Bước đầu nghiên cứu tạo vật liệu composite để chế tạo chân vịt tàu cá cỡ nhỏ
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu bước
đầu đã đạt được trên, có thể đi đến một số kết
luận sau:
1. Khả năng chế tạo chân vịt tàu cá cỡ
nhỏ bằng vật liệu Composite là hoàn toàn hiện
thực, sẽ góp phần giảm giá thành chế tạo và
sử dụng chân vịt trên thực tế.
2. Vật liệu Composite có vật liệu nền
Polyeste (hoặc Epoxy) và cốt sợi thủy tinh cắt
ngắn với chất phụ gia thích hợp sẽ giúp tạo
được công nghệ đúc chân vịt trên khuôn kim
loại ở nhiệt độ thường đơn giản và có hiệu
quả cao.
3. Vật liệu Composite cốt sợi thuỷ tinh
ngắn với thành phần mat/nhựa đạt 40% đến
có cơ tính cao, ổn định và tính đúc cao nhất.
Vật liệu với thành phần nêu trên dễ dàng đáp
ứng các yêu cầu kỹ thuật và công nghệ để chế
tạo chân vịt tàu cá có công suất máy chính
dưới 150CV bằng đúc áp lực trong khuôn kim
loại ở nhiệt độ thường.
4. Nghiên cứu trên mới chỉ đánh giá khả
năng chế tạo chân vịt tàu cá cỡ nhỏ trên hai
tiêu chí: độ bền và tính công nghệ. Các tiêu
chí quan trọng khác như độ bền mỏi, độ dai va
đập, tính chống bọt khí và xâm thực. còn
chưa được đề cập đến.
Trên đây chỉ là kết quả nghiên cứu bước
đầu nhằm tạo được kết cấu vật liệu Composite
đủ cơ tính và đặc điểm công nghệ để có thể
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu nghiên cứu tạo vật liệu composite để chế tạo chân vịt tàu cá cỡ nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 02/2008 Trường Đại học Nha Trang
66
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE ĐỂ CHẾ TẠO CHÂN VỊT
TÀU CÁ CỠ NHỎ
INITIAL STUDY ON COMPOSITE MATERIAL FOR MANUFACTURING MARINE PROPELLERS OF
SMALL FISHERY SHIPS
ThS. Trần An Xuân
Khoa Cơ khí - Trường Đại học Nha Trang
Tóm tắt:
Trên cơ sở xác định nhu cầu sử dụng, yêu cầu về cơ tính và tính công nghệ chế tạo của chân vịt
tàu cá cỡ nhỏ nước ta đến 2010 và 2020, bài báo đã trình bày kết quả nghiên cứu bước đầu về khả
năng tạo vật liệu Composite cốt sợi ngắn nền nhựa Polyeste không no để chế tạo chân vịt tàu cá cỡ
nhỏ (công suất máy chính dưới 150CV) bằng phương pháp đúc áp lực trong khuôn kim loại ở nhiệt
độ thường.
Từ khóa: chân vị, composite, tàu cá cỡ nhỏ
Abstract:
Base on determining demands for using, the requirement of mechanical-ness and technological-
ness in manufacturing marine propellers of small fishery ships in Vietnam from 2010 to 2020, this
article presents the result of the first step in researching on manufacturing Composite material short
fiber on unsatured polyester matrix for manufacturing marine propellers of small fishery ships (power
engine under 150hp) by pressure molding metal mould method in normal temperature.
Keywords: propeller, composite, small fishery ship.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Là quốc gia biển, Việt Nam hiện có hạm
đội tàu đánh cá khá lớn với gần 91.000 chiếc,
đã và đang thực hiện khai thác gần 2 triệu tấn
hải sản/năm [4]. Đây là cơ sở vật chất kỹ thuật
quan trọng góp phần đưa Việt Nam đứng vào
hàng ngũ các cường quốc về kinh tế thủy sản
của thế giới.
Theo "Quy hoch tng th phát trin
ngành thu sn đn năm 2010 và đ nh
h
ng đn năm 2020" đã được Thủ tướng
chính phủ phê duyệt ngày 11 tháng 01 năm
2006, Số lượng tàu thuyền đánh cá của nước
ta đến năm 2010 giữ ở mức 50.000 chiếc,
trong đó:
- Số lượng tàu có công suất máy lớn hơn
75 CV: 6.000 chiếc;
- Số lượng tàu có công suất máy từ 46 -
75 CV: 14.000 chiếc;
- Số lượng tàu có công suất máy từ 21 -
45 CV: 20.000 chiếc;
- Số lượng tàu có công suất máy từ 20
CV trở xuống: 10.000 chiếc
Định hướng đến 2020:
1. Tiếp tục phát huy lợi thế về tiềm năng,
trên cơ sở công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát
triển các vùng sản xuất tập trung gắn với phát
triển công nghiệp chế biến và dịch vụ nghề cá,
hình thành các trung tâm nghề cá lớn tại một
số trọng điểm ven biển và đồng bằng Nam Bộ.
