 ± 4,8
0,001
18,1 ± 2,5
14,6 ± 5
19,5 ± 5,7
14,9 ± 5
ALBQ
(cmH2O)
. Trước CDOB
. Sau CDOB
29,4 ± 5,3
15,8 ± 5,1
0,001
22,9 ± 3,7
13,4 ± 6,9
32,1 ± 3
16,7 ± 4,1
Tăng ALOB
sau CDOB
. Bình thường
. Độ 1
. Độ 2
8 (47,1%)
7 (41,2%)
2 (11,8%)
2
3
6
4
2
Nhận xét: Sau khi chọc dò ổ bụng giải áp,
chúng tôi nhận thấy có sự cải thiện tình trạng
lâm sàng (tri giác, mạch, nhịp thở, độ căng thành
bụng, vòng bụng); Lượng dịch dẫn lưu khá
nhiều, trung bình 48 ml/kg. CVP và ALBQ đều
giảm. Phần lớn ALOB trở về gần bình thường
36.0
33.0
30.0
27.0
24.0
21.0
18.0
35.0 30.0 25.0 20.0
?th?ng
Quan sát
Y = 0,96 X - 1
ALBQ
Chuyên đề Nhi khoa 5
hoặc chỉ tăng ALOB độ 1 chiếm 88% (15/17
trường hợp) sau khi chọc dẫn lưu ổ bụng.
Các biến chứng
Bảng 5: Các biến chứng liên quan đo áp lực bàng
quang và chọc dò ổ bụng dẫn lưu
Biến chứng Kết quả
Xuất huyết ổ bụng 0
. Đại thể 0 Tiểu
máu
. Vi thể 3 (17,6%)
Nhiễm khuẩn tiểu 0
Nhận xét: Không ghi nhận biến chứng xuất
huyết do chọc dò ổ bụng và tiểu máu đại thể do
đặt ống thông tiểu. Có 3 trường hợp tiểu máu vi
thể (17,6%)
BÀN LUẬN
Vai trò của áp lực bàng quang trong chẩn
đoán tăng áp lực ổ bụng trên bệnh nhi sốt
xuất huyết nặng
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, 17 trường
hợp nghiên cứu đều có tăng áp lực ổ bụng gây
suy hô hấp, giảm tưới máu các cơ quan cần được
chọc dò ổ bụng giải áp. Nhưng vấn đề đặt ra ở
đây làm sao chẩn đoán chính xác tăng áp lực ổ
bụng trên bệnh nhi sốt xuất huyết để can thiệp
đúng thời điểm, tránh gây biến chứng chảy máu
ổ bụng do chọc giải áp nhiều lần ? Trước đây, để
xác định tăng áp lực ổ bụng, chúng tôi chỉ dựa
trên kinh nghiêm lâm sàng: bụng căng nhiều,
vòng bụng tăng, tràn dịch màng bụng lượng
nhiều trên siêu âm kèm suy hô hấp. Điều này rất
cần kinh nghiệm của các bác sĩ lâu năm. Năm
2002, M. Sugrue và cộng sự trong một nghiên
cứu quan sát tiền cứu trên 110 bệnh nhân cho
thấy đánh giá tăng áp lực ổ bụng chỉ dựa vào
thăm khám lâm sàng không đáng tin cậy, với độ
nhạy cảm chỉ là 60%, độ đặc hiệu 80%(13). Các
nghiên cứu khác cũng nhận thấy khám lâm sàng
trong chẩn đoán tăng áp lực ổ bụng có độ nhạy
cảm thấp 40-60%(2,12). Vì vậy cho tới hiện nay, các
tác giả trên thế giới đã thống nhất là đo áp lực ổ
bụng là phương pháp chủ yếu để chẩn đoán và
xử trí tăng áp lực ổ bụng(2,12). Phần lớn các nghiên
cứu nhận thấy phương pháp đo áp lực trong
bàng quang là khả thi, có độ chính xác cao và
được xem là một phương pháp chuẩn để theo
dõi, đánh giá gián tiếp áp lực ổ bụng(2,3,6,10,12,13).
