Bước đầu nghiên cứu sử dụng khí hóa lỏng-Lpg trên động cơ diesel cỡ nhỏ
Khi sử dụng hỗn hợp nhiên liệu LPG và
diesel cho động cơ đã giảm thiểu lượng ô nhiễm
môi trường hơn khi sử dụng nhiên liệu diesel.
Khi sử dụng hỗn hợp nhiên liệu LPG -
diesel thì khả năng làm việc của động cơ được
cải thiện, nồng độ CO2 giảm, đặc biệt là độ đục
Cần phải nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ số
nén đến hiện tượng hòa khí LPG tự cháy trước
khi nhiên liệu diesel phun vào buồng đốt, làm
quá trình cháy mất điều khiển, gây tác hại xấu
đến động cơ.
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu nghiên cứu sử dụng khí hóa lỏng-Lpg trên động cơ diesel cỡ nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 04/2008
41
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG KHÍ HÓA LỎNG - LPG TRÊN ĐỘNG CƠ
DIESEL CỠ NHỎ
INITIAL RESEARCH ON USING LIQUOID PETROLIUM GAS ON SMALL DIESEL ENGINE
Mai Sơn Hải
Khoa Kỹ thuật Tàu thủy - Trường Đại học Nha Trang
Tóm tắt
Xu hướng sử dụng động cơ diesel lưỡng nhiên liệu (Dual fuel diesel engine) nhằm mục đích giảm
chi phí nhiên liệu và ô nhiễm khí xả đang được triển khai rộng rãi. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ
này trên động cơ diesel cỡ nhỏ mở ra nhiều triển vọng mới. Kết quả nghiên cứu bước đầu của nhóm
thử nghiệm đã chỉ ra rằng khi sử dụng hỗn hợp nhiên liệu diesel và khí hóa lỏng LPG, các chỉ tiêu ô
nhiễm môi trường và khả năng mang tải của động cơ được cải thiện. Chi phí chuyển đổi hệ thống
nhiên liệu của động cơ thấp, các kết cấu của động cơ không bị thay đổi nhiều.
Abstract
The trend of using dual fuel diesel engines for the purpose of reducing fuel costs and air pollution
has been deploying widely. Applied research on small diesel engine in Vietnam has opened many new
prospects. Our first research results have indicated that the use of dual fuel (diesel and LPG) makes
the air pollution decreased and the ability to carry load of the engine is improved more. The cost for
the fuel system conversion is low and the engine structure is not changed much.
Key words: Dual fuel diesel engine, diesel on gas.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta hiện nay có hàng vạn phương tiện
vận tải thủy bộ sử dụng động cơ diesel đang
hoạt động. Vì vậy việc sử dụng hỗn hợp nhiên
liệu khí hóa lỏng LPG và diesel sẽ góp phần
đáng kể vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi
trường.
Nghiên cứu lắp đặt bộ chuyển đổi nhiên
liệu LPG vào hệ thống nhiên liệu của động cơ
với yêu cầu ít thay đổi kết cấu ban đầu, động cơ
có thể hoạt động ở 2 chế độ: đơn nhiên liệu
(diesel) và lưỡng nhiên liệu ( hỗn hợp LPG-
diesel) là hướng nghiên cứu phù hợp với điều
kiện Việt nam.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Phân tích các phương án sử dụng LPG
trên động cơ diesel hiện nay lựa chọn phương
án phù hợp với điều kiện Việt Nam, nhưng vẫn
bảo đảm tiêu chí ít thay đổi kết cấu ban đầu của
động cơ, giá thành chuyển đổi thấp .
2. Tiến hành thử nghiệm ở các chế độ
cung cấp nhiên liệu khác nhau, phân tích các
chỉ tiêu năng lượng và ô nhiễm khí xả, chọn chế
độ sử dụng tối ưu.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Hệ thống sử dụng nhiên liệu khí hóa lỏng
LPG trên động cơ thí nghiệm.
Sau khi phân tích, lựa chọn các phương án
sử dụng LPG trên động cơ diesel, chúng tôi chế
tạo thử nghiệm thành công hệ thống có giá
thành khoảng 8.500.000 đồng, động cơ vẫn giữ
nguyên kết cấu ban đầu. Sơ đồ hệ thống được
trình bày trên hình 1.
Khí hóa lỏng LPG ở trạng thái lỏng trong
bình chứa có áp suất từ 6 – 8 bar, dưới áp suất
này khi mở van chặn 3, LPG lỏng được dẫn đi
theo đường ống cao áp đến bộ giảm áp - hóa
hơi, tại đây LPG lỏng được chuyển thành hơi
với áp suất gần bằng khí quyển. Sau đó theo kỳ
hút của động cơ, hơi LPG được hút vào bộ trộn,
hỗn hợp LPG – không khí và đi vào buồng đốt.
Van điện từ dùng để đóng-mở mạch cấp LPG
khi sử dụng.
