Qua nghiên cứu 66 bệnh nhân lớn tuổi bị
ung thư biểu mô tế bào gan, trong đó có 32 bệnh
nhân không điều trị bằng phương pháp tắc
mạch hóa dầu và 34 bệnh nhân được điều trị
bằng phương pháp tắc mạch hóa dầu tại bệnh
viện Thống Nhất từ tháng 4/2005 đến 5/2009,
chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
Nguyên nhân gây ung thư biểu mô tế bào
gan thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi là 75,8%
nhiễm siêu vi viêm gan B, 16,7% nhiễm siêu vi
viêm gan C và có 7,6% nguyên nhân khác.
Có mối tương quan nghịch giữa thời gian
sống với nồng độ AFP có ý nghĩa thống kê
với p < 0,05.
Có giảm kích thước trung bình của khối u,
giảm nồng độ trung bình AFP huyết thanh và
kéo dài thời gian sống trung bình của những
bệnh nhân được điều trị TOCE so với không
điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Một số triệu chứng thường gặp sau TOCE
là: sốt 35,3%, đau vùng gan 11,8%, buồn nôn
32,4% và nôn 20,6%
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 743 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu nhận xét kết quả thuyên tắc mạch hóa dầu trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát ở bệnh nhân lớn tuổi tại bệnh viện Thống Nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 25
BƯỚC ĐẦU NHẬN XÉT KẾT QUẢ THUYÊN TẮC MẠCH HÓA DẦU
TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN NGUYÊN PHÁT
Ở BỆNH NHÂN LỚN TUỔI TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Thái Thị Phương Liên*, Nguyễn Đức Trường*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhận xét bước đầu về kết quả tắc mạch hóa dầu trong điều trị ung thư tế bào gan nguyên phát ở
bệnh nhân lớn tuổi tại bệnh viện Thống Nhất TP HCM từ tháng 4/2005 đến 5/2009.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi nghiên cứu trên 66 bệnh nhân lớn tuổi bị ung thư
biểu mô tế bào gan nguyên phát, 34 bệnh nhân được thực hiện thuyên tắc mạch hóa dầu (TOCE) và 32 bệnh
không thực hiện TOCE. PP: Mô tả cắt ngang có theo dõi dọc, tiền cứu.
Kết quả: 66 bệnh nhân lớn tuổi được chọn nghiên cứu: 57 nam, 9 nữ, tuổi trung bình của các đối tượng
nghiên cứu là 68,8 6,07tuổi (60-80). Không có sự khác biệt với p > 0,05 về giới, tuổi, phân độ Child-Pugh,
nguyên nhân cũng như các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng giữa nhóm có TOCE và không có TOCE. Nguyên
nhân ung thư gan nguyên phát thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi gồm: 75,8% nhiễm viêm gan siêu vi B, 16,7%
nhiễm viêm gan siêu vi C và 7,6% nguyên nhân khác. Số lượt làm TOCE 1 lần: 29,4%, 2 lần: 41,2%, 3 lần:
17,6%, 4 lần: 11,8%. Kích thước trung bình của khối u trước khi TOCE là 5,9 2,51cm và sau TOCE là
4,84,85 2,04cm (p < 0,05). Thời gian sống trung bình là 18,65 4,79 tháng đối với nhóm có TOCE và 12,81
3,15 tháng đối với nhóm không có TOCE (p < 0,05); thời gian tái phát sau TOCE trung bình là 10,62 2,46
tháng. Mối tương quan: Có tương quan nghịch giữa thời gian sống, thời gian tái phát với nồng độ AFP (r = -
0,34, r = -0,3, p < 0,05). Về biến chứng sau TOCE: trong khoảng 1 tuần lễ đầu sau TOCE bệnh nhân thường sẽ
có những triệu chứng như buồn nôn (32,4%), nôn (20,6%), đau vùng gan (11,8%), sốt (35,3%).
Kết luận: Ở những bệnh nhân lớn tuổi ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát được điều trị bằng TOCE
nhận thấy kích thước trung bình của khối u giảm, thời gian sống trung bình kéo dài so với nhóm không điều trị
với p < 0,05.
Từ khóa: ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát, TOCE.