17 trường hợp có chọc dò ổ bụng trong
nghiên cứu của chúng tôi đều được đo áp lực
bàng quang bằng cột nước trước khi chọc dò và
đo áp lực ổ bụng trực tiếp bằng cột nước sau đó
vài phút. Kết quả cho thấy trị số áp lực bàng
quang đo bằng cột nước phản ánh khá tốt áp lực
trong ổ bụng với sai số 0-3 cmH2O. Áp lực bàng
quang trung bình ghi nhận được là 29,4 cmH2O
so áp lực ổ bụng trung bình là 28,5 cmH2O.
Chúng tôi nhận thấy có mối tương quan tốt có ý
nghĩa thống kê giữa ALOB và ALBQ với hệ số
tương quan r = 0,981; phương trình hồi quy là Y
= 0,96 X – 1 (p<0,001) với Y = ALOB và X =
ALBQ.
Nghiên cứu của P.K. Suominen và cộng sự
nhận thấy đo áp lực trong bàng quang ở trẻ
em với thể tích nước muối sinh lý bơm vào
bàng quang 1 ml/kg phản ánh chính xác áp lực
trong ổ bụng với kết quả ghi nhận được cao
hơn khoảng 1,33 mmHg = 2 cmH2O (14).
Nghiên cứu của P.J. Davis cũng nhận thấy kết
quả tương tự khi so sánh giữa phương pháp
đo áp lực trong bàng quang ở trẻ em và đo áp
lực ổ bụng trực tiếp với sai số ghi nhận cao
hơn 0,07 - 1,23mmHg = 0,1 - 1,7 cm H2O(6). Các
nghiên cứu về đo áp lực bàng quang ở người
lớn cũng nhận thấy áp lực bàng quang phản
ánh chính xác áp lực trong ổ bụng(2,12). Một vài
nguyên nhân tạo ra các sai số khi đo áp lực
bàng quang liên quan đến bệnh nhân ( tư thế
nằm, cử động, co cơ bụng ) và kỹ thuật thực
hiện (dụng cụ, phương pháp đo và nhất là khi
đọc kết quả)(2,7,9,10,11,12,14). Để hạn chế các sai số
có thể xảy ra khi đo áp lực trong bàng quang,
chúng tôi đã thống nhất phương pháp đo
trước khi tiến hành theo phương pháp của
Cheatham và Safcsak(3,10), sử dụng các dụng cụ
đồng nhất cho tất cả các lần đo, luôn có sự
hiện diện của 2 bác sĩ khi đo áp lực bàng
quang để tránh sai sót và thống nhất kế quả
ghi nhận được.
Chuyên đề Nhi khoa 6
Để chẩn đoán tăng áp lực ổ bụng, các chuyên
gia tại hội nghị quốc tế về tăng áp lực ổ bụng tổ
chức tại Úc năm 2004(2,12) đã thống nhất là tăng
áp lực ổ bụng được định nghĩa là khi áp lực
trong ổ bụng ≥ 12 mmHg = 16 cmH2O. Phân độ
tăng áp lực ổ bụng, các tác giả chia thành 4 độ
như sau:
Độ I: áp lực ổ bụng 12 - 15 mmHg = 16 - 20
cmH2O
Độ II: áp lực ổ bụng 16 - 20 mmHg = 21 - 27
cmH2O
- Độ III: áp lực ổ bụng 21 - 25 mmHg = 28 - 34
cmH2O
- Độ IV: áp lực ổ bụng >25 mmHg = >34
cmH2O
Và hội chứng chèn ép ổ bụng được xác định
khí áp lực ổ bụng >20 mmHg = 27 cmH2O kết
hợp rối loạn chức năng ≥ 1 cơ quan.
Do đó dựa trên trị số đo áp lực bàng quang,
cả 17 trường hợp nghiên cứu của chúng tôi đều
có tăng áp lực ổ bụng với 2 ca độ 1 (11,8%); 3 ca
độ II (17,6%), 9 ca độ III (52,9%) và 3 ca độ IV
(17,6%) và tất cả các trường hợp đều có suy hô
hấp nặng nên chúng tôi có 12 ca (70,6%) đủ tiêu
chuẩn chẩn đoán hội chứng chèn ép khoang ổ
bụng. Kết quả cũng tương tự nếu chúng tôi đánh
giá đựa trên trị số đo áp lực ổ bụng trực tiếp.