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 04/2008
42
M
B ình
LPG
Van
ñieän töø
V an tie á t löu B oä tro ä n taï i hoï ng naï p
M oâ toâ böôù c
Bo ä giaû m aù p hoù a hôi
Hình 1. Sơ đồ cung cấp gas có sử dụng bộ giảm áp hóa hơi
Sau đây là một số thiết bị đã được chế tạo:
3.1.1. B trn : có chức năng hòa trộn LPG ở dạng hơi với khí nạp. Kết cấu của của bộ trộn
được thể hiện ở hình 2
28
Ø100
82.00
Ø55
Ø45
Ø24
38
60
.
00
Ø9 2 loã
6.00
6.00
M
13
Ø4x8 loã
Ø45
R236
Ø9x2 loã
5.00
Hình 2. Bộ trộn LPG-không khí
3.1.2. Van tit lu: có công dụng điều chỉnh lượng LPG vào động cơ theo mức phụ tải
3
23
5
Ø4
4
Ø2
0
5
45
100
16
Ø5
0
Ø4
M8
M15
M
8
M
6
Ø11
Ø13
10
10
Ø11
Ø13
Ø1
5
25
Ø1
0
Hình 3. Kết cấu của van tiết lưu
3.2. Kết quả thử nghiệm:
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm hệ thống chuyển đổi trên động cơ diesel S195 của hãng Cao
Phong- Trung Quốc. Thông số kỹ thuật của động cơ được trình bày ở bảng 1.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 04/2008
43
Bảng 1: Thông số kỹ thuật động cơ S195
TT Thông số kỹ thuật
1 Kiểu loại Diesel 4 kỳ
2 Số xi lanh 1
3 Công suất định mức (HP) 12
4 Tốc độ quay định mức (vòng/phút) 2000
5 Thể tích xilanh (lít) 0,815
3.2.1. Kết quả thí nghiệm động cơ không mang tải.
Bảng 2. Số liệu ô nhiễm khí xả với nhiên liệu diesel ở chế độ không tải.
n (v/ph) Chất phát thải
800 1000 1200 1400 1600 1800
CO2 [%Vol] 2,5 2,8 3,5 3,7 4,2 4,7
CO [%Vol] 0,04 0,03 0,03 0,03 0,04 0,04
HC [ppm] 24 23 23 22 22 22
Độ đục ( %HSU) 1,3 1,3 1,3 1,7 3,4 3,8
Bảng 3. Số liệu ô nhiễm khí xả với nhiên liệu LPG ở chế độ không tải.
n (v/ph) Chất phát thải
800 1000 1200 1400 1600 1800
CO2 [%Vol] 2,2 2,4 2,7 2,8 3,6 3,4
CO [%Vol] 0,03 0,03 0,032 0,032 0,035 0,029
HC [ppm] 35 33 34 34 33 33
Độ đục ( %HSU) 0,9 1,3 1,3 1,3 0,9 0,9
Dựa vào số liệu trên 2 bảng tính ta vẽ được đồ thị so sánh nồng độ khí thải có trong động cơ khi
sử dụng hai loại nhiên liệu ở chế độ không tải.
1000 1200 1400 1600 n (v/ph)600
1.25
2.5
3.75
5
CO2 (%vol)
1800 2000
0.1
CO (%vol)
CO2 [D]
CO [D]
CO2 [LPG]
CO [LPG]
800
0.025
0.05
0.075
Hình 4. Đồ thị độ phát xạ khí xả CO và CO2 ở chế độ chạy không tải
800 1000 1200 1400 1600 n (v/ph)600
%HSU
1800
1
2
3
4 %HSU [D]
%HSU [LPG]
2000
Hình 5. Đồ thị độ đục khí xả động cơ sử dụng diesel và LPG ở chế độ chạy không tải
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 04/2008
44
1000 1200 1400 1600
HC [D]
HC[LPG]
HC [ppm]
800600 1800 2000 n(v/ph)
10
20
30
40
Hình 6. Đồ thị nồng độ phát xạ HC ở chế độ chạy không tải.
Từ đồ thị ta thấy rằng khi chạy với nhiên liệu LPG ở chế độ không tải của động cơ thì nồng độ
phát xạ khí xả đều giảm xuống đáng kể. Độ đục khí thải của động cơ sử dụng nhiên liệu LPG cũng
giảm nhiều so với động cơ khi sử dung nhiên liệu diesel. Lượng CO2, và độ đục khí xả giảm do tốc độ
cháy được cải thiện, nhiên liệu cháy kiệt hơn.