ABSTRACT
RESULTS OF THE TRANSARTERIAL OILY CHEMO EMBOLIZATION
IN TREATMENT OF PRIMARY HEPATOCELLULO CARCINOMA IN OLDER PATIENTS
AT THONG NHAT HOSPITAL HO CHI MINH CITY
Thai Thi Phuong Lien, Nguyen Duc Truong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 25 - 31
Objective: The aim of this study was to evaluate the result of Transarterial Oily Chemo Embolization
(TOCE) in treatment of primary hepatocellulo carcinoma in older patients at Thong Nhat hospital, from April
2005 to May 2009.
Materials and methods: We studied 66 older patients with primary hepatocellulo carcinoma, 34 patients
was treated by TOCE and 32 patients was not treated by TOCE. Methods: Prospective, descriptive, longitudinal
cross-sectional study.
* Bệnh viện Thống Nhất Tp Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. CKI. Thái Thị Phương Liên, ĐT: 0989010725
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 26
Results: 66 older patients included this study: 57of them were male, 9 of them were female, and their mean
age was 68.8 6.07 years (60-80). In there, 34 patients was treated by TOCE and 32 patients was not treated by
TOCE. There was no signigficant difference (p > 0.05) between these two groups at age, gender, Child-Pugh,
clinical and paraclinical characteristics and viral hepatitis. The most common cause of primary hepatocellulo
carcinoma in older patients is: 75.8% hepatitis B virus (HBV), 16.7% hepatitis C virus (HCV) and 7.6% other.
The session of TOCE for 1 time: 29.4%, 2 times: 41.2%, 3 times: 17.6%, 4 times: 11.8%. The mean tumor size
before TOCE is 5.9 2,51cm and after TOCE 4.85 2.04 cm (p < 0.05). The mean of survival time was 18.65
4.79 months with TOCE and 12.81 3.15 months without TOCE (p < 0.05). The mean of relapse time with
TOCE was 10.62 2.46 months. Correlation: a significant (p < 0.05) reverse correlated with the mean of survival
time and the mean of relapse time to AFP. Complications (symptoms) after the first week treating by TOCE: the
most frequent symptoms of TOCE are nausea (32.4%), vomiting (20.6%), pain and /or discomfort on the right
side of the abdomen (11.8%), fever (35.3%).
Conclusion: The mean tumor size was significantly smaller and survival time was significantly longer in
the older patients with primary Hepatocellulo Carcinoma that was treated by TOCE.
Key words: Primary Hepatocellulo Carcinoma, TOCE.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát
(HCC) là một bệnh ác tính. Trên thế giới hàng
năm có khoảng 1,25 triệu người chết vì bệnh
này(11). Tỉ lệ mắc bệnh hằng năm thay đổi theo
từng vùng, có từ 12,5 đến 143,8 trên 100 ngàn
dân(19). Tại Việt Nam, HCC đứng hàng thứ 3 sau
ung thư phế quản và ung thư dạ dày. Là bệnh
hết sức phổ biến, tiên lượng còn rất xấu(11).
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, có nhiều
nghiên cứu về việc đánh giá hiệu quả của điều
trị thuyên tắc mạch hóa dầu TOCE ở bệnh nhân
ung thư biểu mô tế bào gan, song việc nghiên
cứu phương pháp này ở bệnh nhân lớn tuổi vẫn
đóng một vai trò quan trọng đối với tiên lượng
cũng như quyết định điều trị bệnh. Vì vậy
chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu:
Tìm hiểu một số đặc điểm của ung thư biểu
mô tế bào gan nguyên phát (HCC) thường gặp ở
bệnh nhân lớn tuổi và sự tương quan giữa thời
gian sống với các đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng của bệnh.
Đánh giá hiệu quả, tính an toàn và thời
gian sống của phương pháp thuyên tắc mạch
hóa dầu qua ống thông trong điều trị ung thư
biểu mô tế bào gan nguyên phát ở bệnh nhân
lớn tuổi.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu trên 66 bệnh nhân, từ
60 - 80 tuổi, chia làm 2 nhóm.
Nhóm 1: 34 bệnh nhân ung thư biểu mô tế
bào gan nguyên phát đã được chẩn đoán xác
định và có can thiệp TOCE.