Qua đó, bước đầu chúng tôi nhận thấy đo áp lực
trong bàng quang có thể ước tính áp lực ổ bụng
và đây là một phương pháp đầy hứa hẹn để
chẩn đoán tăng áp lực ổ bụng trên bệnh nhi sốt
xuất huyết.
Xử trí tăng áp lực ổ bụng trên bệnh nhi sốt
xuất huyết
Đánh giá về hiệu quả chọc dò ổ bụng giải áp,
chúng tôi nhận thấy sự cải thiện lâm sàng khá rõ
rệt sau khi chọc dò ổ bụng giải áp với biểu hiện
trẻ nằm yên, hết bứt rứt, giảm tần số tim, bớt thở
nhanh, gắng sức. Chu vi vòng bụng, độ căng
thành bụng đều giảm sau khi chọc dò ổ bụng
giải áp. Ngoài ra chúng tôi cũng nhận thấy trị số
CVP có giảm sau chọc dò ổ bụng giải áp trong 14
trường hợp. Lượng dịch dẫn lưu ổ bụng khá
nhiều, trung bình 48ml/kg. Để đánh giá chính
xác hiệu quả của chọc dò ổ bụng giải áp, chúng
tôi đều đo áp lực bàng quang sau khi dẫn lưu ổ
bụng. Kết quả cho thấy sau khi chọc dò ổ bụng
dẫn lưu trị số áp lực bàng quang giảm đáng kể,
áp lực bàng quang sau dẫn lưu ổ bụng trung
bình là 15,8 cmH2O (so với trước chọc dò là 29,4
cmH2O). Phần lớn ALOB trở về gần bình
thường hoặc chỉ tăng ALOB độ 1 chiếm 88%
(15/17 trường hợp) sau khi chọc dẫn lưu ổ bụng.
Kết quả này cho thấy hiệu quả của chọc dò ổ
bụng giải áp trong tăng áp lực ổ bụng trên bệnh
nhi sốt xuất huyết. Nhiều nghiên cứu đã nhận
thấy chọc dò ổ bụng để giải áp trong trường hợp
tăng áp lực ổ bụng (do dịch, máu hoặc khí) gây
rối loạn chức năng các cơ quan là phương pháp
ít xâm lấn, an toàn và rất hiệu quả(2,5,8). Gotlieb và
cộng sự đã thực hiện chọc dò ổ bụng dẫn lưu
cho các trường hợp bướu buồng trứng gây tràn
dịch tăng áp lực ổ bụng độ III, IV, kết quả cho
thấy 33/35 bệnh nhân giảm đáng kể áp lực ổ
bụng kèm cải thiện chức năng hô hấp, huyết
động học. Vì vậy các chuyên gia đã khuyến cáo
nên chọc dò ổ bụng giải áp trong các trường hợp
tăng áp lực ổ bụng hoặc hội chứng chèn ép ổ
bụng do dịch, abcès hoặc máu(2).
Tuy nhiên vấn đề chúng tôi đặt ra là áp lực ổ
bụng là bao nhiêu thì có chỉ định chọc dò ổ bụng
giải áp vì đây là thủ thuật xâm lấn có nguy cơ
chảy máu cao trên bệnh nhân sốt xuất huyết
nặng có rối loạn đông máu. Xét về chỉ định can
thiệp trong tăng áp lực ổ bụng và hội chứng
chèn ép khoang ổ bụng, các chuyên gia tại hội
nghị quốc tế về tăng áp lực ổ bụng năm 2004 đã
thống nhất nên điều trị giải áp trong trường hợp
tăng áp lực ổ bụng > 20 mmHg = 27 cmH2O kèm
rối loạn chức năng ≥ 1 cơ quan(2,12). Trong 17
trường hợp có chọc dò ổ bụng giải áp trong
nghiên cứu của chúng tôi, 12 ca tăng ALOB độ 3
và độ 4 (70,6%) có kèm suy hô hấp nặng nên có
chỉ định can thiệp giải áp ngay theo khuyến cáo
của các chuyên gia tại hội nghị quốc tế về tăng
áp lực ổ bụng năm 2004. Các trường hợp này
đều có sự cải thiện lâm sàng; dịch ổ bụng dẫn
Chuyên đề Nhi khoa 7
lưu dễ dàng với lượng nhiều 430 - 2000 ml
(trung bình 52ml/kg) và áp lực bàng quang giảm
rõ rệt sau dẫn lưu (16,7 cmH2O so với 32,1
cmH2O trước dẫn lưu), 10/12 ca có áp lực ổ bụng
về gần bình thường hoặc tăng ALOB độ 1.