2. Đa dạng cơ cấu sản phẩm thủy sản
chế biến, đồng thời phát triển sản xuất một số
loại sản phẩm chủ lực mang tính đặc trưng
của thuỷ sản Việt Nam, có giá trị và sức cạnh
tranh cao để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu,
giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao.
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 02/2008 Trường Đại học Nha Trang
67
3. Đồng thời với phát triển khai thác xa bờ
hợp lý, ổn định khai thác vùng ven bờ, phát
triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản, đa dạng hình
thức nuôi và cơ cấu giống nuôi, nhất là nuôi
trên biển, nhằm khai thác tiềm năng còn lớn,
giải quyết việc làm lao động nông thôn ven
biển, có thu nhập ổn định, góp phần quan
trọng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi
trường sinh thái ven biển bền vững, đồng thời
là nguồn cung cấp chủ yếu nguyên liệu cho
xuất khẩu.
Theo thông tin và số liệu trên, thành phần
tàu đánh cá của nước ta hiện nay và đến 2020
về cơ bản vẫn là tàu cỡ nhỏ có công suất từ
20CV đến 150CV.
Trong kết cấu tàu thủy nói chung và tàu
cá nói riêng, chân vịt là một chi tiết đặc biệt
quan trọng. Cho đến nay chân vịt tàu cá nước
ta vẫn được đúc thủ công từ hợp kim đồng
bằng khuôn cát nên độ chính xác hình học và
tính cân bằng không cao. Với giá kim loại màu
đang tăng cao nên giá thành chân vịt đúc từ
hợp kim đồng đã trở nên rất đắt và gây ảnh
hưởng không nhỏ đến khả năng sản xuất của
tàu cá nói riêng và ngành thủy sản nói chung.
Việc tìm ra một vật lịệu và công nghệ mới
để chế tạo chân vịt tàu cá cỡ nhỏ có giá thành
rẻ, tính công nghệ cao và làm việc tốt trong
môi trường biển là một giải pháp hữu hiệu để
giải quyết khó khăn trên. Theo định hướng
trên, vật liệu Composite là một lựa chọn khả
thi cần được triển khai nghiên cứu.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Thực hiện định hướng trên, Tác giả đã
chọn phương pháp nghiên cứu :
1. Tính toán lý thuyết xác định yêu cầu cơ
tính và công nghệ chế tạo chân vịt tàu cá cỡ
nhỏ từ vật liệu Composite
2. Thực nghiệm nghiên cứu thành phần
vật liệu Composite nhằm đáp ứng tốt các yêu
cầu kỹ thuật và công nghệ nêu trên
Theo phương pháp nghiên cứu đã chọn,
Tác giả đã triển khai nghiên cứu theo các nội
dung chính sau:
1. Xác định các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản
của chân vịt tàu cá cỡ nhỏ nước ta và ứng suất
lớn nhất sinh ra trên chân vịt trong sử dụng.
2. Lựa chọn và thử nghiệm bước đầu cấu
trúc vật liệu Composite thỏa mãn các yêu cầu
kỹ thuật và công nghệ chế tạo chân vịt tàu cá
cỡ nhỏ
3. Kết luận và đề xuất hướng nghiên cứu
tiếp theo.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Các thông s k
thut cơ bn ca chân
v t tàu cá c nh :
Theo số liệu thống kê năm 2000 [2]. Chân
vịt tàu cá cỡ nhỏ của nước ta hiện được đúc
bằng hợp kim đồng trên khuôn cát với các
thông số kỹ thuật cơ bản sau:
Bảng 1. Các thông số kỹ thuật cơ bản của chân vịt tàu cá cỡ nhỏ của nước ta
TT
Công
suất máy
PD (CV)
Đường
kính chân
vịt D (m)
Vòng quay
chân vịt n
(v/ph)
Vận tốc
tàu
VT (Hl/h)
Góc
nghiêng
cánh
γ
Chiều
rộng
cánh
b (m)
Chiều
dày
cánh
t (cm)
H/D
1 33 0,710 580 8 15 0,174 2,88 0,75
2 50 0,810 580 8 15 0,198 3,29 0,75
3 66 0,840 580 8 15 0,206 3,41 0,75
4 100 0,940 520 8 15 0,230 3,82 0,75
5 140 0,810 762 8 15 0,206 3,41 0,75
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 02/2008 Trường Đại học Nha Trang
68
Với số lượng hàng chục ngàn chiếc đang
được sử dụng, đây là số tài sản lớn sẽ được
tiết kiệm nếu chúng được chế tạo hàng loạt từ
Composite rẻ tiền và làm việc tốt trong môi
trường nước biển.