Nhóm 2: 32 bệnh nhân ung thư biểu mô tế
bào gan nguyên phát đã được chẩn đoán xác
định và không có can thiệp TOCE do bệnh nhân
từ chối điều trị.
Ðịa điểm và thời gian
Khoa Nội Tiêu hóa - Bệnh viện Thống Nhất
TP. Hồ Chí Minh.
Thời gian từ tháng 4/2005 đến 5/2009.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Ung thư biểu mô tế bào gan được xác định
dựa trên mô bệnh học qua sinh thiết gan dưới
hướng dẫn siêu âm hoặc theo tiêu chuẩn chẩn
đoán của Tổ Chức Y Tế Thế Giới dựa trên xét
nghiệm máu (Alpha-Fetoprotein), chẩn đoán
hình ảnh (siêu âm, CT scan, chụp cộng hưởng
từ MRI).
Ung thư biểu mô tế bào gan đã quá chỉ định
phẫu thuật.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 27
Ung thư biểu mô tế bào gan có chỉ định
phẫu thuật nhưng bệnh nhân từ chối phẫu
thuật.
Ung thư biểu mô tế bào gan tái phát sau
phẫu thuật cắt u gan.
Tiêu chuẩn loại trừ
Huyết khối tĩnh mạch cửa.
Di căn ngoài gan.
Xơ gan giai đoạn cuối (Child-Pugh C)
Bệnh nhân quá suy kiệt hoặc bệnh đi kèm
quá nặng như: suy tim, suy thận hoặc đã điều trị
bằng phương pháp khác trước đó bỏ dở điều trị.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi dọc,
tiền cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ 4/2005 đến 5/2009, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu trên 66 bệnh nhân ung
thư biểu mô tế bào gan nguyên phát, gồm 34
bệnh nhân được thực hiện thuyên tắc mạch hóa
dầu (TOCE) và 32 bệnh không có thực hiện
thuyên tắc mạch hóa dầu. Trong hai nhóm
nghiên cứu này không có sự khác biệt về giới,
tuổi, phân độ Child-Pugh, xơ gan cũng như các
dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng. Kết quả được
ghi nhận như sau:
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm tuổi và giới của các đối tượng
nghiên cứu.
Đặc
điểm
mẫu
Nhóm I
(Có TOCE,
n = 34)
Nhóm II
(Không TOCE,
n = 32)
Tổng số
n = 66
p
Tuổi 67,97 6,13 69,84 5,96 68,88 6,07 > 0,05
Nam 29 (85,3%) 28 (87,5%) 57 (86,4%) > 0,05
Nữ 5(14,7%) 4(12,5%) 9(13,6%) > 0,05
Đặc điểm về giới của các đối tượng nghiên
cứu cho thấy tỉ lệ chung của nam giới bị ung thư
biểu mô tế bào gan chiếm ưu thế với tỉ lệ 86,4%
cao hơn nữ 6 lần. Tuổi trung bình 68,88 6,07,
hai nhóm nghiên cứu có sự tương đồng về tuổi
và giới với p > 0,05.
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng của các đối tượng
nghiên cứu.
Đặc điểm
lâm sàng
Nhóm I
(Có TOCE,
n = 34)
Nhóm II
(Không TOCE,
n = 32)
Tổng số
n = 66 p
Mệt mỏi 29 (85,3%) 27 (84,4%) 56 (84,8%) > 0,05
Sụt cân 15 (44,1%) 15 (46,9%) 30 (45,5%) > 0,05
Đau vùng
gan 27 (79,4%) 24 (75,0%)
51 (77,3%) > 0,05
Gan to 18 (52,9%) 18 (56,3%) 36 (54,5%) > 0,05
Xơ gan 31 (91,2%) 29 (90,6%) 60 (90,9%) > 0,05
Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là
mệt mỏi, nhóm I và II là 85,3% và 84,4%, đau tức
vùng gan là 79,4% và 75,0%, gan to 52,9% và
56,3%, sụt cân là 44,1% và 46,9%, xơ gan kèm
theo chiếm tỉ lệ cao là 91,2% và 90,6%, hai nhóm
có sự tương đồng về đặc điểm lâm sàng trước
điều trị (p > 0,05).