Chúng tôi cũng tiến hành chọc dò ổ bụng
giải áp 2 ca tăng ALOB độ 1 (ALBQ 18 và 20
cmH2O) và 3 ca tăng ALOB độ 2 (24,5; 25; và 27
cmH2O) do tình trạng suy hô hấp nặng. Cả 5
trường hợp đều có cải thiện lâm sàng và ALOB
sau khi dẫn lưu. Nhưng chúng tôi nhận thấy
lượng dịch dẫn lưu ít hơn (39ml/kg), dịch chảy
ra khó khăn nhất là đối với 2 tăng ALOB ca độ 1
phải kết hợp đè ổ bụng tăng áp lực để dẫn lưu
dịch nên có thể làm bệnh nhi mệt và tăng nguy
cơ xuất huyết trong ổ bụng.
Ngoài ra có 6 trường hợp tăng ALOB cân
nhắc chọc dò ổ bụng giải áp, sau khi ALBQ và
ghi nhận kết quả lần lượt là 13; 21; 23; 24; 25; 26
cmH2O, chúng tôi quyết định theo dõi thêm và
cân nhắc can thiệp khi diễn tiến suy hô hấp
không cải thiện. Tất cả 6 trường hợp này đều
diễn tiến tốt, không cần chọc dò ổ bụng giải áp.
Qua đó bước đầu cho thấy việc đo và theo
dõi áp lực trong bàng quang rất hứa hẹn cho
hướng dẫn xử trí tăng áp lực ổ bụng trên bệnh
nhi sốt xuất huyết, nhất là đối với các bác sĩ trẻ
chưa có nhiều kinh nghiệm, tránh được can
thiệp không cần thiết có thể gây biến chứng xuất
huyết ổ bụng. Hiện tại chúng tôi tiến hành chọc
dò ổ bụng giái áp khi ALBQ ≥ 27 cmH2O kèm
tình trạng suy hô hấp nặng theo khuyến cáo các
chuyên gia tại hội nghị quốc tế về tăng áp lực ổ
bụng năm 2004(2,12). Chúng tôi cần có số ca
nghiên cứu lớn hơn để xác định ngưỡng ALBQ
để tiến hành chọc dò ổ bụng giái áp.
Các biến chứng
Bệnh nhi sốt xuất huyết nặng có nguy cơ
chảy máu rất cao nên các thủ thuật xâm lấn
thường rất hạn chế. Trước đây các bác sĩ thường
ít đặt ống thông tiểu trên bệnh nhi sốt xuất huyết
vì sợ biến chứng chảy máu. Tuy nhiên xét đến
lợi ích do ống thông tiểu mang lại rất lớn trong
vấn đề điều trị như theo dõi lượng nước tiểu để
đánh giá điều trị sốc sốt xuất huyết cũng như
theo dõi áp lực ổ bụng nên việc đặt ống thông
tiểu là cần thiết. 17 trường hợp trong nghiên cứu
của chúng tôi không có biến chứng tiểu máu đại
thể, có 3 ca (17,6%) tiểu máu vi thể. Thủ thuật
đặt ống thông tiểu nên tiến hành nhẹ nhàng, sử
dụng ống thông tiểu thích hợp theo lứa tuổi sẽ
hạn chế biến chứng chảy máu.
Nhiễm khuẩn tiểu cũng là vấn đề cần được
quan tâm. Chúng tôi có tiến hành tổng phân tích
và cấy nước tiểu sau khi rút ống thông tiểu. Tuy
nhiên do phần lớn các trường hợp đều có sử
dụng kháng sinh phòng ngừa trước đó nên
không có trường hợp nhiễm khuẩn tiểu nào
được ghi nhận trong nghiên cứu của chúng tôi.