3.2.2. Kết quả thí nghiệm động cơ mang tải.
Bảng 4. Số liệu ô nhiễm khí xả với nhiên liệu diesel chạy ở các chế độ tải
N (Kw) Chất phát thải
1 1,77 2,1 2,67 3,11 3,5
CO2 [%Vol] 6,1 6,2 6,6 7,4 8,6 9,0
CO [%Vol] 0,31 0,34 0,34 0,39 0,42 0,51
HC [ppm] 26 26 26 28 30 35
Độ đục ( %HSU) 1,3 1,7 3,0 8,2 13,6 80,6
Bảng 5. Số liệu ô nhiễm khí xả của động cơ chạy hỗn hợp diesel - LPG
có tải khi cố định mức tải diesel (0,88Kw) sau đó tăng tải LPG
N (Kw) Chất phát thải
1 1,77 2,1 2,67 3,11 3,5
CO2 [%Vol] 4,9 5,1 5,7 6,1 6,0 7,2
CO [%Vol] 0,38 0,41 0,45 0,45 0,49 0,6
HC [ppm] 27 28 28 29 31 38
Độ đục ( %HSU) 0,4 0,9 1,3 1,7 2,1 3,4
2
4
% H S U [ D ]
% H S U [ L P G - D ]
0 1 1 .5 2 2 .5 3 3 .5
6
1 2
1 0
8
1 4
% H S U
N ( K W )0 .5
Hình 7. Đồ thị độ đục khí xả động cơ khi sử dụng diesel và khi sử dụng hỗn hợp LPG-diesel
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 04/2008
45
2
4
CO2 [D]
CO2 [LPG - D]
0 1 1.5 2 2.5 3 3.5
6
10
8
CO2(%vol)
N (KW)0.5
0.2
0.4
0.6
0.8
1
CO (%vol)
CO (D)
CO (LPG-D)
Hình 8. Đồ thị nồng độ phát xạ CO và CO2 khi sử dụng diesel
và khi sử dụng hỗn hợp LPG-diesel
10
HC [D]
HC [LPG - D]
0 1 1.5 2 2.5 3 3.5
20
N (KW)0.5
30
HC (ppm)
40
Hình 9. Đồ thị nồng độ phát xạ HC khi sử dụng diesel
và khi sử dụng hỗn hợp LPG-diesel
Kết quả thí nghiệm cho thấy: khi sử dụng
hỗn hợp nhiên liệu diesel – LPG thì lượng CO2
và độ đục khí xả giảm xuống nhiều và lượng
HC, CO tăng nhưng không đáng kể so với khi
sử dụng nhiên liệu diesel. Khả năng làm việc
của động cơ khi sử dụng hỗn hợp diesel-LPG
được cải thiện. Nếu như động cơ diesel chỉ hoạt
động được ở mức tải dưới 3,5KW thì độ đục đã
vượt quá giới hạn cho phép nhưng khi sử dụng
hỗn hợp diesel – LPG thì giá trị vẫn nằm trong
giá trị cho phép thậm chí là rất nhỏ.
IV. KẾT LUẬN
Khi sử dụng hỗn hợp nhiên liệu LPG và
diesel cho động cơ đã giảm thiểu lượng ô nhiễm
môi trường hơn khi sử dụng nhiên liệu diesel.
Khi sử dụng hỗn hợp nhiên liệu LPG -
diesel thì khả năng làm việc của động cơ được
cải thiện, nồng độ CO2 giảm, đặc biệt là độ đục
của khí xả ở mức tải cao rất thấp, nồng độ các
chất khác tuy có tăng nhưng lượng tăng không
đáng kể.
Hệ thống chế tạo thử nghiệm có giá thành
chấp nhận được, động cơ có thể hoạt động ở 2
chế độ: đơn nhiên liệu (diesel) và lưỡng nhiên
liệu (hỗn hợp LPG-diesel) mà không cần cải tạo
kết cấu động cơ.
Những vấn đề đặt ra phải nghiên cứu
tiếp theo:
Cần xác định tỷ lệ diesel – LPG tối ưu để
động cơ hoạt động đạt hiệu quả tốt nhất.
Cần phải nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ số
nén đến hiện tượng hòa khí LPG tự cháy trước
khi nhiên liệu diesel phun vào buồng đốt, làm
quá trình cháy mất điều khiển, gây tác hại xấu
đến động cơ.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 04/2008
46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Tiến. Đại học Đà Nẵng. Báo cáo tổng kết nghiên cứu bộ điều tốc điện tử cho
động cơ chạy bằng nhiên liệu biogas.
2. GS-TSKH. Bùi Văn Ga. NXB giáp dục. Ô tô và ô nhiễm môi trường.
3. MINWAFOR.. Sadhana Vol. 27, Part 3, June 2002 © Printed in India. Knock characteristics of
dual-fuel combustion in diesel engines using natural gas as primary fuel.
4. Scott Jensen- Energy Conversions Inc. 1/12/06. Converting Diesel Engines to Dual Fuel The
Pros and Cons of Common Gas Engine Types
5. Frank Herold, Thomas Knorr, Frank Weiss. Patent No: US7438032B2-Oct.21,2008 Metod and
device controlling ICE
6. Trang web:
www.petrolimex.com.vn
w.w.w.Dieselongas.com
w.w.w.ultifuel-technology.co.tk
w.w.w.futurefuel.technology.co.uk
www.go-lpg.co.uk
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- buoc_dau_nghien_cuu_su_dung_khi_hoa_long_lpg_tren_dong_co_di.pdf