Bảng 3: Đặc điểm về phân độ Child-Pugh và nguyên
nhân của các đối tượng nghiên cứu.
Đặc điểm
lâm sàng
Nhóm I (Có
TOCE, n =
34)
Nhóm II
(Không TOCE,
n = 32)
Tổng số
n = 66 p
Child A 14 (41,2%) 10 (31,3%) 24 (36,4%) > 0,05
Child B 20 (58,8%) 22 (68,8%) 42 (63,6%) > 0,05
HBsAg 26 (76,5%) 24 (75,0%) 50 (75,8%) > 0,05
Anti HCV 6 (17,6%) 5 (15,6%) 11 (16,7%) > 0,05
NN Khác 2 (5,9%) 3 (9,4%) 5 (7,6%) > 0,05
Hầu hết các trường hợp ung thư biểu mô
tế bào gan trong cả hai nhóm có chức năng ở
Child-Pugh B: 58,8% và 68,8%. Nguyên nhân
của UTBMTBG chủ yếu là VGSV B cả hai
nhóm có sự tương đồng về giai đoạn bệnh
cũng như tình trạng chức năng gan.
Bảng 4: Đặc điểm khối u của các đối tượng nghiên
cứu trước điều trị.
Đặc điểm khối u
Nhóm I
(Có TOCE,
n = 34)
Nhóm II
(Không TOCE,
n = 32)
p
1 khối u 29 (85,3%) 28 (87,5%) > 0,05
2 khối u 4 (11,8%) 3 (9,4%) > 0,05
> 2 khối u 1 (2,9%) 1 (3,1%) > 0,05
Gan phải 27 (79,4%) 25 (78,1%) > 0,05
Gan trái 4 (11,8%) 3 (9,4%) > 0,05
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 28
Gan phải và trái 3 (8,8%) 4 (12,5%) > 0,05
Kích thước u (cm) 5,91 2,51 5,78 2,26 > 0,05
Số lượng khối u ở gan, vị trí khối u cũng
như kích thước của khối u giữa hai nhóm có và
không điều trị TOCE cũng không có sự khác
nhau.
Bảng 5: Đặc điểm cận lâm sàng của các đối tượng
nghiên cứu trước điều trị.
Đặc điểm cận
lâm sàng
Nhóm I (Có
TOCE, n = 34)
Nhóm II (Không
TOCE, n = 32) p
SGOT 182,21 98,58 147,34 125,60 > 0,05
SGPT 101,91 62,98 84,91 78,08 > 0,05
Bilirubin TP 27,51 15,95 34,19 18,02 > 0,05
AFP 154,78 63,50 161,25 65,68 > 0,05
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
đặc điểm cận lâm sàng như men gan SGOT, SGPT,
Bilirubin TP, AFP và tỉ lệ nhiễm viêm gan siêu vi B,
C giữa hai nhóm có và không điều trị TOCE.
Kết quả sau điều trị
Bảng 6: Đặc điểm khối u của nhóm I trước và sau
điều trị TOCE
Đặc điểm khối u Trước đều trị TOCE
Sau điều trị
TOCE p
Không có u 0 (0%) 1 (2,9%) > 0,05
1 khối u 29 (85,3%) 24 (70,6%) > 0,05
2 khối u 4 (11,8%) 6 (17,6%) > 0,05
> 2 khối u 1 (2,9%) 3 (8,8%) > 0,05
Gan phải 27 (79,4%) 25 (73,5%) > 0,05
Gan trái 4(11,8%) 3 (8,8%) > 0,05
Gan phải và trái 3 (8,8%) 5 (14,7%) > 0,05
Kích thước u 5,91 2,51 4,85 2,04 < 0,05
Sau điều trị TOCE cho thấy kích thước khối
u có giảm đáng kể so với trước điều trị với p <
0,05. Trong khi đó, số lượng khối u và vị trí khối
u không có thay đổi có ý nghĩa thống kê với p >
0,05 so sánh trước và sau đều trị TOCE.
Bảng 7: Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm I trước và
sau điều trị TOCE.