Nghiên cứu của Cheatham và cộng sự năm 2006
trên 122 bệnh nhân có đo áp lực bàng quang qua
ống thông tiểu nhận thấy phương pháp đo áp
lực bàng quang thì an toàn và không làm tăng
nguy cơ nhiễm khuẩn tiểu(4). Với kỹ thuật đặt
ống thông tiểu vô khuẩn, thời gian lưu ống
thông tiểu ngắn (24 - 48 giờ) sẽ góp phần hạn chế
biến chứng nhiễm khuẩn tiểu.
Ngoài ra chúng tôi cũng không ghi nhận
biến chứng xuất huyết ổ bụng xảy ra sau chọc dò
ổ bụng giải áp.
KẾT LUẬN
Qua 17 trường hợp nghiên cứu, bước đầu
chúng tôi nhận thấy đo áp lực bàng quang là
phương pháp đầy hứa hẹn trong chẩn đoán và
hướng dẫn xử trí tăng áp lực ổ bụng trên bệnh
nhi sốt xuất huyết. Nghiên cứu này sẽ được mở
rộng để có mẫu nghiên cứu lớn hơn nhằm đánh
giá chính xác vai trò của đo áp lực bàng quang
cũng như các biến chứng có thể xảy ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bạch Văn Cam (2002). Randomized comparison of oxygen
mask treatment vs nasal continuous positive airway pressure
in Dengue shock symdrome with acute respiratory failure.
Journal of tropical Pediatrics. 48: 335-339.
2. Cheatham ML, Malbrain MLNG (2007). Results from the
International Conference of Experts on Intra-abdominal
Hypertension and Abdominal Comparment Syndrome,
Recommendations. Intensive Care Med, 33: 951-962.
Chuyên đề Nhi khoa 8
3. Cheatham ML, Safcsak K (1998). Intra-abdominal pressure: a
revised method for measurement. J Am Coll Surg, 186: 594-
595.
4. Cheatham ML, Sagraves SG (2006). Intravascular pressure
monitoring does not cause urinary tract infection. Intensive
Care Med, 32: 1640-1643.
5. Corcos AC, Sherman HF (2001). Percutanous treament of
secondary abdominal compartment syndrome. J Trauma, 51:
1062-1064.
6. Davis PJ, Koottayi S (2005). Comparision of indirect methods
of measuring intra-abdominal pressure in children. Intensive
care Med, 31: 471-475.
7. De Waele J, Pletinckx P (2006). Saline volume in transvesical
intra-abdominal pressure measurement: enough is enough.
Intensive care Med, 32: 455-459.
8. Etzion Y, Barski L (2004). Malignant ascites presenting as
abdominal compartment syndrome. Am J Emerg Med, 22:
430-431.
9. Kimball EJ, Mone MC (2007). Reproducibility of bladder
pressure measurements in critically ill patients. Intensive care
Med, 33: 1195-1198.
10. Malbrain MLNG (2004). Different techniques to measure
intra-abdominal pressure (IAP): time for a critical re-appraisal.
Intensive Care Med, 30: 357-371.
11. Malbrain MLNG (2006). Effect of bladder volume on
measured intravesical pressure: a prospective cohort study.
Critical Care, 10, No4.
12. Malbrain MLNG, Cheatham ML (2006). Results from the
International Conference of Experts on Intra-abdominal
Hypertension and Abdominal Comparment Syndrome.
Intensive Care Med, 32: 1722-1732.
13. Sugrue M, Bauman A (2002). Clinical of examination is an
inaccurate predictor of intra-abdominal pressure. World J.
Surg, 26: 1428-1431.
14. Suominen PK., Pakarinen MP (2006). Comparison of direct
and intravesical measurement of intraabdominal pressure in
children. Journal of Pediatric Surgery, 41: 1381-1385.
Chuyên đề Nhi khoa 9
Chuyên đề Nhi khoa 10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- buoc_dau_danh_gia_vai_tro_cua_do_ap_luc_bang_quang_trong_cha.pdf