2. Xác đ nh ng sut ln nht sinh ra trên
cánh chân v t trong s dng:
Ứng suất lớn nhất phát sinh trên cánh
chân vịt được xác định theo công thức
Romson [3]. Theo Romson ứng suất trong mỗi
mặt cắt cánh được coi là tổng đại số ứng suất
do momen uốn σ1 và do lực ly tâm σ2 ; σ = σ1
+ σ2.
Đồng thời trên mỗi cánh chân vịt tại điểm
có r = 0,2R có ứng suất lớn nhất [3, trang
315].
Sử dụng công thức Romson để tính ứng
suất cho chân vịt tàu cá cỡ nhỏ tại r = 0.2R với
các thông số của máy và chân vịt lấy theo
bảng 1. Kết quả tính toán giá trị ứng suất lớn
nhất phát sinh trên chân vịt trong sử dụng thể
hiện trên bảng 2.
Bảng 2. Kết quả tính ứng suất lớn nhất trên chân vịt tàu cá cỡ nhỏ
STT
PD
(CV)
σ1K
(N/mm2)
σ1N
(N/mm2)
σ2K
(N/mm2)
σ2N
(N/mm2)
σK
(N/mm2)
σN
(N/mm2)
1 33 6,42 7,16 6,38 7,05 12,80 14,21
2 50 7,46 8,33 8,22 9,18 15,79 17,51
3 66 10,35 11,55 9,24 10,24 19,59 21,79
4 100 11,06 12,34 8,97 9,94 20,13 22,28
5 140 20,86 23,28 14,25 15,7 35,11 39,15
Kết quả tính trên đây cho thấy ứng suất kéo và nén chân vịt khá thấp và nằm trong giới hạn cơ
tính của vật liệu composite cốt sợi thủy tinh thông dụng hiện nay (bảng 3, [2]).
Bảng 3. Đặc tính cơ học tổng quát của vật liệu Composite cốt sợi thủy tinh [1, tr 200]
Vật liệu Sức bền kéo σk
(N/mm2)
Sức bền nén σn
(N/mm2)
Sức bền uốn σu
(N/mm2)
Sợi thủy tinh 1 chiều:
Với Epoxy
Polyeste
530-1730
410-1180
310-480
210-480
690-1860
690-1240
Sợi thủy tinh 2 chiều:
- Satin dệt với polyester
- Roving dệt với polyester
250-400
230-340
210-480
98-140
207-450
200-270
Sợi thủy tinh ngẫu nhiên:
- Tiền tạo dạng với polyester
- Đúc tiếp xúc (tay và phun)
70-170
63-140
130-160
130-170
70-240
140-250
Hợp chất đúc:
- DMC Polyeste
- SMC Polyeste
- Thủy tinh bột nylon
34-70
50-90
120-200
140-180
240-310
110-170
40-140
140-210
140-210
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 02/2008 Trường Đại học Nha Trang
69
3. La chn cu trúc vt liu Composite
tha mãn các yêu cu k
thut và công
ngh ch to chân v t tàu cá c nh
Lựa chọn cấu trúc vật liệu Composite với
cốt sợi thủy tinh, nền Epoxy hoặc Polyeste đều
có thể thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật và công
nghệ chế tạo chân vịt tàu cá cỡ nhỏ đã tính.
Tuy nhiên cấu trúc vật liệu này cho tính công
nghệ kém do chỉ có thể đúc chân vịt theo
phương pháp thủ công và khó đạt độ bền đều
tại các điểm mép cánh. Khắc phục nhược
điểm công nghệ này, tác giả đã chọn cấu trúc
Composite kiểu cốt sợi ngắn. Cấu trúc
composit kiểu cốt sợi ngắn cho phép tạo được
cơ tính vật liệu khá đồng đều trên toàn bộ thể
tích cánh chân vịt và giúp gia công chân vịt dễ
dàng bằng công nghệ đúc áp lực trên khuôn
kim loại.
Tạo cấu trúc Composite với cốt sợi ngắn
từ sợi thuỷ tinh có độ dài 1 đến 3mm, thành
phần mat/ nhựa nền thay đổi từ 20% đến 50%,
chất phụ gia đông cứng (xt) thay đổi từ 1,2%
đến 2,4% theo phương pháp trộn thủ công.