Đặc điểm
cận lâm sàng
Trước đều trị
TOCE
Sau điều trị
TOCE p
SGOT 182,21 98,58 91,76 57,51 < 0,05
SGPT 101,91 62,98 64,24 36,08 < 0,05
Bilirubin TP 27,51 15,95 21,22 11,07 < 0,05
AFP 154,78 63,50 87,88 48,10 < 0,05
Sau điều trị TOCE một tháng cho thấy
men gan SGOT, SGPT và Bilirubin TP, AFP
giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị
TOCE với p < 0,05.
Bảng 8: Thời gian sống của nhóm có và không có
điều trị TOCE.
Đặc điểm
Nhóm I
(Có TOCE, n
= 34)
Nhóm II
(Không TOCE,
n = 32)
p
Thời gian sống 18,65 4,79 12,81 3,15 < 0,05
Thời gian tái phát 10,62 1,46 - -
Có kéo dài thời gian sống cho nhóm bệnh
nhân có điều trị TOCE hơn so với nhóm không
có điều trị TOCE với p < 0,05.
Thời gian tái phát trung bình cho nhóm có
điều trị TOCE là 10,62 tháng.
Bảng 9: Số lần điều trị TOCE ở nhóm bệnh nhân có
điều trị.
Số lần TOCE Số bệnh nhân TOCE (n = 34)
1 lần 10 (29,4%)
2 lần 14 (41,2%)
3 lần 6 (17,6%)
4 lần 4 (11,8%)
Số lần TOCE được thực hiện cho bệnh nhân
trong nhóm nghiên cứu là: 2 lần TOCE chiếm
41,2%, 1 lần TOCE chiếm 29,4%, 3 lần TOCE
chiếm 17,6% và 4 lần TOCE chiếm 11,8%.
Bảng 10: Triệu chứng lâm sàng thường gặp sau TOCE.
Triệu chứng
Bệnh nhân
(Nhóm có TOCE n = 34)
Buồn nôn 11 (32,4%)
Nôn 7 (20,6%)
Đau vùng gan 4 (11,8%)
Sốt 15 (35,3%)
Tác dụng không mong muốn thường xảy ra
sau TOCE là buồn nôn 32,4%, nôn 20,6%, đau
vùng gan 11,8% và sốt chiếm 35,3%.
Bảng 11: Mối tương quan giữa thời gian sống và tái
phát với đặc điểm của nhóm nghiên cứu
Tương
quan với
Thời gian sống
(Nhóm nghiên cứu
n = 66)
Thời gian tái phát
(Nhóm không TOCE
n = 32)
Tuổi
r = - 0,34
(p < 0,05)
r = - 0,28
(p > 0,05)
Giới
r = + 0,03
(p > 0,05)
r = + 0,02
(p > 0,05)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 29
Tương
quan với
Thời gian sống
(Nhóm nghiên cứu
n = 66)
Thời gian tái phát
(Nhóm không TOCE
n = 32)
Kích thước
u
r = - 0,17
(p > 0,05)
r = - 0,16
(p > 0,05)
Số lượng u
r = - 0,18
(p > 0,05)
r = - 0,16
(p > 0,05)
AFP
r = - 0,34
(p < 0,05)
r = - 0,30
(p < 0,05)
SGOT
r = - 0,25
(p > 0,05)
r = - 0,18
(p > 0,05)
SGPT
r = - 0,16
(p > 0,05)
r = 0,10
(p > 0,05)
Bilirubin
TP
r = - 0,23
(p > 0,05)
r = - 0,16
(p > 0,05)
Có mối tương quan nghịch có ý nghĩa thống
kê giữa thời gian sống với tuổi và nồng độ AFP
máu ở nhóm nghiên cứu.
BÀN LUẬN
Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng
Ở giai đoạn sớm của bệnh, ung thư biểu
mô tế bào gan phát triển không có triệu
chứng. Việc chẩn đoán sớm gặp nhiều khó
khăn, nếu không được khám định kỳ và sàng
lọc các đối tượng có nguy cơ(5) . Khi triệu
chứng lâm sàng quá rõ ràng thì bệnh ở giai
đoạn tiến triển: u đã to, chức năng gan kém,
thể trạng bệnh nhân suy giảm(19). Chính vì vậy
việc điều trị sẽ gặp khó khăn, không còn chỉ
định phẫu thuật triệt để và các biện pháp tác
động tại chỗ cũng cho kết quả hạn chế, tỉ lệ tử
vong cao, biến chứng nhiều, thời gian sống
thêm ngắn.
Tình trạng nhiễm virus viêm gan
Virus viêm gan B là yếu tố nguy cơ cao
trong ung thư biểu mô tế bào gan. Các nghiên
cứu cho thấy tỉ lệ HbsAg (+) ở bệnh nhân ung
thư biểu mô tế bào gan là rất cao (60-90%).
Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả như thế,
tỉ lệ HbsAg (+) tới 75,8%. Phù hợp với nghiên
cứu Văn Tần 1999(18). Dương Minh Thắng 2009(3).
Nhiễm HBV mạn tính có nguy cơ cao bị ung thư
biểu mô tế bào gan là do DNA của virus có thể
hòa nhập vào bộ máy di truyền của tế bào gan
tạo thành tác nhân gây ung thư rất mạnh(20,15). Tỉ
lệ HCV trong nghiên cứu của chúng tôi thấp
hơn là 16,7%, không có bệnh nhân nào đồng
nhiễm cả virus B và C(3).
Trình trạng xơ gan kèm theo
Có khoảng 85% - 90% UBTG phát triển trên
nền xơ gan.
KurtJ.I.Cs1990(6), CrawfordJ.M 1994(14),
Dương Minh Thắng 2009(3) cho kết quả 92,3%
phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ HCC
có xơ gan là tương đương nhau 91,2% và 90,6%.
Alpha Fetoprotein (AFP)
AFP là dấu ấn sinh học được sử dụng nhiều
nhất, có giá trị chẩn đoán, tiên lượng bệnh trong
ung thư tế bào gan(12).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, hàm lượng
AFP tăng cao 154,78 63,50 và 161,25 65,68
IU/ml ở hai nhóm có và không có điều trị TOCE
không có sự khác biệt có ý nghĩa với p > 0,05.
Biến đổi AFP sau điều trị: AFP rất có giá
trị trong đánh giá hiệu quả điều trị và theo
dõi điều trị ung thư biểu mô tế bào gan, biến
đổi hàm lượng AFP sau điều trị phản ánh tác
dụng ức chế sự phát triển của ung thư biểu
mô tế bào gan. Trong nghiên cứu của chúng
tôi nhóm có điều trị TOCE AFP từ 154,78
63,50 giảm xuống còn 87,88 48,10 có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05. Kiểm tra lượng AFP sau
điều trị cũng như trong quá theo dõi là yếu tố
không thể thiếu được để đánh giá hiệu quả
điều trị, cũng như phát hiện tái phát để xử lý
kịp thời(13,16). Điều đó phù hợp với nghiên cứu
của Huỳnh Đức Long 2000(5).
Đặc điểm tổn thương u gan
Số lượng và phân bố u gan: Nghiên cứu của
chúng tôi đa số có 1 khối u gan (85,3%) chủ yếu
ở gan phải (79,4%), kích thước khối u từ 5,9
2,51cm. Sự phân bố u chủ yếu ở gan phải đã
được các tác giả trong và ngoài nước thống
nhất. Số lượng u thường gặp từ 2 trở lên, nhất là
ở khác phân thùy, là trở ngại với phẫu thuật,
nhưng lại không khó khăn với tắc mạch hóa
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 30
dầu(6), vì khả năng tắc mạch chọn lọc có thể can
thiệp 2 -3 khối u trong một lân điều trị mà vẫn
đảm bảo chức năng gan(3).
Kích thước khối u: Từ năm 1999(5,7), tắc mạch
hóa dầu (TOCE) đã trở thành kỹ thuật phổ biến
được chỉ định cho các ung thư biểu mô tế bào
gan kích thước từ 3cm trở lên, số lượng u là yếu
tố tiên lượng có ý nghĩa về thời gian sống thêm
sau điều trị(15). Trong nghiên cứu của chúng tôi
thấy những bệnh nhân có khối u càng nhỏ thì
thời gian sống càng dài và tiên lượng càng tốt(20).