Mẫu thử được chế tạo theo TCVN. Các chỉ
tiêu trên được xác định trên thiết bị kiểm tra cơ
tính vật liệu composite HTE- H50KS của Viện
Nghiên cứu Chế tạo tàu thủy - Trường Đại học
Nha Trang.
Các chỉ tiêu cơ tính của Composite cốt
sợi ngắn nền Polyeste không no thể hiện trên
bảng 4.
Bảng 4: Ứng suất kéo và biến dạng của compozite khi % mat, xúc tác thay đổi
20% Mat 30% Mat 40% Mat 50% Mat Thành
phần
σk(N/mm2) εbd
(mm)
σk(N/mm2) εbd
(mm)
σk(N/mm2) εbd
(mm)
σk(N/mm2) εbd
(mm)
1,2%xt 338,8 0,943 438,8 0,953 476,4 1,218 535,3 1,540
1,8%xt 335,3 0,940 444,2 0,973 47,84 1,145 588,7 1,712
2,4%xt 352,7 1,060 425,6 1,072 469,7 1,292 552,3 1,516
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu bước
đầu đã đạt được trên, có thể đi đến một số kết
luận sau:
1. Khả năng chế tạo chân vịt tàu cá cỡ
nhỏ bằng vật liệu Composite là hoàn toàn hiện
thực, sẽ góp phần giảm giá thành chế tạo và
sử dụng chân vịt trên thực tế.
2. Vật liệu Composite có vật liệu nền
Polyeste (hoặc Epoxy) và cốt sợi thủy tinh cắt
ngắn với chất phụ gia thích hợp sẽ giúp tạo
được công nghệ đúc chân vịt trên khuôn kim
loại ở nhiệt độ thường đơn giản và có hiệu
quả cao.
3. Vật liệu Composite cốt sợi thuỷ tinh
ngắn với thành phần mat/nhựa đạt 40% đến
50% và phụ gia đông cứng 1,8% cho vật liệu
có cơ tính cao, ổn định và tính đúc cao nhất.
Vật liệu với thành phần nêu trên dễ dàng đáp
ứng các yêu cầu kỹ thuật và công nghệ để chế
tạo chân vịt tàu cá có công suất máy chính
dưới 150CV bằng đúc áp lực trong khuôn kim
loại ở nhiệt độ thường.
4. Nghiên cứu trên mới chỉ đánh giá khả
năng chế tạo chân vịt tàu cá cỡ nhỏ trên hai
tiêu chí: độ bền và tính công nghệ. Các tiêu
chí quan trọng khác như độ bền mỏi, độ dai va
đập, tính chống bọt khí và xâm thực... còn
chưa được đề cập đến.
Trên đây chỉ là kết quả nghiên cứu bước
đầu nhằm tạo được kết cấu vật liệu Composite
đủ cơ tính và đặc điểm công nghệ để có thể
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 02/2008 Trường Đại học Nha Trang
70
chế tạo hàng loạt chân vịt tàu cá cỡ nhỏ với
giá thành rẻ phục vụ nhu cầu tại chỗ và đa
dạng của ngư dân. Để định hướng thiết thực
trên sớm hoàn chỉnh phục vụ sản xuất đại trà,
cần triển khai tiếp tục các nghiên cứu:
1. Nghiên cứu thêm các tiêu chí quan
trọng khác như độ bền mỏi, độ dai va đập, tính
chống bọt khí và xâm thực, thời gian đông
cứng và tính trương nở trong nước biển...
trong công nghệ tạo vật liệu phù hợp với khả
năng đúc áp lực chân vịt từ Composite trong
khuôn kim loại ...
2. Cần nghiên cứu phối hợp giữa phương
pháp tính toán thiết kế chân vịt với đặc tính cơ
học của vật liệu composite cốt sợi ngắn để
hoàn thiện vấn đề cấp thiết nêu trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đăng Cường, Compozit Sợi thủy tinh và Ứng dụng, NXB Khoa học và kỹ thuật, năm
2006
2. Quách Đình Liên và CTV. Nâng cao hiệu quả sử dụng động cơ Điesel tàu cá tỉnh Khánh Hòa,
Báo cáo khoa học đề tài 04/KHCN/1998.
3. Trần Công Nghị, Sổ tay thiết kế tàu thủy, NXB Xây dựng, năm 2008
4. Thông tin KHCN thuỷ sản 2000 – 2007, Trung tâm thông tin - Bộ Thuỷ sản.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- buoc_dau_nghien_cuu_tao_vat_lieu_composite_de_che_tao_chan_v.pdf