Đáp ứng điều trị
Đáp ứng khối u sau điều trị
Hiệu quả diệt tế bào ung thư sau điều trị
được đánh giá bằng tình trạng hoại tử mô ung
thư, mức độ lắng đọng Lipiodol trong khối u,
mức độ giảm kích thước u và giảm tiếp qua
giảm hàm lượng AFP. Trên hình ảnh CT
Scanner hoặc MRI chúng tôi thấy có sự giảm
kích thước khối u sau điều trị tắc mạch hóa dầu
kích thước trung bình từ 5,91 2,51cm xuống
còn 4,85 2,04cm với p < 0,05. Phân tích sự lắng
đọng Lipiodol với giảm kích thước khối u cho
thấy giảm kích thước khối u tỉ lệ nghịch với sự
lắng đọng Lipiodol(3).
Tái phát sau điều trị
Ung thư biểu mô tế bào gan hay tái phát
sau điều trị, đó là vấn đề nan giải trong điều
trị. Tái phát đó là nét đặc trưng của ung thư
biểu mô tế bào gan do 80-90% ung thư biểu
mô tế bào gan xuất hiện trên nền xơ gan. Sự
tăng sinh tế bào ung thư và sự thâm nhiễm tế
bào ung thư vào mạch máu thường xảy ra
ngay từ giai đoạn rất sớm, vì vậy sự tái phát
sẽ có tỉ lệ rất cao sau điều trị(6).
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi
thời gian tái phát trung bình là 10,62 1,46
tháng, thời gian tái phát sớm nhất là sau 2
tháng, muộn nhất là 22 tháng. Nghiên cứu của
Dương Minh Thắng cho kết quả tương tự. Vì
vậy tái phát có thể xảy ra bất cứ thời điểm
nào. Việc theo dõi định kỳ mỗi 2 tháng sau
điều trị rất có ý nghĩa nhằm phát hiện tổn
thương mới để điều trị kịp thời(3).
Thời gian sống sau điều trị
Thời gian sống sau điều trị có ý nghĩa với
việc đánh giá hiệu quả của phương pháp tắc
mạch hóa dầu ở bệnh nhân lớn tuổi, với phương
pháp này trong điều trị ung thư biểu mô tế bào
gan mang lại hiệu quả là kéo dài thời gian sống
cho bệnh nhân. Trong nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy thời gian sống trung bình sau điều trị
TOCE là 18,65 4,79 tháng so với nhóm không
điều trị TOCE là 12,81 3,15 tháng và có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05. Thời gian sống trung bình
sau TOCE của nghiên cứu Dương Minh Thắng
là 19,9 ± 1,2 tháng(3).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 66 bệnh nhân lớn tuổi bị
ung thư biểu mô tế bào gan, trong đó có 32 bệnh
nhân không điều trị bằng phương pháp tắc
mạch hóa dầu và 34 bệnh nhân được điều trị
bằng phương pháp tắc mạch hóa dầu tại bệnh
viện Thống Nhất từ tháng 4/2005 đến 5/2009,
chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
Nguyên nhân gây ung thư biểu mô tế bào
gan thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi là 75,8%
nhiễm siêu vi viêm gan B, 16,7% nhiễm siêu vi
viêm gan C và có 7,6% nguyên nhân khác.
Có mối tương quan nghịch giữa thời gian
sống với nồng độ AFP có ý nghĩa thống kê
với p < 0,05.
Có giảm kích thước trung bình của khối u,
giảm nồng độ trung bình AFP huyết thanh và
kéo dài thời gian sống trung bình của những
bệnh nhân được điều trị TOCE so với không
điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Một số triệu chứng thường gặp sau TOCE
là: sốt 35,3%, đau vùng gan 11,8%, buồn nôn
32,4% và nôn 20,6%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bronowicki JP and al (1996). “Comparison of resection, liver
transplantation and transcatheter oily chemoembolization in the
treatment of hepatocellular carcinoma”. J Hepatology, 24 (3):
p.293-300.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 31
2. Bruix J, Llovet JM, Castells A, Montana X, Bru C, Ayuso MDC,
Vilana R, Rodes J (1998). “Transarterial embolization versus
symptomatic treatment in patients with advanced hepatocellular
carcinoma: results of a randomized controlled trial in a single
institution”. Hepatology, 27: p.1578-1583.
3. Dương Minh Thắng, Mai Hồng Bàng, Đào Văn Long Cs (2009).
Điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương thức kết hợp
tắc mạch hóa dầu với tiêm Ethanol qua da. Tạp chí khoa học tiêu
hóa Việt Nam: p.1154 – 1160.
4. Harrison SA, Bacon BR (2005). “Relation of hemochromatosis
with hepatocellular carcinoma: epidemiology, natural history,
pathophysiology, screening, treatment, and prevention”. Med
Clin North Am,89: p.391-409.
5. Huỳnh Đức Long và CS (2000). Ứng dụng phương pháp gây
nghẽn mạch kết hợp với tiêm thuốc hóa trị TOCE trong điều trị
ung thư gan nguyên phát báo cáo 201 trường hợp tại bệnh viện
Chợ Rẫy. Thời sự y dược học 10: p.233-237.
6. Kurt J.I, Jack R.W (1990). Liver neoplasm. In Harrison’s Principle
of internal. Medicine, 12th edition, P1530-1532.
7. Lê Văn Trường (2006). Nghiên cứu ung thư tế bào gan nguyên
phát kích thước 5cm bằng phương pháp tắc mạch hóa dầu có
chọn lọc. Luận án tiến sĩ y học, học viện quân y.
8. Marrero JA (2005). “Screening tests for hepatocellular
carcinoma”. Clin Liver Dis, 9: p.235-251.
9. Nakagawa N (1999). “Transcatheter Chemoembolisation for
HCC”. Interventional Radiology, William & Wilking third edition,
p.138-158.
10. Nakamura T (1999). “Lipiodol Chemoembolisation: Principles
and Techniques in Interventional Radiology”. Ilchokak, 8: p.96-
105.
11. Nguyễn Chấn Hùng và cộng sự (2000). “Xây dựng các chương
trình phòng chống ung thư ở TP.HCM”. Tạp chí Y học TP.HCM,
phụ bản số 1, tập 4, p.170-176.
12. Nomura F, Ohnishi K, Tanabe Y (1989). “Clinical features and
prognosis of hepatocellular carcinoma with reference to serum
Alpha - Fetoprotein levels: analysis of 606 patients”. Cancer, 64:
p.1700-1707.
13. Patthamaruedee S (2005). “Transarterial Chemo Embolization in
ruptured hepatoma. Symposium of 10th congress of AAR”,
p.126-127.
14. Rawford.JM (1987): The liver and Biliary tract. In Robbins
Pathlogic basic of deseases, 5th, edition p.831-896.
15. Sithinamsuwan P, Piratvisuth T, Tanomkiat W, Apakupakul N,
Tonyoo S (2000). “Review of 336 patients with hepatocellular
carcinoma at Songklanagarind Hospital”. World J Gastroentero 6
(3): p.339-343.
16. Takao T (1991). “Recurrent hepatocellular carcinoma after
partial hepatectomy: value of treatment with transcatheter
arterial chemoembolisation”. AJR, 56: p.1177-1179.
17. Văn Tần (1990): Ung thư gan ở người trên 60 tuổi. Bệnh ngoại
khoa ở người nhiều tuổi – Hội y dược học TPHCM và bệnh viện
Bình Dân 1990.
18. Văn Tần, Hoàng Danh Tấn (2000): Đặc điểm chẩn đoán điều trị
và tiên lượng ung thư gan nguyên phát tại bệnh viện Bình Dân
từ năm 1991- 1999, báo cáo tại hội thảo khoa học các biện pháp
mới trong chẩn đoán điều trị U gan tháng 9 năm 2000.
19. Võ Hội Trung Trực, Hồ Tấn Phát, Trần Thị Diễm Trang (2001).
“Đánh giá sơ bộ sau 1 năm điều trị ung thư tế bào gan nguyên
phát bằng phương pháp thuyên tắc hóa dầu qua động mạch”.
Báo cáo hội nghị nội tiêu hoá toàn quốc tháng 5/2001 tại Cần Thơ.
20. Yamada G (1999). “Hepatic Artery Chemoembolization and
Infusion Chemotherapy in Interventional Radiolory”, Ilchokak, 7:
p.75-95.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- buoc_dau_nhan_xet_ket_qua_thuyen_tac_mach_hoa_dau_trong_dieu.pdf